Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN hướng dẫn cách phát âm trong tiếng anh cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.36 KB, 13 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Trong q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước của chúng ta ngày
nay, mọi người ai ai cũng muốn góp cơng sức của mình vào sự nghiệp đổi mới đất
nước, đưa nước ta hòa nhập với thế giới trên mọi lĩnh vực Văn hóa – Kinh Tế Chính trị - Thể thao…
Đặc biệt, ngày nay với sự bùng nổ về công nghệ thông tin trên mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội trong nước và quốc tế thì việc trang bị những kiến thức về
ngơn ngữ chung của thế giới là vô cùng cấp thiết đối với mỗi con người chúng ta.
Trước những yêu cầu đó Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Giáo dục là quốc
sách hàng đầu” và đưa môn tiếng Anh vào dạy ở trường học như một ngôn ngữ
tất yếu, bắt buộc - Một ngôn ngữ chung của thế giới để giao tiếp, đưa mọi người
đến gần nhau hơn. Trong tình hình hiện nay, đất nước đang trên đường đổi mới,
chính sách mở cửa với các nước trên thế giới gia tăng đáng kể. Sự giao tiếp rộng
rãi với các nước trên thế giới bằng tiếng Anh – Ngôn ngữ quốc tế ngày càng được
quan tâm.
Nghe – nói – đọc – viết là bốn kĩ năng cơ bản mà người học cần đạt được
khi học một ngơn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Để nói đúng được tiếng
Anh thì chúng ta cần phải học cách phát âm tiếng Anh cho thật chuẩn. Sau nhiều
năm trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh ở trường tiểu học tôi nhận ra rằng: học sinh
gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát âm đúng. Sở dĩ phát âm đúng rất khó nên
học sinh thường lười phát âm dẫn đến lười nói, thậm trí khơng nói được bằng tiếng
Anh khi giao tiếp.
Như chúng ta đã biết, tiếng Anh là một môn học tự chọn đối với học sinh ở
bậc tiểu học, nhưng từng bước nó sẽ trở thành một mơn học chính thức giống như
các mơn học khác. Vì thế bước đầu hình thành cho học sinh thói quen đọc đúng từ
và đúng câu là vơ cùng cần thiết. Chính vì vậy mơn tiếng Anh đã đưa vào chương
trình giáo dục tiểu học và cũng là một mơn chính trong các kỳ thi phổ thông với
mục tiêu giúp các em học sinh trên cơ sở rèn luyện 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết
để đạt được khả năng đọc - hiểu tiếng Anh ở chương trình phổ thơng, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc tự học, tìm hiểu khoa học kỹ thuật hiện đại và kho tàng văn hóa


phong phú của nhân loại.
Xuất phát từ yêu cầu đó và trải nghiệm qua thực tế giảng dạy trên lớp, tôi
mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Hướng dẫn cách phát âm trong tiếng Anh cho học
sinh tiểu học” nhằm giúp phát triển kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
của các em học sinh ngay từ khi bắt đầu làm quen với môn học này.
2. Tên sáng kiến: Hướng dẫn cách phát âm trong tiếng Anh cho học sinh tiểu
học.
3. Tác giả sáng kiến:


- Họ và tên: Triệu Thị Ái Nương
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Tứ Yên - Xã Tứ Yên - Huyện Sông
Lô -Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0977195273
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Triệu Thị Ái Nương.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Bộ môn Tiếng Anh.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Từ tháng 8 năm 2019 đến nay.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Về nội dung của sáng kiến:
7.1.1. Cơ sở lý luận
Phát âm giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong giao tiếp nói chung và
trong việc học ngoại ngữ nói riêng. Rất hiển nhiên rằng dù vốn từ vựng của người
học tiếng Anh có phong phú đến đâu chăng nữa nhưng cũng sẽ là vơ ích nếu người
khác khơng hiểu họ nói gì.
Phát âm chuẩn tiếng Anh là chìa khóa của tiếng Anh giao tiếp. Tầm quan
trọng của phát âm là không thể phủ nhận, song đồng thời đây cũng là kĩ năng địi
hỏi sự kiên trì luyện tập kết hợp với thời gian học trên lớp để thành thạo.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong việc học tiếng Anh là

do phát âm kém. Người phát âm kém sẽ khơng có đủ tự tin để có thể nói tiếng
Anh. Học mà khơng nói thì khơng coi là học và khơng đem lại kết quả gì.
Thứ nhất, khơng thể phát âm, người học hồn tồn mất tự tin, sẽ khơng dám
giao tiếp, do đó dẫn đến việc “ngại hoặc sợ” nói tiếng Anh.
Thứ hai, khơng thể phát âm, từ vựng sẽ rất khó nhớ được, có nhớ cũng vơ
dụng, bởi vì khơng có cách nào sử dụng đúng. Khả năng ghi nhớ từ vựng của
người Việt Nam nói chung khá tốt. Ngoại trừ tiền tố, hậu tố và những từ căn bản
ra, cịn có rất nhiều mật mã, câu chuyện, tôi phát hiện phương pháp ghi nhớ từ
vựng phức tạp hơn so với chính học từ vựng. Sau khi đọc chuẩn rồi, cịn phải thực
hành nó ở trong một văn cảnh phù hợp, luyện tập nhiều lần, hoàn toàn sẽ chinh
phục từ này. Đến đây, về cơ bản có thể nắm vững từ vựng đó. Điều quan trọng hơn
là có thể tự hào dùng từ đó để nói tiếng Anh, tiến hành giao tiếp quốc tế.
Thứ ba, không thể phát âm, ngữ pháp sẽ hỗn loạn không rõ ràng. Câu chỉ có
được luyện tập nhiều lần mới có thể ghi nhớ, nhập tâm thì mới thực sự nắm vững
ngữ pháp. Nếu như phát âm không nổi, sẽ khó có cách gì đọc to và học thuộc lịng
câu và bài văn có chứa ngữ pháp, khơng có cách gì xây dựng tình yêu sâu sắc với
ngữ pháp, ngữ pháp sẽ mãi là bài toán nan giải.

2


Thứ tư, không thể phát âm, kỹ năng nghe mãi mãi khơng có cách gì đột phá.
Khơng thể phát âm, làm sao có thể nghe hiểu lời nói của người nước ngồi. Nếu
như phát âm khơng chuẩn, sẽ vơ cùng khó khăn để học thuộc từ mới, đọc to bài
khóa và khả năng nghe sẽ khơng thể có bước tiến dài.
Thứ năm, không thể phát âm, ngữ điệu cơ bản khơng thể hình thành. Ngữ
điệu là “phương pháp q báu để giành thắng lợi” trong các kỳ thi cấp A, cấp B,
cấp C, Starters, Movers, Flyers, TOEFL, IELTS và các loại hình thức thi khác. Tất
cả học sinh muốn đạt điểm số cao, cần phải nắm chắc phương pháp phát âm chuẩn.
Không thể phát âm, tất cả nỗi lực chinh phục tiếng Anh đều là phí cơng vơ ích.

Trong phần này, một vài điểm khác biệt cơ bản giữa phát âm tiếng Anh và
phát âm tiếng Việt sẽ được đề cập tới như một minh chứng cho thấy một số âm tố
trong tiếng Anh khơng có trong tiếng Việt và chính điều này đã gây ra nhiều khó
khăn cho học sinh trong quá trình phát âm tiếng Anh.
- Phụ âm
Tiếng Anh có 24 phụ âm nhưng trong tiếng Việt chỉ có 21 phụ âm. Một vài
phụ âm tồn tại trong tiếng Anh nhưng trong tiếng Việt thì lại khơng có và ngược
lại.
Trong tiếng Việt, 1 chữ cái thường đại diện cho cùng 1 âm vị. Tuy nhiên,
vài âm vị trong tiếng Anh có thể thể hiện bằng cùng một chữ cái nhưng phát âm
khác nhau.
Ví dụ: ‘k’ trong các từ sau biểu thị các âm vị khác nhau và phát âm cũng khác
nhau:
kite /kaɪt/
knee /ni/
Trong tiếng Việt, âm tiết và từ không được nối với nhau mà phân biệt riêng
rẽ. Tiếng Anh xuất hiện hiện tượng nối âm.
Ví dụ: Tiếng Việt: Khơng có gì
Tiếng Anh: Not at all --> No ta tall
Tiếng Anh có hiện tượng chuỗi các phụ âm (sequences of consonants) ở
vị trí đầu nhưstreet /strit/ và vị trí cuối như sixth /sɪksθ/. Tiếng Việt khơng có
hiện tượng này.
- Nguyên âm:
Có 2 trong 7 nguyên âm ngắn trong tiếng Anh khơng có trong tiếng Việt
là: /ʌ/ và /ỉ/. Hơn nữa, tiếng Việt khơng có sự phân biệt giữa nguyên âm ngắn và
nguyên âm dài, ví dụ: /ʌ/ và /a: /
Đây thực sự là một trở ngại cho học sinh. Các em khơng thể phát âm chính
xác một số từ mà khơng nhìn vào phần phiên âm trong từ điển.
- Chính tả và âm thanh:
3



Trong tiếng Việt, một chữ cái thường được biểu thị bằng cùng một âm vị, trừ
/ŋ/ (ng, ngh); /k/ (c, k).
Trong tiếng Anh, cùng 1 chữ cái có thể biểu thị các âm khác nhau. Ví dụ:
‘a’ trong các từ sau có cách đọc khác nhau:
arm /ɑ:m/;
hat /hỉt/;
may /meɪ/
Bên cạnh đó, 1 số chữ cái khơng được phát âm (silent letters)
Ví dụ: hour /aʊər/
listen /lɪsn/
knee /ni/
comb /kəʊm/
- Trọng âm:
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết (monosyllabic language) trong khi tiếng
Anh là ngôn ngữ đa âm tiết (polysyllabic language). Hầu hết các từ trong tiếng
Việt chỉ có 1 âm tiết nên hiện tượng âm tiết không mang trọng âm không tồn tại
trong tiếng Việt.
7.1.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Qua quá trình thực tế giảng dạy phần luyện âm ở trường Tiểu học Tứ Yên,
tôi đã nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn trong thực tế giảng dạy phần ngữ âm
cho học sinh cũng như tình hình học tiếng Anh ở bậc Tiểu học như sau:
* Thuận lợi
Từ khi triển khai dạy học bộ môn này cho đến nay giáo dục cấp tiểu học đã
thu được nhiều kết quả và tiến bộ rõ rệt. Tất cả các trường Tiểu học trong huyện
đều đã dạy học môn Tiếng Anh. Đa số các trường trong huyện dạy tiếng Anh 4 tiết/
tuần theo đề án của Bộ Giáo dục và đã có một số trường trong huyện đã và đang
dạy Tiếng Anh cho học sinh lớp 1, 2 theo chương trình First Friends, Family &
Friends.

- Về phía giáo viên: Chất lượng dạy và học tiếng Anh ở Tiểu học đã có sự tiến bộ.
Chất lượng và số lượng của đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn này cơ bản đáp
ứng được yêu cầu nội dung chương trình giảng dạy. Đội ngũ giáo viên trẻ, u
nghề, nhiệt tình trong cơng tác, luôn cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy để
phù hợp hơn với các đối tượng học sinh.
- Về phía Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục: Liên tiếp trong những năm qua Sở
Giáo dục & Đào tạo Vĩnh Phúc, Phịng Giáo dục& Đào tạo huyện Sơng Lơ thực
hiện nghiêm túc Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo
dục quốc dân giai đoạn 2008-2020"; đã tổ chức các đợt tập huấn thay sách giáo
khoa cũng như bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên tiếng Anh tiểu học
trong toàn huyện để tất cả giáo viên đều được tiếp cận với phương pháp dạy học
tích cực. Phịng Giáo dục cũng đã tổ chức cho học sinh tham gia các sân chơi bổ
ích như thi tiếng Anh qua mạng Internet và có nhiều học sinh đạt kết quả cao.
4


Cùng với các thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại đã được trang bị nên chất lượng
dạy học của giáo viên ngày càng được nâng lên.
- Về phía học sinh: Tiếng Anh là một mơn học khó đối với đa số học sinh. Song,
do nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn cũng như các em ngày càng u
thích mơn học này nên các em đã cố gắng nhiều và có thái độ, động cơ học tập
đúng đắn. Bên cạnh đó việc học tiếng Anh ngày càng được sự quan tâm ủng hộ của
gia đình và xã hội. Chất lượng tiếng Anh ngày càng được cải thiện. Năm học vừa
qua đã có nhiều em đỗ vào các lớp chuyên Anh của các trường Trung học cơ sở.
- Về cơ sở vật chất: Đa số các trường đều đảm bảo thiết bị dạy học theo danh mục
thiết bị dạy học tối thiểu môn Tiếng Anh. Đặc biệt một số trường cịn được trang bị
bảng Tương tác nhằm mục đích đưa chất lượng dạy và học tiếng Anh đạt hiệu quả
cao hơn.
* Khó khăn:

Bên cạnh những kết quả đạt được, tuy nhiên trong thực tế hiện nay chất
lượng, hiệu quả việc dạy học Tiếng Anh vẫn còn là một vấn đề cần phải tiếp tục
đầu tư tìm giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học:
- Về phía người dạy: Giáo viên tuy có nhiều cố gắng trong việc vận dụng phương
pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh, nhưng giáo
viên chỉ có thể áp dụng được đối với một số bài, một số tiết và một số bộ phận học
sinh. Nguyên nhân một phần là do sĩ số học sinh đông trong một lớp, một phần do
một số giáo viên cịn ít chịu khó đầu tư vào các tiết dạy, chưa quan tâm tìm tịi
những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh nên chất
lượng, hiệu quả dạy học của bộ môn này chưa thật sự như mong muốn. Có nhiều
giáo viên trẻ, song các thầy cơ cịn thiếu kinh nghiệm giảng dạy, ý thức học hỏi
trau dồi kiến thức chưa cao. Đây là một vấn đề đòi hỏi sự tự bồi dưỡng không
ngừng của bản thân mỗi thầy cô giáo. Tỷ lệ giáo viên dạy Tiếng Anh Tiểu học của
huyện đạt trên chuẩn cịn thấp, mới có một số giáo viên đạt chuẩn B2.
- Về phía học sinh: Bên cạnh những học sinh yêu thích học ngoại ngữ vẫn cịn
khơng ít học sinh cảm thấy khơng thích học hoặc cảm thấy khó khăn trong việc
học bộ mơn này. Đa phần học sinh ở nơng thơn ít có điều kiện tiếp cận với sách
tham khảo, các phần mềm học tiếng Anh hay Internet để học tiếng Anh tốt hơn.
Chất lượng đại trà còn thấp so với các huyện trong tỉnh, chưa có học sinh đạt giải
cao trong các kì thi học sinh giỏi Tiếng Anh hay cuộc thi qua mạng, chất lượng đầu
vào trung học cơ sở môn tiếng Anh cịn thấp.
- Về phía gia đình học sinh: Nơi tôi công tác là một xã nghèo của huyện Sơng Lơ,
bình qn thu nhập đầu người hàng năm cịn khiêm tốn, đa số các gia đình làm
nơng nghiệp nên chưa có điều kiện quan tâm đến việc học tập của con em mình.
- Về tài liệu giảng dạy, học tập: Chương trình, sách giáo khoa cịn nặng, có
nhiều bài quá sức học sinh, nhất là đối với các khối 4, 5 trở lên. Vì vậy, để truyền
tải hết nội dung sách giáo khoa theo phân phối chương trình, giáo viên không thể
5



đi sâu, giảng kỹ. Thêm nữa, do môi trường ở nơng thơn nên việc vận dụng ngoại
ngữ cịn rất hạn chế, vì vậy học sinh khơng có điều kiện để rèn luyện các kỹ năng.
- Sau cùng là trang thiết bị, đồ dùng dạy học: Thiết bị dạy học cần thiết như
băng, đĩa máy cassette hầu hết các trường đều có trang bị. Tuy nhiên cịn rất nhiều
trường, máy casette quá cũ hoặc chất lượng sử dụng không tốt dẫn đến việc giáo
viên phải đọc cho học sinh nghe hoặc chất lượng nghe không tốt trong giờ luyện
nghe Tiếng Anh. Sách tham khảo, các loại từ điển, tranh ảnh và các đồ dùng khác
cịn hạn chế nhiều. Chưa có phịng học riêng theo đặc thù của bộ môn này.
7.1.3. Mô tả, phân tích các giải pháp:
Xuất phát từ đối tượng của quá trình dạy học là học sinh tiểu học thuộc vùng
khó, việc học tiếng Anh rất hồn tồn mới lạ và ý thức học tập của các em chưa
cao, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.Trong quá trình giảng dạy, tơi nhận thấy
rằng các em cịn gặp nhiều khó khăn trong việc phát âm. Do tâm lí ngại “nói” tiếng
Anh, nên khi giao tiếp thực tế các em thường ngại ngùng và phản xạ nghe – nói rất
kém. Phát âm đóng vai trị rất quan trọng trong việc học ngoại ngữ nói chung và
tiếng Anh nói riêng. Phát âm là nền tảng cho hai kĩ năng nói và nghe của người
học. Phát âm tốt thì người học sẽ tự tin hơn khi nói và nghe tốt hơn. Phát âm được
coi là việc quan trọng đầu tiên, phát âm được và nói được là cơ sở giao tiếp.
Do đọc khơng được từ vựng nên các em có tâm lý nặng nề không muốn đọc.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy mơn tiếng Anh tơi ln động viên, khuyến khích
tạo khơng khí thoải mái trong các buổi học, tiết học và đặc biệt tơi dùng các hình
ảnh ngộ nghĩnh, dụng cụ trực quan đưa ra từ hoặc câu, tạo cho học sinh thích thú
học tập và thích đọc hơn.
Vậy làm thế nào để học sinh phát âm tiếng Anh tốt hơn? Đây là câu hỏi yêu
cầu giáo viên dạy tiếng Anh nói chung và bản thân tơi nói riêng trả lời bằng nhiều
phương pháp khác nhau để giúp học sinh phát âm và luyện phát âm tốt hơn:
* Cách đọc nguyên âm, phụ âm:
Chỉ cho học sinh nắm vững nguyên âm, phụ âm và một số cách đọc của một
số từ khi đứng trước nguyên âm.
Eg: The pen /ðəpen /

Khi phiên âm có dấu /: / thì đọc kéo dài.
/ I / đọc ngắn như i của tiếng Việt. Eg: sit /sit /, big / big /, fig / fig /, film / film /,
kick / kik /
/ I: / đọc kéo dài ii. Eg: team / ti:m /, teach / ti:t ∫ /, sheep / ∫ i:p /, see / si: /, reapeat /
ri’pi:t /.
/ ʌ / đọc ă và ơ Eg: come / kʌm /, duck /dʌk /, drum /drʌm /, muggy /mʌgi/, some
/sʌm/
/ θ / đặt đầu lưỡi giữa hai hàm răng. Eg: thick /θik/, thin /θin/, thief /θi:f/,
thread /θred/, through /θru:/
6


* Cách đọc dấu nhấn:
Để luyện trọng âm, chỉ ra trọng âm trong từ, câu, có thể dùng các cách sau:
* Using your voice:
+ Đọc câu, chỉ rõ sự khác nhau giữa âm nhấn và không nhấn:
Eg: I’d like some coffee.
- Using gestures:
+ Giáo viên dùng cánh tay như người nhạc trưởng, dùng cử chỉ mạnh cho
các âm tiết được nhấn mạnh.
+ Dùng cách vỗ tay, vỗ tay to hơn đối với âm tiết được nhấn mạnh.
+ Gõ thước vào bàn, bảng khi đọc đến âm nhấn mạnh.
- Using symbols on the blackboard (dùng biểu tượng).
+ Giáo viên đọc một danh sách từ.
+ Học sinh nghe giáo viên đọc từ có trọng âm ở âm tiết nào thì điền từ đó
vào cột thích hợp.
+ Nếu cần, giáo viên có thể đọc lại từ cho học sinh kiểm tra trọng âm.
- Hướng dẫn học sinh cách đọc dấu nhấn - tức âm đó được đọc mạnh hơn.
Dấu nhấn thường dùng khi một từ có hơn một âm tiết.
Eg: hello / he'ləu /

- Dấu nhấn thứ nhất và dấu nhấn thứ hai.
Eg: notebook / 'nəutbuk /
- Dấu nhấn trong cụm từ và câu.
Eg: listen and repeat / 'lisn en(d) ri'pi:t /
* Ngữ điệu.
Ngữ điệu là "âm nhạc" của ngơn ngữ chính, là giọng lên và xuống khi chúng
ta nói. Ngữ điệu rất quan trọng trong việc thể hiện ý nghĩa, đặc biệt thể hiện cảm
xúc của chúng ta (ngạc nhiên, vui buồn, tỏ lòng biết ơn ...). Giáo viên nên để cho
học sinh nhận ra ngữ điệu tự nhiên hơn là hướng dẫn. Tuy nhiên cũng cần chú ý
cho học sinh 2 loại ngữ liệu cơ bản:
- Rising tone (Đọc lên giọng):
+ Được dùng trong câu hỏi: Yes / No questions để diễn đạt sự ngạc
nhiên, nghi ngờ:
Eg: - Really? Is he your teacher?
- Is your book big?
- Do you have pets?
+ Được dùng trong câu hỏi láy khi người hỏi thật sự muốn hỏi.
Eg: its cold, isn’t it?
7


- Falling tone (Đọc xuống giọng):
+ Được dùng trong câu trần thuật bình thường, câu mệnh lệnh và câu hỏi:
WH- question:
Eg: - Come in, please
- What's your name?
- My name’s Nam.
+ Được dùng trong câu hỏi láy khi người hỏi muốn hỏi xã giao, mong ở
người nghe một sự đồng tình.
Eg: - It’s cold, isn’t it?

* Cách đọc khi thêm‘s’ và ‘es’.
+ Cách đọc / iz /: Nếu danh từ số ít tận cùng bằng chữ “s, x, sh, ch, z” thì số
nhiều thêm es đọc / iz /. Nếu danh từ số ít tận cùng bằng chữ “ce, se, ge” thì số
nhiều thêm s cũng đọc /iz /.
Eg: finish / 'finiſ /; finishes / 'finiſiz /
Sentence / sentəns /; sentences / sentənsiz /
+ Cách đọc / s /: Những từ có chữ tận cùng bằng “p, t, k” thì đọc / s /
Eg: A book / buk /; books / buks /
+ Cách đọc / z /: Những từ có chữ tận cùng bằng “a, e, i, o, u, b, v” thì đọc /z /
Eg: please / pli:z /
* Luyện tập cách phát âm ( practising sound):
Thường thì khơng cần dạy âm tiếng Anh riêng biệt, học sinh có thể tiếp thu
cách phát âm ngôn ngữ qua nghe giáo viên nói, nghe băng và qua luyện từ, cấu
trúc câu. Tuy nhiên có một số âm đặc biệt, âm ghép mà học sinh khó phát âm hoặc
mắc lỗi khi phát âm. Ta cần phải luyện tập cho học sinh theo các cách sau:
+ Minimal pairs:
- Giáo viên đọc một cặp từ khơng theo thứ tự, u cầu học sinh nói thứ tự của mỗi
từ trong cặp từ đó.
Eg: 1- ship
2- sheep
T: ship
S: one
T: sheep
S: two
T: sheep
S: two
- Giáo viên đọc các từ khác nhau có phát âm khác nhau yêu cầu học sinh nói số
ứng với từ có âm đó.
8



Eg: 1 / i/
2 /e/
T: bell
S: two
T: fill
S: one
T: win
S: one
+ Missing words:
- Giáo viên nói các câu ngắn hoặc các cụm từ ngắn mà có bỏ trống một từ. Học
sinh trong lớp đốn từ có âm mà giáo viên muốn cho học sinh luyện tập.
Eg: Giáo viên cho học sinh luyện tập âm /ai/
T: This is __ hat.
S: my
T: It’s __ for you.
S: nice
T: We are __ thanks.
S: fine
+ Making sentences:
- Giáo viên viết từ lên bảng, những từ này được viết theo hai nhóm có cùng một
âm hoặc hai âm dễ bị nhầm lẫn giống nhau.
- Yêu cầu học sinh đặt câu có một từ ở nhóm 1 và một từ ở nhóm 2 theo cặp.
- Gọi học sinh ở các cặp nói câu của mình, chú ý phát âm hai âm của hai từ trong
cùng một câu.
Eg:
Group 1

Group 2


Saw

Dog

/:/

/:/

Sister

Alone

//

//

Put

Boot

/u/

/u/

Pair 1: My sister lives alone.
Pair 2: I put my boot in the box.
Pair 3: I saw her dog crossing the street.
9



- Lặp lại từ: Học sinh nghe và lặp lại từ theo mẫu ( giáo viên / băng tiếng)
Eg: luyện âm / i/ và / e /.
T: Listen and repeat: Hill
Ss: Hill
- Lặp lại câu: Học sinh lặp lại một câu có những từ chứa âm cần luyện.
Eg: / s /, / ∫ / , và / z/
T: Listen and repeat: She sells seashells by the seashore.
Ss: She sells seashells by the seashore.
Eg: / i /, and / i:/
T: Good. Now once more. Don’t sit on that seat.
Ss: Don’t sit on that seat.
T: Correct once more. Don’t (sleep/ slip) on the floor.
Ss: Don’t (sleep/ slip) on the floor.
- Cặp tối thiểu (minimal pair)
Giáo viên cần giải thích cho học sinh cặp tối thiểu là hai từ chỉ chứa một âm,
âm khác nhau có thể nằm ở đầu từ như ‘hat- bat’ hay giữa từ như " sing - song" và
cuối từ như "thin - thing", .... Cặp tối thiểu thường được dùng để đối chiếu sự khác
nhau giữa các nguyên âm và phụ âm.
Giáo viên đọc các cặp tối thiểu, sau đó viết lên bảng thành hai cột.
A.
B.
will
well
bill
bell
hill
tell
T: Listen: Will.....Well.......Bill.......Bell.......Hill.....Tell........
Now repeat. Will....
Ss: will....oogggg

T: Well..........
Ss: Well.....
Sau khi vừa chỉ lên bảng vừa đọc hết các từ giáo viên nói:
T: Now listen and tell me the number.
Will....Which number? One or Two
* Phiên âm:
Kết hợp với việc hướng dẫn học sinh cách đọc, việc thực hành đọc rất là
quan trọng. Luôn luôn cho học sinh đọc nhiều lần, rèn luyện ở trên lớp. Bên cạnh
đó ln khuyến khích các em đọc bằng cách cho học sinh làm quen với một số kí
hiệu phiên âm cơ bản để khi học từ vựng, đặc biệt từ khó, từ nhiều âm tiết, giáo
10


viên có thể phiên âm một số âm khó đó. Khơng nhất thiết phải phiên âm tất cả vì
như thế học sinh làm theo chậm và sẽ mất nhiều thời gian.
Eg: Khi dạy một từ như sau, giáo viên có thể phiên âm lên phía trên từ đó:
ei
i eiz
i
telephone
eraser
policeman
Làm như thế, học sinh sẽ dể phát âm hơn và khi về nhà các em có thể nhìn
vào các từ như trên để tự luyện phát âm tốt hơn.
Muốn làm được như thế giáo viên cho học sinh biết các kí hiệu như: s, dz,…, t , , ,
Việc phiên âm những âm chính như trên giúp học sinh rất nhiều, đặc biệt là
những em phát âm chưa tốt và học sinh nơng thơn chưa có điều kiện tốt để luyện
âm.
Bên cạnh việc phiên âm như trên thì phát âm của giáo viên dạy trực tiếp có
ảnh hưởng rất lớn đối với cách phát âm của học trị mình mặc dù hiện nay đã có

đầy đủ băng đĩa do người bản xứ đọc nhưng trong các tiết luyện nói thì băng đĩa
chẳng giúp được gì. Chính vì thế giáo viên phải phát âm đúng và thận trọng khi
nói tiếng Anh vì với học sinh tiểu học các em rất dễ tập theo (imitating).
Bên cạnh đó, giáo viên nên chú trọng sửa lỗi phát âm cho học sinh đặc biệt là sau
khi các em đọc bài để các em biết và tự sửa lỗi phát âm.
* Một số dạng bài tập ngữ âm Tiếng Anh:
- Dạng 1: Tìm một từ có phần gạch dưới phát âm khác với các từ trong nhóm
(Circle which word having the underlined part which is pronounced differently
from the rest in each line):
Ví dụ:
Picnic

winter

island

interesting

Hour

hot

hotel

hat

that

think


these

than

Headache

matter

examine

cat

Sure

sit

yesterday

aspirin

- Dạng 2: Đọc và khoanh trịn vào các âm (Read and circle the sounds):
Ví dụ: đọc và khoanh tròn vào các âm a, b, c, d ở đầu mỗi chữ cái
The cat likes birds.
The dog likes apples.
Here’s the cat with the bird.
Here’s the dog with the apple.
- Dạng 3: Nghe, viết các chữ cái cịn thiếu rồi sau đó đọc to (Listen, complete and
say aloud):
11



Ví dụ:
1. lun__ __
2. tea__ __
3. mon__ __
4. sou__ __
5. too__ __
6. mu__ __
7. bea__ __
8. cat__ __
- Dạng 4: Nhóm các từ sau vào cột đúng rồi đọc to (Group and say aloud):
Ví dụ:
Popcorn
told
stormy
cold
Old
worn
Sold
story
Storm
fold
- Dạng 5: Yêu cầu học sinh ghi ngữ điệu của câu:
Ví dụ:
Good morning, doctor.
How are you today?
Is he a doctor or an actor?
The flower is nice.
How old is Miss Hoa?
- Dạng 6: Hãy nhìn tranh rồi khoanh tròn vào âm đúng (Look and circle the correct

sound):
g

h

b

sh

ch

th

s

z

bl

x

cl

pl

7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng cho đối tượng là học sinh lớp 3 & 5 ở
trường Tiểu học Tứ Yên. Ngồi ra sáng kiến cịn có thể áp dụng cho đối tượng học
sinh lớp 3 & 5 trên phạm vi tồn tỉnh.
8. Những thơng tin cần được bảo mật: khơng có.

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Giáo án, sách giáo khoa, đĩa CD, đài cassette, tai nghe, thẻ hình, thẻ ngữ âm,
tranh ảnh, phịng học chức năng.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp
dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:

12


10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
Sau một thời gian áp dụng “Hướng dẫn cách phát âm trong tiếng Anh
cho học sinh tiểu học” vào thực tế dạy học, đến nay tôi nhận thấy học sinh hiểu
bài tốt, khái niệm rõ ràng về sự khác nhau và cách phát âm chuẩn của từng âm
trong phần luyện ngữ âm ở sách giáo khoa. Trong những năm học vừa qua, nhờ sự
nỗ lực hết mình của giáo viên và học sinh, sự chỉ đạo sát xao của các cấp lãnh đạo
nên việc dạy và học tiếng Anh ở trường tơi đã có những chuyển biến tích cực, có
nhiều em đạt thành tích cao trong học tập. Kết quả cụ thể như sau:
Khối

TSHS

3
5
Tổng cộng

74
74
148


SL
28
34
62

Điểm 9-10
%
37,8
46,0
41, 9

Điểm 7-8
SL
%
26
35,2
28
37,8
54
36, 5

Điểm 5-6
SL
%
20
27,0
12
16,2
32

21, 6

10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
Khắc phục có hiệu quả tình trạng học sinh phát âm chưa đúng trong Tiếng
Anh. Góp phần nâng cao kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu (nếu có):
STT Tên tổ chức/cá
nhân

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

1

Lớp 3

Trường Tiểu học Tứ Yên

Cách phát âm trong Tiếng Anh

2

Lớp 5

Trường Tiểu học Tứ Yên


Cách phát âm trong Tiếng Anh

Tứ Yên, ngày

tháng năm 2020

HIỆU TRƯỞNG

Tứ Yên, ngày

tháng năm 2020

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ

Tứ Yên, ngày

tháng năm 2020

Tác giả

Triệu Thị Ái Nương

13



×