TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TRẦN ANH QUỲNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN
QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH
NGÀNH: LUẬT HỌC
NIÊN KHĨA: 2014 - 2018
Quảng Bình, năm 2018
ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUẢNG NINH,
TỈNH QUẢNG BÌNH
Ngành: Luật học
Niên khóa: 2014 - 2018
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN ANH QUỲNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: THẠC SĨ PHAN THỊ THU HIỀN
Quảng Bình, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả nêu
trong đề tài chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ
và trích dẫn trong Khóa luận đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi
cũng xin cam đoan rằng đây là đề tài do tôi tự nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và
thực tiễn nghiên cứu, các thông tin trích dẫn trong đề tài đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Sinh viên thực hiện
Trần Anh Quỳnh
THỐNG KÊ TRÍCH DẪN
STT
1
2
3
Tác giả tài liệu trích dẫn
GS.TS Nguyễn Ngọc
Hịa (2015a)
GS.TS Nguyễn Ngọc
Hịa (2015b)
GS.TSKH Lê Cảm
(2005)
Trang Khóa luận
Tần suất trích
dẫn
32, 33, 34
03
14, 22
02
15
01
74
01
24, 34, 79, 83
04
14, 78
02
45
01
Nguyễn Như Ý, Đỗ
4
Xuân Việt, Phan Xuân
Thành (2006)
5
6
7
8
9
10
11
12
Nguyễn Thanh Tùng
(2013)
Nguyễn Thị Thu Ba
(2016)
TCT (2018)
TS Trần Văn Biên, TS
Đinh Thế Hưng (2017)
TS Trịnh Tiến Việt
(2013)
TS Trịnh Tiến Việt
(2015)
Th.s Đinh Văn Quế
(2003)
Th.s Hoàng Văn Hùng
(2007)
16, 40, 41, 42, 44
05
22, 28
02
78, 84
02
15
01
16
01
13
14
Th.s Trần Văn Dâu
(2016)
Viện ngôn ngữ học
(2003)
14, 16
02
18, 23, 25
03
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................
THỐNG KÊ TRÍCH DẪN ........................................................................................
MỤC LỤC ................................................................................................................ 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... 8
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH ............................................... 9
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 10
1.
Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 10
2.
Tình hình nghiên cứu đề tài............................................................................. 13
3.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 15
3.1. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 15
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 15
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 16
4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 16
4.2. Phạm vi nghiên cứu: ...................................................................................... 16
5.
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .............................................. 16
6.
Cơ cấu của khóa luận ..................................................................................... 17
NỘI DUNG ............................................................................................................. 18
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ................................................... 18
1.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành tội phạm Tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự
Việt Nam.................................................................................................................. 18
1.1.1. Khái niệm Tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự Việt Nam ....................... 18
1.1.2. Các yếu tố cấu thành tội phạm Tội trộm cắp tài sản theo Bộ luật hình sự Việt Nam
hiện hành ................................................................................................................. 20
1.2. Đồng phạm và các giai đoạn thực hiện Tội trộm cắp tài sản ........................... 34
1.2.1. Đồng phạm trộm cắp tài sản ......................................................................... 34
1.2.2. Các giai đoạn thực hiện Tội trộm cắp tài sản ............................................... 36
1.3. Hình phạt đối với Tội trộm cắp tài sản theo Bộ Luật hình sự hiện hành ......... 41
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH .................. 49
2.1. Khái quát chung về huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình ............................... 49
2.2. Thực tiễn áp dụng quy định về Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Quảng Ninh,
tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn từ năm 2014 đến tháng 03 năm 2018 ................. 52
2.3. Một số tồn tại, vướng mắc trong việc áp dụng quy định về Tội trộm cắp tài sản trên
địa bàn huyện Quảng Ninh trong giai đoạn năm 2014 đến tháng 03 năm 2018 và những
nguyên nhân cơ bản ................................................................................................. 68
2.3.1. Một số tồn tại, vướng mắc trong việc áp dụng quy định pháp luật ............... 69
2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại..................................................................... 73
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ
TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH
QUẢNG BÌNH ........................................................................................................ 76
3.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về Tội trộm cắp tài sản trong giai đoạn
hiện nay.................................................................................................................... 76
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về Tội trộm cắp tài sản trên
địa bàn huyện Quảng Ninh ...................................................................................... 78
3.2.1. Nhóm giải pháp về hồn thiện hệ thống pháp luật hình sự ........................... 78
3.2.2. Nhóm giải pháp thực thi ................................................................................ 83
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 99
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BKS:
Biển kiểm soát
BLDS:
Bộ luật dân sự
BLHS:
Bộ luật hình sự
CTTP:
Cấu thành tội phạm
TAND:
Tịa án nhân dân
THTT:
Tiến hành tố tụng
TNHS:
Trách nhiệm hình sự
TTCTS:
Tội trộm cắp tài sản
TTHS:
Tố tụng hình sự
VKSND:
Viện kiểm sát nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH
Bảng 2.1. Cơ cấu và tỷ lệ (%) tội phạm đã bị khởi tố từ năm 2014 đến tháng 03 năm
2018 trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình ......................................... 49
Bảng 2.2. Cơ cấu và tỷ lệ (%) tội trộm cắp tài sản trong nhóm tội phạm xâm phạm
sở hữu từ năm 2014 đến tháng 03 năm 2018......................................................... 540
Bảng 2.3. Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
theo Cấu thành tội phạm ........................................................................................ 562
Bảng 2.4. Loại và mức hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo phạm tội trộm cắp
tài sản trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình ..................................... 584
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình theo Cấu thành tội phạm ................................................................... 562
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu về loại và mức hình phạt được áp dụng ....................... 595
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế và tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện
đất nước, bắt đầu bằng cải cách kinh tế đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội. Sự
chuyển đổi kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã hình thành nhiều thành phần kinh tế với nhiều loại
hình sở hữu khác nhau. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, nhưng bên
cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn tồn tại những biểu hiện tiêu cực do mặt trái
của nền kinh tế thị trường mang lại như: sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, các
tệ nạn xã hội là cơ sở phát sinh các loại tội phạm, dẫn đến tình hình chính trị, an ninh và
trật tự xã hội đi theo khuynh hướng xấu. Chính những nhược điểm này đã tạo điều kiện
hay người ta ví nó như mảnh đất màu mỡ cho tệ nạn xã hội phát triển về cả phạm vi và số
lượng.
Tội phạm ngày một gia tăng, tính chất, mức độ, hành vi phạm tội ngày càng nguy
hiểm trong đó phải kể đến các loại tội phạm như: tội trộm cắp tài sản, tội cướp tài sản, tội
cướp giật tài sản,.. những loại tội này xảy ra khá phổ biến và phức tạp, đã gây ra những
hậu quả rất nghiêm trọng. Nó xâm phạm trực tiếp đến những quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ đó là quyền sở hữu của con người. Với vai trò là nền tảng kinh tế xã hội của
quốc gia, chế độ sở hữu là một trong những vấn đề trọng yếu được Nhà nước bảo vệ bằng
mọi biện pháp, trong đó biện pháp pháp lý hình sự là biện pháp thể hiện kiên quyết nhất ý
chí quyền lực Nhà nước trong xử lý các hành vi xâm phạm tới chế độ sở hữu. Ở nước ta,
quyền sở hữu được quy định và bảo hộ trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp
luật trong các lĩnh vực như: dân sự, hình sự,… Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hịa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp,
của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh
nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác…” [12, Điều 32]. Đây là quyền cơ bản gắn
liền với lợi ích cá nhân của mỗi con người, có đảm bảo được quyền này thì mới khích lệ,
động viên mọi người vận dụng hết khả năng của mình để cống hiến cho sự nghiệp phát
triển đất nước. Trong Bộ luật dân sự, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử
dụng và quyền định đoạt của chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản của mình. Tất cả mọi cá
nhân, tổ chức khác đều có nghĩa vụ tơn trọng quyền của chủ sở hữu đó, khơng phân biệt
tơn giáo, giai cấp hay màu da. Nếu chủ thể nào xâm phạm đến tài sản của chủ thể khác
mà gây thiệt hại thì phải bối thường tồn bộ, kịp thời, tương ứng với thiệt hại xảy ra.
Trong pháp luật hình sự, quyền sở hữu được bảo vệ thông qua các quy định về các tội
phạm xâm phạm quyền sở hữu. Đây cũng là một trong những nhóm tội được quy định
sớm nhất trong pháp luật hình sự trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Kế
thừa Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) ra
đời, đã được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV kỳ họp thứ
03 thông qua ngày 20 tháng 06 năm 2017, có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm
2018, một lần nữa khẳng định chính sách của Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền sở
hữu thông qua các quy định tại chương XVI của Bộ luật.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước,
diễn biến tình hình tội phạm nói chung cũng như các tội phạm xâm phạm sở hữu nói
riêng hết sức phức tạp và đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng vụ án, số người
phạm tội lẫn mức độ nghiêm trọng, gây mất ổn định trật tự an toàn xã hội và gây thiệt hại
lớn về tài sản của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Tài sản của công dân là bất khả xâm
phạm, được pháp luật bảo vệ, nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại đến tài sản của người
khác dưới mọi hình thức. Tài sản là cơng sức, mồ hôi của người lao động, tài sản là
phương tiện, là công cụ, là sản phẩm của người lao động làm ra. Trong số các tội phạm
xâm phạm sở hữu, Tội trộm cắp tài sản là tội xâm phạm trực tiếp tới quyền sở hữu tài sản
và xảy ra khá phổ biến. Ở mỗi giai đoạn phát triển, Nhà nước đều có những quy định về
Tội trộm cắp tài sản và biện pháp xử lý nhằm đấu tranh loại bỏ tội phạm khỏi đời sống xã
hội nhưng cịn khơng ít người đã vô lương tâm, bất chấp pháp luật, đi trái với chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đã lợi dụng sơ hở của người khác để biến
tài sản của người khác thành tài sản của mình mà khơng đổ mồ hơi cơng sức.
Thực hiện cơng cuộc đổi mới, trong những năm qua, tình hình kinh tế, văn hóa, xã
hội của huyện Quảng Ninh đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Nền kinh tế phát triển, đời
sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, tình hình
tội phạm những năm gần đây có xu hướng tăng lên. Theo thống kê của Viện kiểm sát
nhân dân huyện Quảng Ninh, trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2017 trên địa bàn
huyện Quảng Ninh đã xảy ra 132 vụ phạm pháp hình sự, trung bình mỗi năm xảy ra 33
vụ. Trong đó, các tội xâm phạm sở hữu 70 vụ, chiếm tỷ lệ 53,03%. Đặc biệt đáng chú ý là
đã xảy ra 49 vụ trộm cắp tài sản. Tội trộm cắp tài sản xảy ra khá thường xuyên trên một
phạm vi rộng đã và đang là một vấn nạn nổi cộm ở huyện Quảng Ninh. Tình hình của
loại tội phạm này có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp và rất chuyên nghiệp, số vụ
mà mức độ vi phạm, hành vi phạm tội cũng ngày càng nghiêm trọng hơn, đã trực tiếp gây
nên những thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần cho một bộ phận dân cư, các cơ quan tổ chức
đóng trên địa bàn, phá hoại chính cá nhân và gia đình người phạm tội, làm ảnh hưởng đến
“hình ảnh một huyện đang trên đà phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” theo mục
tiêu của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Quảng Ninh. Mặc dù các cơ quan chức
năng đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, nhất là việc phát hiện và làm hạn
chế các nguyên nhân làm phát sinh Tội trộm cắp tài sản song chưa đem lại hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử đã cho thấy việc áp dụng pháp luật về
Tội trộm cắp tài sản của những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan Điều tra, Viện
kiểm sát, Tịa án cịn nhiều hạn chế. Do đó, loại tội phạm này ngày càng diễn biến phức
tạp, gây dư luận khơng tốt cho xã hội, làm giảm lịng tin của quần chúng nhân dân đối với
pháp luật, ảnh hưởng đến hình ảnh và mục tiêu phát triển của huyện. Vì vậy, việc làm
sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý hình sự của Tội trộm cắp tài sản và thực tiễn xét xử các loại
tội phạm này ở huyện Quảng Ninh trong thời gian từ năm 2014 đến tháng 03 năm 2018 là
cần thiết, trên cơ sở đó tìm giải pháp hồn thiện về mặt lập pháp hình sự và giải pháp về
mặt thực tiễn nhằm góp phần phịng, chống TTCTS, đảm bảo an ninh - trật tự, an toàn xã
hội. Trước những đòi hỏi của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, việc nghiên cứu
một tội phạm cụ thể trong luật hình sự Việt Nam dưới góc nhìn thực tiễn tại một địa
phương có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ về mặt lý luận mà còn đáp ứng được những đòi
hỏi của thực tiễn áp dụng nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện chế định này trong
BLHS.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nói trên, là một người công dân Việt Nam, một
người con của quê hương Quảng Ninh, Quảng Bình, trước tình hình tội phạm ngày càng
gia tăng, tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, đặc biệt là Tội trộm cắp tài sản đang trở thành
một điểm nóng gây nhiều nguy hại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh trật tự
trên địa bàn huyện, để góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống tội phạm trộm
cắp tài sản trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tôi quyết định chọn vấn đề : “Tội trộm cắp tài
sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”
làm đề tài khóa luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tội trộm cắp tài sản (TTCTS) là tội có tính phổ biến cao trong xã hội, chiếm phần
lớn trong các tội phạm và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống của người dân
nên đã được nhiều tác giả nghiên cứu, từ nghiên cứu lý luận đến thực tiễn. Đến nay, ở các
mức độ khác nhau, trực tiếp và gián tiếp đã có nhiều cơng trình nghiên cứu được cơng bố
như: luận văn, luận án, sách chuyên khảo, tham khảo, bình luận, giáo trình và một số bài
viết bình luận án,... được thể hiện trên ba bình diện sau:
* Nhóm thứ nhất, các giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo.
- GS.TS Nguyễn Ngọc Hịa (chủ biên) (2015), “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam”
(Tập I và Tập II), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội;
- Ths. Đinh Văn Quế (2006), Sách chuyên khảo “Bình luận khoa học Bộ luật hình
sự” Phần Các tội xâm phạm sở hữu, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh đã phân tích các dấu
hiệu pháp lý của TTCTS;
- GS.TS. Võ Khánh Vinh (2013), “Giáo trình Tội phạm học”, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội;
- VKSND tối cao (2015), “Sách trắng” về tình hình tội phạm ở Việt Nam năm 2015;
- TS. Trần Văn Biên và TS. Đinh Thế Hưng (đồng chủ biên) (2017), “Bình luận
khoa học Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)”, Nxb. Thế giới đã
phân tích các dấu hiệu pháp lý của TTCTS theo BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm
2017 hiện hành.
* Nhóm thứ hai, các luận văn, luận án tiến sĩ luật học như:
- Nguyễn Ngọc Chí (2001), “Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu”,
Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, đã nghiên cứu về các tội xâm phạm sở hữu một
cách tồn diện, có hệ thống và trên hai bình diện: tội phạm học và luật hình sự, có nhận
xét đánh giá về tình hình các tội xâm phạm sở hữu, phân tích có hệ thống chính sách hình
sự, ngun tắc xử lý trong đó có đề cập đến TTCTS;
- Hoàng Văn Hùng (2007), “Tội trộm cắp tài sản và đấu tranh phòng chống tội
phạm này ở Việt Nam”, Bộ tư pháp, đã nghiên cứu TTCTS trong luật hình sự Việt Nam,
phân tích thực trạng, ngun nhân và điều kiện của tội phạm này, có những giải pháp để
nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản;
- Nguyễn Việt Hùng (2014), “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả điều tra
Tội trộm cắp tài sản của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị”, Học viện Cảnh sát nhân dân;
- Phùng Đặng Hoài Thanh (2015), “Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Tỉnh Tiền
Giang: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”, Học viện khoa học xã hội;
* Nhóm thứ ba, các tác phẩm, bài báo khoa học như:
- Nguyễn Văn Trượng (2008), Bài viết “Một số vấn đề cần hồn thiện đối với
TTCTS” đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân (TAND) số 4, tháng 2/2008;
- Trần Mạnh Hà (2006), Bài viết “Định tội danh Tội trộm cắp tài sản qua một số dấu
hiệu đặc trưng”, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Hà Tây đăng trên Tạp chí Nghề
Luật số 5/2006;
- Ths. Thái Chí Bình (2014), Bài viết “Tội trộm cắp tài sản - một số vấn đề lý luận
và thực tiễn” đăng ngày 23/12/2014 trên Cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp;
- TH, Bài viết “Cảnh báo tội phạm trộm cắp tài sản ở lứa tuổi vị thành niên” đăng ngày
27/11/2017 trên Trang thông tin điện tử tổng hợp Cơng an tỉnh Quảng Bình;
Như vậy, có thể thấy, các cơng trình nghiên cứu về TTCTS khá phong phú, song so
với yêu cầu thực tiễn thì cịn khiêm tốn, chỉ dừng lại mức chung, khái qt nhất, chưa có
cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu sâu về TTCTS một cách đầy đủ, tồn diện, có hệ
thống từ lý luận của một tội phạm cụ thể đến thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật trong
phạm vi của một địa phương nhất định. Đặc biệt, chưa có đề tài nghiên cứu nào nói rõ về
TTCTS trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn
đề TTCTS theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Quảng Ninh trong thời
điểm hiện tại là hết sức cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Đề tài đã tiếp thu kết quả của các cơng trình đã cơng bố và đi sâu tìm hiểu tồn diện
về TTCTS, tìm ra những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm, những vấn đề cơ bản
về trách nhiệm hình sự (TNHS) của người phạm tội, đồng thời phát hiện những điểm bất
hợp lý trong trong các quy định đó, đưa ra ý kiến cá nhân nhằm hoàn thiện quy định pháp
luật về TTCTS. Với cách tiếp cận riêng, đề tài tập trung nghiên cứu chi tiết những nội
dung lý luận của tội trộm cắp tài sản, dựa trên những thông tin từ thực tiễn của huyện
Quảng Ninh (từ năm 2014 đến tháng 03 năm 2018) làm rõ thêm một số vấn đề trong hoạt
động áp dụng quy định pháp luật về TTCTS nhằm tiếp tục góp phần giúp các cơ quan tố
tụng thực thi pháp luật hình sự, cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương có được bức
tranh tồn cảnh về hoạt động áp dụng pháp luật đối với Tội trộm cắp tài sản theo quy
định của BLHS Việt Nam. Từ đó, có những định hướng và giải pháp góp phần đem lại
niềm tin cho nhân dân và chính quyền huyện trong công cuộc đảm bảo trật tự - an tồn xã
hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn cơng tác áp dụng pháp luật hình sự và thực
trạng tình hình của Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng
Bình, khóa luận đưa ra các giải pháp nhằm góp phần hồn thiện những quy định của
BLHS về TTCTS và các giải pháp đối với các cơ quan áp dụng pháp luật trên địa phương
nhằm nâng cao hiệu quả cơng cuộc đấu tranh phịng chống loại tội phạm này trên địa bàn
huyện.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nêu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ
yếu:
Đưa ra khái niệm, làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý hình sự của TTCTS theo Điều
173 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) làm căn cứ phân biệt tội trộm cắp tài
sản với một số tội xâm phạm sở hữu khác. Nghiên cứu TTCTS trong mối quan hệ với các
quy định khác của luật hình sự như: chế định đồng phạm, chế định các giai đoạn thực
hiện tội phạm...
Phân tích thực trạng áp dụng quy định về TTCTS trên địa bàn huyện Quảng Bình
từ năm 2014 đến tháng 03 năm 2018.
Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của BLHS, các văn bản
hướng dẫn thi hành về TTCTS và các giải pháp đối với các cơ quan áp dụng pháp luật
trên địa phương nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh, phịng chống TTCTS trên
địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về
TTCTS, thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hình sự về TTCTS trên địa bàn huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: từ năm 2014 đến tháng 03 năm 2018.
Không gian: trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin về phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ta về quan điểm đấu tranh phòng, chống tội
phạm trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền tại Việt Nam.
Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu, tác giả sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên
cứu cụ thể:
Các phương pháp nghiên cứu lý luận: đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng
hợp, phân loại, hệ thống hố và khái qt hóa những vấn đề lý luận trong các cơng trình
nghiên cứu có liên quan đến TTCTS và cơng tác phịng, chống loại TTCTS trên địa bàn
huyện Quảng Ninh làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
Các phương pháp thống kê: đề tài sử dụng các phương pháp thống kê nhằm đưa ra
đặc điểm số liệu về thực trạng và động thái của tình hình TTCTS, xác định các mối liên
hệ phụ thuộc giữa các số liệu thống kê của thực trạng và động thái của tình hình áp dụng
pháp luật về TTCTS với q trình đấu tranh, phịng chống TTCTS trên địa bàn huyện.
Các nghiên cứu thống kê được tiến hành qua 3 giai đoạn: thu thập số liệu, tổng hợp và
phân tích. Tơi thu thập số liệu, nguồn thông tin từ TAND huyện Quảng Ninh, VKSND
huyện Quảng Ninh.
Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá thực trạng, tình hình TTCTS và áp
dụng pháp luật về TTCTS diễn ra qua các năm trên địa bàn huyện.
Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp này được vận dụng một cách linh hoạt
và đan xen lẫn nhau để tạo ra kết quả nghiên cứu đạt hiệu quả cao giữa lý luận và thực
tiễn đối với TTCTS.
6. Cơ cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được cấu
trúc thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về Tội trộm cắp tài sản trong pháp luật hình
sự Việt Nam.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định về Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về Tội trộm cắp tài sản
trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
NỘI DUNG
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRONG PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành tội phạm Tội trộm cắp tài sản trong luật
hình sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm Tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự Việt Nam
Tội phạm là một hiện tượng tiêu cực nhất trong xã hội. Trong khoa học luật hình sự,
tội phạm và nội dung của khái niệm tội phạm là những vấn đề quan trọng nhất. Nó phản
ánh rõ nét và đầy đủ bản chất giai cấp, các đặc điểm chính trị - xã hội cũng như những
đặc điểm pháp lý của luật hình sự quốc gia, đồng thời nó cịn được xem như là điều kiện
cần thiết có tính nguyên tắc để giới hạn giữa tội phạm và không phải là tội phạm, giữa
trách nhiệm hình sự và các trách nhiệm pháp lý khác... Theo pháp luật hình sự hiện hành
ở nước ta, khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8, BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017). Theo đó, tội phạm được định nghĩa như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm
cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình
sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,
xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định
của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự” [20, Điều 8].
Như vậy, khái niệm trên đã phản ánh những đặc điểm cơ bản của tội phạm như sau: là
hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện, có lỗi và phải xâm phạm đến
các quan hệ xã hội được BLHS bảo vệ. Do đó, khái niệm một tội phạm cụ thể - TTCTS,
chính là sự cụ thể hóa khái niệm tội phạm (chung) đã nêu ở trên.
Trước hết cần khẳng định rằng, lịch sử lập pháp Việt Nam và các nước trên thế giới
tồn tại hai khuynh hướng khác nhau quy định về TTCTS trong văn bản pháp luật hình
sự. Khuynh hướng thứ nhất, khơng đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm trộm cắp
tài sản, mặc nhiên thừa nhận nó. Khuynh hướng thứ hai, có quy phạm định nghĩa về
khái niệm TTCTS. Trong các bộ luật phong kiến của Việt Nam trước đây, hai khuynh
hướng trên được thể hiện ra rất rõ rệt tại quy phạm pháp luật hình sự về TTCTS. Bộ
luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long tuy quy định nhiều tội trộm cắp cụ thể nhưng
khơng có quy phạm định nghĩa về khái niệm của tội này. Ngược lại, Bộ luật Hồng
Việt luật lệ lại có quy định về khái niệm TTCTS [11, tr. 14].
Nghiên cứu pháp luật hình sự, một số nước trên thế giới cho thấy, quy định về
TTCTS có khuynh hướng trên. Các nước như Liên bang Nga, Cộng hoà liên bang Đức,
Nhật Bản…thuộc khuynh hướng đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm TTCTS. Rất
ít nước như nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa…theo khuynh hướng khơng có quy
định về khái niệm TTCTS. Điều 158 BLHS Liên bang Nga năm 1996 đưa ra định nghĩa
pháp lý của khái niệm trộm cắp: “Trộm cắp là (hành vi) bí mật chiếm đoạt tài sản của
người khác” [13, tr. 7].Trên cơ sở khái niệm này, có thể xác định được dấu hiệu cơ bản
về tội phạm này như sau: hành vi trộm cắp là hành vi chiếm đoạt tài sản, sự chiếm đoạt
tài sản được thực hiện một cách bí mật, tài sản bị chiếm đoạt phải là tài sản của người
khác.
Tại Việt Nam, về mặt lý luận, trong sách báo pháp lý cũng đã đưa ra định nghĩa
khoa học của khái niệm TTCTS. Giáo trình luật hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội
đưa ra định nghĩa của khái niệm TTCTS như sau: “Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén
lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ” [2, tr. 137]. Khái niệm trên đã miêu tả dấu hiệu
hành vi khách quan của tội phạm, hành vi phạm tội là hành vi chiếm đoạt, việc chiếm
đoạt được thực hiện lén lút, tài sản bị chiếm đoạt là tài sản đang thuộc sở hữu của chủ
sở hữu. Tuy nhiên, khái niệm không thể hiện rõ rệt một số dấu hiệu pháp lý khác của
TTCTS như: dấu hiệu về lỗi của người phạm tội, dấu hiệu về độ tuổi và năng lực TNHS
của chủ thể tội phạm.
Cịn theo Th.s Đinh Văn Quế thì “Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút lấy tài sản của
chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không dùng vũ lực hoặc đe
doạ dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý
tài sản” [8, tr. 116]. Theo khái niệm này thì chưa chỉ ra được khách thể cũng như chủ thể
của tội trộm cắp tài sản.
Trong các văn bản pháp luật hình sự của Nhà nước ta khơng có quy phạm định nghĩa
về khái niệm Tội trộm cắp tài sản, các quy định chỉ nêu tội danh với những khung hình
phạt khác nhau. Tại Điều 173, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tội
trộm cắp tài sản như sau: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ hai triệu
đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm…” [20, Điều 173].
Để đưa ra được khái niệm TTCTS, cần lưu ý rằng TTCTS phải thoả mãn đầy đủ các
dấu hiệu của tội phạm, mà theo Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Cảm, phải thể hiện ba bình
diện với năm đặc điểm (dấu hiệu) của nó là: a) bình diện khách quan – tội phạm là hành vi
nguy hiểm cho xã hội; b) bình diện pháp lý – tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự; c)
bình diện chủ quan – tội phạm là hành vi do người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi [3, tr. 35].
Dựa vào cơ sở phân tích các quan điểm ở trên, tác giả kết luận như sau: TTCTS là
hành vi lén lút, bí mật lấy tài sản của người khác với mục đích chiếm đoạt, do người có
năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện dưới hình
thức cố ý, xâm phạm quyền sở hữu được Nhà nước bảo vệ bằng pháp luật.
1.1.2. Các yếu tố cấu thành tội phạm Tội trộm cắp tài sản theo Bộ luật hình sự
Việt Nam hiện hành
Tội phạm là thể thống nhất của bốn yếu tố: khách thể, mặt khách quan, chủ thể và
mặt chủ quan. Trong BLHS Việt Nam hiện hành, TTCTS được quy định tại Điều 173,
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) bao gồm bốn yếu tố nêu trên. Để làm rõ
thực trạng áp dụng pháp luật về TTCTS trên địa bản huyện Quảng Ninh thì chúng ta cần
phải tìm hiểu dấu hiệu pháp lý hình sự của TTCTS.
1.1.2.1. Khách thể của Tội trộm cắp tài sản
Theo khoa học luật hình sự, khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật
hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Bất kỳ tội phạm nào cũng đều xâm hại đến một
hoặc một số quan hệ xã hội nhất định được luật hình sự bảo vệ bằng cách gây thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội đó [5, tr. 31].
TTCTS thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu, khách thể của TTCTS là quan hệ sở hữu
tài sản. Theo Bộ luật dân sự (BLDS) Việt Nam, quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt về tài sản. Khi xâm phạm đến quyền sở
hữu của người chủ tài sản, TTCTS đồng thời xâm phạm cả ba quyền chiếm hữu, sử dụng
và định đoạt. Các quyền sở hữu về tài sản được Nhà nước bảo hộ trên cơ sở quy định của
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và văn bản pháp luật khác [12, tr.
24 ].
Quan hệ sở hữu tài sản là quan hệ xã hội trong đó quyền chiếm hữu, quyền sử dụng,
quyền định đoạt tài sản được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Pháp luật dân sự Việt Nam
quy định một người được coi là chủ sở hữu tài sản khi người đó có đầy đủ ba quyền
năng: quyền chiếm hữu là quyền quản lý, chi phối tài sản; quyền sử dụng là quyền khai
thác các lợi ích vật chất và tinh thần từ tài sản; quyền định đoạt là quyền quyết định số
phận của tài sản như bán, cho thuê... Khi có hành vi trộm cắp tài sản (hành vi chiếm đoạt
tài sản) làm cho chủ sở hữu tài sản khơng có khả năng thực hiện được các quyền năng đó
của mình trên thực tế, nghĩa là quyền sở hữu tài sản của họ bị xâm phạm.
Khi nghiên cứu khách thể của tội phạm, không thể khơng tìm hiểu đối tượng tác
động của tội phạm vì mỗi tội phạm đều xâm hại tới khách thể nhất định thông qua việc
tác động đến một đối tượng cụ thể. Vì là quan hệ xã hội nên khách thể của tội phạm được
cấu thành bởi ba bộ phận là chủ thể của quan hệ xã hội (con người), đối tượng của quan
hệ xã hội (các sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan), nội dung của quan hệ xã hội (sự
hoạt động bình thường của các chủ thể) [13, tr. 9].
Để xác định tài sản là đối tượng tác động của TTCTS trước hết phải tìm hiểu quy
định về tài sản tại Bộ luật dân sự năm 2015. So với Bộ luật dân sự năm 2005 thì Bộ luật
dân sự năm 2015 cũng đã có những sửa đổi trong quy định về tài sản. Nếu BLDS năm
2005 không đưa ra định nghĩa về tài sản mà chỉ quy định “Tài sản bao gồm vật, tiền,
giấy tờ có giá và các quyền tài sản” [17, Điều 163] thì tại BLDS năm 2015 đã đưa ra
định nghĩa như sau: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” [18, Điều 105].
Điều luật này cũng phân loại “Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản
và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”. Như vậy, Bộ
luật dân sự năm 2015 đã quy định rõ ràng, cụ thể hơn về tài sản, tạo thuận lợi trong quá
trình áp dụng pháp luật.
Đối với hành vi trộm cắp tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ tài sản thì
khách thể của TTCTS là quan hệ sở hữu tài sản, vậy đối với những tài sản không thuộc
quyền sở hữu hợp pháp của chủ tài sản như: tài sản do chiếm hữu bất hợp pháp, tài sản
do phạm tội mà có... thì những tài sản mà người bị chiếm đoạt có được khơng được pháp
luật thừa nhận và bảo vệ. Đối với TTCTS, hành vi phạm tội là hành vi chiếm đoạt tài sản
của người khác, đó là sự dịch chuyển một cách trái pháp luật tài sản của người khác
thành tài sản của mình làm biến đổi tình trạng bình thường của tài sản. Vì vậy, đối tượng
tác động của TTCTS là tài sản, nhưng không phải mọi loại tài sản như quy định của
BLDS năm 2015 đều là đối tượng tác động của TTCTS. Tài sản là đối tượng tác động
của TTCTS phải có những đặc điểm nhất định, đó phải là tài sản có chủ sở hữu hoặc
đang có sự quản lý, phải được thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể, hữu hình, có giá trị và
giá trị sử dụng. Có thể phân định như sau:
Thứ nhất, tài sản là đối tượng tác động của TTCTS:
Tài sản được xác định là đối tượng của TTCTS phải nằm trong sự quản lý của chủ sở
hữu hoặc những người có trách nhiệm quản lý tài sản. Về mặt vật lý, tài sản là đối tượng
tác động của TTCTS phải là một dạng vật chất cụ thể, tồn tại hữu hình, có thể nhìn thấy
được và dịch chuyển được, bao gồm:
Mội là, tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức, Nhà nước
Hai là, tài sản phải đang trong vịng kiểm sốt của chủ sở hữu, người quản lý tài sản,
kể cả tài sản do chiếm hữu không hợp pháp như: tài sản do phạm tội mà có, tài sản có
được do mua nhầm của kẻ gian… Tài sản là đối tượng tác động của TTCTS có thể là tài
sản hợp pháp tức là những loại tài sản được xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu theo
các căn cứ: do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp; được chuyển
quyền sở hữu; thu hoa lợi, lợi tức; được thừa kế tài sản; chiếm hữu trong các điều kiện do
pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ qn…; chiếm hữu tài sản
khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, cơng khai phù hợp với thời hiệu do
BLDS quy định… hoặc có thể là tài sản bất hợp pháp như do phạm tội, vi phạm pháp
luật hành chính, vi phạm pháp luật dân sự mà có. Tuy nhiên, do pháp luật hình sự khơng
loại trừ tính chất hợp pháp hoặc bất hợp pháp của đối tượng tác động của TTCTS vì vậy,
tài sản hợp pháp hay bất hợp pháp đều có thể là đối tượng tác động của TTCTS. Chẳng
hạn, lợi dụng lúc trời tối vắng vẻ, A rủ B lén lút vào nhà C trộm dây chuyền C để trên
bàn. Do trời tối nên cả 02 thỏa thuận, A sẽ giữ sợi dây chuyền, đến sáng hôm sau sẽ
mang đi bán chia nhau tiêu xài. Tuy nhiên, tối hơm đó, do A ngủ say nên không cất sợi
dây chuyền cẩn thận để D chiếm đoạt. Do hàng xóm phát hiện nên D bị bắt giữ cùng tang
vật. Theo định giá của cơ quan chuyên mơn, sợi dây chuyền có giá 12 triệu đồng. Trong
trường hợp này, rõ ràng sợi dây chuyền là tài sản bất hợp pháp (do phạm tội mà có) nhưng D
vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 173 BLHS.
Ba là, tài sản có giá trị hoặc giá trị sử dụng. Chẳng hạn, đối với vật thì khơng phải
mọi loại vật mà chỉ những vật có giá trị, ý nghĩa nhất định. Bởi vì, theo từ điển Tiếng
Việt, vật được hiểu là “cái có hình khối, tồn tại trong khơng gian, có thể nhận biết
được”[9, tr. 1106]. Thơng qua khái niệm về “vật”, ta có thể hiểu cái có hình khối tức có
kích thước, có trọng lượng mà con người có thể nhận biết được thơng qua các giác quan
như mắt nhìn, tay sờ, cầm, nắm. Qua đó, chúng ta cảm giác được nặng, nhẹ, to, nhỏ. Cho
nên vật có mn hình, mn vẽ. Khi phát sinh ý định chiếm đoạt tài sản thì người phạm
tội đều nhắm đến những đặc điểm mà tài sản đó có và vật cũng khơng ngoại lệ. Đó có thể
là giá trị tiềm ẩn của vật, ý nghĩa về một khía cạnh nào đó được nhiều người thừa nhận…
Cho nên, một vật chỉ có thể là đối tượng tác động của TTCTS khi nó có giá trị hoặc giá
trị sử dụng nhất định.
Bốn là, tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình.
Năm là, tài sản là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về
mặt tinh thần đối với người bị hại.
Thứ hai, Tài sản không phải là đối tượng tác động của TTCTS:
Một là, "quyền tài sản" mặc dù trị giá được bằng tiền nhưng không phải là đối tượng
tác động của TTCTS do đây là một dạng tài sản vơ hình, khơng nhìn thấy được, nó gắn
liền với quyền nhân thân và cố định với một chủ thể cụ thể được pháp luật cơng nhận. Do
đó, nó khơng thể bị dịch chuyển trái phép, bị chiếm đoạt bởi người khác được.
Hai là, tài sản là “bất động sản” cũng khơng phải là đối tượng tác động của TTCTS
do nó có tính chất vật lý cố định, khơng thể dịch chuyển được như: đất đai, nhà, cơng
trình xây dựng gắn liền với đất đai... Tuy nhiên, có một số động sản mà pháp luật dân sự
quy định là bất động sản do cơng dụng của nó (tài sản gắn liền với đất đai, nhà, cơng
trình xây dựng) như: cánh cửa gắn với ngơi nhà; cây cối trồng trên vườn… thì vẫn là đối
tượng tác động của TTCTS.
Ba là, những tài sản tuy là động sản, nhưng cũng không thuộc đối tượng tác động
của TTCTS như:
Tài sản vô chủ do đây loại tài sản mà chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài
sản đó. Khi khơng xác định được chủ sở hữu thì khơng thể có căn cứ chứng minh có sự
xâm phạm quyền sở hữu hay chiếm đoạt trái phép.
Tài sản bị rơi, bị bỏ quên, thất lạc đây là những loại tài sản mà chủ sở hữu mất
quyền trực tiếp nắm giữ, quản lý ngoài ý chí của mình.
Hành vi lấy đi tài sản của mình, do mình quản lý hoặc tài sản khơng cịn nằm
trong sự quản lý của chủ tài sản như tài sản bị bỏ quên, đánh rơi, tài sản vô chủ, hoặc tài
sản chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu thì khơng phải là hành vi trộm cắp tài sản mà có
thể cấu thành tội khác như tội Chiếm giữ trái phép tài sản được quy định tại Điều 176,
BLHS năm 2015...
Bốn là, những tài sản không thuộc sở hữu của một chủ thể cụ thể và khơng có giá trị
nếu không được khai thác, sử dụng như: nước biển, gió trời, khơng khí…
Năm là, những giấy tờ có giá trị nhưng khơng trực tiếp chuyển thành tiền được. Ví
dụ như: Sổ tiết kiệm, hợp đồng mua bán, giấy nợ…
Sáu là, tài sản thuộc các loại có tính chất và cơng dụng đặc biệt. Một người có hành
vi lén lút chiếm đoạt tài sản nhưng những tài sản đó có giá trị đặc biệt hoặc có ý nghĩa
quan trọng, đặc biệt mà BLHS quy định đó là đối tượng tác động của một tội khác thì họ
khơng phạm tội trộm cắp tài sản mà phạm tội khác tương ứng do BLHS quy định. Chẳng
hạn, người có hành vi lén lút chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác
được truyền đưa bằng phương tiện viễn thơng và máy tính thì khơng bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về TTCTS mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm bí mật
hoặc an tồn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác (Điều 159, BLHS). Tương tự
như vậy, người có hành vi chiếm đoạt các tài sản sau cũng không phạm tội trộm cắp tài
sản mà phạm tội tương ứng với hành vi mà BLHS quy định như: vũ khí quân dụng, ma
tuý, hàng cấm, máy bay, tàu thuỷ… Nếu người phạm tội trộm cắp những loại tài sản này
thì tuỳ trường hợp cụ thể mà có thể phạm phải những tội phạm khác như: chất ma túy
(Điều 252 Tội chiếm đoạt chất ma túy); tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất
ma túy (Điều 253 Tội chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma
túy); tàu thủy, tàu bay (Điều 282 Tội chiếm đoạ và mối quan hệ thân thiết sẵn có giữa người phạm tội và người bị hại,
nên khi người phạm tội nảy sinh ý định trộm cắp tài sản mà người bị hại không hay