Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tư tưởng triết học về con người trong thơ ca việt nam từ thế kỷ xvi đến đầu thế kỷ xix

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.39 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
---------------------------------------------------

PHẠM THỊ THU PHƢƠNG

TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC VỀ CON NGƢỜI
TRONG THƠ CA VIỆT NAM
TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XIX

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ THU PHƢƠNG

TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC VỀ CON NGƢỜI
TRONG THƠ CA VIỆT NAM
TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XIX
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Triết học
Mã số

: 60 22 03 01


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Vi Thái Lang

HÀ NỘI – 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề .................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 7
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................ 7
6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 7
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Error! Bookmark not defined.
8. Kết cấu của luận văn ................................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1. ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM THƠ CA VIỆT
NAM TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XIX ..... Error! Bookmark not
defined.
1.1. Điều kiện, tiền đề cho sự ra đời tƣ tƣởng triết học về con ngƣời trong
thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX .. Error! Bookmark not
defined.
1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội ................ Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Điều kiện chính trị .......................... Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Tiền đề văn hóa - tư tưởng .............. Error! Bookmark not defined.
1.2. Đặc điểm thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX..... Error!
Bookmark not defined.
1.2.1. Một số quan niệm về “thơ” và “thơ ca” ....... Error! Bookmark not
defined.
1.2.2. Sự phát triển của thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế

kỷ XIX ........................................................ Error! Bookmark not defined.


Chƣơng 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌCVỀ CON
NGƢỜI TRONG THƠ CA VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN ĐẦU THẾ
KỶ XIX ........................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Tƣ tƣởng về sự sinh thành và bản tính con ngƣờiError! Bookmark not
defined.
2.1.1. Về sự sinh thành con người ............ Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Về bản tính con người ..................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Tƣ tƣởng về mối quan hệ giữa con ngƣời và thế giới Error! Bookmark
not defined.
2.3. Tƣ tƣởng về đối nhân xử thế ................. Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Tư tưởng về mối quan hệ giữa con người với con người ........ Error!
Bookmark not defined.
2.3.2. Tư tưởng nhân nghĩa ...................... Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Tư tưởng vô sự ................................ Error! Bookmark not defined.
2.4. Một số giá trị của tƣ tƣởng triết học về con ngƣời trong thơ ca ViệtNam
từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX ............... Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Những giá trị tích cực của tư tưởng triết học về con người trong thơ
ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX ........ Error! Bookmark not
defined.
2.4.2. Những hạn chế của tư tưởng triết học về con người trong thơ ca
Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX ............. Error! Bookmark not
defined.
2.4.3. Một số khuyến nghị nhằm phát huy những giá trị tích cực và khắc
phục những mặt tiêu cực của tư tưởng triết học về con người trong thơ ca
Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX đối với quá trình xây dựng con
người mới Việt Nam .................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 8


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con ngƣời là vấn đề trung tâm của mọi nghiên cứu khoa học. Qua
nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều điều lý thú về con
ngƣời. Trong quá khứ, hiện tại và mãi mãi về sau, con ngƣời vẫn là một đề tài
phong phú, hấp dẫn cho mọi lĩnh vực nghiên cứu, nhất là triết học và các khoa
học nhân văn.
Trung Quốc và Ấn Độ đƣợc coi là cái nôi của văn minh nhân loại. Đồng
thời, đây cũng là trung tâm ra đời những tƣ tƣởng triết học về con ngƣời.
Trong q trình nghiên cứu, các nhà tƣ tƣởng có nghiên cứu về thế giới tự
nhiên, nghiên cứu về quỷ thần.v.v. nhƣng cũng chỉ nhằm mục đích lý giải
cuộc sống và số phận con ngƣời trong thế giới này với tất cả những hạnh
phúc, đau khổ, niềm tin, khát vọng của chính con ngƣời. Việt Nam là quốc gia
chịu ảnh hƣởng nhiều từ hai nền văn minh Trung Quốc và Ấn Độ, do đó,
cũng đã kế thừa đƣợc khá nhiều thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, tƣ tƣởng.
Trƣớc đây, Việt Nam có truyền thống văn, sử, triết bất phân. Triết học ở
Việt Nam chƣa giữ vai trò là một môn khoa học độc lập. Các tƣ tƣởng, các
học thuyết triết học chủ yếu ẩn chứa bên trong các tác phẩm văn học, sử
học.Vì vậy, việc tìm hiểu vấn đề quan niệm triết học về con ngƣời trong thơ
ca là một trong những góc độ nghiên cứu nhằm làm nổi bật lên tƣ tƣởng của
các bậc tiền bối, giúp thiết lập đƣợc chiếc cầu nối giữa ngƣời xƣa và ngƣời
sau.
Quan niệm về con ngƣời trong thơ ca, tuy không đồng nhất với con
ngƣời trong triết học nhƣng lại có những ảnh hƣởng nhất định. Con ngƣời
trong thơ ca là hình tƣợng nghệ thuật về con ngƣời, nó khác với con ngƣời

theo quan niệm của triết học. Thế nhƣng, xét trong tính tổng thể, cả triết học
và văn học đều là những hình thái ý thức xã hội nên khơng thể khơng có

1


những nguồn gốc tƣơng đồng. Vì thế, những quan niệm về con ngƣời trong
thơ ca Việt Nam luôn chịu sự quy định của các quan niệm chính trị, xã hội và
tƣ tƣởng triết học đƣơng đại.
Trong quá trình hội nhập ngày càng sâu, rộng với quốc tế, vấn đề văn
hóa, lối sống của con ngƣời Việt Nam đang bị tác động, lay chuyển nhanh
chóng cả về những mặt tích cực và những yếu tố tiêu cực. Những giá trị nhân
văn truyền thống hàng ngàn năm của con ngƣời Việt Nam đang có nguy cơ bị
biến dạng, bị mai một theo năm tháng. Một số giá trị thực dụng, chạy theo lối
sống thiên về vật chất tầm thƣờng đang đƣợc hình thành;.v.v. Vì lẽ đó, những
giá trị về đạo đức làm ngƣời, đạo lý Thánh hiền;.v.v. cần đƣợc tìm hiểu, khơi
dậy để đánh thức và đƣa con ngƣời trở lại với “con ngƣời” nhân văn phƣơng
Đông và đặc thù Việt Nam.
Từ trƣớc đến nay, có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề con ngƣời ở
các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề quan niệm về con ngƣời trong thơ
ca đƣợc xem xét dựa trên cơ sở tƣ duy triết học vẫn còn khá mới mẻ và chƣa
đƣợc tập hợp quy mơ, hồn chỉnh. Vì vậy, tơi chọn đề tài “Tư tưởng triết học
về con người trong thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX” làm
đề tài nghiên cứu nhằm đạt đƣợc những kết quả mới có ý nghĩa.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
Con ngƣời luôn là đề tài hấp dẫn đối với mọi khoa học. Vấn đề quan niệm
về con ngƣời ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế
giới. Theo thời gian, số lƣợng các cơng trình nghiên cứu ngày càng tăng lên.
Giá trị ẩn chứa trong các quan niệm về con ngƣời vì thế cũng ngày càng đƣợc
khám phá dƣới nhiều góc độ. Điều này tạo cơ hội cho những ngƣời đi sau có

một nền tảng kiến thức vững chắc để kế thừa. Song, nó cũng đặt ra thách thức
là phải làm sao để khơng dẫm lên lối mịn khoa học của ngƣời đi trƣớc.
Xung quanh vấn đề quan niệm về con ngƣời, đã có nhiều cơng trình

2


khoa học trong nƣớc và cả nƣớc ngoài nghiên cứu.Trong khuôn khổ luận văn
này, tác giả chỉ chọn những công trình gần với đề tài nghiên cứu để phân tích,
xem xét và kế thừa.
- Trong cuốn“Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam”của
Trần Đình Sử ở phần “Sự vận động và phát triển của con người trong thơ Việt
Nam trung đại”, ông cho rằng, qua các giai đoạn văn học, dƣới ảnh hƣởng của
tƣ tƣởng chính thống và hoàn cảnh lịch sử xã hội mà con ngƣời trong thơ
trung đại cũng có sự thay đổi. Từ con ngƣời sử thi trong thơ Trần Quang
Khải, Phạm Ngũ Lão, Đặng Dung;.v.v. với tình cảm u nƣớc có sức lay
động mãnh liệt đến con ngƣời khí tiết biết giữ mình trong sạch, biết ứng xử
trƣớc thời thế dƣới sự chỉ dạy của Nho giáo. Bƣớc sang giai đoạn từ thế kỷ
XV đến thế kỷ XVII cùng với sự ra đời của thơ chữ Nôm, con ngƣời trong thơ
cũng mở rộng về giá trị riêng tƣ, trần tục, ít quan phƣơng hơn so với giai đoạn
trƣớc. Trong khi đó, theo bƣớc đi của lịch sử, cùng với sự suy thoái của xã hội
phong kiến, sự trỗi dậy của ý thức cá nhân nên con ngƣời trong thơ giai đoạn
từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX lại nghiêng về những khát khao trần tục.
- Trong cuốn “Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam” của
nhóm nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử, Huyền Giang, Trần Ngọc
Vƣơng, Trần Nho Thìn, Đồn Thị Thu Vân, qua chƣơng “Sáng tác thơ ca thời
cổ và sự thể hiện cái tôi tác giả”, các nhà nghiên cứu đã phân tích một cách
cụ thể những vẻ đẹp của tâm hồn con ngƣời trong mối tƣơng quan với thiên
nhiên, xem thiên nhiên nhƣ thƣớc đo nhân cách của nhà Nho. Đồng thời trong
cơng trình này, nhóm nghiên cứu cũng đề cập một cách khái quát về con

ngƣời cá nhân trong thơ, biểu hiện những vẻ đẹp về nhân cách.
- Giáo sƣ Lê Trí Viễn trong cơng trình “Đặc trưng văn học trung đại
Việt Nam” có giới thuyết về khả năng nhận thức trƣớc tự nhiên của con ngƣời
trung đại. Tác giả vạch ra ba dạng cảm thức: con ngƣời thấy mình trong tự

3


nhiên, thấy trong con ngƣời mình có cả vũ trụ, nhìn sự vật trong thế giới để
thấy một ngụ ý hay một lời giáo huấn. Tiếp đến, tác giả đi vào giới thiệu cảm
thức về thời gian và không gian của con ngƣời thời trung đại, từ đó đi đến
khẳng định thế giới và con ngƣời là một.
- “Con người nhân văn trong thơ ca sơ kì trung đại” của Đồn Thị Thu
Vân là cơng trình trực tiếp đề cập đến vấn đề con ngƣời nhân văn trong thơ
Nguyễn Trãi. Để không lặp lại những điều mà các nhà nghiên cứu đã nhận
định về con ngƣời siêu việt ấy, tác giả chỉ xốy sâu vào khía cạnh một con
ngƣời biết tìm niềm vui sống, thể hiện trong cách sống giản dị mà tự do
phóng khống, gần gũi với thiên nhiên vạn vật và con ngƣời lao động.
- Luận văn thạc sĩ “Văn học thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XVIII trong tiến
trình văn học trung đại Việt Nam”(2004) của tác giả Nguyễn Thanh Hồi
cũng đã có những luận bàn về vấn đề con ngƣời trong phần “Nội dung văn
chương nhà Nho ẩn dật thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XVIII”. Nhờ sự xuất hiện
của các nhà Nho ẩn dật này mà văn học Việt Nam đã có những bƣớc phát
triển mới về mặt nội dung, đặc biệt là những nội dung xoay quanh con ngƣời,
góp phần làm phong phú hơn cho hệ tƣ tƣởng Việt Nam thời kỳ trung đại.
- Trong cuốn luận văn tốt nghiệp “Vấn đề con người trong triết học
Trung Hoa cổ đại” (2009) của tác giả Mai Thị Cẩm Nhung đã trình bày một
cách hệ thống các quan điểm của Nho gia, Đạo gia và Pháp gia về vấn đề con
ngƣời. Hệ thống quan điểm này đã giúp tơi có thêm đƣợc cơ sở lý luận để xây
dựng nên các luận điểm về con ngƣời phƣơng Đơng nói chung và con

ngƣờiởViệt Nam nói riêng.
- Luận văn thạc sĩ “Con người nhân văn trong tiến trình văn học trung
đại qua thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Du” (2010)của tác
giả Nguyễn Thị Huyền Thƣơng đã có những khám phá khá mới mẻ về vấn đề
con ngƣời trong thơ ca Việt Nam thời kỳ trung đại. Luận vănđã trình bày một

4


cách có hệ thống những khía cạnh về con ngƣời nhân văn đƣợc thể hiện qua
tƣ tƣởng của ba nhà thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Du.
Qua đó, ngƣời đọc có đƣợc hình dung về q trình vận động, phát triển của
con ngƣời qua các chặng đƣờng của văn học trung đại.
- Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về sự phát triển con ngƣời, lấy đó làm cơ sở lý luận, phƣơng pháp luận
cho nghiên cứu về sự nghiệp giải phóng, xây dựng và phát triển tồn diện con
ngƣời Việt Nam. Đó là các cơng trình: “Tư tưởng về sự giải phóng con người
trong Tun ngơn của Đảng Cộng sản” của Trần Hữu Tiến, trích trong “Sống
mãi với Tun ngơn của Đảng Cộng sản”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
(1998), “Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về con người và sự nghiệp
giải phóng con người”, của Bùi Bá Linh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
(2003);.v.v.
- Cũng có một số ngƣời đi vào nghiên cứu các khía cạnh xã hội khác
nhau về con ngƣời nhƣ về chính sách y tế, giáo dục, chính sách xóa đói, giảm
nghèo.v.v. từ đó đề ra những giải pháp cụ thể nhằm phục vụ các yêu cầu về
phát triển con ngƣời mới. Có thể kể ra các cơng trình nhƣ: “Về phát triển tồn
diện con người thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Phạm Minh Hạc,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2001); “Tính tương thích giữa phát triển
giáo dục và phát triển kinh tế trong phát triển con người ở Việt Nam” của
Đặng Quốc Bảo, trong tạp chí Nghiên cứu con ngƣời, số 2, (2002); “Nhà
nước và sự phát triển con người trong quá trình đổi mới ở Việt Nam” của Bùi

Tất Thắng trong tạp chí Nghiên cứu con ngƣời, số 2, (2002);.v.v.
- Vấn đề phát triển con ngƣời và xác định nội hàm của khái niệm “phát
triển con ngƣời” đƣợc UNDP (United Nations Development Programme) đƣa
ra vào năm 1990 trong “Báo cáo phát triển con người” (Human Development
Report - HDR). Hàng năm “Báo cáo phát triển con người” của UNDP đƣợc

5


xuất bảnđể đánh giá những thành tựu và hạn chế của các quốc gia về phát
triển con ngƣời, nghiên cứu những cơ hội và thách thức cũng nhƣ trao đổi
những kinh nghiệm về phát triển con ngƣời trên phạm vi thế giới vì sự tiến bộ
và văn minh của nhân loại. Đây là tài liệu hữu ích phục vụ cho quá trình tác
giả của luận văn này nghiên cứu về định hƣớng phát triển con ngƣời sao cho
phù hợp với những yêu cầu của thời đại.
Cùng với sự phát triển của lịch sử nhân loại, các trào lƣu triết học, các
tôn giáo ra đời. Các nhà tƣ tƣởng, các triết gia, các tôn giáo lớn nhƣ Nho giáo,
Phật giáo, Thiên Chúa giáo;v.v. đều đem con ngƣời ra để luận giải theo những
quan niệm riêng của mình.
Nhìn chung, các cơng trình đều khẳng định nghiên cứu vấn đề con ngƣời
mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Vấn đề con ngƣời trong triết học và quan
niệm về con ngƣời trong thơ ca trung đại Việt Nam đã đƣợc các nhà nghiên
cứu đề cập trên nhiều bình diện khác nhau. Nhƣng để đánh giá đúng đắn, sâu
sắc vấn đề vẫn cần có những chuyên đề đi sâu vào các tác phẩm với những
nội dung cụ thể.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Lý giải những tƣ tƣởng triết học về con ngƣời trong thơ ca Việt Nam giai
đoạn từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX.
Hệ thống hóa và phân tích một số nội dung cơ bản của tƣ tƣởng triết học

về con ngƣời trong thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX.
Trên cơ sở đó, chỉ ra một số giá trị của tƣ tƣởng triết học về con ngƣời
trong thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX đối với việc xây
dựng con ngƣời Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích những điều kiện, tiền đề ra đời tƣ tƣởng triết học về con ngƣời

6


trong thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX.
Đi sâu lý giải một số nội dung của tƣ tƣởng triết học về con ngƣời trong
thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX.
Chỉ ra ý nghĩa của tƣ tƣởng triết học về con ngƣời trong thơ ca Việt Nam
từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX đối với việc xây dựng và phát triển con
ngƣời Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tƣ tƣởng triết học về con ngƣời trong thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI
đến đầu thế kỷ XIX qua một số tác phẩm, tác giả tiêu biểu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung làm sáng tỏ tƣ tƣởngtriết học về con ngƣời trong phạm
vi thơ ca Việt Nam từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỷ XIX qua một số tác phẩm,
tác giả tiêu biểu.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Tìm hiểu vấn đề quan niệm triết học về con ngƣời trong thơ ca Việt Nam
từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX, cơ sở lý luận mà tôi viện đến là chủ nghĩa
Mác - Lênin; những quan niệm, đƣờng lối của Đảng và các tƣ tƣởng truyền
thống của dân tộc Việt Nam.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng đồng bộ nhiều phƣơng pháp khoa
học khác nhau nhƣ phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, logic - lịch sử, so sánh,
điều tra;.v.v
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã phân tích khá sâu những điều kiện, tiền đề cho sự xuất hiện
tƣ tƣởng triết học về con ngƣời trong thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu

7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Kiến Cầu (2008), Triết lý nhân sinh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Huệ Chi (2001), Phác họa diện mạo tư tưởng Nguyễn Bình Khiêm,
về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Trƣơng Chính (1983),Thơ văn Nguyễn Cơng Trứ, Nxb Văn học, Hà Nội.3.
Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Một số vấn đề triết học - con người - xã hội,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
4. Nguyễn Trọng Chuẩn (2006), Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề
và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Trọng Chuẩn (2006), Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Nguyễn Bá Cƣờng (2006), Tư tưởng của Ngơ Thì Nhậm về con người và
giáo dục con người, Tạp chí Triết học, (số 4), tr. 47-52.
8. Nguyễn Bá Cƣờng (2009), Tiếp cận triết lý về con người trong lịch sử tư
tưởng Việt Nam, Tạp chí Khoa học, (số 2), tr. 45 - 54.
9. Nguyễn Bá Cƣờng (2010),Tiếp cận những đặc điểm cơ bản của con người
Việt Nam truyền thống, Tạp chí Khoa học, (số 2), tr.135-142.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1960), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ III, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần
thứ VI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần
thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8


15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006), Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng tồn tập, Tập 51, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006),Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Nguyễn Thạch Giang (2001), Nguyễn Du, Niên phổ và tác phẩm, Nxb
Văn hố - Thơng tin, Hà Nội.
21. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển tồn diện con người thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Phạm Minh Hạc (2002), Nghiên cứu con người, đối tượng và những
phương hướng chủ yếu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
23. Phạm Minh Hạc (2003),Về phát triển văn hóa và xây dựng con người
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.

24. Phạm Minh Hạc (2005), Vấn đề tiềm năng con người, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
25. Phạm Minh Hạc (2007), Con người, dân tộc và các nền văn hóa: chung
sống trong thời đại tồn cầu hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26. Phạm Minh Hạc (2011),Định hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ
đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Đặng Thị Hạnh (1996), Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XIX, Nxb Thế giới,
Hà Nội.
9


28. Hoàng Ngọc Hiến (1966), Triết lý Truyện Kiều, Tạp chí Văn học, (số 2),
tr.5.
29. Dƣơng Phú Hiệp (2010), Tác động của tồn cầu hố đối với phát triển
văn hố và con người Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Đỗ Đức Hiểu (1990), Lịch sử Văn học Pháp thế kỉ XVII, tập II, Nxb Ngoại
văn, Hà Nội.
31. Cao Xn Huy (1978), Tuyển tập thơ văn Ngơ Thì Nhậm, quyển II, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
32. Trần Đình Hƣợu (1999), Nho giáo và Văn học Việt Nam trung cận đại,
NxbGiáo dục, Hà Nội.
33. Đinh Gia Khánh (1983), Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb Văn học,
Hà Nội.
34. Nguyễn Đức Khiển (2003), Con người và vấn đề phát triển bền vững ở
Việt Nam, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
35. Đặng Thị Lan (2006), Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt
Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
36. Mã Giang Lân (2004), Thơ, hình thành và tiếp nhận, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
37. Nguyễn Đức Lân (Dịch và chú giải) (1998), Tứ thư tập chú, Nxb Văn hóa

Thơng tin, Hà Nội.
38. Mai Quốc Liên (2001), Ngơ Thì Nhậm tác phẩm, tập III, Nxb Văn học, Hà
Nội.
39. Bùi Bá Linh (2003), Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về con người
và sự nghiệp giải phóng con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
40. Nguyễn Lộc (1999), Văn học Việt Nam (Nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ
XIX), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
41. Nguyễn Lộc (1987), Thơ Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học, Hà Nội.

10


42. Phan Ngọc (1985), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong “Truyện
Kiều”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
43. Nhiều tác giả (1981), Từ trong di sản, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
44. Hồ Sỹ Quý (2003), Con người và phát triển con người trong quan niệm
của C.Mác và Ph.Ăngghen, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. Hồ Sỹ Quý (2007), Con người và phát triển con người, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
46. Lê Hồng Sâm (1990), Lịch sử văn học Phápthế kỉ XIX, tập 4, Nxb Ngoại
văn, Hà Nội.
47. Nguyễn Hữu Sơn (1990), Khảo sát cái nhìn đạo lý trong văn học cổ điển
dân tộc, Tạp chí Văn học, (số 6), tr.60 - 65.
48. Nguyễn Hữu Sơn (2003), Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà thơ triết lý thế sự, Nxb
Trẻ, Tp. HCM.
49. Nguyễn Hữu Sơn (2005), Văn học trung đại Việt Nam - quan niệm con
người và tiến trình phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
50. Nguyễn Hữu Sơn (2010), Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt
Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
51. Trần Đình Sử (1983), Cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Du trong

“TruyệnKiều”, Tạp chí Văn học, (số 6), tr. 9 - 12.
52. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
53. Vũ Minh Tâm (1996), Tư tưởng triết học về con người, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
54. Bùi Duy Tân (1997), Tổng tập văn học Việt Nam, Tập 6, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
55. Nguyễn Thanh (1996), Mục tiêu con người trong sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học, (số 5), tr. 7 - 10.

11


56. Nguyễn Thanh (2007), Vấn đề con người và giáo dục con người, nhìn từ
góc độ triết học xã hội, Nxb Tổng hợp, TP HCM.
57. Trần Thị Băng Thanh (2001), Nguyễn Bỉnh Khiêm về tác gia và tác phẩm,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
58. Nguyễn Tài Thƣ (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập I, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
59. Nguyễn Tài Thƣ(1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối
với con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
60. Nguyễn Tài Thƣ (1997), Nho học và Nho học ở Việt Nam - một số vấn đề
lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
61. Đoàn Thị Thu Vân (2007), Con người nhân văn trong thơ ca sơ kì trung
đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
62. Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Viện văn học (2005), Văn học trung đại
Việt Nam quan niệm con người và tiến trình phát triển, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
63. Lê Trí Viễn (1996), Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.


12



×