Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Hệ thống chia sẻ xây dựng tài nguyên học liệu trực tuyến dựa trên mô hình học cộng tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.71 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

HỒNG MẠNH TIẾN

HỆ THỐNG CHIA SẺ, XÂY DỰNG
TÀI NGUYÊN HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN DỰA TRÊN
MƠ HÌNH HỌC CỘNG TÁC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC HỆ CHÍNH QUY

Ngành: Cơng nghệ thơng tin

HÀ NỘI - 2015
1


2


ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

HỒNG MẠNH TIẾN

HỆ THỐNG CHIA SẺ, XÂY DỰNG
TÀI NGUYÊN HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN DỰA TRÊN
MƠ HÌNH HỌC CỘNG TÁC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC HỆ CHÍNH QUY
Cán bộ hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Việt Anh


Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Truyền dữ liệu và Mạng máy tính

HÀ NỘI - 2015
3

Mã số: 60.48.01.02


HỆ THỐNG XÂY DỰNG VÀ CHIA SẺ TÀI NGUYÊN HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN
DỰA TRÊN MƠ HÌNH HỌC CỘNG TÁC
Hồng Mạnh Tiến
Khóa Cao học K19, ngành Cơng nghệ thơng tin
Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp:
Với việc phát triển của Internet trong thời đại hiện nay, tất cả mọi thông tin đều có thể
được tìm kiếm một cách dễ dàng trên mạng mạng Internet. Tuy nhiên, việc tìm kiếm thơng tin
học liệu trên mạng Internet đối với những người mới tìm hiểu về một vấn đề là tương đối khó
khăn khi mà vốn từ khóa cũng như danh sách các địa chỉ website có uy tín về vấn đề đó là rất
hạn hẹp với người mới. Học liệu là đối tượng cần có sự chính xác cao nhưng người dùng mới lại
khơng có vốn từ khóa đủ tốt để tìm kiếm, điều đó tạo ra khá nhiều rào cản trong việc học tập và
nghiên cứu. Vì thế, Luận văn tốt nghiệp tập trung nghiên cứu để xây dựng và chia sẻ tài nguyên
học liệu trực tuyến để giải quyết vấn đề này. Bên cạnh đó, nhằm đẩy cao tác dụng của việc chia
sẻ và nghiên cứu của người dùng, hệ thống sẽ được xây dựng trên mơ hình Học cộng tác. Mơ
hình học cộng tác sẽ khiến các học liệu trong hệ thống không chỉ đơn thuần là các tài liệu cơ bản
như các hệ thống chia sẻ học liệu khác đang có. Hệ thống hướng tới học liệu mang nội dung như
những kinh nghiệm truyền lại từ người này sang người khác để đạt hiệu quả cao nhất trong việc
học tập và nghiên cứu.
Từ khóa: Học cộng tác, SCORM, Tài nguyên học liệu trực tuyến

4



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung nghiên cứu trong Luận văn này là cơng trình
nghiên cứu của bản thân.
Tôi cam đoan không sao chép các tài liệu, cơng trình nghiên cứu của người khác
mà khơng chỉ rõ trong tài liệu tham khảo.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm trước lời cam đoan của mình !

Học viên
Hồng Mạnh Tiến

5


Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt .................................................................... 9
Danh mục các bảng ................................................................................................ 10
Danh mục các hình vẽ: ........................................................................................... 11
Chương 1: Bài toán chia sẻ học liệu ....................................................................... 14
1.1.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 14

1.1.1. Đặt vấn đề .......................................................................................... 14
1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 18
1.1.3. Ý nghĩa Khoa học và Công nghệ của Luận văn................................. 18
1.2.

Khái niệm hệ thống chia sẻ học liệu....................................................... 19


1.3.

Các bài toán cần thiết cho bài toán chia sẻ học liệu ............................... 20

1.3.1. Đề xuất Định nghĩa học liệu .............................................................. 20
1.3.2. Lưu trữ và quản lý học liệu ................................................................ 21
1.3.3. Chia sẻ, sử dụng lại và đánh giá học liệu ........................................... 22
Chương 2: SCORM ................................................................................................ 23
2.1.

Khái niệm ............................................................................................... 23

2.2.

Lịch sử phát triển .................................................................................... 23

2.3.

Sự cần thiết đối với bài toán ................................................................... 24

2.4.

Cách triển khai ........................................................................................ 28

2.4.1. Phân tích bộ khung ............................................................................. 28
2.4.2. Xây dựng bộ thư viện tạo SCORM .................................................... 29
Chương 3: Phân tích thiết kế hệ thống ................................................................... 34
3.1.


Định nghĩa đơn vị học liệu ..................................................................... 34
6


3.2.

Tạo học liệu ............................................................................................ 35

3.3.

Lưu trữ và Tìm kiếm học liệu................................................................. 37

3.4.

Chia sẻ và Sử dụng lại học liệu .............................................................. 39

3.5.

Đánh giá học liệu .................................................................................... 42

Chương 4: Triển khai xây dựng Hệ thống chia sẻ học liệu và thực nghiệm. ......... 43
4.1.

Triển khai................................................................................................ 43

4.1.1. Lưu trữ học liệu .................................................................................. 43
4.1.2. Tìm kiếm học liệu .............................................................................. 43
4.1.3. Chia sẻ học liệu .................................................................................. 44
4.1.4. Sử dụng lại học liệu ........................................................................... 45
4.1.5. Đánh giá học liệu ............................................................................... 45

4.2.

Kiểm thử ................................................................................................. 46

Chương 5: Đánh giá và Kết luận ............................................................................ 50
5.1.

Đánh giá.................................................................................................. 50

5.1.1. Hiện tại hệ thống ................................................................................ 50
5.1.2. Hướng phát triển trong tương lai. ...................................................... 51
5.2.

Kết luận .................................................................................................. 52

Phụ lục: ................................................................................................................... 53
Cài đặt và khởi động:.......................................................................................... 53
Các “thành phần bên thứ ba” (third-party) được sử dụng: ................................. 53
Nội dung mặc định tệp ims_xml.xsd theo chuẩn SCORM 1.2.......................... 53
Nội dung mặc định tệp imscp_rootv1p1p2.xsd theo chuẩn SCORM 1.2 ........ 54
Mã thực thi chức năng Tìm kiếm học liệu ......................................................... 84
7


Mã thực thi chức năng Sao chép nội dung học liệu: .......................................... 84
Mã thực thi chức năng Xóa nội dung ................................................................. 85
Mã thực thi chức năng Cập nhật thứ tự nội dung ............................................... 85
Mã thực thi chức năng Đánh giá học liệu........................................................... 86
Tài liệu tham khảo: ................................................................................................. 87


8


Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
1. CMS (Content Management System) – Hệ thống quản trị nội dung số.
2. LMS (Learning Management System) – Là hệ thống phục vụ việc quản trị,
thống kê, theo dõi và truyền tải tài liệu học trực tuyến.
3. SCORM (Sharable Content Object Reference Model) – Là chuẩn đóng gói tài
liệu học trực tuyến theo mơ hình XML.
4. XML (Extensible Markup Language) – Là một ngơn ngữ đánh dấu để định
nghĩa các luật đóng gói tài liệu có thể đọc được bởi cả máy tính lẫn con người.
5. ADL – Đơn vị nghiên cứu của Mỹ, nơi đề xuất chuẩn SCORM

9


Danh mục các bảng
Bảng 1.1. So sánh tính năng các hệ thống học liệu hiện tại
Bảng 1.2: So sánh giữa SCORM và AICC

10


Danh mục các hình vẽ:
Hình 1.1: Mơ hình học liệu
Hình 1.2: Mơ hình lưu trữ học liệu
Hình 2.1: Tỉ lệ sử dụng SCORM 1.2
Hình 2.2. Sự vượt trội của SCORM so với AICC về mức độ hài lịng của người
dùng
Hình 2.3: Mơ hình SCORM

Hình 2.4: Thư viện tạo SCORM
Hình 2.5: Đóng gói SCORM thành cơng
Hình 3.1: Cấu trúc học liệu
Hình 3.2: Tạo học liệu
Hình 3.3. Giao diện soạn thảo trực tuyến
Hình 3.4. Mơ hình Cơ sở dữ liệu
Hình 3.5. Giao diện tìm kiếm học liệu
Hình 3.6. Luồng Sử dụng lại học liệu
Hình 3.7. Sử dụng lại
Hình 3.8. Giao diện chọn tài liệu để sử dụng lại nội dung
Hình 3.9. Điểm đánh giá
Hình 4.1. Giao diện đọc học liệu trực tuyến
Hình 4.2. Giao diện soạn thảo trực tuyến
Hình 4.3. Giao diện đọc tài liệu soạn thảo trực tuyến
Hình 4.4. Giao diện đọc tệp PDF
Hình 4.5. Giao diện đọc hình ảnh
11


Hình 4.6. Giao diện đọc âm thanh
Hình 4.7. Giao diện đọc video
Hình 4.8. Kiểm thử gói SCORM

12


LỜI MỞ ĐẦU
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Công
Nghệ trong suốt bốn năm học vừa qua đã trang bị cho tôi nền tảng kiến thức quý báu, rất
cần thiết cho việc hồn thành Luận văn và làm việc sau này.

Tơi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Việt Anh trường Đại học Cơng
Nghệ, thầy đã hết lịng chỉ bảo, giúp đỡ và tận tình hướng dẫn tơi trong quá trình thực
hiện đề tài Luận văn này.
Như chúng ta đã biết, hiện tại việc tìm kiếm thơng tin học liệu trên mạng Internet
là vô cùng thông dùng. Tuy nhiên, đối với người mới tìm hiểu về một vấn đề nào đó, sẽ
rất khó khăn trong việc tìm kiếm một học liệu phù hợp và đáng tin cậy với khả năng do
hạn chế về lượng từ khóa cũng như hạn chế về danh sách các trang web đáng tin cậy.
Bên cạnh đó, việc học liệu thơng thường chỉ là những tài liệu văn bản khiến cho
việc tiếp cận người dùng bị hạn chế. Hệ thống xây dựng mơ hình học liệu ngồi văn bản
có thể hỗ trợ cả văn bản, video, âm thanh, tệp trình chiếu… để tăng khả năng tương tác
với người dùng.
Dựa trên mơ hình học cộng tác, hệ thống sẽ được xây dựng để tạo một không gian
mở, nơi những người dùng được tự do chia sẻ kinh nghiệm thông qua việc xây dựng và
chia sẻ những học liệu của bản thân, hoặc đóng gói lại những học liệu đã có theo một
trình tự mà họ đã tìm hiểu để giúp những người học sau có thể tiếp cận một cách dễ dàng
hơn với vấn đề cần nghiên cứu.
Và để thực hiện bài tốn, mơ hình học liệu sẽ được xây dựng theo chuẩn SCORM
1.2, là chuẩn thơng dụng nhất của các gói SCORM – mơ hình học liệu chia sẻ được sử
dụng rộng rãi trên thế giới được nghiên cứu bởi viện nghiên cứu ADL – Mỹ.

13


Chương 1: Bài toán chia sẻ học liệu
1.1. Mục tiêu nghiên cứu
1.1.1. Đặt vấn đề
Với sự phát triển của mạng Internet, gần như tất cả máy tính cá nhân đều được kết
nối với Internet. Điểu này khiến cho việc tìm kiếm thông tin trên mạng Internet là điều
thường xuyên, nếu khơng muốn nói là hàng ngày. Tuy nhiên, đối với học liệu, vốn là
những tài liệu cần sự chính xác, thì người dùng cần mất nhiều thời gian hơn để tìm kiếm

cũng như kiểm chứng tính đúng đắn của học liệu. Điều này gây khá nhiều khó khăn đối
với những người dùng thiếu kinh nghiệm tìm kiếm và cũng chưa đủ thơng thạo trong lĩnh
vực cần tìm kiếm học liệu để có những địa chỉ học tập đáng tin cậy.
Đối với những hệ thống chia sẻ tài liệu online, như tailieu.vn, có khá nhiều hạn
chế trong việc trải nghiệm người dùng. Thứ nhất, có những tài liệu người dùng bắt buộc
phải trả tiền để đọc trong khi bản quyền về tài liệu là không rõ ràng. Thứ hai, những
người học mới không cần những cuốn sách đắt tiền và quá chuyên sâu. Họ cần những tài
liệu dễ đọc, dễ học, dễ làm quen để nhanh chóng nắm bắt vấn đề mới – những tài liệu
mang tính chất chia sẻ kinh nghiệm của cộng đồng. Đây cũng là điều rất khó để tìm kiếm
trên Internet. Thứ ba, việc xây dựng tài liệu cá nhân từ những tài liệu đã tìm hiểu được
u cầu người dùng phải có khá nhiều cơng cụ soạn thảo tại máy tính cá nhân. Điều này
cản trở việc chia sẻ kiến thức do mục tiêu của hệ thống là chia sẻ kiến thức miễn phí, nên
khi việc chuẩn bị học liệu khơng thực sự đơn giản thì số lượng cũng như chất lượng của
học liệu sẽ không được cao. Chính vì vậy, hệ thống chia sẻ học liệu ra đời với mục tiêu
giải quyết những vấn đề trên.
Bảng 1.1. So sánh tính năng các hệ thống học liệu hiện tại

tailieu.vn
Loại tài liệu

Tệp

Hỗ trợ Tạo học liệu Không

moodle.org

ConnectData

SCORM


Tệp và SCORM

Khơng

Có. Hỗ trợ tạo học

14


trực tuyến

liệu trực tuyến bằng
nhiều cách.
- Soạn thảo
- Xây dựng từ các
học liệu có sẵn
trên hệ thống.
- Tải các tệp từ máy
tính cá nhân.

Sử dụng lại học liệu Khơng

Khơng

Có. Học liệu đã có

để xây dựng học

trên hệ thống có thể


liệu mới

được sử dụng lại để
xây

dựng

những

học liệu mới bởi
những người dùng
khác

trong

hệ

Người

học

thống.
Liên kết cộng tác Khơng

Khơng

Có.

giữa các người học


được kết nối với

với nhau

nhau thơng qua các
mối quan hệ với
học liệu.

u cầu LMS

Khơng



Khơng.

Học

liệu

của hệ thống có thể
được sử dụng ở bất
kỳ đâu mà không
cần sự hỗ trợ của
LMS.
15


Trước khi đi vào giải quyết những bài toán đã đề ra bên trên, hãy làm rõ hơn về
việc định hướng xây dựng hệ thống theo mơ hình Học cộng tác. Ba mục tiêu chính của

Học cộng tác là Tạo ra mối liên kết, Hợp tác và làm việc theo nhóm, Tạo ra tính
trách nhiệm cơng dân. Chính vì thế, hệ thống chia sẻ học liệu sẽ là một hệ thống đủ cởi
mở, đơn giản và hồn tồn miễn phí.
Đầu tiên, đối với việc bản quyền tài liệu. Tất cả tài liệu trên hệ thống đều được
chia sẻ hoàn toàn miễn phí từ cộng đồng. Nó giống như việc một người nghệ nhân viết lại
kinh nghiệm của mình và truyền lại cho những người đi sau vậy. Hoàn toàn miễn phí.
Tuy nhiên, cũng như việc truyền nghề nói trên, những tài liệu trên hệ thống chia sẻ học
liệu đều có thông tin tác giả đầy đủ.
Thứ hai, về vấn đề cách thức chia sẻ học liệu. Hệ thống xây dựng một không gian
mà sự chia sẻ là điều cơ bản. Học liệu được xây dựng bởi cộng đồng sẽ được chia sẻ
trong cộng đồng. Những người dùng có kinh nghiệm có thể dễ dàng chia sẻ học liệu của
mình theo nhiều cách khác. Trực quan nhất, người dùng có thể soạn thảo học liệu của
mình ở máy tính cá nhân rồi tải lên kho học liệu của hệ thống. Hệ thống hỗ trợ tải lên
những định dạng thông dụng của tài liệu, bao gồm: doc, docx, pdf. Cách thứ hai, người
dùng có thể soạn thảo trực tiếp trên nền web thông qua hệ thống hỗ trợ soạn thảo của hệ
thống. Hệ thống hỗ trợ soạn thảo này giúp người dùng có thể dễ dàng tạo học liệu dạng
văn bản với những định dạng cơ bản. Cách thứ ba, người dùng có thể sử dụng lại những
học liệu đang có trong hệ thống. Tính năng này cho phép những người học đã trải qua
một q trình tìm tịi và nghiên cứu những học liệu đang có trong hệ thống chọn lọc
những phần học liệu mà họ ưng ý và sắp xếp theo một trình tự mà họ cho là hợp lý. Điều
này sẽ giúp cho những người dùng sau có cùng vấn đề nghiên cứu có thêm một sự gợi ý
về phương pháp học tập, nghiên cứu về vấn đề đó. Và chính tính năng này và hệ thống hỗ
trợ soạn thảo đã giải quyết cho người dùng vấn đề thứ ba – phải sử dụng các cơng cụ tại
máy tính cá nhân để soạn thảo học liệu.

16


Ý tưởng xây dựng học liệu trên hệ thống được dựa chuẩn SCORM, hay nói cách
khác, đó là một kiểu SCORM đơn giản. Mỗi học liệu trong hệ thống được tạo ra với một

tập hợp có thứ tự các nội dung nhỏ bên trong. Những nội dung này có thể là văn bản,
hình ảnh, tệp âm thanh, ảnh động, tệp trình chiếu hoặc video. Điều này giúp người dùng
có thể tạo nên những học liệu đa dạng, dưới nhiều hình thức để việc nghiên cứu, sử dụng
dễ dàng hơn, nhanh gọn hơn. Hơn hết, cách tổ chức này giúp cho q trình sử dụng lại
những tài ngun vốn có của hệ thống trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ, người dùng có thể tạo
một học liệu hướng dẫn lập trình PHP với phần giới thiệu cơ bản cực kỳ dễ hiểu từ một
học liệu giáo khoa, sau đó là một phần hướng dẫn thủ thuật sử dụng CMS, Framework để
có thể nhanh chóng tự xây dựng cho mình những trang web – thường là những kiến thức
được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân của chính người viết. Điều này giúp tạo ra những
học liệu vô cùng độc đáo và nhiều khả năng sẽ trở thành những tài liệu có giá trị, đặc biệt
với những kiến thức mang tính chất khơng q chun sâu nhưng tính ứng dụng cao.
Chính vì mơ hình thiết kế học liệu chia nhỏ nội dung như vậy, hệ thống cịn hỗ trợ việc
đóng gói tài liệu thành chuẩn SCORM 1.2 để chia sẻ trên những hệ thống khác.
Với mục tiêu là tạo một môi trường mở, mọi học liệu đều được xây dựng và chia
sẻ bởi cộng đồng người sử dụng. Việc một người dùng sử dụng những tài liệu vi phạm
bản quyền hoặc có nội dung khơng phù hợp, người dùng đó phải hồn toàn chịu trách
nhiệm trước pháp luật cũng như cộng đồng. Để hỗ trợ vấn đề này, hệ thống xây dựng
chức năng tố cáo vi phạm cho từng học liệu. Bên cạnh đó, chức năng đánh giá học liệu
ngầm sẽ hỗ trợ người dùng trong việc chọn học liệu. Chức năng này sẽ đánh giá học liệu
thông qua cách học liệu được người dùng trong hệ thống sử dụng chứ không phải do
người dùng chủ động “đánh giá”. Từ đó cung cấp những cái nhìn chính xác hơn về chất
lượng của học liệu.
Ngoài ra, do đặc trưng mở của hệ thống, cần một hệ thống quản trị thành viên để
người dùng có thể đăng ký và đăng nhập sử dụng dịch vụ của hệ thống một cách đơn
giản, nhanh gọn. Tuy nhiên, cũng là cơng cụ để kiểm sốt và ngăn chặn những tài khoản
hành vi không phù hợp.
17


1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Với vấn đề nêu trên, đề tài đặt ra các mục tiêu nghiên cứu như sau:
1. Tập trung vào việc xây dựng hệ thống chia sẻ tài liệu mở, thân thiện với
cộng đồng. Hệ thống là nơi cộng đồng người dùng có thể tự xây dựng lên những học liệu
độc đáo, có ích cho việc nghiên cứu và học tập của bản thân. Tạo tiền đề cho việc tiến
đến xây dựng những học liệu có chất lượng, có thể phục vụ cho cơng tác giảng dạy, học
tập của những người dùng khác.
2. Việc chia sẻ và nghiên cứu của hệ thống sẽ dựa trên mơ hình học cộng tác.
Theo định nghĩa: “Học cộng tác là một thuật ngữ chung chỉ những cách tiếp cận đào tạo
khác nhau liên quan đến việc sử dụng trí tuệ chung giữa các học viên với nhau hoặc giữa
các học viên với giáo viên nhằm mục đích chung là tăng cường khả năng tiếp thu tri thức,
khả năng vận dụng và áp dụng tri thức vào thực tế trên cơ sở có sự hợp tác của nhiều
thành viên. Thường thì các học viên làm việc theo nhóm hai người hoặc hơn để cùng
nhau nghiên cứu giải quyết các vấn đề mà giáo viên đưa ra”[1]. Vì thế, hệ thống đặt trọng
tâm nghiên cứu vào việc xây dựng các tính năng chia sẻ, lưu trữ, cũng như định nghĩa
học liệu sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng. Hay nói cách khác, hệ
thống đặt mục tiêu vào việc xây dựng công cụ để đáp ứng những nhu cầu về học tập,
nghiên cứu và chia sẻ của người dùng chứ khơng chú trọng vào mục tiêu kiểm sốt nội
dung của học liệu.
1.1.3. Ý nghĩa Khoa học và Công nghệ của Luận văn
Nghiên cứu và xây dựng mơ hình học liệu mới đáp ứng bài toán học cộng tác dựa
trên mơ hình SCORM. Trong đó, học liệu khơng chỉ đơn thuần là một tệp học liệu cứng
như hiện tại mà học liệu sẽ chứa nhiều thành phần nội dung được tổ chức theo một trình
tự nhất định. Trình tự tổ chức của học liệu này được coi là các bước tiếp cận tri thức được
xây dựng bởi kinh nghiệm và tri thức của người đóng gói học liệu.
Trong đó, các bước tiếp cận tri thức đáp ứng các tính chất của học cộng tác do có
thể chia sẻ kinh nghiệm giữa các người học với nhau về phương pháp học. SCORM hỗ
18


trợ việc đóng gói tài ngun và trình tự tổ chức học liệu để đáp ứng việc chia sẻ tài

nguyên học liệu trên nhiều hệ thống.
Nghiên cứu và xây dựng hệ thống đề xuất học liệu phù hợp với người dùng dựa
theo mơ hình đồ thị để có thể tạo thành vịng cộng tác giữa các người dùng thơng qua lịch
sử tương tác của người dùng trên các học liệu trong hệ thống.

1.2. Khái niệm hệ thống chia sẻ học liệu
Hiện tại chưa có những định nghĩa thực sự cụ thể về hệ thống chia sẻ học liệu, nên
luận văn đề xuất khái niệm: Hệ thống chia sẻ học liệu là một hệ thống có khả năng định
nghĩa thế nào là học liệu, cách lưu trữ những học liệu đó và cách chia sẻ học liệu trong
cộng đồng.
Về định nghĩa học liệu. Hệ thống cần có một quy chuẩn về cách xây dựng học liệu
vì học liệu là đối tượng cốt lõi của hệ thống. Mơ hình về học liệu cần được xây dựng và
định nghĩa chung. Vì tất cả mọi học liệu trong hệ thống sẽ phải tuân theo quy chuẩn này,
mà học liệu trên hệ thống có được do người dùng xây dựng nên quy chuẩn này phải đáp
ứng được tính tiện dụng, tính mềm dẻo và tính mở rộng.
Về lưu trữ học liệu. Hệ thống cần xây dựng kho học liệu đáp ứng được yêu cầu
lưu trữ đối với những học liệu được xây dựng theo quy chuẩn đã đặt ra. Ngồi ra, cần có
hệ thống tìm kiếm, quản lý kho học liệu sao cho hiệu quả, việc tìm kiếm và chia sẻ phải
ln ln khả dụng.
Về chia sẻ học liệu. Hệ thống cần xây dựng công cụ để người dùng có thể đưa
những học liệu mà họ có thành học liệu chuẩn của hệ thống và chia sẻ nó cùng cộng
đồng. Bên cạnh đó, việc người dùng khác có thể sử dụng lại những học liệu đó để làm tài
liệu học tập, giảng dạy cũng là điều mà hệ thống hướng tới. Công cụ xây dựng học liệu
cần hỗ trợ người dùng sử dụng lại những nội dung học liệu đã chia sẻ trên hệ thống để tạo
nên những học liệu mới.

19


1.3. Các bài toán cần thiết cho bài toán chia sẻ học liệu

1.3.1. Đề xuất Định nghĩa học liệu
Nội dung của học liệu sẽ được chia nhỏ thành từng thành phần nhỏ. Việc chia
thành phần này phụ thuộc hoàn toàn vào tác giả vì như đã nói, hệ thống chỉ cung cấp
công cụ xây dựng học liệu chứ không hệ tập trung vào việc kiểm soát nội dung của học
liệu.
Các phần nhỏ này sẽ được gọi là các “nội dung” (content). Các “nội dung” này sẽ
có thể được dùng lại trong các học liệu khác nếu tác giả khác nghĩ rằng nó hay và có ích.
Tác giả có thể sắp xếp vị trí của các “nội dung” tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng
trong tài liệu của mình. Tuy nhiên, khơng thể chỉnh sửa các “nội dung” của người khác.

Hình 1.1: Mơ hình học liệu

Với mơ hình học liệu như trên, việc sử dụng lại là vô cùng linh hoạt. Việc định
dạng của “nội dung” cũng không bị giới hạn. Nội dung có thể là ảnh, ảnh động, video,
văn bản… do những tài liệu đa phương tiện có thể giúp người học tiếp cận tri thức nhanh
và trực tiếp hơn [3]. Nó hồn tồn khơng bị giới hạn về mặt mơ hình, nó chỉ bị giới hạn
bởi cơng cụ đọc của hệ thống cũng như mục đích sử dụng của học liệu. Ví dụ, hệ thống sẽ

20


không thể chấp nhận những định dạng tệp thực thi như exe, php… do những vấn đề liên
quan đến an ninh và an toàn dữ liệu.
1.3.2. Lưu trữ và quản lý học liệu

Hình 1.2: Mơ hình lưu trữ học liệu

Học liệu sẽ được lưu với mơ hình định nghĩa của hệ thống. Mỗi phần nội dung
được gắn với một tệp nội dung trên đĩa cứng. Phần nội dung này khi được gọi sẽ được
công cụ đọc của hệ thống đọc ra từ đĩa cứng, phân giải và hiển thị lên cho người dùng.

Cách lưu trữ này giúp cho việc sử dụng và tìm kiếm học liệu trở nên linh động và dễ dàng
hơn.
Về mặt quản lý, học liệu được quản lý theo tác giả. Tác giả có thể thay đổi nội
dung học liệu, cập nhật các phiên bản học liệu nếu cảm thấy cần thiết mà không cần ràng
buộc với những học liệu đang sử dụng lại nội dung của mình.

21


1.3.3. Chia sẻ, sử dụng lại và đánh giá học liệu
Về chia sẻ, hệ thống cần xây dựng các công cụ tiện dục cho việc soạn thảo trực
tuyến cũng như tải tệp lên từ máy tính cá nhân được dễ dàng và mang lại nhưng hiệu quả
tương đương đối với học liệu. Việc chia sẻ dễ dàng là chức năng cốt yếu của hệ thống.
Do bản chất học liệu của hệ thống là những kiến thức được chia sẻ từ cộng đồng, nên nếu
những công cụ chia sẻ không thực sự hỗ trợ được người dùng thì sẽ khơng kích thích
được nhu cầu chia sẻ của người dùng. Điều đó sẽ gây hạn chế cho việc phát triển của hệ
thống.
Về sử dụng lại, hệ thống cho phép sử dụng lại học liệu một cách hồn tồn chủ
động từ phía người dùng. Học liệu cũng có thể dễ dàng được tải về và đóng gói dưới
dạng SCORM 1.2 để chia sẻ trên những hệ thống khác.
Việc đánh giá học liệu trong hệ thống sẽ được xây dựng ngầm theo những tương
tác của người dùng thay vì người dùng phải bấm nút đánh giá và lựa chọn mức độ ưa
thích. Việc đánh giá ngầm phù hợp hơn với tư tưởng xây dựng một hệ thống vì cộng
đồng, nơi mọi thứ đều mở. Cụ thể, học liệu sẽ được: cộng 1 điểm khi được đọc, cộng 3
điểm khi được tải về, và cộng 5 điểm khi được sử dụng lại trong những tài liệu khác.
Việc cộng điểm là hoàn toàn trong suốt với người dùng, nó được hệ thống lắng nghe và
tự động cộng điểm.

22



Chương 2: SCORM
2.1. Khái niệm
SCORM là từ viết tắt của Sharable Content Object Reference Model, tạm dịch là
Mơ hình đối tượng tham khảo có nội dung có thể chia sẻ, là một tập hợp của các chuẩn và
các định nghĩa cho việc học trực tuyến trên nền web (còn được gọi là e-learning). Nó
định nghĩa các cách giao tiếp giữa nội dung phía khách hàng và hệ thống máy chủ
(runtime enviroment), là môi trường thường được hỗ trợ bởi các hệ thống quản lý học.
SCORM là chuẩn được đưa ra bởi Trung tâm sáng kiến học phân tán nâng cao
(Advanced Distributed Learning - ADL) của Văn phòng Bộ quốc phòng Mỹ.
Chuẩn SCORM xử dụng XML và là kết quả của sự hợp tác với AICC, IMS
Global, IEEE và Ariadne.

2.2. Lịch sử phát triển
SCORM được khởi động nghiên cứu vào tháng 1 năm 1999. Đến tháng 1 năm
2000, chuẩn SCORM phiên bản 1.0 được ra đời. Đúng một năm sau, tháng 1 năm 2001,
phiên bản 1.1 ra đời, đây là phiên bản hồn chỉnh đầu tiên. Nó xử dụng đinh dạng cấu
trúc khóa học XML dựa trên nghiên cứu của AICC để mơ tả cấu trúc nội dung. Tuy nhiên
khơng có bản lược khai đóng gói cũng như việc hỗ trợ thơng tin học liệu. Chuẩn 1.1 sau
đó bị lãng qn nhanh chóng với sự xuất hiện của phiên bản 1.2.
Vào tháng 10 năm 2001, phiên bản SCORM 1.2 ra đời. Đây là phiên bản được sử
dụng rộng rãi đầu tiên của chuẩn SCORM và cũng là chuẩn được sử dụng nhiều nhất.
Hiện nay SCORM 1.2 vẫn là chuẩn được sử dụng nhiều nhất trong hầu hết các hệ thống
e-learning, điển hình như việc moodle chỉ hỗ trợ duy nhất SCORM 1.2.

23


Use of SCORM Version


SCORM 1.2

SCORM 2004 2nd Ed

SCORM 2004 3rd Ed

Hình 2.1: Tỉ lệ sử dụng SCORM 1.2

Hiện nay, SCORM đã ra mắt phiên bản SCORM 2004 bản chỉnh sửa thứ 4 nhưng
vẫn không thể thay thế SCORM 1.2, chủ yếu là do phần lớn các gói SCORM hiện tại
đang được sử dụng được xây dựng theo chuẩn SCORM 1.2, điều đó tương tự với trường
hợp của IPv4. Tuy nhiên, việc sử dụng đồng thời các chuẩn SCORM là hoàn tồn có thể
và khơng hề khó khăn như việc sử dụng IPv4 và IPv6, nên hầu hết các hệ thống Elearning đều hỗ trợ nhiều chuẩn SCORM và việc sử dụng SCORM 1.2 vẫn là việc hoàn
toàn khả thi.

2.3. Sự cần thiết đối với bài toán
So sánh SCORM và AICC

24


Bảng 1.2: So sánh giữa SCORM và AICC

SCORM
Đóng gói

Mơ hình đóng gói XML rõ Khơng có mơ hình triển
ràng

Triển khai


AICC

khai chung

Đơn giản: Đóng gói và tải Yêu cầu phải có sự hỗ trợ
lên tệp dạng zip

của LMS

AICC thể hiện yếu điểm không thể phù hợp với hệ thống kho học liệu theo mơ
hình học cộng tác đó là:
-

AICC bắt buộc phải có một hệ thống LMS (Learning Management System –
Hệ thống quản lý khóa học). Điều này là khơng cần thiết trong hệ thống kho
học liệu. Và với mơ hình học cộng tác, việc học hoàn toàn dựa trên ý thức của
người học nên khơng cần mơ hình theo dõi, đánh giá.

-

AICC khơng có mơ hình cấu trúc khóa học không rõ ràng. Khi vào năm 2006,
AICC đưa ra chuẩn đóng gói AICC nhưng chuẩn này lại khơng nằm trong
chuẩn lõi AICC nên các hệ thống LMS đều không hỗ trợ chuẩn đóng gói này.

Bên cạnh đó, theo những thống kê từ hệ thống Elearning Atlas, là hệ thống hỗ trợ
cả SCORM và AICC đã cho thấy mức độ hài lịng của người dùng cũng như số lượng gói
học liệu được tương tác của SCORM dù ở các phiên bản khác nhau đều cao hơn AICC
rất nhiều.


25


×