Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Cơ sở lý luận chung của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.22 KB, 17 trang )

C s lý lun chung ca cụng tỏc k toỏn tp hp chi phớ sn xut
tớnh giỏ thnh sn phm trong doanh nghip sn xut
I. Chi phí sản xuất
1.1. Chi phí sản xuất trong doang ngiệp sản xuất.
Doanh nghiệp sản xuất là những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra của cải
vật chất để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn
bộ hoa phí lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác cần thiết mà doanh
nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất
định.
1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại, có tính
chất kinh tế khác nhau và yêu cầu đối với từng loại chi phí cũng khác nhau. Vì vậy
đòi hỏi cần có sự phân loại chi phí sản xuất kinh doanh, đây là một yêu cầu tất yếu
để hạch toán chính xác chi phí sản xuất kinh doanh, phấn đấu hạ giá thành sản
phẩm, phát huy hơn nữa vai trò của công cụ kế toán đối với sự phát triển của
doanh nghiệp.
*Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh phí của chi phí .
Theo tiêu thức này, toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp đợc chia
thành các yếu tố chi phí: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu
hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền ngoài 4 yếu
tố chi phí nêu trên.
* Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công việc của chi phí.
Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh đợc chia thành: Chi phí sản xuất chế
tạo sản phẩm (bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp); chi phí bàn hàng' chi
phí quản lý doanh nghiệp' chi phí hoạt động khác ( các chi phí về hoạt động tài
chính và các chi phí bất thờng).
Ngoài 2 cách phân loại chủ yếu trên, phục vụ cho công tác quản lý và công tác
kế toán, chi phí sản xuất kinh doanh còn có thể phân loại theo các tiêu thức khác
nhau nh:
* Căn cứ vào mối quan hệ chi phí sản xuất kinh doanh với khối lợng sản phẩm


lao vụ hoàn thành chia chi phí thành: Chi phí cố định và chi phí biến đổi.
* Căn cứ vào phơng pháp hạch toán, tập hợp chi phí chia chi phí thành: Chi phí
hạch toán trực tiếp và chi phí hạch toán gián tiếp.
* Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với quy trình công
nghệ chia thành: Chi phí cơ bản, chi phí chung, và thiệt hại trong sản xuất.
* Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với gá thành: Chi phí
đơn nhất và chi phí tổng hợp.
Có thể nói, mỗi cách phân loại chi phí sản xuất có ý nghĩa riêng, phục vụ cho
từng yêu cầu quản lý và từng đối tợng cung cấp thông tin cụ thể nhng chúng luôn bổ
xung lẫn nhau nhằm quản lý có hiệu quả nhất về toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh
trong phạm vi doanh nghiệp ở từng thời kỳ nhất định.
Việc phân loại chi phí sản xuất có tác dụng để kiểm tra, phân loại quá trình
phát sinh trong phạm vi toàn bộ doang nghiệp ở từng thời kỳ nhất định.
Việc phân loại chi phí sản xuất có tác dụng để kiểm tra, phân tích quá trình
phát sinh chi phí và hình thành giá thành sản phẩm, nhằm nhận biết và động viên mọi
kế hoạch khả năng tiểm tàng hạ giá thành sản phảm của doanh nghiệp.
2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
sản xuất
2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm
Sự vận động của quá trình sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm
hai mặt đối lập với nhau. Một mặt là các chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra , mặt
khác là kết quả sản xuất thu đợc những sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định đã
hình thành phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội cần đợc tính giá thành.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất tính cho một
khối lợng sản phẩm (công việc, lao vụ) nhất định đã hoàn thành
2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
Có nhiều loại giá thành khác nhau, tuỳ theo yêu cầu quản lý cũng nh cá tiêu
thức phân loại khác nhau mà giá thành đợc chia làm các loại tơng ứng. Căn cứ vào
thời gian và cơ sở số liệu để tính giá thành sản phẩm đợc chia thành : Giá thành kế
hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế sản phẩm.

a) Giá thành kế hoạch: Việc tính toán, xác định giá thành kế hoạch sản
phẩm đợc tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và đợc tính trên cơ sở chi
phí sản xuất kế hoạch và đợc xem là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là cơ sở
để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện giá thành , kế hoạch hạ giá thành của
doanh nghiệp.
b) Giá thành định mức: Cũng giống nh giá thành kế hoạch, việc tính giá
thành định mức cũng có thể thực hiện trớc khi sản xuất, chế tạo sản phẩm dựa vào
các định mức, dự toán chi phí hiện hành. Giá thành định mức đợc xem là thức đo
chính xác để xác định kết quả sử dụng các giải pháp mà doanh nghiệp đang áp
dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả chi phí.
c) Giá thành thực tế : Khác với 2 loại giá thành trên, giá thành thực tế của
sản phẩm, lao vụ chỉ đợc xác định khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm đã
hoàn thành và đợc dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh, tập
hợp đợc trong kỳ. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của
doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng trong việc sử dụng các giải pháp để
thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có ảnh hởng trực tiếp đến thu nhập của doanh
nghiệp.
3. Đối tợng tập hợp chi phí sản xuất, đối tợng tính giá thành sản
phẩm.
Cơ sở xác định đối tợng tập hợp chi phí sản xuất, đối tợng tính giá thành sản
phẩm và ý nghĩa của công tác này.
3.1. Đối tợng tập hợp chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều loại với
nội dung kinh tế, công dụng khác nhau, phát sinh ở những địa điểm khác nhau.
Mục đích của việc bỏ chi phí là tạo ra những sản phẩm, lao vụ. Những sản phẩm
lao vụ của doanh nghiệp đợc chế tạo , sản xuất thực hiện ở các phân xởng, bộ
phậnkhác nhau theo quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Do đó các
chi phí phát sinh cần đợc tập hợp theo các yếu tố, khoản mục chi phí theo nh phạm
vi, giới hạn nhất định để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Nh vậy xác

định đối tợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất thựuc hiện là việc xác định những
phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần đợc tập hợp.
Việc xác định đối tợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh
nghiệp sản xuất cần phải dựa trên những căn cứ cơ bản sau:
- Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
- Quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp
- Địa điểm phát sinh chi phí, mục đích công dụng của chi phí
- Yêu cầu trình độ quản lý của doanh nghiệp.
Dựa vào những căn cứ trên đối tợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong
các doanh nghiệp sản xuất có thể là :
- Từng phân xởng, bộ phận, tổ đội sản xuất hoạc toàn doanh ngjiệp
- Từng giai đoạn (bớc) công nghệ hoạc toàn bộ quá trình công nghệ
- Từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng, hạng mục công trình
- Từng nhóm sản phẩm
- Từng bộ phận chi tiết sản phẩm.
3.2. Đối tợng tính giá thành
Trong doanh nghiệp sản xuất đối tợng tính giá thành là kết quả sản xuất thu
đợc: Những sản phẩm, công việc lao vụ nhất định đã hoàn thành. Việc xác định
đối tợng tính giá thành cũng phải căn cứ vào: đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất,
đặc điểm quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm, đặc điểm tính chất của
sản phẩm, căn cứ vào yêu cầu trình độ hạch toán kinh tế và quản lý của doanh
nghiệp.
Trong các doanh nghiệp sản xuất tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể
mà đối tợng tính giá thành có thể là:
- Từng sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng đã hoàn thành
- Thành phẩm, chi tiết, bộ phận sản phẩm
- Từng công trình, hạnh mục công trình.
Trên cơ sở đối tợng tính giá thành đã xác định đợc phải căn cứ vào chu kỳ
sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất, tính chất sản phẩm mà xác định kỳ
tính giá thành để cung cấp số liệu về giá thành sản phẩm một cách kịp thời phục

vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp.
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành
công việc tính giá thành cho các đối tợng tính giá thành. Kỳ để tính giá thành có
thể hàng tháng, có thể tính theo chu kỳ sản xuất...
4. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm
Việc phân tích, đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
chỉ có thể dựa trên giá thành sản phẩm chính xác. Về phần mình, tính chính xác
của giá thành sản phẩm lại chịu ảnh hởng của kế quả tập hợp chi phí sản xuất. Do
vậy tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để
đảm bảo xác định đúng nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành sản
phẩm, lợng giá trị các yếu tố chi phí đã đợc chuyển dịch vào sản phẩm (công việc,
lao vụ) đã hoàn thành có ý nghĩa quan trọng và là yêu càu cấp bách trong nền kinh
tế thị trờng. Để đáp ứng những yêu cầu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm kế
toán thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
- Xác định đúng đối tợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tợng tính
giá thành sản phẩm.
- Tổ chức kế toán tập hợp các chi phí sản xuất theo đứng đối tợng đã xác
định và phơng pháp kế toán tập hợp chi phí thích hợp.
- Xác định chính xác chi phí về sản phẩm làm dở cuối kỳ.
- Thực hiện tính giá thành sản phẩm kịp thời, chính xác theo đúng đối tợng
tính giá thành và phơng pháp tính giá thành hợp lý.
- Thực hiện phân tích tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí để sản
xuất cho lãnh đạo danh nghiệp ra quyết định thích hợp trớc mắt cũng nh lâu dài
đối với sự phát triển sản xuất kinh doanh.
5. Kế toán chi phí sản xuất
5.1. Tài khoản sử dụng
TK 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp"
Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh trong kỳ, cuối kỳ chuyển sang tài

khoản tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm.
TK 622 " Chi phí nhân công trực tiếp"
Dùng để tập hợp và kết chuyển số chi phí tiền công của công nhân sản xuất
trực tiếp vào TK tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành (bao gồm cả tiền công,
tiền lơng, tiền thởng, các khoản phụ cấp và các khoản phải trả khác của công nhân
xản xuất)
TK 627 "Chi phí sản xuất chung"
Dùng để tập hợp toàn bộ các chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý sản
xuất, chế tạo sản phẩm trong các phân xởng, bộ phận tổ đội sản xuất.
TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang"
Đợc sử dụng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ liên quan đến chi
phí sản xuất, chế tạo sản phẩm phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Ngoài ra
tài khoản 154 còn phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh phụ, thêu ngoài gia công, tự chế.
5.2 Phơng pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phơng pháp kê khai
thờng xuyên

×