Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN TRIỀU DƢƠNG

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LẬP THẠCH TỈ NH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2013
i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN TRIỀU DƢƠNG

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LẬP THẠCH TỈ NH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Văn Minh


HÀ NỘI - 2013

ii


Lời cảm ơn
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, triển khai đề tài “Biện pháp quản
lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường Trung
học cơ sở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc” em đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình, có hiệu quả của các thầy giáo, cô giáo Đại học Giáo dục - Đại học
Quốc gia Hà Nội, và đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Trịnh Văn
Minh, đến nay em đã hồn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo đặc biệt là
PGS.TS Trịnh Văn Minh - người thầy đã hướng dẫn em trong suốt quá trình
nghiên cứu.
Em bày tỏ lịng tri ân của mình tới các thầy cô - những người đồng
nghiệp của em ở các trường Trung học cơ sở huyện Lập thạch, tới bạn bè –
những người đã cung cấp những tư liệu cần thiết, đã giúp đỡ tơi hồn thành
cơng trình nghiên cứu này.

Hà Nội, tháng 11 năm 2013
Tác giả

Trần Triều Dƣơng

iii


BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT


ANGT

An tồn giao thơng

CBQL

Cán bộ quản lý

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

ĐH - CĐ

Đại học – Cao đẳng

Đ/C

Đồng chí

GV

Giáo viên

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

GD


Giáo dục

GDTHCS

Giáo dục trung học cơ sở

G

Giỏi

HĐGDNGLL

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

HS

Học sinh

K

Kém

Kh

Khá

KNS

Kỹ năng sống


NXB

Nhà xuất bản

QLGD

Quản lý giáo dục

TPT

Tổng phụ trách

THCS

Trung học cơ sở

TB

Trung bình

UBND

Ủy ban nhân dân

VD

Ví dụ

XHCN


Xã hội chủ nghĩa

iv


MỤC LỤC
Lời cảm ơn……………………………………………………………………i
Danh mục các chữ cái viết tắt……………………………………………….ii
Mục lục………………………………………………………………...….....iii
Danh mục các bảng, biể u………………………………..…….......................vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG THCS
......................................................................................................................... 10
1.1.Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 10
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài................................................................ 10
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ................................................................ 12
1.2. Lý luận về quản lý .................................................................................... 14
1.2.1 Khái niệm quản lý .................................................................................. 14
1.2.2. Chức năng quản lý ................................................................................ 17
1.3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS .......................... 20
1.3.1. Khái niệm về hoạt động GDNGLL ....................................................... 20
1.3.2. Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .................................... 22
1.3.3. Hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL .............................................. 23
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDNGLL ở trường THCS ............. 24
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng trường
THCS ............................................................................................................... 29
1.4.1. Vị trí, vai trị, chức năng của hiệu trưởng trường THCS ...................... 29
1.4.2. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của người hiệu trưởng
trường THCS. .................................................................................................. 30

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
của người hiệu trưởng trường THCS. ............................................................. 33

v


Tiểu kết chương 1 ...........................................................................................39
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG THCS
HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC ............................................. 42
2.1. Khái quát về huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc ...................................... 42
2.1.1. Về vị trí địa lý ....................................................................................... 42
2.1.2. Về văn hóa xã hội .................................................................................. 44
2.1.3. Về giáo dục ........................................................................................... 45
2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS . 436
2.2.1. Nhận thức tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .. 46
2.2.2. Kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS.................. 51
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng
trường THCS huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc ........................................... 52
2.3.1. Lập kế hoạch HĐGDNGLL .................................................................. 52
2.3.2. Tổ chức thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp 54
2.3.3. Kiểm tra thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ..................... 59
2.3.4. Công tác quản lý CSVC phục vụ HĐGDNGLL ................................... 65
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐGDNGLL của hiệu trưởng các
trường THCS huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc ........................................... 66
Tiểu kết chương 2........................................................................................... 72
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG THCS
HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC……. .................................... 73
3.1 Những căn cứ và nguyên tắc để đề xuất biện pháp quản lý hoạt động

GDNGLL ........................................................................................................ 73
3.1.1. Căn cứ khoa học .................................................................................... 73
3.1.2. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp. ................................................... 77
3.2. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu
trưởng các trường THCS huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc ......................... 79
vi


3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và các lực lượng giáo dục về
tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS.... 79
3.2.2. Xây dựng và phát triển đội ngũ tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp .............................................................................................................. 81
3.2.3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện cho hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp ....................................................................................... 84
3.2.4. Đa dạng hóa các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động
giáo dục ngồi giờ lên lớp ............................................................................... 86
3.2.5. Phối hợp các lực lượng giáo dục tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp có hiệu quả .................................................................................... 91
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................. 93
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất .... 94
3.4.1. Mục đích, đối tượng, nội dung thăm dị tính cần thiết và tính khả thi của
các biện pháp được đề xuất ............................................................................. 94
3.4.2. Kết quả thăm dị tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được
đề xuất ............................................................................................................. 94
Tiểu kết chương 3..........................................................................................100
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ……………………………………….102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 105
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 108

vii



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 2.1:

So sánh quy mô HS và GV THCS giai đoạn 2007 - 2008

43

và 2012- 2013
Bảng 2.2:

Thống kê cán bộ quản lý trường THCS huyện Lập Thạch,

44

tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 2.3:

Thống kê GVTHCS huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

45

Bảng 2.4:

Nhận thức của cỏn bộ quản lý về vai trò của tổ chức

46


HĐGDNGLL ở trường THCS
Bảng 2.5:

Nhận thức về tác dụng và yêu cầu của HĐGDNGLL

47

Bảng 2.6:

Ý kiến về mức độ cần thiết phải tổ chức HĐGDNGLL

48

Bảng 2.7:

Nhận thức của HS về vị trí, vai trị của HĐGDNGLL

49

Bảng 2.8:

Đánh giá của CBQL và GV về chất lượng và kết quả

51

HĐGDNGLL cho HS THCS
Bảng 2.9:

Ý kiến của cán bộ quản lý về việc thực hiện kế hoạch


52

tổ chức HĐGDNGLL
Bảng 2.10:

Ý kiến của cán bộ quản lý về lực lượng tham gia xây

53

dựng kế hoạch HĐGDNGLL
Bảng 2.11:

Kết quả việc thực hiện các biện pháp tổ chức thực hiện

55

chương trình hoạt động HĐGDNGLL ở trường THCS
huyện Lập Thạch
Bảng 2.12:

Kết quả các biện pháp chỉ đạo thực hiện chương trình

56

HĐGDNGLL ở trường THCS huyện Lập Thạch.
Bảng 2.13:

Các biện pháp tổ chức thực hiện chương trình


57

HĐGDNGLL ở các trường THCS huyện Lập Thạch
Bảng 2.14:

Kết quả điều tra việc tự đánh giá của hiệu trưởng về
các biện pháp quản lý đã thực hiện

viii

62


Bảng 2.15:

Nội dung đánh giá kết quả HĐGDNGLL ở trường

63

THCS huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 2.16.

Cách thức tiến hành đánh giá kết quả HĐGDNGLL ở

64

trường THCS huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 2.17:

Kết quả đánh giá của phó hiệu trưởng, TPT Đội và


65

GVCN đối với các biện pháp quản lý đã thực hiện của
Hiệu trưởng về HĐGDNGLL
Bảng 2.18

Thực trạng cơng tác quản lý CSVC, trang thiết bị, kinh

66

phí phục vụ HĐGDNGLL của hiệu trưởng
Bảng 2.19.

Tổng hợp ý kiến đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến thực

67

trạng QL HĐGDNGLL của hiệu trưởng các trường
THCS
Bảng 3.1.

Khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp

95

quản lý của hiệu trưởng về HĐGDNGLL
Bảng 3.2.

Khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp quản


97

lý của hiệu trưởng về HĐGDNGLL
Biểu đồ 3.1. Kết quả chung về tính cần thiết của các biện pháp

96

quản lý của hiệu trưởng về HĐGDNGLL
Biểu đồ 3.2. Kết quả chung về tính khả thi của các biện pháp quản
lý của hiệu trưởng về HĐGDNGLL

ix

98


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Vai trò của Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) và quản
lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với sự phát triển nhân cách học sinh.
Mục tiêu giáo dục phổ thông Việt Nam là đào tạo học sinh phát triển
tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; hình thành
và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực đáp ứng với yêu cầu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa của xã hội.Trong các nhà trường phổ thông hiện nay
HĐGDNGLL là những hoạt động giáo dục được tổ chức ngồi giờ học các
mơn văn hóa. HĐGDNGLL ở THCS có vai trị quan trọng trong việc hình
thành nhân cách, góp phần nâng cao chất lượng học tập và giáo dục toàn diện
cho học sinh.
HĐGDNGLL là những hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ học

các mơn văn hố trong thời khố biểu đã quy định. Đây là một bộ phận hữu
cơ trong quá trình giáo dục ở nhà trường phổ thông, không thể thiếu được
trong kế hoạch giáo dục - đào tạo ở nhà trường, tạo sự thống nhất giữa giáo
dục trong nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường, giữa thời gian trong năm
học và thời gian hè.
HĐGDNGLL là một nội dung giáo dục bắt buộc trong chương trình
giáo dục phổ thơng, thực hiện theo chương trình quy định, khác với các hoạt
động ngồi giờ hoặc hoạt động ngoại khố mơn học khác là các hoạt động
được tổ chức theo yêu cầu, điều kiện cụ thể của trường lớp và khả năng của
giáo viên, học sinh.
HĐGDNGLL có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động dạy học, tạo điều
kiện gắn lý thuyết với thực hành, thống nhất giữa nhận thức với hành động,
góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển các kỹ năng, tình cảm,
niềm tin, tạo cơ sở cho sự phát triển nhân cách toàn diện học sinh trong giai
đoạn hiện nay.

1


HĐGDNGLL bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học,
nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thơng, phịng chống tệ nạn xã hội, giáo
dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống
nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi,
tham quan, du lịch, giao lưu văn hố, giáo dục mơi trường; hoạt động từ thiện và
các hoạt động xã hội phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.” Đây
là những hình thức tổ chức hoạt động dựa trên sự hứng thú và tự nguyện của
học sinh, như những trị chơi mà trong đó các em được trổ tài, được giao lưu
và được bộc lộ mình. Hoạt động này không chỉ giúp cho học sinh phát triển
nhanh về tư duy mà còn tạo cho học sinh khả năng ứng xử tốt, vận dụng kiến
thức tổng hợp linh hoạt, biết cách củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức,

làm cho học sinh hứng thú, u thích hơn mơn học. Mặt khác, HĐGDNGLL
còn huy động được mọi học sinh cùng tham gia, là điều kiện thuận lợi cho
việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp - rất cần thiết cho
mỗi cá nhân trong cuộc sống và cơng việc ngày nay. Hơn thế nữa,
HĐGDNGLL cũng góp phần đắc lực vào việc cung cấp sự hiểu biết và hình
thành hứng thú nghề nghiệp cho học sinh. Thơng qua các hoạt động ngoại
khoá, học sinh củng cố, mở rộng các kiến thức đó học, tìm kiếm các kiến thức
mới, phát triển hứng thú nhận thức các môn học, do đó kiến thức, kĩ năng của
các em vững chắc hơn, sâu hơn và rộng hơn. HĐGDNGLL được coi là một
nội dung giúp HS phát triển khả năng tư duy sáng tạo, hình thành kỹ năng
sống, giúp các em phát triển trí tuệ và nhân cách một cách tồn diện.
Trong thực tế, theo quan sát của chúng tôi, những học sinh THCS
thường xun tham gia vào các chương trình HĐGDNGLL có chất lượng
thường đạt được thành tích học tập cao hơn, có hành vi đạo đức tốt hơn trong
nhà trường, có mối quan hệ và xúc cảm tốt hơn, phát triển tốt hơn và khơng có
các hiện tượng sử dụng ma tuý, bạo lực...
Đặc biệt ngày nay, trong điều kiện tri thức bùng nổ, kiến thức của các
môn học quá nhiều, xuất hiện nhiều mơn học mới, chương trình mới và sách
2


giáo khoa mới; do vậy học sinh phải tiếp thu một cách toàn diện một khối
lượng đồ sộ về kiến thức - kỹ năng - thái độ. Các giờ học với số lượng thời
gian hạn chế không thể thoả mãn nhu cầu của học sinh và yêu cầu của chương
trình, sách giáo khoa mới. Vì vậy, việc tổ chức HĐGDNGLL đang trở nên
cần thiết hơn bao giờ hết.
Giáo dục là q trình kết hợp vai trị chủ đạo của giáo viên với sự tự
giác tích cực, tự rèn luyện của học sinh nhằm hình thành ý thức , tính cách và
đặc biệt là hành vi, thói quen đạo đức với các chuẩn mực xã hội quy định.
Nhân cách học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản: Con đường

dạy học trên lớp và con đường hoạt động ngoài giờ lên lớp.
HĐGDNGLL là một hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Chính
từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội đó góp
phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách của học sinh giúp các em biết tự
giáo dục, tự rèn luyện, tự hồn thiện mình . Có thể nói việc tổ chức các hoạt
động ngồi giờ lên lớp là xây dựng cho các em các mối quan hệ phong phú,
đa dạng, một cách có mục đích, có kế hoạch có nội dung và phương pháp nhất
định, gắn giáo dục với cộng đồng, tạo sự thân thiện trong mọi tình huống biến
các nhu cầu khách quan của xã hội thành những nhu cầu của bản thân học
sinh.
Nhân cách trẻ được hình thành và phát triển thơng qua các hoạt động có
ý thức. Chính trong q trình sống, học tập, lao động, giao lưu, vui chơi giải
trí… con người đó tự hình thành và phát triển nhân cách của mình. Vì thế,
HĐGDNGLL có liên quan đến việc mở rộng kiến thức, tư tưởng, tình cảm,
năng lực nâng cao thể lực, thể chất và tinh thần của học sinh. Do vậy, cần
thiết phải kết hợp việc học tập trên lớp với việc rèn luyện kĩ năng thực hành,
giúp học sinh hiểu sâu hơn và nắm bản chất của sự vật hiện tượng, tạo niềm
tin và úc sỏng tạo cho học sinh, giải quyết mối quan hệ giữa học và chơi chơi và học nhằm đáp ứng nhu cầu tâm lý lứa tuổi học sinh THCS.
3


HĐGDNGLL được quy định cụ thể tại Điều lệ trường THCS ban hành
kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại điều 26 đó chỉ rõ : “Các hoạt động giáo dục bao
gồm hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp
học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ
năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây
dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên
hoặc đi vào cuộc sống lao động. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao

gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể
thao, an tồn giao thơng, phũng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo
dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển
toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch,
giao lưu văn hố, giáo dục mơi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã
hội khỏe phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.” [9;15].
Do tầm quan trọng của HĐGDNGLL như vậy nên Bộ Giáo dục và
Đào tạo qui định cụ thể về thời gian dành cho HĐGDNGLL. Trong chương
trình giáo dục của cấp học bậc học đó có những hướng dẫn cụ thể cho các
hoạt động này.
Tuy nhiên, để HĐGDNGLL thực sự hữu ích và thành cơng, ngồi vai
trị của học sinh và giáo viên, thì các biện pháp quản lý và tổ chức
HĐGDNGLL là chìa khố quyết định sự thành cơng này. Đặt mục tiêu, lên
kế hoạch hoạt động, tổ chức các hình thức HĐGDNGLL phù hợp, chỉ đạo của
nhà quản lý và công tác giám sát, đánh giá kết quả là những công việc cần
thiết khi thực hiện các HĐGDNGLL. Nhà quản lý có trách nhiệm trong việc
tạo các điều kiện cần thiết về thời gian, không gian và tiền bạc, xây dựng mối
quan hệ với các cơ quan đoàn thể để hỗ trợ nhà trường thực hiện các hoạt
động ngoài nhà trường nói chung, HĐGDNGLL trong nhà trường. Ngồi ra,
nhà quản lý cũng là người chịu trách nhiệm trong việc đào tạo, huấn luyện các
giáo viên để họ tổ chức tốt các hoạt động này.
4


1.2. Thực tế quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn hạn chế cần
phải nghiên cứu để khắc phục.
Hiện nay, HĐGDNGLL trong các nhà trường THCS còn rất hạn chế,
chưa được các nhà quản lí quan tâm. Các hoạt động này mới chỉ dừng lại ở
những môn có thế mạnh và ngay cả những mơn đó thì hình thức tổ chức cũng
chưa phong phú, chưa tạo được hứng thú thật sự cho học sinh. Nhiều môn

học giáo viên chỉ chú trọng cung cấp và nhồi nhét kiến thức, làm cho học sinh
và phụ huynh cảm thấy nặng nề, kết quả học tập của các em không cao nên
nhiều gia đình, để đảm bảo cho con thi cử buộc các em phải đi học thêm.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạngnày là do các nhà quản lí và giáo viên chưa
được cung cấp đầy đủ lí luận về tổ chức và quản lí HĐGDNGLL, cịn q ít
các cơng trình nghiên cứu về vấn đề này. Giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục
nói chung, cán bộ quản lí nhà trường nói riêng chưa ý thức được đầy đủ về
vai trị và tác dụng của các hình thức hoạt động ngoại khoá. Hiểu biết của
người giáo viên về HĐGDNGLL còn phiến diện, năng lực tổ chức còn hạn
chế, các nhà quản lý chưa có được những biện pháp đồng bộ cần thiết để thúc
đẩy các HĐGDNGLL. Các điều kiện để tổ chức HĐGDNGLL còn hạn chế:
thiếu địa điểm, thiếu phương tiện, đặc biệt là các tài liệu tham khảo...
HĐGDNGLL ở trường THCS trong những năm qua đó có nhiều sự
chuyển biến rõ rệt, đó được các cấp quản lý giáo dục, các trường, đội ngũ
giáo viên cũng như cộng đồng quan tâm và có các giải pháp tích cực nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động. Hệ thống văn bản chỉ đạo cũng đó đề cập
nhiều đến việc tổ chức HĐGDNGLL, đặc biệt là khi Bộ GD-ĐT phát động
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì
việc đầu tư cho HĐGDNGLL, việc gắn giáo dục với cộng đồng đó được chú
trọng nhiều hơn.
Song bên cạnh đó, với tình hình hiện nay nội dung HĐGDNGLL chưa
thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế, chương trình còn đơn điệu, cứng nhắc.

5


Vẫn còn cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên chưa thực sự quan
tâm hoặc chưa quan tâm đúng mức đến HĐGDNGLL, gần như cho rằng đó là
nhiệm vụ, là hoạt động cuả tổ chức đoàn thể nhất là Chi đoàn và Tổng phụ
trách Đội .

Việc định hướng nội dung, hình thức về HĐGDNGLL ở một số trường
chưa có sự sáng tạo, lãnh đạo một số trường chưa có biện pháp cụ thể, năng
lực tổ chức hoạt động ngoài giờ của một số giáo viên vẫn còn hạn chế.
Khá nhiều giáo viên thường dành thời gian của HĐGDNGLL để ôn
kiến thức, kĩ năng , giải quyết các phần việc về lĩnh vực dạy học . Thậm chí
có ý kiến cho rằng đây là hoạt động vui chơi nên không quan trọng, khơng
cần thiết.
Nhìn chung, HĐGDNGLL vẫn cịn chưa phát huy được hết ý nghĩa
thực chất của nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chưa
thực sự được các cấp quản lý và giáo viên đầu tư đúng nghĩa trong toàn ngành
thực hiện chưa được đồng bộ thống nhất, chưa có chiều sâu.
Nếu xem nhẹ HĐGDNGLL khơng những nhà quản lý đánh mất đi tính
tồn diện của q trình giáo dục mà cịn làm cho hoạt động dạy học trong nhà
trường trở nên đơn điệu, làm giảm đi hứng thú học tập của học sinh đối với
các môn học, kiến thức và kĩ năng của các em hình thành thiếu sâu sắc, khơng
đủ độ rộng và tính vững chắc. Vì vậy, quản lý và tổ chức các HĐGDNGLL
trong nhà trường hiện nay cần phải được chú trọng cả về lý luận và thực tiễn,
cần phải có những biện pháp quản lý đúng và phù hợp.
1.3. Các nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Lập Thạch,
Vĩnh Phúc
Nghiên cứu thực trạng tại các trường THCS Huyện Lập Thạch, tỉnh
Vĩnh Phúc cho thấy chương trình và tài liệu hướng dẫn tổ chức HĐGDNGLL
còn hạn chế. Việc tổ chức chỉ đạo các HĐGDNGLL chưa thống nhất; việc
thực hiện các hoạt động này ở cơ sở gặp nhiều khó khăn, lúng túng; dẫn đến

6


chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa cao.Vấn đề quản lý HĐGDNGLL ở
huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chưa có nghiên cứu.

Với các lý do trên, chúng tơi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Biện
pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các
trường THCS huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc” với mong muốn góp
phần vào việc nâng cao hiệu quả của HĐGDNGLL góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục tồn diện.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở các trường
THCS huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc từ đó đề xuất một số biện pháp quản
lý HĐGDNGLL nhằm nâng cao chất lượng HĐGDNGLL góp phần giáo dục
toàn diện nhân cách học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý các HĐGDNGLL của Hiệu
trưởng trường THCS;
 Nghiên cứu thực trạng biện pháp quản lí HĐGDNGLL của
Hiệu trưởng các trường THCS huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh
Phúc;
 Đề xuất một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở các trường
THCS huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc;
 Khảo nghiệm các biện pháp quản lý HĐGDNGLL.
4. Đối tƣợng và khách thể
- Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý HĐGDNGLL
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý HĐGDNGLL của CBQL
trường THCS.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu:

7


Một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng trường

THCS.
 Giới hạn địa bàn nghiên cứu:
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại 10 trường (6 trường thuộc miền núi, 04
trường thuộc khu vực nông thôn)
06 trường thuộc khu vực miền núi: THCS Hoa Sơn, THCS Bắc Bình,
THCS Thái Hịa, THCS Vân Trục, THCS Quang Sơn, THCS Ngọc Mỹ.
04 trường khu vực nơng thơn: THCS Đồng Ích, THCS Sơn Đơng,
THCS Đình Chu, THCS Lập Thạch) thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh
Phúc.
 Giới hạn đối tượng khảo sát:
+ 10 Hiệu trưởng, 11 Phó Hiệu trưởng, 10 tổng phụ trách đội trường
THCS
+ 200 GV THCS
+ 720 học sinh của 10 trường THCS.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Hiện trạng cơng tác quản lí HĐGDNGLL tại các trường THCS của
huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc như thế nào? Những biện pháp quản lí nào
giúp cho HĐGDNGLL ở các trường THCS của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh
Phúc có hiệu quả.
7. Giả thuyết khoa học:
Các biện pháp quản lí HĐGDNGLL của Hiệu trưởng các trường
THCS huyện Lập Thạch đã được triển khai áp dụng trong những năm gần
đây, tuy nhiên chưa mang lại kết quả như mong muốn. Nếu tìm ra được các
biện pháp quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng phù hợp với yêu cầu đổi
mới của cơng tác quản lý nhà trường thì hiệu quả quản lý giáo dục nói
chung và quản lý HĐGDNGLL nói riêng sẽ được nâng cao.

8



8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để tiến hành thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng các
phương pháp phù hợp nhằm thu thập thơng tin có giá trị và độ tin cậy nhất :
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu có liên
quan đến cơng tác quản lý HĐGDNGLL: các bài báo trong các tạp chí, các
văn bản chỉ thị chỉ đạo cơng tác HĐGDNGLL, sách và các cơng trình nghiên
cứu khoa học, phân tích, đánh giá tìm ra các cơ sở lí luận đó được nghiên cứu
và những vấn đề cần giải quyết.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Điều tra bằng bảng hỏi: Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra theo
những nguyên tắc và nội dung chủ định của tác giả nhằm mục đích thu thập
số liệu minh chứng thực trạng quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng trường
THCS.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn CBQL(HT, P.HT), Tổng đội,
GV,HS
- Phương pháp quan sát: Quan sát cách thức quản lý của CBQL với các
lực lượng tham gia vào HĐGDNGLL như: Tổng phụ trách đội, giáo viên chủ
nhiệm, ban chỉ huy liên đội...
- Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện với GVCN, tổng phụ trách đội,
với HS về các biện pháp quản lý và các hình thức tổ chức HĐGDNGLL của
BGH trường THCS.
Phương pháp thống kê :
Dùng các cơng thức tốn thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu nhằm
đưa ra kết luận khoa học khái quát về vấn đề nghiên cứu.

9


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Mục tiêu cuối cùng của giáo dục là nhằm phát triển toàn diện nhân cách
người được giáo dục (GD). Sự phát triển tồn diện nhân cách đó bao hàm sự
phát triển về thể chất (thể hình, thể lực), tâm trí (trí tuệ, tình cảm) và năng lực
thực tiễn (cái mà C. Mác gọi là năng lực kỹ thuật tổng hợp, các tác giả
phương tây gọi là kỹ năng xã hội, UNESCO gọi là kỹ năng sống). Muốn đạt
được mục tiêu trên thì GD khơng chỉ giới hạn trong không gian trên lớp học
mà phải mở rộng trong không gian xã hội, tổ chức HĐGDNGLL là hướng
đến yêu cầu đó. Việc GD khơng chỉ diễn ra trên lớp, trong trường học mà
phải thực hiện cả ở ngoài lớp, ngoài trường THCS theo phương thức kết hợp
GD giữa nhà trường, gia đình và xã hội thơng qua các hình thức như học tập,
lao động, vui chơi, giải trí sinh hoạt ngồi trời, thăm quan, du lịch, hoạt động
trong mơi trường thiên nhiên, sinh hoạt tập thể.
Đó chính là tư tưởng GD lớn của nhân loại cũng như dân tộc Việt Nam.
Trong lịch sử, những nhà GD tiêu biểu cho các thời kỳ lịch sử từ cổ đại đến
hiện đại luôn thể hiện tư tưởng này trong quan điểm giáo dục của mình. GD kết
hợp với lao động sản xuất, GD nhà trường gắn liền với GD xã hội, GD gia
đình.
J.A.Cơ men xki ( 1592 - 1670) được coi là “Ơng tổ của nền sư phạm
cận đại” đã có những đóng góp lớn lao cho nền GD thế giới, trong đó ơng đặc
biệt quan tâm đến việc kết hợp học tập ở trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên
lớp nhằm giải phóng hình thức học tập “ Giam hãm trong bốn bức tường” của
hệ thống nhà trường giáo hội thời trung cổ. Ơng khẳng định: “Học tập khơng
phải chỉ là lĩnh hội kiến thức trong sách vở mà còn lĩnh hội kiến thức từ bầu
10



trời, mặt đất, từ cây sồi, cây dẻ”. Cô men xki ở thời đó đã áp dụng phương
pháp dạy học mới, đặc biệt là việc mở rộng các hình thức học tập ngoài lớp,
nhằm khơi dậy và phát huy những khả năng tiềm ẩn, nhằm rèn luyện cá
tính cho học sinh, đã chứng minh cho quan điểm giáo dục mới đầy tính
thuyết phục.
A.X. Macarenco (1888-1939) nhà GD Xơ Viết vĩ đại - người có cơng
làm một cuộc thực nghiệm GD vĩ đại trong gần 20 năm trời ở “trại lao động
Gooki và Deczinxki” nhằm cải tạo trẻ em phạm pháp, thành cơng của cuộc
thực nghiệm này chính là ở chỗ Macarenco không chỉ giáo dục trẻ em phạm
pháp trong trường mà ông đã gắn liền GD trong lao động, trong sinh hoạt tập
thể và hoạt động xã hội. Sự thành công trong thực nghiệm GD của ông đã
chứng minh chân lý GD của học thuyết Mác - Lê nin và khái quát thành các
quan điểm GD XHCN rất cơ bản, đó là:
+ GD trong hoạt động xã hội
+ GD trong tập thể, bằng tập thể
+ GD trong lao động
+ GD bằng tiền đồ, viễn cảnh
Có thể nói từ triết lý của C.Mác về bản chất xã hội của cá nhân là “tổng
hòa các mối quan hệ xã hội” đến những lý luận về sự kết hợp GD, xây dựng
môi trường GD,.. là một chặng đường dài. Tất cả những lý thuyết GD đó là cơ
sở lý luận cơ bản của việc tổ chức HĐGDNGLL hiện nay.
Rabơle (1494-1553) là một trong những đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa
nhân đạo Pháp. Ông đòi hỏi việc giáo dục phải bao hàm các nội dung: “trí
dục, đạo đức, thể chất và thẩm mĩ và đã có sáng kiến tổ chức các hình thức
giáo dục như ngoài việc học ở lớp và ở nhà, cịn có các buổi tham quan các
xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghị sĩ, đặc biệt là mỗi
tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày”.
Cơrúpxcaia (1869-1939) là nhà hoạt động chính trị xuất sắc của Đảng
và Nhà nước Xơ Viết, đã có những đóng góp kiệt xuất cả về lý luận lẫn thực
11



tiễn. Để đào tạo con người phát triển toàn diện, Cơrúpxcaia quan tâm tới tất
cả mọi mặt giáo dục: Đức, trí, thể, mĩ, quân sự và giáo dục lao động, giáo dục
kĩ thuật tổng hợp.
Theo Makarenco, một trong những logic của quá trình sư phạm là: “quá
trình tổ chức hợp lý hoạt động của học
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu này đã làm nổi rõ tầm quan trọng
của các hoạt động ngồi giờ lên lớp, hoạt đơng ngoại khố và chỉ ra một số
biện pháp cần thiết cho người Hiệu trưởng phải làm gì để tổ chức và quản lí
tốt các hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trong những năm
gần đây, do yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội và xu thế hội nhập cùng
phát triển của các quốc gia, GD của các nước đã và đangcó những định hướng
rất cơ bản nhằm đào tạo một thế hệ năng động, sáng tạo, có những năng lực
chủ yếu (như năng lực thích ứng, năng lực tự hoàn thiện, năng lực hợp tác,
năng lực hoạt động xã hội...).
Những lý luận cơ bản của GD XHCN đã trở thành những vấn đề của
thời đại, xu thế chung của GD các nước thông qua hoạt động của chủ thể
(người học), đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục nhà
trường, xã hội, gia đình... những khẳng định chung của UNESCO là:
+ GD thường xuyên, GD suốt đời
+ Nhà trường mở, GD mở.
+ Tăng cường GD cộng đồng, GD gia đình.
+ GD cho mọi người.
+ GD hướng tới 4 trụ cột: Học để biết, học để làm, học để chung sống,
học để tự khẳng định mình.
1.1.2. Ở trong nước
Nghị quyết 14/TƯ ngày 11/1/1979 của Bộ chính trị về cải cách giáo
dục đã khẳng định: “Nội dung giáo dục ở trường phổ thông trung học mang
tính chất tồn diện và kĩ thuật tổng hợp, nhưng có chú ý hơn đến việc phát

huy sở trường và năng khiếu cá nhân…Ở trường phổ thông trung học, cần coi
12


trọng giáo dục thẩm mĩ (âm nhạc, mĩ thuật…), giáo dục và rèn luyện thể chất,
hoạt động văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao và luyện tập quân sự”. Từ đây,
đã có nhiều nghiên cứu xung quanh việc xác định khái niệm “hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp”, cũng như những nghiên cứu nhằm tổ chức có chất
lượng HĐGD NGLL trong nhà trường.
Tác giả Nguyễn Thị Hà với nghiên cứu: “Quản lý hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp của học sinh trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học
Tự nhiên thuộc trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà
Nội” 2011, đã khẳng định vai trị của tổ chức hoạt động ngồi trời với việc
nâng cao chất lượng GD đồng thời nêu lên một số biện pháp tổ chức có hiệu
quả hoạt động này.
Đỗ Văn Lợi với nghiên cứu “ Một số biện pháp quản lý HĐGD NGLL
ở các trường phổ thông Hermann Gmeiner” đã khẳng định HĐGDNGLL có
vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển phẩm
chất, năng lực cho HS đồng thời đã chỉ ra được các biện pháp quản lý như:
nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV về đặc điểm của trường phổ thông
Hermann Gmeiner; xây dựng đội ngũ quản lý và tổ chức HĐGDNGLL giỏi
về chun mơn, có tinh thần trách nhiệm cao; nâng cao ý thức trách
nhiệm của đội ngũ cán sự lớp, toàn thể HS về việc tham gia các
HĐGDNGLL,… sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu quả giáo dục nói
chung ở các trường học phổ thơng.
PGS. Hà Nhật Thăng, đã dự thảo chương trình khung “Tổ chức HĐGD
NGLL ở trường THCS” vào năm 1998. Nhóm nghiên cứu gồm GS. Đặng Vũ
Hoạt, Nguyễn Đăng Thìn, Lê Thanh Sử, Nguyễn Thị Kỷ về HĐGD NGLL ở
trường THCS, đã điểm qua về vị trí, nhiệm vụ của HĐGD NGLL, các hình
thức và con đường chủ yếu thực hiện HĐGD NGLL ở trường THCS.

Các cơng trình nghiên cứu về HĐGDNGLL thì nhiều cịn nghiên cứu
về quản lý HĐGDNGLL cịn ít được nghiên cứu. Bên cạnh đó các hướng
nghiên cứu quản lý HĐGDNGLL ở THCS,THPT và Đại học tuy nhiều nhưng
13


các nghiên cứu về quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng trường THCS cịn
ít. Bên cạnh việc khẳng định tính cần thiết của việc tổ chức HĐGDNGLL,
những cơng trình nghiên cứu này chưa chỉ ra một cách cụ thể việc cần tổ chức
và quản lý HĐGDNGLL. Làm thế nào để HĐGDNGLL trong nhà trường
THCS thực sự là một hoạt động thường xun có kết quả . Các cơng trình
nghiên cứu chưa chỉ ra cách thức cho nhà quản lý khi tổ chức hướng dẫn thực
hiện các tổ nhóm chun mơn đưa HĐGDNGLL vào trong kế hoạch năm
học. Điều này khiến cho khơng ít trường THCS vẫn cảm thấy HĐGDNGLL
cịn là việc làm có tính hình thức, ép buộc.
1.2. Lý luận về quản lý
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Quản lý
Quản lý là hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân
nhằm đạt được những mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là
nhằm hình thành một mụi trường mà trong đó con người có thể đạt được các
mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc và sự bất món cỏ nhõn ít nhất.
Quản lý một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người
– thành viên của hệ thống làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mục đích
dự kiến.
Quản lý là sự tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ
chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động.
Quản lý là việc đảm bảo hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự
biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển động của hệ thống
đến trạng thái mới thích ứng với hồn cảnh mới.

Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể
quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt
mục đích nhất định.

14


Theo Aphanaxép ( bản dịch năm 1980): "Quản lý con người có nghĩa
là tác động đến anh ta sao cho hành vi, công việc và hoạt động của anh ta đáp
ứng những yêu cầu của xã hội, tập thể để những cái đó có lợi cho tập thể và
cá nhân, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội lẫn cá nhân" [1, tr. 78].
Harold Koontz, Cyril Odonnell - Heinz, Weihrich (1998) trong cuốn
"Những vấn đề cốt yếu của quản lý" cho rằng: "Quản lý là hoạt động đảm bảo
sự nỗ lực của cá nhân để đạt được mục tiêu quản lý trong điều kiện chi phí
thời gian, cơng sức, tài lực, vật lực ít nhất và đạt được kết quả cao nhất"
[20, tr. 24].
"Quản lý" là một từ Hán - Việt được ghép giữa từ "quản" và từ "lý".
"Quản" là sự trơng coi, chăm sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái ổn định.
"Lý" là tự sửa sang, sắp xếp, làm cho nó phát triển. Như vậy "Quản lý" là
trơng coi, chăm sóc sửa sang, làm cho nó ổn định và phát triển.
Theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc “Quản lý là q trình tác động có định
hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý
(người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt
được mục đích của tổ chức” [24, tr. 9].
1.2.1.2 Quản lý Giáo dục
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì cho rằng : “Quản lý giáo dục thực
chất là tác động đến nhà trường làm cho tổ chức tối ưu được quá trình dạy
học, giáo dục thể chất theo đường lối , nguyên lý giáo dục của Đảng, quán
triệt được những tính chất trường trung học phổ thông xã hội chủ nghĩa Việt
nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng

mới...”
Như vậy, khi bàn về quản lý, các tác giả đều có quan điểm thống nhất
chung là: Quản lý là q trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến
khách thể (đối tượng) quản lý bằng một hệ thống các luật lệ, chính sách, các

15


nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp để đạt được mục tiêu quản lý
đặt ra.
Quản lý là sự tác động có ý thức thơng qua kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ
đạo, kiểm tra của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển hướng dẫn các quá
trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng
với ý định của nhà quản lý, phù hợpvới quy luật khách quan.
1.2.1.3 Quản lý nhà trường.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện
đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà
trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục
tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [12,tr.71]
Quản lý nhà trường khác hẳn với các quản lý xã hội khác. Quá trình
quản lý được quy định với bản chất lao động sư phạm của người giáo viên,
bản chất quá trình dạy học và giáo dục trong đó mọi thành viên trong nhà
trường vừa là chủ thể sáng tạo vừa là đối tượng quản lý. Và sản phẩm được
tạo ra của q trình này là nhân cách học sinh (HS).
Có nhiều cấp quản lý trường học: cấp cao nhất là Bộ GD - ĐT, nơi
quản lý nhà trường bằng các biện pháp vĩ mơ. Có hai cấp trung gian quản lý
trường học là Sở GD - ĐT ở tỉnh, thành phố và các Phòng Giáo dục ở các
quận, huyện. Cấp quản lý quan trọng trực tiếp của hoạt động giáo dục là cơ
quan quản lý trong các nhà trường.
Mục tiêu quản lý của nhà trường được cụ thể hóa trong nhiệm vụ năm

học, tập trung vào việc phát triển toàn diện nhân cách của HS. Để thực hiện
được mục tiêu này thì người hiệu trưởng phải tiến hành các hoạt động quản
lý.
Công tác quản lý trong nhà trường bao gồm quản lý các hoạt động diễn
ra trong nhà trường và sự tác động qua lại giữa nhà trường với các hoạt động
ngoài xã hội. Quản lý nhà trường như là quản lý một hệ thống bao gồm các
thành tố:
16


×