Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN PHI NGÔN NGỮ ĐỂ THỂ HIỆN BÀI NÓI TRƯỚC CÔNG CHÚNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.48 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

CHƯƠNG 5:

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ VÀ CÁC
PHƯƠNG TIỆN PHI NGƠN NGỮ
ĐỂ THỂ HIỆN BÀI
NĨI TRƯỚC CƠNG CHÚNG

Học phần: Nghệ thuật nói trước cơng chúng
GVHD: TS. Trần Hồng
Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2019

Danh sách thành viên nhóm 4
Stt
1
2
3

Họ và tên sinh viên
Vũ Ngọc Anh
Huỳnh Thị Thiên Kim
Nguyễn Thị Ngọc Linh

Mã số sinh viên
43.01.607.008
43.01.607.059
K40.601.064




4
5
6
7
8
9
10

Nguyễn Nhu Mỹ
Trương Huỳnh Lan Phương
Bùi Thị Kim Thanh
Võ Lê Thanh Thảo
Huỳnh Trường Thọ
Huỳnh Vỉnh Thuận
Lâm Thanh Tiền

43.01.607.081
43.01.607.120
43.01.607.135
43.01.607.141
43.01.607.144
43.01.607.151
43.01.607.156

Bảng đánh giá hồn thành cơng việc (%)
Stt
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10

Họ và tên
Vũ Ngọc Anh
Huỳnh Thị Thiên Kim
Nguyễn Thị Ngọc Linh
Nguyễn Nhu Mỹ
Trương Huỳnh Lan Phương
Bùi Thị Kim Thanh
Võ Lê Thanh Thảo
Huỳnh Trường Thọ
Huỳnh Vỉnh Thuận
Lâm Thanh Tiền

%
100
100
100
100
100
100
100
100

100
100

Mục lục
1.1
1.2

Đặc điểm của ngơn ngữ nói trước cơng chúng.........................................4
Những điểm cần lưu ý để nói trước cơng chúng đạt hiệu quả...............4
2


1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.2.4

Tập hít thở sâu....................................................................................5
Văn nói là loại văn mang tính hội thoại – văn học.............................7
Phẩm chất ngôn ngữ của người nói trước cơng chúng......................8
Tập nói..............................................................................................14

KẾT LUẬN ……………………………………………………………………15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................16

1.1

Đặc điểm ngơn ngữ nói trước cơng chúng

Văn bản nói


3

Văn bản viết


Người nghe khơng có mặt
trực tiếp
Vd: Thư viết tay mặc dù
dùng ngơn ngữ nói để trình
bày nhưng vẫn được xem là
văn bản viết.

Về điều kiện sử dụng

Người nghe có mặt trực tiếp
Vd: Người nói và cử tọa sẽ
nói chuyện, trao đổi thông
tin trực tiếp với nhau.

Về phương tiện vật chất

Dùng âm thanh và ngữ điệu,
thường sử dụng kèm các
phương tiện phi ngơn ngữ
như nét mặt, dáng điệu, cử
Dùng kí tự, dấu giọng, dấu
chỉ
Vd: Văn bản thể hiện cảm câu; không dùng kèm các
giác vui vẻ thường mở đầu phương tiện phi ngôn ngữ

bằng nụ cười để tạo thiện
cảm, dáng điệu có phần
năng động qua cách đi
đứng, cử chỉ có phần hoạt
bát, năng lượng hơn.

Về đặc điểm ngôn ngữ

Sử dụng các yếu tố thừa,
lặp, … các hình thức tỉnh
lược. Văn bản nói tự nhiên,
ít trau chuốt.
Vd: Những năm về trước có
xu hướng thiên về câu từ
“Đao to búa lớn” nhưng
những năm về sau “xu
hướng” này nhường chỗ cho
những lời nói đơn giản, gần
gũi, dễ hiểu.

Diễn đạt chặt chẽ, với
những từ ngữ, các quy tắc
cấu tạo câu đặc trưng cho
dạng viết. Văn bản viết
thường tinh luyện và trau
chuốt.
Vd: dùng chuẩn xác các
biện pháp tu từ (phép so
sánh, nhân hóa, nói giảm
nói tránh), chuẩn xác trong

dấu câu,…

1.2 Những điều cần lưu ý để nói trước cơng chúng đạt
hiệu quả
Để đạt hiệu quả giao tiếp cao trước công chúng, cùng với việc chuẩn bị kỹ
lưỡng nội dung giao tiếp, nắm chắc những ý chính của bài nói, hiểu biết sâu sắc tâm
lý cử tọa, biết kết hợp nói với ánh mắt, vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ, phương tiện trình
chiếu, người phát ngơn cịn cần phải tự rèn luyện để đạt được kỹ năng nói hồn hảo.
Để rèn luyện kỹ năng nói trước cơng chúng, người nói cần phải lưu ý một số
điểm:
- Tập hít thở sâu.
4


- Văn nói là loại văn mang tính hội thoại – văn học.
- Phẩm chất ngơn ngữ của người nói trước cơng chúng.
- Tập nói.
1.2.1. Tập hít thở sâu.
Hít thở tốt sẽ giúp cho bài nói được hồn thiện hơn. Khơng chỉ giúp cho
người nói giảm bớt lo lắng, căng thẳng, lấy lại bình tĩnh khi phải đối diện với đám
đơng mà cịn giúp cho người nói có một lượng hơi dày, khỏe, hồn thiện bài nói mà
khơng bị đuối hơi ở phần cuối bài.
Ngồi ra, việc hít thở sâu cũng có tác dụng rất tốt đến sức khỏe của mỗi
chúng ta, có thể kể đến một số cơng dụng của việc hít thở sâu như sau:
Hít thở sâu giúp giảm stress: hít thở sâu cung cấp cho cơ thể lượng lớn oxy,
mở rộng phổi và điều hịa tuần hồn máu, giúp giải tỏa ức chế, kềm chế cơn tức
giận. Đồng thời, hít thở sâu giúp bạn cảm thấy thư thái, xả stress, thư giãn đầu óc và
dễ tập trung vào những cơng việc tiếp theo.
Hít thở sâu giúp tăng sức chịu đựng và giúp tập trung tốt hơn: Hít thở sâu
giúp tăng tăng tỷ lệ trao đổi chất, giúp cơ thể có thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng

hơn, từ đó sản xuất nhiều năng lượng hơn và làm tăng sức chịu đựng của chúng ta
trong các hoạt động. Đồng thời, khi hít thở sâu bạn sẽ cảm thấy thư thái và dễ tập
trung vào những cơng việc.
Hít thở sâu có lợi cho hệ thần kinh, thêm oxy sẽ nuôi dưỡng và tăng cường
não, tủy sống và tất cả các dây thần kinh lan truyền khắp cơ thể đồng thời làm tăng
hemoglobin trong máu, tăng cường sản xuất máu sẽ giúp ích trong các hoạt động
bình thường của cơ thể.
Ngồi ra, hít thở sâu, đều đặng giúp cho con người có thể giảm đau, giảm các
nguy cơ bệnh tật, tạo ra một trí óc khỏe mạnh, mối quan hệ xã hội tốt và rộng rãi
hơn.
Hàng ngày, chúng ta có thể tập thở bằng cách hít thở thật sâu, thật mạnh hoặc
chúng ta có thể lấy một thau nước, cố gắng nhịn thở thật lâu để đảm bảo có hơi thở
lâu, thật dài, bền và hạn chế tối đa những yếu tố tác động làm cho hơi thở ngắn, ngắt
quãng.
5


Cách hít thở khi ở nhà:
-

Tư thế chuẩn bị: Đưa một chân lên trước, trọng lực dồn về chân sau. Hơi
ngả lưng và chân để tạo thành một đường thẳng. Hai tay giang ngang, thả
lỏng.

-

Thực hiện động tác: Vươn vai hít sâu trong 3 giây, rồi thở mạnh ra trong
7 giây. Khi thở ra, miệng mở to. Có thể hét to để tăng lực đẩy. Lưu ý:

Hóp bụng thật chặt khi thở ra.

Khi chúng ta cảm thấy bồn chồn, lo lắng, thì hầu như tồn bộ cơ vùng lồng
ngực và thanh quản của sẽ bị thắt chặt lại. Để tránh tình trạng ấy, lời khun tốt nhất
là nên hít sâu, thở đều. Việc hít thở sâu và chậm đóng vai trị rất quan trọng trong
việc điều tiết tình trạng căng thẳng. Hít thở sâu tăng cường tối đa lượng oxy cung
cấp cho phổi và não; đồng thời giảm thiểu tình trạng tiết nội tiết tố adrenaline (chất
gây căng thẳng), giúp cho cơ thể thoải mái, dễ chịu. Vào lúc bạn bắt đầu thuyết
trình, hãy thở sâu và đều đặn.
Thuyết trình trước đám đơng khơng phải là điều gì q khó khăn. Bình tĩnh,
hít thở thật sâu, nhớ lại q trình luyện tập thuyết trình của mình, tin chắc rằng bài
thuyết trình sẽ thành cơng tốt đẹp.
Cách hít thở sâu khi chuẩn bị thuyết trình:
1/ Hít vào, chỉ phình phần bụng lên. Như trị chơi lúc bé, ta thường phình
bụng lên để giả làm “ông bụng bự”. Giữ nguyên tư thế đó.
2/ Tiếp tục hít vào để lấp đầy ngực bằng khơng khí. Lúc này tư thế của bạn
giống như một người đang ưỡn ngực tự hào.
3/ Khi phần bụng và ngực đã đầy, lại tiếp tục hít vào để nạp thêm khơng khí
vào phần ngực trên và phần phía trên của phổi. Lúc này hãy nâng hai vai lên một
chút. Và từ từ thở ra bằng miệng.
Mặc khác, một trong những cách tốt để rèn luyện hơi thở đó chính là chạy bộ
(hoặc đi bộ) cũng là những cách rèn hơi hiệu quả đối với mọt người nói trước cơng
chúng.
Việc luyện tập hít thở phải trải qua một thời gian nhất định để đạt được hiệu
quả tốt nhất. Bên cạnh đó, việc giữ giọng, đảm bảo cho giọng nói ln khỏe sẽ giúp
cho người nói tự tin hơn khi trình bày bài nói của mình.
1.2.2 Văn nói là loại văn mang tính hội thoại – văn học.
6


Theo như nghĩa thơng dụng thì văn nói được hiểu là lời ăn tiếng nói hằng
ngày hay cịn gọi là khẫu ngữ (parlando). Người ta nghĩ sao, nói vậy, tuỳ văn cảnh,

tuỳ đối tượng và tuỳ ở trạng thái tâm lý, cảm xúc của họ… Một trong những đặc
điểm của văn nói đó là mang tính hội thoại – văn học, chính đặc điểm này chi phối
việc người nói trước cơng chúng khi sử dụng ngơn ngữ. Tính “hội thoại” là tính linh
hoạt, sống động như đang trong cuộc trị chuyện phím, rất gần gũi với mọi người.
Tính “văn học” thể hiện ở điểm trau chuốt, nghệ thuật với sự kết hợp linh hoạt từng
câu văn, từng cách diễn đạt. Văn nói là loại văn mang tính hội thoại – văn học thể
hiện cách diễn đạt phải phù hợp sao cho vừa tĩnh lược bớt ý cho câu từ dễ hiểu
nhưng vẫn khiến câu văn hay, trau chuốt, mượt mà.
Để có một bài nói trước cơng chúng tốt, người nói cần lưu ý đến văn nói của
mình, tức là phải tìm cách thu hút người nghe bằng những phương tiện ngôn ngữ
phù hợp. Các phương tiện ngôn ngữ sẽ biểu hiện tình thái của ngơn ngữ, phong cách
của người nói.
Ví dụ: Khi bạn thuyết trình một bài văn nói trước công chúng về một chủ đề
cần sự nghiêm túc, bạn sử dụng các phương tiện ngôn ngữ không phù hợp và biểu
cảm phong cách thiếu trang nghiêm sẽ khiến cho người nghe khơng tiếp thu và cảm
thấy khó chịu khi lắng nghe bài thuyết trình.
Sử dụng lời nói như là đang đối thoại với họ (cử tọa) là vận dụng tính hội
thoại của ngơn ngữ - cách để gây được thiện cảm, sự gần gũi và tương tác giữa
người nói và người nghe. Tính hội thoại thể hiện ở: Cách phát âm việc dùng từ và
tạo câu từ của người nói, những điểm nêu trên cần có những sắc thái biểu đạt tự
nhiên, giản dị, sinh động, thoải mái, gần gống với lời ăn tiếng nói hằng ngày.
Ví dụ: Trong quá trình giao tiếp hội thoại gắn với đời sống hằng ngày. Khi
bạn biểu cảm phương tiện ngôn ngữ như đang nói về các chủ đề cuộc sống kết hợp
phong thái tự nhiên, hòa nhã sẽ khiến cho người nghe cảm thấy giản dị và thoải mái
khi trò chuyện với bạn.
Việc sử dụng các loại ngôn ngữ sách vở, phức tạp, cứng nhắc hay khuôn sáo
cần hạn chế tối đa, đặc biệt chỉ sử dụng trong những trường hợp đặc thù, tiêu biểu
hoặc có yêu cầu sử dụng.
7



Ví dụ: Trong bài báo cáo nghiên cứu chuyên khoa y cho cử tọa trong chuyên
ngành nhận xét, đánh giá vẫn cần sử dụng từ ngữ khoa học, chuyên ngành. Tuy
nhiên khi báo cáo với cử tạo ngoài ngành, trường hợp công bố trước công chúng
nên hạn chế tối đa lời văn, từ ngữ khoa học để tránh sự khó hiểu.
1.2.3. Phẩm chất ngơn ngữ của người nói trước cơng chúng.
Nói trước cơng chúng là cách mà diễn giả đang truyền đạt tâm tư tình cảm,
ý nghĩa đến cử tọa. Vì vậy thơng tin cần phải đúng đắn, phong phú, ngắn gọn, giản
dị, rõ ràng và chính xác, rõ ràng, truyền cảm.
Cần đặc biệt chú ý đến tính chất chính xác, rõ ràng, truyền cảm.
a. Sử dụng ngôn ngữ phải chính xác. Việc sử dụng ngơn ngữ phải phù hợp
với các chuẩn mực ngôn ngữ đã được xã hội thừa nhận.
- Cần phải phát âm đúng, khi nói trước cơng chúng cần phải cố gắng khắc
phục cách phát âm có tính chất thổ ngữ (phát âm theo địa phương). Luyện phát âm
chỉ có tính khả thi khi nó được tiến hành một cách tự nhiên, tự nguyện, không đi
ngược với những quan niệm và tình cảm của những cộng đồng nói tiếng địa
phương. Dựa vào tâm lí của người bản ngữ, chúng ta có thể chia các trường hợp
phát âm lệch chuẩn chữ viết thành hai nhóm: nhóm lỗi phát âm và nhóm biến thể
phương ngữ.
Chỉ luyện cho các trường hợp được xem là mắc lỗi phát âm còn đặt vấn đề
chấp nhận hai chuẩn chính âm cho các trường hợp được xem là biến thể phương
ngữ. Sở dĩ đặt vấn đề như vậy là vì xét từ góc độ tâm lí, xã hội, cũng từ một âm này
(của hệ thống phát âm chuẩn chữ viết) được phát âm thành một âm khác (theo cách
phát âm của từng địa phương) nhưng chỉ có nhóm thứ nhất gây cho người nghe cảm
giác người nói mắc lỗi , người nói có văn hóa phát âm khơng cao, hoặc chí ít cách
phát âm này tạo ra một số dấu hiệu âm thanh để người nghe nhận ra giọng “quê”
như cách phát âm lẫn l/n hay khơng trịn vành, rõ tiếng kiểu "cn cùa bia bía (con
cị be bé)" của một số người miền Trung. Những cách phát âm này làm cản trở hoặc
làm giảm hiệu quả giao tiếp, ít ra là ở những cặp người nói, người nghe nhất định
nào đó.

Tất nhiên, phải thừa nhận, cảm giác về phát âm hay hay không hay, cũng là
đánh giá tính hiệu quả giao tiếp về mặt phát âm trong nói năng, có thể mang tính
8


chủ quan, tùy theo ngữ cảm của từng người nghe. Chẳng hạn, bản thân tơi là một
người nói có phân biệt "tr/ch", "r/d(gi)", "s/x" vẫn cảm thấy cách phát âm khơng có
ba phụ âm quặt lưỡi của người Bắc là hay, nhẹ nhàng, đáng yêu. Nhưng khi nghe
người Nam Bộ nói "ch", "d ", "x" thay cho "tr", "r", "s" (hiện nay tồn tại cả hai cách
phát âm có phân biệt và không phân biệt những cặp phụ âm đầu này ở người Nam
Bộ), tơi lại có cảm giác nói "đớt", giọng nhè, hơi thè lưỡi, bởi vì người Nam Bộ đã
phát âm những âm này theo kiểu cấu âm sâu hơn, tạo ra những /z/ hay chính là /j/,
/s/ Nam Bộ mặt lưỡi và một /C/ Nam Bộ có cấu âm mặt lưỡi sâu hơn /C/ trong
phương ngữ Bắc.
Ví dụ: Lẫn lộn phụ âm đầu L/N ở các địa phương Bắc Bộ (“này” phát âm
thành “lày”, “lá” phát âm thành “ná”; ca sĩ Thúy Niễu hát một núc năm bài, cái long
cái lia, người miền Tây hay nói là con cá gơ, …)
Tóm lại, để làm việc, chúng ta sẽ lựa chọn chuẩn phát âm khá mềm dẻo bao
gồm hai chuẩn phát âm. Mẫu hình phát âm lí tưởng cho các người từ Hà Tĩnh trở ra
hoặc là hướng đến cách phát âm của hệ thống ngữ âm phù hợp với chữ viết: phát âm
theo giọng Bắc (tiêu biểu là Hà Nội) bổ sung thêm các yếu tố tích cực của miền
Trung hoặc phát âm hoàn toàn như người Hà Nội, như phát thanh viên đài phát
thanh, truyền hình trung ương. Người thuộc phương ngữ Nam Bộ nên hướng đến
cách phát âm của tiếng Sài Gòn như phát thanh viên đài phát thanh, truyền hình
thành phố Hồ Chí Minh. Cách khắc phục: Ý thức về sự đúng/sai để tự rèn luyện, tự
học, tự ghi nhớ cả đối với ngôn ngữ nói lẫn ngơn ngữ viết.
Những trường hợp như vậy cần được khắc phục cần chữa các khuyết tật về
phát âm, cấu âm. Ví dụ: Nói ngọng, nói lắp, nói đớt…
- Từ ngữ được dùng phải đúng với nghĩa của nó, chỉ được sử dụng những từ
ngữ mà mình đã rõ nghĩa và người nghe cũng hiểu được. Từ ngữ là phải rõ ràng, bởi

vì có rõ ràng thì người nghe mới không hiểu lầm. Khi sử dụng một thuật ngữ nào
đó, người sử dụng phải định nghĩa thuật ngữ ấy một cách rõ ràng. Trong trường hợp
sử dụng một thuật ngữ nhiều lần và mỗi lần sử dụng theo một nghĩa khác nhau thì
người sử dụng phải định nghĩa thuật ngữ ấy nhiều lần một cách rõ ràng.

9


Chẳng hạn, khi viết “dân tộc Việt Nam có lịch sử bốn ngàn năm. Ở Việt Nam
hiện có 54 dân tộc cùng sinh sống”, thuật ngữ dân tộc được sử dụng hai lần với hai
nghĩa khác nhau; để tránh hiểu lầm thì người sử dụng cần có hai định nghĩa về thuật
ngữ “dân tộc”. Ví dụ: Yếu điểm khác với điểm yếu, con voi khác với voi con,...
Ngoài ra việc dùng từ ngữ chính xác cịn địi hỏi phải lựa chọn trong số
những từ ngữ đồng nghĩa từ ngữ nào phù hợp với sắc thái biểu cảm và phạm vi sử
dụng nhất để người nghe khơng bị nhàm chán, khó hiểu.
- Nói đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt trong hội thoại.
b. Sử dụng ngôn ngữ phải rõ ràng. Muốn ngôn ngữ được rõ ràng, cần:
- Phát âm rõ tiếng: Cần phải luyện giọng, tránh “thói quen lười biếng” khi
phát âm như: Luồng hơi q yếu, nói thều thào, lí nhí, dính tiếng, mất tiếng… như
vậy sẽ khiến cho người nghe khơng nghe kịp, khơng nghe rõ những gì mà người nói
muốn truyền đạt. Người nói cần luyện tập lấy hơi và giữ cột hơi để câu nói ra được
chắc chắn, tránh việc mất tiếng ở cuối câu hay cuối một nhóm từ có nghĩa.
Khi phát âm đừng xuống giọng quá thấp ở cuối câu khiến người nghe cảm
thấy chán, mất cảm xúc khi nghe. Cần chú ý trầm bổng để tránh cảm giác đều đều
ru ngủ người nghe. Phải chú ý trọng âm cuối đoạn và trọng âm logic (những từ ngữ
cần tập trung sự chú ý), bằng cách phát âm có độ dài, độ mạnh ở những chỗ cần có
trọng âm (nhưng khơng được gằn giọng sẽ khiến người nghe khó chịu); cần ngắt
nhịp trong câu theo những ngữ đoạn có nghĩa. Chú ý nghỉ giọng ở cuối câu, cuối
đoạn. Tốc độ phát âm vừa phải, không nên nhanh quá, cũng không nên chậm quá, tỉ
lệ tổng thời gian ngừng giọng với tổng thời gian phát âm gần bằng nhau.

- Từ ngữ khi sử dụng để nói trước cơng chúng nên thuộc lớp từ tồn dân, dễ
hiểu, dễ nghe, phù hợp với đối tượng giao tiếp, tránh dùng các từ ngữ địa phương,
tiếng lóng, tráng lạm dụng thuật ngữ chun ngành, tiếng nước ngồi, nếu sử dụng
thì nên có chú giải. Vì mặt bằng đại đa số khơng đều nhau về trình độ nên cần phải
sử dụng những từ ngữ đơn giản nhất cho người nghe có thể hiểu hết ý mà diễn giả
muốn truyền đạt. Điều chỉnh những từ ngữ sai lỗi chính tả cơ bản dễ hiểu lầm mà
thường ngày hay sử dụng ở địa phương. Việc điều chỉnh như vậy sẽ giúp người
nghe dễ nắm bắt được nội dung và hiểu sâu hơn vấn đề. Tuy nhiên không nhất thiết

10


phải sửa giọng chỉ cần điều chỉnh rèn luyện những từ sai đặt trưng để tránh gây hiểu
sai nghĩa của câu.
- Cấu trúc câu cần đơn giản, dễ hiểu, để người nghe tiếp thu dễ dàng: câu
không nhiều quá các cụm chủ vị, nên tách ra làm nhiều câu để người nghe dễ tiếp
thu hơn. Nge là một cách tiếp thu nhưng khơng có lưu trữ lâu dài mà chủ yếu là lưu
trữ bằng bộ nhớ của não bộ. Chính vì vậy việc sử dụng từ ngữ đơn giản sẽ giúp
người nghe dễ nhớ hoặc thậm chí là ghi chép lại ý chính rõ ràng. Cấu trúc càng phứt
tạp càng trừu tượng làm cho người nghe hoang mang họ sẽ khơng tập trung được
vào bài nói.
- Các ý khi nói cần diễn đạt cụ thể, dễ hiểu, ngay cả những vấn đề phức tạp
nhất, có sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc, tránh lộn xộn, rời rạc. Tránh nói rườm rà, lan
man, nói chung chung, quá vắn tắt. Những ý còn trừu tượng cần diễn đạt các cách
khác nhau. Và đặc biệt đó là cần làm cho người nghe nắm được: Ai? Ở đâu? Làm
gì? Bằng phương tiện gì? Tại sao? Bằng cách nào? Vào lúc nào?… và khi chuyển ý
cần có các từ ngữ đánh dấu để người nghe dễ theo dõi: Tiếp theo là…
c. Sử dụng ngôn ngữ truyền cảm.
Muốn ngôn ngữ truyền cảm, cần điều chỉnh âm lượng phù hợp, lựa chọn
ngôn ngữ sống động, mới mẻ đa dạng, có hình ảnh, biểu cảm nhằm kích thích sự

chú ý và cảm xúc của người nghe.
- Phát âm một cách tự nhiên, thoải mái theo ngôn ngữ của vùng đừng cố sửa
giọng. Ví dụ: Giọng người Nam sửa theo giọng người Bắc.
Cần rèn luyện để có giọng nói dễ nghe, thanh tao, nhiệt thành, khắc phục
giọng nói the thé, ẻo lả,… thiếu sinh khí.
Đặc biệt cần chú ý khai thác sự phong phú của ngữ điệu (lúc cao, lúc vừa, lúc
trầm phù hợp với nội dung của bài nói), của nhịp điệu (lúc khoan, lúc nhặt) phù hợp
với tình cảm cần biểu đạt, kết hợp diễn đạt ngơn ngữ với ánh mắt, cử chỉ, dáng điệu,
nét mặt để tăng tính biểu cảm... tránh tình trạng phát âm đều đều, ru ngủ, tránh âm
sắc cao quá hay thấp quá. Tránh kiểu nói giống như đang đọc văn bản khiến cho
người nghe nhàm chán, mất hứng thú.

11


- Diễn đạt cần lưu lốt, trơi chảy, tránh kiểu nói như: Tơi thì…, à...à.., ừ…
ừ…, đại loại nó như thế…, nói chung là… làm mệt tai người nghe. Lối diễn đạt này
xuất hiện khá nhiều ở người nói vì vậy cần khắc phục để bài nói trơi chảy hơn.
- Tận dụng những phương tiện ngơn ngữ mang tính hội thoại như dùng hơ
ngữ, dùng hình thức tỉnh lược, dùng các yếu tố dư như lặp, nghi vấn, cảm thán, các
từ tình thái, khai thác tính biểu cảm của từ láy, quán ngữ, thành ngữ, tực ngữ, ca
dao, … những từ ngữ cần được khắc họa, những từ ngữ tiêu điểm thơng báo, những
từ ngữ này bày tỏ được tình cảm làm nổi bật bằng cách phát âm phù hợp. Sử dụng
nhuần nhuyễn các phép tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, định ngữ nghệ thuật, …
lặp cấu trúc, tăng tiến, đảo câu, so sánh, tương phản, nêu câu hỏi - đối thoại tu từ.
- Nên tạo phong cách ngôn ngữ cá nhân để gây ấn tượng, cần diễn đạt mạnh
mẽ, giàu cảm xúc, tránh bắt chước một cách máy móc cách nói của người khác,
nhằm tạo cho người nghe cảm giác hứng thú với bài nói của mình. Khơng nên diễn
đạt q trau chuốt, dài dịng, khoa trương, cũng khơng nên sử dụng lối nói văn hành
chính quá khô khan.

d. Ngôn ngữ cơ thể
Khi được giới thiệu lên thực hiện bài nói đầu tiên chúng ta nên đi thong thả
từ phía dưới tiến lên bục. Trong khi thuyết trình phải tin tưởng rằng người nghe có
thiện chí và quan tâm tới vấn đề mình trình bày. Khi nói ln nhìn xuống người
nghe, bao qt khán phịng để ln có mối liên hệ với người nghe để điều chỉnh.
Hãy coi buổi thuyết trình như là cuộc nói chuyện, đối thoại giữa hai người với nhau.
Thỉnh thoảng hít thở sâu hoặc uống một hớp nước nhỏ khi có cảm giác hồi hộp.
Phối hợp các công cụ hỗ trợ, chiếu lên bảng hình ảnh nào đó. Có thể cầm chặt cái gì
đó (cây bút, mảnh giấy, hay micro) trong tay.
Khi nói trước mọi người, ngơn ngữ cơ thể cũng mang thông điệp tốt hoặc
xấu gửi tới người nghe. Đây là các yếu tố phi ngôn từ. Ngôn ngữ không lời gồm có:
ánh mắt, nét mặt, tiếp xúc cơ thể, tư thế đứng đứng, chuyển động tay, di chuyển,
khoảng cách, trang phục. Khi nói ngơn ngữ khơng lới bổ sung cho lời nói. Trong khi
nói tư thế đứng cần thoải mái, tự nhiên, hai chân đứng trên khoảng cách bằng vai.
12


Tránh tự tạo ra các trạng thái đứng gị bó như nghiêng người, ngả người về trước.
Tay có các cử động vừa phải, minh họa bằng các ngón tay và bàn tay, tránh vung tay
và cử động thái quá. Nếu đứng khơng có bục thì hai bàn tay ở trước bụng, vị trí
ngang thắt lưng. Tránh chắp tay ngang hơng hoặc khoanh tay trước ngực. Khi nói
với ai đó nên nhìn vào mặt họ. Khi nói với đám đơng thì nhìn bao qt với con mắt
thân thiện, miệng ln tươi. Ngôn ngữ không lời cũng cần phải được rèn luyện chó
thành thói quen và để tự tin thì phải chuẩn bị kỹ.
1.2.4 Tập nói
Đối với mỗi cá nhân, việc tập nói rất quan trọng. Nó giúp cho mỗi người có thể
cải thiện kỹ năng nói, biểu cảm, cử chỉ, hành động của mình.
Đầu tiên, việc tập nói phải bắt đầu từ ý thức cá nhân của mỗi người. Nhằm
nâng cao khả năng nói, khả năng phát âm, ghi nhớ, biểu cảm trong từng lời nói của
mình, chúng ta phải đọc thật nhiều bài báo, đọc thật nhiều cách và tự điều chỉnh

cách phát âm, tơng giọng, biểu cảm giọng nói, cách ngắt, nghỉ câu sao cho phù hợp
nhất có thể.
VD: Sáng sớm, chúng ta có thể nghe hay xem tin tức (điện tử hoặc giấy) tùy
điều kiện chúng ta có và tập phát âm sao cho đúng nhất.
Sau khi cảm thấy bản thân thực hiện khá ổn, chúng ta sẽ tiến hành ghi âm, ghi
hình lại bài nói của mình để khi nghe lại, xem lại có thể kịp thời điều chỉnh. Ngồi
ra, chúng ta có thể kết hợp nói trước gương để điều chỉnh cảm xúc, cử chỉ, hành
động của mình sao cho phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể xem những video thời sự, những chương trình kể
chuyện, cổ tích,... để tập cách luyến láy, cách phát âm, biểu cảm, ... từ đó rút ra cho
mình những bài học và kinh nghiệm cho riêng mình. Đồng thời ln trau dồi kiến
thức cá nhân để góp phần nâng cao hiệu quả của bài nói.
Đối với việc tập nói theo nhóm sẽ tạo nhiều thuận lợi cho cá nhân, từ những
bài nói, những câu chuyện, cá nhân có thể nhận được những góp ý, học hỏi, lĩnh hội
được nhiều bài học từ những người xung quanh.

13


Hơn hết, khi tập nói, chúng ta cần chú ý nhiều đến các phương tiện phi ngôn
ngữ (ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,...), kiểm soát chúng một cách chặt chẽ sẽ
giúp cho bài nói đạt hiệu quả một cách tốt nhất. Tự nhận thức, tự điều chỉnh sẽ giúp
cho người nói kiểm sốt bài nói của mình và dần hồn thiện các kỹ năng nói trước
cơng chúng.

KẾT LUẬN
Nói, thuyết trình trước đám đơng với đa số mọi người đều là cơng việc khó,
gây ra hồi hộp, run, nhất là những lần đầu. Sợ hãi trong trường hợp này là bản chất
tự nhiên của con người vì nhu cầu bị đe dọa (theo Maslow). Việc sợ hãi sẽ biểu hiện
về mặt sinh lý như vã mồ hôi, tay chân run, nói lắp. Để đối phó với hồi hộp và run

thì trước tiên phải chuẩn bị kỹ nội dung bài nói, tập hít thở sâu mỗi ngày và vận
dụng tốt đặc điểm của văn nói, kế đến là tập nói một mình trước khi nói trước đám
đơng đồng thời kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ. Khi tập nói có thể nhờ
một số người nghe và nhận xét để sửa về nội dung, giọng nói, tư thế, dụng cụ hỗ
trợ. Nói chung việc chuẩn bị kỹ góp phần rất quan trọng vào chống hồi hộp. Trước
khi thuyết trình nên chuẩn bị cả về mặt sức khỏe, nghỉ ngơi thoải mái một buổi
trước thuyết trình. Cần dành thời gian làm quen và sử dụng thành thạo các dụng cụ
hỗ trợ, làm quen với căn phịng nơi thuyết trình. Buổi thuyết trình nên đến sớm
14


trước người nghe, có thể làm quen với vài người nghe đi sớm để tranh thủ sự cảm
tình của họ sẽ giúp cho chúng ta có một bài nói thật thành cơng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Nghệ thuật nói trước cơng chúng (1992), Nguyễn Hiến Lê, Nxb Trẻ
Nhập môn khoa học giao tiếp (2006), Nguyễn Sinh Huy, Nxb Giáo dục
Kỹ năng thuyết trình (2008), Dương Thị Liễu, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân
Nghệ thuật nói trước cơng chúng (2019), Trần Hồng.

15




×