Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

THODUONG-PHONGKIEUDABAC.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.1 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
MÔN: THƠ ĐƯỜNG – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG
PHÁP TIẾP CẬN


THI PHÁP THƠ ĐƯỜNG TRONG TÁC PHẨM: PHONG KIỀU
DẠ BẠC
-TRƯƠNG KẾBản chữ Hán:
楓楓楓楓
月月月月月月月
月月月月月月月
月月月月月月月
月月月月月月月
Phiên âm Hán-Việt:
Phong Kiều dạ bạc
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

I. Thi pháp thơ Đường trong tác phẩm Phong Kiều Dạ Bạc


1. Cảnh tình.
Một bài thơ đặc sắc khơng chỉ là một bài thơ được sáng tác khi tác giả
“hứng cảnh sinh tình” mà cịn phải chứa đựng tâm tư, tình cảm của nhà thơ, đặc
biệt là mở ra một thế giới đa nghĩa “ý tại ngôn ngoại” hay “văn dĩ tận nhi ý hữu
dư” (Chung Vinh). Mở đầu bài thơ, nhà thơ sử dụng hình ảnh ánh trăng để gây xúc
cảm mạnh cho người đọc. “Trăng” từ cổ chí kim đã là tri kỉ của biết bao nhà thơ,
là người bạn để thi nhân thở lộ tâm tình. Để khi tha hương các thi sĩ có thể nhìn
ánh trăng mà nhớ về q hương.


Hình ảnh trăng ở đây khơng tràn đầy sáng rực như lúc mới lên mà trăng đã
“lạc”, tức trời lúc này đã dần về sáng. Chứng tỏ thi sĩ đã thức suốt đêm cho đến
lúc nhìn thấy ánh trăng tàn. Màn đêm kéo ánh trăng lặn dần đã n ắng đến lạ
thường, trăng cũng khơng cịn tỏ trên cao để bầu bạn cùng thi sĩ. Giữa màn đêm
cô tịch ấy tác giả lắng nghe quạ kêu “ô đề” càng tốt lên sự ảo não. Quạ là một
lồi chim báo tin dữ, vậy mà giữa đêm khuya tĩnh mịch tiếng quạ còn cất lên càng
làm tăng thêm nỗi cô đơn, nỗi sầu của lữ khách neo thuyền bên sơng. Khơng gian
phải n tĩnh tuyệt đối thì mới nghe thấy tiếng quạ kêu như vậy. Một đêm buồn
chưa dừng lại ở đó, khung cảnh thanh vắng kèm theo âm thanh rờn rợn của tiếng
quạ lúc này lại được bao phủ bởi cái lạnh giá của “sương” giăng đầy trời. “Trăng
xế” “quạ kêu” “sương đầy trời” tưởng chừng chẳng có gì đặc biệt nhưng khi đặt
chúng cạnh nhau thì một cảnh tượng tịch mịch lúc nửa đêm hiện lên. Qủa thật,


nhìn thấy trăng tàn, nghe thấy quạ kêu, cảm thấy sương lạnh là quá trình chuyển
đổi cảm giác khiến tác lữ khách cảm thấy mình bé trước khơng gian rộng lớn và
nỗi sầu rộng lớn. Phải chăng quạ kêu lại khiến lữ khách thêm u sầu trước nỗi buồn
của chính mình, hồi vọng về một thời hung thịnh nhưng nay đã suy tàn.
Ở câu thừa tiếp theo, Khung cảnh vắng lặng được chạm bút vẽ thêm cảnh
tượng đặc trưng và cảm nhận của lữ khách trong đêm đỗ thuyền ở bến Phong
Kiều. Màn đêm lờ mờ khi trăng tàn, cảnh vật cũng mơng lung khơng rõ nét, lữ
khách chỉ cịn nhìn thấy vịm cây bên sơng. “Giang phong” có lẽ được gợi lên từ
tên gọi của bến Phong Kiều. Cây phong gợi cảm giác mùa thu lạnh lẽo, thấu tận
tâm can của lữ khách tha hương. Sương giăng ngập trời làm cho trên sơng chỉ cịn
nhấp nháy những đóm lửa thuyền chài. Đóm lửa ấy như sưởi ấm tâm hồn của một
đêm lạnh giá. “Giang phong” và “ngư hỏa” – một tĩnh và một động, một tối và
một sáng, một bên bờ và một trên sông. Cảnh vật như chia thành hai vế đối. Nếu
trước đó chỉ nói về cảnh vật thì giờ đây mới tả người lữ khách đang đổ thuyền nơi
bến Phong Kiều. Cụm từ “sầu miên” cho thấy rõ điều đó. Có người cho rằng “sầu
miên” là tên một ngọn núi nhưng khơng hợp lí. Bởi đây chính là lúc mà tâm trạng

của tác gài được bộc lộ, hơn nữa ở vùng Giang Châu ấy khơng có ngọn núi nào
tên “sầu miên” cả. Chính xác thì “sầu miên” là trạng thái của lữ khách đang mơ
màn trong giấc ngủ buồn. Nỗi sầu mơ hồ trong cảnh vật giữa khơng khí lạnh giá
sánh đơi với nỗi buồn trong lòng của lữ khách.


Câu chuyển có nhắc đến địa danh Cơ Tơ, địa danh này gắn liền với hình
ảnh của người đẹp Tây Thi. Ngồi ra tác giả cịn nói đến chùa Hàn San - một ngôi
chùa hẻo lánh thuộc tỉnh Giang Tô. Xung quanh chùa Hàn San bát ngát rừng mai,
phía sau là dịng sơng xanh ngắt giữa hai dãy núi sừng sững vươn mình trong làn
mây trắng xóa. Chùa ở bên cầu có cây phong nên gọi là Phong Kiều. Hàn San
từng là ngơi chùa có nhiều vị sư nổi tiếng một thời và nhiều giai thoại, điển tích...
bài thơ Phong Kiều dạ bạc này có một truyền thuyết nổi tiếng liên quan đến chùa
Hàn San. Trần Trọng San trong cuốn Thơ Đường đã chép lại như sau: Một đêm
trăng, sư cụ trụ trì chùa Hàn San, cảm hứng nghĩ ra hai câu thơ:
"Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung
Bán tự ngân câu bán tự cung"
Thao thức mãi sư cụ không nghĩ được hai câu tiếp thì đột nhiên có tiếng gõ
cửa. Thì ra là chú tiểu cũng trằn trọc vì hai câu thơ mình mới nghĩ ra:
"Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn
Bán trầm thủy để bán phù không."
Chú tiểu cũng không làm tiếp được, sang xin thầy giúp. Nghe xong, sư cụ
mừng quá, quỳ xuống tạ Phật vì quả thật 2 câu thơ của chú tiểu hợp với 2 câu của
sư cụ, thành một bài tứ tuyệt rất hay. Trần Trọng San đã dịch như sau:


"Mồng ba, mồng bốn, trăng mờ
Nửa dường móc bạc nửa như cung trời
Một bình ngọc trắng chia hai
Nửa chìm đáy nước nửa cài từng khơng"

Làm xong bài thơ này thì đã vào lúc nửa đêm, sư cụ bảo chú tiểu đánh
chng tạ ơn Phật. Tình cờ cũng ngay lúc ấy trên thuyền, thi sĩ Trương Kế cũng
khơng ngủ được vì không nghĩ được câu tiếp cho bài thơ. Khi ấy, tiếng chuông
chùa Hàn San vọng đến, gợi hứng cho thi nhân hoàn tất bài thơ Phong Kiều Dạ
Bạc bằng câu kết
“Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”
Điều này chứng tỏ, nửa đêm tiếng chuông chùa đã vang đến con thuyền, nơi
có thi sĩ đang ở trên thuyền. Vậy ở câu cuối thì rõ ràng tiếng chng đã tìm đến với
thuyền khách. Tiếng chuông chùa thong thả trong đêm tĩnh mịch, tiếng chuông
chùa phổ độ chúng sinh, đến bầu bạn với người lữ khách cơ đơn. Đây chính là kết
tinh của toàn bài. Nếu hai câu trước đã thể hiện xuất sắc nỗi sầu vương của lữ
khách thì đến câu cuối nó quy tụ tất cả những gì tinh tế nhất. Mười bốn chữ trong
hai câu đầu tác giả đem vẽ được sáu cảnh, tưởng chừng như đã cạn hết sự tinh túy,
không viết ra được nữa, nhưng tiếng chuông chùa vang đến thuyền khách một cách


thong thả, khai thơng bế tắc, hồn chỉnh bài thơ “Phong kiều dạ bạc”. Cảnh vật dày
đặc ở hai câu trước được thể hiện sâu lắng, tỉ mỉ. Nhưng hai câu cuối chỉ cốt độc
tôn “tiếng chuông” chùa trong đêm tĩnh mịch, đem đến sự thanh thản cho chúng
sinh. Thật diệu kì khi chỉ bốn câu thơ ngắn nhưng dập dềnh như con thuyền đậu
bến. Câu một thường, câu hai thật hay, câu ba như chưa hoàn chỉnh để lùi một
bước sau đó làm nền cho câu bốn xuất thần. Hai câu đầu hay như thế, mông lung
như thế để hai câu sau buông tiếng chuông chùa, đưa tiếng chuông đến cái “bỉ
ngạn” nâng bài thơ lên tầm cao mới. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy rằng cùng là “tiếng
chuông” nhưng “tiếng chuông chùa” lại khác hẳn “tiếng chuông nhà thờ”. Nếu
tiếng chuông nhà thờ với âm thanh hào hứng, phấn khởi, kêu gọi con người thì
tiếng chng chùa lại rất đầm, vang vọng và khiên con người nhẹ nhàng từ trong
tâm hồn. Vậy phải chăng, những mối sầu miên man trong tâm hồn tác giả đã được
tiếng chuông chùa hóa giải, đem đến sự thanh tịnh trong tâm hồn.


2. Thanh tình.
a. Thể loại
Bài thơ Phong kiều dạ bạc theo thể “thất ngôn tứ tuyệt” là thể thơ mỗi bài
có 4 câu và mỗi câu 7 chữ. Trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần
với nhau ở chữ cuối, tức là chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngơn tứ tuyệt. Bài
thơ theo cấu trúc bốn phần: khởi, thừa, chuyển, hợp, tương ứng với bốn câu thơ


trong bài.

b. Niêm
Niêm theo nghĩa đen là “dính” với nguyên tắc phân phối thanh theo chiều dọc. Ta
căn cứ vào chữ thứ nhì của mỗi câu, bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Trong
bài thơ Phong kiều dạ bạc
- Chữ thứ 2 trong câu 1 “lạc” (T) đối với chữ thứ 2 trong câu 2 “phong” (B)
- Chữ thứ 2 trong câu 3 “Tô” (B) đối với chữ thứ 2 trong câu 4 “Bán” (T)
- Chữ thứ nhì của câu 2 “phong” (T) niêm với chữ thứ nhì của câu 3 “tơ” (B).
- Chữ thứ nhì của câu 4 “bán” (T) niêm với chữ thứ nhì của câu 1 “lạc” (T).
Điều đó tạo sự kết nối vịng trịn, tạo sự gắn kết chặt chẽ cho thi phẩm.

Nguyệt

lạc

ô

đề

sương


mãn

thiên

T

T

B

B

B

T

B

Giang

phong

ngư

hỏa

đối

sầu


miên

B

B

B

T

T

B

T






thành

ngoại

Hàn

San

tự


B

B

B

T

B

B

T

Dạ

bán

chung

thanh

đáo

khách

thuyền

T


T

B

B

T

T

B

c. Luật
Là sự điều tiết âm thanh theo chiều ngang trong một dòng thơ, sao cho
bằng trắc hòa hợp. Nguyên tắc này được tính từ chữ thứ hai của câu thứ nhất. Nếu
từ này là thanh trắc là bài thơ được gọi là “trắc khởi cách”, Nếu từ này là thanh
bằng thì bài thơ được gọi là “bằng khởi cách”. Vì bài thơ Phong Kiều dạ bạc có
chữ thứ hai trong câu thứ nhất là vầng Trắc nên bài thơ này theo vần trắc khởi
cách.
Ngoài ra, câu thơ muốn cân đối phải đảm bảo sự cân bằng của “đòn cân
thanh điệu” theo yêu cầu của luật thi: “nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục, phân
minh”. Điều này được hiểu là chữ thứ tư sẽ là tâm đối xứng, các chữ thứ hai, thứ
sáu phải tuyệt đối đúng thanh và khác thanh với chữ thứ tư.
Bài thơ Phong kiều dạ bạc tuân thủ đúng theo các nguyên tắc trên nhưng
không vì thế khiến cho dịng cảm xúc của tác giả bị giới hạn trong một phạm vi
nhất định. Bài thơ vẫn thể hiện một cách sâu sắc những tư tưởng, tình cảm của thi
nhân Trương Kế.



d. Vận
Các chữ cuối của câu 1, 2, 4 vần với nhau “thiên”, “miên”, “thuyền” đã
góp phần tạo nên nhạc điệu cũng như tạo hiệu quả đáng kể cho việc diễn tả cảm
xúc của nhà thơ. Âm “iên” ngân dài, giàn trải khiến cho nỗi sầu của tác giả trải dài
cùng không gian vắng lặng nơi bến Phong Kiều.

e. Tiết tấu (ngắt nhịp)
Cách ngắt nhịp ở câu thơ 7 chữ ở Phong kiều dạ bạc đều là chẵn trước,
lẻ sau. Đối với câu thơ 7 chữ thì có 2 cách ngắt nhịp: ngắt 4/3 hoặc 2/2/3. Cách
ngắt nhịp chẵn/lẻ (âm/dương) này là cố định, hầu như khơng có ngoại lệ, khiến cho
âm dương xen kẽ, chẵn lẻ luân chuyển nhịp nhàng và hài hòa. Và đây cũng thể
hiện được sự “hô ứng tự nhiên với nhịp điệu của vũ trụ” [Thi pháp thơ Đường –
Nguyễn Thị Bích Hải tr.203].
Nguyệt lạc/ ô đề/ sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa/ đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại/ Hàn San tự
Dạ bán chung thanh/ đáo khách thuyền

Nhịp ngắt 2/2/3 ở câu đầu và 4/3 trong ba câu tiếp đã tạo nên sự tinh tế
trong việc diễn tả ý nghĩa của bài thơ. Nhịp thơ chậm rãi như trải dài tâm trạng
buồn của Trương Kế. Đặc biệt nhịp ngắt 4/3 ở câu thơ cuối giúp cho tiếng chuông


ngân vang mãi, làm cho tâm hồn tác giả thanh tịnh và tạo nên dư vị cho người đọc
mãi ở đời sau.

3. Từ tình
a. Tự pháp:
Chữ “đáo” trong câu cuối của bài thơ đã được tác giả sử dụng rất đắc.
“đáo” có nghĩa là đến. Vậy xét về mặt ý nghĩa chúng ta thấy nhà thơ nếu không sử

dụng từ “đáo” thì có thể sử dụng từ “mãn”. Nhưng từ này khơng phù hợp vì “mãn”
nghĩa là vọng. Tuy nhiên, lúc này nhà thơ trên con thuyền đậu ở bến Phong Kiều
gần chùa Hàn San. Nếu đêm nghe tiếng chuông chùa vẳng xa xa vọng tới thuyền
thì khơng phù hợp về nghĩa. Ngơi chùa phải ở xa thì mới vẳng tiếng chng tới lữ
khách trên sơng. Ngồi ra có thể thay thế bằng từ “nhập” nhưng nếu sử dụng từ
ngữ này thì khơng tạo được dư vị cho bài thơ. Âm thanh sẽ nhanh chóng bị gãy,
đục ở từ “nhập” vì đây là âm tiết khép nên nó kết thúc nhanh chóng, khơng tạo
nên dư vị về mặt thanh nên khơng phù hợp. Vì vậy việc sử dụng từ “đáo” cho thấy
cái tài sử dụng từ của Trương Kế. Khiến cho lữ khách mới là chủ thể tiếp nhận
tiếng chuông để cho thấy tác động của tiếng chuông đối với tâm hồn thi sĩ. Tiếng
chng ấy tìm đến thuyền khách và tác động manh mẽ, ngân dài vào tâm hồn thi
nhân.
4. Khơng gian nghệ thuật
Văn hóa Trung Quốc ngay từ ban đầu đã cho rằng vũ trụ được cấu thành từ


không gian và thời gian, quan hệ giữa chúng luôn gắn kết và không thể tách rời.
Tông Bạch Hoa tiên sinh cũng từng nói: “Vũ trụ của chúng ta đã là kết cấu nhất
âm nhất dương, nhất hư nhất thực, thế thì về cơ bản nó là một thể thống nhất giữa
không gian và thời gian”.
Và trong thơ Đường, hầu hết các bài thơ đều chú ý cả hai khía cạnh khơng
gian và thời gian. Bài thơ là sự hịa quyện giữa không gian và thời gian. Không
gian tịch mịch hịa quyện vào giữa đêm sương lạnh giá như tốt lên không gian
thiền tông. Tác giả như đã giác ngộ. Vì tương truyền cho rằng Trương Kế sau khi
viết bài thơ Phong Kiều dạ bạc thì để cảm ơn tiếng chng chùa đã thức tỉnh câu
thơ và lịng tác giả nên từ đó Trương Kế đã gác bút khơng làm thơ nữa. Vì ơng cho
rằng sau này ơng khơng cịn sáng tác bài thơ nào có thể hay bằng Phong kiều dạ
bạc.

II. KẾT LUẬN



Phong kiều dạ bạc quả là một tuyệt phẩm của Đường thi khi thể hiện sự
tinh tế của tác giả trong từng cảnh vật, từng âm thanh của câu chữ. Qua đó ta
thấy rằng tâm trạng của tác giả hịa cùng cảnh vật và toát lên sự giác ngộ nhờ
tiếng chuông. Phong kiều dạ bạc quả là một tuyệt phẩm Đường thi với nghệ
thuật đúng luật và câu chữ tinh tế. Tiếng chuông chùa Hàn San giúp tác giả
mãi tồn tại cùng với dư âm của ngôi chùa mãi về sau.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×