Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc - Từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN MINH PHƯƠNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CƠNG TÁC DÂN TỘC TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ CÔNG

HUẾ - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN MINH PHƢƠNG


QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CƠNG TÁC DÂN TỘC TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ : QUẢN LÝ CƠNG
Chun ngành: Quản lý cơng
Mã số: 8 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BẾ TRUNG ANH

HUẾ - NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý nhà nước về công tác dân tộc - Từ
thực tiễn tỉnh Quảng Bình” là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Bế Trung Anh. Các số liệu và trích
dẫn trong luận văn là trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của
mình.
Thừa Thiên Huế, ngày

tháng 8 năm 2019

Học viên

Nguyễn Minh Phƣơng


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn này tôi đã nhận được nhiều
sự hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền
Trung, Khoa Sau đại học - Học viện Hành chính quốc gia cùng tồn thể các
thầy giáo, cơ giáo đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tơi
trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Bế Trung Anh - người
hướng dẫn khoa học, đã tận tình dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn tôi
trong suốt q trình xây dựng đề cương, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND các huyện, Ban Dân tộc tỉnh Quảng
Bình, các sở ngành có liên quan đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình khảo
sát, thu thập số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn
này.
Tơi xin cảm ơn các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng do hạn chế về thời gian và khả năng
nghiên cứu nên trong luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong q thầy giáo, cơ giáo, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề
tài tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hồn thiện hơn.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn./.
Thừa Thiên Huế, ngày

tháng 8 năm 2019

Học viên


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC
DÂN TỘC .................................................................................................................. 9
1.1. Một số khái niệm .................................................................................................. 9

1.1.1. Dân tộc .............................................................................................................. 9
1.1.2. Vấn đề dân tộc ................................................................................................. 11
1.1.3. Quản lý nhà nước ............................................................................................ 11
1.1.4. Quản lý nhà nước về công tác dân tộc ............................................................ 12
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về công tác dân tộc ................................................ 13
1.3. Chủ thể và đặc điểm quản lý nhà nước về công tác dân tộc .............................. 16
1.3.1. Chủ thể quản lý nhà nước về công tác dân tộc ............................................... 16
1.3.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về công tác dân tộc ...................................... 22
1.4. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về công tác dân tộc.................... 25
1.5. Quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở một số địa phương trong nước và trên
thế giới và bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Quảng Bình ........................................ 29
1.5.1. Kinh nghiệm QLNN về công tác dân tộc của các tỉnh.................................... 29
1.5.2. Kinh nghiệm Quản lý nhà nước ở một số quốc gia trên thế giới .................... 30
1.5.3. Một số bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện QLNN về công tác dân tộc ở
Quảng Bình ............................................................................................................... 33
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN
TỘC TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH ..................................................... 38
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ............................................... 38
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ............................... 38
2.1.2. Về kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.................................... 39
2.2. Hoạt động quản lý nhà nước về công tác dân tộc từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình43
2.2.1. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống ch nh trị cơ sở v ng d n tộc thiểu
số ............................................................................................................................... 43


2.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan làm công tác d n tộc thuộc UBND các cấp
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình .................................................................................... 44
2.2.3. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số
và cán bộ làm công tác dân tộc ở cấp tỉnh, cấp huyện. ............................................. 49
2.2.4. Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác dân tộc ..................................... 54

2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện công tác dân tộc ................................. 65
2.2.6. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc
thiểu số ...................................................................................................................... 66
2.3. Đánh giá chung QLNN về công tác dân tộc ở Quảng Bình ............................... 67
2.3.1. Những ưu điểm và nguyên nhân ..................................................................... 67
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ...................................................................... 69
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC TỪ THỰC TIỄN
QUẢNG BÌNH ......................................................................................................... 80
3.1. Phương hướng quản lý nhà nước về công tác dân tộc ....................................... 80
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về công tác dân tộc từ
thực tiễn tỉnh Quảng Bình ......................................................................................... 81
3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trị, vị trí, cơng tác dân tộc ................................... 81
3.2.2. Đổi mới phương thức thực hiện công tác dân tộc ........................................... 82
3.2.3. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác dân tộc ............ 85
3.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu
số và cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc các cấp ............................ 87
3.2.5. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra ...................................................... 88
3.2.6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đồng bào
dân tộc thiểu số.......................................................................................................... 88
3.3. Một số kiến nghị................................................................................................. 89
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 96
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 101


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Số TT

Chữ viết tắt


Nguyên nghĩa

1

CBCC

Cán bộ, cơng chức

2

CTDT

Cơng tác dân tộc

3

CSDT

Chính sách dân tộc

4

DTTS

Dân tộc thiểu số

5

DTNT


Dân tộc nội trú

6

HĐND

Hội đồng nhân dân

7

HTCT

Hệ thống chính trị

8

NXB

Nhà xuất bản

9

QLNN

Quản lý nhà nước

10

UBND


Ủy ban nhân dân


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nằm ở vùng eo thắt của dải đất miền Trung, Quảng Bình là một tỉnh có
điều kiện tự nhiên phức tạp và khí hậu khắc nghiệt. V ng đất Quảng Bình là
nơi có truyền thống đồn kết, gắn bó trong các tộc người cùng chung sống trên
mảnh đất này. Các tộc người nơi đ y luôn hướng về một cội nguồn “Con Lạc
cháu Hồng”. Truyền thống đồn kết đó được Đảng Cộng sản Việt Nam, khơi
dậy, phát huy và đã biến thành sức mạnh trong sự nghiệp cách mạng giành độc
lập dân tộc, xây dựng đất nước và từng bước đưa Quảng Bình đi lên.
Trong giai đoạn hiện nay, các thế lực th địch đang lợi dụng vấn đề dân
tộc để chống phá cách mạng không chỉ ở nước ta mà cả nhiều quốc gia trên
thế giới. Vấn đề dân tộc, tộc người đang là mối quan tâm của nhân loại nói
chung và của Việt Nam nói riêng. Giải quyết vấn đề dân tộc theo tinh thần
“Cương lĩnh d n tộc của Chủ nghĩa Mác – Lênin” được Hội nghị lần thứ bảy
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) xác định “vấn đề dân tộc và
đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài và đồng thời là vấn đề
cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam”. Bởi lẽ, cả trong lý luận lẫn thực
tiễn, nếu không giải quyết tốt vấn đề dân tộc thì khó đưa đất nước và tỉnh nhà
đi lên theo mục tiêu “d n giàu, nước mạnh, dân chủ, công băng, văn minh”.
Ở Quảng Bình, trong những năm qua cơng tác dân tộc đã được các cấp
ủy Đảng, chính quyền hết sức quan t m. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh
ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp, các ngành, đặc biệt là hệ thống cơ quan
làm công tác dân tộc từ tỉnh, huyện đến xã có đồng bào dân tộc thiểu số đã nỗ
lực đi s u, đi sát nắm bắt tình hình, t m tư nguyện vọng của đồng bào. Trên
cơ sở đó nhanh chóng triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước đến với từng hộ đồng bào dân tộc thiểu số, người dân ở vùng cao, vùng


1


đặc biệt khó khăn trên khắp địa bàn tỉnh. Các chương trình 30a, 134 và 135 đã
được triển khai đem lại kết quả tốt. Các dự án định canh - định cư, dự án hỗ
trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng tộc người Rục; chính sách hỗ trợ hộ đồng
bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; các chính sách về tín dụng, y tế, giáo
dục; ch nh sách đối với người có uy t n trong đồng bào dân tộc thiểu số... đã
thực sự là những ngọn gió lành làm tươi mát cuộc sống vốn dĩ đầy khó khăn,
vất vả của đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, đời sống của kinh tế, văn hóa,
xã hội của đồng bào dân tộc ngày càng khởi sắc.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt làm được, công tác dân tộc trên địa bàn
tỉnh cũng còn những hạn chế, bất cập cần khắc phục. Nhận thức, trách nhiệm
về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc của một số cấp ủy, chính quyền, đồn
thể nhất là ở cơ sở còn bất cập [37]; tổ chức, bộ máy cơ quan công tác d n tộc
thiếu ổn định và xuyên suốt; việc ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành thực
hiện cơng tác dân tộc, chính sách dân tộc cịn chậm; phân cơng chủ trì chỉ đạo
thực hiện chính sách dân tộc chưa hợp lý; việc phối hợp giữa các ngành có
lĩnh vực chưa chặt chẽ, cịn chồng chéo; nguồn lực thực hiện các chính sách
cịn thiếu; đội ngũ cán bộ làm cơng tác dân tộc cịn thiếu về số lượng, chưa
được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ công tác dân tộc; công tác thanh tra,
kiểm tra thực hiện công tác dân tộc còn yếu. Hoạt động của các tổ chức trong
hệ thống chính trị cơ sở ở nhiều xã v ng đồng bào dân tộc còn yếu.
Thực tế trên cần được xem xét, đánh giá một cách khách quan, khoa học để
có những giải pháp phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển ở vùng dân tộc, miền
núi, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Để góp phần giải quyết những tồn tại, hạn chế trong thực hiện công tác
dân tộc trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, tôi chọn đề tài “Quản lý nhà
nước về công tác dân tộc - Từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình” để làm luận văn

tốt nghiệp.

2


2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề dân tộc và cơng tác dân tộc là một trong những nội dung cơ bản
trong quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Đ y là lĩnh
vực rộng lớn và nhạy cảm. Do đó, trong thời gian qua đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu liên quan đến vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc và chính sách dân
tộc ở nước ta. Các cơng trình nghiên cứu đã đóng góp về mặt lý luận và thực
tiễn giúp Đảng và Nhà nước ta tổ chức và hoạch định các chính sách dân tộc,
giải quyết các mối quan hệ tộc người nhằm thực hiện đồn kết dân tộc. Các
cơng trình nghiên cứu đó phải kể đến như:
- Sách “Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Viện nghiên cứu
chính sách dân tộc và miền núi - Ủy ban Dân tộc và Miền núi (Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, năm 2002). Các tác giả đã đưa ra những vấn đề lý luận,
nhận thức về dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta; nêu lên
những định hướng cơ bản trong việc hoạch định chính sách dân tộc trong thời
kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; những cơ hội và thách thức trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi; hệ thống cơ
quan làm công tác dân tộc; đồng thời kiến nghị những giải pháp để giải quyết
những vấn đề xã hội, phát huy bản sắc văn hóa, ổn định và cải thiện đời sống
đồng bào, kiện tồn hệ thống cơ quan cơng tác d n tộc.
- Sách “Một số vấn đề về dân tộc và phát triển” của Lê Ngọc Thắng
(Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2005), đề cập đến một số nội dung về
vấn đề lý luận chính sách dân tộc, các vấn đề về kinh tế, mối quan hệ giữa
kinh tế và văn hóa trong phát triển, vai trị của cơ quan công tác d n tộc và cơ
quan hành chính các cấp trong việc thực hiện chính sách dân tộc; đổi mới nội

dung, phương thức công tác dân tộc, quan hệ dân tộc, tình hình di dân, nguồn
nhân lực trẻ các dân tộc thiểu số, xác minh thành phần dân tộc.

3


- Sách “60 năm công tác dân tộc - thực tiễn và bài học kinh nghiệm” của
Viện Dân tộc - Ủy ban Dân tộc (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2006),
cuốn sách đã tập trung đánh giá quá trình hình thành và phát triển của cơ quan
làm cơng tác dân tộc, về quản lý nhà nước và phương thức cơng tác dân tộc,
vai trị của các tổ chức, cơ quan chức năng trong công tác d n tộc, mối quan
hệ giữa cơ quan công tác dân tộc với các cơ quan khác trong hệ thống chính
trị và các tổ chức xã hội, về chính sách dân tộc, về công tác dân tộc ở địa
phương và về cán bộ làm công tác dân tộc.
- Sách “Lịch sử Ủy ban Dân tộc 1946 – 2011” của Ủy ban Dân tộc (Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2011), cuốn sách đã khái quát chặng đường
65 năm hình thành và phát triển của cơ quan công tác d n tộc; phản ánh cụ thể
những đóng góp chủ yếu của cơ quan công tác d n tộc đối với sự nghiệp cách
mạng; đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm về tổ chức, chỉ đạo thực
hiện chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong suốt quá
trình cách mạng.
- Tập bài giảng “Lý luận dân tộc và Chính sách dân tộc” của Học viện
chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, do Trịnh Quốc Tuấn chủ biên, đã đề cập về
cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí minh về vấn đề
dân tộc, quan hệ dân tộc ở Việt Nam; thực trạng kinh tế xã hội và những vấn
đề cấp bách ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thực hiện bình đẳng, đồn
kết và tương trợ giữa các dân tộc ở nước ta.
- Sách “Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước”
của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Hà Nội - Khoa Dân
tộc, năm 1995. Trên gốc độ dân tộc học, cuốn sách đã làm rõ những điều cơ

bản nhất của vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước.

4


- Sách “Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt
Nam” của Ủy ban Dân tộc (Nxb Văn hóa d n tộc, Hà Nội, năm 2006), cuốn
sách đã khái quát một số vấn đề lý luận về phát triển bền vững vùng dân tộc
thiểu số và miền núi, thực trạng phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và
miền núi, định hướng phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
giới thiệu một số mơ hình phát triển bền vững.
- Sách “Cơ hội và thách thức đối với vùng dân tộc thiểu số khi Việt Nam
gia nhập WTO” của Viện Dân tộc - Ủy ban Dân tộc (Nxb Lý luận Chính trị,
Hà Nội, năm 2008), đã tập trung chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với
vùng dân tộc thiểu số trong quá trình hội nhập; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ làm công tác dân tộc đáp ứng yêu cầu hội nhập; phát triển nguồn nhân
lực các dân tộc thiểu số trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế; chính sách dân tộc và yêu cầu đổi mới khi Việt Nam hội
nhập quốc tế; nhận thức và hành động của cơ quan cơng tác d n tộc các địa
phương trong q trình họi nhập.
- Sách “Chính sách dân tộc trong những năm đổi mới - Thành tựu cùng
những vấn đề đặt ra” của Tạp Chí Dân tộc - Ủy ban Dân tộc (Nxb Chính trị Hành chính, Hà Nội, năm 2010). Các bài viết đã tập trung đánh giá những thành
tựu và hạn chế trong thực hiện cơng tác dân tộc, chính sách dân tộc ở nước ta
trong những năm đổi mới; xác định việc thực hiện tốt chính sách dân tộc là nhiệm
vụ chính trị thường xuyên và quan trọng của cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể
các cấp; kiến nghị bổ sung, sửa đổi, ban hành chủ trương, chính sách và pháp luật
mới để tiếp tục đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống; kiện toàn hệ thống tổ
chức bộ máy cơ quan và và cán bộ làm công tác dân tộc từ trung ương đến cơ sở.
- Sách “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt

Nam”, của Nguyễn Quốc Phẩm, Trịnh Quốc Tuấn (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, năm 1999). Các tác giả đã đưa ra những lý giải về một số khái niệm liên quan
đến vấn đề dân tộc và thực tiễn vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam.
5


- Sách “Về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta”, của Ủy ban
Dân tộc và Miền núi - Tài liệu bồi dưỡng cán bộ về cơng tác dân tộc (Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2001). Cuốn sách khái quát hệ thống lý luận
về công tác dân tộc và nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc nhằm
đáp ứng yêu cầu thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng.
- Một số bài viết được đăng trên các tạp chí như:
Bài viết “Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc và công chức,
viên chức người dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình
hiện nay” của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc - Đỗ Văn Chiến (Tạp
chí Dân tộc số 183, tháng 6 năm 2016). Trên cơ sở đánh giá những kết quả
đạt được, chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng đội ngũ cán
bộ làm công tác dân tộc và công chức, viên chức người dân tộc thiểu số đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Bài viết “Vận dụng Quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc, công tác
dân tộc trong xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện
nay” của Nguyễn Thị Thanh Minh (Tạp chí Dân tộc số 183), đã đưa ra những
kinh nghiệm lịch sử quý giá trong thực hiện công tác dân tộc.
Trong bài viết “Giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay” của Lê Văn Lợi (Tạp chí Dân tộc số 218, tháng 5 năm 2019), tác
giả đã đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề dân tộc trong giai đoạn hiện
nay, trong đó tác giả nhấn mạnh đến cơng tác tun truyền, phổ biến quan
điểm, chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước; tiếp tục hồn thiện chủ
trương, chính sách và pháp luật về vấn đề dân tộc; tăng cường, đổi mới sự
lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác dân tộc.

Những cơng trình nghiên cứu kể trên đã được công bố, đăng tải trên các
tạp chí, xuất bản thành sách của các nhà khoa học hành chính, khoa học chính
trị đã tạo cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc nghiên cứu đề tài mà tác

6


giả lựa chọn. Nhưng các đề tài, nghiên cứu của các nhà khoa học, các tác giả
chỉ mới nghiên cứu ở những địa phương khác, chưa có cơng trình nào nghiên
cứu tại địa bàn tỉnh Quảng Bình. Do đó, tác giả chọn địa phương này nghiên
cứu làm luận văn Thạc sĩ. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tham khảo và
tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các cơng trình nói trên.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là chỉ ra minh
chứng khoa học để hồn thiện hoạt động QLNN về cơng tác dân tộc trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình. Từ đó tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu
quả trong hoạt động quản lý nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ của đề tài là:
+ Làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của QLNN về cơng tác dân tộc;
+ Phân tích thực trạng, chỉ ra những thành công, hạn chế và các nguyên
nhân trong thực hiện QLNN về công tác dân tộc ở Quảng Bình.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động QLNN về công tác
dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn về khơng gian được giới hạn trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình, giới hạn thời gian từ năm 2016 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh và quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về công tác dân tộc.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn là:
phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp...

7


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận văn góp phần làm rõ và hệ thống hóa các quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước ta về hoạt động
QLNN về cơng tác dân tộc.
Phân tích thực trạng, chỉ ra những thành công và hạn chế, các nguyên
nhân trong hoạt động QLNN về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình, đồng thời đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN
về công tác dân tộc tại địa phương.
Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên
cứu, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về công tác dân tộc cho
đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc và trong hoạt động quản lý
nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
7. Kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được kết cấu gồm 3 chương.
Chương 1. Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về công tác dân tộc
Chương 2. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về cơng tác dân tộc
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình,
Chương 3. Quan điểm, giải pháp tiếp tục hoàn thiện hoạt động quản lý
nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

8



Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Dân tộc
Cho đến nay, khái niệm dân tộc vẫn còn nhiều tranh luận giữa các nhà
khoa học. Từ điển Bách khoa Việt Nam viết: Dân tộc hay quốc gia dân tộc là
một cộng đồng chính trị xã hội được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên
một lãnh thổ nhất định, ban đầu được hình thành do sự tập hợp của nhiều bộ
lạc và liên minh bộ lạc, sau này là của nhiều cộng đồng mang tính tộc người.
Tính chất của dân tộc phụ thuộc vào những phương thức sản xuất khác nhau.
Từ điển Tiếng Việt đưa ra hai định nghĩa: 1) d n tộc là cộng đồng người
hình thành trong lịch sử có chung lãnh thổ, các quan hệ kinh tế, một ngơn ngữ
văn học và thống nhất về văn hóa, t m lý; 2) d n tộc là cộng đồng người ổn
định làm thành nhân dân một nước, có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn
bó với nhau bởi quyền lợi, chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền
thống đấu tranh chung.
Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn
giáo trình quốc gia các bộ mơn Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Ch Minh) đã viết:
Khái niệm dân tộc thông thường được d ng để chỉ hầu như tất cả các hình thức
cộng đồng người (bộ lạc, bộ tộc, dân tộc). Cần phân biệt dân tộc theo nghĩa
rộng trên đ y với dân tộc theo nghĩa khoa học: đó là hình thức cộng đồng
người cao hơn các hình thức cộng đồng người trước đó, kể cả bộ tộc. Cũng như
bộ tộc, dân tộc là hình thức cộng đồng người gắn liền với xã hội có giai cấp, có
nhà nước và các thể chế chính trị. Dân tộc có thể từ một bộ tộc phát triển lên,
song đa số trường hợp được hình thành trên cơ sở nhiều bộ tộc và tộc người

9



hợp lại. Từ hình thức cộng đồng trước dân tộc phát triển lên dân tộc là một q
trình vừa có tính liên tục vừa có tính nhảy vọt lớn.
Theo nghĩa rộng, dân tộc là một cộng đồng người thống nhất, có chung một
nhà nước, một lãnh thổ, một nền kinh tế, một chế độ chính trị xã hội, có ngơn
ngữ, văn hóa chung, thống nhất [44, tr.36]. Như vậy, theo nghĩa này, nói tới dân
tộc là nói tới quốc gia (nation). Sự hình thành dân tộc là sự ra đời Nhà nước –
Nhà nước dân tộc. Nhà nước dân tộc có thể là một tộc người, là dân tộc đơn nhất
như Triều Tiên, Nhật Bản, cũng có thể là nhiều tộc người, là dân tộc đa tộc
người như Việt Nam, Trung Quốc, Nga... Nhà nước dân tộc phải là nhà nước
độc lập, có lãnh thổ tồn vẹn, có chủ quyền. Dân tộc không chỉ là một cộng đồng
người hay cộng đồng đa tộc người mà còn là một cộng đồng kinh tế, chính trị xã hội và văn hóa gắn với nhà nước và những điều kiện lịch sử nhất định.
Theo nghĩa hẹp, dân tộc là chỉ một tộc người cụ thể (ethnic). Ví dụ: Việt
Nam là một quốc gia đa d n tộc, là quốc gia đa tộc người, gồm 54 tộc người,
ngoài tộc người Kinh chiếm đa số về số dân, cón có 53 tộc người thiểu số khác:
Mường, Thái, Tày, Nùng, Ê Đê, Ba Na, Chăm, Khmer... khi nói dân tộc, tộc
người là nói theo nghĩa hẹp. Tộc người trong quốc gia - dân tộc có nhiều tộc
người hợp thành là một thành phần trong cơ cấu của dân tộc – quốc gia đó. Các
tộc người bình đẳng (thiểu số cũng như đa số), cùng sinh sống, có chung chế độ
chính trị, nhà nước pháp luật, kinh tế, văn hóa nhưng lại có văn hóa tộc người
riêng của mình (ngơn ngữ, phong tục, tập qn, lối sống riêng của tộc người).
Như vậy, dân tộc - quốc gia nổi bật ở tính tồn vẹn lãnh thổ, độc lập chủ
quyền. Trong khi đó d n tộc – tộc người lại đặc biệt nổi bật ở văn hóa tộc người.
Trong luận văn này, khái niệm dân tộc được sử dụng theo nghĩa hẹp, tức
là dân tộc – tộc người.
- Dân tộc đa số: là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả
nước, theo điều tra dân số quốc gia [5].

10



- Dân tộc thiểu số (DTTS) là những dân tộc có số d n t hơn so với dân
tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [5]
- Dân tộc rất ít người là dân tộc có số d n dược 10.000 người [5]
- Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn có đơng các d n tộc thiểu số cùng sinh
sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước cộng hòa xã hội nghủ nghĩa
Việt Nam [5]
1.1.2. Vấn đề dân tộc
“Vấn đề d n tộc đó là vấn đề về việc xác lập những quan hệ cơng bằng
và bình đẳng giữa các d n tộc về mặt kinh tế, ch nh trị, xã hội, lãnh thổ, sinh
hoạt, văn hóa, ngơn ngữ”.
“Vấn đề d n tộc là vấn đề rộng lớn, bao gồm những quan hệ về ch nh trị,
kinh tế, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hóa giữa các d n tộc, các nhóm d n
tộc và bộ lạc”.
Như vậy, nói về vấn đề d n tộc là nói đến mối quan hệ giữa các d n tộc
(hoặc giữa các tộc người) trong một quốc gia và giữa các d n tộc quốc gia này
với d n tộc quốc gia khác trên thế giới về ch nh trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa,
xã hội, lãnh thổ, pháp lý... Quan điểm đánh giá, giải quyết vấn đề d n tộc phụ
thuộc vào quan điểm của các giai cấp lãnh đạo, các đảng phái cầm quyền
trong lịch sử xã hội.
1.1.3. Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền
lực nhà nước, sử dụng pháp luật và ch nh sách để điều chỉnh hành vi của cá
nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ
máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát
triển của xã hội [17. tr 2-3].
Quản lý nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng là
tồn bộ mọi hoạt động của nhà nước nói chung, mọi hoạt động mang tính chất

11



nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước. Chủ thể của
QLNN theo nghĩa rộng là tất cả các cơ quan của bộ máy nhà nước bao gồm ba
hệ thống cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nh n d n cũng là chủ thể
QLNN theo nghĩa rộng khi thực hiện trưng cầu dân ý – bỏ phiếu toàn dân, hoặc
tham gia quản lý nhà nước bằng các hình thức khác. Các tổ chức xã hội, các cơ
quan xã hội... cũng là chủ thể của QLNN theo nghĩa rộng nếu được nhà nước
trao quyền thực hiện chức năng nhà nước [51, tr.27-28].
Hiểu theo nghĩa hẹp, là hoạt động của quản lý do cơ quan hành ch nh nhà
nước thực hiện. Đó là hoạt động chấp hành Hiến pháp, pháp luật và điều hành
nhà nước (hay thường gọi đơn giản là hoạt động chấp hành và điều hành). Chủ
thể của QLNN theo nghĩa hẹp là toàn bộ các cơ quan hành ch nh nhà nước
đứng đầu là Chính phủ và các cơ quan phái sinh từ chúng, các cơ quan đơn vị,
tổ chức và các cán bộ cơng chức trực thuộc. Vì vậy, trong thực tiễn quản lý và
lý luận chúng còn được gọi là các cơn quan quản lý nhà nước [51, tr.28,29].
Trong giới hạn của Luận văn, quản lý nhà nước được hiểu theo nghĩa hẹp.
1.1.4. Quản lý nhà nước về công tác dân tộc
Trong nghiên cứu và hoạt động thực tiễn hiện nay, “quản lý nhà nước về
công tác dân tộc” được các tác giả sử dụng với nhiều khái niệm như: “QLNN
về vấn đề dân tộc”, “QLNN về dân tộc”, “QLNN về lĩnh vực công tác dân
tộc”, “QLNN ở vùng dân tộc”... cho đến nay khái niệm quản lý nhà nước về
công tác dân tộc chưa được đưa ra một cách chính thống tại các văn bản QPPL.
Nghị định số 60/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc có nêu: “...thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước”. Nghị định
số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ trong phần giải thích từ ngữ đã nêu: “Công
tác dân tộc” là những hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc nhằm
tác động và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số cùng phát triển,
đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

12


Như vậy, quản lý nhà nước về công tác d n tộc là một bộ phận cấu thành
của hệ thống quản lý nhà nước; quản lý nhà nước về công tác d n tộc là quá
trình tác động, điều hành, điều chỉnh và chấp hành mọi hoạt động trong lĩnh
vực cơng tác d n tộc, để những hoạt động đó diễn ra theo đúng quan điểm,
đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm mục đ ch phát triển toàn
diện các d n tộc.
1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc
- Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về công tác dân tộc
+ Hiến pháp năm 2013 khẳng định:
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các
dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam; các dân tộc bình đẳng, đồn kết,
tơn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ
dân tộc; nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để
các dân tộc thiểu số phát huy nội lực cùng phát triển với đất nước (Điều 5).
Quốc hội có quyền quyết định chính sách dân tộc, chính sách tơn giáo
của Nhà nước (khoản 5, Điều 70).
Hội đồng Dân tộc Quốc hội ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn khác như
các Ủy ban của Quốc hội cịn có một số nhiệm vụ như: nghiên cứu và kiến nghị
với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính
sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng
đồng bào dân tộc thiểu số; được mời tham dự phiên họp của Chính phủ bàn về
việc thực hiện chính sách dân tộc. Khi ban hành quy định thực hiện chính sách
dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng dân tộc Quốc hội (Điều 75).
+ Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 quy định:
Việc thực hiện công tác dân tộc là một trong những nhiệm vụ và quyền
hạn của Chính phủ (Điều 16). Theo đó, đối với cơng tác dân tộc, Chính phủ
có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:


13


1) Xây dựng và trình Quốc hội quyết định chính sách dân tộc của
Nhà nước.
2) Quyết định chính sách cụ thể nhằm đảm bảo thực hiện chính sách các
dân tộc bình đẳng, đồn kết, tơn trọng, giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm
mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc; thực hiện công bằng xã hội giữa các dân
tộc, quyền dùng tiến nói, chữ viết của các dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc,
phát huy phong tục tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của các dân tộc.
3) Quyết định chính sách cụ thể, các biện pháp ưu tiên phát triển toàn
diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển
với đất nước; xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiên các chương trình, dự án
phát triển kinh tế - xã hội, từng bước n ng cao đời sống vật chất và tinh thần
của đồng bào các dân tộc thiểu số.
4) Thực hiện các quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng người
dân tộc thiểu số.
+ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015:
Luật tổ chức Ch nh quyên địa phương năm 2015 quy định nhiệm vụ và
quyền hạn của HĐND và UBND đối với công tác dân tộc như sau:
Nhiệm vụ quyền hạn của HĐND tỉnh trong việc thực hiện công tác dân
tộc là: Quyết định biện pháp thực hiện chính sách dân tộc, cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần, nâng cao dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm
quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tăng cường đồn kết toàn d n và tương trợ,
giúp đỡ lẫn nhau giữa các địa phương [21].
Nhiệm vụ quyền hạn của UBND tỉnh trong thực hiện chức năng quan lý
Nhà nước về công tác dân tộc là: “X y dựng và tổ chức thực hiện các chương
trình, dự án, đề án của tỉnh đối với vùng dân tộc thiểu số, v ng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” (khoản 4, Điều 22).


14


Trên cơ sở đó, nhiều văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật đã được ban
hành, trong đó phải kể đến các văn bản quan trọng như Nghị định số
05/2011/NĐ - CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về cơng tác dân tộc. Đ y là
văn bản có tính pháp lý cao nhất quy định cụ thể về nội dung quản lý nhà
nước về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước; Quyết định số 449/QĐ TTg ngày 12/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược cơng tác dân
tộc đến năm 2020. Chiến lược công tác dân tộc đã xác định rõ những định
hướng và giải pháp cụ thể nhằm đạt được mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát
triển giữa các nhóm dân tộc thiểu số và đa số, giữa vùng dân tộc thiểu số miền
núi với các địa bàn trong cả nước. Chiến lược công tác dân tộc đã đánh dấu
một bước phát triển mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc;
Nghị định số 13/2017/NĐ - CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ về quy đinh
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Ủy ban Dân tộc.
- Nội dung của công tác QLNN về công tác dân tộc:
Nội dung của công tác QLNN về công tác dân tộc được quy định cụ thể
tại Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ, theo đó:
1) Ban hành và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia,
quy hoạch, kế hoạch, chính sách về lĩnh vực công tác dân tộc; thẩm định các
Chương trình, dự án, đề án, kế hoạch phát triển kin tế xã hội vùng dân tộ thiểu số.
2) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công tác dân tộc; xây
dựng và tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc, ch nh sách đặc thù, các
chương trình, dự án, đề án phát triển v ng có điều kiện kinh tế - xã hội khó
khăn, đặc biệt khó khăn; tiêu ch ph n định vùng dân tộc theo trình độ phát
triển, tiêu ch xác định thành phần dân tộc, tiêu chí về chuẩn đói nghèo đối
với vùng dân tộc thiểu số; xây dựng ch nh sách đào tạo nguồn nhân lực, nâng
cao dân trí, bảo tồn và phát triển văn hóa các d n tộc thiểu số; huy động và sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho v ng d n tộc thiểu số.


15


3) Kiện toàn tổ chức nộ máy cơ quan làm công tác d n tộc từ Trung
ương đến cơ sở;
4) Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý cán bộ người dân tộc
thiểu số trong hệ thống chính trị và cán bộ trong hệ thống cơ quan làm cơng
tác dân tộc; thực hiện phân cơng, phân cấp có hiệu quả trong lĩnh vực công
tác dân tộc;.
5) Kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc chấp hành pháp
luật về cơng tác dân tộc, phịng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác dân tộc theo quy
định của pháp luật.
6) Tuyên truyền, giáo dục chủ trương, ch nh sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước bằng nhiều biện pháp, hình thức để đồng bào các dân tộc hiểu rõ và
chủ động tham gia vào quá trình thực hiện; tun truyền về truyền thống đồn
kết của các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tổ chức tốt
các phong trào tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc trong cộng đồng.
Tổ chức hoạt động kết nghĩa giữa các địa phương nhằm tương trợ phát triển
kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết khó khăn trong cuộc sống.
1.3. Chủ thể và đặc điểm quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc
1.3.1. Chủ thể quản lý nhà nước về công tác dân tộc
Quản lý nhà nước về công tác dân tộc là một bộ phận cấu thành của hệ
thống quản lý nhà nước. QLNN về công tác dân tộc là việc quy định các nội
dung, nhiệm vụ công tác nhằm tạo các điều kiện để các dân tộc phát triển; là
thực hiện các quy trình quản lý nhà nước từ kh u ban hành văn bản pháp luật,
tổ chức bộ máy thực hiện chủ trương, ch nh sách d n tộc, kiểm tra giám sát,
đánh giá, x y dựng và nhân rộng mơ hình, khai thác các nguồn lực trong việc
thực hiện các mục tiêu công tác dân tộc nhằm đạt các mục tiêu phát triển đối

với đồng bào dân tộc [52, tr.109].

16


Chủ thể của hoạt động quản lý nhà nước về công tác dân tộc là các cơ
quan nhà nước (trong đó trước hết và chủ yếu là cơ quan hành ch nh nhà
nước) và cá nhân có thẩm quyền được pháp luật quy định, nhằm tác động đến
công tác dân tộc để đạt được mục đ ch đã được xác định trước.
Khách thể quản lý nhà nước về công tác dân tộc bao gồm toàn bộ các
hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trong đời sống gắn với v ng cư trú của đồng
bào các dân tộc thiểu số để không ngừng n ng cao đời sống kinh tế, văn hóa
của đồng bào dân tộc thiểu số.
QLNN về cơng tác d n tộc là q trình tác động của các cơ quan quyền
lực của nhà nước để điều hành, điều chỉnh các hoạt động KT-XH đối với
v ng đồng bào các d n tộc theo quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của
Nhà nước.
Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành trung ương khóa IX đã xác
định: “Vấn đề dân tộc, và đại đoàn kết dân tộc là ván đề chiến lược cơ bản,
lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt
Nam”. Công tác dân tộc là lĩnh vực công tác rộng lớn, liên quan đến nghiên
cứu, tham mưu cho Đảng và nhà nước trong hoạch định các chủ trương, ch nh
sách, pháp luật về vấn đề dân tộc và giải quyết các quan hệ tộc người, là tuyên
truyền vận động và tổ chức quần chúng triển khai thực hiện chính sách, pháp
luật, các chương trình, dự án tác động trực tiếp đến các quan hệ tộc người
nhằm phát triển tồn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh
quốc phịng vùng dân tộc và miền núi.
Do những đặc thù của lĩnh vực quan hệ tộc người, cơng tác dân tộc, vì vậy,
để thực hiện tốt cơng tác dân tộc, cần thiết phải có hệ thống tổ chức cơ quan làm
chức năng QLNN về công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương.

Tham mưu cho Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc và tổ chức thực
hiện CSDT là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị,

17


trong đó các cơ quan cơng tác d n tộc với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là
nghiên cứu, đề xuất chính sách, xây dựng và tham gia hoạch định hệ thống
CSDT; phối hợp với các ngành, các cấp tổ chức triển khai thực hiện CSDT
của Đảng và Nhà nước, bao gồm cơ quan trực thuộc Trung ương Đảng, trực
thuộc Chính phủ và cơ quan cơng tác d n tộc của Quốc hội.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Ch nh phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa đã ban hành Sắc lệnh số 58, ngày 3-5-1946 về việc thành lập bộ máy tổ
chức của Bộ Nội vụ trong đó có Nha D n tộc thiểu số. Cơ quan làm công tác
dân tộc có nhiệm vụ xem xét các vấn đề chính trị và hành chính thuộc về các
DTTS trong nước và thắt chặt tình thân thiện giữa các dân tộc trên đất Việt
Nam [52, tr.17].
Năm 1947, thành lập tổ nghiên cứu dân tộc thuộc Ban mặt trận – Dân vận
Trung ương, tiếp tục nhiệm vụ của Nha dân tộc thiểu số với phương hướng
hoạt động công tác dân tộc phù hợp với tình hình mới. Đầu năm 1955, “thành
lập tiểu ban Dân tộc ở trung ương dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương.
Về mặt chính quyền, bộ máy DTTS trực thuộc với Thủ tướng Chính phủ và
tạm thời đặt ở Ban Nội ch nh”. Năm 1951, thành lập Ủy ban Dân tộc thuộc Hội
đồng Chính phủ và có quyền hạn trách nhiệm ngang Bộ. “Ủy ban Dân tộc có
nhiệm vụ giúp Chính phủ nghiên cứu thực hiện CSDT nhằm tăng cường đoàn
kết giữa các dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng, tương trợ và tạo điều kiện cho
các DTTS tiến bộ mau chống về mọi mặt theo chủ nghĩa xã hội”.
Năm 1979, Ban B thư Trung ương Đảng ban hành Quyết định số
38/QĐ-TW ngày 14/5/1979 trong đó quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu
tổ chức Ban Dân tộc Trung ương và các tỉnh:“Ban Dân tộc là cơ quan

tham mưu, giúp việc của Trung ương (hoặc cấp ủy địa phương) về vấn đề
dân tộc ít người”.

18


×