Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Lo âu của người cao tuổi ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 160 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HUỆ

LO ÂU CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Ở HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tâm lý học

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HUỆ

LO ÂU CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Ở HÀ NỘI

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học
Mã số: 60310401

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Mộc Lan

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Hoàng Mộc Lan – Trường Đa ̣i ho ̣c KHXH và Nhân
văn, đại học Quốc Gia Hà Nô ̣i. Các số liêu,
̣ kế t quả nêu trong luâ ̣n văn là
trung thực và chưa từng đươ ̣c công bố trong bấ t kỳ mô ̣t công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Huệ


LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới
PGS.TS Hồng Mộc Lan, người đã giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Sự
hướng dẫn tận tình, chu đáo của cơ đã giúp em hoàn thành đề tài này.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành của mình tới các thầy cô giáo
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các thầy khoa A6 Bệnh viện
103 đã cho em những ý kiến quý báu và tạo điều kiện giúp đỡ em hồn thành
luận văn.
Tơi cũng xin chân thành cám ơn các đồng chí cảnh sát khu vực cơng an
phường Bồ Đề - Long Biên và các đồng chí cơng an xã Di Trạch – Hồi Đức
Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi điều tra số liệu để có những thơng tin xác
thực nhất.
Cuối cùng cháu cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới các bác, các ơng, bà
đã dành thời gian q báu của mình giúp đỡ cháu hoàn thành được đề tài này.
Do điều kiện và năng lực của bản thân nên luận văn của em chắc chắn
khơng tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý của
các thầy cô và các ba ̣n để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!



MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................ 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. 3
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU .................................................................................. 4
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 5
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 7
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu ................................................................................... 7
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 8
5. Giả thuyết khoa học ....................................................................................................... 8
6. Nhiệm vụ của nghiên cứu .............................................................................................. 8
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 9
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LO ÂU CỦA NGƯỜI CAO TUỔI.......................... 10
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu về lo âu ở người cao tuổi ...................................... 10
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài................................................................................... 10
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước ................................................................................... 15
1.2. Một số vấn đề lý luận về lo âu ở người cao tuổi ................................................... 24
1.2.1. Khái niệm lo âu .................................................................................................. 24
1.2.2. Khái niệm ứng phó ............................................................................................. 29
1.2.3. Khái niệm người cao tuổi .................................................................................. 30
1.2.4. Một số đặc điểm tâm – sinh lý của người cao tuổi ............................................ 34
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới lo âu ở người cao tuổi .............................................. 39
Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 44
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ......................................................... 44
2.1.1 Địa bàn nghiên cứu ............................................................................................. 44
2.1.2 Khách thể nghiên cứu .......................................................................................... 45
2.2. Tổ chức nghiên cứu................................................................................................. 47
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 47
2.3.1. Nghiên cứu lý luận ............................................................................................. 47

2.3.2. Khách thể nghiên cứu của đề tài và chọn mẫu: ................................................. 48
2.3.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể ................................................................. 48
2.4. Tiêu chí và thang đo................................................................................................ 52
Chương 3. THƯC TRẠNG LO ÂU Ở NGƯỜI CAO TUỔI.......................................... 54
3.1. Mức độ và biểu hiện lo âu ở người cao tuổi .......................................................... 54
1


3.1.1 Mức độ lo âu ....................................................................................................... 54
3.1.2 Biểu hiện lo âu ở NCT ........................................................................................ 57
3.2. Nội dung lo âu ở NCT ............................................................................................. 59
3.3. Ứng phó với stress của NCT có lo âu .................................................................... 63
3.4. Tóm lược một số trường hợp phỏng vấn sâu NCT có lo âu ................................ 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 86
1. Kết luận ....................................................................................................................... 86
2. Kiến nghị ..................................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 89
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 93

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NCT

Người cao tuổi

VPPL


Vi phạm pháp luật

SKTT

Sức khỏe tâm thần

ĐTB

Điểm trung bình

ĐLC

Độ lệch chuẩn

KH&CNQG

Khoa học và công nghệ quốc gia

3


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu ............................................... 45
Bảng 2.2: Đánh giá mức độ biểu hiện của các triệu chứng lo âu ................... 53
Bảng 2.3: Đánh giá mức độ biểu hiện của các cách ứng phó với lo âu .......... 53
Bảng 3.1: Mức độ lo âu ................................................................................... 54
Bảng 3.2 Tỉ lệ các mức độ lo âu ở NCT ......................................................... 55
Bảng 3.3 Biểu hiện lo âu ở NCT ..................................................................... 57
Bảng 3.4 Nội dung lo âu ở người cao tuổi ...................................................... 60
Bảng 3.5 Ứng phó tập trung vào thể chất, lối sống ở NCT ........................... 65

Bảng 3.6 Ứng phó tập trung vào cảm xúc ở NCT có lo âu ............................. 67
Bảng 3.7 Ứng phó tập trung vào nhận thức ở NCT có lo âu .......................... 69
Bảng 3.8 Ứng phó tập trung vào triết lý và tâm linh ở NCT có lo âu ............ 71
Bảng 3.9 Mức độ ứng phó với Stress theo nhóm tuổi .................................... 72
Bảng 3.10 So sánh các mức độ ứng phó tích cực với stress của NCT ........... 73

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Liên hiệp quốc sử dụng mốc 60 tuổi để chỉ những người cao tuổi
(UNFPA, 2012). Người cao tuổi đang phải đối mặt với các thách thức sức
khỏe đặc biệt. Nhiều người cao tuổi đang bị mất đi khả năng sống một cách
độc lập vì họ bị hạn chế về vận động, yếu về thể chất hoặc các vấn đề về sức
khỏe thể chất và tâm thần khác mà địi hỏi phải có sự chăm sóc lâu dài. Các
thống kê trên tồn cầu cho thấy số người từ 55 tuổi trở nên mắc ít nhất một rối
loạn tâm thần là vấn đề hết sức phổ biến.
Theo thống kê ở Hoa Kỳ, 20 % người trên 55 tuổi có các rối loạn tâm
thần và tỷ lệ này trở nên phổ biến toàn cầu. Các rối loạn lo âu, cơn hoảng loạn
và các ám ảnh sợ gây tác động xấu đến cuộc sống rất lớn ở 10 % người cao
tuổi. Bệnh tâm thần ở người cao tuổi khó phát hiện, đơi khi từ chính bản thân
họ và họ thường từ chối tìm kiếm sự giúp đỡ từ cộng đồng, kế cả từ người
thân. Các yếu tố như thông tin về bệnh lý thực thể nặng của người thân (kể cả
của người không quen biết trong cộng đồng dân cư) thường tác động tới cảm
xúc và có thể là nguyên nhân dẫn đến suy giảm hoạt động tâm thần ở người
cao tuổi. Các vấn đề sức khỏe tâm thần ở người cao tuổi thường không được
xác định bởi các chuyên gia về y tế và bản thân họ và người cao tuổi thường
miễn cưỡng tìm kiếm sự trợ giúp. Một loạt các yếu tố xã hội, nhân khẩu, tâm
lý và sinh học góp phần vào tình trạng sức khỏe tâm thần của một con người.

Điều này đặc biệt đúng với nhóm người cao tuổi. Các yếu tố như nghèo đói,
sự cơ lập xã hội, mất tự do, sự cơ đơn và mất mát có thể ảnh hưởng đến sức
khỏe tâm thần và sức khỏe nói chung. Người cao tuổi thường trải qua các sự
kiện như người thân chết và sức khỏe thể chất giảm sút nghiêm trọng, điều
này ảnh hưởng đến cảm xúc, sự thoải mái và có thể dẫn đến sức khỏe tâm
thần kém. Họ cũng có thể bị ngược đãi ở nhà hoặc ở các khu điều dưỡng. Do

5


vậy, cần thiết phải có sự nghiên cứu, quan tâm, chăm sóc, điều trị của y tế, gia
đình và xã hội tới người cao tuổi, góp phần làm cuộc sống tươi đẹp hơn. Hỗ trợ
xã hội và các tương tác trong gia đình có thể thúc đẩy giá trị của người cao tuổi,
và có vai trị bảo vệ, nâng cao sự khỏe mạnh tâm thần ở nhóm người này.
Lão hóa là một quy luật tự nhiên, nó làm giảm sức khỏe, sức đề kháng
của người cao tuổi, làm cho họ thường sợ ốm đau, bệnh tật và lo lắng về lo
âu. Việc tái thích nghi với hồn cảnh sống mới, khi chuyển từ giai đoạn làm
việc tích cực, sang giai đoạn hưu trí, nghỉ dưỡng: Nếp sinh hoạt thay đổi, các
mối quan hệ xã hội bị hạn chế… Tạo ra một loạt các biến đổi tâm lý quan
trọng làm gia tăng các bệnh thực thể và các rối loạn tâm lý cho người cao
tuổi. Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về rối loạn tâm thần
ở bệnh viện đa khoa trên 25.000 NCT ở 14 q uốc gia cho thấy, 1/4 có rối loạn
tâm thần. Rối loạn tâm lý thường gặp nhất là lo âu. Số ca được chẩn đốn
hoặc tự biết mình có rối loạn lo âu chỉ chiếm khơng q 25%, có đến 75% cịn
lại là khơng biết mình có bệnh do vậy, người bệnh hồn tồn khơng được
chăm sóc theo đúng nghĩa của khái niệm chăm sóc sức khỏe tâm thần. Rối
loạn lo âu ảnh hưởng đến 3,8 % người cao tuổi (WHO - 2009).
Các vấn đề về sức khỏe tâm thần nói trên ảnh hưởng nặng nề đến chất
lượng cuộc sống của người cao tuổi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lo âu có biểu
hiện rất cao ở những người già yếu có bệnh tật trầm trọng, sống trong mơi

trường khơng an toàn, nguy hiểm. Lo âu ảnh hưởng đến hoạt động, sức khỏe
của người cao tuổi. Thực tế việc chẩn đoán lo âu ở người cao tuổi thường là
khó và hay bị bỏ qua, dẫn đến đa số người cao tuổi có các biểu hiện lo âu mà
khơng được chẩn đốn và điều trị thoả đáng (David Nutt and James Ballenge,
2003). Người cao tuổi có lo âu khơng chỉ cần điều trị và hỗ trợ xã hội mà bản
thân họ cũng cần hiểu biết về mức độ và biểu hiện lo âu, các cách ứng phó để
tự chăm sóc sức khỏe bản thân. Hiểu những mối lo âu của người cao tuổi giúp

6


các chun gia, gia đình, người thân của họ có những cách ứng xử phù hợp và
có biện pháp hỗ trợ tốt hơn cho người cao tuổi.
Ở Việt Nam già hoá dân số đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh,
quy mô ngày càng lớn. Theo số liệu báo cáo của Tổng cục thông kê ( Điều tra
dân số và nhà ở giữa kỳ 2014), hiện cả nước có hơn 9,4 triệu người cao tuổi,
chiếm 10,45% dân số. Theo tính tốn của Tở ng cu ̣c Thớ ng kê Viê ̣t Nam cũng
như Quỹ dân số Liên hiê ̣p quố c (UNFPA) thì Viê ̣t Nam sẽ chuyể n từ cơ cấu
dân số vàng (hiêṇ nay) sang dân số già với tố c đô ̣ quá nhanh, chỉ trong 15-20
năm. Cụ thể, đến năm 2037 là Việt Nam bị dự báo chính thức cán mốc dân số
già (tức là có tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 20% tổng dân số, hoặc tỷ lệ
người từ 65 tuổi trở lên chiếm 14% tổng dân số). Những cơng trình nghiên
cứu về sức khỏe tâm thần ở người cao tuổi ở nước ta khá nhiều. Tuy nhiên, có
rất ít cơng trình tâm lý học nghiên cứu về lo âu ở người cao tuổi, đặc biệt là
chưa có nghiên cứu lo âu ở người cao tuổi có con cháu vi phạm pháp luật. Do
đó, để hiểu rõ hơn về vấn đề này tôi lựa chọn vấn đề: “Lo âu của người cao
tuổi ở Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về lo âu của người cao tuổi cụ thể về
mức độ và biểu hiện lo âu, các cách ứng phó với lo âu ở người cao tuổi.

- Đề xuất một số kiến nghị giúp người cao tuổi ứng phó tốt hơn với lo
âu, góp phần nâng cao hiệu quả tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của người cao tuổi.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Mức độ và biểu hiện lo âu, các cách ứng phó với lo âu ở người cao tuổi.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
204 người cao tuổi ở độ tuổi 60 – 80 tuổi, chia thành 2 nhóm : 116
người cao tuổi ở gia đình khơng có con, cháu vi phạm pháp luật (VPPL) và 88
người cao tuổi có con cháu đang chấp hành án hoặc đã tha tù.
7


4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Khách thể: Đề tài tập trung nghiên cứu người từ 60 đến 80 tuổi, có trí
nhớ và khả năng giao tiếp bình thường, khơng có mắc bệnh tâm thần.
- Địa bàn: Phường Bồ Đề, quận Long Biên và xã Di Trạch, huyện Hoài
Đức ở Hà Nội. Đây là hai địa bàn ven trung tâm thủ đơ, phường Bồ Đề - quận
Long Biên có mật độ dân số cao, nhiều gia đình khơng phải là người gốc Hà
Nội, kinh tế khá ổn định, đa dạng, trong địa bàn phường gồm 36 tổ dân phố,
tình hình an ninh trật tự phức tạp. Xã Di Trạch – Huyện Hồi Đức là khuc vực
trước kia cịn làm nông nghiệp, mới sát nhập về Hà Nội, mật độ dân cư tương
đối đông.
- Thời gian: Từ tháng 10/2015 đến tháng 10/ 2016
- Nội dung: Trong đề tài này, chúng tơi hướng đến tìm hiểu dạng rối
loạn lo âu tổng quát (GAD) – Rối loạn lo âu lan tỏa. Nghiên cứu mức độ và
các biểu hiện lo âu, nội dung lo âu và các cách ứng phó với lo âu của người
cao tuổi ở gia đình khơng có con, cháu VPPL và người cao tuổi có con, cháu
đang chấp hành án hoặc đã tha tù.
5. Giả thuyết khoa học
Người cao tuổi lo âu trong cuộc sống chiếm tỉ lệ nhỏ. Hành vi ứng phó

với stress ở nhóm NCT có con, cháu đang chấp hành án và đã tha tù cao hơn
so với NCT trong gia đình khơng có con, cháu VPPL. Nội dung lo âu của
người cao tuổi tập trung vào bệnh, thu nhập của bản thân, những vấn đề của
gia đình, con cháu VPPL.
6. Nhiệm vụ của nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về lo âu ở người cao tuổi.
- Khảo sát mức độ và biểu hiện lo âu, nội dung lo âu và các cách ứng
phó với lo âu của người cao tuổi.

8


- Đề xuất một số kiến nghị giúp người cao tuổi ứng phó tốt hơn với lo âu,
góp phần nâng cao hiệu quả tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của người cao tuổi.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp trắc nghiệm
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (anket)
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp phân tích chân dung tâm lý
- Phương pháp xử lý thông tin bằng thống kê toán học

9


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LO ÂU CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu về lo âu ở người cao tuổi
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài

Vào cuối những năm 1970, một chuyên ngành tâm lý học gọi là tâm lý
sức khỏe được hình thành. Các mục tiêu hướng đến của khoa học này là thúc
đẩy và duy trì sức khỏe tốt, điều trị bệnh và nghiên cứu các yếu tố sinh lý, tâm
lý gây bệnh, cải thiện thơng lệ và các chính sách của hệ thống chăm sóc sức
khỏe. Trong thế kỷ XX nhiều khái niệm về sức khỏe tâm thần, phân loại các
rối loạn tâm thần được hoàn thiện như Bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ
10 (ICD-10) năm 1992 của Tổ chức Y tế Thế giới (mới nhất là DSM-V) và
nhiều thang đo sức khỏe tâm thần cộng đồng (MHI 18- mental health
inventory 18, SMH –social mental health, GAD- Generalized Anxiety
Disorer, loneliness scale …) và nhiều cơng trình nghiên cứu về sức khỏe tâm
thần, trong đó có lo âu của người cao tuổi. Sau đây, chúng tơi trình bày một
số nét cơ bản được đề cập nhiều trong các cơng trình nghiên cứu tâm lý học
lâm sàng, tâm lý học sức khỏe và tâm lý học người cao tuổi về hướng nghiên
cứu này.
Quan niệm về việc hoạt động của não liên kết với sức khỏe của con
người đã xuất hiện từ thời Hy lạp cổ đại. Từ “psychosomatic”(tâm lý và cơ
thể) chỉ về sự tương tác của tâm lý/ tâm thần và cơ thể. Ở thế kỷ XVIII nhiều
tác giả đã quan tâm nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của người cao tuổi đặc
biệt là các rối loạn trầm cảm. Rối loạn trầm cảm là một thuật ngữ được dùng
đầu tiên trong học thuyết thể dịch của Hypocrate.
Đầu thế kỉ 20 Singmund Freud nghiên cứu một số NCT đã nhận thấy
rằng, ở họ triệu chứng bệnh lí là kết quả của các xung đột cảm xúc vô thức.
Walter Cannon (1929) đã đưa ra thuật ngữ chiến đấu hay chạy trốn để mô tả

10


những phản ứng sinh lý đối với căn nguyên gây ra sự căng thẳng (stress). Ở
người cao tuổi các bệnh cơ thể mãn tính khác nhau đặc biệt là sự cô đơn (vấn
đề về hưu, giảm các mối quan hệ xã hội, mâu thuẫn gia đình, ly thân, ly dị,

góa bụa,..), các sang chấn tâm lý khác (con cái hư hỏng, cảm giác bất lực đuối
sức trước cuộc sống, cảm giác là người thừa, là gánh nặng của gia đình và xã
hội, kinh tế … ), có vai trị rất quan trọng trong nhiều nguyên nhân dẫn đến
rối loạn tâm thần.
Các nghiên cứu về tâm bệnh học người cao tuổi trong thế kỷ XX như
nghiên cứu của nhóm tác giả Barry J. Gurland; David E. Wider; Cathy
Berkman (1983) về vấn đề: “Trầm cảm và tàn tật ở NCT”. Nhóm tác giả YH
Chung; I Chi, NV Boey, LSF Co; KC Chon đã đề cập đến vấn đề tự đánh giá
SKTT nói riêng và sức khỏe NCT nói chung ở Hồng Kong. Nghiên cứu của
Kiecolt, Glaser (1987) về hành vi thích nghi không tốt như hút thuốc, uống
rượu, lạm dụng ma túy, không vận động, cách ly xã hội… ảnh hưởng tiêu cực
đến sức khỏe của người cao tuổi. Trash & Glaser (1991) nghiên cứu sự thay
đổi của tính cách, tư duy của người cao tuổi ảnh hưởng tới việc duy trì sức
khỏe tốt hoặc sẽ gây bệnh. Nhóm tác giả M. Chorney, Colleen A; Johue;
Nare; Nastasiae; Raczek (1993) đã xây dựng thang đo MOS 36 để đánh giá
SKTT của NCT qua đó bước đầu tìm hiểu các chứng bệnh tinh thần thường
gặp ở NCT. Nghiên cứu phân tích rõ mối tương quan chặt giữa SKTT và
SKTC. Đồng thời các hoạt động xã hội, niềm tin, nhận thức của con người
cũng tác động nhiều đến SKTT của họ. Một số cơng trình nghiên cứu về
SKTT NCT của các nhà tâm lý học: Dolores F. Gallaghen; Jame N.
Bredcenredge; Larry W. Thomson; Jane A Peterson (1983) với đề tài nghiên
cứu: “Ảnh hưởng của việc mất bạn đời, người thân đến SKTT của NCT.”
Nghiên cứu được tiến hành trên 95 NCT nam góa vợ và 104 NCT nữ góa
chồng; so sánh với lượng mẫu này ở NCT vẫn có chồng/ vợ. Kết quả chỉ ra

11


rằng, những người cao tuổi góa vợ/ chồng dễ dàng rơi vào trạng thái đau
buồn, trầm cảm, căng thẳng tâm lý và nữ giới nguy cơ cao hơn nam.

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tình trạng stress, lo âu, trầm cảm
ngay sau tuổi trung niên góp phần làm tăng nguy cơ sa sút tâm thần, tỷ lệ mắc
các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp tăng cao hơn trong giai đoạn căng thẳng
(Jemmot & Locke, 1984). Nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy, stress, lo
âu, trầm cảm và một số thể loại ám ảnh sợ hay gặp ở người cao tuổi và có thể
giảm bớt hậu quả xấu kéo dài nếu họ đi khám chuyên khoa sớm, có sự trợ
giúp tâm lý và xã hội (Jakobsson và cs. 2004). Nghiên cứu của Kiecolt,
Glaser, Dura, Speicher (2000) cho thấy, trong các rối loạn tâm thần, như lo
âu, trầm cảm đều có những triệu chứng của rối loạn cơ thể như rối loạn thần
kinh thực vật, nội tạng. Ngược lại, những bệnh cơ thể thường có rối loạn tâm
thần như buồn phiền, lo âu, cáu gắt, uể oải. Các rối loạn tâm thần ở người cao
tuổi rất đa dạng với các mức độ khác nhau. Mức độ nhẹ như khó chịu, lo lắng,
rối loạn giấc ngủ; mức độ nặng hơn như suy nhược cơ thể, lo âu, ám ảnh bệnh
tật, có người còn xuất hiện trạng thái loạn thần, biểu hiện bằng các hoang
tưởng, ảo giác và rối loạn ý thức.
Nhà tâm lý học Thomas Holmes và Richard Rahe (2003) đã phỏng vấn
rất nhiều người đàn ông và phụ nữ cao tuổi với những hoàn cảnh khác nhau
và xác định 43 sự kiện cuộc sống mà hầu hết mọi người đánh giá là căng
thẳng. Sau đó họ đã thiết kế thang đo đánh giá sự tái thích nghi xã hội trên cơ
sở liệt kê những sự kiện cuộc sống và đánh giá chúng theo mức độ tái thích
nghi xã hội với mỗi sự kiện đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự qua đời của
vợ/chồng được coi là sự việc gây căng thẳng lớn nhất bởi vì nó địi hỏi sự
điều chỉnh để thích nghi xã hội lớn nhất. Xung đột trong thời gian dài có liên
quan đến những quyết định khó khăn có thể làm tăng thêm sự căng thẳng.
Stress là nguyên nhân gây ra rối loạn nhịp tim, căn nguyên những cái chết bất

12


ngờ. Người cao tuổi ở trong mơi trường có điều kiện gây stress cao thường có

những hành vi có thể góp phần trực tiếp gây ra bệnh tim mạch... Các yếu tố
gây stress và những biến cố trong cuộc sống nếu kéo dài, tích lũy lại gây ra sự
quá tải về tâm lý tác động vào nhân cách dễ bị tổn thương là nguyên nhân gây
nên rối loạn lo âu, trầm cảm.
Cơng trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu của Đại học Temple ở
Philadelphie (2012), hỏi 244 người cao tuổi và đặc biệt phân tích những tiêu
chuẩn khác nhau xác định chứng trầm cảm: Rối loạn giấc ngủ, cảm giác ăn
khơng ngon, lo âu, buồn bã, sự thu mình lại…Các kết quả của họ về các biện
pháp điều trị y tế, hỗ trợ xã hội được trình bày trong hội nghị hàng năm vừa
qua của Hiệp hội lão khoa Hoa Kỳ, cho thấy cứ bốn người cao tuổi thì có một
người (hoặc 25% người được hỏi) bị trầm cảm, trong khi chỉ 8% trong số họ
trước đây đã có một chẩn đoán trầm cảm.
Một số nghiên cứu khác về rối loạn lo âu của người cao tuổi đã tìm ra
bằng chứng về mối liên hệ giữa lo âu và hỗ trợ xã hội cho người cao tuổi.
Những người cao tuổi nhận thức rõ biểu hiện, nguyên nhân, ảnh hưởng của lo
âu và nhận được sự hỗ trợ xã hội (tư vấn, tham vấn, hỗ trợ xã hội) đã giảm
mức độ rối loạn lo âu (By John M. Grohol, Psy.D. on 14 Jul 2015, Published
on PsychCentral.com). Hellström & Hallberg (2001), điều tra những người
cao tuổi (độ tuổi từ 75 đến 99) và thấy rằng, tâm trạng chán nản, cô đơn, mệt mỏi,
mất ngủ và số lượng bệnh có liên quan đáng kể với chất lượng cuộc sống thấp.
Trong Bảng phân loại quốc tế lần thức 10 (ICD-10), rối loạn hỗn hợp lo
âu và trầm cảm được xếp vào mã bệnh F41.2, thuộc các rối loạn bệnh tâm căn
có liên quan đến stress và dạng cơ thể. Đây là một rối loạn khá thường gặp
trong quần thể dân số chung với tỷ lệ dao động từ 0.8% - 2.5% và từ 5% 15% trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.

13


Lo âu và stress là hai dạng rối loạn tâm thần phổ biến nhất ở Mĩ. Các
báo cáo của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia cho hay: 19 triệu người Mĩ / 1

năm mắc phải các bệnh này. Năm 2000, chi phí (trực tiếp và gián tiếp) cho
việc chữa trị các bệnh này có thể tiêu tốn hơn 40 triệu USD. Nghiên cứu của
Lewis; Myrana: “Lão khoa và SKTT- các cách tiếp cận tâm lý xã hội tích
cực”(2010) mơ tả các vấn đề về tuổi già. Cụ thể là các vấn đề về rối loạn cảm
xúc, rối loạn chức năng não bộ và các mối quan hệ của những người lớn tuổi
đối với gia đình, người thân. Các tác giả đã chỉ ra những yếu tố trong chẩn
đốn, phịng ngừa và điều trị các rối loạn tinh thần ở NCT. Nghiên cứu đã
nhấn mạnh vai trị của chính phủ trong các trong các chương trình hỗ trợ và
các dịch vụ xã hội cho NCT.
Tại Anh, Văn phòng Thống kê quốc gia đã có báo cáo rằng: Có khoảng
1 trong 7 người trưởng thành sẽ có những dấu hiệu có thể chẩn đoán rối loạn
tâm thần, và những than phiền chủ yếu được cho biết liên quan đến lo âu.
Tình trạng đi kèm với lo âu và stress bao gồm trầm cảm, sợ hãi, và mệt mỏi
kinh niên. Thêm vào đó, stress và lo âu tích tụ sẽ làm cho người bệnh dễ mắc
phải các bệnh như đau đầu kinh niên, cao huyết áp, ung thư, và bệnh tim. Một
vài bác sĩ ước tính rằng stress và lo âu có thể là yếu tố góp phần trong 90%
bệnh tật. Nghiên cứu của K.Walters và cộng sự (2011) cho biết, ở Anh rối
loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm chiếm gần ½ các rối loạn tâm thần. Rối loạn
này ở nữ giới với tỷ lệ 61% - 81,2%. Eisuke Matsushima và cộng sự, khi đánh
giá trên thang HADS cho phụ nữ độ tuổi từ 40 -64 đang ở thời điểm quanh và
sau mãn kinh thấy 56.2% có trầm cảm, 48.6% có lo âu và 41.8% có cả lo âu
và trầm cảm. Nghiên cứu của Heimberg (1999) (dẫn theo David Nutt and
James Ballenge, 2003) cho thấy, khơng có sự khác biệt nhiều về nội dung lo
âu giữa 2 nhóm lo âu bình thường và lo âu trong rối loạn lo âu. Chính vì vậy,

14


khi xem xét về lo âu bệnh lý nên chú trọng vào việc tìm hiểu xem NCT lo âu
như thế nào hơn là lo âu về điều gì.

Các nghiên cứu trên đã cho thấy, sức khỏe, bệnh tật của người cao tuổi
là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố tâm lý, sinh học, xã hội. Vấn đề
sức khỏe tâm thần và những đặc điểm của bệnh tâm thần của người cao tuổi
vẫn chưa được hoàn toàn sáng tỏ. Có nhiều luận điểm giải thích, triệu chứng
lo âu dựa trên các hiểu biết về di truyền, sinh hóa não, tâm lý, cũng như các
mối liên hệ về xã hội, văn hoá.
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước
Vào năm 1977, chương trình nghiên cứu Y học tuổi già đã thực hiện
một cuộc khảo sát lớn đầu tiên về sức khỏe của người cao tuổi (trên mẫu gồm
13.399 người từ 60 tuổi trở lên) ở các tỉnh phía Bắc. Cuộc khảo sát cung cấp
một bức tranh về sức khỏe và bệnh tật của người cao tuổi ở miền Bắc. Kết
quả nghiên cứu cho thấy phần lớn trợ cấp hưu không đủ chi dùng, rất nhiều
người nghỉ hưu mang tâm trạng bị bỏ rơi, không được Nhà nước quan tâm
đúng mức.
Năm 1993 các nhà y khoa và xã hội học đã tiến hành nghiên cứu định
lượng trên 196 khách thể là người nghỉ hưu tại Hà Nội. Theo kết quả nghiên
cứu, người cao tuổi ở Hà Nội có liên hệ khá thân thiết với những người thân,
do đó họ nhận được sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần đáng kể. Nghiên cứu
cũng cho thấy, người nghỉ hưu có nhu cầu được người thân chăm sóc khi ốm
đau là rất cao. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của gia đình trong cuộc
sống của người nghỉ hưu
Trong khn khổ chương trình nghiên cứu cấp quốc gia về nhà ở, vào
năm 1983, một nhóm nhà xã hội học đã tiến hành một khảo sát thực nghiệm
về đời sống người nghỉ hưu ở nội thành Hà Nội. Mẫu nghiên cứu là 500 người
nghỉ hưu ở bốn phường nội thành Hà Nội (Kim Liên, Bùi Thị Xuân, Thượng
15


Đình và Hàng Bạc). Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu việc tổ chức cuộc
sống gia đình của người nghỉ hưu vào các hoạt động của gia đình và xã hội tại

nơi ở; sự biến đổi về địa vị và vai trị của người nghỉ hưu trong gia đình và
trong xã hội và những chính sách cần thiết để vừa phát huy vốn kinh nghiệm
và những năng lực phong phú của những người nghỉ hưu tiếp tục phục vụ xã
hội, vừa đảm bảo cho họ một cuộc sống đầy đủ ý nghĩa lúc tuổi già. Kết quả
nghiên cứu cho thấy đa số người nghỉ hưu khơng thấy có sự suy giảm uy tín
đáng kể trong gia đình sau khi họ về hưu. Người nghỉ hưu vẫn tích cực tham
gia các hoạt động xã hội. Nghiên cứu cũng cho thấy sự khác biệt xã hội đáng
kể giữa những người nghỉ hưu là cơng nhân, viên chức hay trí thức. Người
cơng nhân nghỉ hưu ít tập thể dục, thể thao, ít đọc sách báo, nghe đài, xem tivi
hơn so với viên chức, trí thức nghỉ hưu.Về mối quan hệ trong gia đình, một bộ
phận lớn người nghỉ hưu có tâm trạng khơng hài lịng với con cái sống chung
trong gia đình, lý do chủ yếu là do con cái ít quan tâm chăm sóc cha mẹ, thiếu
tâm tình cởi mở với cha mẹ, con cái cư xử không đúng gây xúc phạm đến cha
mẹ. Đây chỉ là những lý do về mặt tâm lý tác động của những yếu tố khác cịn
chưa được phân tích thỏa đáng.
Một khảo sát của Viện xã hội học (năm 1990) về đời sống của người
nghỉ hưu ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho thấy phần lớn các cụ nghỉ hưu
đều băn khoăn làm sao để dễ hịa nhập với mơi trường mới? Làm gì để có
thêm thu nhập... Nghiên cứu cũng cho thấy, các cụ thường tìm những người
những người có cũng sở thích, cảnh ngộ gần giống nhau để giao tiếp.
Nghiên cứu của Lê Hà (1990) “Vài nét về đời sống tâm lý của người
cao tuổi” qua khảo sát đời sống của các cụ về hưu ở quận Hai Bà Trưng – Hà
Nội cho thấy khoảng 80% các cụ về hưu băn khoăn nhiều về vấn đề làm sao
để dễ hòa nhập với mơi trường mới? Làm gì đề có thu nhập? Nền kinh tế thị
trường gây nhiều khó khăn đối với các cụ già, nhất là các cụ già cô đơn.

16


Người nghỉ hưu có nguyện vọng được làm việc, được tiếp tục cống hiến cho

xã hội phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của mình. [9]
Năm 1990, Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội, Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội đã thực hiện một cuộc khảo sát 250 người
nghỉ hưu tại Hà Nội và 100 người nghỉ hưu tại Hà Bắc (cũ). Năm 1992, Vụ
Bảo trợ xã hội, Bộ lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện một phân tích
thống kê nhóm người nghỉ hưu ở Việt Nam. Nơi dung của các nghiên cứu trên
chủ yếu tập trung vào vấn đề cơ cấu, sự phân bố, thực trạng đời sống và các
chính sách xã hội có liên quan đến người nghỉ hưu.
Năm 1991, Viện Xã hội học thực hiện một nghiên cứu về người cao
tuổi ở An Điền (Hải Hưng). Mục đích của nghiên cứu quan tâm đến các đặc
trưng dân số học và xã hội học của nhóm người cao tuổi (cấu trúc lớp tuổi và
giới tính, trạng thái sức khỏe và bệnh tật, địa vị kinh tế và nghề nghiệp, định
hướng giá trị và tâm trạng), vai trò của người cao tuổi trong gia đình, cộng
đồng và xã hội, hệ thống an sinh xã hội và tác động của hệ thống đó vào hồn
cảnh sống của người cao tuổi. Nghiên cứu cho thấy về tinh thần 40% các cụ
cho rằng cuộc sống tinh thần sau khi nghỉ hưu kém đi. Một số người nhất là
những người có lương hưu cao, có chức vụ khi tại chức, cảm thấy cuộc sống
hưu trí cơ đơn, buồn tẻ. Nghiên cứu cho thấy, vai trò và vị thế của người cao
tuổi trong cộng đồng và gia đình giảm đáng kể so với trước đây.
Trong hai năm 1991 đến 1992 Viện Xã hội học đã triển khai đề tài
“Người cao tuổi và an sinh xã hội” nghiên cứu khá công phu về đời sống của
người cao tuổi ở nông thôn và thành thị nước ta từ góc độ xã hội học (lao
động, thu nhập, hồn cảnh kinh tế, tình hình nhà ở và tiện nghi, vấn đề sức
khỏe và chăm sóc sức khỏe, việc tham gia công tác xã hội sau khi nghỉ hưu,
hệ thống an sinh xã hội và tác động của hệ thống đó vào hồn cảnh sống của
người cao tuổi... ). Bài viết của Phùng Tố Hạnh “Giao tiếp xã hội và gia đình

17



ở người cao tuổi”được rút ra từ kết quả của đề tài trên cho thấy giao tiếp của
người nghỉ hưu chủ yếu tập trung vào các mối quan hệ gia đình và bè bạn –
những nhóm phi chính thức hơn là những nhóm chính thức (các tổ chức xã
hội). Việc tham gia vào các tổ chức xã hội của người gia có xu hướng giảm,
các hình thức hoạt động nghèo nàn. Nghiên cứu cũng cho thấy, ở nơi nào có
sự hỗ trợ của chính quyền địa phương thì ở đó số người cao tuổi tham gia các
tổ chức xã hội sẽ tăng.
Năm 1996, các nhà xã hội học thuộc Viện Xã hội học đã tiến hành cuộc
khảo sát “Người cao tuổi ở đồng bằng Sơng Hồng” (trong đó có 16,63%
người nghỉ hưu). Kết quả nghiên cứu cho thấy, đời sống của người cao tuổi đã
khá lên so với nửa đầu những năm 90. Tuy nhiên do mức lương hưu và trợ
cấp thấp không đủ sống nên nhiều người nghỉ hưu phải đi làm thêm (55,7).
Gần 1/3 số người nghỉ hưu được hỏi (28,2%) cho biết họ có tâm trạng “buồn”.
Nghiên cứu cũng cho thấy, đối với người nghỉ hưu nhu cầu chăm sóc sức
khỏe và động viên tinh thần được đặt lên hàng đầu (80,3%) các cụ hưu trí,
mất sức có nhu cầu này.Phần lớn người nghỉ hưu đều mong muốn đóng góp
sức mình để giảm bớt khó khăn cho gia đình và xã hội.
Nghiên cứu của Dương Chí Thiện (1999) về “Sự tham gia hoạt động xã
hội của người cao tuổi ở đồng bằng sông Hồng” rút ra từ kết quả cuộc nghiên
cứu trên đã đề cập đến sự tham gia vào các hoạt động xã hội của người cao
tuổi và qua đó đánh giá những yếu tố tác động đến sự tham gia hoạt động xã
hội của người cao tuổi ở vùng đồng bằng sông Hồng. Kết quả cho thấy tỷ lệ
người cao tuổi tham gia vào các hoạt động xã hội ở các tổ chức phi chính thức
cao hơn rất nhiều so với các tổ chức chính thức. Các yếu tố như khu vực cư
trú; giới tính; độ tuổi; trình độ học vấn; nghề nghiệp; hồn cảnh và điều kiện
sống, tình trạng sức khỏe...đều có ảnh hưởng đến giao tiếp của người cao tuổi.
Cụ thể, người cao tuổi ở khu vực đơ thị thường có tỷ lệ tham gia các hoạt

18



động xã hội cao hơn các cụ ở nông thôn trong hầu hết các tổ chức chính thức
như Đảng, Chính quyền, Hội thọ, Hội Cựu chiến binh... Ngược lại, trong
những hình thức tổ chức phi chính thức như đám cưới, hỏi, đám tang, đám
giỗ, lễ chùa, lễ mừng thọ và các hình thức giao tiếp các hội tại cộng đồng như
thăm hỏi hàng xóm, bạn bè... thì các cụ nơng thơn lại có tỷ lệ tham gia cao
hơn các cụ ở đô thị. Các cụ ông thường tham gia vào các hoạt động xã hội
nhiều hơn các cụ bà. Nghiên cứu cũng cho thấy, các cụ có đời sống và thu
nhập cao thường có tỷ lệ tham gia các hoạt động xã hội cao hơn các cụ có đời
sống và thu nhập thấp hơn. Các cụ có trình độ học vấn cao hơn có tỷ lệ tham
gia các hoạt động xã hội cao hơn các cụ có trình độ học vấn thấp, các cụ có
tình trạng sức khỏe kém. [26, tr.60]
Nghiên cứu của Nguyễn Hải Hữu (1999) cho thấy đa số người nghỉ
hưu cảm thấy cuộc sống tinh thần thoải mái hơn khi làm việc, chỉ có 20% cảm
thấy có cuộc sống nghèo nàn hơn so với trước. Nghiên cứu cũng cho thấy,
hoạt động xã hội của người cao tuổi hiện nay co lại trong phạm vi gia đình,
thân tộc nhiều hơn. Các hoạt động xã hội rộng lớn, mang tính cộng đồng,
làng, xã cịn rất nghèo nàn.
Nghiên cứu của Nguyễn Phương Lan (2000) về “Tiếp cận văn hóa
người cao tuổi”, trong đó có đề cập đến cuộc sống và hoạt động văn hóa tinh
thần hàng ngày của người cao tuổi, trong đó có đề cập đến đời sống tâm lý,
tình cảm cũng như nhu cầu của người nghỉ hưu ở đô thị hiện nay. Theo tác
giả, người cao tuổi ở đô thị muốn cống hiến nhiều cho xã hội và vẫn muốn
khẳng định mình, song khơng gian đơ thị mở với nhịp sống công nghiệp và
các mối quan hệ đúng thực sự bất lợi cho tuổi già vốn có nhịp điệu sinh học
chậm và tâm lý trọng quan hệ tình cảm. Quan hệ láng giềng ở đơ thị bị thiếu
hụt do đó giao tiếp của người cao tuổi cũng như người nghỉ hưu bị bó hẹp
trong phạm vi gia đình. [17]

19



Nghiên cứu của Bế Quỳnh Nga (2000): “Người cao tuổi ở miền Trung
và Nam Bộ Việt Nam năm 2000 – Phác thảo từ một số kết quả nghiên cứu
định tính” cho thấy ở miền Nam các đồn thể làm cơng tác từ thiện rất phát
triển và số lượng các cụ bà tham gia Hội người cao tuổi và tham gia hoạt động
từ thiện nhiều hơn các cụ ông. Nghiên cứu này đã phần nào cho thấy sự tích
cực của các cụ cao tuổi (trong đó có người nghỉ hưu) trong việc tham gia các
công tác xã hội. [22, tr28-37]
Dự án điều tra cơ bản năm 2003 của Bộ Kế hoạch đầu tư: “ Thực trạng
người cao tuổi Việt nam phát huy tài năng và trí tuệ trong sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” được tiến hành trên 600 khách thể là
người cao tuổi tại ba tỉnh Hải Dương, Quảng Bình và Đắc Lắc. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, tuy cuộc sống cịn nhiều khó khăn, song đời sống văn
hóa tinh thần của người cao tuổi hiện khá đa dạng và thường xuyên được cải
thiện. 71,2% người cao tuổi thường xuyên tham gia các hoạt động văn hóa,
20,5% khơng thường xun và chỉ có 8,3% chưa bao giờ tham gia các hoạt
động văn hóa (nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện kinh tế cịn khó khăn)
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường và Lê Trung Sơn (2003) về “Thực
trạng người cao tuổi và các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người
cao tuổi ở Hà Tây” cho thấy người cao tuổi ở Hà Tây thỏa mãn tinh thần chủ
yếu là vui chơi cùng con cháu (81,4%). Người cao tuổi ở nông thôn sinh hoạt
cùng con cháu thường xuyên hơn người cao tuổi ở thành thị (83,5% so với
77,4%). Người cao tuổi ở thành thị tiếp cận với thông tin, tham quan, du lịch,
thể dục thể thao và sinh hoạt đồn thể một cách thường xun hơn nơng thôn.
Tỷ lệ các cụ ở thành thị tham gia các hoạt động Đảng, chính quyền cao hơn ở
nơng thơn. Các cụ ông tham gia nhiều hơn các cụ bà. Đa số các cụ (80,7%) đều
hài lịng với sự chăm sóc của gia đình, con cháu. [5, tr.30-36].

20



Nghiên cứu của Hoàng Mộc Lan (2006): Đề tài nghiên cứu “Những
đặc điểm tâm lý cơ bản của người về hưu ở Hà Nội” của Hoàng Mộc Lan
được tiến hành trên 600 người về hưu. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã chỉ
ra được đặc điểm sự chuẩn bị tâm lý nghỉ hưu, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ,
động cơ tiếp tục lao động và tham gia vào các hoạt động, quan hệ giao tiếp
trong gia đình, với bạn bè của người về hưu, đề xuất các hoạt động trợ giúp
tâm lý- xã hội cho người về hưu, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của
họ. Nghiên cứu “Những vấn đề tâm lý xã hội của người cao tuổi Việt Nam:
Thực trạng – giải pháp phát huy vai trò người cao tuổi tại cộng đồng” của tác
giả đã đề cập tới các đặc điểm đặc trưng về nhận thức, sức khỏe tâm lý, cảm
xúc, nhân cách và hoạt động, giao tiếp của NCT. Tác giả đã phân tích các yếu
tố tâm lý và xã hội trong việc phát huy vai trò của NCT và đề xuất một số giải
pháp trợ giúp tâm lý về chăm sóc sức khỏe cho NCT tại cộng đồng. [15]
Nghiên cứu của Đặng Vũ Cảnh Linh (2009):“Người cao tuổi và các mơ
hình chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam” được tiến hành tại ba thành phố
Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh với mục đích tìm hiểu thực trạng
và hiệu quả hoạt động của các loại hình dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ở
Việt Nam đã đề cập đến các mối quan hệ xã hội cũng như quan hệ gia đình
của người cao tuổi Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy về quan
hệ xã hội, người cao tuổi nghỉ hưu hiện nay thường xuyên tiếp cận với các
phương tiện thông tin đại chúng (trên 80% người cao tuổi thường xuyên đọc
sách báo, xem tivi, nghe đài). Đây là một hình thức duy trì sự giao tiếp với xã
hội của đa số người cao tuổi hiện nay. Có rất ít người cao tuổi tham gia các
hình thức tham quan, du lịch, đi chơi với bạn bè…Có một tỷ lệ khá cao người
cao tuổi tham gia các câu lạc bộ hưu trí, người cao tuổi (60,6%) và trực tiếp
tham gia các công tác xã hội tại địa phương (51,3%). Các cụ ơng có tỷ lệ tham
gia các hoạt động xã hội cao hơn nhiều lần so với các cụ bà. Trong khi đó, các


21


×