Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN hướng dẫn học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.23 KB, 15 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Thế kỉ XXI với khát vọng của mình Việt Nam đang hoạch định một nền
giáo dục dân tộc, khoa học và hiện đại đủ sức tạo ra mặt bằng dân trí cao, chú
trọng phát triển, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Với mục tiêu đổi mới của giáo
dục tiểu học là phải góp phần đào tạo những người lao động linh hoạt, năng
động, sáng tạo. Thích ứng với u cầu này địi hỏi phải đổi mới tồn diện và
đồng bộ giáo dục tiểu học, trong đó cần ưu tiên đổi mới phương pháp dạy học
nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa vai trị tự giác, tích cực độc lập của học sinh
với vai trò tổ chức, hướng dẫn và tính chủ động của giáo viên.
Như ta đã biết, bậc tiểu học là bậc học khó nhất về mặt khoa học giáo dục
trong tất cả các bậc học, đồng thời vai trị của nó rất to lớn. Đây là bậc học góp
phần nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động, đem lại hạnh phúc cho
mọi gia đình. Bậc tiểu học là một bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền
móng cho việc hình thành nhân cách ở học sinh trên cơ sở được cung cấp những
tri thức khoa học ban đầu về xã hội, tự nhiên, các năng lực nhận thức, trang bị
các kỹ năng ban đầu về hoạt động nhân thức và thực tiển, phát huy tình cảm thói
quen và đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Trong các môn học ở tiểu học
thì mơn tốn có vị trí rất quan trọng vì Toán với tư cách là một khoa học nghiên
cứu một số mặt của thế giới thực, một hệ thống kiến thức và phương pháp nhận
thức cơ bản. Mơn tốn có khả năng phát triển tư duy lơgíc, bồi dưỡng và phát
triển những thao tác trí tuệ cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như: Trừu
tượng hoá, khái quát hố, phân tích và tổng hợp, so sánh, dự đốn, chứng minh
và bác bỏ, …
Xuất phát từ những vấn đề trên và trên cơ sở thực tiễn học sinh tiểu học,
việc giải Tốn của các em gặp nhiều khó khăn, nhiều em đọc bài tốn khơng
hiểu ý của bài tốn u cầu gì, do đó các em hay bị giải sai.
Với cương vị là một giáo viên – một tổ trưởng chun mơn, tơi ln ln
suy nghỉ mình phải làm gì để giúp học sinh giải tốn có lời văn tốt đặc biệt là bài
toán hợp, vậy để giúp học sinh làm tốt thao tác phân tích, tổng hợp bài tốn, từ


đó các em giải được bài tốn đơn. Trên cơ sở giải được toán đơn các em sẽ giải
được bài tốn hợp bằng nhiều cách phân tích bài tốn hợp thành bài tốn đơn dễ
giải, trong việc tìm kế hoạch giải tốn có nhiều phương pháp nhưng quan trọng

1


nhất, hay vận dụng nhất là phương pháp tổng hợp do vậy tôi quyết định chọn và
nghiên cứu việc “Hướng dẫn học sinh lớp 1 học tốt giải tốn có lời văn”.
2. Tên sáng kiến
Hướng dẫn học sinh lớp 1 học tốt giải tốn có lời văn.
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Trần Thị Tuyết
- Địa chỉ: Trường TH&THCS Tứ Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Điện thoại: 0356317497
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Trần Thị Tuyết – Giáo viên trường TH&THCS Tứ Yên, Sơng Lơ, Vĩnh
Phúc
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Mơn Tốn lớp 1
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Tháng 9 năm 2019.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Về nội dung của sáng kiến
Khả năng giải tốn có lời văn chính là phản ánh năng lực vận dụng kiến
thức của học sinh. Học sinh hiểu về mặt nội dung kiến thức toán học vận dụng
vào giải tốn kết hợp với kíến thức Tiếng Việt để giải quyết vấn đề trong tốn
học. Từ ngơn ngữ thơng thường trong các đề tốn đưa ra cho học sinh đọc -hiểubiết đến hướng dẫn đưa ra phép tính kèm câu trả lời và đáp số của bài toán.
Giải tốn có lời văn góp phần củng cố kiến thức tốn, rèn luyện kỹ năng

diễn đạt, tích cực góp phần phát triển tư duy cho học sinh tiểu học. Đó là ngun
nhân chính mà tơi chọn đề tài nghiên cứu: “Hướng dẫn học sinh lớp 1 học tốt
giải tốn có lời văn”.
Giải toán là một hoạt động gồm những thao tác: Xác lập được mối quan
hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện bài tốn mà
thiết lập các phép tính số học tương ứng, phù hợp. Để tiến hành được điều đó,
việc dạy toán diễn ra theo ba mức độ:
- Mức độ thứ nhất: Hoạt động chuẩn bị cho việc giải toán.
- Mức độ thứ hai: Hoạt động làm quen với việc giải tốn.
- Mức độ thứ ba: Hoạt động hình thành kỹ năng giải toán.

2


Qua những năm giảng dạy thực tế tại trường tôi nhận thấy rằng kĩ năng
giải tốn có lời văn của học sinh chủ yếu rơi vào những em giỏi, còn những em
trung bình và yếu thì đặt lời giải vẫn chưa chắc chắn dẫn đến kết quả chưa cao.
Sau khi nắm đặc điểm tình hình của lớp, tơi đã lựa chọn một số nội dung
sau đây để giúp học sinh lớp tơi học tốt hơn về Giải tốn có lời văn như sau:
- Nắm chắc nội dung chương trình giải tốn có lời văn lớp 1.
- Hướng dẫn học sinh các bước giải tốn có lời văn ở lớp 1.
- Thường xuyên luyện tập, thực hành.
- Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học để dạy giải tốn có lời văn
lớp 1.
- Thực hiện đổi mới cách đánh giá học sinh một cách triệt để.
- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh.
Để dạy tốt mơn Tốn lớp 1 nói chung, “Giải tốn có lời văn” nói riêng,
điều đầu tiên là mỗi giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình, sách giáo
khoa.
Trong chương trình Tốn lớp 1 giai đoạn đầu, học sinh còn đang học chữ

nên chưa thể đưa ngay “Bài tốn có lời văn”. Mặc dù đến tuần 21, các em mới
được chính thức học “Bài tốn có lời văn” và cách giải “Bài tốn có lời văn”,
song chúng ta đã ngầm chuẩn bị từ xa cho việc làm bài tập này ngay từ bài:
“Phép cộng trong phạm vi 3” (Luyện tập) ở tuần 7. Bắt đầu từ tuần 7 cho đến
tuần 16, trong hầu hết các tiết dạy về phép cộng trong phạm vi (không q) 10
đều có các bài tập thuộc dạng “Nhìn tranh viết phép tính vào dãy 5 ơ trống”.
Ví dụ: Dạy bài Luyện tập trang 45
1

2

=

3

Sau khi quan sát tranh vẽ giáo viên hướng dẫn học sinh tập nêu bằng
lời: “Có 1 quả bóng, thêm 2 quả bóng nữa. Hỏi có tất cả mấy quả bóng?”, rồi tập
cho các em nêu miệng câu trả lời: “Có tất cả 3 quả bóng”. Như vậy các em đã
được làm quen với bài toán ở dạng quan sát hình minh hoạ rồi viết phép tính
thích hợp vào ơ trống. Dạng bài này là bước khởi đầu của dạng bài tốn có lời
văn các em sẽ được học ở tuần 21 nên tôi hướng dẫn các em quan sát hình vẽ
minh hoạ rất kĩ và nêu câu hỏi gợi mở giúp các em nêu miệng 3 - 5 lần để hình
thành bài tốn, từ đó đã bồi dưỡng cho các em vốn ngôn ngữ, cách diễn đạt.
Bước đầu giúp các em biết diễn đạt bài tốn bằng lời văn. Sau đó viết phép tính
vào ơ trống:
3


1
+

2 = 3
Ở dạng này, giáo viên cần hướng dẫn các em thực hiện theo các bước cụ
thể:
- Bước 1: Xem tranh vẽ.
- Bước 2: Nêu bài toán bằng lời.
- Bước 3: Nêu câu trả lời.
- Bước 4: Viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh.
Tuy khơng u cầu cao, tránh tình trạng quá tải với học sinh, nhưng có thể
động viên học sinh năng khiếu làm nhiều cách, có nhiều cách diễn đạt từ một
hình vẽ hay một tình huống trong sách giáo khoa.
Ví dụ: Bài 4 trang 77
Cách 1: Có 8 hộp, thêm 1 hộp nữa. Hỏi có tất cả mấy hộp?
8

+

1

=

9

Cách 2: Đem 1 hộp xếp vào chỗ 8 hộp. Hỏi có tất cả mấy hộp?
1

+

8

=


9

Tương tự câu b:
Cách 1: Có 7 bạn đang chơi, thêm 2 bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao
nhiêu bạn?
7
+
2
=
9
Cách 2: Có 2 bạn đang đi đến chỗ 7 bạn đang chơi. Hỏi có tất cả bao
nhiêu bạn?
2

+

7

=

9

Cách 3: Có tất cả 9 bạn, trong đó có 7 bạn đang chơi trên sân. Hỏi có mấy
bạn đang đi tới?
9

-

7


=

2

Cách 4: Có tất cả 9 bạn, trong đó có 2 bạn đang đi tới. Hỏi có mấy bạn
đang chơi trên sân?
9

-

2

=

7

Khi dạy bài này, cần hướng dẫn học sinh diễn đạt trình bày, động viên các
em nêu nhiều tình huống khác nhau trong một tranh và viết được nhiều phép
tính để tăng cường khả năng diễn đạt cho học sinh.

4


Tiếp theo đó, kể từ tuần 17, học sinh được làm quen với việc đọc tóm tắt
rồi nêu đề tốn bằng lời, sau đó nêu cách giải và tự điền số và phép tính thích
hợp vào dãy 5 ơ trống. Học sinh từng bước làm quen với lời thay cho hình vẽ,
các em dần dần thốt ly khỏi hình ảnh trực quan từng bước tiếp cận đề bài toán.
Yêu cầu học sinh phải đọc và hiểu được tóm tắt, biết diễn đạt đề bài và lời; giải
bài toán bằng lời; chọn phép tính thích hợp viết vào ơ trống nhưng chưa cần viết

lời giải.
Ví dụ: Dạy bài Luyện tập chung (SGK trang 89)
Bài 5: Viết phép tính thích hợp:
a) Có: 5 quả
b) Có: 7 viên bi
Thêm: 3 quả
Bớt: 3 viên bi
Có tất cả: … quả?
Cịn: … viên bi?

Dựa vào tóm tắt bài tốn thì rất khơ khan khó hiểu, các em khơng thể
tưởng tượng được bài tốn nên giáo viên phải đặt câu hỏi gợi mở cho các em.
Giáo viên có thể liên hệ thực tế: có thể đây là mẹ có, hoặc bà có, hay chỉ có…
cịn quả ở đây có thể là quả cam, hay táo, hay lê,…qua đó hướng dẫn các em nêu
thành bài tốn chẳng hạn: Mẹ có 5 quả cam, mẹ mua thêm 3 quả nữa. Hỏi mẹ có
tất cả mấy quả cam? Hoặc Bà có 5 quả táo, bà mua thêm 3 quả nữa. Hỏi bà có
tất cả mấy quả táo?
Ở dạng này, giáo viên phải hướng các em dựa vào tóm tắt nêu đề tốn, sau
đó mới viết phép tính thích hợp vào ô trống theo từng bước cụ thể sau:
Bước 1: Yêu cầu vài em đọc tóm tắt bài tốn.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh nêu đề toán.
Bước 3: Hướng dẫn các em nêu phép tính thích hợp.
Bước 4: Hướng dẫn học sinh viết phép tính vào ơ trống.
Qua đó, các em đã được làm quen dần và cũng là cầu nối với dạng bài
tốn có lời văn ở tuần 21. Có bài được cài sẵn “cốt câu” hỏi, lời giải vào tóm tắt
để các em có thể dựa vào đó mà viết câu lời giải.
Tiếp theo, trước khi chính thức học “Giải tốn có lời văn”, học sinh được
học bài nói về cấu tạo của một bài tốn có lời văn (gồm hai thành phần chính là
những cái đã cho (đã biết) và những cái phải tìm (chưa biết). Bài tập này giúp
các em hiểu sâu hơn về cấu tạo của “Bài tốn có lời văn”.


5


Ví dụ: Dạy bài: Bài tốn có lời văn (trang 115) gồm 4 bài tốn có u cầu
khác nhau:
* Bài tốn cịn thiếu số (Cái đã cho)
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài tốn:
Bài tốn: Có …bạn, có thêm… bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài tốn:
Bài tốn: Có … con thỏ, có thêm … con thỏ đang chạy tới. Hỏi có tất cả bao
nhiêu con thỏ?
* Bài tốn cịn thiếu câu hỏi (cái cần tìm)
Bài 3: Viết tiếp câu hỏi để có bài tốn:
Bài tốn: Có 1 gà mẹ và có 7 gà con. Hỏi ………………………………..?
* Bài tốn cịn thiếu cả số cả câu hỏi (cái đã cho và cái cần tìm)
Bài 4 Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài tốn:
Bài tốn: Có … con chim đậu trên cành, có thêm…con chim bay đến.
Hỏi…………………………….?
Dạy dạng toán này, giáo viên phải xác định làm thế nào giúp các em điền
đủ được các dữ kiện (cái đã cho và cái cần tìm) cịn thiếu của bài tốn và bước
đầu các em hiểu được bài tốn có lời văn là phải đủ các dữ kiện; đâu là cái đã
cho và đâu là cái cần tìm.
Để đạt được yêu cầu này, trước hết giáo viên nêu yêu cầu bài toán, cho vài
ba học sinh nhắc lại yêu cầu bài tốn. Sau đó giáo viên hướng dẫn các em quan
sát hình vẽ minh hoạ (sách giáo khoa)
Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi – học sinh trả lời và điền số cịn thiếu vào
chỗ chấm để có bài tốn. Giáo viên kết hợp dùng phấn màu ghi số còn thiếu vào
bài tốn mẫu trên bảng lớp.
+ Có mấy bạn ở bên trái? (học sinh trả lời, nhận xét).

+ Có mấy bạn ở bên phải đang đi tới? (học sinh trả lời, nhận xét).
- Cho vài em nhắc lại.
- Cho HS viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán.
- Cho các em đọc lại bài toán (đọc cá nhân, đồng thanh).
Bước 2: Hướng dẫn các em xác định cái đã cho và cái cần tìm (dữ kiện và
yêu cầu bài toán). Dùng phấn màu gạch chân dữ kiện và từ quan trọng (tất cả)
của bài tốn.
Sau khi hồn thành 4 bài toán trên, giáo viên nên cho các em đọc lại và
xác định bài 1 và 2 thiếu cái đã cho; bài 3 thiếu cái cần tìm; bài 4 thiếu cả cái đã
6


cho và cái cần tìm. Qua đó giúp các em hiểu được bài tốn có lời văn đầy đủ
phải có đủ dữ kiện.
Lưu ý: Khi hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ giáo viên nên chỉ cụ thể
bên trái, bên phải, bên trên hay bên dưới hoặc dấu hiệu thể hiện trên hình vẽ
(người; con vật) đang đứng hay đang đi đến, đang đậu, đang bay đi hay bay
đến,…để các em khơng nhầm lẫn khi viết phép tính).
Sau khi học sinh nắm được cấu tạo của bài tốn có lời văn, giáo viên
hướng dẫn các em về quy trình giải tốn có lời văn gồm các bước như sau:
- Bước 1: Tìm hiểu bài tốn.
- Bước 2: Tóm tắt bài tốn.
- Bước 3: Tìm cách giải bài tốn
- Bước 4: Trình bày bài giải (gồm 3 phần: câu lời giải, phép tính, đáp số).
- Bước 5: Kiểm tra lại bài giải.
Ví dụ: Dạy bài Giải tốn có lời văn (Bài 1 trang 117):
An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng ?
Bước 1: Tìm hiểu đề bài
- Quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
- Đọc bài toán.

- Đặt câu hỏi tìm hiểu bài:
+ Bài tốn cho biết gì? (An có 4 quả bóng)
+ Bài tốn cịn cho biết gì nữa? (Bình có 3 quả bóng)
+ Bài tốn u cầu tìm gì? (Cả hai bạn có mấy quả bóng?)
Tơi dùng phấn màu gạch chân dữ kiện, yêu cầu của bài toán.
Bước 2: Tóm tắt bài tốn.
Tơi hướng dẫn để học sinh hồn thiện tóm tắt của bài tốn. Lúc này học
sinh chỉ cần dựa vào bài tốn cho biết gì và bài tốn hỏi gì là đã hồn thiện tóm
tắt.
Tóm tắt
An có: 4 quả bóng.
Bình có: 3 quả bóng.
Cả hai bạn có: . . . quả bóng?
- Yêu cầu học sinh đọc lại tóm tắt.
Bước 3: Tìm cách giải bài tốn.
Hướng dẫn học sinh viết lời giải:

7


- Dựa vào đâu ta viết được lời giải của bài tốn? (Dựa vào câu hỏi của bài
tốn).
- Tơi nhấn mạnh: Bài tốn hỏi cái gì thì trả lời ngay các đó.
- Tơi hướng dẫn các em viết câu lời giải theo một số cách sau:
Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi) và cuối (mấy
quả bóng?) để có câu lời giải: “Cả hai bạn có:” hoặc thêm từ là để có câu lời
giải: “Cả hai bạn có là:”
Cách 2: Hướng dẫn cho học sinh chọn cách viết câu lời giải gần với câu
hỏi nhất đó là:
- Đọc kĩ câu hỏi.

- Bỏ chữ “Hỏi” đầu câu hỏi.
- Thay chữ “mấy” bằng “chữ số”.
- Thêm vào cuối câu chữ là và dấu hai chấm để có câu lời giải: “Cả hai
bạn có số quả bóng là:”
Cách 3: Đưa từ “quả bóng” ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ “Hỏi”
và thêm từ “Số” (ở đầu câu), từ “là” (ở cuối câu) để có “Số quả bóng hai bạn có
tất cả là:”
Cách 4: Dựa vào dịng cuối cùng của câu tóm tắt coi đó là “từ khố” của
câu lời giải rồi thêm thắt chút ít. Ví dụ: Từ dịng cuối của tóm tắt “Cả hai bạn có:
…quả bóng ?”. Học sinh viết câu lời giải: “Cả hai bạn có là:”
Cách 5: Sau khi học sinh tính xong: 4 + 3 = 7 (quả bóng). Giáo viên chỉ
vào 7 rồi hỏi: “7 quả bóng này là của ai?” (Số bóng của hai bạn có tất cả). Từ
câu trả lời của học sinh, ta giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải: “Số bóng
của hai bạn có tất cả là:”
Vậy là có rất nhiều câu lời giải khác nhau, yêu cầu học sinh chọn câu lời
giải thích hợp nhất, khơng nên bắt học sinh nhất nhất phải viết theo lời giải theo
một kiểu.
Hướng dẫn học sinh viết phép tính:
Tơi nêu tiếp: “Muốn biết cả hai bạn có mấy quả bóng ta làm phép tính gì?
(tính cộng); Mấy cộng với mấy? (4 + 3 = 7).
Tiếp tục, tôi gợi ý để học sinh nêu tiếp “7 này là 7 quả bóng” nên ta viết
“quả bóng” vào dấu ngoặc đơn: 4 + 3 = 7 (quả bóng).
Lưu ý: bài tốn hỏi cái gì thì ghi tên đơn vị cái đó (Ví dụ: Hỏi cả hai bạn
có mấy quả bóng?), tên đơn vị (quả bóng) hoặc hỏi: “Có tất cả bao nhiêu con
vịt?”, tên đơn vị (con vịt)
8


c. Hướng dẫn học sinh viết đáp số:
Tôi hướng dẫn học sinh: đáp số viết kết quả của phép tính, đơn vị khơng

cần viết trong ngoặc đơn.
Bước 4: Trình bày bài giải:
Đây là tiết đầu tiên các em thực hiện giải bài tốn có lời văn nên các em
khơng biết trình bày bài giải, vì vậy giáo viên phải hướng dẫn thật tỉ mỉ từng
bước bài giải bài toán, sau đó hướng dẫn các em cách trình bày vào vở. Giáo
viên vừa hướng dẫn vừa trình bày bài giải mẫu (không viết kết quả) trên bảng
khoảng 1 tuần để các em viết vào vở ô li cho quen dần, như vậy sau này các em
mới có kĩ năng trình bày bài tốn có lời văn.
Bài giải
Cả hai bạn có:
4 + 3 = … (quả)
Đáp số: ... quả bóng.
Bước 5: Kiểm tra lại bài giải
Sau khi học sinh làm bài xong yêu cầu các em kiểm tra lại bài xem đã
đúng chưa (có thể quan sát tranh lại để kiểm tra).
Ví dụ: Bài tập 2 (trang 169- Toán 1): Một thanh gỗ dài 97 cm, bố em cưa
bớt đi 2 cm. Hỏi thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng-ti- mét?
* Thực hiện theo 4 bước hướng dẫn giải bài toán có lời văn trên như sau:
Bước 1: Tìm hiểu đề bài
- Cho học sinh đọc đề nhiều lần để xác định dạng bài tập.
Bài tốn cho biết gì? (Một thanh gỗ dài 97 cm, bố em cưa bớt 2 cm).
Bài tốn hỏi gì? Hay bài tốn u cầu gì? (Thanh gỗ cịn lại dài bao nhiêu
xăng-ti-mét?)
Bước 2: Tóm tắt bài tốn, chẳng hạn:
Tóm tắt
Thanh gỗ:
97 cm
Cưa bớt:
2 cm
Cịn lại:

… cm?
Bước 3: Hướng dẫn cách giải và tìm lời giải:
+ Bài tốn cho ta biết những gì? (Một thanh gỗ dài 97 cm, bố em cưa bớt
2 cm)
+ Bài toán hỏi gì? (Thanh gỗ cịn lại dài bao nhiêu xăng- ti- mét?)

9


+ Muốn biết thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu ta làm phép tính gì? (phép tính
trừ)
+ Vì sao? (vì có từ “cịn lại”)
+ Gọi học sinh nêu phép tính trừ? 97 - 2 = 95 (cm)
Tìm lời giải cho bài toán là dựa vào câu hỏi: Hỏi thanh gỗ còn lại
dài bao nhiêu xăng- ti- mét? Chúng sẽ bỏ đi tiếng “hỏi” và “bao nhiêu xăng –timét” thêm từ “là” thì ta được lời giải như sau: “Thanh gỗ cịn lại dài là:”
Bước 4: Trình bày bài giải
Bài giải
Thanh gỗ còn lại dài là:
97 - 2 = 95 (cm)
Đáp số: 95 cm.
Bước 5: Kiểm tra lại bài giải
- Cho nhiều học sinh nêu thêm nhiều lời giải khác phù hợp với bài toán.
Với cách hướng dẫn tỉ mỉ và logic như trên tôi thấy các em tiếp thu bài rất
nhanh và nhớ lâu qua việc cho các em nhắc lại bài toán nhiều lần sau khi đã điền
đủ các dữ kiện hoặc viết câu hỏi, giúp các em hiểu được bài tốn có lời văn là
phải có đủ cái đã cho và cái phải tìm (dữ kiện và yêu cầu bài toán). Khi giáo
viên gợi ý để các em xác định và viết được câu hỏi bài tốn thì các em sẽ dễ
dàng đặt lời giải bài toán một cách chính xác. Do đó, đối với những bài tốn đã
có đầy đủ dữ kiện và u cầu tơi ln khuyến khích các em đọc kĩ bài tốn sau
đó đặt câu hỏi gợi ý để các em tìm và dùng bút chì gạch chân cái đã cho và cái

phải tìm, tóm tắt bài tốn và xác định đúng đơn vị đi kèm rồi suy nghĩ tìm cách
đặt lời giải và giải bài tốn. Tơi ln khuyến khích các em đặt nhiều lời giải
khác nhau phong phú và đa dạng nhưng nội dung phải phù hợp với bài tốn.
Ví dụ: Dạy bài Phép cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ)
Lớp 1A trồng được 35 cây, lớp 2A trồng được 50 cây. Hỏi hai lớp trồng
được tất cả bao nhiêu cây? (SGK trang 155)
- Cho 2 em đọc bài toán, lớp đọc thầm và gạch chân cái đã cho và cái cần
tìm.
- GV gợi ý, hướng dẫn HS tóm tắt bài tốn. Có 2 cách tóm tắt, chẳng hạn:
* Cách 1 (Tóm tắt bằng lời văn)
Lớp 1A: 35 cây
Lớp 2 A: 50 cây
Cả hai lớp: … cây?
10


* Cách 2 (Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng)
35 cây
50 cây
? cây
Sau khi tóm tắt xong, giáo viên đặt câu hỏi gợi ý để các em đặt lời giải và
giải theo hướng sau:
Bài giải
Cả hai lớp trồng được:
35 + 50 = 85 (cây)
Đáp số: 85 cây
Các em có thể đặt lời giải nhiều kiểu, chẳng hạn:
- Hai lớp trồng là:
- Lớp 1A và lớp 2A trồng:
- Tất cả trồng là:

- Số cây hai lớp trồng:
- Số cây tất cả trồng là:
- Số cây lớp 1A và lớp 2A trồng:
- Số cây trồng tất cả là:
Giáo viên không nên yêu cầu các em đặt lời giải một cách máy móc, rập
khn và đầy đủ như các lớp trên. Vì đây là bước đầu giúp các em hình thành kỹ
năng giải tốn có lời văn, các em đã hiểu được lời giải của bài tốn phải phụ
thuộc vào cái cần tìm. Mỗi bài tốn có nhiều cách đặt lời giải khác nhau.
* Lưu ý các từ quan trọng trong bài toán để giải bài tốn chính xác:
+ Dạng bài làm phép tính cộng: mua thêm, lấy thêm, hái thêm, cả hai, tất
cả, dài hơn, nhiều hơn, cao hơn…
+ Dạng bài toán làm phép trừ: cho đi, bớt đi, đã ăn, đã dùng, dùng hết, ăn
hết, biếu, tặng, cắt đi, ngắn hơn, ít hơn, thấp hơn, còn lại…
* Đối với giải bài tốn theo tóm tắt:
Tơi cho học sinh đọc tóm tắt đề tốn, nhìn tóm tắt nêu đề tốn, phân tích
đề và giải bài toán như trên.
* Sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học trong dạy Giải tốn có lời
văn:

11


Trong dạy học về Giải tốn có lời văn, tơi đã sử dụng kết hợp nhiều
phương pháp dạy học để giúp học sinh nắm vững kiến thức, giải toán một cách
thành thạo như sau:
a. Phương pháp trực quan: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt
động trực tiếp trên các hiện tượng, sự vật cụ thể để dựa vào đó nắm bắt được
kiến thức, kĩ năng của mơn Tốn, cụ thể là giải tốn có lời văn.
b. Phương pháp thực hành luyện tập: là phương pháp dạy học liên quan
đến hoạt động thực hành luyện tập các kiến thức, kĩ năng của môn học, chiếm

50% tổng thời gian dạy học Tốn. Vì vậy phương pháp này được thường xun
sử dụng trong dạy học Tốn nói chung và dạy Giải tốn có lời văn nói riêng. Cụ
thể cho học sinh luyện tập:
+ Làm trên bảng lớp
+ Làm trên bảng con của học sinh.
+ Luyện tập Toán trong vở.
+ Làm trong phiếu học tập.
c. Phương pháp gợi mở vấn đáp: là phương pháp sử dụng một hệ thống
các câu hỏi để hướng dẫn học sinh suy nghĩ, lần lượt trả lời từng câu hỏi, từng
bước dẫn đến cách trình bày bài tốn có lời văn.
d. Phương pháp giảng giải minh hoạ: Phương pháp này dùng lời nói để
giải thích, kết hợp với các phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích.
đ. Phương pháp tổ chức trị chơi học tập:
Đối với học sinh lớp 1 các em vừa chuyển sang một môi trường mới được
học tất cả các môn học, trong khi đó ở Mầm non các em chủ yếu là được vui
chơi. Cho nên khi tiếp thu kiến thức mới các em chưa hứng thú, say mê, dễ
nhàm chán. Vì vậy tổ chức trị chơi học tập trong các mơn học nói chung và mơn
Tốn nói riêng là rất cần thiết, bởi vì sau khi học sinh đã nỗ lực tự giác giải
quyết các nhiệm vụ của bài học, nếu giáo viên chuyển sang một hình thức tổ
chức học tập mới (trị chơi học tập) thì các em được chuyển từ trạng thái “căng
thẳng” sang một trạng thái “hưng phấn” sẽ phù hợp với độ tuổi các em hơn. Để
tổ chức trò chơi học tập mang lại kết quả thì giáo viên cần biết tổ chức trị chơi
vào lúc nào trong mỗi tiết dạy, thiết kế trò chơi phải đảm bảo những u cầu gì,
cách tổ chức trị chơi ra sao, chuẩn bị các đồ dùng, thiết bị phục vụ cho trò chơi
để đạt được hiệu quả và đem lại sự hứng thú say mê học tập cho học sinh.
e. Tổ chức cho học sinh học nhóm cộng tác:

12



Trước khi giải một bài tốn có lời văn giáo viên có thể cho học sinh tự suy
nghĩ tìm ra cách giải bài tốn sau đó có thể thảo luận trong nhóm xem cách giải
đã chính xác chưa, có cần sự giúp đỡ của bạn khơng, rồi mới trình bày bài giải.
* Thường xuyên luyện tập thực hành: Với nội dung về giải tốn có lời văn
ở lớp 1, để hình thành kiến thức mới cho học sinh thì phương pháp chủ yếu là
trực quan kết hợp làm mẫu; để rèn kỹ năng thì phương pháp chủ yếu là thực
hành – luyện tập. Tuy nhiên, trong quá trình học sinh thực hành luyện tập, giáo
viên phải tăng dần mức độ, yêu cầu, độ khó của bài tập; tạo điều kiện cho học
sinh tự huy động kiến thức sẵn có để làm bài; đồng thời rèn cho học sinh khả
năng tự kiểm tra, đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau.
Như vậy, khi sử dụng phương pháp dạy học Giải toán có lời văn ở lớp 1,
chúng ta cần quan tâm đến đặc điểm nhận thức của học sinh và sử dụng các
phương pháp dạy học kích thích tư duy trừu tượng, khả năng so sánh, khái quát
hoá, tổng hợp hoá cho học sinh.
Nội dung rèn luyện kỹ năng thực hiện tính nhẩm phép cộng, trừ trong
bảng là rất quan trọng vì nó khơng chỉ giúp củng cố kiến thức mới mà cịn rất
thuận lợi cho q trình giải tốn có lời văn giúp các em thực hiện chính xác kết
quả của bài toán. Thiếu kỹ năng cộng, trừ nhẩm tốt thì học sinh sẽ rất khó khăn
trong việc học phép cộng, trừ các số có đến hai chữ số trong phạm vi 100.
Các em có nắm chắc từng bước của việc Giải tốn có lời văn và được
luyện tập thường xuyên sẽ đạt tới khả năng giải toán một cách thành thạo, chính
xác, nhanh hơn. Tơi thường xun cho các em luyện tập thực hành bằng nhiều
hình thức như bảng con, bảng lớp, phiếu bài tập, làm trực tiếp trên sách giáo
khoa và làm trên vở ô li.
Trên đây là 2 mẫu tốn đơn điển hình của phần giải tốn có lời văn ở lớp
1. Tơi đã đưa ra phương pháp dạy từ dễ đến khó để học sinh có thể giải tốn mà
khơng gặp khó khăn ở bước viết câu lời giải. Tối thiểu học sinh có lực học trung
bình yếu cũng có thể chọn cho mình 1 cách viết đơn giản nhất bằng cụm từ: “Có
tất cả là” hoặc “Còn lại là”. Còn học sinh khá giỏi các em có thể chọn cho mình
được nhiều câu lời giải khác nhau nâng dần độ khó thì lời giải càng hay và sát

với câu hỏi hơn.
Qua việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy tốn có lời văn cho học
sinh lớp 1 cho thấy giải tốn có lời văn ở lớp 1 khơng khó ở việc viết phép tính
và đáp số mà chỉ mắc ở câu lời giải của bài tốn. Sau q trình nghiên cứu và áp
dụng kinh nghiệm sáng kiến thì học sinh biết viết câu lời giải đã đạt kết quả rất
13


cao, dẫn tới việc học sinh đạt tỉ lệ cao về hồn thiện bài tốn có lời văn. Vì vậy
theo chủ quan của bản thân tơi thì kinh nghiệm sáng kiến này có thể áp dụng và
phổ biến nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh về việc giải toán có lời văn.
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng cho đối tượng là học sinh lớp 1 ở
trường Tiểu học Tứ Yên. Ngồi ra sáng kiến cịn có thể áp dụng cho đối tượng
học sinh các trường tiểu học trên phạm vi tồn huyện.
8. Những thơng tin cần được bảo mật: Khơng
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Giáo viên: Đủ tài liệu nghiên cứu và giảng dạy. Động viên, khuyến
khích học sinh thích học tốn.
- Học sinh: Đủ sách, vở, các dụng cụ học tập mơn tốn. Thích học tốn.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia
áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có).
10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
-Trên thực tế đến tuần 17 thì học sinh lớp 1 mới học giải tốn có lời văn trong thời gian này
tôi đã tiến hành khảo sát kỹ năng giải tốn có lời văn của học sinh lới tôi. Kết quả như sau:

Lớp


TSHS

HTT

HT

CHT

SL
%
SL
%
SL
%
1A
32
20
62.5
12
37.5
0
0
- Sau thời gian sáng kiến được áp dụng tại lớp tơi thì học sinh có tiến bộ
rõ rệt. Tính đến giữa học kỳ 2 kết quả đạt được như sau:
Lớp

TSHS

HTT


HT

CHT

SL
%
SL
%
SL
%
1A
32
25
78.1
7
21.9
0
0
10.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của của tổ chức, cá nhân:
Với cương vị tổ trưởng chuyên môn tôi đã trao đổi và khuyến khích tổ
viên của mình áp dụng sáng kiến của tơi và q trình giảng dạy của tơi tại lớp
chủ nhiệm. Sau thời gian áp dụng, các lớp đều thu được kết quả rất khả quan.
Như vậy sáng kiến này của bản thân tơi có thể áp dụng rộng rãi cho học sinh
khối lớp 1 trên địa bàn huyện Sông Lô.
11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu (nếu có):

14



TT
1

Tên tổ chức/ cá
nhân
Khối 1

Địa chỉ
Tiểu học Tứ Yên

Phạm vi/ lĩnh vực áp dụng sáng
kiến
Hướng dẫn học tốt mơn tốn 1 giải
tốn có lời văn

Tứ n, ngày tháng 6 năm
2020

Tứ Yên, ngày tháng 6 năm
2020

HIỆU TRƯỞNG

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ

Tứ Yên, ngày 18 tháng 6 năm 2020

Tác giả


Trần Thị Tuyết

15



×