Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.18 KB, 30 trang )

THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH I.
2.1. Tổng quan về Sở giao dịch I.
Sở giao dịch I-Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam(
gọi tắt là Sở giao dịch I ) được thành lập theo quyết định số 15 TCCB ngày
16/03/1991 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam, hoạt động
theo Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997 và
điều lệ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo
& PTNT Việt Nam) được ban hành kèm theo quyết định số 390/QĐ_NHNN
ngày 22/11/1997 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam. Số đăng kí kinh
doanh 310458. Là loại hình doanh nghiệp Nhà nước, có trụ sở chính dặt tại : Số
4 đường Phạm Ngọc Thạch, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội .
Sở giao dịch I mặc dù ra đời muộn nhưng đã khẳng định được vị trí phù
hợp trong tổ chức, tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo chất
lượng & năng lực điều hành của một sở tác nghiệp trực thuộc NHNo&PTNT
VN.
Trong mười năm hoạt động cùng với sự trưởng thành phát triển của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Sở giao dịch I đã trải qua
rất nhiều khó khăn và thử thách để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị
trường. Tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên đã quyết tâm phấn đấu thực
hiên có hiệu quả các chức năng và nhiệm vụ mà cấp trên giao phó. Đến nay sở
giao dịch I đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị
trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới
giao dịch, đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, thường xuyên tăng cường cơ sở vật
chất kĩ thuật để từng bước đổi mới công nghệ hiện đại hoá ngân hàng.
Chính nhờ có đường lối đúng đắn mà kết quả kinh doanh của Sở giao
dịch I luôn có lãi, đóng góp lợi ích cho Nhà nước, đời sống cán bộ công nhân
viên được nâng cao.
Thu được kết quả như vậy, Sở giao dịch I đã củng cố và xây dựng được
một hệ thống tổ chức tương đối hợp lý, phù hợp với khả năng và trình độ quản
lý, hoạt động kinh doanh của mình.
Hiện nay địa bàn hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I đã được mở


rộng ra cả địa bàn ngoại thành Hà nội. Sở giao dịch I đã mở các chi nhánh ngân
hàng cấp 4 và các phòng giao dịch nhằm chiếm lĩnh thị trường thủ đô và thuận
lợi cho việc giao dịch với khách hàng. Lượng khách hàng đến giao dịch tập
trung chủ yếu vào các địa điểm:
Hội sở I : Số 4-Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa - Hà Nội.
Chi nhánh : 293 Tây Sơn - Đống Đa- Hà Nội.
Chi nhánh : Trung Yên.
Chi nhánh : Chợ Mơ
Là một NHTM, Sở giao dịch I mang đầy đủ chức năng của một NHTM,
hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và thực hiện các hoạt động ngân
hàng.
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch
vụ thanh toán.
Sở giao dịch I là đơn vị nhận khoán với NHNo&PTNT Việt Nam, thực
hiện chế độ hạch toán kinh doanh đầy đủ, tự cân đối thu chi, phân phối tiền
lương, trích lập các quỹ (theo quyết định khoán tài chính của NHNo Việt nam
tại văn bản 946A ngày 01/01/1994). Từ năm 1991- cuối năm 1994: Sở giao
dịch I ra đời không nhằm mục đính chính là kinh doanh tiền tệ như hiện nay mà
chỉ là nơi thử nghiệm các văn bản, thể lệ, chế độ nghiệp vụ mới của trung ương
dể từ đó rút kinh nghiệm, hướng dẫn thực hiện chung trong toàn hệ thống .
Từ năm 1995 đến nay: Sở giao dịch I đã mở rộng thêm các hoạt động
kinh doanh của mình đồng thời cung cấp thêm các dịch vụ cho khách hàng như:
+ Trực tiếp kinh doanh tiền tệ tín dụng trên địa bàn Hà nội.
+ Tổ chức hạch toán và theo dõi vốn các quĩ tập trung của NHNo &
PTNT Việt Nam với nước ngoài như các dự án đầu tư vốn của Ngân hàng Thế
giới (WB ), vốn của cộng đồng châu âu (EC) giúp đỡ người Viêt nam hồi
hương.
+ Tổ chức hạch toán điều hành vốn trong toàn hệ thống, làm đầu mối
thanh toán bù trừ của các chi nhánh trong hệ thống các NHNo&PTNT Việt nam

với các NHTM khác trong bàn Hà Nội.
Từ tháng 7/1998, Sở giao dịch I thực hiện thêm một nghiệp vụ nữa là
thanh toán quốc tế&kinh doanh các dịch vụ ngân hàng như chuyển tiển bảo
lãnh.
Tổng số cán bộ công nhân viên của sở giao dịch I tại thời điểm hiện nay
là 185 cán bộ.
Theo nhiệm vụ và chức năng sở giao dịch I được tổ chức thành các phòng
ban :
Phòng kế hoạch kinh doanh
Phòng kế toán
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ
Phòng ngân quĩ
Phòng tin học
Phòng chăm sóc khách hàng
Phòng thanh toán quốc tế
Dưới sự điều hành của ban giám đốc gồm một giám đốc và ba phó giám
đốc .
Sở giao dịch I có ba chi nhánh là chi nhánh Tây Sơn, Trung Yên, Chợ
Mơ, các chi nhành này hoạt động như sở giao dịch I nhưng qui mô nhỏ hơn và
trong cơ cấu tổ chức không có bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ. Hoạt động
chủ yếu của chi nhánh Tây Sơn, Trung Yên, Chợ Mơ là huy động vốn bằng
nhiều hình thức và thực hiện nhiệm vụ cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh với biên chế tổ chức của một ngân hàng cấp 4.
Ngoài hai chi nhánh trên Sở giao dịch con mở thêm 4 phòng giao dịch:
phòng giao dịch Bảo Ngân, phòng giao dịch Nguyễn Khuyến, Lê Văn Hưu,
Định Công, các phòng giao dịch này có nhiêm vụ chủ yếu là nhận tiền gửi và
cho vay những khoản vốn nhỏ.
Về hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I
* Trong hoạt động huy động vốn : Khai thác và cung ứng đối với mọi

thành phần huy động vốn trong nước và nước ngoài của mọi tổ chức, dân cư
thuộc mọi thành phần kinh tế bao gồm các loại tiền gửi có kì hạn và không có kì
hạn, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu kì phiếu, tín phiếu, ngắn hạn và dài
hạn, tiếp nhận vốn tài trợ, vốn uỷ thác đầu tư từ ngân sách nhà nước, từ các tổ
chức quốc tế, quốc gia, và cá nhân trong nước và ngoài nước cho các chương
trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn.
* Đối với hoạt động tín dụng : Cho vay ngắn hạn, dài hạn đối với các
hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ, cho vay trung và dài hạn
với các mục tiêu hiệu quả, hoặc mục tiêu tài trợ tuỳ tính chất và khả năng nguồn
vốn, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá, bảo lãnh cho khách hàng khi
vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác .
Các hoạt động kinh doanh và dịch vụ khác: Kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân
hàng đối ngoại : Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, chi trả kiều hối, thực
hiện tín dụng ngoại tệ, mua bán, thu đổi ngoại tệ.
* Một số hoạt động khác : Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng,
cầm cố bất động sản và động sản : Thu, chi tiền mặt, đại lý mua, bán trái phiếu
cho chính phủ ..; làm tư vấn về tài chính, tiền tệ, về xây dựng các dự án đầu tư
và quản lí tài sản theo yêu cầu của khách hàng.
Qua hơn 10 năm thành lập và đổi mới Sở giao dịch I đã thu được
những thành quả đáng khích lệ và biểu dương;
Về hoạt động kinh doanh tín dụng
Các hoạt động cho vay, huy động vốn nội tệ, ngoại tệ, ngắn hạn, trung
hạn và dàị hạn đều tăng trưởng mạnh so với năm 1996.
Hoạt động tín dụng vẫn giữ vai trò chủ đạo quyết định đến sự thành bại
của ngân hàng chiếm trên 90%, tổng thu nhập. Dự nợ của chi nhánh tập trung
chủ yếu là ở các doanh nghiệp Nhà nước chủ yếu tổng công ty 90, 91 và các
đơn vị có tình hình tài chính lành mạnh. Dự nợ lành mạnh tăng trưởng nhanh
vào ngày 30 /12 /00 là 392 tỷ đồng thì đến 31 /12 /2002 là 688 tỷ đồng.
Trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.
Ngân hàng hầu như từ một chi nhánh hầu như không có liên quan đến

lĩnh vực thanh toán L/C nay đã vươn lên vị trí cao trong toàn bộ hệ thống Ngân
hàng Nông nghiệp thu được nhiều phí cho Ngân hàng. Bên cạnh đó nghiệp vụ
thanh toán ngân quĩ và các nghiệp vụ khác cũng phát triển đồng bộ, đáp ứng yêu
cầu của hoạt động kinh doanh.
Công tác nguồn vốn.
Sở giao dịch I đã tạo được nguồn vốn ổn định và lớn đủ khả năng đáp
ứng được mọi nhu cầu về vốn đối với mọi khách hàng, đồng thời có đủ vốn để
chuyển cho các Ngân hàng trong cùng hệ thống đang thiếu vốn. Tốc độ và quy
mô tăng trưởng nguồn vốn trong 3 năm đạt kết quả tốt. Cơ cấu nguồn vốn huy
động hợp lý, giảm lãi suất đầu vào, có lợi trong kinh doanh. Sở giao dịch I đã áp
dụng nhiều biện pháp như: Thường xuyên điều chỉnh phù hợp và đa dạng hoá
các lãi suất kì hạn 1,2,3 tuần, lãi suất 1 tháng đến 24,36,60 tháng; phát hành kỳ
phiếu huy động nguồn vốn trả lãi trước cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam, cho Sở giao dịch I, huy động vốn dưới hình thức các hợp
đồng nhận vốn kỳ hạn với các đơn vị, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng...với
nhiều cơ chế linh hoạt.
Tiếp nhận các đề án nối mạnh thanh toán của NHNo với một số các dơn
vị như Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng nước ngoài để tập trung các khoản
thanh toán, tranh thủ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi. Đã tiếp cận và tạo được
mối quan hệ tiền gửi đối với một số khách hàng lớn: Trường Đại học Dân lập
Đông Đô, Quỹ hỗ trợ phát triển, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam...bước đầu đạt kết
qua tốt.
Như vậy Sở giao dịch I đang ngày càng tự hoàn thiện mình để đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của thị trường với mục tiêu trở thành một Ngân hàng
hiện đại, đa chức năng.
2.2. Thực trạng hiệu quả Sử dụng vốn tại Sở giao dịch I nhno&ptnt vn.
2.2.1. Cơ cấu nguồn vốn.
Trong năm 2002, nguồn vốn tiền gửi và tiền vay vẫn chiếm tỉ trọng chủ
yếu, điều này cho thấy ngân hàng chủ yếu hoạt động bằng nguồn vốn đi vay và
tiền gửi của các thành phần kinh tế khác. Ngoài ra tỷ trọng nguồn vốn trung và

dài hạn chiếm 14,6% trong khi nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm 85,4%. Để
tránh rủi do theo nguyên tắc vốn để cho vay trung và dài hạn phải là nguồn có
thời hạn dài. Nhưng thực tế trong sổ tiền tệ mà ngân hàng huy động được với
nhiều kỳ hạn khác nhau, luôn xác định được nguồn vốn ổn định có thời hạn dài
phục vụ nhu cầu vay trung và dài hạn. Ngoài ra, ngân hàng có thể chủ động đi
vay các tổ chức kinh tế khác, huy động từ dân cư thông qua hình thức phát hành
kỳ phiếu ngân hàng để đảm bảo nguồn cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên hình
thức phát hành kỳ ngân hàng ít khi áp dụng và chỉ áp dụng theo quyết định
hướng dẫn của NHCT Việt Nam để tài trợ cho mục đích nhất định.
Trên thực tế bất kì một doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh
đều phải có vốn. Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt (hoạt động
kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ) do vậy nhu cầu vốn đối với ngân hàng là hết
sức cần thiết để thực hiện hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, khác với các doanh
nghiệp khác, nguồn vốn chính và chủ yếu của một ngân hàng là vốn huy động.
Do vậy để mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng cần phải mở rộng hoạt động
huy động vốn nhằm đảm bảo tính cạnh tranh của ngân hàng mình đối với các
ngân hàng khác .
Bảng 1 : Biến động nguồn vốn huy động qua các năm
2000- 2002.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2000 2001 2002
1. Tổng nguồn vốn huy động
(gồm cả ngoại tệ quy đổi VND)
2.264.03
4
3.379.00
0
6.117.00
0
2. So sánh số tuyệt đối năm sau

so năm trước ( +,- ) -289.124 1.114.96
6
2.738.00
0
3.So sánh số tương đối năm sau
so năm trước (%) 88,6% 149,2% 181%
(Nguồn: báo cáo tổng kết kinh doanh của Sở giao dịch I năm 2000-2002)
Qua bảng 1 ta thấy: nguồn vốn huy động của Sở giao dịch I tăng đều.
Năm 2000 khi nguồn vốn huy động thấp 2.264.034 triệu đồng nhưng sang đến
năm 2001 nguồn vốn huy động đã là 3.379.000 triệu đồng tăng 149,24% so với
năm 2000 và đạt 124 % so với kế hoạch. Năm 2002 tổng nguồn vốn là 6.117 tỉ
đồng tăng 2.738.000 triệu đồng, tăng 181,02 %, và đạt 36% so với kế hoạch
năm 2001. Trong đó:
- Nguồn nội tệ: 5.529 tỷ đồng đạt 147% /KH
- Nguồn ngoại tệ quy đổi: 588 tỷ đồng đạt 100% /KH. Đạt được các thành
tích trên do Sở giao dịch I đã đưa ra được các biện pháp hợp lý để thu hồi vốn
như: trả lãi huy động linh hoạt (trả lãi trước, sau, bậc thang); huy động vốn
chiều tối là sản phẩm thu hút vốn hiệu quả của Sở I; thực hiện cho vay huy động
vốn tại nhà.
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Sở giao dịch I.
Triệu đồng, nghìn USD.
Chi
2000 2001 2002
Số
tiền
Tỉ
trọng
%
Số
tiền

Tỉ
trọng
%
Số
tiền
Tỉ
trọng
%
Tổng nguồn vốn
1. Nguồn nội tệ
- Không kì hạn
- Có kì hạn
-Vay tổ chức kinh tế
2. Nguồn ngoại tệ
- Không kì hạn
- Có kì hạn
2.264.034
1.823.517
999.225
224.292
600.000
30 234
2 867
27 367
100
54,7
12,4
32,9
100
9,5

90,5
3.379.000
2.869.517
797.725
330.568
1.741.224
35 146
3 936
31 210
100
27,8
11,52
60,68
100
11.2
88.8
6.117.000
5.529.000
2.345.000
3.184.000
38 306
16 221
22 085
100
42,4
57,6
100
42.3
57,7
(Nguồn: báo cáo tổng kết kinh doanh của Sở giao dịch I năm 2000-2002)

Năm 2001, nguồn vốn huy động nội tệ đạt 2.869.517 so với năm 2000
(tăng 57,3%).
Năm 2002 nguồn vốn huy động nội tệ dạt 5.529.000 tăng so với năm
2001 là 2.659.483 ( tăng 92,68%).
Nguồn vốn huy động ngoại tệ tăng khá nhanh năm 2001 tăng 4912 nghìn
USD, tăng 16,2% so với năm 2000 .
Năm 2002 đã có nhưng sự biến đổi đáng kể so với năm 2001.
+Tiền gửi tiết kiệm : 1.186 tỷ đồng chiếm 20%/Tổng nguồn
+Tiền gửi TCKT : 2.316 tỷ đồng chiếm 39%/Tổng nguồn
Như vậy qua 3 năm chúng ta thấy Sở giao dịch I đã đa dạng hoá các
phương thức hoạt động kết hợp với sử dụng linh hoạt các công cụ lãi suất để thu
hút nguồn tiền gửi từ các tầng lớp dân cư, từ các doanh nghiệp, đáp ứng tốt nhu
cầu vốn cho nền kinh tế, giữ vững và đảm bảo được độ ổn định về nguồn vốn
trong hoạt động kinh doanh.
Sở giao dịch I đã chú trọng đến huy động nguồn vốn trung & dài hạn,
khuyến khích các tổ chức kinh tế gửi tiền có kì hạn nên vốn huy động trung và
dài hạn tăng đáng kể so với những năm trưóc đây.
Tuy nhiên công tác huy động vốn cũng còn hạn chế như : nguồn huy
động của Sở giao dịch I tăng trưởng khá vững nhưng tỷ trọng nguồn vốn trung
và dài hạn còn khá thấp, chưa tạo được sự thay đổi lớn trong việc huy động
nguồn vốn có thời hạn dài.
Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn vốn qua những năm gần đây cho thấy tổng
chi tiêu đều đạt kết quả tốt, nhưng có một số chỉ tiêu đạt kết quả chưa tốt.
Nguyên nhân là do ngân hàng gặp nhiều khó khăn do những di chứng của cuộc
khủng hoảng tiền tệ Châu á và chịu sự tác động sự phát triển kinh tế chững lại,
sức mua thị trường giảm sút. Khả năng hấp thụ vốn suy giảm và việc tìm kiếm
thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Đã tác
động không nhỏ đến đến tốc độ lưu chuyển vốn trong kinh tế. Hơn nữa khu vực
Nhà nước đang trong quá trình cải tổ và sắp xếp lại, việc áp dụng luật thuế mới,
chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành doanh nghiệp cổ phần cũng ảnh

hưởng đến nhu cầu và điều kiện vay vốn của doanh nghiệp đến quan hệ tín dụng
giữa doanh nghiệp và ngân hàng.
Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn của SGD 2000-2002.
Triệu đồng.
Chỉ tiêu
2000 2001 2002
Số tiền Tỉ
trọng
%
Số tiền Tỉ
trọng
%
Số tiền Tỉ
trọng
%
1.Tổng nguồn vốn
- Không kì hạn
- Có kì hạn
2. Sử dụng
- Không kì hạn
- Có kì hạn
3. Thừa nguồn
2.264.034
1.223.036
1.040.998
664.834
303.763
361.071
1.599.200
100

54
46
100
45,69
54,31
3.379.000
2.524.218
854.782
1.456.730
1.085.264
371.466
1.922.270
100
74,7
25,3
100
74,5
25,5
6.117.000
2.594.000
3.523.000
3.750.000
1.657.500
2.092.500
2.367.000
100
42,4
57,6
100
44,2

55,8
Tỷ lệ sử dụng vốn:% 29,36 43,11 61,3
(Nguồn: báo cáo tổng kết kinh doanh của Sở giao dịch I năm 2000-2002)
Qua bảng bên ta thấy rằng tỉ lệ sử dụng vốn của SGD I chưa cao. Chỉ đạt
29,36 % năm 2000; 43,11% năm 2001. Tuy nhiên trong năm 2002 duy nhất có
hệ thống NHNo&PTNT thực hiện việc điều chuyển vốn nội tệ từ nơi thừa sang
nơi thiếu. Lãi suất điều chuyển trung bình mà SGD I thực hiện trong năm 2002
là 0,72%/tháng do vậy mặc dù nguồn vốn huy động lớn hơn nhiều so với việc
sử dụng vốn nhưng đơn vị làm ăn vẫn có hiệu quả.
2.2.2. Thực trạng về sử dụng vốn.
Cho đến nay Sở giao dịch I vẫn hoạt động như một ngân hàng truyền
thống bao gồm các nghiệp vụ chủ yếu như nhận gửi, cho vay và thanh toán. Nó
chưa thực sự trở thành một ngân hàng hiện đại, đa năng và lợi nhuận thu được
phần lớn là từ nghiệp vụ cho vay. Vì vậy tại Sở giao dịch I nói đến công tác sử
dụng vốn là nói đến cho vay vốn.
Thực hiện phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, an toàn vốn, lợi
nhuận hợp lý, Sở giao dịch I đã nỗ lực vươn lên đáp ứng nhu cầu vốn nhằm góp
phần đẩy mạnh sản suất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn. Vốn tín dụng được
chú ý cả đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Nhiều lĩnh vực kinh doanh được mở rộng và ngày càng phát triển .
Đối với doanh nghiệp nhà nước, Sở giao dịch I tập chung vào những
doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đặc biệt là doanh nghiệp có vị trí trọng điểm.
Đối với kinh tế ngoài quốc doanh, chú ý đầu tư vào các ngành nghề
truyền thống, ngành nghề sản suất hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, qua
đó góp phần gián tiếp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Trong 3 năm 2000, 2001, 2002 doanh số cho vay của Sở giao dịch I đạt
mức tăng trưởng cao. Năm 2000 doanh số cho vay đạt 1.302.407 triệu đồng,
năm 2001 doanh số cho vay đạt 1.592.843 triệu đồng tăng 290.436 triệu đồng,
tăng 22.3% so với năm 2000. Năm 2002 doanh số cho vay tăng mạnh đạt
2.117.807 triệu đồng ( tăng 32,9% so với năm 2001) tương ứng với 524.964. Từ

năm 2001 đến 2002 Chính phủ đã chỉ đạo các chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế
đi lên và tác động gián tiếp của chính sách đó là cho vay của ngân hàng tăng
lên.
Diễn biến tình hình cho vay trong 3 năm 2000-2002.
Triệu đồng.
Nhìn vào bảng 4 ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao.
Cụ thể năm 2000 cho vay ngắn hạn đạt 1.203.881, năm 2001 đạt 1.414.523 và
sang năm 2002 đạt 1.961.327 tăng 546.804 triệu đồng so với năm 2001 chiếm tỷ
trọng 92,61%. Doanh số cho vay trung và dài hạn thấp và biến đổi không đều
qua các năm. Năm 2000, doanh số cho vay trung và dài hạn của Sở là 98.526
triệu đồng, tỷ trọng 7,57%; năm 2001 cùng với sự thay đổi trong chiến lược
kinh doanh và sự nỗ lực cố gắng không nhỏ của cán bộ tín dụng lượng cho vay
trung và dài hạn tại Sở giao dịch đã tăng lên đáng kể cả về số tương đối lẫn số
tuyệt đối đạt 178.320 triệu đồng gấp 1,81 lần so với năm 2000, chiếm tỷ trọng là
11,2%. Tuy nhiên sang năm 2002 lượng cho vay trung và dài hạn giảm xuống
còn 156.480 chiếm tỷ trọng 7,39%.
Doanh số thu nợ của Sở không ngừng tăng lên qua các năm. Năm
2000doanh số thu nợ đạt 1.056.363 triệu đồng; năm 2001 là 1.305.000 triệu
đồng, tăng 23,54% so với năm 2000, năm 2002 là 1.631.885 triệu đồng tăng
25,04% so với năm 2001.
Doanh số thu nợ của Sở giao dịch I chủ yếu là thu nợ ngắn hạn. Doanh số
thu nợ ngắn hạn năm 2000 là 959.190 triệu đồng chiếm tỷ tọng 90,8%. Sang
năm 2001, doanh số thu nợ ngắn hạn là 1.161.450 triệu đồng; năm 2002 là
1.631.855 triệu đồng chiếm tỷ trọng 90,53%. Có được kết quả như vậy là do Sở
giao dịch I luôn chủ động nắm chắc các thởi điểm thu nợ, đó chính là khi vụ
mùa kết thúc, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thu hồi được vốn,
hoàn tất chu kỳ kinh doanh (doanh số thu nợ bình quân đối với các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp luôn chiếm hơn 70% tổng doanh
số thu nợ).
Như vậy, hoạt động cho vay chủ yếu của Sở giao dịch I-NHNo&PTNT

VN tập trung chủ yếu ở cho vay ngắn hạn (chiếm hơn 90% tổng doanh số cho
vay hàng năm). Điều này phản ánh xu thế hiện nay của các ngân hàng chủ yếu
là cho vay ngắn hạn vì hoạt động cho vay trung và dài hạn gặp nhiều rủi ro.
Hơn thế nữa, Sở giao dịch I là một bộ phận kinh doanh thuộc
NHNo&PTNT Việt Nam vì vậy lĩnh vực cho vay chủ yếu là cho vay nông
nghiệp- một lĩnh vực chủ yếu là cho vay ngắn hạn.
Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng sử dụng vốn đến ngày 31/12/2002
như sau:
Chỉ số 1(năm 2002)= tổng dư nợ cho vay/tổng nguồn vốn=
688.472/6.117.000=0,112

×