Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Kiến thức thái độ hành vi thực hiện an toàn giao thông của nhóm thanh niên đô thị nghiên cứu trường hợp tại thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

HOÀNG THỊ TƢ

Đề tài:

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI THỰC HIỆN AN TỒN
GIAO THƠNG CỦA NHĨM THANH NIÊN ĐÔ THỊ
(Nghiên cứu trường hợp tại Thành phố Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

HOÀNG THỊ TƢ

Đề tài:

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI THỰC HIỆN AN TỒN
GIAO THƠNG CỦA NHĨM THANH NIÊN ĐÔ THỊ
(Nghiên cứu trường hợp tại Thành phố Hà Nội)

Chuyên ngành : Xã Hội Học
Mã số



: 60 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trịnh Duy Luân

Hà Nội – 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Kiến thức – thái độ - hành vi thực hiện an
toàn giao thơng của nhóm thanh niên đơ thị”, Tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ, tạo điều kiện của tập thể Ban Giám Hiệu, khoa Sau đại học, khoa Xã hội học,
giảng viên cán bộ các phòng, ban chức năng Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và
Nhân Văn – ĐH Quốc Gia Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lịng chân thành cảm ơn về sự
giúp đỡ đó.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Trịnh Duy Luân – Thầy giáo trực
tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho Tơi hồn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn!
Ngƣời thực hiện luận văn

Hoàng Thị Tƣ


MỤC LỤC
..................................................................................................................... Trang
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................5
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài: ........................................................................................... 7
2. Tổng quan nghiên cứu: ................................................................................... 9
3. Ý nghĩa nghiên cứu ...................................................................................... 15
3.1. Ý nghĩa lý luận: ................................................................................15
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..............................................................................15
4. Mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................... 15
4.1. Mục đích nghiên cứu........................................................................15
4.2. Mục tiêu nghiên cứu: .......................................................................15
4.3. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................16
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .................................................. 16
5.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................16
5.2. Khách thể nghiên cứu: .....................................................................16
5.3. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................16
6. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 16
7. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 17
8. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 17

9.

8.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: .....................................................17
Phân tích tài liệu ..........................................................................17
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: .................................................18
Phương pháp quan sát .................................................................18
Phỏng vấn sâu: ............................................................................19
Điều tra bằng bảng hỏi ................................................................19
Khung lý thuyết: ........................................................................................ 20
1|



NỘI DUNG CHÍNH ................................................................................................21
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .........................21
1.1. Lý thuyết áp dụng ............................................................................21
1.1.1. Lý thuyết hành vi: .....................................................................21
1.1.2. Sai lệch xã hội: ..........................................................................21
1.1.3. Xã hội hóa .................................................................................22
1.1.4. Kiểm sốt xã hội: ......................................................................23
1.2. Khái niệm cơng cụ của đề tài ...........................................................25
1.2.1. Văn hóa giao thơng: ..................................................................25
1.2.2. Thực hiện An tồn giao thơng: .................................................28
1.2.3. Hành vi vi phạm luật an tồn giao thơng ..................................28
1.2.4. Tiếp cận mơ hình: Kiến thức-thái độ-hành vi : .........................28
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu:..........................................................29
1.3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu: .............................................29
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI KHI THAM
GIA GIAO THƠNG CỦA NHĨM THANH NIÊN TẠI HÀ NỘI......................31
2.1. Khái quát về thực trạng thực hiện an tồn giao thơng của nhóm
thanh niên. .....................................................................................................31
2.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi thực hiện an tồn giao thơng
của nhóm thanh niên tại Hà Nội. ...................................................................34
2.2.1. Kiến thức: ..................................................................................34
2.2.2. Thái độ ......................................................................................43
2.2.3. Hành vi ......................................................................................59
Chƣơng 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HÀNH VI THỰC HIỆN AN
TỒN GIAO THƠNG CỦA NHĨM THANH NIÊN ĐƠ THỊ ..........................71
3.1. Một số yếu tố tâm lý. .......................................................................71
3.2. Đặc điểm nhân khẩu xã hội. .............................................................76
3.3. Cơ sở hạ tầng, thể chế/chính sách của Nhà nước.............................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................80

Kết luận: ......................................................................................80
Kiến nghị: ....................................................................................81
PHỤ LỤC .................................................................................................................85
2|


TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91

3|


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATGT
ATGTQG
CSGT
GTĐB
KAP
PVS
THCS
THPT
TTATGT
30+

– An tồn giao thơng.
– An tồn giao thơng Quốc gia.
– Cảnh sát giao thơng.
– Giao thông đường bộ
– Kiến thức – thái độ - hành vi.
– Phỏng vấn sâu.
– Trung học cơ sở.

– Trung học phổ thơng.
– Trật tự an tồn giao thơng.
– Người dân ngoài độ tuổi 30.

4|


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 2.1: Biết về Luật ATGT của nhóm thanh niên
Biểu đồ 2.2: Biết về Luật ATGT của nhóm thanh niên (theo ngành nghề)
Biểu đồ 2.3: Biết về Luật ATGT của nhóm thanh niên (theo học vấn).
Biểu đồ 2.4: Mức độ hiểu biết Luật ATGT:
Bảng 2.1: Biết về luật ATGT qua đâu?
Bảng 2.2: Mức độ cập nhật kiến thức ATGT
Biểu đồ 2.5: Đã từng/chưa từng vi phạm luật ATGT của nhóm thanh niên
Biểu đồ 2.6: Tự đánh giá về việc vi phạm ATGT của bản thân
Biểu đồ 2.7: Khả năng tái phạm luật ATGT
Biểu đồ 2.8: Cơ hội nhìn thấy vi phạm luật ATGT của người khác
Biểu đồ 2.9: Đánh giá về vi phạm luật ATGT của người khác
Biểu đồ 2.10: Khả năng gặp rắc rối khi tham gia giao thông
Biểu đồ 2.11: Các vấn đề thường gặp khi tham gia giao thông
Biểu đồ 2.12: Nguyên nhân dẫn đến các vấn đề khi tham gia giao thông
Biểu đồ 2.13: Cảm nghĩ về vi phạm luật ATGT của nhóm thanh niên
Biểu đồ 2.14: Cần có các chương trình truyền thơng giáo dục về luật ATGT cho giới trẻ
Biểu đồ 2.15: Nội dung chương trình truyền thơng giáo dục luật ATGT cho giới trẻ
Bảng 2.3: Cách phổ biến thông tin về luật ATGT
Biểu đồ 2.16: Sẵn sàng tham gia các chương trình phổ biến luật ATGT
Bảng 2.4: Các phương tiện sử dụng tham gia giao thông
Biểu đồ 2.17: Vi phạm luật ATGT trong vòng 6 tháng qua
Biểu đồ 2.18: Khả năng bị phát hiện vi phạm luật ATGT

Biểu đồ 2.19: Khả năng bị phạt khi bị phát hiện vi phạm luật ATGT
Bảng 2.5: Số lần bị phạt trong vòng 6 tháng qua
Biểu đồ 2.20: Trạng thái khi bị CSGT dừng xe
Biểu đồ 2.21 Phản ứng khi bị phạt
Biểu đồ 2.22: Ký hay không ký biên lai khi bị phạt
5|


Biểu đồ 2.23: Khả năng biên lai nộp phạt đúng với lỗi vi phạm
Biểu đồ 3.1: Sẵn sàng vi phạm luật ATGT khi rất vội
Biểu đồ 3.2: Khả năng nhìn thấy nhiều người cùng vi phạm luật ATGT
Biểu đồ 3.3: Khả năng làm theo hành động vi phạm luật ATGT của số đông
Bảng 3.1:Khả năng biết luật giao thông của người Hà Nội và ngoại tỉnh
Bảng 3.2: Khả năng vi phạm luật giao thông của người Hà Nội và ngoại tỉnh

6|


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu đi lại của con người ngày càng cao, thế
nhưng khi bước chân ra đường tham gia giao thơng ta thường xun bắt gặp những
hình ảnh “thiếu văn hóa” và rất “quậy” của một số người, đặc biệt là nhóm thanh
niên, khơng những gây phản cảm mà cịn mang lại nguy hiểm cho chính bản thân và
người khác khi cùng tham gia giao thông.
Theo điều tra của Uỷ ban An tồn giao thơng quốc gia (ATGTQG), gần 80%
số người bị xử lý khi tham gia giao thông có độ tuổi từ 16 đến 35; gần 80% sinh viên
khi đi xe máy khơng có giấy phép lái xe; 95% sinh viên điều khiển xe sai kỹ thuật (*).
Đặc biệt, nhiều học sinh Trung học phổ thông (THPT) không có giấy phép lái xe vẫn
sử dụng xe máy phân khối lớn đến trường. Đây chính là đối tượng quan trọng mà gia

đình, nhà trường, xã hội cần phối hợp giáo dục, tun truyền về văn hóa giao
thơng. Thực tế cho thấy, địa phương nào chú trọng đến việc tuyên truyền, giáo dục về
Luật Giao thơng thì tai nạn giao thơng cũng giảm hẳn. Những điều có thể coi là thiếu
văn hố và khơng đáng có nhưng lại xảy ra rất phổ biến trên đường phố. Đó là khi có
vụ va quẹt giao thông trên đường phố dẫn tới cãi vã, xô xát, hàng trăm người đang
tham gia giao thông hiếu kỳ đổ dồn sự chú ý vào đây. Tắc đường là lẽ đương nhiên.
Qua các con số thống kê cho thấy, thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thơng
có đến hơn 80% đều thuộc lỗi chủ quan của người tham gia giao thơng. Con số này
nói lên rằng, ý thức chấp hành luật pháp cũng như nếp sống văn hố của người tham
gia giao thơng cịn rất kém. Điều này thuộc về việc đào tạo và cấp bằng cho người
điều khiển các phương tiện giao thông ở nhiều nơi bị buông lỏng và sơ sài.
Một vấn đề nổi cộm hiện nay là giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường,
đặc biệt là tại các trường học phổ thông chưa đạt hiệu quả cao. Chưa đủ tuổi điều

(*)

Theo tài liệu tuyên truyền ATGTĐB năm 2013 (Bộ GTVT – UBATGTQG –

Trường CĐ GTVT III).

7|


khiển xe máy, khơng có bằng lái xe, vượt đèn đỏ, lạng lách đánh võng… các lỗi vi
phạm đó dường như hội tụ đủ trong những em học sinh đang hàng ngày đến trường.
Vẫn có rất nhiều học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy đến trường với những hình ảnh
phản cảm như chở ba, không đội mũ bảo hiểm đang gây bức xúc trong dư luận.
Bên cạnh đó, khơng chỉ có học sinh, ngay cả phụ huynh và người tham gia
giao thông cũng rất kém ý thức, luôn luôn ứng phó linh hoạt với mọi tình huống như
đứng đón con tràn lề đường, tắc đường thì cứ cố len lên vỉa hè, đi ngược

đường...khiến đường đã tắc lại càng thêm tắc. Chỉ cần trực tiếp tham gia giao thông
trong vài giờ đồng hồ, bất kỳ ai cũng có thể nhận thấy sự “thiếu văn hóa” của người
tham gia giao thông. Các phương tiện tham gia giao thông trên đường như một bầy
ong vỡ tổ mạnh ai nấy đi, không phân biệt làn đường, vạch phân làn, vượt xe khác
chẳng theo bất kỳ một quy định nào. Tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ,
đi vào đường ngược chiều, đường cấm, bóp cịi inh ỏi diễn ra như chuyện thường
ngày ở bất cứ nơi đâu, đặc biệt tại những nơi khơng có cảnh sát giao thơng.
Những năm gần đây, tình hình vi phạm luật an tồn giao thơng vẫn gia tăng và
diễn biến phức, mặc dù Chính phủ, các cơ quan chức năng đã áp dụng rất nhiều biện
pháp kiềm chế tai nạn giao thông, nhưng chưa mang lại hiệu quả rõ rệt.
Qua tìm hiểu, việc phân tích thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi (KAB) của
nhóm thanh niên đơ thị trong thực hiện an tồn giao thơng có thể là phương pháp
thích hợp trong nghiên cứu luận văn này.
Để thay đổi hành vi của con người đòi hỏi phải mất rất nhiều thời gian và phải
thay đổi cả thái độ và hành vi ứng xử của con người trong cách thức tham gia giao
thơng an tồn. Trăn trở từ những vấn đề đó tơi quyết định chọn đề tài luận văn hướng
đến việc tìm hiểu “Kiến thức, thái độ, hành vi thực hiện an tồn giao thơng của
nhóm thanh niên đơ thị - nghiên cứu trường hợp tại Thành phố Hà Nội”. Nghiên
cứu nhằm góp thêm những khuyến nghị nâng cao nhận thức và hành vi tham gia
8|


giao thơng của nhóm thanh niên trở nên “văn hóa” hơn, đẹp hơn, an toàn hơn trong
mắt người Việt Nam và bạn bè quốc tế.
2. Tổng quan nghiên cứu:
Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề thực hiện an toàn giao thông đô thị từ nhiều
cách tiếp c ận khác nhau. Dưới đây sẽ điểm qua một số cơng trình chủ yếu.
“Hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông của học
sinh Trung học cơ sở (THCS) và nguyên nhân của chúng” – (2012) của tác giả
Nguyễn Như Chiến – Học viện cảnh sát nhân dân.

Chỉ ra những hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ (GTĐB) của học
sinh THCS: Đi không đúng phần đường, chở người quá quy định, đi xe dàn hàng
ngang, tụ tập dưới lịng đường, khơng theo tín hiệu đèn, đi xe bng hai tay bốc
đầu, phóng nhanh, vượt rẽ ẩu, đi xe kéo theo xe khác, và một số các vi phạm khác…
Nguyên nhân vi phạm Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) khi tham gia giao
thông của học sinh Trung học cơ sở (THCS): Biết quy định của Luật GTĐB nhưng
cảnh sát giao thông (CSGT) thấy lỗi vi phạm của học sinh mà khơng xử lý, chưa có
thói quen thực hiện quy định chung, biết quy định của Luật GTĐB nhưng thấy
người lớn đi được thì đi theo, khơng biết quy định của Luật GTĐB, biết quy định
của Luật giao thơng đường bộ nhưng nghĩ tiện lợi cho mình, biết quy định của Luật
GTĐB nhưng theo bạn bè, biết quy định của Luật GTĐB nhưng do trường không
xử lý vi phạm Luật GTĐB, nguyên nhân khác: đường lồi lõm, rác thải, phế liệu bừa
bãi..
Những kênh nhận thức về Luật GTĐB của Học sinh THCS: Giảng dạy về
Luật GTĐB của nhà trường, truyền hình, truyền thanh, báo chí, quan sát người đi
lại, bản thân học hỏi bạn bè, gia đình hướng dẫn, tuyên truyền nhắc nhở xử lý của
CSGT, tuyên truyền giáo dục và hoạt động khác của Đội, do nhân tố khác.
Tác giả chưa chỉ ra được hết đầy đủ các yếu tố (Kiến thức - thái độ - hành vi)
KAP để thấy rõ hành vi thực hiện an tồn giao thơng, mới chỉ dừng lại ở hành vi,
9|


nguyên nhân dẫn đến vi phạm luật GTĐB và một số kênh nhận biết thông tin về
Luật GTĐB.
“ Kiến thức-thái độ-thực hành về đội mũ bảo hiểm đúng cách và tuân thủ
luật giao thông ở học sinh khối 6, 7 trường THCS Chu Văn An thị xã Thủ Dầu Một
– Bình Dương (2009)” – Tác giả Lê Tăng Tú Mỹ, Trần Thiện Thuần. Bài nghiên
cứu sử dụng mơ hình KAP để xác định tỷ lệ học sinh khối 6,7 trong việc đội mũ bảo
hiểm.
“Nghiên cứ về hành vi tham gia giao thông của sinh viên trường đại học sư

phạm – Đại Học Đà Nẵng – (2010) Ngô Thị Lệ Thủy chỉ ra những biểu hiện hành
vi vi tham gia giao thông của SV trường ĐHSP- ĐHĐN
Bài nghiên cứu cũng chỉ ra nhận thức của SV về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc
chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thơng, hiểu biết của SV về luật an tồn
giao thơng. Mức độ tuân thủ (vi phạm ) luật an toàn giao thông của SV(thường
xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi, không bao giờ…). Ngun nhân SV vi phạm luật an
tồn giao thơng. Tuy nhiên lại không sử dụng cách tiếp cận KAP để nghiên cứu.
“Thái độ tham gia giao thông của học sinh Trung học phổ thông (THPT)
trên địa bàn Thành Phố Hà Nội” – (2010) của Bùi Đức Trọng.
Tìm hiểu thực trạng thái độ tham gia giao thông của học sinh trung học phổ
thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm góp
phần nâng cao nhận thức và hành vi tuân thủ quy tắc an tồn giao thơng của học
sinh, hạn chế những sai phạm đáng tiếc xảy ra ở lửa tuổi này. Nâng cao ý thức và
thực hành an tồn giao thơng khi các em trưởng thành.
Thêm một bài viết về vấn đề an tồn giao thơng chưa áp dụng tiếp cận KAP.
Bài viết“ Để kiềm chế tai nạn giao thông ở Việt Nam” – của Phạm Cơng Hà
(Tạp chí LĐXH 2003).
Chỉ ra nguyên nhân và những giải pháp cụ thể về Tai nạn giao thông ở Việt
Nam.

10 |


Về Nguyên nhân: Thiếu chiến lược, quy hoạch phù hợp về phát triển kết cấu
hạ tầng, các văn bản hướng dẫn luật giao thông đường bộ chậm ban hành, buông
lỏng quản lý trật tự, kỷ cương trong giao thơng, chính quyền địa phương chưa thật
sự quan tâm, đội ngũ cán bộ cơng chức cịn nhiều tiêu cực, cơng tác giáo dục tuyên
truyền phổ biến pháp luật chưa tốt… Về giải pháp: Ưu tiên phát triển kết cấu hạ
tầng, phát triển vận tải công cộng, thành lập doanh nghiệp nhà nước cơng ích,tăng
cường cơng tác tuần tra, củng cố khâu sát hạch cấp giấy phép lái xe, đánh dấu số lần

vi phạm trên giấy phép lái xe, không để học sinh chưa đủ tuổi lái xe.
Tương tự như trên tác giả không sử dụng KAP để nghiên cứu.
Bài “ Giao thông nội đô những vấn đề đặt ra” – của Tô Ngọc Doanh – (Tạp
chí Con số và Sự kiện 2001).
Chỉ ra; thực trạng giao thông nội đô Việt Nam, nguyên nhân bất ổn.
Nhấn mạnh đến cơ sở hạ tầng, không sử dụng đúng công năng của vỉa hè, vận tải
hành khách cơng cộng khơng đáp ứng…
Bài báo“Tình trạng ách tắc giao thông Hà Nội và phương hướng giải quyết”
– của Nguyễn Văn Bức – (Tạp chí Xã hội học 1993).
Chỉ ra những giải pháp: Ưu tiên vốn ngân sách phát triển hệ thống cầu
đường, tôn trọng cảnh quan thiên nhiên độc đáo, lập dự án keu gọi vốn đầu tư nước
ngồi, coi mục tiêu chống ách tắc giao thơng là trọng tâm, tăng cương quản lý xây
dựng hoàn chỉnh hệ thống bến bãi, có cơ chế trợ giá thu hút đầu tư phát triển giao
thông.
Bài “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong sinh hoạt cộng đồng khi
tham gia giao thông” – của tác giả Nguyễn Văn Nghệ - (Tạp chí cộng sản năm
2009), đã thống nhất hận thức về phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong sinh
hoạt cộng đồng nhằm xây dựng nếp sống văn hóa khi tham gia giao thông, nâng cao
ý thức tự giác chấp hành pháp luật về giao thông khi tham gia giao thông, đề cao ý
thức cộng đồng, tự giác thực hiện các chuẩn mực mực về trật tự an toàn giao thông,
11 |


tổ chức tun truyền văn hóa giao thơng bằng nhiều hình thức đến mọi tầng lớp
nhân dân.
Bài “Nguyên nhân gây ùn tắc giao thông và những giải pháp hạn chế” – của
tác giả Nguyễn Văn Thụ, Viện quy hoạch quản lý giao thông vận tải (2011), đã đưa
ra một số nguyên nhân về sự ùn tắc giao thông ở Thành Phố Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh bao gồm các nguyên nhân: Thiếu cơ sở hạ tầng, yếu kém của Vận tải
hành khách công cộng bằng xe bus, gia tăng phương tiện cá nhân cao, người tham

gia giao thông khơng chấp hành luật lệ, lấn chiếm vỉa hè lịng đường, phân luồng xe
không hợp lý, thiếu Cảnh sát giao thông tại các chốt… lỗi của các cơ quan quản lý
Nhà Nước về giao thông đô thị. Điều cơ bản do thiếu tầm nhìn, thiếu điều kiện tài
chính để đảm bảo “giao thơng đi trước một bước”.
Tác giả đã có cái nhìn khá tổng quát về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng
ùn tác giao thơng, tuy nhiên chưa đi sâu vào tìm hiểu thực trạng và phân tích sâu
các nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông. Tất cả mới chỉ dừng lại ở quan sát.
Bài viết“Cái gốc của vấn nạn giao thông, quy hoạch và dân số” – Tác giả Trần
Minh Quân– Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam/VUPDA/ASHUI.COM
(2011):
Theo ý kiến của tác giả thì vấn nạn giao thông phải chịu áp lực từ dân số và
quy hoạch đơ thị. Trong đó Sự gia tăng dân số đột biến là kết quả của quá trình di
cư ồ ạt từ các địa phương khác đến. Có thể nói, áp lực kiếm được việc làm, nhu cầu
mưu sinh đã khiến hàng triệu người dân phải chấp nhận tha phương để sống một
cuộc sống tạm bợ, chật chội ... tại nơi được gọi là nhà trọ, đơi khi cịn tệ hơn thế.
Ngồi ra, các đơ thị lớn như TP.HCM và Hà Nội cũng là nơi có một lượng khách
vãng lai như đi công tác, học hành, khám chữa bệnh ... rất lớn.
Cả hai đô thị lớn Hà Nội và TP.HCM được xây dựng chủ yếu từ thời Pháp
thuộc và ban đầu chỉ đáp ứng cho khoảng vài trăm nghìn người sinh sống tập trung
ở khu vực trung tâm thành phố. Phần lớn các cơ sở hạ tầng ở đây đều đã xuống cấp
và quá tải. Có một điều dễ nhận thấy là mặc dù có đầy đủ các cơ quan làm nhiệm vụ
12 |


quy hoạch, nhưng dường như các cơ quan, đơn vị này chưa làm đúng chức năng,
nhiệm vụ của mình. Lâu nay, khi nhắc đến quy hoạch thì mọi người chỉ nhìn thấy
tồn là quy hoạch khu dân cư, đất đa ... mà nổi bật là vô số các quy hoạch đang treo
lơ lửng hay thay đổi xoành xoạch, chứ người dân chưa cảm nhận được mức độ hiệu
quả của quy hoạch giao thơng đơ thị. Mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về mức độ
quá tải của cơ sở hạ tầng tại khu vực trung tâm thành phố nhưng tất cả dường như

đều bị bỏ ngồi tai. Có lẽ những cảnh báo này chưa đủ mạnh để có thể lấn át lợi ích
của các nhà đầu tư hay các nhóm lợi ích khác. Kết quả là các cơng trình, các tòa nhà
cao tầng, ... với hàng ngàn lượt người lui tới hàng ngày vẫn lù lù mọc lên.
Bài viết của tác giả đã giúp có thêm cái nhìn về nguyên nhân dẫn đến bất cập
trong giao thông tại các đô thị lớn ở Việt Nam hiện nay.
Bài viết“:Đề xuất giải pháp giảm thiểu ách tắc giao thông” – của tác giả
Tùng Lâm – Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam/VUPDA/ASHUI.COM
(2009), đã đưa ra ba giải pháp nhằm giảm thiểu ách tác giao thơng đó là:
Cần chú trọng đầu tư cho giao thông;
Tổ chức giao thông khoa học;
Ưu tiên phát triển giao thông tĩnh.
Tác giả chỉ tập chung vào yếu tố cơ sở hạ tầng, bỏ qua giải pháp về nhân tố
con người để nhằm giảm thiểu ách tắc giao thông hiện nay.
Bài viết “Giao thông Hà Nội qua cái nhìn của GS Seymour Papert”- Viện
Cơng nghệ Massachusetts (MIT) Mỹ trên báo dantri.com.vn (2006), đã thấy ở giao
thông Hà Nội những điểm thú vị có thể minh họa cho giả thuyết về "hành vi hợp
trội", chủ đề liên quan mật thiết đến cơng trình nghiên cứu của ơng, mô tả phương
thức đám đông tuân theo các nguyên tắc đơn giản, không bị dẫn hướng, tạo ra các
vận động và hệ thống phức tạp. Ví dụ minh họa gồm có những đàn cá, đàn kiến, đàn
ong và… cả những người Việt Nam điều khiến xe gắn máy trên đường phố. Giao
thông ở Hà Nội cũng tương tự như một đám đơng tự kiểm sốt. Ít đèn giao thơng,
13 |


mà thậm chí nếu có người ta cũng “phớt lờ”. Sự phân cách giữa các làn đường chỉ
là hình thức bằng các đường kẻ vạch trên đường, còn các phương tiện đi lại không
hề theo làn đường quy định.
Sở dĩ tình trạng này có thể tồn tại là do có sự chấp nhận của đám đông.
Những người mới đến Hà Nội thường loay hoay không biết làm thể nào để có thể
qua đường, và được bày cho một cách duy nhất là cứ từ từ hịa vào dịng người. Sẽ

có đủ chỗ!
Ngay cả khi có đèn giao thơng, một người đã đến một trong những ngã tư
đông đúc nhất và nhiều lần thử sang đường khơng theo tín hiệu đèn giao thông.
Thật lạ lùng là lần nào cũng thành công. Vẫn có chỗ để anh ta qua đường, dù sai
luật.
Bài nghiên cứu của tác giả khá thú vị, xoay quanh hành vi tham gia giao
thông của người Việt Nam – yếu tố căn bản làm cản trở trật tự an tồn giao thơng
hiện nay.
Bài viết “Thực trạng và giải pháp cho giao thông Hà Nội -: Sống chung với
tắc đường!” của tác giả M.Tuấn trên – Báo phapluatxahoi.vn (2012).
Theo đánh giá của nhiều chun gia giao thơng có uy tín, hạ tầng giao thơng
của Hà Nội dù cịn nhiều bất cập, mật độ phương tiện giao thông tại Hà Nội đã quá
tải nhưng chưa đến mức gây ra tình trạng ùn tắc nghiêm trọng như hiện nay.
Trong nhiều năm qua, các cơ quan chức năng TP Hà Nội đã nỗ lực không
mệt mỏi để hạn chế tắc đường, nâng cao năng lực giao thơng, hình thành nét văn
minh đơ thị cho Thủ đô. Tuy nhiên, do thừa kế một hạ tầng giao thông thiếu đồng
bộ, do ý thức của người tham gia giao thơng cịn hạn chế nên giao thơng Hà Nội vẫn
chưa thể đáp ứng được tiêu chí của một đô thị tiên tiến, hiện đại…
Tổng quan nghiên cứu trên cho thấy đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu về
vấn đề an tồn giao thơng. Tuy nhiên việc sử dụng mơ hình KAP vào việc tìm hiểu
thực hiện an tồn giao thơng chưa được sử dụng nhiều, đây được xem như hướng
tiếp cận xã hội học.
14 |


3. Ý nghĩa nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa lý luận:
Nghiên cứu góp phần làm rõ hơn một số quan điểm chuyên ngành của xã hội
hoc, đặc biệt là thuyết hành vi, thơng qua việc nghiên cứu tìm hiểu hành vi, thái độ
của người dân khi tham gia giao thông.

Áp dụng mô hình nghiên cứu dựa trên KAP (kiến thức-thái độ-hành vi), là
một mơ hình nghiên cứu nhấn mạnh đến sự thay đổi về kiến thức, thái độ và hành vi
của con người về một vấn đề cụ thể nào đó trong đời sống xã hội. Mơ hình này
được sử dụng rộng rãi trên thế giới gần nửa thế kỷ qua chủ yếu ở các lĩnh vực y tế
công cộng, cung cấp nước sạch, kế hoạch hóa gia đình, giáo dục, tâm lý học, xã hội
học, công tác xã hội…
KAP cho chúng ta biết nhận thức của con người, cảm nhận của con người và
hành vi của con người về một vấn đề nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu sẽ chỉ ra thực trạng kiến thức-thái độ-hành vi tham gia giao
thông của nhóm thanh niên đơ thị tại Thành phố Hà Nội. Từ đó đưa ra khuyến nghị
nhằm nâng cao nhận thức và hành vi tham gia giao thơng của nhóm thanh niên tại
Hà Nội nói riêng và cho tất cả người dân khi tham gia giao thông trong cả nước nói
chung.
4. Mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng kiến thức-thái độ-hành vi thực hiện an tồn giao thơng
của nhóm thanh niên đơ thị tại Thành phố Hà Nội. Từ đó đưa ra khuyến nghị nhằm
nâng cao nhận thức và hành vi tham gia giao thơng của nhóm thanh niên tại Hà Nội.
Hạn chế các biểu hiện hành vi sai lệch khi tham gia giao thông.
4.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng kiến thức-thái độ-hành vi thực hiện an tồn giao thơng
của nhóm thanh niên đơ thị tại Thành phố Hà Nội.
15 |


4.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Mô tả thực trạng thực trạng kiến thức-thái độ-hành vi thực hiện an tồn
giao thơng của nhóm thanh niên tại Thành phố Hà Nội.
- Phân tích các yếu tố tác động đến hành vi sai lệch khi thực hiện an tồn

giao thơng của nhóm thanh niên tại Hà Nội.
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Thực trạng thực trạng kiến thức-thái độ-hành vi thực hiện an tồn giao
thơng của nhóm thanh niên tại Thành phố Hà Nội.
- Các yếu tố tác động đến hành vi khi thực hiện an tồn giao của nhóm thanh
niên tại Hà Nội.
5.2. Khách thể nghiên cứu:
- Nhóm thanh niên (từ 15-30 tuổi) tham gia giao thông.
- Người tham gia giao thông (trên 30 tuổi).
- Cảnh sát giao thông, cán bộ quản lý địa phương về trật tự an tồn giao
thơng (TTATGT).
5.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Người tham gia giao thông tại Quận Đống Đa Hà
Nội.
- Thời gian: Từ tháng 1/ 2014 – 10/2014
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực chất sự hiểu biết về thực hiện ATGT của nhóm thanh nhiên đô thị khi
tham gia giao thông như thế nào?
- Thái độ của nhóm thanh nhiên đơ thị đối với hiện trạng giao thơng và hành
vi vi phạm an tồn giao thơng hiện nay?
- Hành vi của nhóm thanh niên khi thực hiện an tồn giao thơng như thế
nào?
16 |


- Các yếu tố tâm lý xã hội, cơ sở hạ tầng/chính sách Nhà nước và đặc điểm
nhân khẩu xã hội cá nhân có tác động như thế nào đến việc thực hiện an tồn giao
thơng của nhóm thanh niên đô thị?
7. Giả thuyết nghiên cứu

- Mức độ am hiểu về thực hiện ATGT của nhóm thanh niên chưa đầy đủ
- Thái độ của nhóm thanh niên đơ thị về thực hiện an tồn giao thơng chưa
tốt.
- Người dân có những nhận xét trái chiều về hành vi thực hiện an tồn giao
thơng của nhóm thanh niên đơ thị.
- Các yếu tố tâm lý xã hội, cơ sở hạ tầng/chính sách Nhà Nước có ảnh hưởng
đến việc thực hiện an tồn giao thơng của nhóm thanh niên đơ thị.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận:
Phân tích tài liệu
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu khái quát những vấn đề liên quan
đến nội dung nghiên cứu của đề tài thông qua các nghiên cứu về vấn đề kiến thứcthái độ-hành vi khi tham gia giao thông và những nghiên cứu về một số yếu tố tâm
lý có ảnh hưởng đến hành vi sai lệch khi tham gia giao thơng. Đồng thời, qua đó có
được sự so sánh, đối chiếu làm phong phú nội dung đang tiến hành tìm hiểu.
Các phương pháp phân tích tài liệu:
Phân tích định tính: Là tìm ra những nội dung tư tưởng cơ bản của tài liệu,
tìm ra những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu và xác định xem những vấn
đề gì được giải quyết và những vấn đề gì chưa được giải quyết.
Phân tích định lượng: Là cách thức phân nhóm các dấu hiệu và tìm ra những
mối quan hệ nhân quả giữa các nhóm chỉ báo. Phương pháp này được sử dụng trong
những trường hợp phải xử lý một lượng thông tin lớn.

17 |


Yêu cầu đối với phương pháp phân tích tài liệu: Địi hỏi phải phân tích có hệ
thống. Phải phân loại, lựa chọn, khái quát, so sánh thông tin từ tài liệu.
Những ưu, nhược điểm của phương pháp
Ưu điểm: Sử dụng tài liệu có sẵn, ít tốn kém về cơng sức, thời gian kinh phí,
khơng cần sử dụng nhiều người.

Nhược điểm: Tài liệu ít được phân chia theo những dấu hiệu mà ta mong
muốn, do đó khó tìm được ngun nhân cũng như mối quan hệ qua lại của các dấu
hiệu. Số liệu thống kê chưa được phân bố theo các cấp độ xã hội khác nhau. Những
tài liệu chuyên ngành địi hỏi phải có chun gia có trình độ cao.
Đề tài chú trọng phân tích các cơng trình nghiên cứu về hành vi tham gia
giao thông, về kiến thức am hiểu Luật an tồn giao thơng, thái độ người tham gia
giao thông của các tác giả trong nước, mối quan tâm nghiên cứu của các tác giả
trước nhằm mục đích tìm hiểu kiến thức, thái độ, hành vi thực hiện an tồn giao
thơng của người dân nói chung và nhóm thanh niên nói riêng.
8.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phƣơng pháp quan sát
Mục đích: Quan sát hành vi thực tế của nhóm thanh niên khi tham gia giao thơng.
Qua đó phân tích, so sánh kết quả quan sát với kết quả nghiên cứu bằng bảng hỏi
Nguyên tắc: Quan sát tự nhiên;
Địa điểm: Một số tuyến đường trên quận Đống Đa – Hà Nội như:
-

Ngã tư đường Trường Chinh giao với đường Tôn Thất Tùng.

-

Ngã Tư Sở

-

Ngã tư đường Cát Linh giao với Tôn Đức Thắng.

-

Cổng trường THPT Đống Đa


-

Cổng trường Đại Học Thủy Lợi.

Thời gian:

Sáng từ: 07h-09h
18 |


Chiều từ : 17h- 20h
Nội dung quan sát: Quan sát hành vi tham gia giao thơng của nhóm thanh niên,
quan sát thái độ của nhóm thanh niên, của người dân cùng tham gia giao thông và
quan sát xử lý vi phạm của các đồng chí cảnh sát giao thơng.
Phỏng vấn sâu:
Đối tượng phỏng vấn:
-

Cảnh sát giao thông thường xuyên làm nhiệm vụ tại Quận Đống Đa: 10
đồng chí.

-

Người dân gần các tuyến đường, trường học có độ tuổi trên 30 tuổi: 10
người.

-

Nhóm thanh niên tham gia giao thơng: 10 người


Mục đích: Tìm hiểu khai thác kỹ hơn về những biểu hiện thái độ hành vi của
nhóm thanh niên khi tham gia giao thông trên đường.
Điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc đối với Nhóm thanh niên (từ 15-30 tuổi) tham
gia giao thông tại Hà Nội (mẫu khảo sát khoảng 200 người khác nhau về giới tính,
độ tuổi , học vấn, nghề nghiệp, nguồn gốc cư trú).
Tuy nhiên tác giả phát đi khoảng 300 bản hỏi và mẫu thực tế thu về có thể
lớn hơn hoăc bằng mẫu xác định ban đầu.

19 |


9. Khung lý thuyết:

Một số yếu tố tâm lý
Kiến thức

Thái độ

Thực hiện an
tồn giao thơng
của nhóm thanh
niên đơ thị

Hành vi
Yếu tố cơ sở hạ tầng,
thể chế/ chính sách của
Nhà nước


20 |

Đề xuất giải pháp
nâng cao nhận thức,
hành vi tham gia giao
thơng của nhóm thanh
niên đơ thị


NỘI DUNG CHÍNH
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lý thuyết áp dụng
1.1.1. Lý thuyết hành vi:
Xã hội học là khoa học nghiên cứu về hành vi xã hội của con người thông
qua các tương tác và hoạt động xã hội, thể hiện qua các mối quan hệ giữa cá nhân
và xã hội. Lúc sơ khai định hình, lý thuyết hành vi cịn được gọi là lý thuyết về hộp
đen “Black box”. Lý thuyết này cho rằng động cơ của các cá nhân quy định hành vi
thể hiện trong các tương tác là rất khác nhau trong những điều kiện môi trường thay
đổi. Do chúng ta không nắm bắt được thế giới nội tâm của con người và sự thay đổi
ở chúng nên việc dự đoán hành vi thể hiện của con người gặp rất nhiều khó khăn,
điều này đã dẫn đến ý tưởng liên quan đến “hộp đen”. Sự hoàn thiện tư duy xã hội
học của Max Weber sau này đã nhấn mạnh đến sực cần thiết phải tiếp cận thế giới
nội tâm của con người vì chính nó là động cơ tác động đến phản ứng hành động
trong các tương tác xã hội cụ thể.
1.1.2. Sai lệch xã hội:
Trong đời sống xã hội, do nhu cầu điều chỉnh các loại quan hệ xã hội khác
nhau nên đã xuất hiện và tồn tại nhiều loại chuẩn mực xã hội khác nhau (chuẩn mực
pháp luật, chuẩn mực chính trị, chuẩn mực đạo đức ). Nếu mọi cá nhân, cơ quan, tổ
chức xã hội, đều nghiêm chỉnh tuân thủ thao các quy tắc, yêu cầu của các loại chuẩn
mực xã hội thì đó là nền tảng của một xã hội công bằng dân chủ văn minh. Tuy

nhiên, trong thực tế xã hội, không phải các chuẩn mực xã hội luôn luôn được tôn
trọng, tuân thủ ở mọi lúc mọi nơi, mà thường xảy ra các hành vi của cá nhân, nhóm
xã hội vi phạm, phá vỡ hiệu lực, tính ổn định, sự tác động của các loại chuẩn mực
xã hội. Đó chính là hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội. Vậy hành vi sai lệch chuẩn
mực xã hội là gì, cách phân loại, các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội
và ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu các cơ chế đó đối với lĩnh vực pháp luật
như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần tiếp theo. Trong quá trình làm bài mặc dù
21 |


đã cố gắng nhưng khơng tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự góp ý của thầy
cơ để bài làm hồn thiện hơn.
1.1.3. Xã hội hóa
Thuật ngữ xã hội hố trong khoa học xã hội nói chung, xã hội học nói riêng
khơng đồng nhất với khái niệm xã hội hố đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam
hiện nay như xã hội hoá các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế, hay thể thao
v.v. (vốn được xem là sự huy động các nguồn lực, sự tham gia của các tầng lớp xã
hội trong các lĩnh vực hoạt động trên).
Những ảnh hưởng về mặt xã hội cũng như gen sinh học cùng lúc ảnh hưởng
đến hành vi của con người. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố khác nhau, tuỳ thuộc
vào quan niệm của các nhà nghiên cứu. Các nhà sinh học xã hội tìm kiếm sự giải
thích các hành vi xã hội như kết quả của sự tiến hố. Họ cho rằng các hành vi như
bệnh đồng tính, tính tình ln cáu gắt,… mang bản chất sinh học, trong khi đó, các
nhà xã hội học nói chung cho rằng phần lớn những hành vi của con người chịu ảnh
hưởng của xã hội, và là kết quả của quá trình xã hội hố.
Xã hội hố là một q trình thơng qua đó con người hình thành nên tính cách
của mình, học được cách ứng xử trong một xã hội hay một nhóm. Nói cách khác,
chính là q trình con người sinh vật học hỏi để trở thành con người xã hội. Như
vậy, xã hội hoá bắt đầu từ khi con người ta sinh ra và chỉ kết thúc khi con người
khơng cịn tồn tại.

Nhờ q trình xã hội hố, rất hiếm khi chúng ta phải giải đáp ý nghĩa của các
hành vi trong những tiếp xúc xã hội thông thường - đối với chúng ta, hầu hết mọi
hành động dường như hoàn toàn dễ hiểu vào thời điểm chúng xảy ra – bởi vì chúng
ta đã học được các quy luật mà người khác cũng đang phải tuân thủ. Nói cách khác,
chúng ta có thể dự đốn cái gì đang xảy ra trong phần lớn các trường hợp do ý thức
rằng những quy luật sẽ phải tuân theo. Ví dụ, chúng ta luôn quen với việc bác sỹ
trong bệnh viện phải mặc áo blouse trắng, cảnh sát phải mặc quân phục, và nếu điều

22 |


×