Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử hình sự sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn các tòa án quân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.02 KB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BÙI ĐỨC TÙNG

TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG
TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ HÌNH SỰ SƠ THẨM
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN CÁC TÒA ÁN QUÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BÙI ĐỨC TÙNG

TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG
TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ HÌNH SỰ SƠ THẨM
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN CÁC TÒA ÁN QUÂN SỰ
Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số

: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN VĂN ĐỘ

HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, chính xác, có nguồn gốc rõ
ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các
nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà
Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Bùi Đức Tùng


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRẢ HỒ SƠ ĐIỀU TRA BỔ
SUNG TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ........ 7
1.1. Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm ........................ 7
1.1.1. Khái niệm trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử vụ án
hình sự ............................................................................................................... 7

1.1.2. Đặc điểm trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử ............ 14
1.1.3 Quy định về trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Toà án ở một số nước trên
thế giới ............................................................................................................. 15
1.2. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong xét xử vụ án hình sự và một số
nguyên tắc tố tụng hình sự .............................................................................. 17
1.2.1. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung và nguyên tắc pháp chế ......................... 17
1.2.2. Trả hồ sơ điều tra bổ sung và nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền
con người ........................................................................................................ 18
1.2.3. Trả hồ sơ điều tra bổ sung và nguyên tắc xác định sự thật của vụ án... 18
1.2.4. Trả hồ sơ điều tra bổ sung và ngun tắc suy đốn vơ tội .................... 20
1.2.5. Trả hồ sơ điều tra bổ sung và nguyên tắc tranh tụng ............................ 21
1.3. Ý nghĩa của việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm.. 21
1.3.1. Ý nghĩa pháp lý ..................................................................................... 21
1.3.2. Ý nghĩa chính trị - xã hội ...................................................................... 23
1.3.3. Ý nghĩa phòng chống tội phạm ............................................................. 23
1.3.4. Ý nghĩa bảo đảm quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự ..... 24


Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN TRẢ HỒ
SƠ ĐIỀU TRA BỔ SUNG CỦA CÁC TÒA ÁN QUÂN SỰ ..................... 26
2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung 26
2.1.1. Khái quát lịch sử quy định của pháp luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để
điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm. ............................................ 26
2.1.2. Quy định về trả hồ sơ điều tra bổ sung theo Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2015………………………………………………… ........................ 27
2.2. Thực tiễn trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong xét xử của các Tòa án
quân sự. ........................................................................................................... 46
2.2.1. Kết quả trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự của các Tịa án qn sự .................................................................. 46
2.2.3.Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc ....................................... 55

Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
TRẢ HỒ SƠ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ
THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ............................................................................. 58
3.1. Yêu cầu nâng cao chất lượng trả hồ sơ điều tra bổ sung ......................... 58
3.1.1. Yêu cầu của Cải cách tư pháp ............................................................... 58
3.1.2. Yêu cầu đảm bảo các nguyên tắc tố tụng trong xét xử ......................... 59
3.1.3. Yêu cầu phân biệt các chức năng tố tụng…………………………….65
3.1.4. Yêu cầu của Hiến pháp về tổ chức bộ máy nhà nước. .......................... 66
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng trả hồ sơ điều tra bổ sung trong
xét xử .............................................................................................................. 67
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự .................................................... 67
3.2.2. Tổ chức thực hiện đúng các quy định của BLTTHS năm 2015 về trả
hồ sơ điều tra bổ sung trong xét xử vụ án hình sự ……………………….. ... 67
3.2.3. Tăng cường quan hệ chế ước và phối hợp giữa Tòa án và Viện kiểm sát .. 71
3.2.4. Nâng cao năng lực và bồi dưỡng tuyển dụng thêm cán bộ ................... 72


KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 77


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLTTHS

Bộ luật Tố tụng hình sự

BLHS

Bộ luật Hình sự


TTLT số 02/2017
TTLT số 01/2010
TAQS

Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTCTANDTC-BCA-BQP
Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTCBCA-TANDTC
Tòa án Quân sự


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê số vụ án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ
sung từ năm 2013- 6 tháng đầu năm 2018………………………………..…46


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Q trình giải quyết một vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn khác
nhau, trong đó giai đoạn xét xử đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Tại
phiên tòa, tất cả những chứng cứ, tài liệu, đồ vật thu thập được trong giai
đoạn điều tra, truy tố đều được đưa ra xem xét cơng khai thơng qua q trình
tranh tụng. Trên cơ sở đó, Tịa án ra những phán quyết khách quan, toàn diện,
phù hợp với quy định của pháp luật. Việc xét xử cơng bằng, nghiêm minh góp
phần bảo vệ chế độ, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ tài sản của Nhà
nước, của tập thể và của công dân; bảo vệ quyền con người được ghi nhận
trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật có liên quan, thể hiện sự quan tâm
coi trọng và cam kết của nhà nước về những giá trị quyền con người, quyền
công dân. Đây là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước thực sự là
của dân, do dân và vì dân, góp phần đấu tranh phịng chống tội phạm. Thơng

qua việc xét xử, đặc biệt là các phiên tịa cơng khai sẽ góp phần giáo dục công
dân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống,
nâng cao ý thức đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như các vi phạm pháp
luật khác. Tuy nhiên không phải trường hợp nào Tòa án cũng căn cứ vào
những tài liệu, chứng cứ mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thu thập được để
đưa ra xét xử mà qua giai đoạn chuẩn bị xét xử; qua thẩm vấn công khai tại
phiên tịa có nhiều trường hợp khơng thu thập được đầy đủ tài liệu chứng cứ để
kết luận về tội phạm, người phạm tội hoặc quá trình điều tra, truy tố cịn vi
phạm quy định của pháp luật tố tụng hình sự hoặc có căn cứ để khởi tố bị can
về một tội phạm khác, có đồng phạm khác. Do vậy, Tòa án với tư cách là cơ
quan xét xử phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm khắc phục những tồn tại,
thiếu sót trong giai đoạn điều tra, truy tố từ đó có căn cứ giải quyết vụ án đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật.

1


Khi nghiên cứu các quy định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án
được quy định trong BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 và các văn bản
hướng dẫn thi hành cho thấy còn nhiều bất cập cần phải được sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp, cần thể hiện rõ chức năng của từng cơ quan tố tụng, từ đó nhận
thức thống nhất khi áp dụng pháp luật, tránh trường hợp một hồ sơ vụ án hình
sự bị trả đi trả lại nhiều lần ảnh hưởng đến thời hạn giải quyết vụ án hình sự,
vi phạm quyền của bị can, bị cáo, gây tốn kém chi phí tố tụng, ảnh hưởng đến
uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Theo định hướng của Đảng và nhà nước, cần nâng cao chất lượng xét
xử các loại án, đặc biệt là án hình sự được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của
chiến lược cải cách tư pháp. Để nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự
thì việc áp dụng đúng đắn, chính xác và đầy đủ các quy định của luật tố tụng
hình sự là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu. Trong hoạt động tố

tụng hình sự, việc Tồ án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi
có các căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 179 BLTTHS năm 2003 và
Điều 280 BLTTHS năm 2015, hướng dẫn tại TTLT số 02/2017 là cần thiết
đảm bảo cho việc xét xử thật sự khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp
luật, đáp ứng kịp thời yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.
Thực tiễn hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung của các TAQS cho
thấy TAQS đã trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung nhiều vụ án.
Nhiều vấn đề, yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án đã được Viện kiểm sát
chấp nhận bảo đảm giải quyết khách quan, tồn diện pháp luật, khơng bỏ lọt
tội phạm, khơng làm oan người vơ tội. Tuy nhiên, vẫn cịn có những vụ án,
quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung là khơng có căn cứ. Sai sót này là do
Thẩm phán TAQS không nắm chắc được hồ sơ tài liệu có trong vụ án, nên đã
trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung [43, tr.85]. Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận
và thực tiễn, trên cơ sở nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc trả hồ sơ

2


để điều tra bổ sung, từ đó tìm ra ngun nhân và kiến nghị một số giải pháp
khắc phục tình trạng trên là một yêu cầu cấp thiết góp phần đấu tranh phòng
chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng giải
quyết án, đồng thời hạn chế thấp nhất số lượng việc trả hồ sơ để điều tra bổ
sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự, đáp ứng yêu cầu cải cách tư
pháp của Đảng và Nhà nước.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, dựa vào các phân tích về ý nghĩa và
tầm quan trọng của vấn đề cần nghiên cứu, tôi chọn đề tài: " Trả hồ sơ để điều
tra bổ sung trong giai đoạn xét xử hình sự sơ thẩm theo pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam từ thực tiễn các tòa án quân sự " làm đề tài luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, đã có một số cơng trình nghiên cứu về đề tài trả hồ sơ

điểu điều tra bổ sung được xây dựng thành đề tài luận văn thạc sĩ, tiến sĩ; các
công trình có đề cập đến nội dung trả hồ sơ điều tra bổ sung trong các TAQS
như: Luận văn Thạc sĩ luật “Chất lượng xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của
Tịa án qn sự ở Qn khu 3- Quân đội nhân dân Việt Nam” của tác giả Trần
Thị Tuyết Lành (2015); Luận văn Thạc sĩ luật: “Áp dụng pháp luật trong xét
xử các vụ án hình sự của Tòa án Quân sự Quân khu 3” của tác giả Hoàng
Hữu Quý (2013); Luận án Tiến sĩ Luật học: “Áp dụng pháp luật trong xét xử
sơ thẩm các vụ án hình sự của Tịa án qn sự ở Việt Nam hiện nay” của tác
giả Dương Văn Thăng (2017), cũng như nhiều bài viết của nhiều tác giả khác
được đăng trên các tạp chí chuyên ngành Luật về vấn đề này.
Trong các cơng trình trên, các tác giả đã đề cập đến các căn cứ trả hồ sơ
để điều tra bổ sung, thủ tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc việc xem xét
tính hợp lý và cần thiết của quy định trả hồ sơ điều tra bổ sung. Tuy nhiên,
chưa có cơng trình nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về hoạt động trả hồ
sơ để điều tra bổ sung ở giai đoạn xét xử sơ thẩm của các TAQS, đặc biệt khi

3


BLTTHS năm 2015, TTLT số 02/2017 đã có hiệu lực thi hành dẫn đến tình
trạng hiểu và áp dụng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự hiện
hành chưa được thống nhất trong toàn quân. Việc nghiên cứu lý luận và thực
tiễn về trả hồ sơ để điều tra bổ sung sẽ giúp cho các cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng hình sự (đặc biệt là Tịa án qn sự) có thể khắc phục được
những hạn chế, tìm ra được các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng
giải quyết các vụ án hình sự.
Từ việc áp dụng pháp luật tố tụng hình sự năm 2003 và áp dụng pháp
luật tố tụng hình sự năm 2015, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này nhằm góp
phần nâng cao chất lượng trong hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở giai
đoạn xét xử sơ thẩm hình sự của các TAQS.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu đề tài, tơi đi sâu phân tích những nội dung và giải pháp
nâng cao chất lượng trong việc ra các quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
theo BLTTHS năm 2015, thông qua so sánh với BLTTHS năm 2003, chỉ ra
những hạn chế, vướng mắc trong tố tụng hình sự năm 2003 nhằm đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả trả hồ sơ điều tra bổ sung trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết mục đích nghiên cứu những vấn đề nêu trên, đề tài cần
làm rõ vấn đề sau:
- Nghiên cứu làm rõ vấn đề lý luận về trả hồ sơ để điều tra bổ sung nói
chung, trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử nói riêng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn trả hồ sơ để điều tra
bổ sung của các TAQS trong thời gian qua; làm sáng tỏ những hạn chế và các
nguyên nhân dẫn đến việc Toà án phải trả hồ sơ cũng như việc ban hành các quyết
định trả hồ sơ để điều tra bổ sung đúng hoặc chưa đúng quy định của pháp luật.

4


- Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả trả hồ sơ để điều tra bổ
sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm của Tòa án.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
- Những vấn đề lý luận trong hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở
giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự.
- Thực trạng pháp luật về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
- Thực tiễn trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các
vụ án hình sự của các TAQS.

4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Phạm vi là một đề tài tôi chỉ nghiên cứu những nội dung lý luận về vấn
đề trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự,
thực tiễn áp dụng quy định này trong BLTTHS năm 2003; BLTTHS năm
2015; TTLT số 02/2017.
Mốc thời gian nghiên cứu của đề tài là việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung
của các TAQS trong những năm từ năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2018.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài này là lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, về cải cách tư pháp và bảo vệ
quyền con người.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: So sánh, phân
tích, tổng hợp, thống kê. Đồng thời, tác giả sử dụng những số liệu thống kê,
5


tổng kết hàng năm của ngành TAQS; nghiên cứu các quyết định trả hồ sơ để
điều tra bổ sung, tổng hợp các tri thức khoa học pháp luật tố tụng hình sự và
các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Về mặt lý luận
Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận và quy định
của pháp luật tố tụng hình sự 2015, phân tích những khái niệm, ý nghĩa của
hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Toà án. Trên cơ sở đó đề ra các
giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở giai
đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự.
6.2. Về mặt thực tiễn

Đề tài là cơng trình nghiên cứu về hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ
sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của các TAQS. Những kết
quả nghiên cứu phục vụ yêu cầu thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng trả hồ sơ
để điều tra bổ sung của các TAQS trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.
7. Cơ cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của đề tài gồm 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận về trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Chương 2: Quy định của pháp luật và thực tiễn trả hồ sơ điều tra bổ sung của
các Tòa án quân sự.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng trả hồ sơ điều tra bổ sung trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

6


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRẢ HỒ SƠ ĐIỀU TRA BỔ SUNG
TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ

1.1. Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
1.1.1. Khái niệm trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử vụ án
hình sự
1.1.1.1. Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự
- Khái niệm trả hồ sơ điều tra bổ sung:
Là quá trình điều tra, truy tố và xét xử của các cơ quan tiến hành tố
tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) thực hiện các thủ tục tố tụng
nhằm điều tra làm rõ sự thật khách quan hành vi của người phạm tội, để giải
quyết vụ án đúng quy định của pháp luật. Trong đó, kết quả hoạt động tố tụng

ở giai đoạn trước làm tiền đề, cơ sở cho hoạt động tố tụng của giai đoạn sau.
Do đó, mỗi cơ quan tiến hành tố tụng đều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
nhất định nhưng có mối quan hệ phối hợp, chế ước lẫn nhau trong quá trình
giải quyết vụ án không bị chồng chéo, vụ án được giải quyết đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật. Nhưng trong thực tiễn không phải ở giai đoạn tố
tụng nào cũng điều tra, xem xét đánh giá chứng cứ chính xác, đầy đủ và đúng
pháp luật. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là quy định pháp lý do BLTTHS quy
định để các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
mình tìm ra sự thật khách quan của vụ án, nhằm xét xử đúng người, đúng tội,
đúng pháp luật, tránh tình trạng oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm.
Trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay, khơng có khái
niệm trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Điều 280 BLTTHS năm 2015 chỉ quy định
căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Thẩm phán; TTLT số 02/2017 hướng
dẫn các căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung quy định tại Điều 280 và khoản 3

7


Điều 298 BLTTHS năm 2015 khi Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định
trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Hội đồng xét xử quyết định trong giai đoạn
xét xử tại phiên tòa.
Hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tồ án cấp sơ thẩm có
những đặc điểm sau:
- Chủ thể trả hồ sơ để điều tra bổ sung là thẩm phán hoặc Hội đồng xét
xử của Toà án cấp sơ thẩm.
- Chủ thể tiếp nhận hồ sơ Toà án trả để điều tra bổ sung là Viện Kiểm
sát nơi ra quyết định truy tố.
- Căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung: Toà án cấp sơ thẩm chỉ được trả
hồ sơ cho Viện Kiểm sát khi có các căn cứ quy định tại Điều 280 BLTTHS.
Theo tác giả: “Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là quá trình khắc phục, bổ

sung làm rõ thêm những chứng cứ quan trọng còn thiếu, hoặc phát hiện có vi
phạm thủ tục tố tụng, nhằm tìm ra sự thật khách quan của vụ án, đảm bảo để
không bỏ lọt tội phạm cũng như không làm oan người vô tội”. Các cơ quan
tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thông qua việc trả hồ sơ để điều tra
bổ sung có thể đánh giá những nguyên nhân và tồn tại để kịp thời khắc phục,
sửa chữa những tồn tại đó, mặt khác tích lũy được những kinh nghiệm thực
tiễn trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử những vụ án hiện tại và các vụ
án về sau được đảm bảo đúng quy định của pháp luật, tránh trả đi, trả lại
nhiều lần dẫn đến tốn kém khơng cần thiết, cũng như làm mất uy tín của cơ
quan tiến hành tố tụng.
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là nhằm bảo đảm tránh bỏ lọt tội phạm
cũng như làm oan người vô tội. Qua việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung các cơ
quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng đánh giá những
nguyên nhân của những vấn đề đã làm được và những tồn tại. Một mặt, vừa
kịp thời sửa chữa, khắc phục những tồn tại đó, mặt khác thâu lượm tích luỹ

8


thêm được những kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động điều tra, truy tố và
xét xử [25, Tr.15].
- Các hình thức trả hồ sơ điều tra bổ sung: Theo quy định của
BLTTHS năm 2003 cũng như BLTTHS năm 2015 thì trả hồ sơ điều tra bổ
sung thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nếu vụ án đang trong giai đoạn truy
tố; thuộc thẩm quyền của Thẩm phán nếu trong giai đoạn chuẩn bị xét xử;
thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử nếu trong giai đoạn xét xử vụ án.
+ Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát có quyền ra quyết định trả hồ
sơ để điều tra bổ sung khi phát hiện thấy hồ sơ vụ án còn thiếu những chứng
cứ quan trọng; có tội phạm khác do bị can thực hiện hoặc cịn có đồng phạm
mà vẫn chưa được khởi tố; có những hành vi vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố

tụng. Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn
truy tố nhằm khắc phục sai sót trong q trình điều tra, qua đó có thể đủ căn
cứ truy tố một người trước Tòa án.
+ Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sau
khi nghiên cứu hồ sơ phát hiện trong hồ sơ vụ án còn thiếu những chứng cứ
chứng minh mà qua trao đổi với Kiểm sát viên vẫn không thể khắc phục kịp
thời; phát hiện có đồng phạm hoặc có tội phạm khác do bị can thực hiện mà
vẫn chưa được khởi tố; hoặc có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc
Viện kiểm sát phát hiện có căn cứ trả hồ sơ và có văn bản đề nghị Tịa án trả
hồ sơ thì Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ để điểu tra bổ sung trong đó ghi
rõ những vấn đề cần điều tra bổ sung và gửi cho Viện kiểm sát kèm theo hồ
sơ vụ án.
+ Trong giai đoạn xét xử tại phiên tịa, Hội đồng xét xử thơng qua việc
kiểm tra, đánh giá chứng cứ, tranh tụng tại phiên tịa phát hiện thiếu những
chứng cứ quan trọng, có đồng phạm khác hoặc có tội phạm khác do bị can
thực hiện mà vẫn chưa bị khởi tố; hoặc có những vi phạm nghiêm trọng thủ

9


tục tố tụng mà không thể khắc phục tại phiên tịa thì Hội đồng xét xử vào
phịng nghị án thảo luận và đưa ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
cho Viện kiểm sát.
- Vấn đề trả hồ sơ để điều tra bổ sung và việc cơ quan tiến hành tố tụng
(Viện kiểm sát, Tòa án) tự mình bổ sung chứng cứ:
Là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, sau khi nhận
hồ sơ cùng đề nghị truy tố của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thể tự mình
thực hiện các hoạt động điều tra để bổ sung chứng cứ hoặc trả hồ sơ điều tra
bổ sung.
Đối với Toà án, sau khi thụ lý hồ sơ vụ án, nếu việc điều tra chưa đầy

đủ, Tồ án có các phương án khác nhau để xử lý: 1/ Trả hồ sơ để điều tra bổ
sung nếu có căn cứ luật định; 2/ Yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung chứng cứ mà
không cần trả hồ sơ; 3/ Tự mình xác minh, thu thập chứng cứ trong trường
hợp thiếu các chứng cứ không phải là quan trọng, việc thu thập đơn giản...
Trong trường hợp quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tịa án
có căn cứ mà Viện kiểm sát có thể tự bổ sung được thì Viện kiểm sát tiến
hành điều tra theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 236, khoản 1 Điều
246 của BLTTHS năm 2015; trường hợp khơng thể tự mình bổ sung được thì
Viện kiểm sát căn cứ vào khoản 5 Điều 236, khoản 1 Điều 246 của BLTTHS
năm 2015 ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và chuyển ngay hồ sơ
cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra bổ sung.
Trong trường hợp Viện kiểm sát cho rằng quyết định trả hồ sơ để điều
tra bổ sung của Tịa án khơng có căn cứ theo quy định tại các điều 3, 5 và 6
của TTLT số 02/2017 thì Viện kiểm sát có văn bản nêu rõ lý do giữ nguyên
quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án để đưa vụ án ra xét xử theo
quy định tại Điều 246 và khoản 3 Điều 280 của BLTTHS năm 2015.

10


1.1.1.2. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
Xét xử vụ án hình sự là hoạt động trung tâm và quan trọng nhất của hoạt
động tố tụng hình sự, mà trong đó cấp Tịa án có thẩm quyền căn cứ vào các quy
định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành. Căn cứ vào Điều 277 BLTTHS
năm 2015 Tịa án có thẩm quyền nghiên cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và
yêu cầu của những người tham gia tố tụng, tiến hành những việc khác cần thiết
cho việc mở phiên tòa trong thời hạn luật định ra các quyết định như:
- Trả hồ sơ điều tra bổ sung để khắc phục, bổ sung và làm rõ thêm
những chứng cứ quan trọng cịn thiếu mà khơng thể bổ sung tại phiên tịa
được, có căn cứ cho rằng ngồi hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị

can còn thực hiện hành vi khác mà BLHS quy định là tội phạm, hoặc có
căn cứ cho rằng cịn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện
hành vi mà BLHS quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa
được khởi tố vụ án , khởi tố b ị can, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố
tụng, nhằm tìm ra sự thật khách quan của vụ án, tránh bỏ lọt tội phạm
cũng như làm oan người vơ tội.
- Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án
Đình chỉ vụ án: Những vụ án về các tội phạm được quy định tại
tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226
của BLHS khi khơng có yêu cầu khởi tố của bị hại hoặc người đại diện
của bị hại là người dưới

18 tuổ i , người có nhược điểm về tâm thần hoặc

thể chất hoặc đã chết.
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách
nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết
định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.

11


Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tịa.
Tạm đình chỉ vụ án: Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can
bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước
khi hết thời hạn điều tra; Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản,
yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn
điều tra. Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư

pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả; Khơng biết rõ bị can,
bị cáo đang ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử; trường hợp này phải
yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can, bị cáo trước khi tạm
đình chỉ vụ án; Chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án kiến nghị.
- Đưa vụ án hình sự ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm để xem xét về thực
chất vụ án, đồng thời trên cơ sở kết quả tranh tụng công khai và dân chủ của
hai bên (buộc tội và gỡ tội) ra phán xét về tính chất, mức độ nguy hiểm của
hành vi tội phạm, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
từ đó ra bản án hình sự một cách cơng minh, có căn cứ và đảm bảo sức thuyết
phục, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Để trước khi đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán được phân cơng chủ tọa
phiên tịa; thành viên Hội đồng xét xử phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án hình
sự. Hồ sơ vụ án hình sự bao gồm các tài liệu, chứng cứ mà các cơ quan tiến
hành tố tụng thu thập trong quá trình điều tra, truy tố được sắp xếp theo một
trình tự nhất định phục vụ cho giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tịa
án. Hồ sơ được hình thành từ khi có quyết định khởi tố. Cơ quan điều tra thu
thập đầy đủ chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội, hoàn tất hồ sơ
chuyển cho Viện kiểm sát với đề nghị truy tố. Kết quả đúng đắn của hoạt
động điều tra phục vụ cho việc truy tố và xét xử chính xác, đúng người, đúng
tội, đúng pháp luật, tránh tình trạng oan, sai hoặc bỏ lọt tội tội phạm.

12


Như vậy, trước khi đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán được phân cơng
chủ tọa phiên tịa; thành viên Hội đồng xét xử phải nghiên cứu và đánh giá
toàn diện các chứng cứ trong hồ sơ vụ án hình sự, nếu thấy còn thiếu những
chứng cứ quan trọng mà khơng thể bổ sung tại phiên tịa được, có căn cứ cho
rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi
khác mà BLHS quy định là tội phạm, hoặc có căn cứ cho rằng cịn có đồng

phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội
phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tớ bị can, có
vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, để có cơ sở xét xử vụ án được chính
xác điều luật quy định, Thẩm phán có quyền trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để
điều tra bổ sung nhằm khắc phục những thiếu sót trong q trình điều tra, truy
tố[16]. Có thể hiểu đây là q trình khắc phục những thiếu sót trong q trình
điều tra hoặc có vi phạm về thủ tục tố tụng, để làm rõ những chứng cứ còn
thiếu hoặc khắc phục vi phạm tố tụng. Khác với việc điều tra lại, điều tra lại là
hoạt động điều tra theo trình tự thủ tục của BLTTHS do cơ quan điều tra tiến
hành đối với các vụ án đã được xét xử nhưng bị tòa án cấp phúc thẩm, giám
đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án của Tòa án cấp dưới để điều tra lại theo thủ tục
chung. Khác với điều tra lại, hậu quả pháp lý của điều tra bổ sung là cơ quan
bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải tiếp tục nhận lại hồ sơ vụ án và xem xét
thực hiện yêu cầu điều tra bổ sung của cơ quan đã ra quyết định yêu cầu điều
tra bổ sung.
Như vậy, “Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ
thẩm là việc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hoặc Hội đồng xét xử ra quyết định
trả hồ sơ để điều tra bổ sung nếu thông qua việc nghiên cứu hồ sơ hoặc tranh
tụng tại phiên tòa phát hiện thấy thiếu chứng cứ quan trọng đối với vụ án
hoặc có những căn cứ khác theo quy định của pháp luật mà xét thấy cần thiết
phải trả hồ sơ để tìm ra sự thật khách quan của vụ án”.

13


1.1.2. Đặc điểm trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử
- Đặc điểm về chủ thể: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa (trong giai đoạn
chuẩn bị xét xử); Hội đồng xét xử (tại phiên tòa) có quyền ra quyết định trả hồ
sơ để điều tra bổ sung.
- Đặc điểm về căn cứ: Căn cứ vào khoản 1 Điều 280 BLTTHS thì ra

quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong các trường hợp 1/ Khi thiếu
chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85
BLTTHS mà không thể bổ sung tại phiên tịa được; 2/ Có căn cứ cho rằng
ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác
mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm; 3/ Có căn cứ cho rằng cịn có đồng
phạm khác hoặc có người thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm
liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can; 4/ Việc
khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng. Những căn
cứ này được hướng dẫn chi tiết tại TTLT số 02/2017.
- Đặc điểm về hình thức: Căn cứ theo quy định tại Điều 9 TTLT số
02/2017 thì việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ra quyết định bằng văn bản
và do người có thẩm quyền ký theo quy định. Trong quyết định trả hồ sơ để
điều tra bổ sung phải ghi số, ngày, tháng, năm và lần trả hồ sơ (thứ nhất hoặc
thứ hai). Trong phần nội dung phải ghi cụ thể những vấn đề cần phải điều tra
bổ sung, những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng cần được khắc phục
và những căn cứ pháp luật được áp dụng. Trường hợp phải tiếp tục trả hồ sơ
để điều tra bổ sung thì trong quyết định nêu rõ những vấn đề yêu cầu điều tra
bổ sung lần trước chưa được điều tra bổ sung hoặc đã điều tra bổ sung nhưng
chưa đạt yêu cầu hoặc từ kết quả điều tra bổ sung làm phát sinh vấn đề mới
cần điều tra. Trường hợp Tòa án quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để
truy tố lại theo quy định tại khoản 3 Điều 298 của BLTTHS năm 2015 thì
trong quyết định trả hồ sơ phải nêu rõ tội danh nặng hơn mà Tòa án đề nghị

14


Viện kiểm sát truy tố lại. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải được
lập theo mẫu số 33-HS áp dụng trong trường hợp Thẩm phán được phân công
nghiên cứu ra Quyết định trả hồ sơ hoặc mẫu số 34-HS áp dụng trong trường
hợp Hội đồng xét xử ra Quyết định trả hồ sơ (Ban hành kèm theo Nghị quyết số

05/2017/NQ-HĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao).
- Đặc điểm về thủ tục: Theo quy định tại khoản 3 Điều 280 BLTTHS
năm 2015 Tòa án phải gửi quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung cho Viện
kiểm sát kèm theo hồ sơ vụ án trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết
định. Hội đồng xét xử qua quá trình thẩm định chứng cứ, tranh tụng tại phiên
tòa phát hiện một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 280
BLTTHS năm 2015 hoặc Kiểm sát viên có đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung
thì HĐXX tiến hành nghị án. Sau khi thống nhất giữa các thành viên hội đồng
xét xử thì ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
1.1.3 Quy định về trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Toà án ở một số nước
trên thế giới
+ Quy định về trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Cộng hoà Liên bang Đức.
Thẩm quyền xét xử của Toà án được quy định dẫn chiếu tại Điều 1, theo
đó nêu ngắn gọn: Thẩm quyền xét xử của các Toà án sẽ được Luật tổ chức Toà
án quy định. Tố tụng ở cấp sơ thẩm được quy định tại Phần hai từ Điều 151
đến Điều 295, bao gồm các quy định về điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm.
Giai đoạn xét xử sơ thẩm (hay cịn gọi là giai đoạn tố tụng chính) bắt
đầu khi cơng tố viên chuyển sang Tồ án bản cáo trạng, hồ sơ vụ án và đơn đề
nghị đưa vụ án ra xét xử (Điều 199 - Quyết định mở thủ tục chính thức). Trước
khi Tồ án quyết định mở thủ tục chính thức, Tồ án có thể u cầu thu thập
chứng cứ riêng biệt để làm rõ vụ án. Quyết định này của Tồ án khơng bị
khiếu nại ( Điều 202 - Điều tra bổ sung).

15


Cơ quan thực hiện yêu cầu điều tra bổ sung của Tồ án là Viện cơng tố.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự thì Viện cơng tố của
Cộng hồ Liên bang Đức khơng trực tiếp tiến hành điều tra, bổ sung chứng cứ

mà Viện công tố chỉ đạo tiến trình tiền xét xử và đưa ra các mệnh lệnh cho
cảnh sát để tiến hành hoạt động điều tra theo yêu cầu của Toà án. Khác với
luật tố tụng Việt Nam, các quy định liên quan đến xét xử vụ án hình sự của
Tồ án tại phiên toà được quy định ở phần thủ tục xét xử. Bộ luật tố tụng hình
sự CHLB Đức quy định về các quyết định và thơng báo của Tồ án ( Chƣơng
IV ) ở phần những quy định chung. Bên cạnh đó, Luật tố tụng hình sự của Liên
bang Đức không quy định cụ thể về thẩm quyền, thủ tục và các căn cứ để Toà
án trả hồ sơ vụ án hình sự để điều tra bổ sung cho Viện công tố cũng như quy
định thời gian Viện công tố phải hoàn thành hồ sơ điều tra bổ sung.
+ Quy định về trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Liên bang Nga.
Thẩm quyền ra quyết định trả hồ sơ là Thẩm phán và chủ thể nhận hồ sơ
là Kiểm sát viên. Khi nhận hồ sơ, trong quá trình nghiên cứu nếu thấy cần phải
trả hồ sơ để điều tra bổ sung về tố tụng ( tức là việc lập cáo trạng có vi phạm tố
tụng dẫn đến Tồ án khơng có khả năng ra bản án) hoặc bị can bỏ trốn phải ra
quyết định truy nã. Thẩm phán cũng có thể trả hồ sơ cho Kiểm sát viên theo
yêu cầu của các bên tham gia tố tụng nếu có căn cứ cho rằng việc lập cáo trạng
có vi phạm. Khi trả hồ sơ cho Kiểm sát viên thì Thẩm phán phải ra quyết định
nêu rõ nội dung trả hồ sơ để điều tra bổ sung và giao trách nhiệm cho Kiểm sát
viên trong thời hạn 05 ngày phải bảo đảm khắc phục những vi phạm đó.
+ Quy định về trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa.
Thẩm quyền và thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tồ án
được quy định tại Phần thứ 3: Xét xử.
Điều 159 quy định: Trong q trình xét xử tại phiên tồ, các bên đương
sự, người bào chữa và người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án phải

16


có quyền yêu cầu triệu tập nhân chứng mới, thu thập chứng cứ mới, giám định

bổ sung và các yêu cầu khác.
Điều 166 quy định: Nếu việc xét xử vụ án bị tạm đình chỉ theo quy
định tại đoạn (2) Điều 165 Luật này, Viện kiểm sát nhân dân phải hồn tất
việc điều tra bổ sung trong vịng một tháng. Điều 168 quy định: .....Đối với vụ
án Viện kiểm sát phải tiến hành điều tra bổ sung, Toà án phải bắt đầu tính thời
hạn giải quyết mới sau khi hồn tất việc điều tra bổ sung và vụ án đã được
chuyển sang cho mình.
Qua nghiên cứu về các quy định về trả hồ sơ để điều tra bổ sung của
Toà án sơ cấp, có thể thấy thủ tục trả hồ sơ điều tra bổ sung của Toà án chỉ
được thực hiện tại phiên toà nếu thấy cần bổ sung về chứng cứ hoặc giám
định lại về nội dung nào đó thì Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ. Việc yêu
cầu để điều tra bổ sung có thể là Kiểm sát viên thực hành quyền cơng tố tại
phiên tồ hoặc có thể là do yêu cầu của một bên đương sự tham gia tố tụng.
Mặc dù những quy định về thủ tục và căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung còn
quy định chung chung chưa cụ thể nhưng Luật tố tụng của Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa lại quy định rất cụ thể thời hạn Viện kiểm sát phải điều tra bổ sung
theo yêu cầu của Thẩm phán và cách tính thời hạn Tồ án phải mở phiên toà
xét xử khi hồ sơ điều tra bổ sung được chuyển sang.
1.2. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong xét xử vụ án hình sự và một số
nguyên tắc tố tụng hình sự
1.2.1. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung và nguyên tắc pháp chế
Nguyên tắc pháp chế Xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự là những
quy định cơ bản chung nhất, được ghi nhận trong BLTTHS và mang ý nghĩa
chỉ đạo đối với tồn bộ hoạt động tố tụng hình sự, theo đó các cơ quan tiến
hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng
trong khi thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng phải triệt để tuân theo những
quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Điều 7 BLTTHS năm 2015 quy định:
“Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật
này. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố,


17


×