Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Truyện ngắn trần thùy mai từ góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.51 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

PHẠM THỊ THU HƢƠNG

TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI
TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chun ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------

PHẠM THỊ THU HƢƠNG

TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI
TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA

Luận văn Thạc sĩ chun ngành Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Đức

Hà Nội-2015



Lời cảm ơn!
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong
Khoa Văn học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã chỉ bảo,
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại Khoa.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến
PGS.TS Hà Văn Đức – người Thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo em rất tận tình, tạo
điều kiện để em có thể hồn thành luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và lãnh đạo, đồng
nghiệp tại Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, tạo mọi điều
kiện để em hoàn thành luận văn!
Hà Nội, mùa thu 2015
Học viên

Phạm Thị Thu Hƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 10
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 11
6. Ý nghĩa của luận văn ................................................................................. 11
7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 11
CHƢƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC – VĂN HĨA VÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN TRẦN THÙY MAI................................. 12
1.1 Khái niệm văn hóa – văn học ................................................................ 12
1.1.1 Văn hóa ....................................................................................................12

1.1.2 Văn học ............................................................................................. 18
1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học ................................................... 19
1.2.1 Văn học là sản phẩm và hiện thân của văn hóa ......................................19
1.2.2 Văn học là sự kiến tạo và kết tinh các giá trị văn hóa ............................22
1.3 Phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu văn học .............. 24
1.3.1 Các cách tiếp cận trong nghiên cứu văn học ..........................................24
1.3.2 Đặc điểm và ưu thế của phương pháp tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa ..26
1.3.3 Biểu hiện của văn hóa trong văn học ......................................................28
1.4 Hành trình sáng tác của nhà văn Trần Thùy Mai ................................. 29
1.4.1 Vài nét về cuộc đời – sự nghiệp nhà văn .................................................29
1.4.2 Quan điểm sáng tác của Trần Thùy Mai .................................................32
1.5 Tiểu kết ................................................................................................. 35
CHƢƠNG 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HĨA TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
TRẦN THÙY MAI .................................................................................................. 36
2.1 Khơng gian và thời gian ........................................................................ 36
2.1.1 Khơng gian văn hóa.................................................................................36


2.1.2 Thời gian văn hóa ....................................................................................44
2.2 Con ngƣời văn hóa ................................................................................ 46
2.2.1 Văn hóa ẩm thực ......................................................................................47
2.2.2 Văn hóa tâm linh .....................................................................................50
2.2.3 Văn hóa ứng xử........................................................................................58
2.4 Tiểu kết ................................................................................................. 77
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN NGẮN TRẦN
THÙY MAI TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA .............................................................. 79
3.1 Biểu tƣợng văn hóa ............................................................................... 79
3.1.1 Khái niệm về biểu tượng văn hóa ............................................................79
3.1.2 Một số biểu tượng văn hóa trong truyện ngắn Trần Thùy Mai ...............82
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật .............................................................. 92

3.2.1 Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật ..................................................92
3.2.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật ........................................................96
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu ........................................................................ 99
3.3.1. Sử dụng hiệu quả lớp từ ngữ địa phương và lớp từ ngữ tơn giáo ................99
3.3.2. Giọng điệu trữ tình, nhẹ nhàng rất Huế ...............................................102
3.4 Tiểu kết ............................................................................................... 107
KẾT LUẬN ............................................................................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 111


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi một dân tộc, một đất nước, một vùng đất trên thế giới đều có cho riêng
mình những bản sắc văn hóa khơng thể pha lẫn. Có thể nói, văn hóa chính là cơ sở
để nhận ra một dân tộc, một đất nước. Và văn học nằm trong văn hóa, là một trong
những yếu tố quan trọng nhất góp phần hình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc.
Văn học truyền tải văn hóa, lưu giữ văn hóa, kiến tạo văn hóa, bồi đắp tâm hồn và
nâng văn hóa lên những tầm cao mới. Mối quan hệ văn hóa – văn học là mối quan
hệ gắn bó khăng khít khơng thể tách rời.
Tiếp cận tác phẩm từ góc nhìn văn hóa khơng phải là một hướng tiếp cận quá
mới. Tuy nhiên, so với các hướng tiếp cận khác thì đây vẫn là một hướng tiếp cận
muộn hơn ở nước ta. Văn học từ góc nhìn văn hóa giúp chúng ta có khả năng khai
thác sâu giá trị nội tại của tác phẩm, có cái nhìn vừa bao qt, vừa sâu sắc tồn diện
đời sống văn hóa của cả cộng đồng dân tộc…
Truyện ngắn với những đặc điểm riêng, thế mạnh riêng đã giữ một vị trí
quan trọng trong văn học, biểu hiện rõ ràng, sâu sắc và tinh tế những giá trị văn hóa
của dân tộc, thời đại. Truyện ngắn với sự đa dạng, phong phú về ngơn ngữ, nhân
vật, tình tiết; nội dung truyền tải nhiều giá trị văn hóa tinh thần sâu sắc. Mối quan
hệ giữa truyện ngắn nói riêng và văn học nói chung với văn hóa ln vận động, phát
triển theo từng thời kỳ, vì vậy mà mà ln cần những nghiên cứu mới, tìm tịi, khám

phá theo dịng chảy văn hóa – văn học.
Truyện ngắn Việt Nam hiện đại với sự xuất hiện của nhiều cây bút mới, đặc
biệt sau 1986 với sự lên ngôi của những cây bút nữ đã đem đến cho văn học những
làn gió mới. Đối tượng phản ánh của văn học được khám phá, soi chiếu ở nhiều
bình diện, tầng bậc. Giữa một rừng hoa nhiều hương sắc thì truyện ngắn của Trần
Thùy Mai là một đóa hoa riêng với sắc màu khơng sặc sỡ nhưng nhẹ nhàng, tinh tế
và lan tỏa. Xuất hiện trên văn đàn từ vai trị là một cơ giáo, sau đó là một biên tập
viên, Trần Thùy Mai đã thấu cảm được những vấn đề xã hội đương đại, những khổ

1


đau của con người để rồi truyền tải vào những trang văn một phong cách riêng.
Truyện ngắn Trần Thùy Mai dưới sự soi rọi của cái nhìn văn hóa mang một vẻ đẹp riêng,
gợi mở những hướng tiếp cận sâu hơn về mặt nội dung và tư tưởng nghệ thuật.
Cho đến thời điểm hiện tại, những cơng trình nghiên cứu truyện ngắn Trần
Thùy Mai nói riêng và truyện ngắn nói chung từ góc nhìn văn hóa vẫn chưa nhiều
và cũng rất ít các cơng trình tiếp cận được sâu bản chất của vấn đề. Xuất phát từ
những yêu cầu cấp thiết trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Truyện ngắn
Trần Thùy Mai từ góc nhìn văn hóa”, hi vọng sẽ góp một cách nhìn mới, nhận ra
những giá trị văn hóa tiềm ẩn dưới những trang viết của Trần Thùy Mai.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Khoa nghiên cứu về văn hóa đã được hình thành và phát triển rất lâu trên
thế giới, hướng nghiên cứu văn hóa học nảy sinh từ những năm 50 ở Anh với
trường phái Birmingham (R. Williams, R.Hoggart), ở Đức với trường phái
Frankfurt (D. Kellner), những năm 70 ở Pháp với R.Barthes sau đó lan sang Úc,
Canada, Mĩ… sau đó là những nghiên cứu trọng tâm hơn của E.B. Tylor trong cuốn
Văn hóa nguyên thủy xuất bản tại London năm 1871 đến những nghiên cứu của
Kroeber và C.Kluckhohn năm 1952, đưa ra những quan điểm về văn hóa trong cuốn
sách: Văn hóa – tổng luận phê phán các quan điểm và định nghĩa (Culture: a

critical review of concepts and definitions). Đặc biệt là những nghiên cứu của
M.Bakhtin về văn hóa văn học trong những cụng trỡnh tiờu biu ca ụng nh Sỏng
tỏc ca Franỗois Rabelais và văn hóa dân gian thời Trung cổ và Phục hưng (1965)
đã khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa văn hóa và văn học. Phương pháp nghiên
cứu văn học từ góc nhìn văn hóa ngày càng nhận được sự quan tâm nghiên cứu và
đã có sức hút rất lớn với nhiều nhà nghiên cứu ngơn ngữ, văn hóa, văn học như F.de
Saussure, Mikhail Epstein, V. Skhlovsi, Yuri Lotman...
2.2. Ở Việt Nam, khuynh hướng tiếp cận văn học từ văn hóa thì xuất hiện đã
lâu, thậm chí từ phê điểm trung đại: khi Phạm Q Thích bình luận Kiều là Nhất
phiếu tài tình thiên cổ lụy, Tân thanh đáo để vị thùy thương; Trần Trọng Kim
nghiên cứu Truyện Kiều từ quan điểm Phật giáo, Hoài Thanh khảo sát từ luồng gió

2


mới của văn hóa phương Tây phần “Một thời đại thi ca” trong Thi nhân Việt
Nam,… Tuy nhiên nhìn nhận phương pháp nghiên cứu này một cách hệ thống, chỉ
ra được lịch sử các quan niệm về phương pháp, nội dung cụ thể của phương pháp,
và sự vận dụng phương pháp ra sao vẫn là một vấn đề rộng mở đối với các nhà
nghiên cứu văn học của Việt Nam.
Trong những thập kỉ gần đây, tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên
hiệp quốc UNESCO đã rất chú tâm đến việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản
sắc văn hóa của từng dân tộc. Mỗi quốc gia đều nhận thức được giá trị quan trọng
của văn hóa, coi văn hóa là nền tảng, động lực phát triển, văn hóa được coi trọng và
gắn với nhiều ngành trong xã hội, vì vậy mà nghiên cứu văn học cũng khơng nằm
ngồi xu thế ấy. Đặc biệt, khi bộ mơn văn hóa học và nhân học văn hóa xuất hiện ở
Việt Nam thì văn hóa bắt đầu được coi như một nhân tố chi phối văn học.
Những năm đầu thế kỉ XX ở nước ta, hướng tiếp cận văn học từ góc nhìn văn
hóa đã được nhiều học giả, các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Từ việc đưa ra
những quan điểm về mặt nhận thức, lí luận dựa theo lý thuyết phương Tây áp dụng

vào thực tiễn Việt Nam đến việc thực nghiệm trên một số tác phẩm của các tác gia
tiêu biểu, giới nghiên cứu đã tạo nên một bức tranh nghiên cứu văn hóa – văn học
dưới sự soi rọi của ánh sáng văn hóa. Năm 1985, trong cơng trình Tìm hiểu phong
cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, nhà văn hóa học – GS. Phan Ngọc đã sớm
nhận ra và vận dụng những yếu tố văn hóa xã hội để tìm ra những đặc trưng của
phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Năm 1994, trong cuốn sách Văn hóa
Việt Nam và cách tiếp cận mới, GS. Phan Ngọc cũng đã đưa ra những quan điểm về
văn hóa, cách tiếp cận văn hóa trong văn học, gợi mở nhiều hướng nghiên cứu khác
nhau cho các học giả sau này. Và khi một số cơng trình của M.Bakhtin được dịch và
giới thiệu ở Việt Nam thì hướng đi này càng được thuyết phục. Đến năm 1995, GS.
Trần Đình Hượu với cơng trình Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại nghiên
cứu văn học Việt Nam từ Nho giáo đã chỉ ra được đặc điểm của giai đoạn văn học
kể từ đầu Lê đến cuối Nguyễn, mối quan hệ giữa Nho giáo và văn học Việt Nam
trung đại và đưa ra những hình mẫu nhà nho (hành đạo, ẩn dật, tài tử) như là một

3


giả thuyết làm việc. Điều này, về sau, được GS.TS Trần Ngọc Vương cụ thể hóa
bằng một cái nhìn loại hình học trong Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam (1995).
Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy trong Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực đã thấy
được và lý giải những biểu tượng đa nghĩa, lấp lửng trong thơ Hồ Xn Hương
bằng tín ngưỡng phồn thực, cịn PGS.TS Trần Nho Thìn trong Văn học trung đại
Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa (2003) đã đi một bước tiến mới khi đưa ra quan
điểm nghiên cứu văn học trung đại từ những phạm trù cơ bản của văn hóa trung đại
để tránh hiện đại hóa văn học dân tộc. Như vậy, các tác giả như: GS. Đặng Thai
Mai, GS. Đào Duy Anh, GS. Nguyễn Văn Huyên, nhà phê bình văn học Hồi
Thanh, GS. Phan Ngọc, GS. Trần Đình Hượu, GS. Phạm Vĩnh Cư, GS. Trần Đình
Sử,… đã đặt những nền móng đầu tiên cho việc nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn
hóa khi xem tác phẩm như một cấu trúc văn hóa, kí hiệu văn hóa, văn bản của văn hóa

và đặt trong tương quan so sánh với văn hóa.
Tiếp sau bước đi có tính chất mở đầu đó, đã có nhiều học giả mạnh dạn áp
dụng phương pháp tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa cho các cơng trình nghiên
cứu của mình. Có thể kể ra đây một số cơng trình nghiên cứu thành cơng trong việc
tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa như: Văn học trung đại Việt Nam dưới góc
nhìn văn hóa, PGS.TS Trần Nho Thìn, Nhà xuất bản (Nxb) Giáo dục, 2003; Bản
sắc Việt Nam qua giao lưu văn học, PGS.TS. Nguyễn Bá Thành, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2004; Thơ Mới từ góc độ văn hóa – văn học, Luận án Tiến sĩ, Hoàng
Thị Huế, Học viện Khoa học Xã hội, 2007; Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn
hóa, PGS.TS Lê Ngun Cẩn, Nxb Thơng tin và Truyền thơng, 2011; Văn chương
Vũ Bằng dưới góc nhìn văn hóa, Luận án Tiến sĩ, Đỗ Thị Ngọc Chi, Học viện Khoa
học Xã hội, 2013;…
2.3. Cho đến nay, với trên ba mươi năm cầm bút, Trần Thùy Mai đã cho ra
đời 12 tập truyện ngắn và xác định được chỗ đứng riêng của mình trong lịng cơng
chúng u văn học. Sáng tác của Trần Thùy Mai cũng nhận được nhiều sự quan tâm
của giới phê bình, nghiên cứu văn học. Đã có nhiều bài viết, bài báo và một số cơng
trình khoa học nghiên cứu về truyện ngắn Trần Thùy Mai. Tuy nhiên, vấn đề

4


nghiên cứu về truyện ngắn của Trần Thùy Mai còn khá khiêm tốn và rời rạc. Hầu
hết những bài viết về Trần Thuỳ Mai mới chỉ dừng lại ở nhận xét khái quát, sơ bộ
và bộc bạch ấn tượng, cảm xúc về một tập truyện hay một tác phẩm cụ thể nào đó.
Tuy vậy, cũng đã có một số bài viết chỉ ra được dấu ấn riêng trong sáng tác của nữ
nhà văn này. Đặc biệt ở phần nghiên cứu sâu, có thể thấy một số luận văn, luận án
đã có những đóng góp nhất định trong việc phân tích, nhận định về nội dung và
nghệ thuật tác phẩm của Trần Thùy Mai như: Đề tài Ngôn ngữ trong truyện ngắn
Trần Thùy Mai, Luận văn Thạc sĩ, Nguyễn Thị Thanh Bình, Trường Đại học Vinh,
2008, đề tài bước đầu đã có những phân tích, đánh giá, nhận định sâu sắc về ngôn

ngữ trong truyện Trần Thùy Mai; Đề tài Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy
Mai, Luận văn Thạc sĩ, Phùng Thu Phương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010 đã nghiên cứu những đối tượng thẩm mĩ
chủ yếu trong truyện ngắn Trần Thùy Mai như: tình yêu, cảm hứng lịch sử, màu sắc
văn hóa Huế và phân tích sâu một số thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Trần
Thùy Mai như: thủ pháp xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng cốt truyện, ngôn
ngữ, giọng điệu; Luận văn cùng tên Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Trần
Thùy Mai, Luận văn Thạc sĩ, Lê Thị Thanh Hiệp, Trường Đại học Đà Nẵng, 2011
cũng đã có những nghiên cứu cơ bản về nghệ thuật trong truyện Trần Thùy Mai, từ
đó đưa ra được những đặc trưng khái quát về phong cách nghệ thuật của Trần Thùy
Mai; Đề tài gia đình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu
Huệ, Luận văn Thạc sĩ, Lê Thị Huệ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014 đã nghiên cứu một khía cạnh sâu hơn của vấn đề,
đề tài về gia đình cũng là một đề tài quen thuộc được khai thác nhiều và tác giả luận
văn đã biết lồng ghép, so sánh hết sức khéo léo đề tài gia đình trong truyện ngắn của
ba nhà văn nữ tiêu biểu; Đề tài Nhân vật nữ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai,
Luận văn Thạc sĩ, Nguyễn Thị Trang Nhung, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2,
2014 đã đi sâu vào tìm hiểu một trong những hình tượng tiêu biểu của truyện ngắn
Trần Thùy Mai – đó là nhân vật người phụ nữ mang những đặc trưng của người phụ

5


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách, báo, tạp chí
1. A. Ia. Phlier (2003), “Văn hố học là gì?”, Tạp chí Văn hố nghệ thuật, số 2,
tr. 92-96, tr.92.
2. Trần Thúy An (2007), Người phụ nữ hiện đại qua cái nhìn của một số nhà
văn nữ, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Thị Thanh Bình (2008), Ngôn ngữ trong truyện ngắn Trần Thùy

Mai, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Vinh.
4. Đỗ Thị Ngọc Chi (2013), Văn chương Vũ Bằng dưới góc nhìn văn hóa, Luận
án Tiến sĩ, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.
5. Đồn Văn Chúc (1997), Xã hội học Văn hóa, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa
- Thơng tin, Hà Nội.
6. Vũ Dũng (2000), Từ điển tâm lí học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Đông (2013), Truyện ngắn Sơn Nam và Bình Ngun Lộc từ
góc nhìn văn hóa, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh.
8. Hà Văn Đức (1990), Tác phẩm văn học (Tập 1 – Viết chung), Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
9. G.N.Pôspêlôv (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Hải Hà (2013), Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy nhìn từ góc độ văn
hóa, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc Gia Hà Nội.
11. Hồ Thế Hà (1997), Tìm trong trang viết, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế.
12. Phạm Vũ Lửa Hạ (2003), Thời gian nhìn qua lăng kính văn hóa, Thời báo
Kinh tế Sài Gòn, số ra ngày 2/1, tr 9 - 15.
13. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2009), Từ điển thuật ngữ văn
học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

111


14. Diệu Hiền (2007), Nhà văn Trần Thùy Mai: Cuộc sinh li nào cũng gây sốc,
Kiến thức gia đình, số Tất niên, tháng 2, tr 7 - 9.
15. Lê Thị Thanh Hiệp (2011), Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Trần
Thùy Mai, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng.
16. Nguyễn Văn Hiệu (2006), Mối quan hệ giữa nghiên cứu văn học và văn hóa
học, Báo cáo Hội thảo khoa học Nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học

chun ngành văn hóa học, Bộ mơn Văn hóa học, Đại học Quốc gia Tp Hồ
Chí Minh.
17. M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đơxtơiepxki, Trần Đình Sử - Lại
Nguyên Ân – Vương Trí Nhàn dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Mai Văn Hoan (2009), Nhà văn Trần Thùy Mai, Tạp chí Sơng Hương, số
241, tháng 3, tr. 8 - 13.
19. Lê Thị Hường (2010), “Truyện ngắn Trần Thùy Mai – hành trình đi tìm
hạnh phúc ảo ảnh”, Tạp chí Non nước, Đà Nẵng, số 160, tr. 7 - 11.
20. Hồng Thị Huế (2011), Cảm thức văn hóa Huế trong truyện ngắn Trần Thùy
Mai, Tạp chí Sơng Hương, số 342, tr. 9 – 13.
21. Lê Thị Huệ (2014), Đề tài gia đình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Y Ban
và Nguyễn Thị Thu Huệ, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
22. Hoàng Thị Như Huy (2006), Nghệ thuật ẩm thực Huế, Nxb Thuận Hóa,
Huế.
23. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1969), Từ điển biểu tượng văn hoá thế
giới, bản dịch tiếng Việt của Nxb Đà Nẵng (2002) - Trường Viết văn Nguyễn
Du, Hà Nội.
24. Ju. M. Lotman (2014), Kí hiệu học văn hóa, Lã Nguyên – Đỗ Hải Phong –
Trần Đình Sử dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
25. Tòng Kiên (2009), Hội thảo bàn tròn: Ý thức nữ nhà văn, Tạp chí Tia sáng
số 554, ngày 12/1, tr. 13 - 17.

112


26. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2013), Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn
Ngọc Tư, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng.
27. Nguyễn Thị Mỹ Nga (2011), Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng từ góc nhìn văn
hóa, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng.

28. Phan Ngọc (1999), Một cách tiếp cận văn hóa, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
29. Phan Ngọc (2015), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
30. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội (1995), Hồ Chí Minh Tồn Tập, in
lần 2, tập 3.
31. Nguyễn Thị Nhuận (2012), Nhân vật nữ trong truyện ngắn của các nhà văn
nữ đương đại: Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn
thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Hà Nội.
32. Nguyễn Thị Trang Nhung (2014), Nhân vật nữ trong truyện ngắn Trần Thùy
Mai, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Hà Nội.
33. Hoàng Phê (Chủ biên) (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm
Từ điển học Hà Nội – Đà Nẵng.
34. Đặng Thị Huy Phương (2010), Vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong
sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Luận văn Thạc sĩ, Trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
35. Phùng Thu Phương (2010), Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai,
Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
36. Nguyễn Thị Sao (2010), Thơ Nguyễn Khoa Điềm dưới góc nhìn văn hóa,
Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
37. Trần Đình Sử (1998), Vai trị của văn học trong sáng tạo văn hóa, Tạp chí
Văn học, số 6, tr 5 – 7.
38. Nguyễn Bá Thành (2004), Bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn học, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.

113


39. Bùi Việt Thắng (2000), Bước đi của truyện ngắn, Tạp chí Nhà văn, số 1, tr 7

- 13.
40. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
41. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp
Tp. Hồ Chí Minh.
42. Trần Nho Thìn (2003), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
43. Nguyễn Thế Thịnh (2000), “Trần Thuỳ Mai với những hồi niệm đẹp như
cổ tích”, Báo Thanh niên chủ nhật, số 245, tr. 9 - 15
44. Hoàng Phủ Ngọc Tường (2001), Huế - Di tích và con người, Nxb Đà Nẵng.
45. Hồng Phủ Ngọc Tường (2002), “Tính cách Huế”, Tuyển tập Hồng Phủ
Ngọc Tường, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
46. Đặng Thị Tuyết (2015), Biểu tượng văn hóa trong thơ Mai Văn Phấn, Đề tài
Nghiên cứu khoa học ngành Ngữ văn, Trường Đại học Thái Nguyên.
47. Nguyễn Phan Phương Uyên (2011), Truyện ngắn Phan Thế Hy từ góc nhìn
văn hóa, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh.
48. Viện Ngơn ngữ học (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm
Từ điển học, Đà Nẵng.
49. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2005), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
50. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2013), Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền
trong văn xuôi Việt Nam đương đại (qua sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu
biểu), Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội, Hà Nội.
51. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998) - Trung tâm Ngơn ngữ và Văn hóa Việt
Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thơng
tin, Hà Nội.

114



52. Nguyễn Thị Hải Yến (2006), Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Trần Thùy
Mai (biểu hiện qua từ ngữ và câu văn), Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học
Vinh, Tp. Vinh – Nghệ An.

Trang web
53. Bách khoa tri thức, Khái niệm về Văn hóa của UNESCO, website:
/>54. Trần Lê Bảo, Giải mã văn hóa trong tác phẩm văn học, website:
/>
ngày

05/3/2009.
55. Nguyễn Thanh Bình, Người đàn bà phía sau Trăng nơi đáy giếng, Tạp chí
Văn nghệ online, website: ngày 27/03/2009.
56. Diễn đàn Phật tử Việt Nam, Trần Thùy Mai: Tôn giáo giúp con người hiền
lương và văn minh hơn, website:
ngày 6/12/2007.
57. Đinh Hồng Hải, Khám phá những biểu tượng văn hóa trong văn học (trích
dịch từ cuốn Biểu tượng: Chung và riêng của GS. Raymond Firth),
website: />icle&id=299:kham-pha-nhng-biu-tng-trong-vn-hc&catid=47:li-lun-vn-hc,
ngày 15/5/21012.

115


58. Minh Hiền, Trần Thùy Mai và tác phẩm vượt biên giới, Báo Thừa Thiên
Huế online, website:
/>wsID=3-0-19211, ngày 2/3/2011.
59. Trần Hoàng, “Về một nét đẹp trong phong thái con người xứ Huế, Trung
tâm Văn hóa học”, website: ngày 3/07/2011.
60. Nguyễn Văn Hiệu, “Quan hệ giữa nghiên cứu văn học và văn hóa học”, Tạp

chí Văn hóa học online, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh,
website: ngày 02/06/2008.
61. Khám

phá

Huế,

“Giao

tiếp

ứng



xử

Huế”,

website:

ngày 1/12/2011.
62. Ju. M. Lotman (1992), Về nội dung và cấu trúc của khái niệm văn học (Trần
Đình Sử dịch), website:
ngày 12/12/2013.
63. Khoa Viết văn – Báo chí, Trường Đại học Văn hóa, Trần Thùy Mai: chưa
bao


giời

nghĩ

rằng

phải

viết

sex

mới



hiện

đại,

website:

/>64. Đồn Tiến Lực, Lửa – từ biểu tượng văn hóa đến ngơn từ,
website: ngày 3/2/2013.

116


65. Phan Ngọc, Quan hệ văn chương và văn hóa học ở Việt Nam, website:
ngày

02/2/2009.
66. Hồ Thúy Ngọc, Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong truyện ngắn Trần Thùy
Mai, website: ngày
10/10/2012.
67. Nguyễn Thị Ngọc Nguyên, Bi kịch tình u trong truyện ngắn Trần Thùy
Mai, Tạp chí Langbiang,
website: />=295
68. Huỳnh Như Phương, Văn học và văn hóa truyền thống, website:
ngày 20/2/2010.
69. Trần Ngọc Thêm, Nhận diện Văn hóa, Trung tâm Văn hóa học lí luận và ứng
dụng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp
Hồ Chí Minh, website: />ngày 1/03/2008.
70. Linh Thoại, Trần Thùy Mai: Với đơi cánh tình u, website:
ngày 14/1/2009.
71. Huỳnh Ngọc Thu, “Văn hóa là gì”, website:
ngày 20/12/2011.
72. Đỗ Lai Thúy, Mối quan hệ văn hóa - văn học nhìn từ lý thuyết hệ thống,
website: ngày 27/11/2007.

117


73. Phạm Quang Tùng, Văn hóa và một số khái niệm về văn hóa, website:
ngày 30/6/2006.
74. Sinh Viên, Nhà văn Trần Thùy Mai: Viết văn là một cách thương yêu…,
Báo Tuổi trẻ online, website: ngày 18/11/2004.
75. Văn hóa Việt, Nét đẹp trong giao tiếp ứng xử của người Việt,
website: ngày 20/2/2013.
76. Vnexpress, Trần Thùy Mai lặng lẽ


với văn chương, website:

ngày 30/1/2004.
77. Hoàng Nguyên Vũ, Nhà văn Trần Thùy Mai: Xin làm người kể những yêu
thương,

website: />
lam-nguoi-ke-nhung-yeu-thuong/45202183/181/, ngày 22/7/2006.
78. Wattpat, Khái niệm văn hóa, website: />79. Wikipedia, Ẩm thực Huế,
website: />Hu%E1%BA%BF, ngày 15/5/2015.
80. Wikipedia, Trần Thùy Mai,
website: />, ngày 29/6/2014.
81. Wikipedia, Văn học,
website: ngày
11/10/2015.
82. 123truyen, Văn học là gì, ngày 16/6/2012.

118


Tƣ liệu
Các truyện ngắn của Trần Thùy Mai:
1. Thị trấn hoa quỳ vàng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 1994.
2. Thập tự hoa, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2003.
3. Biển đời người, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003.
4. Đêm tái sinh, Nxb Thuận Hóa Huế, 2004.
5. Mưa đời sau, Nxb Văn Nghệ, 2005.
6. Mưa ở Trasbourg, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội, 2007.
7. Một mình ở Tokyo, Nxb Văn Nghệ, Tp. Hồ Chí Minh, 2008.
8. Trăng nơi đáy giếng, Nxb Thanh Niên, 2010

Một số sáng tác của các nhà văn khác viết về Huế:
9. Hoàng Phủ Ngọc Tường (1984), Ai đã đặt tên cho dịng sơng, Nxb Thuận
Hóa, Huế.
10. Võ Thị Hảo (2005), Hồn trinh nữ, Nxb Phụ nữ.
11. Võ Thị Xuân Hà (2004), Chuyện của con gái người hát rong, Nxb Hà Nội.
12. Võ Thị Xuân Hà (2004), Trong nước giá lạnh, Nxb Phụ nữ.

119



×