Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi HK2 hóa 10 THPT liễn sơn vĩnh phúc 2017 2018 có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.42 KB, 5 trang )

SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2017 - 2018
Mơn: HĨA HỌC 10
Thời gian làm bài: 45 phút

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)
Câu 1 (NB): Khi tham gia các phản ứng hóa học, 1 nguyên tử oxi có khả năng dễ dàng:
A. nhận thêm 2 e
B. nhận thêm 1 e
C. nhường đi 4e
D. nhường đi 2e
Câu 2 (NB): Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các ngun tố halogen?
A. Có tính oxi hóa mạnh nhất trong mỗi chu kỳ.
B. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
C. Ở điều kiện thường là chất khí.
D. Tác dụng mạnh với nước.
Câu 3 (NB): Trong số các chất dưới đây, đơn chất halogen nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?
A. Flo
B. Iot
C. Clo
D. Brom
Câu 4 (TH): Nhóm đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
A. O2, S, Br2
B. Na, O2, S
C. Cl2, S, Br2
D. S, F2, Cl2
Câu 5 (TH): Dung dịch axit nào sau đây khơng thể chứa trong bình thủy tinh?
A. HCl
B. HBr


C. HF
D. HI
Câu 6 (NB): Công thức phân tử của clorua vôi là:
A. CaCl2
B. Ca(OCl) 2
C. CaOC12
D. CaClO2
Câu 7 (NB): Trong cơng nghiệp, khí clo thường được điều chế bằng cách:
A. Điện phân nước
B. Chưng cất phân đoạn khơng khí lỏng
C. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn
D. Nhiệt phân muối KClO3
Câu 8 (NB): Tốc độ phản ứng chỉ có chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng không phụ thuộc vào:
A. Nhiệt độ
B. Diện tích bề mặt tiếp xúc
C. Áp suất
D. Khuấy trộn
Câu 9 (NB): Khí hidroclorua có thể điều chế được bằng phản ứng giữa tinh thể muối ăn với:
A. Xút
B. Axit H2SO4 lỗng
C. H2O
D. Axit H2SO4 đặc, đun nóng
Câu 10 (TH): Thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch muối halogenua là:
A. Quỳ tím
B. Dung dịch Na2SO4
C. Dung dịch Ba(NO3)2
D. Dung dịch AgNO3
PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (VD): (2 điểm) Hồn thành các phương trình phản ứng:
a) AgNO3 + NaBr →

b) Al + Cl2 →
c) SO2 + H2S →
d) SO2 + NaOH →
Câu 2 (VD): (2,5 điểm)
Cho 8,4 gam Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X chứa m gam
muối và V lít khí H2 (đktc).
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính V, m.
Câu 3 (VD): (2,5 điểm)
Khi đun nóng 25,28 gam kali penmanganat thu được 23,52 gam hỗn hợp rắn. Hãy tính thể tích khí clo
(đktc) thu được khi cho hỗn hợp rắn đó tác dụng hồn toàn với axit clohiđric đậm đặc, dư?
Cho biết: Zn = 65; K = 39; O =16; Cl = 35,5; Mn = 55; N = 14; Na = 23; S = 32; Fe = 56.
Trang 1


ĐÁP ÁN
1
A

2
A

3
B

4
C

5
C


6
C

7
C

8
C

9
D

10
D

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)
Câu 1:
Phương pháp:
Dựa vào số electron ở lớp ngồi cùng của ngun tử oxi để dự đốn khả năng cho hoặc nhận electron của
nguyên tử oxi khi tham gia các phản ứng hóa học.
Hướng dẫn giải:
Vì ngun tử oxi có 6 electron ở lớp ngồi cùng. Do đó khi tham gia các phản ứng hóa học, 1 nguyên tử
oxi có khả năng dễ dàng nhận thêm 2 electron để đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm với 8
electron ở lớp ngoài cùng
Đáp án A
Câu 2:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất của các nguyên tố halogen để nêu đặc điểm chung của các nguyên tố halogen.

Hướng dẫn giải:
- Phát biểu A: Các ngun tố halogen có tính oxi hóa mạnh nhất trong mỗi chu kỳ là phát biểu đúng.
- Phát biểu B: Sai vì flo chỉ có tính oxi hóa, khơng có tính khử.
- Phát biểu C: Sai vì chỉ có F2, Cl2 là chất khí ở điều kiện thường, còn Br2 là chất lỏng, I2 là chất rắn.
- Phát biểu D: Sai vì chỉ có F2 tác dụng mạnh với nước, Br2 và Cl2 phản ứng với nước, I2 hầu như không
phản ứng với nước.
Đáp án A
Câu 3:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất của các nguyên tố halogen để tìm đơn chất halogen có tính oxi hóa yếu nhất.
Hướng dẫn giải:
Tính oxi hóa của các ngun tố halogen: F2 > Cl2 > Br2 > I2.
Vậy I2 có tính oxi hóa yếu nhất.
Đáp án B
Câu 4:
Phương pháp:
Dựa vào các trạng thái số oxi hóa của các nguyên tố để dự đốn tính oxi hóa và tính khử của các nguyên
tố để xác định nhóm đơn chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Hướng dẫn giải:
- Dãy A: O2 chỉ có tính oxi hóa.
- Dãy B: Na chỉ có tính khử, O2 chỉ có tính oxi hóa.
- Dãy C: Cl2, S, Br2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
- Dãy D: F2 chỉ có tính oxi hóa.
Đáp án C
Câu 5:
Phương pháp:
Trang 2


Dựa vào tính chất hóa học của các axit để lựa chọn axit phù hợp.

Hướng dẫn giải:
Dung dịch axit HF khơng thể chứa trong bình thủy tinh vì axit HF tác dụng được với SiO2 là thành phần
chính của thủy tinh theo phương trình hóa học:
SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
Đáp án C
Câu 6:
Hướng dẫn giải:
Công thức phân tử của clorua vôi là CaOCl2.
Đáp án C
Câu 7:
Phương pháp:
Dựa vào phương pháp điều chế khí clo để chọn đáp án phù hợp.
Hướng dẫn giải:
Trong cơng nghiệp, khí clo thường được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn
dpcmn
2NaCl + 2H2O 
 2NaOH  Cl2  H2

Đáp án C
Câu 8:
Phương pháp:
Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ của một phản ứng hóa học.
Hướng dẫn giải:
Tốc độ phản ứng chỉ có chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng không phụ thuộc vào: áp suất.
Áp suất chỉ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng của chất khí
Đáp án C
Câu 9:
Phương pháp:
Dựa vào phương pháp điều chế khí HCl trong phịng thí nghiệm.
Hướng dẫn giải:

Khí hidroclorua có thể điều chế được bằng phản ứng giữa tinh thể muối ăn với axit H2SO4 đặc, đun nóng.
đề muối ăn với nsinh247.com
PTHH:
0

250 C
NaCl + H2SO4 
NaHSO4  HCl
0

250 C
2NaCl + H2SO4 
 Na2HSO4  2HCl

Đáp án D
Câu 10:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất vật lí khác nhau của các muối bạc halogenua để lựa chọn thuốc thử cho phù hợp.
Hướng dẫn giải:
Thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch muối halogenua là: dung dịch AgNO3
Với muối florua khơng có hiện tượng gì.
Với muối clorua tạo kết tủa trắng: Ag + Cl  AgCl 
Với muối bromua tạo kết tủa vàng nhạt: Ag + Br  AgBr 
Với muối clorua tạo kết tủa vàng: Ag + I  AgI 
Đáp án D
Trang 3


PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1:

Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của các chất để viết phương trình hóa học chính xác.
Hướng dẫn giải:
a) AgNO3 + NaBr  AgBr   NaNO3
0

t
b) 2Al  3Cl2 
 2AlCl3

c) SO2 + 2H2S  3S   2H2O
d) SO2 + NaOH  NaHSO3 hoặc SO2 + 2NaOH  Na2SO3  H2O
Câu 2:
Phương pháp:
Fe + H2SO4 lỗng → FeSO4 + H2
Tính theo phương trình hóa học tìm số mol FeSO4 và số mol H2.
Từ đó tính được V và m.
Hướng dẫn giải:
a) Fe + H2SO4 lỗng → FeSO4 + H2
b) Ta có: nFe = 8,4: 56 = 0,15 mol
Theo PTHH ta có: nFeSO  nH  nFe = 0,15 mol
4

2

Vậy m = mFeSO = 0,15.152 = 22,8 gam và V = VH =0,15.22,4 = 3,36 lít
4

2


Câu 3:
Phương pháp:
Khối lượng chất rắn giảm = khối lượng khí oxi thốt ra.
Từ đó tính được số mol O2 sinh ra, từ đó tính được thành phần hỗn hợp rắn thu được sau phản ứng.
Phương trình phản ứng nhiệt phân:
0

2KMnO4 t
 K2 MnO4  MnO2  O2 (1)
Vậy hỗn hợp chất rắn chứa K2MnO4 MnO2 và KMnO4 dư.
Khi cho hỗn hợp rắn trên tác dụng hoàn toàn với axit clohidric đậm đặc xảy ra các PTHH sau:

K2MnO4  8HClđặc  2KCl  2Cl2  MnCl2  4H2O
2KMnO4  16HClđặc  2KCl  5Cl2  2MnCl2  8H2O
MnO2  4HClđặc  Cl2  MnCl2  2H2O
Theo các PTHH trên ta tính được n Cl và VCl .
2

2

Hướng dẫn giải:
Khối lượng chất rắn giảm = khối lượng khí oxi thoát ra = 25,28 – 23,52 = 1,76 gam
Do đó n O = 1,76 : 32 = 0,055 mol
2

Phương trình phản ứng nhiệt phân:
0

2KMnO4 t
 K2 MnO4  MnO2  O2 (1)

Theo PTHH (1): nK MnO  n MnO  nO = 0,055 mol; nKMnO dư = 25,28: 158 – 2.0,055 = 0,05 mol
2

4

2

2

4

Vậy hỗn hợp chất rắn chứa 0,055 mol K2MnO4; 0,055 mol MnO2 và 0,05 mol KMnO4 dư.
Khi cho hỗn hợp rắn trên tác dụng hoàn toàn với axit clohidric đậm đặc xảy ra các PTHH sau:
Trang 4


K2MnO4  8HClđặc  2KCl  2Cl2  MnCl2  4H2O
2KMnO4  16HClđặc  2KCl  5Cl2  2MnCl2  8H2O
MnO2  4HClđặc  Cl2  MnCl2  2H2O
Theo các PTHH trên ta có:
nCl  2.nK MnO  2,5.nKMnO  nMnO = 2.0,055 + 2,5.0,05 + 0,055 = 0,29 mol
2

2

4

4

2


Vậy VCl = 0,29.22,4 = 6,496 lít
2

Trang 5



×