Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Hệ thống nhân vật nữ trong âm thanh và cuồng nộ nắng tháng tám thánh địa tội ác của w faulkner từ góc nhìn phân tâm học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.12 KB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

LƢU HOÀI TRANG

HỆ THỐNG NHÂN VẬT NỮ TRONG ÂM THANH VÀ CUỒNG
NỘ, NẮNG THÁNG TÁM, THÁNH ĐỊA TỘI ÁC CỦA
W.FAULKNER TỪ GĨC NHÌN PHÂN TÂM HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

LƢU HOÀI TRANG

HỆ THỐNG NHÂN VẬT NỮ TRONG ÂM THANH VÀ
CUỒNG NỘ, NẮNG THÁNG TÁM, THÁNH ĐỊA TỘI ÁC CỦA
W.FAULKNER TỪ GĨC NHÌN PHÂN TÂM HỌC

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài
Mã số: 60 22 02 45

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Duy Hiệp


Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn do tôi thực hiện. Những kết quả từ những tác
giả trước mà tơi sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể.
Khơng có bất kỳ sự khơng trung thực nào trong các kết quả nghiên cứu.
Nếu có gì sai trái, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2017
Học viên

Lưu Hoài Trang


LỜI CẢM ƠN

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đào Duy Hiệp – người
đã tận tình giúp đỡ, khích lệ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo trong Khoa Văn học, Phịng
Sau đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tơi được học tập, nghiên cứu, thực hiện và
hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin được tri ân tới gia đình và bạn bè đã ln bên cạnh,
động viên và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận văn này!
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2017
Học viên

Lưu Hoài Trang



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................15
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................15
5. Bố cục luận văn..................................................................................................16
Chƣơng 1: HIỆN THÂN CỦA HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ NGÀY KHỞI
ĐẦU – “NHẪN NHỊN” VÀ “ĐỘC ĐOÁN” .........................................................17
1.1. Disley – Hình ảnh của những thân phận nơ lệ đáng trân trọng ......................18
1.1.1 Con người khỏe mạnh, có lịng bao dung .................................................19
1.1.2 Chấp nhận hoàn cảnh, cố gắng vươn lên ...................................................23
1.2. Caroline Bascomb – Hình ảnh của giới quý tộc đầy cực đoan .......................30
1.1.1. Con người yếu ớt, lối sống cá nhân ..........................................................30
1.1.2. Đổ lỗi hoàn cảnh, lối sống chán nản ........................................................34
Tiểu kết ..................................................................................................................38
Chƣơng 2: HIỆN THÂN CỦA MỘT ĐẾ QUỐC CÔNG NGHIỆP – “SA NGÔ
VÀ “VÔ ĐỊNH”.......................................................................................................39
2.1. Caddy – Hiện thân của sự sa ngã ....................................................................39
2.1.1 Hình tượng của sự mâu thuẫn ...................................................................41
2.1.2 Biểu tượng giễu nhại Đức mẹ Đồng Trinh ................................................46
2.2. Joanna Burden – Hiện thân của sự vơ định ....................................................48
2.2.1 Hình ảnh của kẻ thấp hèn ..........................................................................49
2.2.2 Biểu tượng của những “bóng ma” .............................................................51
Tiểu kết ..................................................................................................................54
Chƣơng 3: HIỆN THÂN CỦA NƢỚC MỸ THỜI KỲ MỚI – “NỔI LOẠN”
VÀ “HƢỚNG VỀ NGUỒN CỘI”..........................................................................55
3.1. Quentin (con gái Caddy) và Temple Drake – Biểu tượng của sự nổi loạn ....55
3.1.1. Biểu tượng của lối sống hưởng thụ ..........................................................55

3.1.2 Biểu tượng của sự hèn nhát .......................................................................63
3.2. Lena Grove và Ruby Lamar – Biểu tượng của sự tìm về nguồn cội ..............68


3.2.1 Biểu tượng của lối sống trách nhiệm .........................................................69
3.2.2 Biểu tượng của “nữ thần đất” ....................................................................71
Tiểu kết ..................................................................................................................76
KẾT LUẬN ..............................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................79


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Không chỉ là một cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới, ở ngay
ngưỡng cửa của thế kỉ XX Mỹ còn được biết đến nhờ sự nở rộ của các tài
năng văn học. Một trong những nhà văn vĩ đại nhất của thế kỉ XX ta khơng
thể khơng nhắc đến chính là William Faulkner (1897 – 1962). Tên đầy đủ của
ông là William Harrison Faulkner. Ông được coi là người báo hiệu cho một
nền tiểu thuyết hiện đại.
William Faulkner đã mang đến cho người đọc một bức tranh toàn cảnh về
miền Nam nước Mỹ thông qua nhiều tác phẩm của ông. Với địa danh hư cấu
Yoknapatapha, ông đã miêu tả tỉ mỉ xã hội miền Nam sau Nội chiến. Có thể xem
tồn bộ tác phẩm của ông như một cuốn “trường thiên tiểu thuyết” mô tả những
thăng trầm của nước Mỹ kể từ sau thời kỳ nội chiến đến giữa thế kỉ XX.
Qua từng trang viết, ông đã giúp người đọc lật giờ từng lớp cuộc đời, đi
sâu vào mọi ngóc ngách đời sống vật chất và đặc biệt là đời sống tinh thần
của mọi lớp người từ địa vị cao nhất cho đến đáy cùng của xã hội. Nói đến
William Faulkner là người ta nói đến kỹ thuật dịng ý thức hay thời gian đồng
hiện. Tuy nhiên, người viết lại muốn hướng đến tác gia này với một khía cạnh
khác – hệ thống nhân vật nữ trong các tiểu thuyết của ông. Những con người

đặc biệt được ơng dành nhiều tình cảm và tâm huyết vào cây bút của mình.
Qua họ, ta sẽ thấy phần nào đời sống nước Mỹ những ngày mới đổi da thay
thịt và những day dứt, những ám ảnh của nhà văn về những con người được
gọi là “phái yếu” của xã hội này.
Khơng đi vào khảo sát tồn bộ các tác phẩm của đại tác gia này, người
viết tập trung nghiên cứu vào những tác phẩm nổi bật của ơng. Đó là tiểu
thuyết làm nên tiếng vang lừng lẫy cho ông đầu tiên trong giới văn học và sau

1


đó là tồn bộ dân chúng: tác phẩm Âm thanh và cuồng nộ (ấn hành lần đầu
tiên vào ngày 7 tháng 10 năm 1929). Cuốn sách thứ hai mà người viết khảo
sát là cuốn tiểu thuyết tuy không quá nổi tiếng nhưng lại được các nhà làm
phim chọn và chuyển thể đầu tiên trong số biết bao các tác phẩm của
W.Faulkner là Thánh địa tội ác (được phát hành năm 1931). Cuốn sách cuối
cùng người viết tiếp cận là một cuốn sách đặc biệt, ra đời vào năm 1932 là
Nắng tháng Tám. Đây là tác phẩm trọng đại của William Faukner vào thời kỳ
khi ông đã mang đến cho độc giả biết bao các kiệt tác trước và sau nó. Mỗi
tác phẩm đều có những nét riêng, khía cạnh khác lạ để từ đó, người đọc hậu
thế như chúng ta có thể tiếp cận phần nào đó gần hơn với những di sản và
những tư tưởng mà nhà văn đại tài này để lại.
Đó có thể là tác phẩm mà ngay từ khâu xuất bản đã bị ngăn cản quyết
liệt. “Tôi không thể xuất bản cuốn sách này. Cả hai chúng ta sẽ bị bỏ tù” là
câu trả lời của bà Harrison Smith – biên tập viên của tác giả William Faulkner
tại Nhà xuất bản Noel Polk, người đỡ đầu cuốn tiểu thuyết Âm thanh và cuồng
nộ – khi nhận được bản thảo Thánh địa tội ác lần đầu tiên vào tháng 1 năm
1929. Tiểu thuyết Thánh địa tội ác mang sự khốc liệt đến mức động chạm tới
ranh giới những điều cấm kỵ trong xã hội thời bấy giờ. Đây là cuốn sách đi
sâu vào nghiên cứu bản chất của tội ác, chứa đựng nhiều bí ẩn. Nó dựa

trên những truyền thuyết dân gian địa phương và một vụ bắt cóc có thật
mà tác giả William Faulkner đã được nạn nhân kể lại trong một hộp đêm
ở New Orleans.
Khác với những tác phẩm nổi tiếng khác của ông như Âm thanh và
cuồng nộ, Nắng tháng Tám…, ngay từ ban đầu khi nói về cuốn tiểu tiểu
thuyết thứ năm Thánh địa tội ác này, William Faulkner đã thẳng thắn thừa
nhận khi viết lời giới thiệu trong ấn bản Tiểu thuyết hiện đại (1932): “Đối với
tôi, đây chỉ là ý tưởng rẻ tiền bởi vì nó cố tình được viết ra để kiếm tiền… Tôi
2


dành một khoảng thời gian ngắn để nghiên cứu những người ở Mississippi có
thể tin là xu hướng tại thời điểm đó, chọn một câu trả lời tơi nghĩ là đúng và
đầu tư vào một câu chuyện kinh khủng tôi có thể tưởng tượng ra, rồi viết nó
trong khoảng ba tuần” [27, tr. 145]. Điều đó cho thấy nhà văn không đặt quá
nhiều kỳ vọng vào tác phẩm này của mình.
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu về William Faulkner như học giả Noel
Polk – trợ lý giáo sư tiếng anh tại Đại học miền Nam Mississippi – lại khẳng
định: cuốn sách này khơng phải viết trong ba tuần, mà có thể kéo dài trong
bốn tháng (từ tháng một đến tháng năm năm 1929). Học giả khẳng định
William Faulkner đã đưa cả một phơng văn hóa đa dạng vào tác phẩm của
mình. Sinh ra và lớn lên tại Mississippi, nhà văn hiểu hơn ai hết thế giới ngầm
của Memphis. Trước đây, nó đã từng là trung tâm giết người của Mỹ. Với
những tư liệu thu thập được, các nhà phê bình đã khẳng định: bằng trí tưởng
tượng phi thường, William Faulkner đã đưa một ý tưởng rẻ tiền trở thành một
cuốn tiểu thuyết đầy sức ám ảnh.
Vượt qua mong đợi của chính tác giả, cuốn tiểu thuyết Thánh địa tội ác
đã vơ cùng thành cơng, cịn trở thành best – seller khi phát hành và được đạo
diễn Holywood Stephen Roberts chuyển thể nó trở thành bộ phim The Story
of Temple Drake (Câu chuyện về Temple Drake) vào năm 1933.

Với Âm thanh và cuồng nộ, William Faukner đã bước lên một vũ đài
hồn tồn khác. Nhan đề cuốn sách được trích ra từ một câu thơ của
W.Shkespearare, trong vở bi kịch Macbeth, cảnh 5, hồi 5. Đó là một định
nghĩa về cuộc đời: Đây là câu chuyện do một thằng ngốc kể, đầy những kêu la
và cuồng nộ. Thế nhưng chính những tiếng kêu la, những sự đau đớn, dày vò
của một kẻ điên lại càng khiến người đọc cảm thấy day dứt hơn về số phận
những con người buổi đầu giao thời ấy. Sự la hét của một tên đần bẩm sinh
hay sự la hét của biết bao thế hệ con người Mỹ lớn lên trong cái văn hóa phức
3


tạp và thời buổi nhiễu nhương. Có chắc đấy chỉ là tiếng la hét của những kẻ
sống trong thế kỉ XX hay cho đến thời điểm hiện tại?
Từ khi ra đời cho đến nay, Âm thanh và cuồng nộ vẫn làm khơng ít biết
bao độc giả trăn trở. Nó vẫn là câu hỏi đầy hóc búa và hấp dẫn để chúng ta
thâm nhập và đi tìm lời giải đáp. Nó như một bản nhạc giao hưởng với đầy đủ
các tiết tấu nhanh chậm của các chương sonata. “Bố cục cuốn sách thường
được các nhà nghiên cứu W.Faulkner so sánh với một bản giao hưởng thuộc
trường phái ấn tượng mà các chủ đề xuất hiện, biến mất, tái hiện rồi lại biến
mất cho đến khi bùng nổ trọn vẹn… Tuy nhiên, không cần phải hiểu cặn kẽ
từng câu trong kiệt tác này mới có thể cảm nhận vẻ đẹp và sức quyến rũ của
nó. Chính những vùng mờ tối, những mặt trái sáng, những mơ hồ lấp lửng sẽ
dẫn dắt trí tưởng tượng của người đọc vào thế giới của W.Faulkner, một thế
giới xao xuyến, chấn động, và đầy bí ẩn như chính cuộc đời này vậy”.
Gần như là một “đứa con” lạc dòng, Nắng tháng Tám dường như dễ
đọc hơn cả so với các tác phẩm khác như Âm thanh và cuồng nộ hay Thánh
địa tội ác. Thế nhưng sự khốc liệt của một xã hội mà người ta gọi là “miền
đất hứa” ấy vẫn hiện lại đầy gai góc, hoang dại. Chính nhà văn, dịch giả, nhà
nghiên cứu văn học Nhật Chiêu đã nhận xét rằng: tác phẩm này là “hào quang
của những gương mặt người. Và bao nhiêu chân dung là bấy nhiêu tính

cách… Màu da, giới tính, thiên nhiên, thành phố, tôn giáo, thế tục, cá nhân,
cộng đồng va chạm và tương tác liên tục trong ánh sáng và bóng tối được
Faulkner thể hiện bằng một thứ ngơn ngữ giàu hình ảnh, vừa rực rỡ vừa thâm
u, vừa ẩn nghĩa và sinh khí”.
Thế giới của Nắng tháng Tám mang trong nó những nét hoang sơ đậm
đặc hơn của vùng đất Mississippi. Thế giới nhân vật ở đây hiện lên cũng đặc
biệt hơn bởi màu sắc huyền thoại đậm đặc hơn. Đọc tác phẩm, độc giả không
chỉ cảm thấy mình đang trên chặng đường khám phá từng “hang cùng ngõ
4


hẻm” của nước Mỹ, mà còn lần giở cả những nét văn hóa tâm linh, những ám
ảnh tơn giáo cực đoan… vẫn đang ngày một âm ỉ trong lòng đất nước đa
chủng tộc này. Chúng ta sẽ cảm nhận được phần nào cái tài tình và con mắt
nhìn ra, nhìn thấu tương lai của William Faulkner khi vấn đề chủng tộc và tôn
giáo vẫn luôn là những điều nhức nhối trong xã hội cho đến cả ngày nay.
Có thể nói, qua hệ thống nhân vật nữ được khắc họa trong ba cuốn tiểu
thuyết Âm thanh và cuồng nộ, Nắng tháng Tám và Thánh địa tội ác, chúng ta
cũng có thể thấy được sự biến đổi trong đời sống xã hội Mỹ những năm đầu
thế kỉ XX hay cả trong thời điểm hiện tại. Những mặt tối của một nền công
nghiệp hóa, một xã hội tư bản đã bao trùm lên những con người Mỹ. Khơng
chỉ có giới trẻ mà con người Mỹ đang rơi vào những “mê lộ” không thể thoát
ra. Sự suy đồi về mặt đạo đức, sự xuống cấp của các giá trị tinh thần, thật –
giả lẫn lộn… làm nhân cách con người đảo lộn. Những con người có thân
phận cao quý chưa hẳn đã có tấm lòng và sự độ lượng như những con
người mà bị xã hội gọi là tầng lớp thấp hèn. Cũng qua đây, người đọc thấy
được những quan niệm của Faulkner về nữ giới và quan điểm của ông về
“một nửa thế giới” này.
Tiếp cận hệ thống nhân vật nữ trong ba cuốn tiểu thuyết Âm thanh và
cuồng nộ, Nắng tháng Tám và Thánh địa tội ác từ góc độ phân tâm học có thể

coi là một bộ cơng cụ khai mở những cấp độ ý nghĩa mới mẻ cho các tác
phẩm nổi tiếng này. Từ đó, ta thấy được tài năng văn chương ở nhà văn lớn
của thế kỉ, ý nghĩa của tác phẩm đã vượt ra ngoài những con chữ.
Là nhà văn cùng thời với Ernest Hemingway, tuy chưa từng gặp mặt
nhưng sự đối đầu giữa hai cây bút này luôn được công chúng quan tâm. Khác
với văn phong mang nguyên lý “Tảng băng trôi” của Hemingway, William
Faulkner luôn vận dụng phân tâm học của Freud vào trong các sáng tác của
mình với những câu văn dài đầy ám ảnh. Nhờ sự đối đầu của hai nhà tiểu
5


thuyết lớn thế kỉ XX đã đưa đến cho nền văn học Mỹ và thế giới những kiệt
tác đi cùng năm tháng. Với những đóng góp to lớn của mình, William
Faulkner đã được trao tặng giải Nobel Văn học vào năm 1949, trước cả nhà
văn Ernest Hemingway 5 năm (năm 1954).
Nhận xét về thế giới nhân vật của Faulkner, Tuyên dương của Viện Hàn
Lâm Thụy Điển ghi nhận: “Gần như cứ mỗi tác phẩm mới Faulkner lại càng
thâm nhập sâu hơn vào tâm lí con người, vào cái cao cả to tát của con người,
sức mạnh của sự hi sinh, sự thèm khát quyền lực, sự tham lam, sự nghèo nàn
về tinh thần, sự thiển cận trong tâm trí, sự bướng bỉnh đến độ nực cười, khổ
đau, khiếp hãi và những thác loạn đốn mạt của con người. Với tư cách một
nhà tâm lí thấu suốt, ơng là bậc thầy chẳng ai sánh kịp trong số mọi nhà tiểu
thuyết Anh và Mỹ hiện còn sống”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Trong nước:
Tại Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về tác giả William Faulkner
có số lượng khá khiêm tốn. Các cơng trình nghiên cứu về nhà văn này chủ
yếu đi vào nghiên cứu cuốn tiểu thuyết nổi tiếng và thành công nhất của ơng
là Âm thanh và cuồng nộ, ít khi đề cập đến tiểu thuyết Nắng tháng Tám hay
Thánh địa tội ác.

Năm 2006, trong cuốn sách Có những nhà văn như thế của Hà Vinh và
Vương Trí Nhàn viết, do Hội nhà văn xuất bản đã đề cập đến William
Faulkner. Cuốn sách đã giới thiệu khái quát cho độc giả một nhà văn tài năng
của nền văn học hiện đại, và nét nổi bật trong sáng tác của ông là những mảng
tối của con người. Tuy nhiên đây chỉ là những tiếp cận ban đầu của các tác
giả, mà chưa đi sâu vào nghiên cứu.
Năm 2009, nhà nghiên cứu Huy Liên với chuyên luận Văn học Mỹ:
Nghệ thuật viết văn và kỹ xảo được xuất bản tại Nhà xuất bản Văn hóa –
6


thông tin đã ra đời. Chuyên luận đã bước đầu đi sâu vào nghiên cứu các
phương diện nghệ thuật trong sáng tác của các nhà văn Mỹ, trong đó có
William Faulkner, đặc biệt là vấn đề nhân vật với việc khắc họa tính cách
nhân vật qua những gam màu…
Đến năm 2010, Lê Huy Bắc với cơng trình Lịch sử văn học Hoa Kỳ,
xuất bản tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã mang đến cái nhìn rộng hơn
về nhà văn Mỹ tài năng này. Cuốn sách khái quát bức tranh văn học Hoa Kỳ
từ năm 1607 đến thế kỉ XXI. Bên cạnh đó, tác phẩm cịn đề cập đến những
thành tựu về phương diện lí luận – phê bình ở đây. Không những vậy, phần
quan trọng nhất của cuốn sách chính là giới thiệu và phân tích khái quát
những tác giả cùng những tác phẩm nổi tiếng của quốc gia này. Trong số đó
có nhà văn William Faulkner. Khơng chỉ giới thiệu với người đọc về cuộc đời
và sự nghiệp của William Faulkner, tác giả còn đưa chúng ta đến gần hơn với
tiểu thuyết của ông qua các vấn đề như kết cấu, tư tưởng và đặc biệt đi sâu
vào phân tích hai tác phẩm là Con gấu cùng Âm thanh và cuồng nộ.
Vào năm 2011, cơng trình Văn học Âu – Mỹ thế kỉ XX (2011), do Lê
Huy Bắc chủ biên, được xuất bản tại Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Cơng
trình này đã khái qt các tác giả, tác phẩm Âu – Mỹ nổi tiếng trong lịch sử
văn học. Trong đó, khi nghiên cứu về nhà văn William Faulkner, ngồi những

thơng tin về cuộc đời và sự nghiệp, người đọc còn được cung cấp những kiến
thức đầy sâu rộng về một số tác phẩm nổi tiếng của nhà văn này là Âm thanh
và cuộng nộ, Con gấu. Đặc biệt với tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ, người
viết đã khai thác rất nhiều phương diện cách tân, đặc biệt là thế giới nhân vật
đầy bất toàn, ám ảnh và những nỗi đau.
Bên cạnh các sách nghiên cứu, các cơng trình khoa học như khóa luận,
luận văn… nghiên cứu về William Faulkner xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy
nhiên các cơng trình đó chủ yếu chỉ nghiên cứu về William Faulkner với tác
7


phẩm nổi tiếng Âm thanh và cuồng nộ như: luận văn thạc sĩ Kết cấu Âm thanh
và cuồng nộ của William Faulner năm 2000 của Nguyễn Thị Phương ở Đại
học Sư phạm Hà Nội, khóa luận tốt nghiệp năm 2005 của Lê Thị Thu Ngân ở
Đại học Sư phạm Hà Nội với đề tài Dòng ý thức trong Âm thanh và cuồng nộ
của William Faulkner, luận án tiến sĩ văn học của Trần Thị Anh Phương năm
2014 với đề tài Thời gian trong Âm thanh và cuồng nộ và Absolom, Absolom!
của William Faulkner ở Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN do
PGS.TS Đào Duy Hiệp; GS.TS Lê Huy Bắc hướng dẫn…
2.2 Nước ngồi:
Tại nước ngồi, các cơng trình nghiên cứu về William Faulkner và 3
tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ, Nắng tháng Tám và Thánh địa tội ác
chiếm số lượng khá lớn.
Vào năm 1969, Beverly G. Shefall đã viết luận văn với đề tài
Faulkner's treatment of women in his major novels (Thái độ đối với phụ nữ
trong các tiểu thuyết chính của Faulkner) tại Đại học Atlanta. Luận văn
nghiên cứu dựa trên việc tổng hợp các ý kiến hiện hành trước đó của các nhà
phê bình về các tác phẩm của Faulkner và chủ yếu là các những lời chỉ trích
tiêu cực. Sau đó, tác giả đi vào giải thích và minh oan cho nhà văn với việc
khảo sát nhiều tác phẩm như Muỗi, Âm thanh và cuồng nộ, Nắng tháng Tám,

Khi tôi nằm chết và Absalom, Absalom! Tuy nhiên, tác giả không sử dụng học
thuyết phân tâm học để nghiên cứu mà tiếp cận từ góc độ xã hội học để đưa ra
kết luận về người phụ nữ lý tưởng mà William Faulkner muốn hướng tới cần
phải có một xã hội trật tự ổn định.
Năm 1977, cuốn sách tổng hợp các bài tiểu luận của các học giả nổi
tiếng như Daniel Arron, Michael Millgate… tại Hội nghị Faulkner và
Yoknapatawpha, Đại học Mississippi đã được xuất bản với tên gọi The South
and Faulkner's Yoknapatawpha: The Actual and the Apocryphal (Miền Nam
8


và Yoknapatawpha của Faulkner: Sự thật và Sự giả tạo). Cơng trình tổng hợp
này đã đặt Faulkner trong các mối liên hệ khác nhau, trong đó có phân tích
thái độ của tác giả đối với các nhân vật nữ. Điều này được thể hiện dưới dạng
câu trả lời của các nhà nghiên cứu xoay quanh sự đối lập giữa các thế hệ nhân
vật nữ: trẻ và trung niên từ đó đặt ra cho người đọc về câu hỏi vai trò cũng
như vị trí của người phụ nữ trong xã hội.
Năm 1986, Doreen Fowler cho ra mắt cơng trình Faulkner and women
(Faulkner và phụ nữ) tổng hợp các bài viết của nhiều tác giả trước đó xoay
quanh chủ đề về Faulkner và người phụ nữ tại Đại học Mississippi. Dù khai
thác ở khía cạnh thái độ của tác giả khi kể chuyện hay mối quan hệ tương
quan giữa đàn ông và phụ nữ… thì tựu chung lại, các bài viết vẫn chủ yếu chỉ
tiếp cận hệ thống nhân vật nữ của Faulkner dưới hình thức bị động, là nạn
nhân của xã hội. Hạn chế này cũng do góc nhìn từ thời đại.
Năm 1995, Donald M. Kartiganer và Ann J. Abadie đã tổng hợp một
số bài nghiên cứu xoay quanh vấn đề tư tưởng của nhà văn William
Faulkner trong cơng trình Faulkner and ideology (Faulkner và tư tưởng).
Các bài viết chủ yếu khai thác khía cạnh tư tưởng và cách trần thuật, tư
tưởng và địa lý… trong nhiều sáng tác của Faulkner. Các nhà nghiên cứu
vẫn sử dụng lý thuyết về xã hội học và trần thuật học để khai thác các sáng

tác của nhà văn này.
Cũng vào năm 1995, nhà nghiên cứu Ineke Bockting cơng bố cơng
trình Character and Personality in the Novels of William Faulkner (Nhân vật
và nhân cách hóa trong cách tiểu thuyết của William Faulkner). Đối tượng
nghiên cứu của cơng trình này là bốn tác phẩm nổi tiếng của Faulkner là Âm
thanh và cuồng nộ, Khi tôi nằm chết, Nắng tháng Tám và Absalom, Absalom!.
Nhà nghiên cứu cũng đã áp dụng phương pháp tâm lý học vào nghiên cứu hệ
thống nhân vật nhưng chủ yếu dựa vào dấu hiệu ngôn ngữ được nhà văn sử
9


dụng. Từ ngôn ngữ, giọng điệu trần thuận mà độc giả định hình được tính
cách nhân vật và ngược lại, cũng với tính cách, bản chất như vậy mà các nhân
vật sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu như thế.
Vào năm 2006, cuốn sách tổng hợp các bài tiểu luận về William
Faulkner của các học giả như Giles Gun, Evan Harrington… do hai tác giả
Doreen Fowler và Ann J. Abadie đồng biên tập đã được xuất bản với tên gọi
Faulkner and Religion: Faulkner and Yoknapatawpha Series (Faulkner và tôn
giáo: Faulkner và hàng loạt Yoknapatawpha). Nghiên cứu vấn đề tôn giáo
trong nhiều cuốn tiểu thuyết của William Faulkner, các tác giả đã nhận ra đặc
điểm huyền thoại (myth) và đạo Thiên chúa trong các sáng tác của ông. Như
câu chuyện cưỡng dâm cô nữ sinh xinh đẹp Temple Drake trong Thánh địa
tội ác đầy kinh khủng đó cũng có yếu tố huyền thoại, các nhân vật cũng mang
trong mình hình bóng của các nhân vật xa xưa trong thần thoại Hy Lạp: Ruby
Lamar như nữ thần Demeter, đứa trẻ của cô như Demophon…
Năm 2007, hai tác giả Joseph R. Urgo và Ann J. Abadie đã biên tập
cuốn sách mang tên Faulkner and Material Culture (Faulkner và văn hóa vật
chất). Cuốn sách này tổng hợp lại nhiều bài tiểu luận của các học giả nổi tiếng
như Charles S. Aiken, Katherine R. Heningger… Trong những bài tiểu luận
đó, các tác giả đã chỉ ra những mối quan tâm của nhà văn Faulkner với cuộc

sống xã hội lúc đó. Trong đó có bài viết đi sâu vào tác phẩm Nắng tháng Tám,
tuy nhiên các nhà nghiên cứu chủ yếu phân tích về triết lý của sự sắp đặt các
tình tiết và sự việc trong câu chuyện chứ không đi sâu nghiên cứu về đặc
điểm các nhân vật nói chung và nhân vật nữ nói riêng.
Cũng trong năm 2007, Carolyn Porter đưa đến cho độc giả cơng trình
nghiên cứu có tên gọi William Faulkner: Lives and Legacies (William
Faulkner: Sống và di sản) tại Đại học Oxford. Cơng trình này chủ yếu giúp
người đọc khám phá ra tầm nhìn sử thi của văn hóa miền Nam nước Mỹ nói
10


riêng và phương Tây nói chung ở các sáng tác trong mười hai năm ngoạn mục
(từ năm 1929 đến năm 1942) của Faulkner.
Năm 2008, C. Hugh Holman đã công bố bài báo The Unity of
Faulkner's Light in August (Sự thống nhất của Faulkner trong Nắng tháng
Tám) trên website Đại học Modern Language Association. Bài viết này chủ
yếu sử dụng phương pháp văn hóa học để khảo sát các nhân vật nam trong tác
phẩm. Phân tích và giải thích yếu tố Kytô giáo đậm đặc trong tiểu thuyết này.
Đồng thời, mang đến cho người đọc cái mơ hình thế giới phức tạp mà nhà văn
Faulkner đã dày công dựng nên.
Năm 2009, hai tác giả Anna Priddy và Harold Bloom đã cùng kết hợp
đưa đến cho độc giả cuốn sách Bloom's How to Write about William Faulkner
(Blom viết như thế về William Faulkner). Cơng trình này chỉ là tác phẩm khái
qt về các sáng tác của nhà văn này trong đó có Âm thanh và cuồng nộ,
Nắng tháng Tám. Cơng trình chỉ giới thiệu khái quá về nội dung, nhân vật,
lịch sử và bối cảnh, triết lý, hình thức mà nhà văn muốn truyền tải đến người
đọc dưới dạng các câu hỏi và gợi ý tự trả lời.
Năm 2009, cơng trình tổng hợp các tiểu luận nghiên cứu về William
Faulkner được xuất bản với tên gọi Faulkner and the Ecology of the South
(Faulkner và sinh thái miền Nam). Cuốn sách đã khám phá sự tưởng tượng

của Faulkner trong mơi trường văn hóa miền Nam. Nó chính một trong những
ngun nhân tạo nên tính cách nhân vật trong các sáng tác của ơng. Cơng
trình này đã chỉ ra sự giống và khác nhau trong các sáng tác của Faulkner như
mối liên hệ giữa môi trường tự nhiên và bạo lực trong Thánh địa tội ác và Âm
thanh và cuồng nộ…
Năm 2009, Victoria M. Bryan với bài nghiên cứu Joe Christmas’s
Formation of Race and Sexuality in Light in August (Sự hình thành chủng tộc
và tính dục của Joe Christmas trong Nắng tháng Tám) tại Đại học Tennessee
11


của bang Chattanooga cũng có đề cập đến một số nhân vật nữ trong tiếu
thuyết Nắng tháng Tám. Tuy bài nghiên cứu chủ yếu phân tích nhân vật nam
chính Joe Christmas nhưng qua đó ta nhận thấy phần nào tính cách cũng như
sự ảnh hưởng của những người đàn ông đối với phụ nữ miền Nam nước Mỹ
trong gian đoạn đầu thế kỷ XX.
Năm 2010, Annette Trefzer và Ann J. Abadie đã cho ra đời cuốn sách
Faulkner’s Sexualities (Bản năng giới của Faulkner). Đúng như tên gọi của
nó, cơng trình này đề cập đến nhiều khía cạnh của vấn đề tính dục trong
William Faulkner. Họ đã nhận thấy mối liên hệ giữa vấn đề tính dục và tính
thẩm mỹ, văn hóa trong nhà văn Faulkner. Một trong những điều đặc biệt mà
các tác giả của cuốn sách đã tìm ra mối liên hệ giữa nhân vật liên quan đến
vấn đề sắc tộc.
Năm 2011, trong chương trình giảng dạy của Giáo sư Dimock trong
khóa học mở rộng của Đại học Yale (Hoa Kỳ) về Ernest Hemingway, F. Scott
Fitzgerald, and William Faulkner – ba nhà văn hàng đầu của văn học Mỹ hiện
đại. Giáo sư đã đi vào phân tích tổng quát một số tác phẩm tiêu biểu của từng
nhà văn, trong đó với William Faulkner là hai tiểu thuyết Âm thanh và cuồng
nộ cùng Nắng tháng Tám. Giáo sư Dimock chủ yếu mang đến cho người học
cái nhìn tổng quan nhất về phong cách sáng tác và những ảnh hưởng chi phối

trong sáng tác của các nhà văn. Với Faulkner, giáo sư chỉ ra ảnh hưởng của
Freud đối với ông qua dẫn chứng về đặc điểm “mùi cây” trên người Caddy.
Bài học cung cấp cái nhìn bao quát về các vấn đề nội dung, nghệ thuật và đặc
biệt là nghệ thuật trần thuật của Faulkner trong hai sáng tác tiêu biểu này.
Cũng trong năm 2011, Richard Boland với bài nghiên cứu Faulkner,
Freud, and the Holy Family: The Portrayal of the Joseph Figure in Light in
August (Faulkner, Freud, and Gia đình Holy: Chân dung nhân vật Joseph
(Thánh Joseph) trong Nắng tháng Tám) tại đại học Seton Hall University đã
12


giúp người đọc có một cái nhìn mới thêm về các nhân vật trong cuốn tiểu
thuyết này. Tác giả đã sử dụng học thuyết phân tâm học để phân tích cặp nam
nhân vật đối lập Byron và Christmas. Qua đó, chúng ta cũng có thể phần nào
thấy rõ hơn chân dung nhân vật nữ chính Lena và có thêm cách thức tiếp cận
hệ thống nhân vật nữ trong các tiểu thuyết khác của nhà văn.
Năm 2012, nhà nghiên cứu Turki S. Althubaiti đã cho ra mắt cơng trình
nghiên cứu Resisting slavery and racial segregation in Light in August and
Beloved (Chống chế độ nô lệ và phân biệt chủng tộc trong Nắng tháng Tám
và Người yêu dấu) tại Đại học Faculty of Arts Taif. Cơng trình này cũng chủ
yếu khảo sát hệ thống nhân vật nam đặc biệt là nhân vật Joe Christmas trong
tác phẩm Nắng tháng Tám. Dưới góc độ văn hóa và xã hội học, người viết đã
giúp người đọc có cái nhìn bao qt hơn về tình hình xã hội cả nước Mỹ trong
giai đoạn đầu thế kỉ XX và định hướng giải pháp chống nạn phân biệt chúng
tộc trên nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.
Năm 2013, Linda Doris Mariah Chavers công bố nghiên cứu Violent
Disruptions: Richard Wright and William Faulkner’s Racial Imaginations
(Sự phá vỡ bạo lực: Các quan niệm về chủng tộc của Richard Wright and
William Faulkner). Trong cơng trình này, tác giả chủ yếu khai thác tác phẩm
Absalom, Absalom! trong đó có đối sánh với tiểu thuyết Nắng tháng Tám.

Nhân vật nữ vẫn ít được quan tâm mà nội dung khai thác chủ yếu xoay quanh
nhân vật Joe Christmas với việc giải quyết các câu hỏi: “là ai”, “đi đâu”. Qua
đó, cũng giải thích cách nhà văn Faulkner tái hiện lịch sử và dự báo tương lai
trong các sáng tác của mình.
Cũng vào năm này, nhà nghiên cứu Terese D. Osborne đã giới thiệu
cơng trình luận văn Inheritance of the Past: Patriarchy, Race and Gender in
Faulkner's and Chopin's South (Sự kế thừa của quá khứ: Chế độ gia trưởng,
chủng tộc và giới trong các sáng tác về miền Nam của Faulkner và Chopin)
13


tại Đại học Rollins. Luận văn này chỉ yếu đi vào nghiên cứu tác phẩm
Absalom, Absalom! đồng thời cũng có so sánh và phân tích Nắng tháng Tám.
Cơng trình này chủ yếu dùng kiến thức về lịch sử và văn hóa để giải thích sự
tiếp nhận của người đọc trong các giai đoạn đối với các nhân vật trong sáng
tác của các nhà văn. Với Nắng tháng Tám, người viết chỉ chú yếu khảo sát
nhân vật Joe Christmas và những người đàn ông khác trong tác phẩm.
Năm 2015, nhà nghiên cứu Mindy Allen công bố bài báo Unwed
Mothers, Race, and Transgression in William Faulkner’s Novels (Các bà mẹ
đơn thân, chủng tộc và sự vượt quá quyền hạn trong các tiểu thuyết của
William Faulkner). Nhà nghiên cứu chủ yếu khai thác các tác phẩm Khi tôi
nằm chết, Âm thanh và cuồng nộ, Nắng tháng Tám, Absalom! Absalom! và
Đi xuống, Moses từ góc độ xã hội học xoay quanh câu hỏi chính “Tại sao
phụ nữ chỉ bị ràng buộc để sinh đẻ”. Qua đó, nhà nghiên cứu đã khắc họa rõ
ràng hơn quan niệm khác biệt về vai trò, địa vị… của người phụ nữ trong
từng giai đoạn. Đồng thời, cho thấy cái nhìn nhân văn của tác giả đi trước
thời đại ra sao.
Có thể thấy, đa số các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây khi
nghiên cứu về William Faulkner và đặc biệt là hệ thống nhân vật trong các
sáng tác của ông đã khá nhiều. Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận thường được

các nhà nghiên cứu áp dụng là xã hội học, lịch sử - văn hóa học… Phân tâm
học cũng đã có từ lâu nhưng chủ yếu là xoay quanh các nhân vật nam, các
nhân vật nữ thường có sự tiếp cận nhỏ lẻ hơn. Họ thường chỉ nghiên cứu về
một nhân vật nữ tiêu biểu hoặc nhóm nhân vật nữ có đặc điểm chung (như các
bà mẹ đơn thân)…
Từ khảo sát trên, người viết quyết định tiếp cận hệ thống nhân vật nữ
trong tiểu thuyết của William Faulkner từ ba tiểu thuyết nổi tiếng là Âm thanh
và cuồng nộ, Nắng tháng Tám và Thánh địa tội ác từ góc độ phân tâm học,
14


đưa ra cái nhìn khái quát hơn về thái độ, cách nhìn nhận của nhà văn đối với
phái nữ, cũng như tài năng nghệ thuật được tác giả thể hiện trong đó.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các tiểu thuyết Âm thanh và
cuồng nộ của nhà văn William Faulkner, được Phan Đan và Phan Linh Lan
dịch, Nhà xuất bản Văn học, tái bản năm 2015. Nắng tháng Tám, được Quế
Sơn dịch, Nhà xuất bản Hội nhà văn, tái bản năm 2014. Cuối cùng là Thánh
địa tội ác, được Trần Nghi Hoàng dịch, Nhà xuất bản Văn học và
BachVietBook phát hành năm 2012. Đồng thời người viết cũng có đối sánh
với các bản nguyên tác bằng tiếng anh của tác giả William Faulkner.
Trong phạm vi của một luận văn tốt nghiệp, người viết chỉ đi sâu vào
vấn đề nhân vật nữ trong ba tiểu thuyết trên của William Faulkner.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp tâm lý học: Phương pháp tâm lý học được coi là phương
pháp chính của đề tài. Học thuyết phân tâm học gắn liền với việc nghiên cứu
các biểu tượng của C.G.Jung. Có hàng trăm cơng trình lớn nhỏ nghiên cứu về
vấn đề này. Nó giúp chúng ta đi tìm cái vơ thức của con người, từ đó phát
hiện ra phong cách cũng như những ám ảnh của người sáng tác. Đồng thời,
nghiên cứu về phân tâm học của Sigmund Freud, hay gắn nghiên cứu với các

huyền thoại của Gaston Bachelard… đã đề cập. Hướng tiếp cận này sẽ giúp
chúng ta đến gần hơn với tư tưởng của các nhà văn đối với người phụ nữ
trong xã hội, đặc biệt là với Faulkner – một người thừa nhận đã chịu ảnh
hưởng rất lớn từ Freud, Jung.
Phương pháp văn hóa – lịch sử: Điều này xuất phát từ đặc điểm của đề
tài cũng như yêu cầu kết hợp các phương pháp khác nhau trong nghiên cứu
khoa học để đạt hiệu quả cao nhất. Cụ thể, người viết chú ý đến những sự
kiện trong lịch sử của nước Mĩ nói chung và miền Nam nước Mỹ nói riêng.
15


Đồng thời các yếu tố “đa lai” của văn hóa đa chủng tộc cũng ảnh hưởng đến
con đường sáng tạo nghệ thuật của William Faulkner cũng được quan tâm.
Diễn biến của các giai đoạn lịch sử căng thẳng, tình hình chính trị, xã hội của
Hoa Kỳ là cơ sở quan trọng để người viết nghiên cứu sự phản ánh lịch sử
trong các sáng tác của nhà văn này, đặc biệt được thể hiện qua số phận cũng
như tính cách của các nhân vật nữ. Vận dụng phương pháp văn hóa – lịch sử
giúp cho việc xác định mối liên hệ mật thiết giữa lịch sử Hoa Kỳ và hiện thực
trong các cuốn tiểu thuyết của Faulkner có hiệu quả.
Ngồi ra, luận văn còn kết hợp thêm phương pháp trần thuật học và các
thao tác so sánh, đối chiếu; phân tích, tổng hợp… để làm sáng tỏ đề tài.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1: Hiện thân của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ngày khởi đầu – “Nhẫn
nhịn” và “Độc đoán”
Chương 2: Hiện thân của một Đế quốc công nghiệp – “Sa ngã” và “Vô định”
Chương 3: Hiện thân của nước Mỹ thời kỳ mới – “Nổi loạn” và “Tìm về
nguồn cội”


16


Chƣơng 1: HIỆN THÂN CỦA HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ NGÀY
KHỞI ĐẦU – “NHẪN NHỊN” VÀ “ĐỘC ĐOÁN”
Nếu như thuở ban sơ, người da đỏ châu Mỹ có lẽ là những dân tộc phồn
thịnh và nắm quyền nhiều nhất trên vùng đất rộng lớn tại lục địa mới; thì làn
sóng nhập cư ồ ạt từ châu Âu sang Bắc Mỹ kéo dài suốt hơn ba thế kỷ (bắt
đầu vào đầu những năm 1600) đã xây dựng một nền văn minh mới ở phần
phía bắc của lục địa này. Mối quan hệ giữa thổ dân da đỏ với thực dân châu
Âu trong giai đoạn đầu vừa mang tính hợp tác vừa mang tính đấu tranh. Đã có
vơ số những trở ngại, giao tranh và chiến tranh kéo dài, và bao giờ cũng vậy,
thổ dân da đỏ luôn bị thua và mất đất.
“Phần lớn dân di cư tới Mỹ là người Anh, nhưng cũng có cả người Hà Lan,
Thụy Điển và Đức ở miền Trung, một số người Pháp theo đạo Tin Lành ở bang
Nam Carolina và một số nơi khác, nô lệ châu Phi chủ yếu ở miền Nam, và rải rác
những nhóm nhỏ người Tây Ban Nha, người Italia, người Bồ Đào Nha sống ở
khắp các thuộc địa” [27]… Người Mỹ nhận thức khá rõ về sự đa dạng dân tộc
hoặc văn hóa của họ. Họ cũng nhận thức được sự phân vùng về mặt chính trị, xã
hội và địa lý quan trọng ngay trong lịng nước Mỹ. Ngồi các bang, nước Mỹ
còn được chia nhỏ hơn thành các hạt, thành phố, thị trấn và việc phân vùng theo
tiêu chí chính trị cịn làm vấn đề này phức tạp hơn.
Miền Nam nước Mỹ chủ yếu là những khu dân cư thuần nông. Kinh tế
phụ thuộc chủ yếu vào các chủ đồn điền lớn và các chủ trại tiểu nông. Các
chủ đồn điền ở đây nhờ có nguồn lao động nơ lệ đã chiếm giữ hầu hết quyền
lực chính trị và vùng đất màu mỡ nhất. Họ xây những ngôi nhà thật tráng lệ,
sống theo kiểu quý tộc… Tuy nhiên, trước đây đa số người Mỹ lại không hiểu
được điều này. Một trong những người làm được điều đó là William
Faulkner.
17



William Faulkner sinh ra trong một gia đình lâu đời ở miền Nam.
Trưởng thành trên một vùng đặc biệt nhất trong các vùng văn hóa của Mỹ nên
ơng hiểu rất rõ văn hóa, căn cước của những con người nơi đây, đặc biệt là
những người phụ nữ miền Nam nói riêng, nước Mỹ nói chung. Nhà văn có
những cái nhìn sâu sắc về một nửa thế giới, dựng lên những bức tranh tâm
trạng cũng như xã hội Mỹ trong những trang văn của mình. Cụ thể nhất đối
với luận văn này, người viết đi sâu nghiên cứu vào ba trường hợp: Âm thanh
và cuồng nộ, Nắng tháng Tám, Thánh địa tội ác.
Những người phụ nữ được Faulkner miêu tả đầy ẩn ý, hình tượng. Họ
khơng chỉ là những cá nhân đơn lẻ mà cịn chính là hiện thân của Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ sau ngày thành lập, trưởng thành bước ra từ cuộc nội chiến và
lại hợp nhất: sự hiện diện giữa những kẻ bị trị và thống trị, của những xung
đột văn hóa khác nhau. Với những thân phận đƣợc sinh ra trong khoảng
thời gian nửa đầu thế kỷ XIX, nhà văn đã dựng lên hình ảnh của những
người nô lệ da đen đầy bao dung, nhẫn nhịn; bên cạnh những gương mặt đại
diện cho giới quý tộc đầy độc đốn, cổ hủ.
1.1. Disley – Hình ảnh của những thân phận nô lệ đáng trân trọng
Là một cây bút có những cái nhìn vơ cùng sắc bén về cuộc sống,
William Faulkner đã dựng lên hình ảnh về những thân phận của người phụ nữ
da đen trong lòng nước Mỹ đầy chân thực. Dù khơng xây dựng nhân vật chính
là người phụ nữ gốc Phi, nhưng những nhân vật phụ nữ da đen với số phận nô
lệ hiện diện rất rõ trên từng trang viết của vị tiểu thuyết gia này. Faulkner đã
mang đến cái nhìn mới về người phụ nữ, đặc biệt là những thân phận được coi
dưới đáy cùng xã hội, so với các tác giả trước đó.
Chiếm hữu nơ lệ là một thể chế đã hình thành và gây căng thẳng giữa hai
miền sau khi nước Mỹ thành lập. Trong vòng ba thập kỷ, miền Bắc và miền
Nam ngày càng trở nên xa cách hơn. Miền Nam là lãnh địa của đồn điền cây
18



bơng. Có khoảng 3,2 triệu nơ lệ da đen làm việc trong những đồn điền ấy.
Lượng vốn đầu tư vào số nô lệ da đen này lên tới 1,5 tỷ đô la Mỹ. Những chủ
đồn điền lớn đều thuộc tầng lớp có tiếng nói trong các lãnh vực chính trị, xã
hội và kinh tế miền Nam. Các thành phố miền Nam có phần nhỏ hơn so với
miền Bắc. Nơi đây là quê hương của nhiều nhà chuyên môn, chủ ngân hàng,
các tay bn nơ lệ và chủ nơ giàu có. Họ liên kết chặt chẽ cả về mặt xã hội lẫn
chính trị với những chủ đồn điền lớn. Các thành phố cũng có một lực lượng
đơng đảo các chủ tiệm buôn, thợ thủ công lành nghề, và giới lao động bình
dân. Nhưng đa số dân miền Nam là người da trắng sinh sống bằng nghề chăn
nuôi gia súc hay như những nông dân độc lập.
Người da trắng ở miền Nam nói chung ủng hộ chế độ chiếm hữu nơ lệ
dù 3/4 trong số họ khơng hề có nơ lệ. Phần lớn quan điểm này xuất phát từ lí
lẽ chủ đạo: người da trắng, xét về mặt chủng tộc, có quyền tối thượng. Họ lo
sợ giải phóng nơ lệ sẽ gây ra cảnh bạo lực lan tràn, xã hội bị lay chuyển tới
tận gốc rễ. Chế độ dân chủ về chính trị ảnh hưởng lên phần lớn các bang ở
miền Nam như ở bất cứ nơi nào khác: quyền bầu cử thuộc về đàn ông trưởng
thành da trắng. Nhiều người lầm tưởng rằng: các tầng lớp da trắng miền Nam
đã từng bị chi phối bởi giới chủ đồn điền giàu có và sở hữu nhiều nô lệ. Thật
ra, thời ấy ai cũng đồng tình rằng: ở miền Nam, da đen là nô lệ, da trắng là
ông chủ. Hầu hết dân da trắng miền Nam đều hiểu rằng: dân chủ bình đẳng
tức là người da trắng có quyền có nơ lệ da đen.
1.1.1 Con người khỏe mạnh, có lịng bao dung
Nếu như xã hội Mỹ với những cái nhìn định kiến về phân biệt chủng tộc,
coi thường những ai mang dòng máu da đen (những người gốc Phi) vì thân
phận nơ lệ của họ; thì đến với Faulkner, người đọc sẽ cảm nhận được cái nhìn
đầy tính nhân văn của ơng. Trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ, nhà văn
đã dựng lên bức chân dung nhân vật bà vú già da đen Disley trong gia đình
19



×