Tải bản đầy đủ (.doc) (201 trang)

Tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của thành phố hồ chí minh restructuring vocational education institutions of ho chi minh city

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.97 KB, 201 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực. Các tài liệu được trích dẫn đúng quy định và được
ghi đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Văn Lâm


MỤC LỤC
rang
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.
Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi có liên quan đến đề tài
1.2.
Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài
1.3.
Khái qt kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa
học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tập
trung giải quyết
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CƠ CẤU CÁC CƠ SỞ
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
2.1.
Những vấn đề chung về giáo dục nghề nghiệp và tái cơ


cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
2.2.
Quan niệm, nội dung và những nhân tố tác động đến tái cơ
cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Thành phố Hồ
Chí Minh
2.3.
Kinh nghiệm tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
của một số địa phương và bài học rút ra cho Thành phố
Hồ Chí Minh
Chương 3 THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU CÁC CƠ SỞ GIÁO
DỤC NGHỀ NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
3.1.
Khái quát hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp và
thành tựu, hạn chế trong tái cơ cấu các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh
3.2.
Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và một số vấn đề
đặt ra cần tập trung giải quyết trong tái cơ cấu các cơ
sở giáo dục nghề nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh

3
9
9
15

23

28
28


38

58

76

76

114


Chương 4

4.1.
4.2
4.3

MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TÁI CƠ
CẤU CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI
GIAN TỚI
Mục tiêu tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của
Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới
Quan điểm tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới
Giải pháp tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của
Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới

KẾT LUẬN

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG
BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

131
131
140
151
166
168
169
182


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết đầy đu

Chữ viết tắt

1

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

2


Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá

CNH, HĐH

3

Cơ sở dạy nghề

CSDN

4

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp

CSGDNN

5

Đào tạo nghề

ĐTN

6

Giáo dục nghề nghiệp

GDNN

7


Giáo dục thường xuyên

GDTX

8

Học sinh sinh viên

HSSV

9

Hỗ trợ phát triển chính thức

ODA

(Official Development Assistance)
10

Khoa học cơng nghệ

KHCN

11

Kinh tế - xã hội

KT - XH

12


Nguồn nhân lực

NNL

13

Giáo dục và Đào tạo

GD&ĐT

14

Lao động - Thương binh và Xã hội

LĐ -TB&XH

15

Trung học cơ sở

THCS

16

Trung học phổ thông

THPT



DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1

Tên bảng
Trang
Bảng 3.1. Số lượng học viên theo học các ngành nghề
truyền thống trong giai đoạn 2017 - 2019
76

2

Bảng 3.2. Số lượng học viên theo học các ngành nghề trọng
điểm, mũi nhọn, chất lượng cao giai đoạn 2017 - 2019)

3

4
5
6
7

8

9

10

11


12

Bảng 3.3. Tổng hợp số lượng ngành, nghề đào tạo của
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2014 - 2019
Bảng 3.4. Tổng hợp số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp
của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2019
Bảng 3.5. Số lượng, cơ cấu CSGDNN tập trung ở 19 quận
và 05 huyện.
Bảng 3.6. Tổng hợp loại hình quản lý cơ sở giáo dục
nghề nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019
Bảng 3.7. Tổng hợp công tác tuyển sinh tại cơ sở giáo
dục nghề nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2014 - 2019
Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả đào tạo nghề cho nông thôn,
lao động thất nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh giai
đoạn 2014 - 2019
Bảng 3.9. Tổng hợp chương trình đào tạo được xây dựng
và ban hành trong GDNN của Thành phố Hồ Chí Minh
giai đoạn 2014 - 2019
Bảng 3.10. Tổng hợp đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý
trong giáo dục nghề nghiệp của Thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2010 - 2014
Bảng 3.11. Tổng hợp đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý
trong giáo dục nghề nghiệp của Thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2015 - 2019
Bảng 4.1. Số lượng học sinh năm 2019, 2020 và dự
báo năm 2025, 2030

76

78

81
82
85

87

89

93

94

95
127


3
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Ở Việt Nam, hệ thống GDNN có vai trị rất quan trọng trong đào tạo
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Để GDNN thực hiện được vai trị đó, cần phải có CSGDNN đủ về số
lượng, cao về chất lượng và có cơ cấu hợp lý, xét trên cả khía cạnh cơ sở
vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, nội dung và sự phân bố theo địa
lý. Tuy nhiên, hiện nay cơ cấu các CSGDNN chưa hợp lý nên phải tái cơ
cấu các CSGDNN đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đề án số 115 của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội đã chỉ rõ: “Sắp xếp, tổ chức lại cơ sở giáo dục

nghề nghiệp theo hướng mở và linh hoạt, đáp ứng nhu cầu lao động qua
đào tạo nghề nghiệp của các bộ, ngành, địa phương theo từng thời kỳ, ưu
tiên phát triển các trường chất lượng cao tiếp cận trình độ các nước
ASEAN-4, các nước phát triển trong nhóm G20 và các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp cho các ngành, nghề, đối tượng đặc thù” [15, tr.2].
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Do đó,
giáo dục nghề nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh khơng chỉ phục vụ nhu
cầu đào tạo đội ngũ lao động trên địa bàn Thành phố mà cịn cho cả khu vực
phía Nam và cả nước. Nhận thức được vị trí, vai trò của GDNN trong phát
triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập
quốc tế. Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền Thành phố Hồ Chí
Minh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, thực hiện đồng bộ nhiều biện
pháp để đẩy mạnh tái cơ cấu CSGDNN. Nhờ đó, tái cơ cấu các CSGDNN
của Thành phố đã đạt được nhiều thành tựu rất khả quan như: cơ cấu ngành
nghề, lĩnh vực đào tạo đã có sự điều chỉnh mở rộng gia tăng ngành nghề trọng
điểm, mũi nhọn chất lượng cao, giảm thiểu ngành, nghề truyền thống ít sinh
viên theo học; mơ hình tổ chức, cơ chế quản lý đối với các cơ sở giáo dục


4
nghề nghiệp dần được hoàn thiện, theo hướng giảm trường cơng lập, Trung
ương quản lý, tăng ngồi cơng lập do địa phương quản lý; cơ cấu lại qui mô
tuyển sinh, hướng nghiệp, liên kết đào tạo đối với các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường sức lao động; tái cơ cấu
chương trình, nội dung, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý được thực hiện
nghiêm túc, chặt chẽ có chất lượng; cơ cấu đầu tư nguồn lực tài chính thay đổi
theo hướng ngày càng tăng, cơ sở vật chất, kỹ thuật ngày càng hiện đại đáp ứng
nhu cầu đào tạo. Nhờ đó đã làm thay đổi một cách căn bản và toàn diện về cơ
chế quản lý, mơ hình tổ chức, ngành nghề và lĩnh vực đào tạo, cơ sở vật
chất, kỹ thuật đáp ứng theo yêu cầu của thị trường sức lao động và nhu cầu

phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ Chí
Minh vẫn cịn những hạn chế, bất cập như: Tái cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực
đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn chồng chéo, chưa đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội; tái cơ cấu quy mô tuyển sinh cịn mất cân đối,
cơng tác hướng nghiệp, liên kết đào tạo còn nhiều hạn chế, chưa đạt yêu cầu đề
ra; tái cơ cấu chương trình, nội dung, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý còn
nhiều bất cập; tái cơ cấu nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật còn
chưa đạt mục tiêu đề ra; sự phân bố về địa lý các CSGDNN chưa hợp lý.
Dưới góc độ lý luận, tái cơ cấu các CSGDNN là vấn đề mới có liên
quan và tác động đến nhiều lĩnh vực nên đã thu hút được sự quan tâm nghiên
cứu của nhiều nhà khoa học dưới nhiều góc độ, phạm vi khác nhau. Tuy
nhiên, đến nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có
hệ thống về tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh dưới góc
độ khoa học kinh tế chính trị. Do vậy, tác giả chọn đề tài: “Tái cơ cấu các cơ
sở giáo dục nghề nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu trong
khn khổ luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị.


5
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở xây dựng cơ sở lý luận, thực tiễn tái cơ cấu các CSGDNN của
Thành phố Hồ Chí Minh; đề xuất mục tiêu, quan điểm và giải pháp nhằm đẩy
mạnh tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan
đến đề tài, qua đó, xác định khoảng trống khoa học mà luận án cần tập
trung nghiên cứu.
Xây dựng cơ sở lý luận về tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ

Chí Minh và khảo sát kinh nghiệm một số địa phương trong nước về tái cơ
cấu các CSGDNN để rút ra bài học cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Đánh giá thực trạng tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ Chí
Minh, chỉ ra nguyên nhân của thành tưu, hạn chế và khái quát những vấn đề đặt
ra cần giải quyết trong tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất mục tiêu, quan điểm và giải pháp nhằm tái cơ cấu các
CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Dưới góc độ tiếp cận của chuyên ngành kinh tế chính trị,
luận án nghiên cứu quá trình tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ Chí
Minh trên các nội dung: (1) tái cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực đào tạo; (2) tái
cơ cấu mơ hình tổ chức, cơ chế quản lý; (3) tái cơ cấu quy mô tuyển sinh,
hướng nghiệp, liên kết đào tạo; (4) tái cơ cấu chương trình, nội dung, đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý (5) tái cơ cấu nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất,
kỹ thuật, phân bố về địa lý của các CSGDNN.
Về không gian: Luận án nghiên cứu về tái cơ cấu các CSGDNN thuộc
quản lý của Ủy Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.


6
Về thời gian:Luận án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng tái cơ cấu
các CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến năm 2019.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Luận án dựa vào lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân
lực, phát triển giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp.
* Cơ sở thực tiễn: Đề tài dựa trên những tư liệu, số liệu do các cơ quan

chức năng của Trung ương và Thành phố Hồ Chí Minh cơng bố; đồng thời kế
thừa kết quả nghiên cứu của những công trình khoa học có liên quan đến tái cơ
cấu CSGDNN đã công bố.
* Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin là Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử, đề tài sử dụng
phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị Mác - Lênin là phương
pháp trừu tượng hóa khoa học; đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên
cứu liên ngành, như: Kết hợp lôgic và lịch sử, phân tích - tổng hợp; thống kê
- so sánh,... Cụ thể là:
Chương 1, sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp để phân tích tổng
quan các cơng trình nghiên cứu ở ngồi nước, trong nước về những vấn đề có liên
quan đến đề tài luận án; trên cơ sở đó tổng hợp, khái quát các kết quả nghiên cứu
chủ yếu của các cơng trình khoa học đã cơng bố và xác định những vấn đề đặt ra
mà luận án cần tập trung giải quyết dưới góc độ của chuyên ngành kinh tế chính
trị.
Chương 2, sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương
pháp phân tích - tổng hợp để luận giải những vấn đề chung về GDNN, tái cơ
cấu CSGDNN; xây dựng quan niệm, xác định và phân tích nội dung, những
nhân tố tác động đến tái cơ cấu CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh;
khảo cứu kinh nghiệm về tái cơ cấu CSGDNN ở một thành phố trực thuộc
Trung ương và rút ra bài học cho thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3, sử dụng phương pháp kết hợp logic và lịch sử, phương pháp
phân tích - tổng hợp, trong đó đặc biệt là phương pháp thống kê - so sánh để


7
phân tích, đánh giá kết quả tái cơ cấu CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh
giữa các năm trong phạm vi thời gian nghiên cứu, khảo sát, rút ra những nhận
định, đánh giá đúng thành tựu, hạn chế tái cơ cấu CSGDNN của Thành phố
Hồ Chí Minh, đồng thời xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần

giải quyết từ thực trạng quá trình tái cơ cấu CSGDNN của Thành phố Hồ Chí
Minh.
Chương 4, sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp để phân tích
mục tiêu, quan điểm; giải pháp tái cơ cấu CSGDNN của Thành phố Hồ Chí
Minh trong thời gian tới.
5. Những đóng góp mới cua luận án
Xây dựng quan niệm, xác định nội dung và tiêu chí tái cơ cấu
CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của khoa học kinh tế
chính trị; khảo cứu kinh nghiệm tái cơ cấu CSGDNN của một số địa phương
trong nước và rút ra bài học cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Khái quát những vấn đề đặt ra từ thực trạng tái cơ cấu các CSGDNN
của Thành phố Hồ Chí Minh những năm qua.
Xác định mục tiêu và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu các
CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn cua luận án
Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc và
phong phú thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu các CSGDNN
của Thành phố Hồ Chí Minh.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo
cho các cơ quan, CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh trong hoạch định
chính sách; làm tài liệu giảng dạy các mơn kinh tế chính trị, kinh tế nguồn
nhân lực; trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập những vấn đề có
liên quan đến CSGDNN và tái cơ cấu CSGDNN.
7. Kết cấu cua luận án


8
Đề tài có kết cấu gồm: Mở đầu; 04 chương (11 tiết); kết luận; danh mục
các cơng trình khoa học của tác giả đã cơng bố có liên quan đến đề tài; danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi có liên quan đến đề tài
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục nghề nghiệp
Gilles Laflamme (1993), Vocational Training - International perspectives,
(Đào tạo nghề - Triển vọng quốc tế) [121]. Tác giả đã phân tích bối cảnh tác
động, yêu cầu của đào tạo nghề; khái quát, tổng kết thành tựu trong việc giáo
dục và dạy nghề ở một số quốc gia trong đào tạo nghề có chất lượng và hiệu
quả như Mỹ, Pháp, Đức, Nhật. Qua đó, tác giả nêu lên những thách thức, triển
vọng cho đào tạo nghề quốc tế.
Dustmann, Christian, Fitzenberger, Bernd, Machin, Steve (2007), The
Economics of Education and Training”, (Kinh tế học giáo dục và đào tạo)
[117]. Các ông đã chỉ ra rằng: Giáo dục và đào tạo là chìa khóa để giải thích
các thế mạnh cạnh tranh hiện tại của nền kinh tế quốc gia, và để đảm bảo khả
năng cạnh tranh trong tương lai. Trong khi các cơ sở giáo dục và đào tạo trước
đây thường được xem là nhà cung cấp các kỹ năng cần thiết cho nền kinh tế
quốc gia, quan điểm này đã thay đổi đáng kể, với giáo dục và đào tạo hiện nay
được coi là thành phần then chốt cho khả năng cạnh tranh quốc tế. Cuốn sách
là tổng hợp các bài báo nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của nền kinh
tế giáo dục và đào tạo, cuốn sách cũng đã đưa ra các nghiên cứu hiện đại về
kinh tế giáo dục và đào tạo và sự đối sánh giữa các quốc gia, các chủ đề bao
gồm kinh tế giáo dục, sự chuyển tiếp từ trường học đến việc làm, tổ chức giáo
dục, chất lượng trường học và các vấn đề liên quan đến nó, như chất lượng
của đồng nghiệp và chất lượng giáo viên. Một số bài nghiên cứu cũng đề cập


9
đến các vấn đề có liên quan đến các hoạt động đào tạo nghề và ảnh hưởng của
nền kinh tế đối với hoạt động đào tạo nghề.

George S. Mouzakitis (2010), The role of education and vocational
training in economic development, (Vai trò của giáo dục và dạy nghề đối với
phát triển kinh tế) [120]. Tác giả cho rằng, tồn cầu hóa đã trở thành một
trong những chủ đề quan trọng của cuộc thảo luận và quan tâm trong thời gian
gần đây, vì nó có tác động quan trọng đến cuộc sống của chúng ta. Do đó, nếu
chúng ta cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu và đáp ứng những thách thức tồn
cầu hóa, chúng ta cần phải cải thiện đáng kể về mặt tối đa hóa hiệu quả của
giáo dục dạy nghề và hướng dẫn đào tạo dựa trên thiết kế chương trình cụ thể.
Nó được chấp nhận rộng rãi rằng chúng ta đang sống trong một thế giới mà
kiến thức và công nghệ được đổi mới với tốc độ tăng tốc. Để đáp ứng các yêu
cầu được cập nhật kết quả của các xu hướng và mục tiêu kinh tế, kế hoạch
giáo dục của chúng ta phải được chuyển sang các hình thức giảng dạy và phân
phối mới. Do đó, tồn cầu hóa và trật tự kinh tế và xã hội mới nổi đang địi
hỏi các chính sách và chiến lược mới đối với các quy trình giáo dục. Với hiệu
ứng này, các cải cách giáo dục và đào tạo phải dựa trên đánh giá nhu cầu thị
trường được xác định bởi nghiên cứu thị trường thích hợp. Cuốn sách này
nghiên cứu những nhu cầu cần phải được đáp ứng thơng qua việc thực hiện
các chương trình Giáo dục và Đào tạo nghề được coi là công cụ hiệu quả nhất
đáp ứng nhu cầu tồn cầu hóa.
Cisco (2010), Global trends in vocational education and training, (Xu
hướng toàn cầu trong giáo dục và dạy nghề) [116]. Cơng trình đã đề cập
ngành giáo dục và đào tạo nghề là một trong những vấn đề trọng điểm được
chính phủ Úc đặc biệt quan tâm trong bối cảnh thách thức tồn cầu hóa về
kinh tế. Một ngành giáo dục và đào tạo nghề hiệu quả sẽ được yêu cầu tăng
cường sự tham gia vào lực lượng lao động, giúp các công ty khai thác các
công nghệ mới và thúc đẩy cải thiện năng suất trên toàn nền kinh tế. Lợi


10
nhuận mang lại là rất quan trọng đối với các tổ chức và nền kinh tế năng

động và thực sự có hiệu quả.
Roland Vstoodley (2011),

Accrediting

Occupational

Training

Programs, (kiểm định các chương trình đào tạo nghề) [130]. Tác giả đề cập
với hình thức, nội dung thành phần của công tác kiểm định chất lượng các
cơ sở đào tạo và các chương trình đào tạo nghề, qua đó thúc đẩy việc nâng
cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại các bang nước Mỹ. Đối với một
số nước thuộc tiểu vùng sông Mêkông đã nghiên cứu và áp dụng công tác
kiểm định này theo điều kiện thực tế và kinh tế - xã hội các nước trong khu
vực và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Pilz và Matthias (2012), The Future of Vocational Education and
Training in a Changing World”, (Tương lai của giáo dục và đào tạo nghề
trong một thế giới đang thay đổi) [127]. Trong cuốn sách các tác giả đã có
những phân tích: Giáo dục và đào tạo nghề được đặc trưng bởi một số xu
hướng chung, bao gồm việc sử dụng công nghệ ngày càng tăng, tầm quan trọng
ngày càng tăng của hệ thống thông tin và truyền thông, và những thay đổi của
nhân khẩu học quốc gia trên toàn cầu. Sự giao thoa giữa hệ thống giáo dục và
đào tạo nghề với việc làm, những thách thức mà giáo dục và đào tạo nghề phải
đối mặt và cần phải giải quyết đặt ra từ quá trình chuyển đổi từ giáo dục sang
đào tạo nghề, đảm bảo thế hệ trẻ phải có các kỹ năng làm việc đáp ứng được sự
phát triển của nền kinh tế và nhu cầu của xã hội.
Vladimir Gasskoov (2014), Managing vocational training systems,
(Về quản lý các hệ thống đào tạo nghề) [134]. Tài liệu nghiên cứu đã đưa ra
hệ thống các quan điểm tổ chức và quản lý đào tạo nghề, quản lý chiến lược

(the strategic management) và xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển hệ
thống dạy nghề cùng kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực quản lý và phát
triển GDNN. Đồng thời, tài liệu cũng chỉ ra những định hướng, giải pháp để


11
các nhà lãnh đạo, các chuyên gia quản lý, tổ chức xây dựng, phát triển giáo
dục và đào tạo nghề ở các quốc gia.
Pilz, Matthias (2017), Vocational Education and Training in Times of
Economic Crisis - Lessons from Around the World”, (Giáo dục và đào tạo
nghề trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế - Bài học từ các nước trên thế giới
[128]. Cơng trình nghiên cứu là tập hợp các cách tiếp cận và phương pháp
liên quan đến giáo dục và đào tạo nghề quốc tế. Trong đó đã luận giải
những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tới thế hệ trẻ trong quá trình
chuyển đổi, đánh giá những điểm mạnh và hạn chế của các hệ thống giáo
dục, đào tạo và triển vọng của giáo dục và đào tạo nghề quốc tế ở các nước
trong các bối cảnh từ Bắc Mỹ đến châu Âu, (ví dụ: Tây Ban Nha, Đức
hoặc Anh, Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ). Mặc dù, sự ảnh hưởng bởi
cuộc khủng hoảng kinh tế ở mỗi quốc gia là khác nhau nhưng các sự tác
động, ảnh hưởng của nó đến thế hệ trẻ rất rõ ràng. Ở nhiều nước tỷ lệ thất
nghiệp thanh niên vẫn còn rất cao và triển vọng việc làm cho những người
trẻ tuổi thường bị giới hạn. Những đóng góp trong cuốn sách này chứng
minh rằng chỉ riêng lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề không thể giải quyết
những vấn đề này, nhưng nó có thể là cầu nối để giúp thanh niên có việc
làm sau khi tốt nghiệp phổ thơng trung học. Nếu chất lượng của giáo dục
và đào tạo nghề cao và cơ hội nghề nghiệp tốt thì giáo dục, đào tạo nghề
có thể giúp thanh niên phát triển các kỹ năng, đặc biệt là ở cấp độ kỹ năng
trung gian. Hơn nữa, giáo dục, đào tạo nghề cũng có thể mang lại cho
thanh niên nhiều sự lựa chọn thay vì tham gia vào học tập ở các trường đại
học ở các quốc gia.

1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến tái cơ cấu các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp
Glenn M., Mary Jo Blahnaetal (2008), A Competency Based model for
developing human resource professionals (Mơ hình dựa trên năng lực để phát


12
triển các chuyên gia nguồn nhân lực)[122]. Các tác giả cho rằng bối cảnh thời
đại mới, xu thế phát triển giáo dục và cuộc cách mạng KHCN đã tác động và
làm biến đổi nhanh chóng, sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực của xã hội, trong đó
có dạy nghề và việc làm. Sự biến đổi đó được thể hiện ở quan niệm mới về
hình mẫu nhân cách người lao động trong xã hội công nghiệp văn minh hiện
đại. Mô hình nhân cách của người lao động được xây dựng dựa trên năng lực
tổng hợp, bao gồm 03 thành tố cấu trúc: kiến thức (knowledge), kỹ năng
(skills) và thái độ (traits). Để nâng cao chất lượng dạy nghề phải tiến hành đồng
bộ các biện pháp tái cơ cấu trong đào tạo nghề.
International perspectives Australia (2009), Quality indicators in
vocational education and training. International perspectives (Các chỉ tiêu
chất lượng trong giáo dục và đào tạo nghề nghiệp. Quan điểm quốc tế)
[125]. Cơ quan quản lý đào tạo quốc gia Australia đã cung cấp một sự so
sánh về các chỉ tiêu chất lượng trong giáo dục và đào tạo nghề nghiệp được
sử dụng về quản lý chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Qua đó, định hình chỉ
số đánh giá chất lượng trong giáo dục nghề nghiệp.
Arlianti R (2010), Management of a VTET Institution, (Quản lý nhà
trường dạy nghề [114]. Trong cơng trình nghiên cứu của mình, tác giả đã đề
cập đến quá trình quản lý dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường sức lao
động, phát triển nguồn nhân lực thông qua dạy nghề, bằng việc chú trọng
vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chương trình dạy học, tái
cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực, chất lượng đào tạo theo cách tiếp cận năng lực
tổng hợp, sản phẩm quá trình đào tạo đã mang lại nhiều lợi ích to lớn, được

áp dụng rất thành công ở nhiều nước trên thế giới.
European Commission (2010), Education and Training 2010, (Giáo dục và
đào tạo 2010) [118]. Tài liệu với trọng tâm là việc triển khai các cơ cấu
(framework) và các công cụ chung của châu Âu để nâng cao sự minh bạch, sự
công nhận và chất lượng của các năng lực và trình độ đào tạo, làm cho người


13
học và người lao động dễ dàng chuyển đổi và thích ứng hơn. Các hệ thống
giáo dục nghề nghiệp ở châu Âu đang tiến hành việc hiện đại hóa và chuyển
đổi theo hướng quản lý hiệu quả hơn. Điều này được đặc trưng bởi một sự
thay đổi trong quản lý tái cơ cấu ở cả cấp độ hệ thống và cấp độ cơ sở giáo
dục, chuyển từ việc hướng dẫn và kiểm soát đầu vào sang việc định hướng
đầu ra và công nhận các kết quả đạt được. Đảm bảo chất lượng được dùng để
định hướng, bổ sung, cho phép đánh giá sự thoả mãn với các tiêu chí được đề
ra ở cấp quốc gia và kiểm tra thường xuyên tiến bộ đạt được.
European Centre for the Development of Vocational Training –
CEDEFOP (2011), Quality management recommendation for vocational
education and training (Khuyến nghị quản lý chất lượng đối với giáo dục và
đào tạo nghề) [119] của Hội đồng Giáo dục Quốc gia Phần lan. Tài liệu đưa ra
tiêu chí, kinh nghiệm trong quản lý chất lượng cho giáo dục nghề nghiệp và
đào tạo nghề, kinh nghiệm quản lý, tái cơ cấu giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo nghề, tiêu biểu là phát triển giáo dục nghề nghiệp.
International perspectives Nam Phi (2011), Quality management
systems for education and training providers (Hệ thống quản lý chất lượng
cho các cơ sở giáo dục và đào tạo) [126]. Cơ quan quản lý chất lượng Nam
Phi công bố chỉ số đánh giá hệ thống quản lý chất lượng cho các cơ sở giáo
dục và đào tạo. Trên cơ sở đó, đã khái quát đưa ra hệ thống quản lý chất
lượng giáo dục đào tạo trong đó có các chỉ số về GDNN của Nam Phi.
Richard Noonan (2012), Managing TVET to Meet labor Market Demand,

(Quản lý giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường sức lao
động) [129]. Tác giả đã đưa ra khái niệm thị trường sức lao động, phân tích
những đặc điểm của thị trường sức lao động, quy luật cung - cầu và hiệu quả đào
tạo nhân lực trong cơng nghệ thơng tin, từ đó nêu ra biện pháp quản lý giáo dục
nghề nghiệp. Trong đó, tác giả đưa ra giải pháp tái cơ cấu giáo dục nghề nghiệp
nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường sức lao động trong công nghệ thông tin, trong


14
đó biện pháp xác định nhu cầu nhân lực sát với yêu cầu thực tế, tổ chức quản lý
đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường sức lao động.
Augusto Boboy Syjuco (2012) The Philippine Technical Vocational
Education and Training System, (Hệ thống giáo dục và đào tạo nghề kỹ
thuật Philippines) [115]. Báo cáo của TS. Augusto Boboy Syjuco, Tổng
giám đốc Cơ quan quản lý giáo dục kỹ thuật và phát triển kỹ năng Philippin.
Báo cáo đã đánh giá những cải cách, đổi mới, tái cơ cấu GDNN của
Philippin nhằm hướng, phát triển hệ thống GDNN. Đây được coi là hệ thống
đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp của quốc gia này.
UNEVOC (2015), The Engineering of Vocational and Teaching
Training” (Kỹ thuật dạy nghề và đào tạo giảng dạy) [133]. Cơng trình đưa
ra những định hướng trong quản lý, tái cơ cấu trong lĩnh vực kỹ thuật, đào
tạo, giảng dạy nghề, nhằm giúp các quốc gia đang phát triển đẩy mạnh công
tác quản lý giáo dục kỹ thuật và dạy nghề. Trong đó đã làm rõ các vấn đề
như: Những định hướng, chính sách của chính phủ trong cơng tác quản lý
đào tạo nghề ; Quản lý trung ương, quản lý địa phương trong đào tạo nghề;
Phát triển chương trình, nội dung đào tạo; Thực hiện các chương trình đào
tạo nghề ở cấp địa phương; Thực hiện tái cơ cấu về quản lý, nội dung, chất
lượng, lĩnh vực đào tạo nghề.
1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục nghề nghiệp

Trong những năm gần đây, đã có nhiều cơng trình, đề tài, bài báo của
nhiều tác giả trong nước nghiên cứu liên quan đến quan điểm, cách tiếp cận,
cách thức, quy trình triển khai xây dựng chiến lược phát triển giáo dục nói
chung, trong đó có lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn mới. Các
cơng trình khoa học đã chỉ ra vai trò, đặc điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung
và các định hướng giải pháp cơ bản để phát triển công tác dạy nghề ở nước ta
trong những năm tới. Tiêu biểu như:


15
Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước [47]. Cuốn sách đã luận giải cơ sở lý luận
và thực tiễn để thực hiện chiến lược con người với tư tưởng coi nhân tố con
người, sự phát triển nguồn lực con người có ý nghĩa quyết định đối với việc
sáng tạo vật chất và tinh thần, coi con người là trung tâm của sự phát triển. Đề
tài đã khái quát và đưa ra quan niệm nguồn lực con người. Đồng thời, đã phân
tích mối quan hệ đào tạo, sử dụng và việc làm với sự phát triển nguồn nhân
lực; từ đó xác định trách nhiệm quản lý của Nhà nước, ngành giáo dục - đào
tạo đối với sự phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
tổ quốc hiện nay.
Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến (2004), Phát triển lao động kỹ thuật
ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn [35]. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã đề
cập đến nhu cầu đào tạo lao động kỹ thuật của Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu
CNH, HĐH đất nước. Những nội dung về đổi mới chương trình giảng dạy, tăng
cường đầu tư thiết bị, cơng nghệ phù hợp với đòi hỏi của sản xuất, nâng cao
chất lượng và đội ngũ giáo viên; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá; kiểm
định chất lượng các trường đào tạo; đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cả về số
lượng, chất lượng để đảm bảo hiệu quả giáo dục và dạy nghề.
Trần Khánh Đức (2005), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo
nhân lực theo ISO & TQM [43]. Tác giả đã nêu rõ cơ sở khoa học của quản

lý phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của thị
trường sức lao động, cơ cấu đào tạo nhân lực ở nước ta trong thời kỳ CNH,
HĐH đất nước. Từ đó tác giả đưa ra mơ hình quản lý chất lượng theo TQM
và hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 (TQM & ISO). Trong cơng
trình đã đề cập các phương pháp nghiên cứu đánh giá chất lượng rất phong
phú, đa dạng với nhiều loại hình trình độ khác nhau: sự phát triển về quy
mơ, đa dạng hóa các loại hình giáo dục, vấn đề quản lý và kiểm định chất
lượng trong GDNN.


16
Nguyễn Viết Sự (2005), Giáo dục nghề nghiệp – những vấn đề và
giải pháp [82]. Cuốn sách đã đưa ra những vấn đề chung về GDNN; đồng
thời tác giả cũng chỉ ra những vấn đề tồn tại, hạn chế phổ biến trong hệ
thống GDNN của Việt Nam, từ cơ chế quản lý, chương trình, phương pháp,
nội dung GDNN; thực trạng đội ngũ giảng viên, chất lượng đào tạo, tác
phong làm việc; trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục nghề nghiệp.
Nguyễn Đức Trí, (2005) Giáo dục nghề nghiệp - Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn [101]. Tác giả đã nghiên cứu về GDNN, đào tạo theo
năng lực thực hiện. Theo đó, hệ thống đào tạo theo năng lực thực hiện bao
gồm 02 cấu phần: dạy học các năng lực thực hiện; đánh giá, xác nhận các
năng lực thực hiện. Tác giả khái qt hóa các bước thực hiện phát triển
chương trình dạy học theo năng lực thực hiện thông qua việc xây dựng
mối quan hệ của 03 loại mơ hình: mơ hình hoạt động, mơ hình nhân cách,
mơ hình nội dung đào tạo.
Lê Thị Ngân (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận
kinh tế tri thức ở Việt Nam [61]. Dưới góc độ kinh tế học, luận án đề cập
trực tiếp đến vấn đề thực trạng chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong
bối cảnh tiếp cận kinh tế tri thức. Tác giả cho rằng, chất lượng nguồn nhân

lực được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như: thể lực (chế độ dinh dưỡng và
chăm sóc sức khoẻ); trí lực (trình độ học vấn, chun mơn - kỹ thuật, kỹ
năng nghề nghiệp) là chỉ tiêu quan trọng nhất; tâm lực bao gồm (phẩm chất
đạo đức, nhân cách, truyền thống văn hố và khả năng thích ứng cao trước
sự thay đổi của hoàn cảnh kinh tế quốc tế. Trên cơ sở làm rõ mối quan hệ
giữa phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu phát triển kinh tế tri thức, tác
giả đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay.


17
Viện Nghiên cứu con người (2006), Chương trình KHCN cấp nhà nước
KX-05, Phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa” [112]. Đã nghiên cứu ở tầm vĩ mô bao quát nhiều vấn
đề về phát triển văn hóa, con người và NNL trong xu thế hội nhập, tồn cầu hóa.
Với cách tiếp cận hệ thống, vấn đề đào tạo nhân lực được đặt trong hệ thống các
mối quan hệ với đầu vào là giáo dục phổ thông và đặc điểm con người Việt
Nam, đầu ra là đội ngũ lao động kỹ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội
trong thời kỳ CNH, HĐH dưới tác động của tiến bộ khoa học công nghệ.
Nguyễn Văn Anh (2008), Phối hợp đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và
doanh nghiệp trong khu công nghiệp [1]. Luận án đã nghiên cứu cơ sở lý luận,
và thực tiễn về phối hợp đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp, đánh
giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và xác định các yêu cầu, giải pháp phối hợp
đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong khu công nghiệp trong nâng
cao chất lượng đào tạo nghề. Theo đó, tác giả khẳng định nhằm nâng cao chất
lượng dạy nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực cần thực hiện các giải pháp tăng
cường phối hợp đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong khu công
nghiệp như: Quy hoạch cơ sở đào tạo, phát triển chương trình dạy nghề, đổi
mới mơ hình tổ chức, cơ chế quản lý; nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và
tổ chức quá trình dạy thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.

Phan Chính Thức (2009), Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp
phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” [94]. Tác
giả đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận về đào tạo nghề như: quan niệm,
vai trò, nội dung, nhân tố tác động đến đào tạo nghề; chỉ ra thực trạng về đào
tạo nghề trong thời kỳ đổi mới, nguyên nhân thực trạng và những vấn đề đặt ra;
từ đó tác giả đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo nghề, hướng tới đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Nguyễn Lộc (2010), Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn
nhân lực ở Việt Nam [60]. Tác giả đã nêu một số khái niệm cơ bản về phát


18
triển NNL và khẳng định vai trị đào tạo nói chung, đào tạo nghề nói riêng
mang tính quyết định để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần phát
triển KT-XH của đất nước. Từ đó, tác giả đưa ra tiêu chí, nội dung, yêu cầu,
nhân tố cơ bản tác động đến phát triển nguồn nhân lực; chỉ ra đặc trưng của
phát triển nguồn nhân lực, xác định chỉ số phát triển nguồn nhân lực, đầu tư
vào con người dưới góc độ kinh tế, lựa chọn chiến lược phát triển nguồn nhân
lực, những kỹ năng cần có của nguồn nhân lực và cơ cấu nguồn nhân lực.
Nhóm tác giả Nguyễn Đức Giang, Ngơ Thanh Bình, Nguyễn Quốc
Thìn, Nguyễn Thế Dân, Đỗ Thế Hưng, Nguyễn Minh Đường, Nguyễn Đức
Trí, Phan Chí Thành, Vũ Đức Minh, Nguyễn Hồng Minh (2012), “Đổi mới
quản lý nhà trường giáo dục nghề nghiệp trong quá trình hội nhập quốc
tế”[46]. Các tác tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu về cơ sở lý luận mơ hình
quản lý nhà trường GDNN theo chất lượng như: quan niệm, nội dung, đặc
điểm, nhân tố tác động; đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý nhà trường
một số cơ sở đào tạo ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp đổi mới quản lý
chất lượng nhà trường GDNN phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế.
Phan Văn Nhân (2013), Giáo dục nghề nghiệp trong nền kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế [62]. Tác giả đã cung cấp những vấn đề về lý luận

và thực tiễn trong lĩnh vực GDNN của nước ta hiện nay.Trong đó tác giả đã xây
dựng hệ thống cơ sở lý luận về dạy nghề theo năng lực thực hành, chỉ ra thực
trạng, nguyên nhân, định hướng và giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp
trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Phương pháp tiếp cận mới này
dựa chủ yếu vào những tiêu chuẩn quy định cho một nghề và đào tạo theo các
tiêu chuẩn đó, bám vào kết quả đầu ra.
Nguyễn Minh Đường (2015), Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam trên
bước đường phát triển và hội nhập quốc tế [45]. Tác giả đã nhận định và đánh
giá thực trạng về đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, chất lượng đào tạo,
đội ngũ giảng viên và tổ chức quản lý hệ thống GDNN một cách đúng đắn,


19
khách quan để tìm biện pháp khắc phục nhằm phát triển GDNN trong bước
đường phát triển và hội nhập. Đồng thời, trên cơ sở phân tích những khó
khăn, hạn chế trong GDNN để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của
thị trường sức lao động, tác giả đã đề xuất hệ thống giải pháp đổi mới nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả của GDNN.
Phan Văn Nhân, Nguyễn Lộc, Ngô Anh Tuấn (2016), Cơ sở khoa học
của giáo dục nghề nghiệp [63]. Đây là tài liệu chuyên khảo, cuốn sách đã khái
quát và đưa ra những vấn đề chung về GDNN. Trong đó có chỉ ra rằng: giáo
dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo
trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào
tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp
trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là
đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên. Mặt khác, tác giả chỉ ra những
nội dung, nguyên tắc trong GDNN; chỉ ra 4 phương pháp, kỹ năng dạy học và
thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp.
Lê Thị Thanh Trà, Phạm Thị Thanh Thủy (2018), Một số giải pháp
quản lý nhà nước về giáo dục trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa ở nước ta hiện nay [100]. Bài viết cho rằng, quản lý nhà nước về
giáo dục là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước,
trên cơ sở pháp luật đối với các hoạt động giáo dục, do các cơ quan nhà nước
từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà
nước uỷ quyền nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo; duy trì trật tự, kỷ
cương, thoả mãn nhu cầu giáo dục của nhân dân; thực hiện mục tiêu giáo dục
- đào tạo của Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Trên cơ sở
đó, tác giả phân tích nội dung và một số giải pháp để nâng cao chất lượng
quản lý nhà nước về giáo dục.
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến tái cơ cấu các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp


20
Nguyễn Đức Trí, (2009), Một số điều chỉnh cơ cấu hệ thống giáo
dục nghề nghiệp nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế [102]. Tác giả
đã khẳng định vị trí, vai trị hệ thống GDNN, chỉ ra thành tựu, hạn chế và
nguyên nhân. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra giải pháp quy hoạch, cơ cấu vai
trị, mơ hình tổ chức, cơ chế quản lý; nguồn lực tài chính; cơ sở vật chất, kỹ
thuật, phân bố CSGDNN, Nhằm cung cấp lực lượng lao động kỹ thuật ở
trình độ sơ cấp và trung cấp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Viện nghiên cứu Khoa học Dạy nghề, Đề tài khoa học cấp Bộ (2010),
Các giải pháp xây dựng mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất
kinh doanh nhằm gắn kết giữa đào tạo và sử dụng lao động” [113]. Đề tài đã
nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề theo nhu cầu của cơ sở
sản xuất kinh doanh như vai trò, nội dung, nhân tố tác động…và đề ra các
nhóm giải pháp xây dựng mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất
kinh doanh, trong đó có nhóm giải pháp về: quản lý nhà nước, quy hoạch,
điều chỉnh, cơ chế chính sách, tổ chức đào tạo, hợp tác quốc tế.
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ (2011), Thực

trạng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay”
[111] do Phan Minh Hiển làm chủ nhiệm. Đề tài đã nghiên cứu vai trò quan
trọng của đào tạo nghề, chỉ ra nội dung, nhân tố tác động đến đào tạo nghề;
đánh giá thực trạng đào tạo nghề. Trên cơ sở đó, đề tài xác định yêu cầu, giải
pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp ở
các khía cạnh: số lượng, chất lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo nghề, mối liên hệ
giữa cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp. Trong đó, đề cập đến quy hoạch,
hồn thiện chương trình, nội dung, ngành nghề, lĩnh vực đào tạo, mơ hình tổ
chức, cơ chế quản lý; nguồn lực tài chính; cơ sở vật chất, kỹ thuật để làm cơ sở
cho các giải pháp nâng cao năng lực của đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh
nghiệp trong bối cảnh hiện nay.


21
Đào Thị Thanh Thủy (2012), Quản lý đào tạo nhân lực kỹ thuật đáp
ứng nhu cầu phát triển các khu công nghiệp vùng trọng điểm Miền trung
[92]. Luận án đã nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý đào tạo nhân lực kỹ thuật
đáp ứng nhu cầu phát triển các khu cơng nghiệp dựa trên mơ hình quản lý
đào tạo theo chu trình, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề
đặt ra. Trên cở sở đó, luận án xác định những nhân tố tác động, yêu cầu q uản
lý đào tạo nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển các khu công nghiệp.
Luận án chỉ ra hệ thống 06 giải pháp quản lý, gồm: Xác định nhu cầu đào
tạo; Lập kế hoạch và thiết kế đào tạo; Tổ chức liên kết đào tạo giữa nhà
trường và doanh nghiệp trong khu công nghiệp; Đánh giá kết quả đào tạo và
giới thiệu việc làm; Thiết lập mối liên kết giữa các CSGDNN trong cùng địa
phương; Thành lập Hội đồng điều phối đào tạo nhân lực cấp Vùng.
Vũ Xuân Hùng (2015), Đổi mới hệ thống và trình độ đào tạo trong luật
giáo dục nghề nghiệp [51]. Bài viết này phân tích những nội dung đổi mới quan
trọng của Luật Giáo dục nghề nghiệp, đổi mới cả hệ thống và các trình độ của
GDNN. Từ thực tiễn GDNN, tác giả đã phân tích, đánh giá được các mặt tích cực,

hạn chế trong quá trình dạy nghề và chỉ ra nguyên nhân của những khó khăn, hạn
chế trong việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường sức lao
động và đưa ra một số giải pháp nhằm tái cơ cấu GDNN, nhằm đổi mới nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả của dạy nghề trong điều kiện phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phạm Đỗ Nhật Tiến (2020), Giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh cách
mạng công nghiệp 4.0 [96]. Trong bài viết của mình, tác giả đã chỉ ra trong
hội nhập quốc tế về GDNN, mục tiêu thường được đặt ra là cung cấp cho
người lao động những kỹ năng theo chuẩn quốc tế để đáp ứng các yêu cầu của
thị trường lao động quốc tế hóa. Đối với nước ta đang hội nhập quốc tế sâu
rộng thì yêu cầu này được đặt ra mạnh mẽ. Vì vậy, trong thời gian tới để phát
triển GDNN phải mạnh dạn thay đổi, tái cơ cấu về tư duy, mơ hình tổ chức,


22
cơ chế quản lý, phân cấp trong GDNN. Từng bước xây dựng GDNN mở, trên
cơ sở áp dụng mạnh tiến bộ của công nghệ thông tin trong dạy và học, triển
khai đào tạo trực tuyến, phát triển các tài nguyên giáo dục mở, khai thác các
khóa học trực tuyến mở đại trà trong GDNN, tạo điều kiện thuận lợi để người
lao động cập nhật, nâng cao kỹ năng suốt đời.
1.3. Khái qt kết quả nghiên cứu cua các cơng trình khoa học đã
công bố và những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết
1.3.1. Khái quát kết quả chủ yếu của các cơng trình đã cơng bố liên
quan đến đề tài
Qua tổng quan các cơng trình liên quan cho thấy, các tác giả trong và ngoài
nước đã tập trung nghiên cứu đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về GDNN, và
tái cơ cấu GDNN. Những cơng trình, bài viết nói trên là những tư liệu quan trọng
có thể chọn lọc, tham khảo, tạo cơ sở, điều kiện và gợi mở ra những hướng nghiên
cứu để tác giả luận án tiếp tục kế thừa và triển khai đề tài. Nội dung các nghiên
cứu trên đây có thể khái quát lại ở những vấn đề lớn sau:

Một là, trong một số cơng trình đã đề cập đến q trình phát sinh phát
triển, vị trí vai trị của GDNN với phát triển kinh tế - xã hội; các yếu tố, điều
kiện cho giáo dục nghề nghiệp phát triển; vai trò của quản lý Nhà nước, các
chủ thể đối với sự phát triển của GDNN. Đặc biệt, nhiều tác giả đã quan tâm
nghiên cứu về thực trạng hoạt động bao hàm cả những thành công, hạn chế,
đánh giá nguyên nhân và bàn luận những giải pháp phát triển giáo dục nghề
nghiệp ở Việt Nam thời gian tới. Các cơng trình này đã giúp cho nghiên cứu
sinh có cái nhìn khái qt về GDNN như vai trò, đặc điểm, nội dung, nhân tố
tác động, yêu cầu và những giải pháp nâng cao chất lượng GDNN cung cấp
nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là, một số cơng trình đề cập đến phát triển GDNN, quy hoạch
hoặc tái cấu trúc mạng lưới các CSGDNN đáp ứng nhu cầu phát triển kinh
tế- xã hội. Một số công trình ở cả trong và ngồi nước khi bàn đến giáo dục


×