Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Quan niệm của lép tônxtôi về đạo đức trong tác phẩm đường sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (852.05 KB, 86 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

VŨ THỊ THẢO

QUAN NIỆM CỦA LÉP TÔNXTÔI VỀ ĐẠO ĐỨC
TRONG TÁC PHẨM “ĐƯỜNG SỐNG”

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học

HÀ NỘI - 2014

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu............................................................................. 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 9
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 9
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 9
6. Ý nghĩa và đóng góp của luận văn...................................................... 10
7. Kết cấu của luận văn............................................................................ 10
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH XÃ HỘI NƯỚC NGA THẾ KỶ XIX VÀ LÉP
TÔNXTÔI VỚI TÁC PHẨM ĐƯỜNG SỐNG ............................................ 11
1.1. Bối cảnh xã hội nước Nga thế kỷ XIX ............................................. 11
1.2. Con người, sự nghiệp văn chương Lép Tônxtôi và cơ sở tư tưởng
của quan niệm của ông về đạo đức ......................................................... 17


1.2.1. Con người Lép Tônxtôi ................................................................ 17
1.2.2. Sự nghiệp văn chương .................................................................. 21
1.2.3. Cơ sở tư tưởng của quan niệm của Lép Tônxtôi về đạo đức ........ 25
1.3. Nội dung, đặc điểm cơ bản của tác phẩm Đường sống ................. 29
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................... 33
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUAN NIỆM LÉPTÔNXTÔI VỀ
ĐẠO ĐỨC TRONG TÁC PHẨM ĐƯỜNG SỐNG ..................................... 34
2.1. Cái thiện là sống cho phần hồn ........................................................ 34
2.2. Yêu thương không ngừng và vô bờ ................................................. 42
2.3. Nghĩa vụ là sự thực hành ý nguyện của Thượng Đế...................... 47
2.4. Hạnh phúc ở cuộc sống thiện lương ................................................ 53
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................... 63
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI
CỦA QUAN NIỆM LÉP TÔNXTÔI VỀ ĐẠO ĐỨC ................................. 64
3.1. Những giá trị và hạn chế của quan niệm Lép Tônxtôi về đạo đức .... 64
3.2. Ý nghĩa hiện thời ............................................................................... 69
KẾT LUẬN ................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 80
2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cho đến nay ít có nền văn học nào trên thế giới có sức hấp dẫn và ảnh
hưởng lớn đến đời sống tâm hồn người Việt Nam như văn học Nga. Điều
này có thể là do mối quan hệ giữa hai nước, nhưng trước hết, tự thân những
tác phẩm văn học Nga đã chứa đựng những tư tưởng tiên tiến, những giá trị
thẩm mỹ lớn lao, tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến tâm tư tình cảm của
người Việt trong một giai đoạn lịch sử của đất nước, nhất là trong thời kỳ
chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong những tên tuổi ảnh hưởng lớn đến văn học Việt Nam, Lép
Tônxtôi chiếm một vị trí nổi bật. Với sự ra đời của tác phẩm Đường sống,
Lép Tơnxtơi sẽ cịn ảnh hưởng sâu rộng khơng chỉ đến văn học mà còn đến
đời sống tinh thần, văn hóa xã hội nước ta, trong đó có lĩnh vực đạo đức.
Văn học Nga sở hữu những tên tuổi chói lọi như Puskin, Sêkhơp,
Lécmantốp, Đơstơiepski, Tcghênhep, Lép Tơnxtơi, v.v. trong đó nổi bật
là Lép Tơnxtơi mà các tác phẩm của ông đã trở thành mẫu mực, tinh hoa của
nền nghệ thuật đương đại và có ảnh hưởng lâu dài, sâu rộng đến không chỉ
nền văn học Nga mà cả các nền văn học khác trên thế giới. Lép Tônxtôi là
một nhà văn vĩ đại của nước Nga, đồng thời là nhà triết học, nhà tư tưởng
đạo đức. Trong các tác phẩm bất hủ của mình, ơng ln day dứt, trăn trở về
các vấn đề đạo đức và coi đó là vấn đề hết sức quan trọng. Là một nhà luân
lý, ông nổi tiếng với tư tưởng chống lại cái ác và bảo vệ những giá trị tốt
đẹp, ươm mầm hạnh phúc cho cuộc sống vốn nhiều bất công, dù phải đơn
thương độc mã. Tác phẩm Đường sống - cuốn văn thư nghị luận chọn lọc các
thư từ và bài viết chính luận của Lép Tơnxtơi đã cho chúng ta cái nhìn tồn
diện hơn về ơng với tư cách một nhà tư tưởng, một triết gia lớn. Trong
Đường sống, Lép Tơnxtơi trình bày rất nhiều vấn đề như giáo dục, đạo đức,

1


tơn giáo, khoa học, chính trị, triết học, nhưng nổi bật nhất là về đạo đức mà
trong đó quan niệm về cái thiện, tình yêu thương, nghĩa vụ, hạnh phúc được
trình bày cơ đọng và rõ nét hơn cả với những giá trị nhân văn sâu sắc.
Nghiên cứu Lép Tônxtôi với những nội dung trên có ý nghĩa quan trọng đối
với ý thức cũng như thực tiễn xã hội Việt Nam hiện nay.
Việt Nam đang trong quá trình phát triển hội nhập, cùng với sự phát
triển của kinh tế, đạo đức xã hội của nước ta đã có nhiều tiến bộ, tính năng
động của con người cũng tăng lên, quan hệ giữa con người trong xã hội bình

đẳng hơn, ý thức trách nhiệm của mỗi người trong xã hội cũng cao hơn,
nhưng bên cạnh đó mặt trái của kinh tế thị trường và sự hội nhập quốc tế đã
và đang có những tác động xấu đến đời sống đạo đức xã hội. Không phải
ngẫu nhiên mà một số người cho rằng nền đạo đức ở nước ta hiện nay đang
có nguy cơ “trượt dốc”. Triết lý “sống chết mặc bay” đang “gặm nhấm” các
giá trị đạo đức truyền thống. Lối sống thực dụng, tâm lý sùng bái đồng tiền,
lấy tiền làm thước đo giá trị con người đã chi phối nhiều quan hệ đạo đức,
trở thành nguyên tắc xử thế của khơng ít người. Khơng ít trường hợp vì đồng
tiền và địa vị mà người ta sẵn sàng chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ
thầy trị, đồng chí, đồng nghiệp. Bn lậu và tham nhũng cũng từ đó mà phát
triển, ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng, đáng báo động ở
cấp cao nhất. Không những quan hệ giữa con người với nhau trên thị trường
mà cả những quan hệ trong gia đình cũng bị sức mạnh của đồng tiền chi phối
và làm băng hoại. Vì sự cám dỗ của đồng tiền mà người ta sẵn sàng bán rẻ
nhân phẩm, tiếp tay cho các tệ nạn xã hội, vì đồng tiền con cái hành hung
cha mẹ, anh em từ bỏ nhau, vợ chồng ly tán, các quan hệ trong gia đình bị
đảo lộn.
Đáng lo ngại nhất là sự xuống cấp đạo đức lại diễn ra phức tạp nhất ở
lứa tuổi thanh thiếu niên - thế hệ tương lai của đất nước. Tuổi trẻ vốn là mùa

2


xuân của đất nước, nếu những “mùa xuân” này sớm tàn úa thì xã hội sẽ tiềm
ẩn nguy cơ bất ổn. Đặc điểm của tuổi trẻ là giàu nhiệt tình, năng động, ham
khám phá cái mới, say sưa trong hành động nhưng lại thiếu kinh nghiệm và
tri thức về cuộc sống. Mặt khác, sự bồng bột, xốc nổi làm cho họ dễ dao
động trong sự lựa chọn những giá trị, chuẩn mực. Trước những tác động tiêu
cực, họ thường dễ bị tập nhiễm cái xấu, cái xa lạ với bản chất văn hóa đạo
đức của con người. Thực tế đã cho thấy một bộ phận đáng kể thanh thiếu

niên bị cuốn theo lối sống thực dụng, tiêu dùng, chỉ coi trọng sự giàu có vật
chất mà xem thường các giá trị đạo đức, văn hóa tinh thần. Điều đó dẫn đến
sự sa đọa trong tinh thần và lối sống, những tệ nạn xã hội và nhiều trường
hợp đã dẫn tới hành vi phạm tội. Đây là một nguy cơ, hậu quả cần phải ngăn
chặn và tìm cách xóa bỏ. Bởi vậy, quan niệm đạo đức của Lép Tônxtôi về cái
thiện, tình u thương, nghĩa vụ và hạnh phúc chính là một trong những
hành trang quan trọng để thế hệ trẻ mang theo khi bước chân vào cuộc sống,
giúp cho thế hệ trẻ Việt Nam có cái nhìn biết u thương và chia sẻ, vượt
qua được những cám dỗ vật chất tầm thường do tác động tiêu cực của nền
kinh tế thị trường và những giá trị ngoại lai phản văn hóa trong q trình mở
cửa, hội nhập.
Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cũng như của Việt Nam chỉ
ra rằng chúng ta không thể chấp nhận sự tăng trưởng đơn thuần về kinh tế
với cái giá phải trả là sự mai một bản sắc văn hóa dân tộc, sự hủy họai các
giá trị đạo đức truyền thống. Chính đạo đức với những giá trị tốt đẹp như
lòng yêu nước, tình yêu thương con người, yêu thương đồng loại, cái thiện,
hạnh phúc, nghĩa vụ, tinh thần chịu đựng gian khổ có tác dụng củng cố, phát
triển mối quan hệ xã hội, tạo ra sức mạnh cho con người Việt Nam vượt qua
mn vàn khó khăn trong lịch sử để tồn tại, phát triển. Cho nên việc bảo vệ
các giá trị đạo đức truyền thống là vấn đề cần phải nhìn nhận nghiêm túc và

3


có sự quan tâm đặc biệt cùng với q trình xây dựng và phát triển kinh tế thị
trường ở nước ta hiện nay. Nhưng để gìn giữ, phát huy những giá trị đạo đức
truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thì cần phải nghiên cứu, hiểu biết
sâu rộng lịch sử đạo đức, trong đó có quan niệm đạo đức của Lép Tônxtôi.
Bản thân tác giả là người dành nhiều tình cảm, sự quan tâm đặc biệt
đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật gắn liền với vấn đề đạo đức, nhất là

tác phẩm Đường sống - tác phẩm chính luận đặc sắc của Lép Tơnxtơi.
Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Quan niệm của Lép Tônxtôi
về đạo đức trong tác phẩm Đường sống” để thực hiện luận văn thạc sỹ triết
học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ trước đến nay ở Việt Nam hầu như chỉ nghiên cứu Lép Tônxtôi với
tư cách một nhà văn thông qua các tác phẩm văn học của ông, từ đó chỉ ra
những giá trị tư tưởng được thể hiện trong đó. Cho nên việc hiểu Lép
Tơnxtơi như một nhà triết học, nhà tư tưởng đạo đức là vấn đề còn mới mẻ
đối với chúng ta.
Trước năm 1954, nhiều tác phẩm của Lép Tônxtôi được dịch và xuất
bản ở Việt Nam, tên tuổi của ông đã xuất hiện trên một số bài phê bình, khảo
cứu của một số nhà văn như Hải Triều, Nhất Linh, Thạch Lam…Họ đều
khẳng định Lép Tônxtôi là chỗ dựa tin cậy về quan điểm nghệ thuật, cách
viết tiểu thuyết cũng như nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Bao trùm lên
hầu hết các bài viết của các nhà văn Việt Nam về Lép Tônxtôi là sự thán
phục, là tinh thần hiện đại, muốn gia nhập vào dịng chảy chung của văn hóa
nhân loại, là cố gắng tiếp thu tinh hoa của văn học Nga để tìm ra hướng đi
mới cho văn học nước nhà trong giai đoạn chuyển mình nửa đầu thế kỷ XX.
Việc nghiên cứu Lép Tônxtôi với tư cách một nhà văn thể hiện rõ
trong cơng trình nhiều tập của Hồng Xuân Nhị: “Lịch sử văn học Nga”.

4


Tiếp đó là bộ giáo trình “Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX”. Qua các bộ giáo
trình này, người đọc thấy rõ hơn, cụ thể hơn tư tưởng nghệ thuật của Lép
Tơnxtơi như u thích tư tưởng nhân dân, cố gắng viết lịch sử dân tộc trong
hình thức tiểu thuyết.
Năm 1960, đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày mất của Lép Tơnxtơi

(1910 – 1960), Tạp chí Nghiên cứu văn học có đăng bài “Đại văn hào Nga
L.N. Tơnxtơi” của Nguyễn Hải Hà. Tác giả xem cuộc đời Lép Tơnxtơi là
hành trình khát khao vươn tới sự hồn thiện đồng thời phân tích những vấn
đề cơ bản đặt ra trong tác phẩm của Lép Tơnxtơi, khẳng định đóng góp của
ông đối với văn học Nga và văn học thế giới.
Việc nghiên cứu Lép Tônxtôi được tiến hành trên quy mô ngày càng
phong phú cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Năm 1986, sau nhiều năm nghiên
cứu, giảng dạy, Nguyễn Trường Lịch cho ra mắt cơng trình “L.N. Tơnxtơi”.
Chun luận phản ánh cái nhìn bao quát về đại văn hào, từ tiểu sử, sự nghiệp
sáng tác đến tầm ảnh hưởng thế giới lớn lao của Lép Tônxtôi trong thế kỷ
XX. Phần trọng tâm chuyên luận, tác giả đi sâu tìm hiểu chủ nghĩa hiện thực
của Lép Tônxtôi. Theo Nguyễn Trường Lịch, đặc trưng cơ bản nhất trong
các sáng tác của Lép Tơnxtơi chính là tính chất sử thi - tâm lý. Tác giả khẳng
định Lép Tônxtôi là nhà văn Nga mô tả được đời sống bên trong nhân vật
như một quá trình tâm lý nội tại, tự vận động, đồng thời sự trần thuật của ông
đạt tới chiều rộng và tính bao quát sử thi. Điều này mở ra trước văn học khả
năng rộng lớn của sự chiếm lĩnh thẩm mĩ đối với hiện thực.
Từ đầu thế kỷ XXI, bên cạnh những chuyên gia văn học Nga đang
phát huy ảnh hưởng rất tích cực như PGS.Phạm Vĩnh Cư, Đào Tuấn Ảnh,
Phạm Gia Lâm,.. ở Việt Nam xuất hiện một thế hệ nghiên cứu mới. Đó chủ
yếu là giảng viên các trường đại học được đào tạo ở Nga và ở Việt Nam. Họ
đã có những giáo trình, chun luận về văn học Nga và về Lép Tơnxtơi. Có

5


thể kể đến những giáo trình, chuyên luận của Hà Thị Hòa, Đỗ Hải Phong,
Phạm Thị Phương, Trần Thị Quỳnh Nga,v.v. Các cơng trình của họ nghiên
cứu Lép Tơnxtơi như là cá tính tư tưởng, cá tính sáng tạo trong quan hệ với
chủ nghĩa hiện thực, với cơ đốc giáo đặc trưng của Nga và với dịng chảy của

văn hóa Nga, văn hóa nhân loại.
Có thể nói, trong hành trình gia nhập vào quỹ đạo văn học thế giới,
văn học Việt Nam mang theo bên mình một hành trang quý giá - những tác
phẩm của đại văn hào Nga - Lép Tơnxtơi. Sáng tác của ơng đã có nhiều đóng
góp cho sự hình thành và phát triển nền văn học hiện đại Việt Nam qua mọi
chặng đường. Nhưng, những đóng góp của Lép Tơnxtơi cho nhân loại khơng
chỉ dừng lại ở lĩnh vực văn học, sẽ thật thiếu sót khi chúng ta lãng quên
những cống hiến của ông về mặt triết học với những quan niệm đạo đức sâu
sắc và đầy tính nhân văn. Việc nghiên cứu Lép Tơnxtơi với tư cách nhà văn
đã được nhiều tác giả nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng việc nghiên cứu Lép
Tônxtôi như một nhà triết học, nhà tư tưởng đạo đức vẫn là vấn đề còn mới
mẻ đối với chúng ta.
Mới đây, nhà xuất bản Tri thức đã xuất bản cuốn Đường sống do PGS.
Phạm Vĩnh Cư và một số học giả tuyển chọn, dịch và giới thiệu. Tác phẩm
dầy gần 1.300 trang với 90 bài viết chính luận và nhiều thư từ do chính Lép
Tơnxtơi viết gửi cho người thân, bạn bè và độc giả. Qua nghiên cứu, tác giả
nhận thấy Đường sống chứa đựng nhiều tư tưởng triết học, giáo dục, đạo
đức, chính trị rất quan trọng và có giá trị của Lép Tơnxtơi.
Vì tác phẩm này mới xuất hiện ở Việt Nam nên những nghiên cứu về
tác phẩm này chưa nhiều. Đến nay chúng ta có thể chỉ ra những tài liệu tiêu
biểu như bài viết của TS.Phạm Văn Chung trên Tạp chí Khoa học Xã hội
Việt Nam: “Tư tưởng của Lép Tônxtôi về lẽ sống”, tháng 4 năm 2012; Bài
“Lẽ sống” của TS.Phạm Văn Chung trong tập bài giảng Đạo đức học, Nhà

6


xuất bản Chính trị Quốc gia, tháng 9 năm 2012 và đặc biệt là bài “Giới thiệu
tác phẩm Đường sống” nhân dịp ra mắt cuốn sách này ở Việt Nam của PGS
Phạm Vĩnh Cư.

Những bài viết của TS.Phạm Văn Chung đề cập đến một khía cạnh tư
tưởng đạo đức của Lép Tônxtôi là lẽ sống, tác giả bàn rất kỹ về vấn đề này
khi đưa ra những đặc trưng và những yếu tố cơ bản của lẽ sống. Thứ nhất,
tác giả nói về lẽ sống chung, về mối liên hệ giữa thế giới quan và ý nghĩa
cuộc sống. Thứ hai, tác giả bàn về mục đích cuộc sống trong mối liên hệ mật
thiết giữa thế giới quan và lẽ sống. Thứ ba, tác giả phân tích nghĩa vụ trong
mối liên hệ mật thiết với hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống. Thứ tư, tác giả làm
rõ quan niệm về hạnh phúc vốn gắn liền với ý nghĩa cuộc sống. Thứ năm, tác
giả làm sáng tỏ mối liên hệ giữa nghĩa vụ, hạnh phúc, ý nghĩa cuộc sống và
thế giới quan. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng trong chiều sâu tư tưởng của
Lép Tơnxtơi, lẽ sống chân chính của con người là sự sáng tạo khơng ngừng
ra thế giới của tình u, hịa bình vĩnh viễn giữa con người với con người.
Chính điều này làm cho Lép Tơnxtơi trở nên vĩ đại và sống mãi với thời
gian. Tư tưởng của Lép Tơnxtơi về lẽ sống chân chính rất có ý nghĩa đối với
hiện nay khi vấn đề đặt ra không chỉ là xây dựng lẽ sống chân chính, cao đẹp
của mỗi cá nhân, mà đặc biệt còn là cho cả một dân tộc, cộng đồng, thậm chí
của lồi người trong xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng rộng
lớn và sâu sắc. Mặc dù bài viết của TS.Phạm Văn Chung có sự xem xét vấn
đề lẽ sống như là một sự kết hợp của nhiều yếu tố đạo đức khác trong tư
tưởng đạo đức của Lép Tônxtôi, nhưng đây vẫn chỉ là sự đề cập đến một
khía cạnh riêng mà chưa đi sâu vào nghiên cứu toàn bộ nội dung quan niệm
đạo đức của Lép Tônxtôi.
Trong bài “Giới thiệu tác phẩm Đường sống”, PGS.Phạm Vĩnh Cư đã
bàn đến nhiều nội dung của tác phẩm Đường sống, những tư tưởng của Lép
7


Tơnxtơi thuộc nhiều lĩnh vực như chính trị, khoa học, văn hóa, giáo dục, triết
học, đạo đức. Tác giả đã chỉ ra sự thiếu sót khi chỉ biết đến sự vĩ đại của Lép
Tônxtôi với tư cách một đại văn hào Nga và thế giới, khi đề cao đến mức

tuyệt đối hóa sáng tác văn học của ơng, biến nó gần như thành một thứ
khuôn vàng thước ngọc cho người cầm bút trong hiện tại và tương lai nhưng
lại hạ thấp cũng hết mức Tônxtôi - nhà tư tưởng, xem cái phần ấy trong di
sản của ông là vĩnh viễn thuộc về quá khứ và không cần thiết cho công cuộc
xây dựng xã hội mới, con người mới. Tác giả khẳng định sự vĩ đại của Lép
Tơnxtơi cịn ở chỗ ông là một nhà tư tưởng, một triết gia theo đúng nghĩa của
nó. Trong bài viết của mình, PGS.Phạm Vĩnh Cư còn quan tâm hơn đến tư
tưởng đạo đức của Lép Tơnxtơi, trong đó ơng tập trung vào tư tưởng của Lép
Tônxtôi về ý nghĩa cuộc sống và vạch ra nội dung, ý nghĩa lớn lao của tư
tưởng Lép Tônxtôi. Tuy vậy, ơng cũng chưa đề cập đến tồn bộ quan niệm
của Lép Tônxtôi về đạo đức.
Như vậy, những bài nghiên cứu trên đây chủ yếu đề cập đến một số
khía cạnh tư tưởng đạo đức của Lép Tơnxtơi, cụ thể là về lẽ sống, ý nghĩa
cuộc sống hoặc chủ yếu giới thiệu chung về tác phẩm Đường sống, chưa có
sự nghiên cứu sâu sắc, hệ thống nội dung quan niệm của Lép Tônxtôi về đạo
đức trong tác phẩm này. Với lượng bài nghiên cứu cịn ít như vậy, chúng tôi
nhận thấy đây là điều thuận lợi trong nghiên cứu đề tài, nhưng cũng đồng
thời là khó khăn lớn vì thiếu các tiền đề, yếu tố để kế thừa.
Với tình hình nghiên cứu như vậy, theo chúng tơi cần có một cái
nhìn hệ thống hơn, tồn diện hơn về quan niệm đạo đức của Lép
Tơnxtơi, đồng thời từ đó áp dụng vào nhận thức và thực tiễn xã hội
nước ta hiện nay.

8


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan niệm của Lép Tônxtôi về
đạo đức trong tác phẩm Đường sống. Đây là tác phẩm tập hợp có lựa chọn
các bài nghị luận, văn thư đặc sắc của Lép Tônxtôi do Nhà xuất bản Tri thức

ấn hành.
Về phạm vi nghiên cứu, tác giả tập trung vào nội dung cơ bản của quan
niệm Lép Tônxtôi về đạo đức, cụ thể là các quan niệm về cái thiện, hạnh
phúc, tình yêu thương và nghĩa vụ. Tuy nhiên, để hiểu được quan niệm đạo
đức của Lép Tônxtôi trong tác phẩm Đường sống, tác giả còn phải nghiên
cứu, tìm hiểu bối cảnh nước Nga thế kỷ XIX, cơ sở tư tưởng của quan niệm
đạo đức của Lép Tônxtôi và những vấn đề lý luận chung về đạo đức.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là làm rõ nội dung cơ bản của quan niệm Lép
Tônxtôi về đạo đức trong tác phẩm Đường sống, từ đó chỉ ra những giá trị,
hạn chế và ý nghĩa hiện thời của nó.
Để đạt mục đích trên, những nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là
1) Tìm hiểu những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của
Lép Tônxtôi, những nội dung cơ bản của tác phẩm Đường sống và bối cảnh
xã hội nước Nga thế kỷ XIX.
2) Xem xét, vạch ra nội dung cơ bản quan niệm của Lép Tônxtôi về
đạo đức trong tác phẩm Đường sống.
3) Bước đầu đánh giá những giá trị, hạn chế và ý nghĩa hiện thời của
những quan niệm về đạo đức của Lép Tônxtôi. Trong các nhiệm vụ này,
nhiệm vụ thứ hai là nhiệm vụ trọng tâm của nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản là
phương pháp kết hợp lịch sử và logic, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và

9


thực tiễn, bước đầu sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành (triết học,
đạo đức, văn chương…) và các phương pháp khác như phân tích, so sánh,
tổng hợp.

6. Ý nghĩa và đóng góp của luận văn
Tác giả mong muốn kết quả luận văn của mình sẽ đóng góp thêm vào
hiểu biết về Lép Tônxtôi với tư cách một nhà tư tưởng đạo đức học từ góc
nhìn triết học đạo đức.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, ba chương, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo.

10


CHƯƠNG 1
BỐI CẢNH XÃ HỘI NƯỚC NGA THẾ KỶ XIX VÀ LÉP TÔNXTÔI
VỚI TÁC PHẨM ĐƯỜNG SỐNG
Theo một nghĩa nào đó, mỗi nhà văn lớn đều là nhà tư tưởng. Tư
tưởng của nhà văn bắt nguồn từ thực tiễn, gắn liền với thực tiễn và phản ánh
một cách sinh động, rõ nét những sự kiện diễn ra trong cuộc sống. Lép
Tônxtôi là một nhà văn, nhà tư tưởng và là hiện thân của sự trung thực, dũng
cảm, bao dung. Những quan niệm đạo đức của Lép Tônxtôi không tách rời
thời đại mà ông sống - thời đại từ sau năm 1861 đến trước năm 1905 - thời
đại đầy sóng gió với cuộc cách mạng đầu tiên ở Nga. Từ hiện thực xã hội
phức tạp, thậm chí bị đảo lộn của nước Nga, Lép Tônxtôi đã “thai nghén”
những quan niệm đạo đức về một tương lai tốt đẹp, nơi mà ở đó con người
sống với nhau bằng lịng u thương và tâm hồn lương thiện.*
1.1. Bối cảnh xã hội nước Nga thế kỷ XIX
Thế kỷ XIX là một thế kỷ đầy biến động với cuộc đấu tranh lâu dài,
gay gắt của nhân dân Nga chống lại chế độ nông nô chuyên chế tàn bạo và
phản động. Quan hệ sản xuất chủ yếu của xã hội Nga trong thế kỷ này là
quan hệ nơng nơ chun chế, nó kìm hãm sức sản xuất phát triển, giam hãm
nông dân trong cảnh sống cơ cực và tước mất những quyền cơ bản nhất của

con người, kể cả quyền tự do thân thể.
—————————
* Phần tư liệu lịch sử của chương này tác giả chủ yếu kế thừa các nhà nghiên
cứu trong các cuốn sách là Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX (1962) do Hoàng
Xuân Nhị chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành và Lịch sử văn học Nga
thế kỷ XIX (1998) của Nguyễn Hải Hà (chủ biên) do Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội ấn hành.

11


Mâu thuẫn cơ bản của xã hội Nga lúc này là mâu thuẫn giữa quần
chúng nông nô và giai cấp quý tộc địa chủ. Chế độ nông nô chuyên chế bị
lay chuyển dữ dội lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. Sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản ở Nga ngày càng đẩy nhanh quá trình khủng hoảng và suy
vong của chế độ nông nô chuyên chế. Giai cấp vô sản Nga ra đời từ giữa thế
kỷ XIX ngày càng lớn mạnh và tới cuối thế kỷ đã trở thành một lực lượng
chính trị độc lập, trở thành người lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng của
nhân dân Nga trong giai đoạn mới, giai đoạn cách mạng vô sản. Lịch sử xã
hội Nga thế kỷ XIX chia làm ba giai đoạn lớn gắn liền với ba giai đoạn của
phong trào đấu tranh giải phóng của nhân dân Nga.
Giai đoạn đầu của phong trào đấu tranh giải phóng. Cuối thế kỷ
XVIII đầu thế kỷ XIX ở châu Âu là thời kỳ chế độ phong kiến tan rã trước
sức tấn công của cách mạng tư sản. Nhưng lúc này nước Nga vẫn cịn là một
nước nơng nghiệp lạc hậu, chủ nghĩa tư bản chỉ mới phát triển. Vua
Alếchxan tiến hành một số cải cách về giáo dục, văn hóa nhưng tất cả những
cải cách này đều khơng động chạm gì đến cơ sở của chế độ nông nô chuyên
chế. Cuộc chiến tranh ái quốc năm 1812 đã thức tỉnh ý thức dân tộc và tinh
thần cách mạng trong nhân dân Nga. Chính những người dân Nga đã đánh
tan hơn 60 vạn qn xâm lược của Napơlêơng, góp phần giải phóng châu Âu

nhưng rốt cuộc vẫn cịn nằm trong cảnh nơ lệ. Bất bình trước cảnh nơ lệ ấy,
làn sóng đấu tranh của nông nô dâng cao. Alếchxan I sợ hãi vội vứt bỏ chiếc
mặt nạ tự do chủ nghĩa, hiện nguyên hình là một tên chuyên chế. Y cấu kết
với Áo và Phổ lập ra “Liên minh thần thánh” để chống lại cách mạng tư sản
Pháp. Nicôlai I lên ngôi thay Alếchxan vừa chết. Nicơlai I mở đầu triều đại
của mình bằng hành động khủng bố tàn nhẫn những người tham gia cuộc
khởi nghĩa tháng Chạp. Puskin đã gọi đúng tên của thời kỳ thống trị tàn bạo
của Nicôlai I là “thế kỷ tàn bạo”. Đây là một trong những thời kỳ đen tối

12


nhất của lịch sử nước Nga. Nicôlai I ra sức củng cố nhà nước chuyên chế và
thằng tay đàn áp các vụ biến động của nông dân. Để chống lại ách áp bức
của Nicơlai I, làn sóng đấu tranh của quần chúng nông nô ngày càng dâng
cao. Những cuộc nổi loạn lan hầu khắp nước Nga trong những năm 40.
Cuộc chiến tranh Cơrimê giữa Nga và Thổ liên minh với Anh, Pháp
kéo dài gần 1 năm (1855-1856). Mặc dù binh lính Nga chiến đấu rất anh
dũng, cuối cùng nước Nga vẫn bị thất bại. Cùng với cái chết của Nicôlai I
vào năm 1855, chiến tranh Cơrimê đã chấm dứt một giai đoạn đen tối trong
lịch sử nước Nga.
Giai đoạn thứ hai của phong trào đấu tranh giải phóng. Thời kỳ từ
1862 đến 1904 chính là một thời kỳ chuyển biến dữ dội ở Nga: chế độ cũ
đang vĩnh viễn sụp đổ trước mắt mọi người và chế độ mới đang được sắp
đặt, còn những lực lượng xã hội đang tiến hành việc chuyển biến đó thì mãi
đến năm 1905 mới xuất hiện lần đầu tiên trên quy mô rộng lớn. Mâu thuẫn
cơ bản của giai đoạn này vẫn là mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân chủ
yếu là nông dân với giai cấp quý tộc đang câu kết với giai cấp tư bản và vẫn
cố bám lấy những tàn tích phong kiến. Nội dung cơ bản của giai đoạn này là
xu thế cách mạng tư sản nông dân mà động lực chủ yếu là nông dân.

Cuộc đấu tranh quyết liệt của quần chúng cùng với quá trình phát triển
ngày càng mạnh của chủ nghĩa tư bản đã đẩy nhà nước nơng nơ chun chế
lâm vào chỗ bế tắc, buộc nó phải tiến hành cuộc cải cách năm 1861. Để tránh
khỏi nguy cơ tan rã và bị lật đổ, Alếchxan II phải ra bản tuyên ngôn ngày 19
tháng 2 năm 1861 tuyên bố hủy bỏ chế độ nông nô chuyên chế. Cuộc cải
cách này có tính chất nửa vời, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển
trong mối liên hệ thỏa hiệp với nhà nước nông nô chuyên chế. Nước Nga
đứng trước một tình thế cách mạng trực tiếp. Vì thiếu một tổ chức cách mạng
có khả năng tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh nên cách mạng không

13


nổ ra. Chính quyền chuyên chế ra sức đàn áp phong trào đấu tranh của quần
chúng. Hàng loạt người cách mạng và tiến bộ như Sécnưsépxki và Piraxép bị
bắt. Không khí khủng bố bao trùm trắp thủ đơ.
Những năm 70 đánh dấu một cao trào cách mạng mới của nông dân và
giới trí thức. Dưới ảnh hưởng của tư tưởng dân túy, giới trí thức có phong
trào “đi vào nhân dân” đặc biệt sôi nổi vào những năm 1874 - 1875. Q
trình phân hóa giai cấp mãnh liệt đang diễn ra ở nông thôn Nga dưới ảnh
hưởng của chủ nghĩa tư bản đã làm tan vỡ những ảo tưởng dân túy. Phong
trào “đi vào nhân dân” bị chính quyền đàn áp nên xẹp đi rất nhanh.
Năm 1876 tổ chức “Ruộng đất và tự do” ra đời. Từ đầu những năm 80,
chủ nghĩa tư bản phát triển cực kỳ nhanh chóng. Phong trào đấu tranh của
công nhân bắt đầu phát triển mạnh. Nhiều tổ chức công nhân xuất hiện như
“Liên minh công nhân miền Nam nước Nga” (1875) và “Liên minh cơng
nhân miền Bắc nước Nga” (1878) đồng thời có nhiều cuộc đình cơng lớn.
Nạn mất mùa liên tiếp trong mấy năm liền khiến cho đời sống nông dân càng
thêm khổ cực. Giới trí thức bị đàn áp, khủng bố. Nước Nga lại một lần nữa
đứng trước tình thế cách mạng. Nhưng lúc đó lực lượng giai cấp cơng nhân

cịn chưa phát triển, những người dân túy không triệt để cách mạng, quần
chúng nhân dân còn bị tù hãm trong những quan hệ phong kiến gia trưởng
cho nên tình thế đó khơng chuyển thành cách mạng.
1- 3 - 1881, Nga hồng Alếchxan II bị ám sát. Alếchxan III ra tuyên
bố duy trì chế độ nơng nơ chun chế. Hàng loạt biện pháp được ban hành để
bóp nghẹt báo chí tiến bộ và hạn chế giáo dục nhất là cấp đại học. Những
năm 80 là những năm thoái trào của cách mạng. Có người gọi đó là “hồng
hơn”, là “những năm xám xịt trong đời sống nước Nga”.
Giai đoạn thứ ba của cuộc đấu tranh giải phóng. Lúc này nền kinh tế
tư bản chủ nghĩa đã phát triển khá mạnh. Giai cấp tư sản bạc nhược bất lực,

14


nặng về thỏa hiệp với nhà nước nông nô chuyên chế. Giai cấp vô sản đã lớn
mạnh rất nhanh, bắt đầu đấu tranh trên quy mơ rộng lớn và có tổ chức, có ý
thức hơn so với những năm trước. Mâu thuẫn cơ bản giữa nông dân và giai
cấp quý tộc địa chủ vẫn chưa bị xóa bỏ. Thêm vào đó, chủ nghĩa tư bản đã
thâm nhập sâu vào nơng thơn Nga, gây nên sự phân hóa sâu sắc trong nông
dân. Phần lớn nông dân trở thành bần nông với số ruộng ít ỏi hoặc khơng có
ruộng đất.
Chủ nghĩa Mác được truyền bá vào Nga từ những năm trước, lúc này
đã có ảnh hưởng khá rộng rãi. Nhiều tổ chức chính trị của giai cấp vơ sản
xuất hiện. Năm 1893, Lênin đến Pêtécbua. Năm 1895, Lênin đồn kết nhóm
mácxít ở thủ đô lại và lập ra “Liên minh đấu tranh giải phóng giai cấp cơng
nhân”. Chủ nghĩa dân túy những năm 90 khơng cịn phản ánh niềm tin vào
sức mạnh của đơng đảo nơng dân nữa, nó trở thành hệ tư tưởng của giai cấp
tư sản. Một mặt những người mác xít chân chính tạm thời liên minh với
những người mác xít hợp pháp, lợi dụng những tờ báo do họ biên tập để
truyền bá chủ nghĩa Mác, mặt khác phải tiến hành một cuộc đấu tranh kiên

quyết chống lại họ.
Quyền lãnh đạo cách mạng trong giai đoạn này đã chuyển sang tay
giai cấp vô sản cách mạng do những người mácxít đứng đầu với lãnh tụ xuất
sắc của họ là V.I.Lênin. Công lao lịch sử của Lênin trong giai đoạn này là đã
đập tan trào lưu tư tưởng dân túy bảo thủ, tư tưởng của bọn mác xít hợp pháp
phản động, chủ nghĩa kinh tế và chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh, bảo vệ nội
dung cách mạng và tính chiến đấu của chủ nghĩa Mác, giáo dục và tổ chức
giai cấp vô sản đấu tranh, chuẩn bị mọi mặt việc thành lập Đảng mácxít chân
chính kiểu mới vào đầu thế kỷ sau.
Bối cảnh xã hội ấy đã tác động mạnh mẽ đến những quan niệm của
Lép Tơnxtơi nói chung và quan niệm đạo đức của ơng nói riêng. Lép Tônxtôi

15


đã sống cùng với giai cấp vô sản, nhân dân lao động bị áp bức ở Nga trong
cuộc đấu tranh sục sôi, quyết liệt chống lại bọn địa chủ, phong kiến, tư bản
và những tên tay sai, những tên bồi bút của chúng, vì một xã hội tốt đẹp, đầy
tình yêu thương. Những trang sách của Lép Tônxtôi thấm đẫm những trăn
trở băn khoăn về số phận con người trước thay đổi của thời cuộc, mong
muốn con người sống tốt đẹp, đầy vị tha và mỗi người đều tìm thấy hạnh
phúc cho mình ở ngay cuộc sống thực tại. Lênin cũng cho rằng: “Lép
Tônxtôi đã thể hiện được một cách nổi bật lạ lùng trong các tác phẩm của
ông - vừa với tư cách nghệ sĩ, vừa với tư cách nhà tư tưởng và người thuyết
giáo - những đặc điểm lịch sử của toàn bộ cuộc cách mạng đầu tiên ở Nga”,
đó là “một cuộc cách mạng tư sản nơng dân vào thời kỳ chủ nghĩa tư bản đã
phát triển rất cao trên toàn thế giới và tương đối cao ở Nga” [47, tr.21]. Bởi
vì nhiệm vụ trực tiếp của nó là lật đổ chế độ chun chế Nga Hồng và thủ
tiêu chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ chứ không phải lật đổ sự thống
trị của giai cấp tư sản.

Nói về những điểm mạnh và điểm yếu của phong trào quần chúng
nông dân thể hiện trong các tác phẩm của Lép Tônxtôi, Lênin đã viết: “Sự
phản kháng mạnh mẽ, hăng say lắm lúc gay gắt đến tàn nhẫn của ông chống
lại nhà nước và giáo hội mang tính chất quan phương - cảnh sát, thể hiện
những tâm trạng của phái dân chủ nông dân thô sơ là phái mà trong đó chế
độ nơng nơ, sự chun quyền và cướp bóc của bọn quan lại, sự giả nhân
nghĩa của giáo hội, sự dối trá và lừa bịp trong bao thế kỷ đã chồng chất uất
hận và căm thù lên thành núi. Việc ông kiên quyết bác bỏ chế độ tư hữu về
ruộng đất thể hiện tâm lý của quần chúng nông dân trong một thời kỳ lịch sử
mà chế độ chiếm hữu ruộng đất cũ thời trung cổ, và cả chế độ chiếm hữu
ruộng đất của địa chủ lẫn chế độ chiếm hữu “ruộng đất được chia” của nhà
nước, đã dứt khốt trở thành một trở ngại khơng thể nào chịu được đối với sự

16


phát triển hơn nữa của nước nhà, trong một thời kỳ mà chế độ chiếm ruộng
đất cũ ấy nhất định phải bị tiêu diệt một cách nhanh chóng và thẳng tay nhất”
[47, tr.22].
Nói rõ hơn về giá trị phản ánh lịch sử xã hội nước Nga trong các tác
phẩm của Lép Tônxtôi, Lênin chỉ ra rằng “Tônxtôi am hiểu tuyệt vời về
nước Nga nông thôn, về đời sống của địa chủ và của nơng dân. Tóm lại, “cái
biển cả nhân dân chuyển động đến tận đáy, cùng với tất cả những sự yếu
đuối và tất cả những mặt mạnh của nó, đã được phản ánh trong học thuyết
Tơnxtơi” [46, tr 45]; “Lép Tônxtôi tố cáo không ngừng chủ nghĩa tư bản với
một tình cảm yêu mến sâu sắc dành cho nhân dân lao động Nga, quý trọng
những giá trị đạo đức - tinh thần của họ và một sự phẫn nộ kịch liệt nhất,
phản ánh tất cả nỗi ghê sợ của người nông dân gia trưởng khi người này thấy
một kẻ thù mới, kẻ thù này đang phá hủy tất cả những “nền móng” của nếp
sống nơng thơn, đem lại cảnh tàn phá chưa từng thấy, cảnh cùng khổ chết

đói, dã man, tệ mãi dâm, bệnh kim la, - tất cả những tai họa của “thời kỳ tích
lũy ban đầu” bị làm cho trầm trọng hơn gấp trăm lần bởi những biện pháp
cướp bóc tối tân nhất được đưa vào ngước Nga” (47, tr.22 - 24). Những điều
kiện tồn tại ở nước Nga trở nên hết sức phức tạp và trái ngược nhau, nước
Nga cũ “đã bị đảo lộn, chỉ mới đang được sắp xếp”, nhưng chưa biết sẽ được
sắp xếp thế nào. Một cuộc khủng hoảng đang lan tràn nước Nga trước cách
mạng [46, tr.45].
1.2. Con người, sự nghiệp văn chương Lép Tônxtôi và cơ sở tư
tưởng của quan niệm của ông về đạo đức
1.2.1.Con người Lép Tônxtôi
Lép Tônxtôi sinh ngày 9 - 9 -1828 tại trại ấp Iaxnaia Pơliana trong một
gia đình q tộc lâu đời. Năm lên hai Lép Tơnxtơi mồ cơi mẹ, lên chín tuổi
mồ cơi bố. Việc trông nom anh em Lép Tônxtôi do T.A.Écgônxcaia, một

17


người bà con trong họ hàng Tônxtôi - một phụ nữ với tính tình hiền từ, giàu
tình cảm, một nhà giáo dục tuyệt diệu. Chính bà đã dạy cho Lép Tơnxtơi
lịng u thương và khoan dung với mọi người. Trong hồn cảnh Lép
Tơnxtơi lớn lên và được giáo dục, có một yếu tố đặc biệt đã ảnh hưởng mãnh
liệt vào sự hình thành ý thức và tính tình của ơng sau này, đó là sự tiếp xúc
mật thiết của Lép Tônxtôi với thiên nhiên và với nhân dân Nga giản dị. Điều
kiện sinh sống ở trại ấp đã làm cho Lép Tônxtôi quen thuộc mật thiết với
nông dân.
Năm 1844, Lép Tônxtôi thi đậu vào trường Đại học Ca-dan và học ở
Khoa ngôn ngữ Đông phương. Chẳng bao lâu, Tônxtôi không thích học ở
khoa này nữa và chuyển sang Khoa luật học. Tônxtôi quen thuộc đối với các
cuộc khiêu vũ, các phòng đàm luận của quý tộc ở Ca-dan, sống một cuộc
sống tản mạn, khi thì tiệc tùng, khi thì khiêu vũ, uống rượu say sưa với bạn

bè. Lý tưởng của Lép Tônxtôi trong thời ấy là muốn trở thành một công tử
hào hoa trong xã hội thượng lưu. Nhưng cuộc sống thượng lưu, phóng
khống, tản mạn chỉ hấp dẫn chàng trong một thời gian ngắn. Có một sự lo
âu căng thẳng, kiên trì đang làm việc trong trí óc của Tônxtôi. Từ tuổi thơ ấu,
Tônxtôi đã đọc nhiều sách, e lệ dấu tâm trạng mình với những người sống
xung quanh. Giờ đây, bước vào tuổi thanh niên, chàng đắm đuối với tư
tưởng của Rútxô. Theo lời tự thuật của chàng thì trong khoảng trước sau năm
1845, chàng đã đọc tất cả hai mươi quyến sách của Rútxô và chàng đeo ở cổ
một chân dung nhỏ của ông, thay thế cho thánh giá hình chữ thập mà mình
phải mang theo [4, tr.10]. Tuổi còn trẻ dường ấy mà đã mến chuộng Rútxô,
điều này chứng tỏ rằng cuộc sống tinh thần của Tônxtôi đã chớm nở sớm
như thế nào. Do sự lao động phê phán của trí tuệ mình mà Lép Tơnxtơi chán
chường với lý tưởng muốn trở thành một công tử hào hoa. Không thỏa mãn
với cuộc sống thượng lưu và với việc học hành từ trường đại học, Tônxtôi
trở về sống ở trại ấp của mình.

18


Mùa xuân năm 1847, mấy anh em chia nhau gia tài; Tơnxtơi lãnh phần
sở hữu của mình là Inaxnaia Pơliana cùng 330 nông nô. Người địa chủ trẻ
tuổi này tự đề ra cho mình nhiệm vụ đem hết sức lực ra cải thiện đời sống
của nơng dân mình nhưng khơng lãnh hội nổi tình trạng mâu thuẫn giai cấp
quyết liệt giữa địa chủ và nông dân. Về phần Lép Tônxtôi cố gắng thành
tâm, nhưng nông dân ngờ vực và sợ sệt các cơng việc cải cách của chủ nhân
mình. Năm 1849, Lép Tônxtôi thường đi Maxcơva và tại đấy, do bản tính
say sưa của riêng mình, Tơnxtơi thường đắm đuối trong những cuộc tiêu
khiển của xã hội thượng lưu. Lép Tônxtôi cực kỳ bất mãn với cuộc sống
buông xuôi này. Cả một cuộc đấu tranh trong tâm hồn của ông thể hiện qua
những đoạn nhật ký của Tônxtôi thời ấy. Đấy là đấu tranh nội tâm của một

bản tính say mê, quằn quại bị xâu xé từng hồi, khi thì có những cơn tùy hứng
muốn ăn chơi phóng khống, khi thì có khát vọng đạt tới đạo đức trong sạch.
Nhất thiết phải biến đổi lối sống này. Năm 1851, Lép Tônxtôi nhập ngũ, làm
sĩ quan trong quân đội Cápcadơ. Tận mắt chứng kiến bức tranh hiện thực
khốc liệt của bom đạn, Tônxtôi đã rút ra được một kết luận sắc bén, đanh
thép tố cáo cảnh chém giết: “Đây không phải là chiến tranh trong cảnh đội
ngũ đứng sắp hàng đều đặn, chói lọi và đường hồng với âm nhạc, trống
trận, ngựa, mà là chiến trường với màu sắc chân thật của nó trong máu me,
trong đau khổ, chết chóc” [51, tr.13]. Rõ ràng là từ một thanh niên quý tộc,
nhà văn trẻ đã khẳng định được một điểm nhìn hồn tồn mới mẻ, bắt nguồn
từ tình cảm trong sáng: Sự thật trên cơ sở nhân đạo.
Năm 1859, Tônxtôi làm giáo viên nhân dân trong nhà trường do mình
lập ra. Làm cơ sở cho hệ thống tư tưởng giáo dục học của Tônxtôi là nguyên
lý giáo dục tự do. Lép Tônxtôi cũng nêu lên việc phát triển nhân cách của
học sinh làm trung tâm của quá trình giáo dục. Năm 1861,Lép Tơnxtơi ký
tên vào bức thư tình nguyện của 105 q tộc ở Tula, nói lên sự thiết yếu phải

19


giải phóng nơng dân với những phần ruộng đất của họ. Năm 1861, Tơnxtơi
được cử làm nhiệm vụ hịa giải những vụ tranh chấp giữa địa chủ và nông
dân, Tônxtôi nhiệt liệt bảo vệ quyền lợi của nông dân. Năm 1862, Lép
Tơnxtơi lấy vợ.
Bác sĩ Macơxítxki, bạn thân của Lép Tơnxtơi đã nói về khả năng làm
việc phi thường của nhà văn: Tônxtôi “cặm cụi với công việc, hàng ngày,
hàng giờ, chiến thắng mình để làm nên những gì cần thiết. Văn sĩ khơng hề
dung thứ cho mình. Văn sĩ không hề biết làm biếng… văn sĩ không hề công
nhận ngày nghỉ lễ” [52, tr.17]. Đáng kinh ngạc trước tiên là tầm q sức
rộng lớn của cơng trình tự học của Tônxtôi, là sự khát khao vô tận muốn hiểu

biết của văn sĩ. Thư viện riêng của Lép Tônxtôi ở Iaxnaia Pơliana chứng
minh cho cơng trình tự học bao qt của Tônxtôi. Đến cuối đời của Lép
Tônxtôi, thư viện này bao gồm hơn 20.000 quyển bằng hai mươi thứ tiếng
khác nhau. Sự quan tâm khoa học cực kỳ rộng lớn, khát vọng muốn đi tới tận
cùng, muốn bằng triết học làm chủ được tất cả các vấn đề phức tạp của văn
hóa nhân loại, sự tìm tịi chân lý khơng hề biết mệt mỏi ấy là điều nổi bật
trên con đường sáng tạo của Lép Tônxtôi. Lép Tônxtôi đã đạt tới một đỉnh
cao văn hóa cho đến nỗi, theo lời của Lênin, không thể ai ở Châu Âu ngang
hàng với ông được.
Điều thứ hai đáng kinh ngạc chính là tinh thần khắt khe của Lép
Tơnxtơi đối với bản thân mình. Tinh thần khắt khe này biểu hiện qua nhiều
mặt. Như để chuẩn bị cho sự hoạt động văn hóa của mình, Tơnxtơi ra sức tự
rèn luyện cơ thể mình, tập thể dục mỗi ngày. Để tăng cường trí nhớ, Lép
Tơnxtơi làm một loạt những môn tập luyện tinh thần. Với văn sĩ, “phải đãi
cát mới tìm ra vàng; muốn diễn tả tư tưởng cho tốt, cịn phải cơng phu hơn
nữa” [52, tr.19]. Đó chính là thái độ nghiêm túc của Tơnxtơi đối với q
trình sáng tác mà mình theo đuổi.

20


Một đêm thu tối tăm, đêm 28 - 10 - 1910, Tônxtôi đã 82 tuổi, cùng với
người bạn và bác sĩ của mình Macơvítski làm bạn đường bí mật rời khỏi
Iaxnaia Pôliana để không bao giờ trở lại nữa. Đấy là hồi chót của một tấn
kịch sống đã xảy ra, đã kéo dài nhiều năm trong tâm hồn của Lép Tônxtôi.
Dọc đường Lép Tônxtôi bị cảm lạnh phải nghỉ lại ở ga Axtapôvô. Ngày 7 11- 1910, ông tạ thế thọ 82 tuổi. Cả nước Nga và thế giới thương tiếc nhà
văn hào.
Lép Tônxtôi là một trong những nhà văn hào vĩ đại nhất của thế giới.
Nhân loại yêu mến ông không chỉ bởi những tư tưởng của ông đã soi rọi đến
mọi ngõ ngách tâm hồn mỗi người hay những đóng góp thiên tài của ơng cho

nền văn học nghệ thuật thế kỷ XIX mà nhân loại còn yêu mến ông bởi ông là
hiện thân của một nhân cách đáng kính. Vốn nặng lịng với hạnh phúc con
người nên dù ở trên đỉnh cao của danh vọng, tiền tài ông vẫn đau đáu xót
thương những người nông dân Nga khốn khổ đang phải gồng mình lên
chống chọi đói rét, cơ hàn. Suốt một đời đấu tranh không biết mệt mỏi cho lẽ
phải, cái thiện, tình u thương, ơng chỉ mong mỏi sao cho nhân dân được
sống trong yên ấm, hịa bình. Lép Tơnxtơi khơng chết, ơng vẫn sống mãi
trong lòng những người còn sống.
1.2.2. Sự nghiệp văn chương
Đương thời Lép Tônxtôi được mệnh danh là “con sư tử của văn học
Nga” (Igor.Sarốp) bởi vậy sẽ thật thiếu sót khi nghiên cứu Lép Tônxtôi mà
không nhắc đến sự nghiệp văn chương của ơng. Tuy nhiên, mục đích nghiên
cứu của tác giả là làm rõ nội dung cơ bản của quan niệm Lép Tônxtôi về đạo
đức trong tác phẩm Đường sống cho nên tác giả chỉ khái quát một cách ngắn
gọn về sự nghiệp văn chương của ông với mong muốn giúp độc giả có cái
nhìn tồn diện về Lép Tơnxtơi.

21


Tônxtôi là một trong những đại biểu lớn nhất và xuất sắc nhất của văn
học hiện thực Nga và thế giới thế kỷ XIX. Qua gần sáu mươi năm hoạt động
văn học không biết mệt mỏi, ông đã để lại cho chúng ta một di sản văn học
đồ sộ và quý báu: ba tiểu thuyết dài, một số vở kịch, những bài văn chính
luận và nhiều thư từ, nhật ký…
Những cuốn sách được xuất bản đầu tiên của Tônxtôi là ba cuốn tiểu
thuyết tự truyện: Thời thơ ấu, Thời niên thiếu, Thời tuổi trẻ (1852 - 1856).
Ba cuốn sách kể câu chuyện về người con trai một địa chủ lớn và sự nhận
thức chậm chạp của anh ta về những khác biệt giữa mình và những người
nơng dân của mình. Dù lúc cuối đời Tônxtôi đã bác bỏ những cuốn sách đó

vì tính ủy mị của chúng nhưng một phần lớn cuộc đời của chính ơng đã được
thể hiện ở đó, và những cuốn sách vẫn là nguồn thơng tin xác đáng về thời
kỳ tuổi thơ tới tuổi trẻ của ơng.
Người Cosack (1863) là một tiểu thuyết cịn chưa hồn thành viết về
cuộc sống của người Cossack thong qua câu chuyện của Dmitri Olenin, một
quý tộc người Nga phải lòng một cô gái Cossack. Tiểu thuyết này đã được
Ivan Bunin ch là một trong những tác phẩm tuyệt vời nhất bằng tiếng Nga.
Cuốn tiểu thuyết vĩ đại “Chiến tranh và hịa bình” là tác phẩm đầu tiên
làm cho tên tuổi quang vinh Tơnxtơi lẫy lừng trên tồn thế giới. Tác phẩm
miêu tả một trong những biến cố quan trọng nhất trong lịch sử phát triển của
dân tộc Nga và toàn Châu Âu lúc đó: cuộc chiến tranh 1812. Nó diễn tả nhân
dân như nhân vật chính, như động lực phát triển của lịch sử. “Chiến tranh và
hịa bình” là bức tranh hiện thực vẽ tả sinh hoạt nhiều mặt của nước Nga
những năm đầu thế kỷ XIX, là cuốn sử biên niên ghi lại cuộc đời của nhiều
người quý tộc tiến bộ, sự phát sinh và phát triển tư tưởng cách mạng do cao
trào yêu nước năm 1812 thúc đẩy. Tác phẩm là bản anh hùng ca bất hủ ca
ngợi sức mạnh sáng tạo của nhân dân. Nó tràn đầy tinh thần lạc quan, tin yêu

22


cuộc sống mặc dù ra đời vào lúc nhân dân Nga cịn nằm trong nghèo khổ, nơ
lệ sau cuộc cách mạng nửa vời, bịp bợm năm năm 1801.
Bộ tiểu thuyết nổi tiếng thứ hai của Lép Tônxtôi là “Anna Karenina”,
tác phẩm đã tái hiện lại bức tranh xã hội chân thực và sinh động của cả một
giai đoạn lịch sử nước Nga vào giữa thế kỷ XIX, sau giải phóng nơng nơ.
Qua cuộc tình éo le, chấm dứt bằng cái chết tội lỗi và bi thảm của Anna
Karenina, cuộc sống gia đình lục đục của Ơblơnxki, mối tình trắc trở nhưng
hạnh phúc của Lêvin, cùng đời sống tình cảm phức tạp của nhiều nhân vật
khác, nhà văn đã thông qua vấn đề tình u và hơn nhân gia đình để đề cập

đến những vấn đề xã hội lớn lao. Trong 5 năm (1873 – 1877) viết tác phẩm
này, Tônxtôi vô cùng xúc động, nhiều lúc tâm hồn ông như bị giày vị, chán
nản. Ơng viết: “Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên trong đời tôi đã bám chặt lấy
hồn tôi và lơi cuốn tồn thân tơi”. Với tác phẩm “Anna Karenina” Tolstoi đã
khiến cho cả thế giới phải xót thương và đau đớn với nhân vật người phụ nữ
thượng lưu sa ngã của mình.
Tiểu thuyết được yêu mến nữa của Tônxtôi là Phục sinh. Đây là tác
phẩm vĩ đại nhất trong sáng tác cuối đời của Tônxtôi, lúc ông đã chuyển hẳn
sang lập trường nông dân gia trưởng. “Phục sinh” được nghiền ngẫm trong
10 năm, từ 1890 đến 1899, tác phẩm tổng kết bước đường phát triển tư tưởng
nghệ thuật của Tơnxtơi, tổng kết con đường tìm tịi lý tưởng gian khổ của
nhiều nhân vật ưu tú của Tônxtôi từ Nicơlenca Iêctênép qua Pie Bêdukhốp
đến Kơnxtantin Lêvin. Đó là bản án đanh thép tố cáo toàn bộ xã hội và thiết
chế nhà nước Nga đương thời. Từ trang đầu đến trang cuối vang lên giọng
nói phẫn nộ của nhà văn.
Điều đáng ngạc nhiên là Lép Tônxtôi đã đến với độc giả miền Bắc
trong hoàn cảnh cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước của Việt Nam diễn ra
vô cùng gay go, quyết liệt. Sự gắn bó của những số phận lịch sử khiến bạn

23


×