Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của nguyễn bắc sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.6 KB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------

NGUYỄN HÀ MY

THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN BẮC SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận Văn học
Mã số

: 60 22 01 20

Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Khánh Thành

Hà Nội - 2014
1


LỜI CAM ĐOAN

Luận văn tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn
Bắc Sơn là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần
Khánh Thành.
Các số liệu và tài liệu tôi sử dụng trong khóa luận là trung thực và có
xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn



Nguyễn Hà My

2


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin dành lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo
PGS.TS Trần Khánh Thành, người thầy đã trực tiếp, nhiệt tình hướng dẫn và
giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin gửi lời trân trọng cảm ơn tới tất cả các thầy giáo, cô giáo trong
trường, các thầy giáo, cô giáo trong khoa Văn học, trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã cho tôi vốn kiến thức và tạo
mọi điều kiện thuận lợi trong suốt khóa học tại trường, giúp tơi hồn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã luôn sẵn sàng
giúp đỡ, chia sẻ với tôi những điều kiện, kiến thức học tập để tôi hồn thành
luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới những người thân yêu
trong gia đình đã ủng hộ, động viên để tơi hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Hà My

3



Mục Lục
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 6
1. Lý do chọn đề tài. ........................................................................................................... 6
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................................ 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 15
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................. 16
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 16
6. Cấu trúc luận văn......................................................................................................... 16
CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT, THẾ GIỚI NHÂN VẬT VÀ
HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN BẮC SƠN TRONG VĂN
XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI ........................................................................................ 17
1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật và thế giới nhân vật ............................................ 17
1.1.1.Thế giới nghệ thuật: ................................................................................ 17
1.1.2.Thế giới nhân vật..................................................................................... 17
1.2. Hành trình sáng tạo và quan niệm sáng tác của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn ..... 19
1.2.1. Hành trình sáng tạo của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn .............................. 19
1.2.2. Quan điểm sáng tác của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn……….. …………..24
1.2.3. Phong cách nghệ thuật........................................................................................... 28
CHƯƠNG 2: CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA
NGUYỄN BẮC SƠN....................................................................................................... 30
2.1. Thế giới nhân vật nhìn từ góc độ loại hình ............................................................ 30
2.1.1. Nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm ............................... 31
2.1.2. Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện .......................................... 32
2.1.3. Một số kiểu cấu trúc nhân vật ................................................................ 33
2.2. Các kiểu nhân vật tiêu biểu trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn ................. 37
2.2.1. Kiểu nhân vật lãnh đạo có tầm nhìn, bản lĩnh và đạo đức .................... 39
2.2.2. Kiểu nhân vật cán bộ tham nhũng, tha hóa, biến chất .......................... 47
4



2.2.3. Kiểu nhân vật lãnh đạo bảo thủ, lạc hậu, cực đoan............................... 55
2.2.4. Đội ngũ nhà báo nhiệt huyết, năng động trong công cuộc đẩy lùi nạn
tham nhũng ...................................................................................................... 64
2.2.5. Những thân phận, cách sống khác nhau khi đất nước bước vào thời
kì đổi mới .......................................................................................................... 72
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT CỦA NGUYỄN BẮC SƠN ............................................................ 81
3.1.Tính cách nhân vật được thể hiện qua ngoại hình, hành động ........................... 81
3.2.Miêu tả tâm lý nhân vật qua xung đột và những đoạn độc thoại nội tâm ......... 86
3.3.Ngôn ngữ nhân vật đa dạng ..................................................................................... 91
Kết luận............................................................................................................ 94
Tài liệu tham khảo........................................................................................... 97

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong các nhà văn tiêu biểu của nền văn học đương đại Việt Nam,
Nguyễn Bắc Sơn nổi lên như một “hiện tượng của văn học nước nhà” với
những áng văn chương chính luận về đề tài chính trị - một khía cạnh khá
nhạy cảm mà thường các nhà văn ít dám đề cập đến. Bằng lối viết thẳng
thắn, sâu sắc và gần gũi với cuộc sống, con người hiện tại, ông viết về những
vấn để gai góc nhất của giới quan chức cũng như những vấn đề chính trị
nhạy cảm, làm độc giả ấn tượng và nhớ mãi khi nhắc đến Luật đời và cha
con, Lửa đắng…và mới đây nhất là Gã tép riu.
Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn tốt nghiệp đại học Sư phạm năm 1962. Ông
dạy văn, đi bộ đội, ra quân lại dạy văn rồi làm quản lí báo chí xuất bản Sở
văn hóa thơng tin Hà Nội. Sau khi nghỉ hưu, ông mới bắt đầu sự nghiệp cầm

bút sáng tác. Một bắt đầu không phải sớm cho một sự nghiệp, nhưng khơng
bao giờ là muộn đối với một nhà văn có tâm huyết như Nguyễn Bắc Sơn.
Điều đó được chứng minh bằng thành công của tác phẩm đầu tay, tiểu thuyết
Luật đời và cha con (2005). Bộ tiểu thuyết đã gây tiếng vang trên văn đàn,
được tái bản 6 lần trong 2 năm và chuyển thể thành bộ phim truyền hình dài
26 tập mang tên Luật đời được khán giả vô cùng u thích và bình chọn là
phim truyền hình của năm. Khơng chỉ dừng lại ở đó, ơng cho ra đời tiếp Lửa
đắng (2008), cuốn tiểu thuyết luận đề được coi như là phần 2 tiếp nối Luật
đời và cha con với hơn 600 trang sách là tâm tư của ông trước sự chuyển
biến của cuộc sống. Mới đây ông lại cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lí xã
hội Gã tép riu (2013) - Vẫn tiếp tục bám sát những vấn đề thời sự của cuộc
sống nhưng lần này tác phẩm của ơng xốy sâu vào lĩnh vực văn hóa, báo
chí để từ đó làm nổi bật triết lý sống của một trí thức có tâm, có tài.
Nhân vật là yếu tố không thể thiếu với một tác phẩm văn học, bởi đó
là hình thức cơ bản để qua đó, văn học miêu tả thế giới một cánh hình tượng.
6


Với hệ thống tính cách, hành động, sự phát triển tâm lý, cá tính riêng, cuộc
đời…yếu tố nhân vật làm nên bản sắc của tác phẩm. Thế giới nhân vật trong
tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn chủ yếu xoay quanh các nhân vật chính trị,
nhưng khơng vì thế mà nó tẻ nhạt, bởi mỗi con người tuy cùng nằm trong bộ
máy cơng quyền nhưng lại khác nhau về cá tính, mục đích cũng như hành
động. Họ có cái thiện và khơng có cái thiện bên trong, có cái cũ và cái mới
trong tư tưởng, cái tích cực và tiêu cực trong hành động…tất cả được nhà
văn thể hiện sinh động qua ngịi bút được uốn nắn hóa bởi những cách tân
nghệ thuật hiện đại, đa dạng, nhiều chiều.
Bởi những lí do trên, người viết muốn tìm hiểu một khía cạnh trong
những sáng tác của ơng, một khía cạnh mà theo tìm hiểu thì chưa có ai đi sâu
nghiên cứu, đó là đi vào thế giới nhân vật trong bộ ba tiểu thuyết Luật đời và

cha con, Lửa đắng và Gã Tép Riu của tác giả Nguyễn Bắc Sơn. Qua nhân
vật ta có thể thấy được sự am hiểu sâu sắc, tinh tế của nhà văn về cuộc sống,
xã hội và con người Việt Nam trong công cuộc cải cách nền hành chính đất
nước.
2. Lịch sử vấn đề
Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn gây được sự chú ý của dư luận ngay từ tiểu
thuyết đầu tay Luật đời và cha con (2005) Nxb Văn học, Hà Nội. Bộ tiểu
thuyết đã gây tiếng vang trên văn đàn, được tái bản 6 lần trong 2 năm và
chuyển thể thành bộ phim truyền hình dài 26 tập mang tên Luật đời được
khán giả vô cùng u thích và bình chọn là phim truyền hình của năm. Từ
đó, với hàng loạt bài giới thiệu, phỏng vấn trên báo in, báo điện tử, truyền
hình…đã nói lên sức ảnh hưởng của ông với nền văn học đương đại. Năm
2008, ông cho ra đời Lửa đắng (được xem như tập tiếp theo của Luật đời và
cha con), cuốn tiểu thuyết đã đạt giải ba cuộc thi tiểu thuyết năm 2006 –
2010. Trong Lửa đắng, hơn một chục nhân vật từ Luật đời và cha con lại
xuất hiện cùng với nhiều nhân vật mới đã làm nên một bộ mặt tinh thần mới,
7


nhập cuộc hơn, quyết liệt hơn, cay đắng hơn, đau đớn hơn…Sau thành công
của hai cuốn tiểu thuyết viết về đề tài chính trị nổi tiếng, Nguyễn Bắc Sơn
vừa cho ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết tâm lý xã hội Gã Tép Riu – một đại
tự sự bao quát các mối quan hệ đa chiều của hệ thống nhân vật, tạo thành
những trường đoạn kể hoặc hồi ức.
Trong cuộc tọa đàm văn học về những cuốn tiểu thuyết được giải
thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam sau khi kết thúc cuộc thi tiểu thuyết lần
thứ III, một trong những cuốn tiểu thuyết được đánh giá cao chính là Lửa
đắng của Nguyễn Bắc Sơn. Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà văn Nguyễn Bắc
Sơn đã dám dũng cảm “xông vào” thể nghiệm một đề tài mang tính thời sự
nóng bỏng hiện nay: “cơ chế thị trường đã xâm nhập một cách mạnh mẽ vào

các phương diện: quản lí – tri thức và giáo dục. Lửa đắng là một tác phẩm
tiên phong đưa ra cái nhìn mới về những giá trị cũ, hệ tư duy cũ, cơ chế cũ…
như một điều đáng báo động vẫn còn đang tiếp diễn trong cuộc sống hiện
nay” [49].
Tác giả Lê Thành Nghị trong bài Tiểu thuyết Lửa đắng – Bộ mặt tinh
thần khác… có nhận xét: “Nguyễn Bắc Sơn cũng đã có những cố gắng để
khắc phục tính đơn giản, một chiều khi khắc hoạ nhân vật văn học. Tuy đại
diện cho cái mới, cái tiến bộ song Kiên, Hùng, Đại, Triển, Thu Phong… vẫn
có những bất hạnh, những khiếm khuyết, những sơ hở, những ham muốn rất
con người. Nhưng nhiều người đọc cho rằng như thế vẫn chưa đủ, nhân vật
vẫn dường như còn mang tính lý tưởng, cịn có một khoảng cách so với đời
sống., vẫn còn chia ra hai loại thiện, ác và kết thúc có hậu của truyện cổ tích.
Cái mới ra đời khơng dễ dàng như vậy. Nó phải bầm dập hơn nữa, phải làm
người đọc xa xót hơn nữa. Nghĩa là qua hình tượng nhân vật giá trị thẩm mỹ
vẫn còn là một khoảng cách. Người ta muốn nhà văn khơng chỉ làm bạn đọc
đau xót, mà phải đi đến tận cùng sự đau xót, và ở nơi tận cùng của sự đau
xót ấy, họ được an ủi, được nhìn thấy hạnh phúc của cuộc đời. Đó mới là
8


văn học, nghệ thuật, luôn luôn sinh ra để an ủi những vết thương đau. Bạn
đọc sẵn sàng đón nhận những quả đắng, những lửa đắng cay đắng hơn nữa,
và từ đó nhận ra bản chất của cuộc đời, đặc biệt là cuộc đời trong những thời
điểm có tính đối đầu sinh tử. Nhân vật Tổng Bí thư cũng là một cố gắng của
tác giả, cần được ghi nhận. Lần đầu tiên, Tổng Bí thư, người đại diện cao
nhất của Đảng bước vào trang sách hư cấu văn học. Để xây dựng nhân vật
này đòi hỏi nhà văn phải nâng tầm của mình lên mỗi khi khắc hoạ ơng là
một chính khách trong cơn lột xác dữ dội của cơng cuộc đổi mới, nhưng lại
đòi hỏi nhà văn phải hết sức cụ thể, chi tiết khi đó là một nhân vật văn học,
là con người này của ngày hôm nay đổi mới… Những chi tiết Tổng Bí thư

ngồi giờ làm việc đùa chơi với đứa cháu nhỏ, gặp gỡ vô tình với những
người hàng xóm sau giờ thể dục, đang đêm gọi điện thoại cho người đồng
đội cũ khi nhận được quà biếu là mấy quả khế ngọt… góp phần làm nhân vật
thêm sống động, gần gũi, và vì vậy thêm phần chân thực nghệ thuật. Nhưng
như thế hình như vẫn chưa đủ, vẫn cảm thấy đó là nhân vật lý tưởng, là nơi
tác giả khá dè dặt, thậm chí né tránh. Tôi nghĩ một con người trưởng thành
từ cuộc chiến tranh, với một cương vị như vậy trong những tình thế của
những cuộc đấu tranh tư tưởng khắc nghiệt như vậy, một cuộc đấu tranh
giữa những người đồng chí, ai cũng có thể nhân danh tổ chức, nhân danh
đảng, và chịu những hậu quả nặng nề như vậy... không thể đơn giản như vậy.
Nó phải dằn vặt, phải đau đớn hơn thế. Nhưng đó là một địi hỏi cao và để
đạt đến cao hơn tính chân thực nghệ thuật trong trường hợp này là một việc
làm khơng dễ. Nó chưa hề có trong quan niệm về văn học của chúng ta, một
nền văn học quen theo lối tư duy phương Đông, đặc biệt là nền văn học ấy
lại vừa trải qua một thời kỳ sử thi mang tính thời đại như ta đã thấy. Nó có
thể là cái mà 7 cửa ải của 7 nhà xuất bản mà bất kỳ một nhà văn nào cũng
phải tính đến chăng?”[44].

9


Đọc Gã tép riu nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng nhận xét: “Một tiểu
thuyết hấp dẫn. Đó là cảm giác rất sảng khối của tơi sau khi đọc xong Gã
Tép Riu của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn. Trước hết cần phải nói ngay rằng đọc
được một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn, theo đúng nghĩa của từ này, trong bối
cảnh hiện nay không phải là chuyện dễ (cho dù cơ chế thị trường đã tạo đà
cho “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” và quan niệm về tính hấp dẫn của
văn chương cũng thật đa dạng). Sự hấp dẫn của Gã Tép Riu, theo tôi, không
chỉ nằm ở chuyện về mối tình tay ba đẫm nước mắt (có thể nói là cả máu)
giữa hai người đàn bà và một người đàn ơng (một cơ gái điếm tên Dự, vợ

khơng chính thức của Tùng - làm nghề báo - Diệu Thủy, vợ Tùng, một phụ
nữ có nhan sắc và địa vị cao trong xã hội). Khơng hiểu cơn cớ gì mà khi
đọc Gã Tép Riu tôi lại nhớ đến bài thơ có cái nhan đề rất lạ, xuất hiện cách
đây hơn bốn mươi năm, của nhà thơ Việt Phương - NƠI GỪ (đúng là chữ
NGƯỜI bị xé ra). Phải chăng con người thời đại đang bị phân thân, bị
nghiền nát, bị “xé rách” ra hơn bao giờ hết?! Tôi nghĩ Nguyễn Bắc Sơn là
một cây bút tiểu thuyết có duyên - một thứ duyên trời cho chứ không phải
nhờ kiên nhẫn lao động chữ nghĩa mà có được. Nhưng nếu chỉ có chuyện
hay thì vẫn rất có thể khi đọc xong tác phẩm người ta cũng dễ dàng qn
nhanh, khơng cịn gì đọng lại vì cái nhất thời mà nó đáp ứng được. Nói cách
khác, nếu như tác phẩm trơi tuột đi là vì nó khơng có ám ảnh, khơng có dư
ba. Thật ra thì đằng sau những chiêu thức giữ độc giả (mà đây lại không phải
là ưu thế của một nhà văn đã ở vào cữ tuổi “xưa nay hiếm” như Nguyễn Bắc
Sơn), phải có một cái gì đó lớn hơn và sâu sắc hơn cả về nội dung tư tưởng,
cả về nghệ thuật tiểu thuyết”[48]. Và một trong những yếu tố mà ông muốn
đề cập trong “một cái gì đó” là hệ thống nhân vật sắc nét trong tiểu thuyết
của Nguyễn Bắc Sơn: “Nhân vật sắc nét là một yếu tố quan trọng tạo nên sự
hấp dẫn của Gã Tép Riu”[48].

10


Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình nhắc đến yếu tố nhân vật
trong những tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn. “Thơng qua hai tuyến nhân
vật, một chính diện, một tha hóa, Lửa Đắng đã xây dựng được một cuộc
chiến vừa công khai, vừa âm thầm giữa cái cũ và cái mới, giữa những kẻ cản
đường và những người đang tiến lên trong xây dựng xã hội…Bên cạnh
những nhân vật cản đường nằm trong bộ máy công quyền, Nguyễn Bắc Sơn
đã thành công khi xây dựng được nhân vật ẩn danh, phiếm chỉ - người lơ lớ,
kẻ luôn đứng sau Vũ Sán, kẻ mà không ai biết là ai kể cả khi Vũ Sán đã bị

lột trần bản chất. Hắn như con sâu, con mọt, gặm khoét cái cơ thể chính trị xã hội” [47]. Đó là những nhận xét về hệ thống nhân vật trong Lửa đắng của
nhà báo Thu Thanh, báo Tuanvietnam.net.
“Viết về giới quan chức công quyền, qua hàng loạt nhân vật tiêu biểu
của Luật đời...Nguyễn Bắc Sơn đã khá thành cơng khi lách sâu ngịi bút vào
các mối quan hệ, không phải chỉ bề nổi mà cái chính là ơng đã chỉ ra được
phần chìm của tảng băng tham nhũng”(Đặng Văn Sinh) [50]. Còn nhà thơ
Trần Đăng Khoa cho rằng: “Sức mạnh của tác giả nằm ở khả năng tinh nhạy,
nắm bắt những vấn đề thời sự nóng hổi, đang diễn ra trong đời sống hàng
ngày. Người đọc có thể nhận ra, trong đội ngũ nhân vật của ơng, bóng dáng
số phận của những con người có thật ngồi đời. Cuộc sống và trang sách
nhiều khi khơng cịn khoảng cách” [50].
Nguyễn Chí Hoan với bài viết Một cuốn tiểu thuyết về đổi mới (in trên
báo Người Hà nội ngày 21 tháng 3 nắm 2006) cho rằng điểm nhìn đặc biệt
khiến tiểu thuyết Luật đời và cha con gây chú ý và gợi suy nghĩ không nằm
ở hình thức văn chương của nó, những năm gần đây, dường như có một xu
hướng rộng rãi trong các giới văn chương và văn học khi nói đến tiểu thuyết
như một lựa chọn loại hình sáng tác, như một tiêu điểm luận bàn về các thể
loại tiến trình văn học nước nhà, người ta thường ưu tiên chú ý đến khuynh
hướng được xem là có cách tân về hình thức mà về sau được công bố rộng
11


rãi đều không phải là những thay đổi theo kiểu Cái cày ra đằng trước con
trâu mà đều là những phương pháp mới trong việc nhận thức cái thực tại
này, trung thành với tính chất căn bản của tiểu thuyết như một cách thức
nhìn nhận cái thực tại. Tất nhiên cái sẽ được coi như vấn đề xã hội ở đây sẽ
khơng mặc nhiên có ý nghĩa xã hội học hay bất cứ ý nghĩa gì khác bên ngồi
cái ngữ cảnh văn chương của tác phẩm. Câu chuyện và nhân vật của tiểu
thuyết Luật đời và cha con vẫn chỉ là những hình ảnh khúc xạ nhiều lần cái
thực tại ngồi kia, bởi nhiều tính phức tạp vơ hạn và luôn luôn vận động của

đời sống chẳng bao giờ cho phép người ta tóm lấy nó rồi “đóng đinh” vào
ngơn ngữ vật chất một lần coi như xong được. Tiểu thuyết Luật đời và cha
con được triển khai theo hình mẫu ngôn ngữ tiểu thuyết hiện thực truyền
thống. Đồ án là chuyện về ba thế hệ của một gia đình thuộc lớp cao cấp với
các ứng xử và hệ quả hành động của họ trong bối cảnh xã hội đang chuyển
đổi. Điểm đặc biệt của đồ án này là ở chỗ các nhân vật đều được nhìn từ góc
độ, họ là những cán bộ - Đảng viên và các “vai” nổi bật đều là các Đảng
viên, ở các cương vị lãnh đạo trong bộ máy chính quyền các cấp ở thành phố
lớn hay lãnh đạo chun mơn ở xí nghiệp lớn, doanh nghiệp, tuy nhiên toàn
bộ sự triển khai của đồ án truyện đã cho thấy một âm hưởng sắc thái bi
thảm. Tất cả các nhân vật tử nạn đều dường như đã gánh chịu hậu quả trực
tiếp từ cách lựa chọn lối sống, hành vi của họ. Tuyến nổi bật hơn là tuyến
truyện về các nhân vật cán bộ - Đảng viên góp phần làm tác nhân và động
lực của quá trình xã hội chuyển đổi. Những câu chuyện tiếp nối đang dệt nên
cuốn tiểu thuyết này thực sự không xa lạ với hầu hết các cư dân của thời kì
đổi mới, của một xã hội đang chuyển đổi. Đó là những chuyện phổ biến, ở
những mức độ và tình huống khác nhau trong đời sống xã hội đương thời [50].
Đáng chú ý về một số ý kiến đăng trên tờ báo trung ương và địa
phương gần đây. Trong bài viết Đi qua ranh giới để tồn tại, Nguyễn Đăng
Điệp nhận xét: “Với ý thức tái hiện lại một cách sinh động bức tranh hiện
12


thực đương đại nhiều màu, Nguyễn Bắc Sơn đã nhìn những chuyển động của
lịch sử qua ba thế hệ trong một gia đình. Từ gia đình mà nhìn thấy luật đời,
dịng đời với vơ vàn những quan hệ chồng chéo, phức tạp, thậm chí nhiêu
khê, khó lường. Có thể nói, sự nóng hổi và đầy ắp các sự kiện đời sống như
lao động và chiến đầu nếu không biết tổ chức và lựa chọn một cách hợp lý
thì tiểu thuyết sẽ rơi vào tình trạng kí sự. Thực ra tiểu thuyết Luật đời và cha
con không chỉ phơi bày sự nhem nhuốc của đời sống mà xuyên suốt tác

phẩm vẫn là cảm hứng về lẽ phải” [50].
Trên báo An ninh thủ đơ cuối tuần ngày 12.11.2005 có đăng bài Một
bức tranh sống động của Công Minh, nhà giáo dạy văn đưa ra một số nhận
định: “Tác giả không giấu diếm tính luận đề của cuốn tiểu thuyết về đề tài
chính trị xã hội của mình, khơng ngần ngại đụng chạm đến những vấn đề
bức xúc, nóng bỏng của đời sống xã hội chính trị, thiết chế hơm nay. Luật
đời và cha con là cuốn tiểu thuyết Việt nam đầu tiên mổ xẻ sự vận động của
toàn xã hội trong quá trình thay đổi cơ chế, một sự vận động, động chạm đến
từng gia đình, từng số phận rải rác đâu đó có những Bí thư Thành ủy, Chủ
tịch, cơng chức các cơ quan Công quyền…lần đầu tiên trong Luật đời và cha
con họ xuất hiện với tư cách của những bánh răng, chiệc ốc vít trong cơ chế
đang vận hành. Với ý nghĩa đó, tác giả là người đầu tiên khai phá đề tài cơ
chế, điều mà không một ai trong chúng ta không quan tâm…Để hiểu hơn
những giá trị cuộc sống mà đôi khi chúng ta bị nhầm lẫn hay khơng nhận ra,
xin trích lược ý kiến thảo luận tiểu thuyết Luật đời và cha con do báo Văn
Nghệ tổ chức ngày 26.12.2005. Đáng chú ý là ý kiến phát biểu trực tiếp của
Chủ tịch Hội Nhà văn Miền Nam, Tổng Biên tập báo Văn nghệ. Theo Hữu
Thỉnh: Chúng ta cần khuyến khích những nhà tiểu thuyết xơng thẳng vào
những vấn đề nóng bỏng, thậm chí có thể mạo hiểm của cuộc sống hiện tại.
Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn đã thành công về mặt thể loại,
chúng ta cần tránh sự trì trệ trong sáng tác, mạnh dạn tìm kiếm cái mới.
13


Nguyễn Bắc Sơn đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên về nghệ thuật Luật đời và
cha con vẫn còn hiền lành, vẫn nặng về truyền thống” [50].
Nhà văn Phan Ngọc Tuấn, Trung tâm sản xuất phim truyền hình Đài
Tiếng nói Việt Nam đánh giá Luật đời và cha con: “Văn đàn năm nay có
một số sự kiện trong đó có cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn. Lâu lắm
mới có một cuốn tiểu thuyết thể sự xông thẳng vào đời sống chính trị như

thế này. Đọc thật thích thú … tiểu thuyết Luật đời và cha con có những
trang đau đớn… càng đọc càng thấy rõ nhiều điều…Nhân vật Trần Kiên
chăn trở chấp nhận thất bại lại nghĩ ra nếp nghĩ mới, lòng tin mới” [50].
Trong cuộc hội thảo tọa đàm cịn có ý kiến tham gia phát biểu của
Nguyễn Hồnh Sơn, Nhà thơ, nhà phê bình, ủy viên Hội đồng lý luận phê
bình Hội Nhà Văn Việt Nam: “Tác phẩm Luật đời và cha con có chất tiểu
thuyết. Rõ ràng hiện nay nhà văn, bạn đọc đã trưởng thành, cấp trên đã thích
nghi. Nhà xuất bản đã ủng hộ, nhà văn sớm phát hiện ra và phản ánh những
vấn đề cơ bản của nơng thơn miền Bắc thời kì cải tạo xây dựng kinh tế. Tác
giả có cách nhìn mới về con người trong quan hệ với hoàn cảnh. Viết thành
thực, theo tơi viết về gia đình tức là trở lại với tiểu thuyết đích thực đấy.
Những cuộc tình ở đây biết đươc, chuyện dâm cũng khơng nhiều. Nói tác
phẩm có màu tối thì khơng phải, tơi thấy lạc quan, kết thúc là lạc quan” [50].
Dạ Ngân, Nhà văn, Trưởng ban văn xi báo Văn nghệ: “Tơi muốn nói rằng
Nguyễn Bắc Sơn hãy quan tâm đến những vấn đề gần với báo chí. Một trang
viết cũng như nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn trước đây, cái tạng nói lên tinh
thần công dân của nhà văn, thái độ xã hội của nhà văn, nhà văn đóng góp
cho xã hội ở thời điểm xuất hiện của họ. Tiểu thuyết Luật đời và cha con của
Nguyễn Bắc Sơn được đọc hiện nay là nhờ vấn đề ngay cạnh nóng sốt của
nó” [50].
A.Solzhenitsyn, nhà văn Nga đoạt giải Nobel văn chương đã nói:
“Nếu văn chương không phải là hơi thở mới của xã hội đương thời, không
14


dám nói lên nỗi đau và sự sợ hãi của xã hội đó, khơng cảnh báo kịp thời
những mối nguy hại đe dọa đạo đức và xã hội thì thứ văn chương đó khơng
phải là văn chương đích thực. Nhân dân khơng tin nó, khơng đọc nó, cũng
khơng ai dùng làm giấy lộn”[50], ba cuốn tiểu thuyết nổi bật của Nguyễn
Bắc Sơn Luật đời và cha con, Lửa đắng và Gã Tép Riu đã đi theo đúng

hướng của con đường “văn chương đích thực”, bởi vậy nó mới có sức sống
và phát triển mãnh liệt trong đời sống xã hội hiện nay, góp phần khẳng định
vị thế của nhà tiểu thuyết chính trị Nguyễn Bắc Sơn trên văn đàn.
Có lẽ thế mà tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn thường có sức hấp dẫn
riêng, mê hoặc người đọc bởi mạch truyện, bởi tính đời, khơng màu mỡ riêu
cua, khơng phấn son núp sau những ngơn từ bóng bẩy. Có thể với một nhà
văn cịn “mới mẻ” như Nguyễn Bắc Sơn thì đến thời điểm hiện nay, thời
gian chưa đủ để các nhà nghiên cứu, phê bình tìm tịi có q nhiều cơng
trình, bài viết tìm hiểu về những trang văn của ông, nhưng bấy nhiêu đó
cũng đủ để người viết có những gợi ý quan trọng và có hướng khám phá về
đặc điểm thế giới nhân vật của Nguyễn Bắc Sơn trong luận văn này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài đã nêu, đối tượng nghiên cứu của luận văn là Thế giới nhân vật
trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn. Đây là một vấn đề mà theo tìm hiểu
của người viết vẫn chưa có cơng trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung khảo sát, tìm hiểu những đặc điểm nổi bật về nhân vật
trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn qua ba cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của ông.
- Tài liệu mà luận văn dùng làm văn bản khảo sát là ba cuốn tiểu thuyết của
Nguyễn Bắc Sơn: Luật đời và cha con (2005), Nxb Văn học, Hà Nội; Lửa

15


đắng (2007), Nxb Lao động, Hà Nội; Gã tép riu (2013), Nxb Hội Nhà văn,
Hà Nội.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu

Lấy thế giới nhân vật trong 3 tiểu thuyết tiêu biểu của Nguyễn Bắc Sơn làm
đối tượng nghiên cứu. Luận văn đi sâu vào tính cách nhân vật để nắm bắt
được tư tưởng nhà văn bởi nhân vật là yếu tố để nhà văn bộc lộ chủ đề, tư
tưởng. Đồng thời qua nhân vật, nhà văn muốn bày tỏ những quan niệm, suy
tư, trăn trở của mình trước thế sự, cuộc đời. Để từ đó ta nhận ra con người,
cá tính của chính tác giả qua tác phẩm của ơng. Qua đó so sánh nó với các
nhà văn đương đại đương thời.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đặt ra nhiệm vụ là tìm hiểu, phân tích thế giới nhân vật trong 3 tiểu
thuyết tiêu biểu của Nguyễn Bắc Sơn. Từ đó tìm ra cái riêng, cái hấp dẫn của
nhà văn trong việc đóng góp vào mảng văn chương chính trị trong tiến trình
phát triển của nền văn học Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó các
phương pháp chính là: Phương pháp so sánh. Phương pháp loại hình.
Phương pháp tiếp cận thi pháp học. Phương pháp tiếp cận tự sự học.
6. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được triển khai
trong ba chương:
Chương 1: Khái niệm thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật và hành trình
sáng tạo của Nguyễn Bắc Sơn trong văn xi đương đại.
Chương 2: Các loại hình nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn.
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc
Sơn.
16


CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT, THẾ GIỚI NHÂN VẬT VÀ
HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN BẮC SƠN TRONG VĂN
XI ĐƯƠNG ĐẠI

1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật và thế giới nhân vật
1.1.1. Thế giới nghệ thuật:
“Khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật (một tác phẩm,
một loại hình tác phẩm, sáng tác của một tác giả, một trào lưu). Thế giới
nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được
tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng và nghệ thuật (…). Khái niệm thế giới
nghệ thuật giúp ta hình dung tính độc đáo về tư duy nghệ thuật của người
nghệ sĩ” [19]. Như vậy thế giới nghệ thuật phản ánh thế giới quan, nhân sinh
quan, vũ trụ quan và cách cắt nghĩa đời sống rất riêng của chủ thể sáng tạo.
Mỗi tác phẩm, tác giả đều có thế giới nghệ thuật riêng của mình thể hiện tính
độc đáo trong tư duy và phong cách nghệ thuật của nhà văn.
1.1.2. Thế giới nhân vật
Khái niệm thế giới nhân vật chỉ tập hợp những con người, những nhân
vật trong tác phẩm (cũng có thể là trong chùm tác phẩm, và trong toàn bộ
sáng tác của nhà văn...). Để tạo thành một thế giới như vậy – nghĩa là một tổ
chức mang tính quy mô, chỉnh thể, nhà văn phải thực hiện rất nhiều cơng
việc, thao tác...
Nhân vật tiểu thuyết thuộc loại hình nhân vật tự sự. Đó là những nhân
vật được khắc họa đầy đặn, rõ nét, nhiều mặt, rất sinh động và đa dạng. Nhân
vật tiểu thuyết là kết quả năng động của q trình sáng tạo mang tính cá nhân
của nhà văn, nhân vật tiểu thuyết có thể được hư cấu hồn tồn, có thể bắt
nguồn từ một ngun mẫu ngồi đời, nhưng nó đều là những “nhân vật sống”.
Nó khơng chỉ có các yếu tố ngoại hình, ngơn ngữ, hành động mà cịn có đời
sống nội tâm phong phú và bản thân nhân vật ln có sự phát triển nội tại,

17


trong một chỉnh thể thế giới nghệ thuật, tác phẩm tiểu thuyết có khả năng kể
về nhiều số phận, nhiều con người, đặt ra nhiều vấn đề nhân sinh.

Thế giới nhân vật tiểu thuyết có thể rất đồ sộ, tạo nên một xã hội vô
cùng phong phú, phức tạp với nhiều mối quan hệ, hành động ý nghĩa tư
tưởng, giọng điệu. Nhân vật tiểu thuyết là những con người nếm trải, tư duy
chịu nhiều đau khổ dằn vặt của cuộc đời. Nhân vật tiểu thuyết được đặt trong
những hoàn cảnh cụ thể và được miêu tả như một con người đang trưởng
thành, biến đổi và do đời dạy bảo, nhân vật phải đi qua nhiều hoàn cảnh,
nhiều mối quan hệ, nhân vật có sự phát triển tính cách tạo nên những tính
cách đa dạng, sống động, lơi cuốn người đọc, nhân vật tiểu thuyết là những
người có ý thức về sự sống của mình, có thể tích cực, chủ động cũng có thể
thụ động, trì trệ. Do tiểu thuyết là thể loại nhìn đời sống từ góc độ đời tư, cho
nên nhân vật tiểu thuyết thường là những con người cá nhân, đó là những con
người tự do trong suy nghĩ, cử chỉ, hành động. Tiểu thuyết đương đại có cách
xây dựng nhân vật theo xu hướng giản lược nhân vật, tạo nên những tình
huống tâm lý. Đặc biệt các nhà tiểu thuyết đương đại luôn chú ý đến vấn đề
thể hiện tâm hồn nhân vật, đi sâu vào miêu tả tâm trọng nhân vật trong những
mảnh phân thân của nó. Có thể nói, tiểu thuyết đương đại Việt Nam đang
trong quá trình thay đổi bản chất tiểu thuyết, các nhà văn đi sâu vào khám phá
thế giới bên trong phong phú, phức tạp và đầy bí ẩn của tâm hồn nhân vật, đặc
biệt là nghệ thuật miêu tả đời sống nội tâm nhân vật.
Tiểu thuyết đương đại Việt Nam đã có những cách tân rõ rệt trong nghệ
thuật, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật...tạo nên những nhân vật ấn
tượng, đa nghĩa, những thế giới nhân vật độc đáo...Thế giới nhân vật trong tác
phẩm vô cùng phong phú và đa dạng, nó là hệ thống các nhân vật được tổ
chức tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật, trong đó mỗi nhân vật là một yếu tố
của chỉnh thể. Mỗi thế giới nhân vật được quy định bởi cách tổ chức sắp xếp
theo ý đồ nghệ thuật, sáng tạo của nhà văn làm sao cho các nhân vật trong tác
18


phẩm liên kết, tác động lẫn nhau soi sáng để cùng phản ánh đời sống, thể hiện

tư tưởng tác giả và những điều nhà văn muốn nói cùng bạn đọc. Xét về phía
độc giả, thế giới nhân vật là sự cảm nhận của người đọc về hình tượng các
nhân vật trong tác phẩm từ hình dáng đến nội tâm, việc làm, các loại quan hệ
chằng chịt của chúng. Từ đó rút ra được những hiểu biết, ý nghĩa của tác
phẩm về nhiều phương diện theo tiêu chuẩn cái đẹp, nghệ thuật trong sự vận
động không ngừng của đời sống ý thức nhân loại.
Thế giới nhân vật trong tác phẩm là một tổ chức nghệ thuật thống nhất.
Các nhân vật có mối liên hệ chặt chẽ và sống động như một cuộc sống thực
ngồi đời, nhưng cơ đọng, súc tích và ấn tượng hơn. Chủ đề tư tưởng tác
phẩm thường được biểu hiện qua hệ thống nhân vật, nhất là qua hình tượng
nhân vật chính. Kiểu tổ chức thế giới nhân vật là sự tổ chức, sắp xếp các mối
liên hệ nhân vật cụ thể trong mỗi tác phẩm theo một cách thức nào đó. Mỗi
nhà văn khác nhau sử dụng các kiểu tổ chức nhân vật khác nhau giúp nhà văn
xây dựng nên những thế giới nhân vật đa dạng, phong phú trong mỗi tác
phẩm, đồng thời cũng tạo nên những chỉnh thể nghệ thuật thể hiện tư tưởng
tác phẩm và quan điểm của nhà văn.
1.2. Hành trình sáng tạo và quan niệm sáng tác của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn
1.2.1. Hành trình sáng tạo của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn
Nguyễn Bắc Sơn đến với tiểu thuyết khá muộn màng nhưng ông lại
được công chúng và giới nghiên cứu đánh giá là nhà văn “trẻ”. Ông bước
vào lãnh địa của tiểu thuyết khi mái đầu đã bạc trắng nhưng cái già cả về
hình thức khơng che lấp đi được cái tài năng được hun đúc, trau dồi, ấp ủ
suốt cuộc đời của một nhà báo tài năng. Vì vậy khi đã cầm bút viết tiểu
thuyết thì ngay lập tức được giới cơng chúng đón nhận nồng nhiệt, nó như
một làn gió mát thổi vào tâm hồn con người đang bị bủa vây bởi khơng khí
nóng nực bấy lâu.

19



Mới đây ông lại ra cùng lúc 4 cuốn: Truyện ngắn Nguyễn Bắc Sơn, 2
tập bút kí Gót thời gian và Người trong tôi, và tiểu thuyết Gã tép riu. Văn
ông trang nhã, không kém phần sang trọng, ngồn ngộn cái thật đời sống đã
được chưng cất bởi một người nhiều trải nghiệm, nặng lòng với đời, nhưng
cũng rất nặng lịng với nó.
Đến với văn chương như một mối dun nợ bắt buộc phải trả, bởi vậy
đến tận cuối đời ông vẫn bắt đầu một sự nghiệp sáng tác như là một sự trả nợ
đối với nghiệp văn chương. Trong một bài phỏng vấn của tác giả Vũ Duy
Thông, nhà văn Nguyễn Bắc Sơn tâm sự: “Hồi học phổ thông, tơi cũng có
mộng văn chương đấy, nhưng chỉ là mộng mơ thế thơi. Cùng lớp tơi, có anh
Ca Lê Hiến (Lê Anh Xn), hình như lúc ấy đã có thơ đăng báo. Là sau này
mới biết chứ không phải lúc học với nhau đã biết. Năm cuối cùng, học Giáo
sư Phan Trọng Luận bây giờ. Tập làm văn, thầy cho về nhà làm, ba bài được
điểm 5 là ghê lắm (thời đó theo thang điểm 5). Lúc ấy chưa có chuyện thi
học sinh giỏi văn miền Bắc, chưa có chuyện bồi dưỡng gà nòi, cũng chưa
học thêm như bây giờ. Vậy mà tối thứ bảy, thầy đã gọi mấy đứa thích học
văn lại để dạy. Kỷ niệm văn chương thời phổ thông chỉ nhớ vậy. Học xong
đi dạy học, đi bộ đội rồi lại về dạy học, làm cán bộ quản lý ở một trường cấp
3, hơn chục năm cuối cùng mới sang ngành Văn hóa -Thơng tin. Cái mộng
văn chương theo thời gian cũng tắt ngấm. Nhưng rồi thấy nhiều chuyện quá.
Không viết không được. Lúc đầu, ký là hấp dẫn tôi nhất. Bao nhiêu chuyện
người, chuyện đời, chuyện quê hương đất nước dồn cho ký. Đi máy bay viết
về người lái máy bay, người dẫn đường máy bay, xuống nước gặp anh thợ
lặn, viết gian nan nghề thợ lặn. Mấy bước ra Bờ Hồ, gặp cây lộc vừng liền
viết về cây lộc vừng chín gốc bên Hồ Gươm. Thế rồi sang truyện ngắn, tiểu
thuyết lúc nào không hay. Năm 1999, tôi ra cùng lúc 4 cuốn sách với gần
1.700 trang. Báo Văn nghệ Trẻ khen và đặt câu hỏi: Phải chăng đây là hiện
tượng xuất bản của năm nay?. Tơi thành nhà văn trẻ tóc bạc từ đấy” [50].
20



Có lẽ nhiều người thắc mắc tại sao nhà văn lại bắt đầu con đường văn
chương của mình muộn như vậy? So với các tác giả đương thời thì họ bắt
đầu trước ông từ mấy chục năm rồi, như vậy quả là có muộn so với tuổi đời.
Nhà văn chia sẻ: “Hồn cảnh cả thơi. Làm cơng chức, cái anh cuối cán đầu
binh như tơi, tồn những việc khơng tên, lắt nhắt, thì giờ đâu mà viết. Phải
tranh thủ thời gian lắm mới viết được một bài báo. Văn chương cần nhiều
thời gian suy ngẫm hơn, nên lâu lâu mới viết được một truyện ngắn. Trong
ba năm liền (2001 - 2003), tơi đoạt một giải nhì, hai giải nhất cuộc thi Cả
nước viết về Thăng Long Hà Nội, do Báo Hà Nội Mới tổ chức, thật ra cũng
vì cơng việc. Năm 1978, in tập truyện ngắn đầu tiên, ít người để ý. Đến khi
nghỉ hưu, thời gian là của mình, được sống theo sở thích, sống cho mình, lúc
ấy cái chí viết văn mới thực sự trỗi dậy. Thế là lao vào viết. Càng viết càng
ham. Viết chí chết. Mình là một người của cơ chế, cơ chế ấy do mình góp
phần đẻ ra. Là người của cơ chế nhưng lại thấy cơ chế nhiều bất cập q. Nó
buộc mình phải viết, phải mổ xẻ” [50].
Nói khơng ngoa khi nhận xét tác giả Nguyễn Bắc Sơn bằng một câu
“Gừng càng già càng cay”. Bắt đầu khá muộn khi bước vào con đường sáng
tác nhưng lại là một lợi thế của nhà văn trẻ tóc bạc này. Đi hết gần cuộc đời
với bao chiêm nghiệm, suy ngẫm chín chắn về đời tư, thế sự, những kinh
nghiệm, góc nhìn được đúc rút trong suốt quãng thời gian dài lao động cống
hiến cho đất nước để giờ đây được chuyển tải những trang tiểu thuyết tâm
đắc nhất. Nhà văn Ma Văn Kháng nói: “Cây bút tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn
“sống” khá kĩ càng với đối tượng anh lấy làm mục tiêu miêu tả và tiếp đó đã
thể hiện được kĩ càng trên trang viết của mình. Tiểu thuyết địi hỏi một vốn
sống khổng lồ! Nguyễn Bắc Sơn am hiểu nhiều mặt, kể cả các mặt trái, mặt
tối tăm của cuộc sống hôm nay…” [50]. Rõ ràng nếu không phải một con
người từng trải, lấy gần cả cuộc đời mình làm tư liệu cho sáng tác thì khơng
thể cho ra đời những cuốn tiểu thuyết thành công vang dội đến thế.
21



Đạt được thành công ngay từ những tác phẩm đầu tay nhưng hành
trình đưa nó đến tay bạn đọc khơng phải dễ dàng. Để cuốn Lửa đắng đến tay
bạn đọc, tác giả đã trải qua những khó khăn mà ít ai biết đến, ơng nói: “Bản
thảo viết chỉ mất một năm, nhưng chạy xuất bản mất một năm rưỡi. Bản thảo
Lửa đắng đã qua tay 7 nhà xuất bản từ Bắc vào Nam, có nhà xuất bản thẩm
định đến hai lần. Nhiều NXB khơng nói rõ lý do từ chối, hoặc đưa ra những
lý do khơng xác đáng lắm. Có biên tập viên rất khen nhưng lại cho rằng vấn
đề đổi mới cơ chế mà tiểu thuyết đưa ra sợ độc giả khó tiếp nhận. Có biên
tập viên địi tác giả phải cung cấp văn bản pháp lý nói về đổi mới cơ chế để
chứng minh câu chuyện trong tiểu thuyết là có cơ sở hiện thực. Cuối cùng
chỉ có NXB Lao động chấp nhận cấp giấy phép xuất bản. Từ khi gửi bản
thảo đến khi cấp giấy phép xuất bản chỉ có một tháng rưỡi. Ơng Trần Dũng,
lúc ấy là quyền Giám đốc kiêm Tổng Biên tập NXB Lao động vốn thích
phim Luật đời nên rất ủng hộ cuốn tiểu thuyết mới của tơi. Ơng cho rằng
cuốn tiểu thuyết được viết bằng trái tim của một nhà văn Đảng viên, một
người trong cuộc với tâm thế xây dựng rất có ích cho đất nước, cho Đảng
khơng chỉ ngày hơm nay”[50].
Trong Lửa đắng, tác giả vẫn tiếp tục kể chuyện về những nhân vật
trong Luật đời, nhưng có thêm hơn 50 nhân vật mới, đề cập đến các vấn đề
về chuyển đổi cơ chế quản lý và lãnh đạo một cách tập trung và quyết liệt
hơn. Theo tác giả, lúc đầu ông định đặt tên cho cuốn sách là Thành phố đau
đẻ, để nói nỗi đau đớn của sự sinh thành cơ chế mới, nhưng sau đổi thành
Lửa đắng - xuất phát từ một đoạn nói về cuộc đấu khẩu mà thực chất là cuộc
đấu tranh tư tưởng quyết liệt giữa 2 nhân vật "quan trọng" trong tiểu thuyết.
Đọc Lửa đắng, người đọc liên tưởng ngay đến Luật đời và cha con,
cuốn tiểu thuyết cùng tác giả vừa ra mắt đã được cơng chúng và những
người trong giới đón nhận khá nồng nhiệt. Hai cuốn tiểu thuyết cùng chọn
một bồi cảnh, cùng một dàn nhân vật, cùng khắc hoạ cuộc sống ở một thành

22


phố vùng đồng bằng trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, nói một cách
khác, thời kỳ đổi mới còn đang ở dạng phác thảo. Bên cạnh sự tương đồng,
Lửa đắng khơng hồn tồn là phần tiếp theo của Luật đời và cha con mà chỉ
là cuốn tiểu thuyết thứ hai trong bộ tác phẩm Luật đời mà tác giả ấp ủ xây
dựng như ông đã tâm sự trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí. Cùng
hướng tới miêu tả cuộc đấu tranh nhằm giải quyết xung đột giữa cái cũ và
cái mới, cụ thể là cuộc đấu tranh để đổi mới tư duy, thay đổi cách nghĩ,
nhưng Luật đời và cha con tập trung vào cuộc xung đột và việc giải quyết
xung đột giữa các thế hệ còn Lửa đắng xoay quanh một luận đề khác, vấn đề
cải cách hành chính.
Nguyễn Bắc Sơn chọn tiểu thuyết để gửi gắm, nhắn nhe đến bạn đọc,
như thế tự nhiên hơn, vào tình cảm người đọc hơn, từ đó mới tác động đến lí
trí họ. Trả lời phỏng vấn báo chí, tác giả bộ tiểu thuyết 2 tập Luật đời và cha
con và Lửa đắng nói rằng ơng chỉ là loại cơng chức đầu binh cuối cán (phó
hiệu trưởng trường cấp 3, trưởng phòng sở). Nhưng số phận lại đặt ơng vào
vị trí có quan hệ với rất nhiều cơ quan Đảng và Chính quyền, đồn thể, phải
đọc các loại báo chí xuất bản trên địa bàn Thủ đơ nên có may mắn được đọc
nhiều loại báo chí, từ đó nảy ra những tư liệu cần thiết làm nên chất liệu cho
tiểu thuyết sau này. Thật ra khi đọc ông khơng có ý thức làm việc ấy (khơng
ghi chép, khơng lưu trữ). Một cách tự nhiên nó nhập vào bộ nhớ mình. Đến
lúc viết, cần huy động loại tư liệu nào thì tư liệu ấy hiện ra cho ơng sai khiến
[50].
Đề tài nhà văn chọn phản ánh trực tiếp là Chính trị, là thể chế, thiết
chế, cơ chế. Đấy là chuyện liên quan đến mọi người dân cộng đồng, nên ai
cũng biết. Chỉ có quan tâm nhiều hay ít. Dễ là thế, mà khó cũng là thế. Dễ,
bởi ai cũng biết, cũng bàn luận, cũng có chính kiến cả. Khó là bởi không
mấy ai viết ra điều tác giả nghĩ. Cái khó nữa là phải tiểu thuyết hóa những


23


nghĩ suy của nhà văn bằng cốt truyện tiểu thuyết, nhân vật tiểu thuyết, ngôn
ngữ tiểu thuyết, nghệ thuật tiểu thuyết.
Có người nói hình ảnh Tùng trong Gã tép riu chính là hình bóng một
thời của nhà văn khi ơng cịn làm ở cương vị quản lý báo chí xuất bản ở Hà
Nội. Thắc mắc này được nhà văn khẳng định: “Chính xác. Các vụ việc trong
Gã Tép Riu như tơi đã nói trước khi vào sách là đều có thực, đều diễn ra
trong vòng hai mươi năm trở lại đây. Giờ vẫn cịn nhân chứng. Trong tay tơi
vẫn cịn nhiều vật chứng. Chỉ có quan hệ giữa Tùng và hai người đàn bà
trong sách là khơng có thật, là hư cấu hồn tồn. Có một lần ngồi với nhà
phê bình Nguyễn Chí Hoan, anh ấy bảo, sao những truyện hay như thế mà
anh khơng viết ra. Hồi ký thì chưa phải lúc, hay là… tiểu thuyết? Sao không
được nhỉ, vấn đề là phải làm sao biến những chuyện có thật ấy thành những
chất liệu tiểu thuyết. Thế là tôi bắt tay vào chuyện chính của mình nên viết
rất nhanh. Nhưng anh Hoan bảo tồn những cảnh nội, khơng có cảnh ngoại.
Cịn nhà phê bình Phạm Xn Ngun thì bảo: Một cuốn phim thì cũng phải
có tiểu cảnh, đại cảnh chứ!” [50].
“Công cuộc” cho ra đời 1 tác phẩm của Nguyễn Bắc Sơn cũng lắm điều
thú vị. Khi được hỏi về những đóng góp của bạn bè trong những tác phẩm
của mình ơng chia sẻ: “Cuốn thứ nhất thì khơng nhờ ai. Đến cuốn thứ hai thì
nhờ một, hai người. Đến cuốn này thì nhờ nhiều người. Bao nhiêu bạn tốt,
nhiều người kinh nghiệm đầy mình sẵn sàng…phán bảo. Văn mình vợ
người, phải để người ngồi phán mới khách quan. Nhưng phải có bản lĩnh
mới khơng đẽo cày giữa đường. [50].
Hành trình sáng tạo của nhà văn khơng chỉ dừng lại ở đó mà nó sẽ cịn
tiếp tục cho đến khi nào ông thôi nhức nhối, thôi trăn trở, băn khoăn về
những điều mắt thấy tai nghe trong xã hội. Khi mà “máu” chính trị, mạch

chính trị vẫn rần rật trong huyết quản [50] thì nhà văn cịn viết, cịn cho ra
đời những tác phẩm tâm huyết. Nói như gần đây nhất trong một bài phỏng
24


vấn, khi được hỏi về dự định sau cuốn Gã tép riu (là cuốn sách mới nhất của
ơng tính đến thời điểm hiện tại) tác giả khẳng định: “Nhà phê bình Bùi Việt
Thắng có một bài viết nhan đề Bi kịch lạc quan là đã đi guốc vào bụng tác
giả. Tùng mất nhiều thứ nhưng không mất hết. Anh vẫn giữ được bản chất,
bản lĩnh, bản tính, bản ngã của mình. Anh đã có Dự và Dự đã có thể ngẩng
đầu nhìn mọi người. Diệu Thủy vẫn được nâng đỡ, khơng biết có cịn lên
nữa khơng, nhưng trên ghế Thứ trưởng phụ trách tổ chức chắc sẽ tha hồ tung
hoành ngang dọc. Mà tổ chức cán bộ là một trong những lĩnh vực nhạy cảm
có nhiều tiêu cực, tham nhũng nhất - theo ý kiến của cơ quan có thẩm quyền
đấy nhé. Còn Dự, đường đời đã rộng mở rồi. Vì thế sẽ có Gã Tép Riu tập 2” [50].
1.2.2. Quan điểm sáng tác của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn
Có thể gọi Nguyễn Bắc Sơn – một nhà văn chính trị, bởi tác phẩm của
ông phần lớn viết về đề tài chính trị, mổ xẻ những bất cập của cơ chế. Bên
cạnh đó, gần đây ơng cũng để ý khai thác mảng đề tài tâm lý xã hội nhưng
ấn sâu bên trong đó mạch chính trị vẫn chảy xun suốt. Bởi vậy, trong sự
nghiệp văn chương này, quan điểm sáng tác của ông cũng mang những nét
cá nhân riêng biệt.
Trong một bài phỏng vấn của tác giả Vũ Duy Thông trên báo Văn nghệ
Trẻ, Nguyễn Bắc Sơn thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình khi được hỏi về
cuốn tiểu thuyết đầu tay: “Lúc đầu thì cũng lo. Sợ đụng chạm chỗ nọ chỗ
kia. Sau thấy cũng ổn cả. Viết văn được như thế là sướng. Có lời khen tiếng
chê nhưng về thành công của Luật đời và Cha con, tôi thấy trước hết nhờ
việc chọn lựa đề tài. Đề tài cơ chế - tạm gọi như thế, ai chả biết. Ai chả bàn
thảo. Đi đâu, ngồi đâu cũng bàn thảo. Nhưng sao không ai viết. Một đàn anh
bảo tôi: Họ biết cả đấy nhưng ngại viết. Vì sao họ ngại là chuyện phải nghĩ.

Có lý do cả đấy. Tơi liều. Có điều, tơi là người trong cuộc, tơi mổ xẻ, chứ
khơng đứng ngồi dẩu mỏ chửi vào, cũng khơng chửi đổng. Tôi viết với tất
cả đau đớn, vật vã khổ sở và với ý thức xây dựng, tháo gỡ. Có lẽ vì thế mà
25


×