Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Ứng dụng viễn thám và hệ thống thông tin địa lý đánh giá biến động sử dụng đất huyện tam nông, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 102 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN QUỐC KHÁNH

ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ HỆ THỐNG THÔNG
TIN ĐỊA LÝ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT
HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Quốc V inh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo
vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Quốc Khánh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành bản luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều
cá nhân và tập thể.
Trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn vô hạn, lời cám ơn chân thành và sâu sắc
nhất tới TS. Trần Quốc Vinh - Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
đã hướng dẫn hết mực nhiệt tình, chỉ dạy cho tơi, động viên tơi trong tồn bộ thời gian
thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cám ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo khoa Quản
lý đất đai, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam cho bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn Ủy ban nhân dân huyện Tam Nơng, tập thể cán bộ
Phịng Tài ngun và Mơi trường, Phịng Nơng nghiệp huyện Tam Nơng đã giúp đỡ tơi
rất nhiệt tình trong thời gian nghiên cứu.
Xin bày tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ, anh, chị và những người bạn đã động viên, hỗ
trợ tôi trong suốt q trình thực hiện nghiên cứu này.
Tơi xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Quốc Khánh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài.............................................................................................. 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2


1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................ 3
2.1.

Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất ................................................................. 3

2.1.1.

Khái niệm và vai trò của đất ............................................................................... 3

2.1.2.

Sử dụng đất và quản lý đất ................................................................................. 4

2.1.3.

Nghiên cứu quản lý sử dụng đất đồi núi Việt Nam ............................................ 5

2.2.

Cơ sở khoa học về biến động sử dụng đất và lớp phủ ........................................ 7

2.2.1.

Khái niệm biến động sử dụng đất và lớp phủ ..................................................... 7

2.2.2.


Những yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất và lớp phủ ....................... 9

2.3.

Công nghệ viễn thám ........................................................................................ 12

2.3.1.

Khái quát chung về công nghệ viễn thám......................................................... 12

2.3.2.

Các loại vệ tinh và ảnh vệ tinh ......................................................................... 15

2.3.3.

Các phương pháp giải đốn ảnh viễn thám....................................................... 21

2.4.

Hệ thống thơng tin địa lý (gis) .......................................................................... 24

2.4.1.

Khái niệm chung về GIS .................................................................................. 24

2.4.2.

Các bộ phận cấu thành GIS .............................................................................. 26


2.5.

Tích hợp viễn thám và gis trong đánh giá biến động đất đai ............................ 28

2.5.1.

Khái quát về bản đồ biến động sử dụng đất...................................................... 28

2.5.2.

Nghiên cứu biến động sử dụng đất, lớp phủ bằng tư liệu viễn thám và
GIS .................................................................................................................... 28

iii


2.5.3.

Một số phương pháp nghiên cứu biến động sử dụng đất .................................. 29

2.6.

Tình hình ứng dụng viễn thám và gis trên thế giới và ở Việt Nam .................. 31

2.6.1.

Trên Thế giới .................................................................................................... 31

2.6.2.


Tại Việt Nam .................................................................................................... 33

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 36
3.1.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 36

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 36

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 36

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 36

3.4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất
của huyện .......................................................................................................... 36

3.4.2.

Xây dựng bản đồ sử dụng đất huyện Tam Nông năm 2005, năm 2010,
năm 2015 .......................................................................................................... 36


3.4.3.

Xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2015, đánh giá
biến động sử dụng đất huyện Tam Nông , tỉnh Phú Thọ .................................. 37

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 37

3.5.1.

Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp ............................................................... 37

3.5.2.

Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp ................................................................. 37

3.5.3.

Phương pháp giải đoán ảnh .............................................................................. 37

3.5.4.

Phương pháp minh hoạ trên bản đồ, biểu đồ .................................................... 39

3.5.5.

Phương pháp so sánh ........................................................................................ 39

3.5.6.


Phương pháp thống kê ...................................................................................... 39

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 40
4.1.

Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất
của huyện .......................................................................................................... 40

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường ................. 40

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................................... 47

4.1.3.

Tình hình sử dụng đất huyện Tam Nông .......................................................... 50

4.2.

Xây dựng bản đồ sử dụng đất huyện Tam Nông năm 2005, 2010 và 2015 ..... 57

4.2.1.

Thu thập tư liệu................................................................................................. 57

4.2.2.


Giải đoán ảnh vệ tinh và xây dựng bản đồ sử dụng đất .................................... 57

4.2.3.

So sánh kết quả giải đoán với số liệu thống kê................................................. 67

4.3.

Xây dựng bản đồ biến động và đánh giá biến động đất đai giai đoạn 2005
- 2015 huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ ............................................................ 71

iv


4.3.1.

Xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2015, đánh giá
biến động sử dụng đất huyện Tam Nông , tỉnh Phú Thọ. ................................. 71

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 80
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 80

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 81

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 82

Phụ lục ......................................................................................................................... 85

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các hệ thống vệ tinh Landsat ....................................................................... 15
Bảng 2.2. Các thông số kỹ thuật của các loại bộ cảm .................................................. 17
Bảng 2.3. Các thế hệ vệ tinh SPOT .............................................................................. 18
Bảng 2.4. Các thông số kỹ thuật của bộ cảm vệ tinh SPOT ......................................... 19
Bảng 2.5. Đặc điểm ảnh vệ tinh VNREDSat-1 ............................................................ 20
Bảng 2.6. Ưu, nhược điểm của hai phương pháp giải đoán ảnh vệ tinh ...................... 24
Bảng 4.1. Giá trị sản xuất và tăng trưởng GTSX trên địa bàn huyện Tam Nông ...... 48
Bảng 4.2. Quy mô và cơ cấu dân số, lao động huyện Tam Nơng năm 2015 ............... 49
Bảng 4.4. Đặc tính kênh phổ của ảnh vệ tinh SPOT 5, Landsat 5 và Landsat 8 .......... 57
Bảng 4.5. Các loại hình sử dụng đất trên địa bàn khu vực nghiên cứu ........................ 59
Bảng 4.6. Mẫu giải đoán ảnh vệ tinh ............................................................................ 61
Bảng 4.7. Đánh giá kết quả phân loại bản đồ sử dụng đất năm 2015 .......................... 64
Bảng 4.8. So sánh kết quả giải đốn với số liệu thống kê diện tích năm 2015 ............ 69
Bảng 4.9. So sánh kết quả giải đoán với số liệu thống kê diện tích năm 2005 ............ 70
Bảng 4.10. So sánh kết quả giải đoán với số liệu thống kê diện tích năm 2010............. 70
Bảng 4.11. So sánh sự thay đổi diện tích các loại đất giai đoạn 2005 - 2010................. 71
Bảng 4.12. Biến động các loại đất giai đoạn 2005 - 2010 .............................................. 72
Bảng 4.13. So sánh sự thay đổi diện tích các loại đất giai đoạn 2010 - 2015................. 76
Bảng 4.14. Biến động các loại đất giai đoạn 2010 - 2015 .............................................. 76
Bảng 4.15. So sánh sự thay đổi diện tích các loại đất giai đoạn 2005 - 2015................. 78
Bảng 4.16. Biến động các loại đất giai đoạn 2005 – 2015 ............................................. 78

vi



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cơng nghệ viễn thám ...................................................................................... 13
Hình 2.2. Nguyên lý thu nhận ảnh viễn thám ................................................................. 13
Hình 2.3. Đặc trưng phản xạ phổ của một số đối tượng tự nhiên .................................. 14
Hình 2.4. Ảnh chụp từ vệ tinh VNREDSat-1 khu vực sơng Hồng ................................. 21
Hình 2.5. Các bộ phận cấu thành GIS............................................................................. 26
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Tam Nơng ......................................................................... 40
Hình 4.2. Cộng gộp kênh ảnh Landsat 5......................................................................... 58
Hình 4.3. Cộng gộp kênh ảnh Landsat 8......................................................................... 58
Hình 4.4. Ảnh sau khi cắt theo địa giới hành chính ........................................................ 59
Hình 4.5. Lấy mẫu các loại hình sử dụng đất cho ảnh 2015 ........................................... 60
Hình 4.6. Ảnh năm 2015 sau khi phân loại .................................................................... 63

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Quốc Khánh
Tên đề tài: Ứng dụng viễn thám và hệ thống thông tin địa lý đánh giá biến động
sử dụng đất huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60 85 01 03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
I. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng bản đồ sử dụng đất tại ba thời điểm năm 2005, năm 2010 và năm
2015 huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ bằng tư liệu viễn thám và GIS.

Đánh giá sự biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2015 trên địa bàn huyện
Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Trong bối cảnh ứng dụng công nghệ không gian và tin học đang phát triển bùng
nổ trên thế giới, việc triển khai nghiên cứu sử dụng thông tin viễn thám trong ngành
khoa học về Trái đất tại Việt Nam có ý nghĩa khoa học – cơng nghệ to lớn. Nó thực sự
rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ cơng nghệ ở nước ta so với các nước trong
khu vực và quốc tế.
Theo thời gian thì huyện Tam Nơng ngày càng phát triển, các hình thức sử dụng
đất trên địa bàn huyện cũng sẽ thay đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Việc ứng
dụng công nghệ mới trong nghiên cứu sử dụng đất sẽ rất có hiệu quả trong nghiên cứu,
rút ngắn được rất nhiều thời gian so với các công tác khảo sát đo đạc ngoại nghiệp
truyền thống trước đây.
II. Phương pháp nghiên cứu
Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện.
Xây dựng bản đồ sử dụng đất huyện Tam Nông năm 2005, năm 2010,
năm 2015.
Xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2015, đánh giá biến
động sử dụng đất huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Để thực hiện các nội dung của đề tài, các phương pháp được sử dụng gồm:
Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp; phương pháp điều tra số liệu sơ cấp; Phương pháp
giải đoán ảnh viễn thám; phương pháp minh họa trên bản đồ, biểu đồ; phương pháp so
sánh; phương pháp thống kê.

viii


III. Kết quả chính và kết luận
Từ dữ liệu ảnh viễn thám và các tư liệu thu thập đã xây dựng được tệp dữ liệu
mẫu gồm 6 lớp: đất chuyên trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất mặt nước, đất
lâm nghiệp, đất sông suối, đất xây dựng với độ chính xác cao. Bằng phương pháp số và

kỹ thuật GIS đã giải đoán ảnh viễn thám ba năm 2005, năm 2010 và năm 2015 huyện
Tam Nông - tỉnh Phú Thọ, trên cơ sở đó thành lập ba bản đồ sử dụng đất tương ứng, tiến
hành chồng xếp xây dựng hai bản đồ biến động sử dụng đất các giai đoạn 2005 - 2010
và 2010 - 2015, qua đó đánh giá biến động đất của địa bàn nghiên cứu.

ix


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Nguyen Quoc Khanh
Thesis title: Application of remote sensing and geographic information system
and assessing changes in land use in Tam Nong district, Phu Tho province.
Major: Land Management

Code: 60 85 01 03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
I. Research Objectives
Develop land use maps in three times in 2005, 2010 and 2015 Tam Nong
district, Phu Tho province using satellite data and GIS.
Building land change maps. Assessment of land use changes for 2005-2015 in
the area of Tam Nong district, Phu Tho province.
In the context of the application of space technology and information technology
is booming in the world, implementing research using remote sensing information in
Earth sciences in Vietnam scientific sense - great technology. It actually shortens the
distance disparity in technology level in our country compared with other countries in
the region and internationally.
Over time, the Tam Nong district grows, forms of land use in the district will
also be changed in many different directions. The application of new technologies in the

study of land use will be very effective in the study, is a lot shorter time than the survey
measuring foreign traditional industrial past.
II. Materials and Methods
Characteristics of natural conditions, the social-economic situation, the
management and use of land in the district.
Develop land use map Tam Nong district in 2005, 2010, 2015.
Mapping land use change 2005 -2015 period, assessment of land use changes in
Tam Nong district, Phu Tho province.
To make the contents of the subject, the methods used are: Methods survey of
secondary data;survey methods primary data; Data processing methods; the method
illustrated on the map, chart; comparative method; Statistical methods.

x


III. Main findings and conclusions
Data from Remote Sensing and Data collection was built up sample data file
includes 6 layers: land for rice cultivation, other annual crops, land, water or forest land,
the land of rivers and streams, building land up with high precision. Using methods and
techniques of GIS has three remote sensing image interpretation in 2005, 2010 and 2015
Tam Nong district - Phu Tho province, on that basis, established three maps
corresponding land use, conduct overlay build two maps of land-use change stages 2005
- 2010 and 2010 - 2015, which assessed volatility of the study area land.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành

phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phịng. Đất đai là
nền tảng trong mọi hoạt động của con người.
Đối với bất kỳ một quốc gia nào, đất đai cũng là nguồn lực quan trọng
hàng đầu cho sự phát triển kinh tế, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội nó ln cố định
về diện tích, vị trí khơng gian và vơ hạn về thời gian sử dụng.
Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với gia tăng dân số đã và
đang gây sức ép lớn trong việc sử dụng đất nước ta hiện nay, kéo theo hàng loạt
các biến động về quỹ đất và tình hình sử dụng đất theo cả chiều hướng tích cực
lẫn tiêu cực đến các vấn đề môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Ngày nay,
cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại địi hỏi thơng tin phải nhanh chóng,
chính xác, kịp thời. Đặc biệt, đất đai luôn biến động từng ngày, từng giờ nên việc
cập nhật, tra cứu, đánh giá biến động đất đai để hoạch định ra những phương án
sử dụng đất trong tương lai là vô cùng cần thiết.
Công nghệ viễn thám ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên Thế giới
trong nhiều lĩnh vực. Dữ liệu viễn thám với đặc điểm đa thời gian, xử lý ngắn và
phủ trùm khu vực rộng là một công cụ hữu hiệu cho việc theo dõi biến động sử
dụng đất. Cùng với đó, thiết bị tin học được đồng bộ hóa tăng khả năng xử lý
nhanh chóng trong việc xây dựng các loại bản đồ. Vì vậy, phương pháp viễn
thám kết hợp công nghệ GIS (Hệ thống thông tin địa lý) sẽ góp phần khắc phục
nhiều hạn chế của phương pháp truyền thống và đặc biệt hiệu quả trong xử lý số
liệu nhằm đánh giá biến động trong quá trình sử dụng đất đai.
Tam Nông là một huyện trung du miền núi tỉnh Phú Thọ. Với lợi thế tiếp
giáp thủ đô Hà Nội qua cầu Trung Hà huyện Tam Nông là đầu mối giao thông
vận tải quan trọng của tỉnh Phú Thọ, các tuyến đường huyết mạch chạy qua
huyện là QL32, QL 32A, QL 32C. Tam Nông được xác định là vùng kinh tế
trọng điểm về công nghiệp của tỉnh, trên địa bàn huyện hiện đang hình thành 2
khu cơng nghiệp tập trung là KCN Trung Hà và KCN Tam Nông và cụm công
nghiệp Cổ Tiết. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công
nghiệp và dịch vụ, du lịch, đất đai của huyện thường xuyên có sự biến động, do


1


đó việc cập nhật, chỉnh lý những thơng tin biến động về đất đai một cách kịp
thời, chính xác là rất cần thiết.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc đánh giá biến động đất
đai phục vụ công tác quản lý sử dụng đất được hiệu quả và từng bước hiện đại
hơn, được sự phân công và hướng dẫn của TS. Trần Quốc Vinh, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài:
“Ứng dụng viễn thám và hệ thống thông tin địa lý đánh giá biến động
sử dụng đất huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Xây dựng bản đồ sử dụng đất tại ba thời điểm năm 2005, năm 2010 và
năm 2015 huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ bằng tư liệu viễn thám và GIS.
- Đánh giá sự biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2015 trên địa bàn
huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: Khu vực nghiên cứu là huyện Tam Nông, tỉnh
Phú Thọ.
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu sự biến động đất của huyện giai đoạn
2005 – 2015.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Những đóng góp mới: Đã xây dựng được bản đồ đất đai giai đoạn 20052015 từ tư liệu ảnh vệ tinh Landsat và qua đó đánh giá biến động đất đai trên địa
bàn huyện Tam Nông – Phú Thọ.
- Ý nghĩa khoa học: Trong bối cảnh ứng dụng công nghệ không gian và
tin học đang phát triển bùng nổ trên thế giới, việc triển khai nghiên cứu sử dụng
thông tin viễn thám trong ngành khoa học về Trái đất tại Việt Nam có ý nghĩa
khoa học – cơng nghệ to lớn. Nó thực sự rút ngắn khoảng cách chênh lệch về
trình độ công nghệ ở nước ta so với các nước trong khu vực và quốc tế.

- Ý nghĩa thực tiễn: Theo thời gian thì huyện Tam Nơng ngày càng phát
triển, các hình thức sử dụng đất trên địa bàn huyện cũng sẽ thay đổi theo nhiều
chiều hướng khác nhau. Việc ứng dụng công nghệ mới trong nghiên cứu sử dụng
đất sẽ rất có hiệu quả trong nghiên cứu, rút ngắn được rất nhiều thời gian so với
các công tác khảo sát đo đạc ngoại nghiệp truyền thống trước đây.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1. Khái niệm và vai trò của đất
2.1.1.1. Khái niệm
Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển
của loài người. Theo học giả người Nga Docutraiep “Đất là một vật thể thiên
nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu
tố hình thành đó là: Sinh vật, đá mẹ, khí hậu, địa hình và thời gian” Các nhà khoa
học thổ nhưỡng khẳng định nguồn gốc ban đầu của đất (soil) là từ các loại đá mẹ
trong thiên nhiên lâu đời bị phá hủy dần dần dưới tác động của các yếu tố lý, hóa
học, sinh học (dẫn theo Trần Văn Chính và cs., 2006).
Về quan điểm sinh thái và môi trường của Lê Văn Khoa (2000) đất là một
vật thể sống, một “vật mang” của các hệ sinh thái tồn tại trên trái đất, con người
tác động vào đất cũng chính là tác động vào các hệ sinh thái mà đất “mang” trên
mình nó. Đất là tài ngun khơng tái tạo, là vật mang của hệ sinh thái. Đất là
thành phần của môi trường thiên nhiên, của sinh quyển và có mối quan hệ mật
thiết với các tài nguyên thiên nhiên khác (như nước, thực vật...).
Đất đai được định nghĩa là một khu vực cụ thể của bề mặt trái đất bao
gồm tất cả các thuộc tính ngay ở trên và dưới bề mặt bao gồm khí hậu, thổ
nhưỡng, địa hình, hệ thống thủy văn bề mặt lớp trầm tích gần bề mặt, nước
ngầm, quần thể động thực vật và mọi hoạt động của con người trong quá khứ và

hiện tại như ruộng bậc thang, hệ thống thủy lợi, đường giao thơng, các tịa nhà....
(FAO, 1195b).
Trong nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một nhân tố
sinh thái bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có
ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dung đất (Đào Châu Thu và
Nguyễn Khang, 1998).
2.1.1.2. Vai trị của đất
Đất đai đóng vai trị quyết định đến sự tồn tại và phát triển của loài người,
là cở sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Vai trò cơ bản của đất đai
trong việc hỗ trợ con người và các hệ sinh thái trên cạn khác được FAO (1995a)
tổng hợp bao gồm:

3


- Đất đai là nơi lưu trữ tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội, cung cấp
khơng gian cho con người để ở, để xây dựng khu công nghiệp và vui chơi giải trí.
- Đất là nơi sản xuất, cung cấp thức ăn, gỗ, củi và các vật liệu sinh học
khác. Đất là môi trường sống của mọi sinh vật: con người, động thực vật, vi
sinh vật.
- Đất là yếu tố quyết định sự cân bằng năng lượng và chu trình thủy văn
tồn cầu, vừa là nguồn phát vừa là bể chứa để giảm thiểu khí nhà kính.
- Đất là bộ đêm, bộ lọc và biến đổi hóa học các chất ô nhiễm.
- Lưu trữ và bảo vệ các bằng chứng, ghi chép lịch sử như hóa thạch, bằng
chứng về khí hậu cổ, tàn tích khảo cổ...).
- Cho phép hoặc cản trở sự di cư của các loài động vật, thực vật và con
người trong một khu vực hoặc giữa khu vực này với những khu vực khác.
- Đất đai được coi là một hàng hóa đặc biệt, một tài sản (quyền tài sản)
của người chủ sử dụng. Vì vậy, người sử dụng đất sẽ có các quyền năng nhất
định do pháp luật của mỗi nước trao cho, trong q trình tập trung, tích tụ và

chuyển hướng sử dụng đất. Từ đó, họ có thể tận dụng được lợi ích và phát huy
hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng đất nếu biết cách sử dụng hợp lý, tiết kiệm
nguồn tài nguyên này.
Như vậy, đất đai là yếu tố hết sức quan trọng và tích cực của quá trình sản
xuất nơng nghiệp. Thực tế cho thấy, thơng qua q trình phát triển của xã hội lồi
người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất - văn minh tinh
thần, các thành tựu vật chất, văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng
cơ bản đó là đất và sử dụng đất, đặc biệt là đất nơng lâm nghiệp. Vì vậy, sử dụng
đất hợp lý, có hiệu quả là một trong những điều kiện quan trọng nhất cho nền
kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
2.1.2. Sử dụng đất và quản lý đất
2.1.2.1. Sử dụng đất
Sử dụng đất là hoạt động của con người tác động vào đất đai nhằm đạt kết
quả mong muốn trong quá trình sử dụng. Theo FAO (1999), sử dụng đất được
thực hiện bởi con người bao gồm các hoạt động cải tiến môi trường tự nhiên hoặc
những vùng hoang vu vào sản xuất như đồng ruộng, đồng cỏ hoặc xây dựng các
khu dân cư. Thực chất sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa
mối quan hệ giữa con người với đất đai.

4


Theo Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998), có nhiều kiểu sử dụng đất
bao gồm: sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp (cây trồng, đồng cỏ, gỗ rừng), sử
dụng trên cơ sở sản xuất gián tiếp (chăn nuôi), sử dụng đất vì mục đích bảo vệ và
theo các chức năng đặc biệt như đường xá, dân cư, công nghiệp,...
Con người sử dụng đất nghĩa là tạo thêm tính năng cho đất đồng thời cũng
thay đổi chức năng của đất và mơi trường. Vì vậy việc sử dụng đất phải được dựa
trên những cơ sở khoa học và cân nhắc tới sự bền vững.
2.1.2.2. Quản lý sử dụng đất

Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản
lý một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên trong tổ chức hành động
nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất.
Terry (1988) coi quản lý thực chất là một quá trình bao gồm kế hoạch, tổ
chức, vận hành, kiểm sốt và thực hiện để hồn thành mục tiêu bằng cách sử
dụng nhân lực và nguồn lực.
Quản lý sử dụng đất là quá trình quản lý sử dụng và phát triển đất đai
trong không gian theo định hướng và sự điều phối của chính sách đất đai hiện tại
(Vancutsem, 2008).
2.1.3. Nghiên cứu quản lý sử dụng đất đồi núi Việt Nam
Đất đồi núi chiếm 3/4 diện tích tự nhiên của Việt Nam, là nơi sinh sống
của đại đa số các dân tộc, đồng thời cũng là nơi đóng vai trị chính trong việc
gìn giữ cân bằng sinh thái. Theo Nguyễn Văn Tồn (2010), Việt Nam có
khoảng 24,1 triệu ha đất đồi núi, trong đó có 10,37 triệu ha có độ dốc >250
chiếm 43% diện tích đất đồi núi. Đất có độ dốc từ 15 - 250 có 5,35 triệu ha
thích hợp cho trồng cây lâu năm theo phương pháp nơng lâm kết hợp. Diện tích
đất có độ dốc dưới 15o là 8,2 triệu ha, phần lớn đã được khai thác sử dụng cho
sản xuất nơng nghiệp.
Mặc dù diện tích đất đồi núi chiếm tỷ lệ lớn nhưng lại phải đối mặt với
nhiều thách thức trong quá trình sử dụng. Theo Trần Đức Viên và Phạm Chí
Thành (1996), khó khăn, hạn chế lớn nhất cho việc phát triển nông nghiệp trên
vùng đất dốc là địa hình chia cắt mạnh, có nhiều núi cao, suối sâu, đèo dốc hiểm
trở, độ dốc lớn với nhiều tiểu vùng sinh thái khác biệt, gây ra nhiều trở ngại như
xói mịn, thối hóa, hạn hán… Nhóm nghiên cứu của Viện Thổ nhưỡng Nơng
hóa đã xác định được trong 24,8 triệu ha đất dốc thì khơng có đơn vị đất đai nào
rất thích hợp với sản xuất nơng nghiệp (độ phì cấp 1), có 13,4% diện tích có độ

5



phì nhiêu khá (cấp 2) thích hợp với sản xuất nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở
vùng Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Duyên hải Bắc Trung Bộ. Đất có độ phì nhiêu
trung bình (cấp 3) chiếm 6,5%, đất có độ phì nhiêu kém do tầng đất mỏng (cấp 4)
chiếm 3,7%, đất có độ phì nhiêu kém do độ dốc cao, nguy cơ xói mịn lớn (cấp 5)
khoảng 8,3%. Cịn lại là đất có độ phì nhiêu rất kém do độ dốc cao và nguy cơ
xói mịn rất lớn, tầng đất rất mỏng và nhiều yếu tố hạn chế chiếm 68,1% diện tích
đất dốc của 7 vùng sinh thái (Bùi Huy Hiền và cs., 2001).
Vùng đồi núi Việt Nam có địa hình chia cắt mạnh, mạng lưới sơng suối
dày đặc, sông ngắn, dốc, lượng mưa lớn tập trung vào mùa hè do đó lượng đất
mất do xói mịn rất lớn, ước tính khoảng 2 tỉ tấn/năm. Kết quả theo dõi của Hội
Khoa học Đất Việt Nam trong 2 năm 2004, 2005 lượng mất đất do xói mịn, rửa
trơi ở huyện Quỳnh Nhai là 839,918 nghìn tấn/năm (Lê Thái Bạt và Luyện Hữu
Cử, 2012). Đất đồi núi Việt Nam cũng phải đối mặt với vấn đề suy thoái đất. Tập
quán canh tác truyền thống du canh du cư, phá rừng đốt rẫy, trồng lúa nương...
làm cho diện tích đất bị thối hóa tăng lên nhanh chóng. Theo Trần Kơng Tấu
(2009), đất đồi núi có xu hướng giảm độ phì tự nhiên, giảm diện tích che phủ
rừng. Nguyễn Thế Đặng và cs (2003) khẳng định đã có lúc diện tích đất trống,
đồi núi trọc của Việt Nam lên đến 13 triệu ha.
Theo Đào Châu Thu và Lê Quốc Doanh (2012), ở vùng đồi núi chế độ
canh tác chủ yếu phụ thuộc vào nước trời, tập tục canh tác, trình độ sản xuất
nơng nghiệp thấp là một trong những khó khăn trở ngại với sản xuất nông nghiệp
vùng đất dốc.
Tiềm năng to lớn và những thách thức trong sử dụng đất dốc đã thúc đẩy
các nghiên cứu về vấn đề này. Để sử dụng đất đồi núi hiệu quả và bền vững,
ngay từ những năm 1960 các cơ quan quản lý và nghiên cứu khoa học như Vụ
Quản lý ruộng đất, Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa và các nhà khoa học như Nguyễn
Trọng Hà (1962); Bùi Quang Toản (1965); Bùi Mạnh và Nguyễn Xn Cát
(1970); Chu Đình Hồng (1976); Thái Phiên (1999) đã tập trung nghiên cứu các
biện pháp chống xói mịn và sử dụng đất hợp lý (dẫn theo Lê Thị Giang, 2012).
Các cơng trình nghiên cứu đáng chú ý có thể kể đến nghiên cứu về đất trống đồi

núi trọc của tỉnh Tuyên Quang của Nguyễn Đình Bồng (1995); Kết quả nghiên
cứu cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất dốc trong sản xuất nông lâm nghiệp của Bùi
Huy Hiền và cs. (2001); Nghiên cứu về các yếu tố hạn chế năng suất cây trồng
trên đất dốc và biện pháp khắc phục của Hà Đình Tuấn và cs. (2001) hay cơng

6


trình “Đất gị đồi Đơng Bắc - Hiện trạng và định hướng sử dụng” của Nguyễn
Văn Toàn (2007).
Trong những năm gần đây, nhiều cơ quan nghiên cứu trong nước và quốc
tế đã phối hợp thực hiện những chương trình nghiên cứu về canh tác bền vững
trên đất dốc, đặc biệt là Dự án nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp vùng núi phía
Bắc Việt Nam do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI), Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI), Trung tâm
Hợp tác quốc tế về Nghiên cứu nơng nghiệp vì sự phát triển của Cộng hoà Pháp
(CIRAD) cùng Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) thực hiện. Kết quả nghiên
cứu sử dụng thảm che phủ tại một số tỉnh miền núi như Bắc Kạn, Yên Bái đã làm
tăng năng suất cây trồng, giảm thiểu xói mịn, tăng độ ẩm đất. Ở các ơ có che
phủ, mức độ xói mịn đất giảm từ 73% đến 94% so với các ơ khơng có che phủ,
Ngồi ra thảm che phủ cịn có tác dụng khống chế cỏ dại, cải thiện độ phì của
đất, tăng cường hoạt tính sinh học đất (Hà Đình Tuấn và Lê Quốc Doanh, 2007).
Tóm lại, đất đồi núi Việt Nam có tiềm năng khá lớn để phát triển nông
nghiệp. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu sử dụng đất bền vững thì cơng tác quản
lý sử dụng đất phải đảm bảo các vấn đề sau:
- Phải bảo vệ được nguồn tài nguyên rừng, đảm bảo độ che phủ thích hợp
đối với từng vùng sinh thái để hạn chế suy thoái đất.
- Đẩy mạnh các mơ hình sản xuất nơng nghiệp tiên tiến, sử dụng các kỹ
thuật canh tác tiến bộ, phù hợp.
- Sử dụng giống cây trồng thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng...

đối với từng vùng. Phát triển chăn nuôi đại gia súc tại các vùng trọng điểm.
- Mở rộng hệ thống trồng trọt, chăn nuôi phải đi kèm với các cơ sở chế
biến sau thu hoạch để giảm thiểu việc vận chuyển nguyên liệu thô, đảm bảo đầu
ra cho sản phẩm nông nghiệp.
- Từng bước cải thiện cơ sở hạ tầng vùng núi, hồn thành cơng tác giao
đất giao rừng, phát triển văn hóa xã hội khu vực đồi núi.
2.2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LỚP PHỦ
2.2.1. Khái niệm biến động sử dụng đất và lớp phủ
Sử dụng đất và lớp phủ là hai thành phần liên kết với nhau, nhưng trong
một thời gian dài đã được nghiên cứu một cách tách biệt. Lớp phủ là trạng thái tự

7


nhiên của bề mặt đất, là mối quan tâm chủ yếu của các nhà khoa học tự nhiên,
còn sử dụng đất là hoạt động của con người, mối quan tâm chủ yếu của các nhà
khoa học xã hội (Meyer and Turner, 1994).
Lớp phủ được định nghĩa là bề mặt tự nhiên trên bề mặt đất bao gồm
nước, thực vật, đất trống và các cơng trình nhân sinh. Sử dụng đất là hoạt động
có mục đích của con người thực hiện trên lớp phủ (IGBP, 1997).
Điều đó có nghĩa là lớp phủ bề mặt có thể quan sát được ở những khoảng
cách và bằng tư liệu khác nhau như quan sát bằng mắt, từ ảnh hàng không hay
bởi bộ cảm biến vệ tinh (Ellis, 2010).
Trái ngược với lớp phủ, sử dụng đất không dễ dàng quan sát được trong
nhiều trường hợp, do vậy để xác định được đó là loại hình sử dụng đất nào cần
phải bổ sung các thông tin. Ví dụ, để xác định đất trồng cỏ quan sát được có phải
sử dụng cho mục đích chăn thả gia súc hay đồng cỏ tự nhiên thì người nơng dân
có thể cung cấp thơng tin, sự có mặt của họ cùng với đàn gia súc sẽ quyết định đó
là loại đất gì. Hay những khu vực mà lớp phủ là cây bụi, thân gỗ có thể là những
khu vực cây bụi tự nhiên, có thể là rừng phục hồi, cũng có thể là rừng trồng để

lấy gỗ, hay rừng cao su để sản xuất, hay khu vực đất nông nghiệp đang trong thời
gian hoang hóa, hay là đồn điền chè, cà phê,...
Theo Từ điển Khoa học trái đất "Biến động sử dụng đất và lớp phủ
(LUCC), được biết như biến động đất đai, đây là một thuật ngữ chung chỉ những
thay đổi bề mặt lãnh thổ trái đất xảy ra do tác động của con người” (dẫn theo
Ellis, 2010). Sherbinin (2002) cho rằng, biến động sử dụng đất là nguyên nhân
dẫn tới biến động lớp phủ, điều đó có nghĩa là biến động lớp phủ chính là hệ quả
của biến động sử dụng đất.
Biến động sử dụng đất là sự thay đổi trạng thái tự nhiên của lớp phủ bề
mặt đất gây ra bởi hành động của con người, là một hiện tượng phổ biến liên
quan đến tăng trưởng dân số, phát triển thị trường, đổi mới công nghệ, kỹ thuật
và sự thay đổi thể chế, chính sách. Biến động sử dụng đất có thể gây hậu quả
khác nhau đối với tài nguyên thiên nhiên như sự thay đổi thảm thực vật, biến đổi
trong đặc tính vật lý của đất, trong quần thể động, thực vật và tác động đến các
yếu tố hình thành khí hậu (Turner et al., 1995; Lambin et al., 1999; Aylward,
2000; dẫn theo Muller, 2004).
Muller (2003) chia biến động sử dụng đất thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất
là sự thay đổi từ loại hình sử dụng đất hiện tại sang loại hình sử dụng đất khác.

8


Nhóm thứ hai là sự thay đổi về cường độ sử dụng đất trong cùng một loại hình
sử dụng đất.
Biến động sử dụng đất và lớp phủ đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử, là hệ
quả từ các hoạt động trực tiếp và gián tiếp của con người nhằm đảm bảo nhu cầu
thiết yếu. Ban đầu có thể chỉ là các hoạt động đốt rừng để khai hoang mở rộng
đất nông nghiệp, dẫn đến sự suy giảm rừng và thay đổi bề mặt trên trái đất. Gần
đây, công nghiệp hóa đã làm gia tăng sự tập trung dân cư trong các đô thị và
giảm dân cư nông thôn, kéo theo đó là khai thác quá tải trên khu vực đất màu mỡ

và bỏ hoang các khu vực đất không thích hợp. Tất cả những nguyên nhân và hệ
quả của các biến động này đều có thể nhìn thấy ở mọi nơi trên thế giới.
2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất và lớp phủ
Biến động sử dụng đất và lớp phủ được quyết định bởi sự tương tác theo
thời gian giữa yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và yếu tố con
người như dân số, trình độ cơng nghệ, điều kiện kinh tế, chiến lược sử dụng đất,
xã hội (Veldkamp and Fresco, 1996b). Mức độ, quy mô và các yếu tố ảnh
hưởng đến sự biến động sử dụng đất khác nhau đối với từng khu vực
(Kaimowitz and Angelsen, 1998). Briassoulis (2002), chia các yếu tố ảnh
hưởng đến biến động sử dụng đất thành 2 nhóm: Nhóm các yếu tố tự nhiên và
nhóm các yếu tố kinh tế xã hội.
2.2.2.1. Nhóm các yếu tố tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng... và
các q trình tự nhiên có tác động trực tiếp đến biến động sử dụng đất hoặc
tương tác với các quá trình ra quyết định của con người dẫn đến biến động sử
dụng đất (Briassoulis, 2002).
a. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý của một khu vực tạo nên sự khác biệt về điều kiện tự nhiên
như địa hình, khí hậu, đất đai sẽ là yếu tố quyết định đến khả năng, hiệu quả của
việc sử dụng đất. Những khu vực có vị trí thuận lợi cho sản xuất, xây dựng nhà ở
và các cơng trình thì biến động sử dụng đất diễn ra mạnh hơn.
b. Khí hậu
Khí hậu tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sống của
con người. Khí hậu cịn là một trong các nhân tố liên quan đến sự hình thành đất
và hệ sinh thái vì thế nó ảnh hưởng đến sử dụng đất và biến động trong sử dụng

9


đất. Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố và phát triển nông lâm nghiệp,

thủy sản. Việc chuyển đổi từ đất trồng cây hàng năm hoặc đất ven biển sang ni
trồng thủy sản thì ngồi các lý do về nhu cầu của thị trường và giá cả, nếu điều
kiện khí hậu thuận lợi sẽ thúc đẩy người dân chuyển đổi và ngược lại.
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất theo nhiều cách
khác nhau. Các hiện tượng như nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán, sự thay đổi về
nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái và sản xuất nơng
nghiệp. Vì vậy, những thay đổi trong sử dụng đất dường như là một cơ chế phản
hồi thích nghi mà người nông dân sử dụng để giảm thiểu tác động của biến đổi
khí hậu (Viglizzo et al., 1995).
c. Địa hình và thổ nhưỡng
Địa hình và thổ nhưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến việc chuyển đổi sử dụng
đất trong nội bộ đất nông nghiệp hoặc từ đất nông nghiệp sang đất phi nông
nghiệp. Những khu vực núi cao, độ dốc lớn biến động sử dụng đất, lớp phủ ít xảy
ra. Những nơi có địa hình thuận lợi, đất đai màu mỡ thì kinh tế phát triển, nhu
cầu đất đai cho các ngành tăng cao do vậy biến động sử dụng đất, lớp phủ xảy ra
với tần suất cao hơn.
d. Thủy văn
Yếu tố thủy văn được đặc trưng bởi sự phân bố của hệ thống sơng ngịi,
ao, hồ... sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cung cấp nước cho các yêu cầu sử
dụng đất. Vì vậy ở những khu vực gần nguồn nước biến động sử dụng đất và lớp
phủ diễn ra mạnh hơn.
Ngoài ra các tai biến thiên nhiên như cháy rừng, sâu bệnh, trượt lở đất...
cũng tác động đến biến động sử dụng đất (Houghton and Hackler, 2000).
2.2.2.2. Các yếu tố kinh tế xã hội
Các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến biến động sử dụng
đất bao gồm dân số, công nghệ, chính sách kinh tế, thể chế và văn hóa. Sự ảnh
hưởng của mỗi yếu tố thay đổi khác nhau theo từng khu vực và từng quốc gia
(Meyer and Turner, 1992).
a. Dân số
Biến động dân số không chỉ bao gồm những thay đổi về tỷ lệ tăng dân số,

mật độ dân số mà còn là sự thay đổi trong cấu trúc của hộ gia đình, di cư và sự
gia tăng số hộ.

10


Dân số tăng dẫn đến việc chuyển đổi đất rừng thành đất sản xuất nông
nghiệp, xây dựng các khu dân cư. Mặc dù tỷ lệ tăng dân số hiện nay giảm nhưng
dân số và nhu cầu về thực phẩm cũng như các dịch vụ khác vẫn đang gia tăng.
Tại châu Phi, dân số tăng là nguyên nhân của nạn phá rừng nhằm khai thác gỗ
củi, than củi và đáp ứng nhu cầu đối với đất trồng trọt. Còn ở châu Á, dân số tăng
dẫn đến mở rộng đất canh tác và ở châu Mỹ Latinh là do sự gia tăng về số lượng
đàn gia súc (dẫn theo IPCC, 2001).
Tuy nhiên những giả thuyết về nguyên nhân của nạn phá rừng không áp
dụng trong trường hợp mật độ dân số hoặc tốc độ tăng dân số cao nhưng được đi
kèm với các chương trình bảo tồn rừng và tái trồng rừng. Ravindranath and Hall
(1994) khẳng định do pháp luật về bảo tồn rừng hiệu quả, tỷ lệ phá rừng ở Ấn Độ
đã giảm từ năm 1980, mặc dù vẫn tăng trưởng dân số.
Di cư là yếu tố nhân khẩu học quan trọng nhất gây ra những thay đổi sử
dụng đất nhanh chóng và tương tác với các chính sách của chính phủ, hội nhập
kinh tế và tồn cầu hóa. Mở rộng di cư cũng có thể dẫn đến nạn phá rừng và xói
mịn đất. Vì vậy di cư được coi là nguyên nhân làm thay đổi cảnh quan và sử
dụng đất (Houghton and Hackler, 2000).
b. Các yếu tố kinh tế và công nghệ
Sự phát triển kinh tế làm cho các đô thị ngày càng được mở rộng, đất đai
thay đổi về giá trị, chuyển đổi sử dụng đất ngày càng nhiều. Thêm vào đó, yếu tố
kinh tế và cơng nghệ cịn ảnh hưởng đến việc ra quyết định sử dụng đất bằng
những thay đổi trong chính sách về giá, thuế và trợ cấp đầu vào, thay đổi các chi
phí sản xuất, vận chuyển, nguồn vốn, tiếp cận tín dụng, thương mại và công
nghệ. Nếu người nông dân tiếp cận tốt hơn với tín dụng và thị trường (do xây

dựng đường bộ và thay đổi cơ sở hạ tầng khác), kết hợp với cải tiến công nghệ
trong nông nghiệp và quyền sử dụng đất có thể khuyến khích chuyển đổi từ đất
rừng sang đất canh tác hoặc ngược lại. Lambin and Geist (2007) chỉ ra rằng,
trong nhiều trường hợp, khí hậu, cơng nghệ và kinh tế là yếu tố quyết định đến
biến động sử dụng đất.
c. Các yếu tố thể chế và chính sách
Thay đổi sử dụng đất bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các tổ chức chính trị,
pháp lý, kinh tế hoặc tương tác với các quyết định của người sử dụng đất. Tiếp

11


cận đất đai, lao động, vốn và công nghệ được cấu trúc bởi chính sách, thể chế của
nhà nước và các địa phương. Chính sách khai hoang của nhà nước có ảnh hưởng
rất lớn, làm diện tích đất nơng nghiệp tăng lên đáng kể. Hay những chính sách
khuyến khích trồng rừng, bảo vệ rừng của nhà nước cũng làm cho diện tích rừng
được tăng lên (Vu, 2007).
d. Các yếu tố văn hóa
Những động cơ, thái độ, niềm tin và nhận thức cá nhân của người quản lý
và sử dụng đất đôi khi ảnh hưởng rất sâu sắc đến quyết định sử dụng đất. Tất cả
những hậu quả sinh thái không lường trước được phụ thuộc vào kiến thức, thông
tin và các kỹ năng quản lý của người sử dụng đất như trường hợp dân tộc thiểu số
ở vùng cao. Ngoài ra, các yếu tố văn hóa có thể ảnh hưởng đến hành vi do đó nó
trở thành tác nhân quan trọng của việc chuyển đổi sử dụng đất (Bello and
Arowosegbe, 2014).
2.3. CƠNG NGHỆ VIỄN THÁM
2.3.1. Khái qt chung về cơng nghệ viễn thám
Viễn thám (Remote sensing)là kỹ thuật quan sát và ghi nhận đối tượng mà
trên thực tế không cần phải tiếp xúc tới đối tượng. Dữ liệu viễn thám là loại dữ
liệu có thể thu được về một diện rộng hàng trăm ngàn kilômét vuông trong một

khoảng thời gian ngắn bằng các thiết bị kỹ thuật ghi nhận các bức xạ hay phản xạ
ở các cùng phổ khác nhau của đối tượng tạo ra các thông tin mà kết quả là hình
ảnh chính đối tượng đó. Các tư liệu viễn thám có ưu việt là nhanh, kịp thời, tầm
bao quát rộng. Cốt lõi của tư liệu viễn thám chính là giá trị phổ phản xạ của các
đối tượng trên bề mặt trái đất ở từng khoảng bước sóng.
Viễn thám đã được các nhà khoa học định nghĩa như một khoa học và cơng
nghệ mà nhờ nó các tính chất của vật thể quan sát được xác định, đo đạc hoặc phân
tích mà khơng cần tiếp xúc trực tiếp với chúng (Nguyễn Khắc Thời, 2011).

12


Hình 2.1. Cơng nghệ viễn thám
Ngun lý cơ bản của viễn thám đó là q trình thu nhận năng lượng phản
xạ hay bức xạ của các đối tượng tự nhiên tương ứng với từng giải phổ khác nhau.
Kết quả của việc giải đốn các lớp thơng tin phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết
về mối tương quan giữa đặc trưng phản xạ phổ với bản chất, trạng thái của các
đối tượng tự nhiên. Những thông tin về đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng
tự nhiên sẽ cho phép các nhà chuyên môn chọn các kênh ảnh tối ưu, chứa nhiều
thông tin nhất về đối tượng nghiên cứu, đồng thời đây cũng là cơ sở để phân tích
nghiên cứu các tính chất của đối tượng, tiến tới phân loại chúng.

Hình 2.2. Nguyên lý thu nhận ảnh viễn thám

13


×