Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 179 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

TRẦN THỊ HỒNG

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
ĐẾN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG
CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỂ THÚC ĐẨY HÌNH THÀNH
ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU
(Nghiên cứu trường hợp Đại học Thái Nguyên)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

TRẦN THỊ HỒNG

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
ĐẾN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG
CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỂ THÚC ĐẨY HÌNH THÀNH
ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU
(Nghiên cứu trường hợp Đại học Thái Nguyên)

Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: Đào tạo thí điểm



LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Xuân Hằng

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả thành quả nghiên cứu trên là trung thực, là sản phẩm
đích thực của bản thân tôi. Nếu sai, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Nhà
trường và pháp luật.
Ngƣời cam đoan

Trần Thị Hồng


LỜI CẢM ƠN
Đề tài được hoàn thành ngoài những nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cơ giáo trong Khoa Khoa học quản lý, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong Khoa Khoa học quản lý,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc
biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS Phạm Xuân Hằng người hướng
dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tơi nghiên cứu
và hồn thành luận án này.
Tơi cũng xin được bày tỏ lịng biết ơn tới các cán bộ, giảng viên, nghiên cứu
viên của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Trường Đại học Sư Phạm Thái
Nguyên, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thơng Thái Ngun, đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và thực hiện luận án.

Tơi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ và khích lệ nhiệt tình của bạn bè, đồng
nghiệp đã giúp tơi hồn thành bản luận án này.
Tuy đã hết sức cố gắng, song do kinh nghiệm, kiến thức còn hạn chế nên
Luận án tiến sỹ này khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được ý
kiến đóng góp q báu của các thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2018

Trần Thị Hồng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CGCN

Chuyển giao công nghệ

ĐH

Đại học

ĐHTN

Đại học Thái Nguyên

ĐHNL

Đại học Nông Lâm

ĐHSP


Đại học Sư phạm

ĐHCNTT&TT

Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông

ĐGTĐ

Đánh giá tác động

GĐ&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDĐH

Giáo dục đại học

GV

Giảng viên

KH&CN

Khoa học và cơng nghệ

NNC

Nhóm nghiên cứu


NCKH

Nghiên cứu khoa học

NCCB

Nghiên cứu cơ bản

NCƯD

Nghiên cứu ứng dụng

NC&TK

Nghiên cứu và triển khai

NCS

Nghiên cứu sinh

GS

Giáo sư

PGS

Phó giáo sư

TS


Tiến sĩ

ThS

Thạc sĩ


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC.................................................................................................................... 1
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... 5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................. 6
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................... 7
2. Tính mới của luận án ................................................................................................ 8
4. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 9
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 9
6. Mẫu khảo sát ........................................................................................................... 11
7. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 11
8. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 12
9. Các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 13
10. Kết cấu của luận án ............................................................................................... 18
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ LUẬN ÁN ............................................................ 19
1.1. Các cơng trình khoa học đã cơng bố ở nƣớc ngồi liên quan đến chủ đề luận án...... 19
1.2. Các cơng trình khoa học đã công bố ở trong nƣớc liên quan đến chủ đề luận án ... 25
Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................................... 34

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỂ THÚC ĐẨY HÌNH THÀNH ĐẠI
HỌC NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 35
2.1. Một số khái niệm cơ bản đƣợc sử dụng trong luận án ................................... 35
2.1.1. Hoạt động khoa học và công nghệ.................................................................... 35
2.1.2. Tổ chức khoa học và cơng nghệ........................................................................ 36
2.1.3. Chính sách ........................................................................................................ 38
1


2.1.4. Chính sách cơng ................................................................................................ 39
2.1.5. Chính sách khoa học và công nghệ .................................................................. 39
2.2. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức khoa học và công nghệ.............. 40
2.2.1. Định nghĩa tự chủ, tự chịu trách nhiệm ............................................................ 40
2.2.2. Nội dung tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức khoa học và công nghệ... 41
2.2.3. Năng lực tự chủ và tinh thần tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ ........ 43
2.3. Lý luận về đại học nghiên cứu .......................................................................... 44
2.3.1. Định nghĩa đại học nghiên cứu......................................................................... 44
2.3.2. Đặc trưng đại học nghiên cứu .......................................................................... 46
2.3.3. Tiêu chí đại học nghiên cứu .............................................................................. 49
2.4. Lý luận về sự tác động của chính sách ............................................................. 51
2.4.1. Tác động chính sách ......................................................................................... 51
2.4.2. Đánh giá tác động chính sách .......................................................................... 51
2.4.3. Cách tiếp cận và phương pháp đánh giá tác động chính sách ......................... 53
2.4.4. Luận giải cách tiếp cận và phương pháp đánh giá tác động chính sách khoa
học và công nghệ lựa chọn ......................................................................................... 56
2.4.5. Khung đánh giá tác động chính sách khoa học và cơng nghệ.......................... 59
2.4.6. Vai trị của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động KH&CN trong
trường ĐH để thúc đẩy hình thành đại học nghiên cứu ............................................. 60

Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................................... 63
CHƢƠNG 3. HIỆN TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KHOA HỌC
VÀ CƠNGNGHỆ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỂ THÚC ĐẨY HÌNH THÀNH ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU (Nghiên cứu trường hợp Đại học Thái Nguyên) .......................... 64
3.1. Khái quát về mẫu khảo sát................................................................................ 64
3.1.1. Về cơ cấu tổ chức .............................................................................................. 65
3.1.2. Về đội ngũ cán bộ, giảng viên........................................................................... 67
3.2. Tác động của nhóm chính sách khoa học và cơng nghệ đến phát triển hoạt
động khoa học và công nghệ trong Đại học Thái Nguyên ..................................... 69
3.2.1. Thực trạng hoạt động khoa học và công nghệ của Đại học Thái Nguyên ....... 69
2


3.2.2. Tổng quan về Nghị định 99/2014/NĐ-CP......................................................... 75
3.2.3. Quá trình triển khai Nghị định số 99/2014 ở Đại học Thái Nguyên ................ 76
3.2.4. Tình hình thực hiện Nghị định 99/2014 tại Đại học Thái Nguyên ................... 80
3.2.5. Tình hình NCKH của giảng viên Đại học Thái Nguyên sau khi áp dụng Nghị
định 99/2014 ............................................................................................................... 84
3.2.6. Kết quả thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ tại Đại học Thái Nguyên
sau khi áp dụng Nghị định 99/2014 ............................................................................ 87
3.2.7. Đánh giá tác động của Nghị định số 99/2014 đến hoạt động khoa học và công
nghệ trong trường đại học .......................................................................................... 93
3.3. Tác động của nhóm chính sách khoa học và công nghệ đến quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về khoa học và công nghệ trong Đại học Thái Nguyên ......... 102
3.3.1. Tình hình thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về KH&CN theo tinh
thần của Nghị định 115/2005/NĐ-CP; Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Nghị định
16/2015/ND-CP ở Đại học Thái Nguyên .................................................................. 102
3.3.2. Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm về khoa học và công nghệ tại Trường
ĐHSP, Trường ĐHNL và Trường ĐHCNTT&TT thuộc Đại học Thái Nguyên ....... 108

3.3.3. Đánh giá tác động của nhóm chính sách khoa học và công nghệ đến quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về khoa học và công nghệ ở Đại học Thái Nguyên ........................ 114
Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................... 119
CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CHẤT LƢỢNG MỘT SỐ CHÍNH
SÁCH LỰA CHỌN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỂ THÚC ĐẨY HÌNH
THÀNH ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU ...................................................................... 120
4.1. Quan điểm cho việc đề xuất giải pháp .......................................................... 120
4.1.1. Đại học nghiên cứu là tất yếu ở Việt Nam ...................................................... 120
4.1.2. Nghiên cứu khoa học là một chức năng cơ bản của đại học nghiên cứu ....... 121
4.1.3. Chính sách khoa học và công nghệ là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động
khoa hoa học và công nghệ trong trường đại học .................................................... 124
4.2. Những giải pháp tăng cƣờng chất lƣợng chính sách khoa học và cơng nghệ nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ trong trƣờng đại học.............. 124
3


4.2.1. Những giải pháp cơ bản ................................................................................. 124
4.2.2. Giải pháp tăng cường chất lượng của nhóm chính sách tác động đến phát triển
hoạt động khoa học và công nghệ trong trường đại học .......................................... 129
4.2.3. Giải pháp tăng cường chất lượng nhóm chính sách tác động đến thiết chế tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về khoa học và công nghệ trong trường đại học .............. 138
4.3. Đề xuất giải pháp tăng cƣờng hàm lƣợng NCKH cho ĐHTN ..................... 146
4.3.1. Kiện toàn các đơn vị nghiên cứu trong ĐHTN ............................................... 146
4.3.2. Phát triển các NNC mạnh trong ĐHTN.......................................................... 149
4.3.3. Nâng cao năng lực nghiên cứu cho đội ngũ cán bộ của ĐHTN ..................... 151
4.3.4. Tăng cường và đa dạng hóa nguồn kinh phí cho hoạt động KH&CN ........... 152
Kết luận chƣơng 4 ................................................................................................... 153
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 155
KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................................... 156

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..... 157
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 158
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 166

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tiêu chí và chuẩn của đại học nghiên cứu Malaysia .................................. 49
Bảng 2.2. Bảng đánh giá các tác động của chính sách KH&CN ................................ 58
Bảng 3.1: Chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý tại các trường ĐH thành
viên, khoa trực thuộc của ĐHTN tính đến tháng 12/2016 .......................................... 68
Bảng 3.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp của ĐHTN ........................ 71
Bảng 3.3. Kinh phí dành cho hoạt động KH&CN của Trường ĐHSP năm 2015 và
2016 theo quy định Nghị định 99/2014 ...................................................................... 80
Bảng 3.4. Kinh phí dành cho hoạt động KH&CN của Trường ĐHCNTT&TT năm
2015 và 2016 theo quy định Nghị định 99/2014 ........................................................ 81
Bảng 3.5. Kinh phí dành cho hoạt động KH&CN của Trường ĐHNL ...................... 81
năm 2015 và 2016 theo quy định Nghị định 99/2014 ................................................ 81
Bảng 3.6. Chi hoạt động KH&CN của Trường ĐHSP theo của Nghị định 99/2014........... 83
Bảng 3.7. Nhận thức của GV về hoạt động NCKH trong trường ĐH ........................ 84
Bảng 3.8. Số lượng đề tài KH&CN các cấp của Trường ĐHNL, Trường ĐHSP và
Trường ĐHCNTT&TT sau khi áp dụng Nghị định 99/2014...................................... 89
Bảng 3.9. Tỷ trọng công bố bài báo quốc tế tại ba trường ĐH thuộc ĐHTN trước so
với sau khi áp dụng Nghị định 99/2014/2014 ............................................................. 95
Bảng 3.10. Kinh phí dành cho đề tài NCKH các cấp trước và sau khi áp dụng Nghị
định số 99/2014 của ba trường thuộc ĐHTN .............................................................. 96
Bảng 3.11. Tỷ trọng nhiệm vụ KH&CN các cấp trước so với sau khi áp dụng Nghị
định số 99/2014 của Trường Đại học Nông Lâm ....................................................... 97
Bảng 3.12. Tỷ trọng nhiệm vụ KHC&N các cấp trước so với sau khi áp dụng Nghị

định số 99/2014 của Trường Đại học Sư Phạm .......................................................... 97
Bảng 3.13. Tỷ trọng nhiệm vụ KH&CN các cấp trước so với sau khi áp dụng Nghị
định số 99/2014 của Trường CNTT&TT .................................................................... 98
Bảng 4.1. Tỷ lệ hoạt động giảng dạy/nghiên cứu/dịch vụ của một số loại hình trường
đại học của Hoa Kỳ ................................................................................................... 122
Bảng 4.2. Số lượng các đơn vị đào tạo ĐH (colleges), sau ĐH và viện nghiên cứu
(institutes) ở một số đại học nghiên cứu ................................................................... 123

5


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ chuỗi kết quả chính sách .................................................................. 52
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Đại học Thái Nguyên ......................................... 66
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp của ĐHTN giai đoạn 2011
-2015 ........................................................................................................................... 71
Biểu đồ 3.2. Công bố quốc tế và trong nước của ĐHTN giai đoạn 2011 -2015 ........ 72
Biểu đồ 3.3. Hoạt động CGCN của ĐHTN giai đoạn 2010 -2015 ............................. 72
Biểu đồ 3.4. Hợp tác quốc tế về KH&CN của ĐHTN giai đoạn 2011-2015 ............. 73
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ các nguồn thu - chi của ĐHTN giai đoạn 2011 - 2015 ................. 73
Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ giảng viên tham gia, thực hiện đề tài NCKH các cấp ở ĐHTN .... 84
Biểu đồ 3.7. Tỉ lệ đề tài NCKH các cấp đang thực hiện của giảng viên ĐHTN ........ 85
Biều đồ 3.8. Tỉ lệ công bố bài báo của GV/ năm ........................................................ 86
Biểu đồ 3.9. Kết quả công bố bài báo trên tạp chí nước ngồi tại 03 trường ĐH thuộc
ĐHTN sau khi áp dụng Nghị định 99/2014 ................................................................ 90
Biểu đồ 3.10. Kết quả cơng bố bài báo trên các tạp chí trong nước tại 03 trường ĐH
thuộc ĐHTN sau khi áp dụng Nghị định 99/2014 ...................................................... 90
Biểu đồ 3.11. Kết quả hoạt động CGCN của ba trường ĐH thuộc ĐHTN sau khi áp
dụng Nghị định 99/2014 ............................................................................................. 91

Biểu đồ 3.12. Nguồn thu từ hoạt động CGCN tại 03 trường ĐH thuộc ĐHTN sau khi
áp dụng Nghị định 99/2014 ........................................................................................ 92
Biểu đồ 3.13. Kinh phí cho hoạt động KH&CN tại ba trường ĐH thuộc ĐHTN sau
khi áp dụng Nghị định 99/2014 .................................................................................. 93

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập hiện nay, khoa học và công nghệ (KH&CN) là một
trong các yếu tố có tác động to lớn đến việc tăng trưởng và phát triển kinh tế, là chìa
khố để các nước hội nhập quốc tế thành công. Nhận thức được tầm quan trọng của
KH&CN, Đảng ta đã dành nhiều điều kiện cho phát triể n KH &CN, đã ban hành các
định hướng chiến lược, cơ chế và chính sách phát triển KH&CN và gần đây nhất là
Nghị quyết số 20/NQ/TW được thông qua tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XI “Phát
triển KH&CN phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [6].
Vai trị và vị trí của giáo dục đại học (GDĐH) nói chung và các trường đại học
(ĐH) nói riêng ngày càng trở nên quan trọng. Các trường ĐH khơng chỉ có vai trị
chủ chốt trong lĩnh vực đào tạo nhân lực KH&CN trình độ cao mà thực sự đã và đang
trở thành các trung tâm nghiên cứu lớn về sản xuất tri thức mới và chuyển giao cơng
nghệ (CGCN) hiện đại, góp phần vào sự phát triển bền vững. Một trường ĐH hiện
đại, chất lượng cao, nhất là đại học nghiên cứu (ĐHNC) phải là nơi giao thoa của ba
chức năng: đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH) và phục vụ xã hội, trong đó
NCKH là yếu tố có quyết định tới chất lượng của hai chức năng còn lại. Việc kết hợp
chặt chẽ của ba chức năng này hiện nay cũng là xu hướng cơ bản trong chiến lược
phát triển GDĐH của các nước trên thế giới. Nghiên cứu của Salmi (2007) đã khẳng
định “Trong hệ thống GDĐH, các trường ĐHNC có vai trị cốt yếu trong đào tạo
chuyên môn, đào tạo các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu là những lực lượng

cần thiết cho việc kiến tạo tri thức lẫn hỗ trợ đổi mới và phát triển kinh tế quốc gia”
[81], và không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi ĐHNC là “ngôi đền của khoa học”.
Nhận định của Hobbs (1997)“… cực hiếm có những trường ĐH đẳng cấp quốc tế mà
khơng đồng thời mạnh về nghiên cứu” [75]. Trong một nghiên cứu của Phạm Duy
Hiển cũng có chỉ ra rằng thành tích NCKH thường có vị trí áp đảo khi xếp hạng các
trường ĐH, vì vậy trong 10 trường ĐH hàng đầu thế giới, các trường ĐH Hoa kỳ
thường xuyên chiếm vị trí từ số một đến số năm [30].
ĐHNC có nhiều tiêu chí, nhưng một trong các tiêu chí cơ bản là hàm lượng
NCKH lớn và đào tạo chất lượng cao, nhất là đào tạo sau ĐH. Vì thế, hướng tới
7


ĐHNC ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay là phải quan tâm đến việc nâng cao hàm
lượng NCKH từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường ĐH. Việt Nam
đã có những chủ trương, chính sách nhằm xây dựng và phát triển hoạt động KH&CN
của trường ĐH. Nghị Quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 của Chính phủ Việt
Nam về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ĐH Việt Nam đã đưa ra mục tiêu cụ
thể của GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020 trong hoạt động KH&CN phải đạt
“...Nâng cao rõ rệt qui mô và hiệu quả hoạt động KH&CN trong các trường ĐH.
Các trường ĐH lớn phải là các trung tâm NCKH mạnh của cả nước, nguồn thu từ
hoạt động KH&CN, sản xuất và dịch vụ đạt tối thiểu 25% tổng nguồn thu của các
các trường ĐH vào năm 2020” [5], cũng như quan tâm đến việc nâng dần vị thế của
các trường ĐH nước ta trong xếp hạng các trường ĐH của thế giới. Quyết định số
121/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch mạng lưới các trường
ĐH và cao đẳng giai đoạn 2006-2020 có đặt mục tiêu đến năm 2020 “Việt Nam có 1
trường ĐH được xếp hạng trong số 200 trường ĐH hàng đầu thế giới” [49].
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng, tác động đến hoạt động KH&CN trong trường
ĐH, trong đó chính sách KH&CN có vai trị đặc biệt quan trọng trong nâng cao hiệu
quả hoạt động KH&CN (nhất là tăng cường hàm lượng NCKH). Xuất phát từ các lí
do trên, tác giả đã lựa chọn vấn đế“Tác động của chính sách khoa học và cơng nghệ

đến hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học để thúc đẩy hình
thành đại học nghiên cứu” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Tính mới của luận án
Luận án “Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động khoa
học và công nghệ trong các trường đại học để thúc đẩy hình thành đại học nghiên
cứu” có những điểm mới sau:
Một là: Xem xét tác động của chính sách KH&CN lựa chọn đến mảng hoạt
động KH&CN trong trường ĐH.
Hai là: Xem xét tác động của chính sách KH&CN lựa chọn đến quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về KH&CN trong trường ĐH.
Ba là: Đánh giá tác động hai mặt “dương tính” và “âm tính” của chính sách
KH&CN lựa chọn đến hoạt động KH&CN trong trường ĐH.

8


Bốn là: Đề xuất giải pháp tăng cường chất lượng chính sách KH&CN lựa chọn
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN (nhất là hàm lượng NCKH) trong
trường ĐH để góp phần thúc đẩy hình thành ĐHNC.
3. Ý nghĩa của Luận án
3.1. Về mặt lý luận
Luận án góp phần làm phong phú về phương diện lý luận tác động của chính
sách nói chung và tác động của chính sách KH&CN nói riêng đến hoạt động
KH&CN trong trường ĐH như: Cách tiếp cận đánh giá chính sách; Phương pháp
đánh giá tác động chính sách; Xây dựng khung đánh giá tác động chính sách đến hoạt
động KH&CN trong trường ĐH. Ngồi ra, luận án cịn góp phần làm phong phú
thêm về phương diện lý luận ĐHNC như: Khái niệm, đặc trưng, tiêu chí của ĐHNC.
3.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có tác dụng thiết thực nhằm hồn thiện hệ
thống chính sách KH&CN cần thiết tác động đến hoạt động KH&CN trong trường

ĐH, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN (nhất là hàm lượng NCKH) trong
trường ĐH, để góp phần thúc đẩy hình thành ĐHNC ở Việt Nam. Những luận cứ
khoa học và thực tiễn được trình bày trong luận án có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo trong nghiên cứu về chính sách GD&ĐT hay chính sách KH&CN.
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ được thực trạng tác động của chính sách KH&CN lựa chọn đến
hoạt động KH&CN trong trường ĐH (Qua nghiên cứu trường hợp ĐHTN, cụ thể
là 3 trường ĐH thành viên của ĐHTN).
- Đánh giá được tác động dương tính và âm tính của chính sách KH&CN
lựa chọn lên hoạt động KH&CN trong trường ĐH.
- Đề xuất được giải pháp tăng cường chất lượng chính sách KH&CN lựa chọn
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN (nhất là hàm lượng NCKH) trong
trường ĐH, để góp phần thúc đẩy hình thành ĐHNC.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Tác động của chính sách KH&CN đến hoạt động KH&CN trong trường ĐH
để thúc đẩy hình thành ĐHNC.
9


5.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
- Về mặt chính sách: Luận án nghiên cứu chính sách KH&CN và trong hệ
thống chính sách KH&CN chỉ lựa chọn hai nhóm chính sách và xem xét những khía
cạnh tác động của hai nhóm chính sách này đến hoạt động KH&CN trong trường
ĐH, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường chất lượng của chính sách lựa chọn
(qua việc hồn thiện chính sách) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN (nhất là
hàm lượng NCKH) trong trường ĐH để thúc đẩy hình thành ĐHNC, hai nhóm chính
sách KH&CN lựa chọn gồm:
+ Một là: Nhóm chính sách KH&CN tác động đến phát triển hoạt động KH&CN

trong trường ĐH, được cụ thể hóa trong vật mang chính sách là Nghị định số
99/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 10 năm 2014 ((Bởi Nghị định 99/2014/NĐ-CP có
những thiết chế ngầm định thuộc phạm trù chính sách KH&CN, có tác động mạnh
mẽ đến hoạt động KH&CN của trường ĐH).
+ Hai là: Nhóm chính sách KH&CN tác động đến quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về KH&CN trong trường ĐH, trong đó luận án chỉ nghiên cứu khía cạnh tác
động đến quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ KH&CN; Nhân
lực cho KH&CN; Tài chính cho KH&CN và hợp tác quốc tế về KH&CN, được cụ
thể hóa trong các vật mang chính sách là Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày
05/09/2005 và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 96/2010/NĐ-CP ngày
20/09/2010; Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 sau được thay thế bằng Nghị
định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015.
Cả hai nhóm chính sách mà luận án lựa chọn nghiên cứu đều có tác động
mạnh mẽ đến hoạt động KH&CN trong trường ĐH. Nhóm chính sách thứ nhất có tác
động thúc đẩy hoạt động NCKH của giảng viên (nhất là hoạt động công bố bài báo
quốc tế); đầu tư cho hoạt động KH&CN của trường ĐH. Nhóm chính sách thứ hai có
tác động làm cho hoạt động KH&CN trong trường ĐH được thực hiện tốt hơn thông
qua trao cho trường ĐH quyền được tự chủ trong việc lựa chọn hướng nghiên cứu
phù hợp với chiến lược phát triển của nhà trường; tự chủ về nhân lực cho KH&CN;
tự chủ tài chính cho hoạt động KH&CN và quyền được tự lựa chọn đối tác phù hợp
để hợp tác quốc tế về KH&CN.
10


- Về mặt hoạt động: Luận án chỉ nghiên cứu hoạt động KH&CN trong
trường ĐH (Qua nghiên cứu trường hợp Đại học Thái Nguyên), từ đó đề xuất giải
pháp để tăng cường hàm lượng NCKH góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của
ĐHTN nhằm tạo tiền đề quan trọng để ĐHTN trở thành ĐH định hướng nghiên
cứu đa ngành vào năm 2030.
b. Phạm vi về không gian nghiên cứu

Luận án tiến hành nghiên cứu tại Đại học Thái Nguyên (Cụ thể là ba trường
ĐH thành viên của Đại học Thái Nguyên là Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên;
Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên và Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền
thông Thái Nguyên).
c. Phạm vi về thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu số liệu: Luận án khảo sát số liệu về hoạt động KH&CN
của ĐHTN và ba trường ĐH thành viên của ĐHTN trong giai đoạn 2010 - 2016.
6. Mẫu khảo sát
Để làm rõ được hiện trạng tác động của chính sách KH&CN đến hoạt động
KH&CN trong các trường ĐH, tác giả đã lựa chọn mẫu khảo sát là Đại học Thái
Ngun, vì những lí do sau:
Thứ nhất: Trong hoạt động đào tạo, các trường ĐH ở Việt Nam hiện nay đều
bị điều chỉnh bởi chính sách giáo dục, cịn về KH&CN thì bị điều chỉnh bởi các chính
sách KH&CN.
Thứ hai: Trong hệ thống GDĐH, các trường ĐH có sự tương đồng với nhau
về chức năng đào tạo và chức năng NCKH.
Thứ ba: Trong hệ thống GDĐH của Việt Nam, Đại học Thái Nguyên là một
trong ba ĐH vùng trọng điểm quốc gia, là ĐH đa ngành, đa lĩnh vực, gồm nhiều các
trường ĐH thành viên, các đơn vị trực thuộc, được tổ chức theo hai cấp.
Xuất phát từ ba lí do nên trên, tác giả cho rằng việc chọn Đại học Thái Nguyên
làm mẫu khảo sát là hồn tồn có thể và kết quả nghiên cứu mang tính đại diện được.
7. Câu hỏi nghiên cứu
7.1. Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo
Chính sách KH&CN của Việt Nam hiện nay có tác động như thế nào đến hoạt
động KH&CN trong trường ĐH?
11


7.2. Câu hỏi nghiên cứu cụ thể
Câu hỏi 1: Những chính sách KH&CN cụ thể nào có tác động mạnh mẽ đến

hoạt động KH&CN trong trường ĐH?
Câu hỏi 2: Chính sách KH&CN lựa chọn có tác động như thế nào lên hoạt
động KH&CN trong trường ĐH?
Câu hỏi 3: Những giải pháp nào nên được đề xuất để tăng cường chất lượng
của chính sách KH&CN lựa chọn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN (nhất
là hàm lượng NCKH) trong trường ĐH để thúc đẩy hình thành ĐHNC?
8. Giả thuyết nghiên cứu
8.1. Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo
Chính sách KH&CN đã và đang tạo điều kiện cho hoạt động KH&CN của
trường ĐH nhưng cần điều chỉnh để nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN trong tiến
trình tiếp cận với tiêu chí của ĐHNC.
8.2. Giả thuyết nghiên cứu cụ thể
Giả thuyết 1: Trong hệ thống chính sách KH&CN thì có rất nhiều chính
sách nhưng một số chính sách có tác động mạnh mẽ đến hoạt động KH&CN trong
trường ĐH là:
+ Nghị định số 99/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 10 năm 2014: Quy định việc
đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động KH&CN trong các cơ sở GDĐH,
chính sách này tác động trực tiếp đến phát triển hoạt động KH&CN của trường ĐH.
+ Nghị định 115/2005/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định
96/2010/NĐ-CP tác động đến quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức
KH&CN trong trường ĐH; Nghị định 43/2006/NĐ-CP sau được thay thế bằng Nghị
định 16/2015/NĐ-CP tác động đến quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ
chức đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó có trường ĐH).
Giả thuyết 2: Chính sách KH&CN lựa chọn đã có những tác động dương tính,
âm tính lên hoạt động KH&CN trong trường ĐH.
Giả thuyết 3: Nhà nước cần bổ sung, điều chỉnh một số nội dung của chính
sách KH&CN hiện hành (Cụ thể là một số chính sách lựa chọn), cịn trường ĐH cần
có những biện pháp thực hiện hiệu quả các chính sách KH&CN của Nhà nước, từ đó
góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động KH&CN (nhất là hàm lượng NCKH)
12



trong trường ĐH. Hàm lượng NCKH lớn là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo
của trường ĐH, đây là những tiêu chí cơ bản của ĐHNC thế giới.
9. Các tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
- Tiếp cận quản lý: Nhận diện các tác động của chính sách KH&CN đến hoạt
động KH&CN trong trường ĐH – đây được coi là những tiền đề quan trọng cho việc
thúc đẩy hình thành ĐHNC ở nước ta hiện nay.
- Tiếp cận tâm lý học: Nhận diện tâm lý của GV, nghiên cứu viên, nhà quản lý
của trường ĐH dưới sự tác động của hai nhóm chính sách KH&CN. Một là nhóm
chính sách KH&CN tác động đến hoạt động KH&CN trong trường ĐH; Hai là nhóm
chính sách KH&CN tác động đến thiết chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về KH&CN
trong trường ĐH.
- Tiếp cận phân tích hệ thống và cấu trúc: Đây là cách tiếp cận xuyên suốt trong
nghiên cứu của Luận án, bởi cách tiếp cận này cho phép tìm ra mục tiêu của chính sách
KH&CN, sự tương tác giữa các mối liên hệ trong cấu trúc của chính sách KH&CN.
- Tiếp cận nội quan và ngoại quan: Dựa trên các nhận xét đánh giá chủ quan
và khách quan để đưa ra nhận định về thực trạng tác động của chính sách KH&CN
đến hoạt động KH&CN trong trường ĐH.
- Tiếp cận quan sát: Tác giả sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu có tham dự với
tư cách một là GV của một trường ĐH, để phân tích hiện trạng tác động của chính
sách KH&CN đến hoạt động KH&CN trong trường ĐH hiện nay.
9.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận án đã sử dụng một
số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương
pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp
thống kê và phương pháp so sánh.
9.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu có vai trị quan trọng trong việc tạo dựng cơ

sở lý luận cũng như thực tiễn cho luận án, gồm các phương pháp cụ thể sau:
* Phương pháp thu thập và phân loại tài liệu: Căn cứ vào câu hỏi nghiên
cứu và xuất phát từ giả thuyết nghiên cứu của luận án, tác giả tiến hành thu thập
13


các tài liệu cần thiết để chứng minh giả thuyết nghiên cứu, được chia làm hai
nhóm tài liệu sau:
Nhóm tài liệu sơ cấp, gồm: Các văn bản pháp luật gồm Nghị định số
99/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 10 năm 2014; Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05
tháng 9 năm 2005; Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006, được thay
thế bằng Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015). Các báo cáo tổng
hợp kết quả hoạt động KH&CN của trường ĐH trước và sau khi áp dụng chính sách
KH&CN; Các thơng tin có được từ việc trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi, các thông tin
thu thập từ phỏng vấn trực tiếp.
Nhóm tài liệu thứ cấp, gồm: đề tài NCKH các cấp; luận án tiến sĩ, các bài báo
khoa học đã cơng bố ở trong nước và nước ngồi; Từ điển, sách tham khảo; sách
chuyên khảo.
* Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Từ những tài liệu có được bằng
phương pháp thu thập và phân loại tài liệu, tác giả tiến hành phân tích và tổng hợp
các loại tài liệu đó. Phân tích các văn bản pháp luật gồm Nghị định số 99/2014/NĐCP ngày 25 tháng 10 năm 2014; Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm
2005; Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006, được thay thế bằng
Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015) để thấy được cấu trúc của các
văn bản đó như: mục tiêu; phương tiện; đối tượng chịu sự tác động của các văn bản
pháp luật này. Phân tích các báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động KH&CN của trường
ĐH trước và sau khi áp dụng chính sách KH&CN để đưa ra những nhận định, đánh
giá về sự tác động của nhóm chính sách KH&CN đến hoạt động KH&CN trong
trường ĐH như thế nào. Phân tích các cơng trình nghiên cứu (gồm đề tài NCKH các
cấp; luận án tiến sĩ, bài báo khoa học) đã công bố ở trong nước và nước ngồi nhằm
chỉ ra những điểm cịn khuyết thiếu của các cơng trình nghiên cứu đó và chứng minh

hướng nghiên cứu của luận án là mới. Phân tích tài liệu là sách chuyên khảo; sách
tham khảo, các loại từ điển để làm rõ các thuật ngữ được sử dụng trong luận án và
xây dựng khung cơ sở lý luận cho luận án. Từ kết quả phân tích các loại tài liệu sơ
cấp và thứ cấp, tác giả tiến hành tổng hợp theo nội dung nghiên cứu cụ thể nhằm làm
sáng tỏ cả phần lý luận và thực tiễn của Luận án.

14


9.2.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi
Phương pháp trưng cầu ý kiến giúp thu thập những số liệu định lượng quan
trọng cho luận án, tác giả đã trưng cầu ý kiến như sau.
Về đối tượng khảo sát: Mục đích là đi tìm hiểu về thực trạng tác động của
chính sách KH&CN đến hoạt động KH&CN trong các trường ĐH nên đối tượng
khảo sát của luận án là những người làm công tác quản lý; người đang trực tiếp giảng
dạy, làm NCKH; người phụ trách hoạt động KH&CN trong các trường ĐH.
Về phương pháp chọn mẫu: Luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên nhưng có chú ý đến học hàm, học vị của đối tượng khảo sát.
Về nội dung phiếu trưng cầu ý kiến: Các câu hỏi được xây dựng bao gồm: Nhận
thức của giảng viên (GV) về vai trò của hoạt động NCKH trong trường ĐH; Tình hình
thực hiện đề tài NCKH các cấp của GV; Tình hình cơng bố bài báo trong nước cũng
như quốc tế của GV trong trường ĐH; Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động KH&CN
trong trường ĐH; Nguồn kinh phí cho hoạt động KH&CN trong trường ĐH; Phổ biến
các chính sách về KH&CN tới GV của trường ĐH; Việc triển khai hoạt động KH&CN
ở các trường ĐH; Các khâu triển khai hoạt động KH&CN trong trường ĐH; Giải pháp
có thể để nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN trong trường ĐH.
Để có một bức tranh cụ thể về thực trạng tác động của chính sách KH&CN lựa
chọn đến hoạt động KH&CN trong trường ĐH, tác giả đã lựa chọn Đại học Thái Nguyên
để khảo sát gồm (Cụ thể là 3/7 trường ĐH thành viên của Đại học Thái Nguyên), gồm:
- Trường Đại học Nông Lâm (ĐHNL), được thành lập năm 1970, là một trung

tâm đào tạo và CGCN hàng đầu Việt Nam về nông, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên
và môi trường cho các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam. Theo bảng xếp
hạng mới nhất của Webometrics, Trường ĐHNLTN được xếp hạng thứ 13 ở Việt
Nam và hạng 4103 trên thế giới.
- Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) tiền thân là Trường ĐH Việt Bắc được
thành lập năm 1966, là cơ sở đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản
lý giáo dục có chất lượng cao; là trung tâm nghiên cứu và ứng dụng KH&CN, phục
vụ sự nghiệp GD&ĐT.

15


- Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thơng (ĐHCNTT&TT),
được thành lập năm 2001, Trường có chức năng, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực,
NCKH và CGCN trong các lĩnh vực Công nghệ thông tin và truyền thông.
Tác giả đã tiến hành điều tra trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi với 210 phiếu,
trong đó số lượng phiếu khảo sát được phát đều cho 03 trường, mỗi trường phát 70
phiếu. Hình thức tiến hành: Gặp gỡ những người được điều tra, phát bảng hỏi cá
nhân, hướng dẫn cách trả lời và thu lại bảng hỏi khi đã trả lời xong. Tác giả chỉ thu
về được 185 phiếu hợp lệ (25 phiếu khơng hợp lệ, vì phiếu khơng trả lời hoặc trả lời
không hết câu hỏi trong phiếu điều tra), kết quả dữ liệu trong toàn luận án, được xử
lý bằng phần mền thống kê phân tích dữ liệu (SPSS) trên tổng số 185 phiếu hợp lệ.
Đặc điểm của đối tượng khảo sát được thể hiện cụ thể dưới đây.
- Giới tính: Cụ thể có 105 đối tượng khảo sát là nữ (chiếm 56,7%); đối tượng
là nam giới có 80 người (chiếm 43,3%). Do chọn ngẫu nhiên các đối tượng khảo sát
nên có sự chênh lệch về giới tính.
- Về độ tuổi: Độ tuổi của đối tượng khảo sát có độ tuổi từ 35-45 chiếm đa số, với
136 người (chiếm 73,5%). Độ tuổi dưới 35 là 33 người (chiếm 17,8%). Độ tuổi từ 46 –
55 có 10 người (chiếm 5,4%). Những người có độ tuổi trên 55 chiếm tỉ lệ khơng lớn
3,3%. Điều này, cho thấy sự trẻ hóa đội ngũ GV đang diễn ra trong các trường ĐH.

- Về học hàm, học vị: Trong số 185 đối tượng khảo sát, có 12 người có học
hàm (chiếm 6,5%), trong đó, PGS chiếm đa số (chiếm 5,4%), số người có học hàm
GS chiếm rất nhỏ (chiếm 1,1%). Cịn phần đơng đối tượng khảo sát có học vị từ ThS
trở lên (chiếm 56,2%); đối tượng khảo sát có học vị TS là 65 người (chiếm 35,1%.
Đối tượng có trình độ cử nhân là 4 người (chiếm 2,2%).
- Số năm công tác: Đối tượng khảo sát có số năm cơng tác chiếm đa số là từ 1
đến 9 năm và trên 10 năm. Cụ thể: Đối tượng khảo sát có số năm cơng tác từ 1 đến 9
năm chiếm đến 48,1%, cịn từ trên 10 năm công tác (chiếm 47,0%). Đối tượng khảo
sát có số năm cơng tác trên 20 năm (chiếm 4,9%).
- Về công việc của đối tượng khảo sát. Luận án tập trung phân tích hoạt động
hoạt động KH&CN trong trường ĐH. Vì vậy, chủ yếu là những GV ĐH, họ là những
người tham gia trực tiếp vào hoạt động NCKH: có 171 người (chiếm 92,4%); những
người làm cơng tác quản lý, đặc biệt là quản lý NCKH có 14 người (chiếm 7,6%),
16


những ý kiến của các nhóm đối tường này là những đánh giá khách quan về hoạt
động NCKH trong trường ĐH.
9.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện để thu thập những thơng tin định
tính nhằm bổ sung, giải thích cho các thơng tin định lượng. Đồng thời, phương pháp
này còn giúp cung cấp những thông tin mới mà số liệu định lượng không thu được.
Trong khuôn khổ luận án, tác giả đã thực hiện 25 cuộc phỏng vấn sâu đối với
các đối tượng: 15 giảng viên – người trực tiếp làm công tác giảng dạy và NCKH; 5
nhà quản lý (01 Phó giám đốc của ĐHTN và 02 hiệu trưởng của trường ĐH thành
viên; 02 Trưởng khoa) và 5 cán bộ trực tiếp làm cơng tác quản lý hoạt động KH&CN
(01 Phó Trưởng Ban của ĐHTN; 04 Trưởng/Phó phịng – phụ trách mảng hoạt đông
KH&CN ở một số các trường ĐH thành viên ĐHTN. Nội dung phỏng vấn: Tác động
của chính sách KH&CN đến hoạt động NCKH của GV; những khó khăn khi triển
khai áp dụng chính sách; những rào cản khi thực hiện thiết chế tự chủ, tự chịu trách

nhiệm trong trường ĐH, trong đó có tự chủ, tự chịu trách nhiệm về KH&CN.
Tác giả đã tiến hành trao đổi, xin ý kiến của 3 chuyên gia – những người có
am hiểu sâu về lĩnh vực chính sách. Những ý kiến đóng góp của chuyên gia giúp tác
giả có những định hướng trong việc đề xuất các giải pháp định hướng tác động chính
sách KH&CN đến hoạt động KH&CN trong trường ĐH để thúc đẩy việc hình thành
ĐHNC ở Việt Nam. Những thơng tin thu được bằng phương pháp phỏng vấn được
coi là những luận cứ thực tiễn khách quan để đánh giá tác động của chính sách
KH&CN đến hoạt động KH&CN, cũng như thiết chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
KH&CN trong trường ĐH.
9.2.4. Phương pháp thống kê
Tác giả đã tiến hành thống kê số liệu từ báo cáo tổng kết hoạt động KH&CN
của các trường ĐH được chọn làm mẫu khảo sát nhằm phục vụ cho mục đích nghiên
cứu của luận án. Việc tiến hành thống kế con số định lượng của hoạt động KH&CN
là cần thiết, giúp luận án có căn cứ thực tiễn để so sánh, đánh giá về hoạt động
KH&CN trong trường ĐH.

17


9.2.5. Phương pháp so sánh
Tác giả đã đi so sánh kết quả hoạt động KH&CN trước và sau khi áp dụng
chính sách KH&CN để xem xét sự tác động của nhóm chính sách này đến hoạt
động KH&CN trong trường ĐH. Các chỉ số để xem xét kết quả hoạt động
KH&CN của trường ĐH gồm: Số lượng đề tài, chương trình, dự án đã và đang
thực hiện; Số lượng bài báo khoa học được cơng bố trên tạp chí quốc tế uy tín; Số
lượng bài báo khoa học được cơng bố trên tạp chí trong nước; Số lượng hợp đồng
CGCN (từ kết quả nghiên cứu) vào sản xuất. Sự thay đổi về kết quả hoạt động
KH&CN trước và sau khi áp dụng chính sách, phản ánh sự tác động ít nhiều do
việc áp dụng của chính sách tạo ra. Đối với nhóm chính sách KH&CN tác động
đến thiết chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về KH&CN trong trường ĐH, tác giả đi

so sánh mức độ tự chủ về tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp, tự chủ về
nhân sự KH&CN, tự chủ về tài chính cho KH&CN và tự chủ hợp tác quốc tế về
KH&CN được thể hiện như thế nào sau khi áp dụng chính sách.
10. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về các cơng trình khoa học đã được cơng bố có liên
quan đến chủ đề luận án.
Chương 2: Cơ sở lý luận về sự tác động của chính sách KH&CN đến hoạt
động KH&CN trong trường ĐH.
Chương 3: Hiện trạng tác động của chính sách KH&CN đến hoạt động hoạt
động KH&CN trong trường ĐH (Nghiên cứu trường hợp Đại học Thái Nguyên).
Chương 4. Đề xuất giải pháp tăng cường chất lượng của một số chính sách lựa
chọn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN (nhất là hàm lượng NCKH) trong
trường ĐH để góp phần hình thành ĐHNC.

18


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ LUẬN ÁN
1.1. Các cơng trình khoa học đã cơng bố ở nƣớc ngồi liên quan đến chủ đề luận án
Qua nghiên cứu tài liệu nước ngồi, tác giả nhận thấy đã có những cơng trình
nghiên cứu được cơng bố bàn về một số nội dung liên quan đến chủ đề của luận án.
Trước hết, phải kể đến cơng trình nghiên cứu có tên “National Science Policy and
Universities” [70]. Cơng trình nghiên cứu này đã cho thấy khoa học từ chỗ bị bỏ
quên được biết đến như một công cụ quản lý, ở giai đoạn khoa học bị bỏ quên, các
trường ĐH nhận được tài trợ từ Chính phủ cho nghiên cứu như nhà ở, thiết bị và vật
liệu nhưng trên thực tế khơng có một chính sách khoa học nào được tuyên bố, chỉ đến
khi mối quan hệ giữa các trường ĐH với nhà nước và các ngành trong xã hội, đặc

biệt là công nghiệp và thương mại ngày càng được khẳng định thì sự đổi mới, phát
triển về cơng nghệ mới được nhìn nhận là phụ thuộc trực tiếp hơn và thường gắn liền
với thực hành khoa học. Một chính sách đã được ban hành nhằm khuyến khích, tăng
cường mối quan hệ chặt chẽ giữa các trường ĐH và các doanh nghiệp. Chính sách
nhấn mạnh đến vai trò của các trường ĐH trong sự phát triển của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, được xem là nguồn đổi mới cơng nghệ và khuyến khích các doanh
nghiệp hợp tác trong lĩnh vực giáo dục cũng như nghiên cứu, một loạt mục tiêu lớn
trong chính sách được thiết kế để đưa các trường ĐH và doanh nghiệp gần nhau hơn
nhằm khuyến khích các ngành cơng nghiệp chiếm phần lớn trong tài trợ cho nghiên
cứu trong các trường ĐH để giảm sự phụ thuộc vào quỹ công. Các Chính phủ đã thiết
lập hướng rõ ràng hơn cho chính sách GDĐH và khoa học: Yêu cầu các trường ĐH
đệ trình các kế hoạch nghiên cứu và đã cho phép các viện nghiên cứu và trường ĐH
được tự do hơn về vấn đề học thuật. Điều này được minh chứng bằng việc thay đổi
trong Luật về Sở hữu trí tuệ, các trường ĐH được giải phóng, yêu cầu bồi thường
quyền sở hữu trí tuệ đối với những kiến thức mới được phát triển trong tài trợ của
nhà nước. Các chính sách khoa học dựa trên ý tưởng về kiến thức nền kinh tế đang
ngày càng lan rộng khắp thế giới, bao gồm cả trong các nền kinh tế đang phát triển
của Mỹ Latinh, Ấn Độ, Trung Quốc và các nước khác trong khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương, các chính sách khoa học này là những yếu tố chính gây nên sự thay đổi

19


trong chức năng của trường ĐH ở các quốc gia trên thế giới. Mặc dù, nghiên cứu đã
cho thấy vai trò của nhà nước trong việc gắn kết trường ĐH với các doanh nghiệp,
nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu của trường ĐH nhưng lại chưa bàn tới sự tác
động của các chính sách, nhất là chính sách KH&CN đến hoạt động KH&CN trong
trường ĐH nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN của trường ĐH (nhất là hàm
lượng NCKH) để từ đó thúc đẩy hình thành ĐHNC.
Cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của chính sách đến nghiên cứu của

trường ĐH đó là nghiên cứu “The Impact of Scientific and Technological Policy
Interventions on University Research: Evidence from the National Nano-Technology
Initiative” [74]. Nghiên cứu này đã xem xét sáng kiến công nghệ Nano quốc gia
(NNI) như là một sự can thiệp chính sách nhằm mục đích thương mại hóa cơng nghệ
và một hướng nghiên cứu tập trung để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nghiên
cứu cũng cho thấy NNI có mang lại những hậu quả khơng lường trước được trong
dòng chảy kiến thức của ngành ĐH và đặc điểm của nghiên cứu ĐH về công nghệ
Nano, thông qua phân tích các bằng sáng chế về NNI của Hoa Kỳ được đệ trình từ
năm 1996 đến năm 2007, các trường ĐH đã tăng đáng kể lưu lượng tri thức từ ngành
công nghiệp, giảm sự phân nhánh nhưng NNI lại thu hẹp phạm vi nghiên cứu, và ít
có khả năng tạo ra công nghệ. Nghiên cứu cũng đã cho thấy những phát hiện mới: Ít
nhất trong trường hợp của NNI, các chương trình KH&CN của Chính phủ có thể làm
tăng hiệu quả nghiên cứu của trường ĐH. Đây là nghiên cứu gần với chủ đề luận án,
nghiên cứu đã đề cập đến sự tác động can thiệp của chính sách cụ thể (chính sách về
NNI) vào nghiên cứu của trường ĐH, một số khái niệm liên quan đến chủ đề luận án
cũng được đề cập trong nghiên cứu như: tác động; chính sách; chính sách KH&CN.
Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ tập trung phân tích sự tác động của chính sách về
NNI đến bản chất nghiên cứu của trường ĐH, sự can thiệp của nhà nước bằng chính
sách này nhằm thương mại hóa các sản phẩm cơng nghệ của trường ĐH mà chưa chỉ ra
tác động của chính sách này đến việc hình thành ĐHNC. Hay nghiên cứu“Research
Universities: The core of the US system of science and technology” [66]. Nghiên cứu
này bàn về chính sách hỗ trợ tài chính của Chính phủ cho nghiên cứu của trường ĐH
từ năm 1950 đến giữa những năm 1970, thông qua việc thành lập các chương trình
nhằm khuyến khích hợp tác NCKH với trường ĐH và coi đây như là một phương
20


×