Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ DIỆU TRANG

CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ Nội - 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ DIỆU TRANG

CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số

: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Quốc Toản


Hà Nội - 2015

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo
tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn
học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2015
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Diệu Trang

3


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM
HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM .................... 7

1.1. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý chung của các tội phạm xâm phạm
hoạt động tư pháp theo luật hình sự Việt Nam ............................................ 7
1.1.1. Khái niệm tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp .............................. 7
1.1.2. Những dấu hiệu pháp lý chung của các tội phạm xâm phạm hoạt
động tư pháp ................................................................................................... 15
1.2. Khái quát lịch sử quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999. .......................................... 19
1.3. Quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong pháp luật
một số nước trên thế giới. ............................................................................. 22
1.3.1. Liên bang Nga ...................................................................................... 23
1.3.2. Trung Quốc .......................................................................................... 25
1.3.3. Cộng hòa liên bang Đức ...................................................................... 26
1.3.4. Hoa Kỳ .................................................................................................. 27
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ CÁC TỘI
XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG .......... 29
2.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm hoạt
động tư pháp. ................................................................................................. 29
2.1.1. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do những người có chức vụ,
quyền hạn trong hoạt động tư pháp thực hiện ............................................. 29
2.1.2. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do những người có nghĩa vụ
phải giúp các cơ quan tư pháp trong thực hiện hoạt động tư pháp. ............. 33
2.1.3. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là đối tượng của các
bản án hoặc quyết định của cơ quan tư pháp............................................... 37

4


2.1.4. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể có thể là cơng dân
bình thường, là người có chức vụ, quyền hạn nhất định và đã sử dụng,
chức vụ quyền hạn này để cản trở các hoạt động tư pháp .......................... 40

2.2. Thực tiễn áp dụng quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
ở Việt Nam hiện nay. ..................................................................................... 42
2.3. Những bất cập trong quy định của Bộ luật hình sự hiện hành và những
tồn tại, hạn chế trong áp dụng các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. ........ 50
2.3.1. Những bất cập trong quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm
phạm hoạt động tư pháp. ............................................................................... 50
2.3.2. Những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng quy định về các tội
xâm phạm hoạt động tư pháp ........................................................................ 58
Chương 3: SỰ CẦN THIẾT, CÁC KIẾN NGHỊ CỦA VIỆC HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP ...... 62
3.1. Nhu cầu và sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về các tội xâm
phạm hoạt động tư pháp............................................................................... 62
3.1.1. Xuất phát từ tình hình tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp hiện
nay ở Việt Nam ............................................................................................... 62
3.1.2. Thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước về chiến lược cải cách tư pháp....... 63
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về
các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. ........................................................... 65
3.2.1. Sửa đổi một số nội dung về tội bức cung, dùng nhục hình…………66
3.2.2. Hồn thiện quy định về tội khơng truy cứu trách nhiệm hình sự
người có tội………………………………………………………………….67
3.2.3. Bổ sung một số điều luật mới, tôi phạm hóa đối với một số hành vi
nguy hiểm cho xã hội……………………………………………………….69
3.2.4. Sửa đổi nội dung một số điều luật hiện có trong bộ luật hình sự…..69
3.2.5. Hồn thiện các văn bản hướng dẫn áp dụng bộ luật hình sự về các
tội xâm phạm hoạt động tư pháp…………………………………………...69
5


3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình

sự đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp ........................................... 69
3.3.1. Đẩy mạnh hoạt động hướng dẫn và áp dụng pháp luật..................... 69
3.3.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ
thuộc các cơ quan tư pháp ............................................................................. 70
3.3.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đến việc giải
quyết các vụ án ............................................................................................... 72
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 76

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.2.1. Số liệu các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp đã bị khởi tố trong
5 năm từ 2010 – 2014...................................................................................... 45
Bảng 2.2.2. Tỷ lệ một số tội phạm cụ thể xảy ra trong nhóm các tội xâm phạm
hoạt động tư pháp trong năm 2013 ................................................................. 46

7


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hoạt động của các cơ quan tư pháp có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động
chung của bộ máy nhà nước, nó khơng chỉ góp phần bảo đảm cho hoạt động
bình thường của xã hội (thơng qua việc đấu tranh chống các loại tội phạm
nhằm bảo đảm an ninh – trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức và cơng dân), mà cịn góp phần vào cơng tác
phịng ngừa tội phạm, giáo dục công dân ý thức tuân thủ pháp luật. Đây là lý
do địi hỏi phải có những biện pháp cần thiết cũng như các quy phạm pháp

luật phù hợp bảo đảm cho hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp,
chống lại mọi hành vi xâm hại việc thực hiện chức năng của các cơ quan này.
Hiện nay, tình hình kinh tế-xã hội trong nước ta cịn gặp nhiều khó
khăn, "tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một
bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí,
quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà
còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hoá giàu nghèo và sự yếu
kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin
của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất
nước". Trước tình hình đó, để ngăn chặn và trừng trị các loại tội phạm, nhằm
bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của các tổ chức và mọi cơng dân, thì hoạt động của các cơ quan tư pháp
như các cơ quan Cơng an, Viện kiểm sát, Tịa án và Thi hành án đóng vai trị
rất quan trọng. Là cơng cụ chun chính của Đảng, có nhiệm vụ thực thi pháp
luật, hoạt động đúng đắn và có hiệu quả của các cơ quan này sẽ góp phần
củng cố lịng tin của nhân dân đối với bộ máy Chính quyền nói chung, đối với
các cơ quan tư pháp nói riêng.

1


Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước ta đang thực hiện cải cách tư pháp
toàn diện để “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm
minh, bảo vệ cơng lý, từng bước hiện đại,… có hiệu quả và hiệu lực cao” thì
các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp, xâm hại đến hoạt động đúng đắn
của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và Cơ quan thi hành án trong
việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
công dân diễn ra ngày càng phức tạp, với tính chất ngày càng nghiêm trọng.
Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp là các hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong một Chương riêng của Phần các tội phạm Bộ luật hình sự

Bộ luật hình sự năm 1985 và sau này là Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa
đổi, bổ sung năm 2009). Trên thực tế, nhóm tội phạm này đã gây tổn hại
khơng nhỏ đến việc thực hiện chức năng của các cơ quan tư pháp, gây tác hại
đáng kể đến uy tín của các cơ quan này.
Với tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động tư pháp, Đảng và Nhà nước
ta đã đề ra nhiều biện pháp nhằm bảo đảm cho hoạt động tư pháp ln ln ở
trạng thái bình thường và đúng đắn. Đó là các biện pháp về tổ chức, về cán
bộ, về bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động của các cơ quan tư pháp, về pháp
luật. Trong số các biện pháp pháp luật thì các biện pháp pháp luật hình sự có
vai trị rất quan trọng đối với việc bảo vệ một nền tư pháp khỏi sự xâm hại
của các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm.
Hiện nay, tình hình tội phạm nói chung và tội xâm phạm hoạt động tư
pháp nói riêng đang ngày càng diễn biến phức tạp. Đặc biệt là các tội xâm
phạm hoạt động tư pháp do người là cán bộ công chức của các cơ quan tư
pháp và các tội phạm khác xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư
pháp diễn ra ngày một nhiều và gây ra bức xúc trong dư luận. Hàng loạt các
vụ bức cung, nhục hình, ra bản án trái pháp luật... đã được điều tra, truy tố,
xét xử trong giai đoạn vừa qua cho thấy, tội phạm trong lĩnh vực này gây ra
những hậu quả hết sức nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tới hình ảnh của cơ quan
bảo vệ và thực thi pháp luật một cách công minh và công lý.
2


Tuy nhiên, hiện nay các quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
cịn có nhiều bất cập dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng. Nhiều quy định cịn
chưa được hướng dẫn cụ thể, có nhiều cách hiểu khác nhau làm cho khi áp dụng
có nhiều quan điểm tranh luận. Quy định về các dấu hiệu pháp lý của một số tội
chưa rõ ràng, còn thiếu quy định trong luật hình sự về một số hành vi trên thực tế
đang diễn ra nhưng hiện nay chưa được quy định là tội phạm...
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu về các tội phạm xâm phạm hoạt

động tư pháp trong Bộ luật hình sự hiện nay, thơng qua đó để đề xuất
những kiến nghị sửa đổi các quy định của Bộ luật hình sự và các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về tội xâm phạm hoạt động
tư pháp là vấn đề mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiêt hiện nay. Từ
những lý do trên đây, tác giả quyết định chọn đề tài “Các tội xâm phạm
hoạt động tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong phạm vi nghiên cứu về các tội phạm xâm phạm hoạt động tư
pháp, trong ngành kiểm sát đã có Đề tài khoa học cấp Bộ "Thực trạng các tội
xâm phạm hoạt động tư pháp và trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân các
cấp trong cuộc đấu tranh chống các tội phạm này" do Trường Cao đẳng kiểm
sát thực hiện năm 1998 (Chủ nhiệm Đề tài: Bùi Đức Long); Ngồi ra cịn có
thể kể đến đề tài "Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và việc nâng cao
chất lượng, hiểu quả hoạt động điều tra của Viện kiểm sát nhân dân" do Viện
khoa học kiểm sát thực hiện năm 1998 (Chủ nhiệm: Tiến sỹ Vũ Văn Mộc).
Bên cạnh đó cịn có một số cơng trình nghiên cứu ở cấp độ luận văn
thạc sỹ, luận án tiến sỹ luật học về vấn đề này như: Tác giả Nguyễn Tất Viễn
với luận án tiến sỹ "Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự
Việt Nam" bảo vệ năm 1996 tại Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật; Tác
giả Nguyễn Thị Thu Trang với luận văn thạc sỹ "Các tội xâm phạm hoạt động
tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc cơ quan tư pháp trong Luật hình
sự Việt Nam" bảo vệ năm 2012 tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội...
3


Ngồi ra cịn có rất nhiều bài viết khoa học cơng bố trên các tạp chí
chun ngành luật liên quan đến đề tài như: Nguyễn Văn Hải với bài viết
“Một số kinh nghiệm điều tra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người
phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp” Tạp chí Kiểm sát số 11/2012;

Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang với bài viết “Tìm hiểu các tội xâm phạm hoạt
động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc cơ quan tư pháp” Tạp chí
Kiểm sát số 8/2013...
Ngồi ra, cịn có các Luận án tiến sỹ, Luận văn thạc sỹ, cũng như các
chuyên đề nghiệp vụ khác nhau của cơ sở đào tạo, của các Bộ, ngành có liên
quan. Tuy nhiên, hiện chưa có một cơng trình nghiên cứu tổng thể và tồn diện
về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam đồng thời
nghiên cứu về thực trạng áp dụng các quy định về các tội xâm phạm hoạt động
tư pháp trong 5 năm từ 2010 đến 2014. Từ đó, việc lựa chọn đề tài càng có ý
nghĩa cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn: làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về tội
xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam như: khái niệm,
đặc điểm, các dấu hiệu pháp lý và cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm
hoạt động tư pháp. Làm rõ tình hình áp dụng Luật hình sự về các tội xâm
phạm hoạt động tư pháp trong giai đoạn vừa qua. Thơng qua đó đề ra những
giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với
các tội xâm phạm hoạt động tư pháp.
Nhiệm vụ nghiên cứu: luận văn giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể sau đây:
+ Những vấn đề lý luận chung về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp;
+ Phân tích các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội xâm
phạm hoạt động tư pháp và tình hình áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự
về các tội phạm này trong giai đoạn từ năm 2010-2014;
4


+ Phân tích chỉ rõ những hạn chế bất cập của những quy định của pháp
luật hình sự nói chung, Bộ luật hình sự 1999 nói riêng, những tồn tại thiếu sót
của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thi hành, áp dụng Bộ luật hình sự
về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải

pháp, kiến nghị hồn thiện chính sách hình sự liên quan đến loại tội phạm này
và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các loại tội phạm này trong
tình hình hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy phạm pháp luật hình sự
về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và thực tiễn áp dụng các quy định này
trong giai đoạn 2010-2014. Đồng thời luận văn còn nghiên cứu những bất
cập, vướng mắc trong quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và
những khó khăn trong thực tiễn áp dụng về các tội này.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các quy phạm của Bộ luật hình sự
hiện hành. Về thực tiễn số liệu được sử dụng trong giai đoạn 2010 - 2014.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của
Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật,
những quan điểm của Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng, chống các tội
phạm hình sự nói chung, tội phạm xâm phạm hoạt đơ ̣ng tư pháp và vi ệc
hồn thiện chính sách pháp luật hình sự Việt Nam liên quan đến loại tội
phạm này.
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể, như:
phân tích, lơgic, thống kê, so sánh, tổng hợp, thống kê xã hội học, v.v…

5


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ngoài việc đề xuất được các giải pháp kiến nghị với Nhà nước nhằm sửa
đổi, bổ sung quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư
pháp luận văn còn đề ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng quy
định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt tư pháp trong thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng góp phần là tài liệu nghiên cứu,

học tập của các học giả, sinh viên, cán bộ làm công tác pháp luật.
7. Kết cấu của Đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Một số vấn đề chung về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt
động tư pháp và thực tiễn áp dụng
Chương 3: Đường lối của Đảng và chính sách hình sự của nhà nước về
các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với các tội phạm này

6


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM
HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý chung của các tội phạm xâm
phạm hoạt động tư pháp theo luật hình sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp
Trước khi ban hành Bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta vào năm 1985,
một số hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp đã được quy định trong các văn
bản pháp luật đơn hành. Ví dụ, Luật số 103SL/L105 ngày 10/5/1957 quy đinh
̣
tại Điều 14 theo đó: “đớ i với những người bi ̣bắ t , bị tạm giữ , bị tạm giam
tuyê ̣t đố i nghiêm cấ m tra tấ n hoă ̣c dùng bấ t cứ nhu ̣c hiǹ h nào

”. Pháp lệnh

trừng trị các tội phản cách mạng ban hành ngày 30/10/1967 cũng có các quy
đinh

̣ về các hành vi bao che tội phản cách mạng. Tương tự, Pháp lệnh trừng
trị tội phạm xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ban hành ngày

21/10/1970

cũng có quy định về việc xử lý các hành vi bao che cho người xâm phạm tài
sản xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, việc quy định tội phạm xâm phạm hoạ t đơ ̣ng tư pháp trước
khi có Bộ luật hình sự đầu tiên nói chung cịn tản mạn và khơng mang tính
đồng bộ và khơng đề cập hết các khía cạnh và sự phức tạp của loại tội phạm
này. Để khắc phục tình trạng này, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống các
hành vi xâm phạm đến hoạt động đúng đắ n của các cơ quan tư pháp, Bộ luật
hình sự năm 1985 đã có một chương riêng ở Phần các tội phạm quy định về
các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Đó là chương X với 19 điều, từ Điều
230 đến Điều 248. Trong 19 điều luật này có 17 điều quy định 20 tội thuộc
nhóm tội xâm phạm hoạt động tư pháp. BLHS 1999 quy định các tội xâm
phạm hoạt động tư pháp tại chương XXII từ Điều 292 đến Điều 314.

7


Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp đã được quy định tại Chương X Bộ
luật hình sự năm 1985 do yêu cầu của việc lành mạnh hoá hoạt động tư pháp,
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và mọi cơng dân; đề
phịng những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của những người tiến hành
tố tụng trong các cơ quan tư pháp; cán bộ thi hành án trong cơ quan thi hành
án; cảnh sát tư pháp, cảnh sát bảo vệ, cảnh sát dẫn giải, các trại tạm giam, trại
giam và nhà tạm giữ. Tuy nhiên, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ
thể là những người tiến hành tố tụng như: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan
điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án, Phó chánh án

Toà án, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư
ký Toà án; của Cảnh sát tư pháp hoặc của Chấp hành viên thực tiễn xét xử
không nhiều. Không phải các tội phạm này không xảy ra trong thực tế mà là do
việc điều tra chứng minh rất khó khăn. Có lẽ đây là một đặc điểm nổi bật nhất
đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể lại chính là những
người trong các cơ quan tư pháp, có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp. Ví
dụ: Một Thẩm phán ra bản án trái pháp luật nhưng để chứng minh là họ cố ý thì
khơng phải là đơn giản. Bị can, bị cáo khai là mình bị bức cung, bị nhục hình
nhưng việc xác định họ có bị bức cung, bị nhục hình hay khơng cũng rất khó,
v.v... Cũng chính vì việc chứng minh khó, nên thực tiễn xét xử đối với loại tội
phạm này ít bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây cũng là một vấn đề xã hội
đang quan tâm. Chưa có một cơng trình điều tra tội phạm học nào, nhưng ai
cũng thấy tội phạm ẩn trong lĩnh vực tham nhũng và trong lĩnh vực hoạt động
tư pháp cịn cao. Có nhiều tội quy định trong chương các tội xâm phạm hoạt
động tư pháp (Chương XXII) trên thực tế có xảy ra nhưng, thậm chí xảy ra
nhiều nhưng rất ít bị phát hiện và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
So với Chương X Bộ luật hình sự năm 1985 thì các tội xâm phạm hoạt
động tư pháp quy định tại Chương XXII Bộ luật hình sự năm 1999 có nhiều
sửa đổi, bổ sung. Một số hành vi trước đây chưa bị coi là tội phạm, thì Bộ luật
hình sự năm 1999 quy định là tội phạm như: hành vi không truy cứu trách
8


nhiệm hình sự người có tội; hành vi ra quyết định trái pháp luật của người có
thẩm quyền trong cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án; hành
vi đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử.
Tuy nhiên, Bộ luật hình sự năm 1999 cũng loại trừ trách nhiệm hình sự một
số hành vi mà Bộ luật hình sự năm 1985 quy định là tội phạm như: hành vi
không tố giác tội phạm của ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ
hoặc chồng của người phạm tội, (trừ hành vi không tố giác các tội xâm phạm

an ninh quốc gia và các tội đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại Điều 313
Bộ luật hình sự ). Đối với các tội phạm cụ thể cũng được bổ sung các tình tiết
là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt mà Bộ luật hình sự năm 1985
chưa quy định. Về đường lối xử lý, nói chung các tội xâm phạm hoạt động tư
pháp quy định tại chương XXII Bộ luật hình sự năm 1999 đều có mức hình
phạt nặng hơn so với Bộ luật hình sự năm 1985. Hình phạt bổ sung được quy
định ngay trong điều luật. Nhìn chung, nếu dựa theo đặc điểm của chủ thể tội
phạm, có thể chia loại tội này làm bốn nhóm:
Nhóm 1: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do những người có chức
vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp thực hiện được quy định từ các điều từ
Điều 293 đến 296, các điều từ 298 đến 303 và Điều 305
Nhóm 2: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do những người có
nghĩa vụ phải giúp các cơ quan tư pháp trong thực hiện hoạt động tư pháp
được quy định tại các Điều 307, 308 và 301.
Nhóm 3: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là đối tượng
của các bản án hoặc quyết định của cơ quan tư pháp được quy định tại các
Điều 304 và 311.
Nhóm 4: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể có thể là
cơng dân bình thường, là người có chức vụ, quyền hạn nhất định và đã sử
dụng, chức vụ quyền hạn này để cản trở các hoạt động tư pháp. Nhóm tội này
bao gồm các tội được quy định tại các Điều 297, 306, 309, 312, 313 và 314.

9


Để hiểu rõ về khái niệm các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp
trước hết chúng ta cần nắm rõ khái niệm tư pháp, cơ quan tư pháp và hoạt
động tư pháp.
Theo Từ điển Tiếng Việt thì "Tư pháp là xét xử các hành vi phạm pháp
và các vụ kiện tụng trong nhân dân” [23, tr. 1315]. Còn quan niệm của pháp

luật Trung Quốc thì "Tư pháp là việc nắm giữ pháp luật" và theo nghĩa Hán
Việt "Tư pháp là trông coi và bảo vệ". Trong tác phẩm "Bàn về khế ước xã
hội" của Jean - Jacques Rouseau, tác giả có đưa ra quan điểm: "Tư pháp là cơ
quan thiêng liêng nhất và được coi trọng nhất vì nó bảo vệ luật mà luật do cơ
quan quyền lực tối cao ban hành và do chính phủ chấp hành" [19, tr.251].
Theo tác giả Dương Thanh Mai: "Tư pháp là một ý tưởng cao đẹp về
một nền cơng lý địi hỏi việc giải quyết các tranh chấp xảy ra trong xã hội
phải đúng pháp luật, phù hợp với lẽ phải, công bằng, bình đẳng và đảm bảo sự
tin cậy đối với sự phát triển an tồn của mỗi cơng dân, xã hội" [22, tr. 42].

Hiện nay về khái niệm tư pháp còn nhiều quan điểm khác nhau để
hiểu vấn đề này. Trong đó chủ yếu gồm các nhóm quan điểm sau đây.
Có quan điểm cho rằng hệ thống pháp luật gồm Công pháp và Tư pháp.
Công pháp điều chỉnh các quan hệ giữa nhà nước với cá nhân, cơ quan, tổ chức
như luật hành chính hay luật hình sự. Tư pháp là luật tư điều chỉnh các quan hệ
giữa cá nhân, cơ quan hay tổ chức với nhau; Nhà nước chỉ tham gia dưới góc độ
quản lý và định hướng như luật dân sự, luật kinh tế, luật thương mại. Đây là
quan điểm được thừa nhận ở các nước theo truyền thống Châu Âu lục địa, tuy
nhiên, quan điểm này không được thừa nhận tại Việt Nam [33, tr176].
Bên cạnh đó cịn có ý kiến cho rằng tư pháp là một trong ba nhánh
quyền lực Nhà nước là hành pháp, lập pháp và tư pháp. Quan điểm này theo
Thuyết tam quyền phân lập. Việt Nam không theo thuyết này và tổ chức Nhà
nước ở nước ta theo phương thức tập quyền, vào Quốc hội, nhưng có sự phân
cơng giữa các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp [25, tr.26]
10


Ngồi ra cịn một số ý kiến cho rằng Tư pháp là khái niệm chung dùng
để chỉ các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan thi hành án và
các cơ quan bổ trợ tư pháp; là các chủ thể làm công tác tư pháp - hộ tịch. Khái

niệm này cũng bao gồm hoạt động của các chủ thể nêu trên như hoạt động
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án dân sự, thi hành án hình sự, hoạt động bổ
trợ tư pháp (giám định, cơng chứng...) hay hoạt động mang tính chất hành
chính - tư pháp (công chứng, hộ tịch...). Khái niệm này rất rộng vì những cơ
quan bổ trợ tư pháp và hành chính- tư pháp là những hoạt động do pháp luật
hành chính điều chỉnh, độc lập với hoạt động tư pháp của các Cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Thi hành án vì chúng chỉ có ý nghĩa hỗ trợ cho
hoạt động tư pháp. Các quyết định hoặc hành vi trong hoạt động của các cơ
quan bổ trợ tư pháp hoặc giám định, tư pháp hộ tịch chỉ là những quyết định,
hành vi mang tính hành chính hoặc chun mơn nghiệp vụ đơn thuần, không
phải là quyết định hoặc hành vi tư pháp. [13, tr.236].
Qua các văn kiện của Đảng như Văn kiện các Đại hội IX, X, XI, Nghị
quyết Trung ương 8 (khóa VII); Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VIII); Nghị
quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 03-5-2005 về xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020 và
nhất là Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 02-6-2005 về Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020 thì nhiệm vụ đặt ra đối với công cuộc cải
cách tư pháp là đổi mới, nâng cao chất lượng của hai hệ thống cơ quan. Thứ
nhất, là các cơ quan tư pháp bao gồm Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều
tra, Cơ quan thi hành án trong đó Tịa án là trung tâm của các cơ quan tư
pháp; thứ hai là các các cơ quan bổ trợ tư pháp, bao gồm luật sư, giám định tư
pháp, lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp. Ngoài ra, nhiệm vụ cải cách tư pháp
cịn đặt ra với cơng tác tư pháp bao gồm: công tác điều tra, công tác kiểm sát,
công tác xét xử, công tác thi hành án và công tác bổ trợ tư pháp, trong đó xét
xử là hoạt động trung tâm của hoạt động tư pháp.
11


Ở nước ta, tổ chức nền tư pháp quốc gia bao gồm hệ thống các cơ quan
và tổ chức nghề nghiệp. Hoạt động của các cơ quan, tổ chức này trực tiếp hoặc

hỗ trợ cho hoạt động xét xử của Tòa án, nhằm bảo vệ pháp luật, bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
Như vậy, khái niệm “tư pháp” có hai cách hiểu, thứ nhất là hoạt động
bảo vệ pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp; thứ hai, tư
pháp là thuật ngữ để chỉ các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực tư pháp và
những hoạt động trong lĩnh vực tư pháp do các cơ quan nay thực hiện.
Về khái niệm “Quyền tư pháp”. Quyền tư pháp được hiểu theo nghĩa
rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa hẹp: Quyền tư pháp trong Nhà nước là quyền hoạt
động tài phán (quyền xét xử) độc lập của Tòa án. Nghĩa rộng: Quyền tư pháp
là quyền xét xử của Tịa án nói riêng, cũng như hoạt động bảo vệ pháp luật
của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án để đảm bảo cho
việc thực hiện quyền xét xử đạt hiệu quả cao, góp phần đưa các nguyên tắc
được thừa nhận chung của Nhà nước vào đời sống thực tế [1, tr.25].
Về khái niệm “Cơ quan tư pháp” hiện nay cũng có nhiều cách hiểu
khác nhau dù nó vẫn được sử dụng rộng rãi trong các văn kiện của Đảng và
các văn bản pháp luật của Nhà nước. Nếu căn cứ vào tổ chức nhà nước ta
theo mơ hình tập quyền thì quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
cơng, phối hợp, kiểm soát giữa ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Tương ứng với nó là bốn hệ thống cơ quan: Quốc hội, Chính Phủ, Tịa án –
Viện kiểm sát. Theo đó, Tịa án và Viện kiểm sát được hiểu là các cơ quan
tư pháp. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào cách thức tổ chức quyền lực nhà nước
nên trên thì khơng thể lý giải được việc tại sao các cơ quan thuộc nhánh
hành pháp như Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án lại gọi là Cơ quan tư
pháp hoặc Bộ Tư pháp (trừ lĩnh vực thi hành án dân sự) thực chất lại không
phải là cơ quan tư pháp mà thuộc Chính phủ. Do đó, phải căn cứ vào chức
năng, nhiệm vụ của từng cơ quan thì mới đánh giá đúng về tính chất hoạt
12


động của mỗi cơ quan. Có nghĩa là một cơ quan, mặc dù thuộc hệ thống cơ

quan nào phải căn cứ vào hoạt động của nó trong từng lĩnh vực cụ thể để
nhận biết được đúng tên gọi của nó. Ví dụ, Cơ quan điều tra và Cơ quan thi
hành án có phạm vi hoạt động trong lĩnh vực tố tụng nên được gọi là cơ
quan tư pháp. Các cơ quan bổ trợ tư pháp dù có liên quan mật thiết và có vai
trị hỗ trợ rất lớn trong hoạt động tố tụng như tổ chức Luật sư, Giám định tư
pháp, Công chứng, Cảnh sát tư pháp nhưng vẫn thuộc hệ thống cơ quan
hành chính hoặc do cơ quan hành chính quản lý.
Như vậy, qua nghiên cứu tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta
cũng như các văn kiên của Đảng và các văn bản của Nhà nước cho thấy, các
cơ quan tư pháp ở nước ta luôn được hiểu và đề cập đến ở nghĩa rộng, bao
gồm Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra và Cơ quan thi hành án.
Về khái niệm “hoạt động tư pháp”, hiện nay pháp luật Việt Nam chưa
có quy định nào định nghĩa hoặc hướng dẫn chính thức về khái niệm "hoạt
động tư pháp", mà tồn tại nhiều quan điểm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng hoạt động tư pháp bao gồm hoạt động của
các cơ quan tiến hành tố tụng như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án;
của những những người tiến hành tố tụng như Thủ trưởng Cơ quan điều tra,
Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên;
Chánh án, Phó Chánh án Tịa án, Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Tòa án.
Quan điểm thứ hai cho rằng hoạt động tư pháp còn bao gồm các chủ
thể được giao tiến hành một số hoạt động tố tụng như: Hải quan, Kiểm lâm,
Bộ đội Biên phòng, Kiểm sát biển; Cơ quan thi hành án (dân sự và hình sự).
Quan điểm thứ ba cho rằng, khái niệm hoạt động tư pháp phải hiểu theo
nghĩa rộng, bao gồm ba dạng hoạt động: hoạt động tư pháp trong lĩnh vực tố
tụng (tư pháp – tố tụng), hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hành chính (tư
pháp – hành chính), và hoạt động bổ trợ tư pháp.

13



Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, khái niệm “hoạt động tư
pháp” chỉ nên hiểu theo nghĩa là “hoạt động tố tụng”, tức là hoạt động điều
tra, truy tố, xét xử, thi hành án do các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
và Thi hành án; của những người tiến hành tố tụng như: Thủ trưởng Cơ quan
điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát
viên; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án,
Chấp hành viên thực hiện theo các quy định của pháp luật.
Theo Bộ luật hình sự 1999, khái niệm tội phạm xâm phạm hoạt động tư
pháp được quy định cụ thể tại Điều

292 như sau: "Các tội xâm phạm hoạt

động tư pháp là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các Cơ
quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền lợi của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cơng dân".
Hiện nay, từ quy định trên có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm
các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Quan điểm thứ nhất căn cứ vào cấu trúc
của Bộ luật hình sự cho rằng tội xâm phạm hoạt động tư pháp chỉ bao gồm
các tội được quy định tại chương XXII Bộ luật hình sự hiện hành. Quan điểm
thứ hai xuất phát từ bản chất của tội phạm và khách thể xâm phạm trực tiếp
mà tội phạm hướng đến thì tội xâm phạm hoạt động tư pháp bao gồm các tội
phạm xâm hại đến khách thể loại là hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư
pháp. Mỗi quan điểm đều dựa trên những cơ sở nhất định. Tuy nhiên, các tội
xâm phạm hoạt động tư pháp cần được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ các
tội được quy định tại chương XXII của Bộ luật hình sự hiện hành mà cịn bao
gồm một số tội phạm nằm rải rác ở các chương khác nhau của Bộ luật hình sự
nếu các hành vi đó xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của câc cơ quan tư
pháp. Ví dụ : trường hợp những người tiến hành tố tụng có hành vi nhận hối
lộ, hành vi này được quy định tại điều 279 Bộ luật hình sự, chương XXI (các
tội phạm về chức vụ), Mục A (các tội phạm về tham nhũng) của Bộ luật hình

sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009. Tội phạm này không chỉ là tội
14


phạm tham nhũng trong số các tội phạm xâm hại đến khách thể chung mà còn
xâm hại trực tiếp đến khách thể loại là hoạt động đúng đắn của cơ quan tiến
hành tố tụng. Do vậy, xét về bản chất thì tội phạm cụ thể này là một trong
những tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp.
Từ khái niệm nêu trên có thể thấy chủ thể của các tội xâm phạm hoạt
động tư pháp là những người có nhiệm vụ tiến hành tố tụng, những người
tham gia tố tụng hoặc những người khác cố ý thực hiện, xâm hại đến hoạt
động đúng đắn của các cơ quan tư pháp trong một số trường hợp còn xâm hại
đến cả quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, thơng qua hành vi lạm dụng
hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn của cán bộ thuộc cơ quan tư pháp hoặc qua
hành vi cản trở hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp do những người
có quyền hạn trong các cơ quan nhà nước, những người tham gia tố tụng hoặc
những người khác thực hiện.
1.1.2. Những dấu hiệu pháp lý chung của các tội phạm xâm phạm
hoạt động tư pháp
Cũng giống như các tội phạm khác, tội phạm xâm phạm hoạt động tư
pháp là: “hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý .
. . Tuy nhiên, so với các tội phạm khác, tội phạm xâm phạm hoạt động tư
pháp cũng có những đặc thù riêng.
- Về khách thể. Theo lý luận của khoa học luật hình sự, khách thể loại
của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là các quan hệ xã hội hình thành nên
hoạt động đúng đắn của các Cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, đảm
bảo sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này.
Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, một mặt xâm hại đến sự hoạt
động đúng đắn của các cơ quan tư pháp, gây tác hại đến uy tín cũng như việc

thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp, mặt khác, trong
một số trường hợp nó cịn xâm hại đến cả các quyền cơ bản của công dân,
15


như tội dùng nhục hình. Căn cứ vào tính chất đặc thù của các quan hệ xã hội
bị loại tội phạm này xâm hại, nhà làm luật đã sắp xếp loại tội phạm này vào
một chương riêng trong Bộ luật hình sự.
- Về mặt khách quan. Hành vi thuộc mặt khách quan của loại tội phạm
này là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại trực tiếp đến hoạt động
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Đa số các hành vi khách quan của tô ̣i
phạm được thực hiện bằng hành động (làm một việc mà pháp luật cấm) như
dùng nhục hình, bức cung, mua chuộc, cưỡng ép người khác khai báo gian dối
hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật, khai báo gian dối, trốn khỏi nơi giam giữ, ra
bản án trái pháp luật, ra quyết định trái pháp luật..., chỉ có một số rất ít tội
đươ ̣c thực hiê ṇ dưới da ̣ng không hành đô ̣ng (không làm hoặc làm không đầy
đủ một việc mà pháp luật buộc phải làm) như Tô ̣i không tố giác tô ̣i pha ̣m, tội
không chấp hành án, tội khơng thi hành án.
Nhìn chung những hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp bao gồm hai
loại:
+ Loại hành vi thứ nhất biểu hiện dưới dạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn
(tức tranh thủ điều kiện thuận lợi do chức vụ, quyền hạn tạo ra để làm một việc
có lợi cho mình) hoặc lạm dụng chức vụ quyền hạn (tức là làm quá phạm vi
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho phép, nhằm đạt được mục đích riêng).
+ Loại hành vi thứ hai biểu hiện dưới dạng làm cản trở sự hoạt động
đúng đắn của các cơ quan tư pháp do những người có chức vụ quyền hạn
trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, những người tham gia tố
tụng như bị can, bị cáo, người làm nhân chứng, giám định viên, người có
trách nhiệm bồi thường... hoặc những người khác thực hiện.
Đa số các tô ̣i pha ̣m xâm pha ̣m hoa ̣t đô ̣ng tư pháp đề u có cấ u thành hình

thức, nghĩa là thời điểm hoàn thành của tội phạm được xác định từ khi người
phạm tội thực hiện hành vi khách quan đươ ̣c quy đinh
̣ trong cấ u thành tơ ̣i
phạm tương ứng mà khơng cần có hậu quả xảy ra.
16


Hâ ̣u quả của tô ̣i pha ̣m rấ t đa da ̣ng , có thể là uy tín của các cơ quan tư
pháp bị giảm sút hay các quyền và lợi ích hợp pháp củ

a cơng dân bi ̣xâm

phạm. Đa số các tô ̣i pha ̣m xâm pha ̣m hoa ̣t đô ̣ng tư pháp đươ ̣c thực hiê ̣n dưới
hình thức lỗi cố ý , chỉ có một tội duy nhất được thực hiện dưới hình thức lỗi
vơ ý là tô ̣i thiế u trách nhiê ̣m để người bi ̣giam , giữ trố n (Điề u 301). Động cơ
mục đích của nhóm tội này nhìn chung đa dạng như có thể vì vụ lợi , vì động
cơ cá nhân, nên không phải là dấ u hiê ̣u bắ t buô ̣c trong cấ u thành tô ̣i pha ̣m.
- Về chủ thể. Chủ thể của loại tội phạm này nói chung là chủ thể đặc
biệt, họ có thể là những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan tư
pháp hoặc các cơ quan nhà nước tổ chức xã hội hoặc những người tham gia tố
tụng như bị can, bị cáo, nhân chứng, người bào chữa, người giám định,
nguyên đơn dân sự... Những người có nghĩa vụ phải chấp hành các bản án
hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án nhân dân; những người
bị tam giam hay những người đang phải chấp hành án tù giam. Ngoài ra trong
một số trường hợp, chủ thể của loại tội phạm này cịn có thể là những người
khác, khơng cần phải có những dấu hiệu đặc biệt như một số loại chủ thể nêu
trên, miễn là họ có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.
Căn cứ vào các dấu hiệu riêng biệt của từng loại chủ thể, có thể chia
chủ thể của các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp thành bốn loại sau đây:
+ Loại thứ nhất là những người có chức vụ quyền hạn ở các cơ quan

điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án như các Điều tra viên, Kiểm sát viên,
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, nhân viên trại giam... Những người này là
chủ thể của các tội quy định tại các điều: Điều 293, Điều 294, Điều 295, Điều
296, Điều 298, Điều 299, Điều 300, Điều 301, Điều 302, Điều 303, Điều 310.
+ Loại thứ hai là những người tham gia tố tụng như người giám định,
người bào chữa, người phiên dịch, người làm chứng... Những người này là
chủ thể của các tội quy định tại các điều: Điều 307, Điều 308, Điều 309.

17


+ Loại thứ ba là những người có nghĩa vụ phải chấp hành các bản án
hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật như nguyên đơn dân sự
hoặc bị đơn dân sự, người có trách nhiệm bồi thường, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến vụ án, bị án... trong các tội phạm quy định tại các điều:
Điều 304, Điều 305, Điều 306, Điều 311.
+ Loại thứ tư là những người khác, họ có thẻ là những người có chức
vụ, quyền hạn trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã
hội trong các tội quy định tại các điều: Điều 297, Điều 303, Điều 309, Điều
312, Điều 313, Điều 314.
Trên thực tế, các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp cũng có liên hệ
với các tội phạm về chức vụ (khi người có chức vụ, quyền hạn thuộc ngành tư
pháp vì mục đích vụ lợi hoặc động cơ cá nhân mà phạm tội). Tuy nhiên, nếu
xem xét thì rõ ràng các hành vi phạm tội trong chương này thể hiện bản chất
điển hình xâm phạm hoạt động tư pháp hơn là bản chất “chức vụ quyền hạn”.
Là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán hay Chấp hành viên thi hành án,
những người phạm tội này có kiến thức sâu về pháp luật, có nghiệp vụ chuyên
ngành và có quan hệ ảnh hưởng trong các cơ quan tư pháp nên thường có xu
hướng che dấu hành vi phạm tội của mình rất tinh vi hoặc lợi dụng quan hệ để
chạy chọt hoặc gây khó khăn cho q trình xử lý vụ án.

- Về mặt chủ quan. Có thể thấy đặc điểm chung là hầu hết các tội xâm
phạm hoạt động tư pháp đều được thực hiện do cố ý, trừ tội thiếu trách nhiệm
để người bị giam, giữ trốn (Điều 301) là do lỗi vô ý.
Việc quy định lỗi của người thực hiện hành vi xâm phạm hoạt động tư
pháp là dựa trên những nguyên tắc sau:
+ Trách nhiệm hình sự do thực hiện các hành vi này chỉ phát sinh đối
với những người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm;

18


×