Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Một số diễn ngôn dân gian có nghĩa đối lập nhau trong tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.7 KB, 11 trang )

1

Một số diễn ngơn dân gian có nghĩa đối lập nhau trong tiếng Việt
STT
1.

Diễn ngơn 1
Mất bị mới lo làm chuồng

Diễn ngơn 2
Chưa đỗ ơng nghe đã đe hàng tổng

2.

Đói ăn vụng túng làm càn

Đói cho sạch rách cho thơm

3.

Miếng ăn là miếng nhục

Có thực mới vực được đạo

4.

Ơng ăn chả bà ăn nem

5.

Chồng giận thì vợ bớt lời


Cơm sơi nhỏ lửa một đời khơng khê
Trai có vợ như giỏ có hom

6.

Kiến tha lâu đầy tổ

Dã tràng xe cát

7.

Cịn nước cịn tát

Mị kim đáy biển

8.

Trong cái rủi có cái may

Hoạ vơ đơn chí, phúc bất trùng lai

Trai có vợ như rợ buộc chân

9.

Có chí làm quan
Trèo cao té đau
Có gan làm giàu
10. Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết
nhà vẫn hơn

ngày nào khôn
11. Một cây làm chẳng nên non
Lắm sãi khơng ai đóng cửa chùa
Ba cây chụm lại nên hịn núi cao
12. Cái khó bó cái khơn
Cái khó ló cái khơn
13. Khơng thầy đố mày làm nên

Học thầy không tày học bạn

14. Chẳng tham ruộng cả ao sâu
Tham vì anh tú rậm râu mà hiền
Chẳng tham ruộng cả ao liền
Tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ

Anh ơi chớ lấy học trò
Dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm
Ngày thì cắp sách đi rong
Tối về lại giữ đèn chong một mình.

15. Con hơn cha là nhà có phúc

Áo mặc sao qua khỏi đầu

16. Đầu xi đuôi lọt

Vạn sự khởi đầu nan


2


17. Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc
áo giấy

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bơng trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

18. Mười hai con gái, không bằng một dái
con trai

Ruộng sâu, trâu nái không bằng con gái
đầu lòng

19. Đi một ngày đàng, học một sàng khơn

Khơng đi thì khơng biết xứ đơng
Đi thì khốn khổ thân ơng thế này

20. Một điều nhịn, chín điều lành

Ân đền, ốn trả

21. Một nghề thì sống, đống nghề thì chết

Bách nghệ tinh, nhất thân vinh

22. Người đẹp vì lụa


Cái nết đánh chết cái đẹp

Làm rõ một số diễn ngơn thoạt nhìn có vẻ mâu thuẫn nhưng thực chất bổ sung cho
nhau:
Cặp diễn ngơn 1:
Cùng đề cao vai trị của người truyền kiến thức, kinh nghiệm… và thể hiện tinh thần ham
học hỏi, dân gian ta đã đúc kết thành những câu tục ngữ sau:
Không thầy đố mày làm nên (1)
Học thầy không tày học bạn (2)
Vậy quan niệm trong hai câu tục ngữ trên có gì mâu thuẫn nhau hay có gì chưa thỏa
đáng?
Trước hết xét về ngữ cảnh ngôn ngữ, hai câu trên chịu sự chi phối, tương tác của ngôn
ngữ. Xét câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên”: “không…đố” phủ định nhưng thực
chất là để khẳng định. Nên ta có thể hiểu nội dung của (1) là: ơng bà chúng ta cao vai trị,
vị trí, tác dụng quyết định tuyệt đối của người thầy giáo đối với học sinh: khơng có sự
giáo dục uốn nắn của thầy thì chúng ta sẽ khơng bao giờ làm nên việc gì. Ngược lại, ở


3

câu tục ngữ sau: “không…tày” - không bằng, so sánh hơn nhằm làm nổi bật vai trò của
bạn so với thầy. Như vậy câu (2) cũng khơng phải hồn tồn phủ nhận vai trò của người
thầy giáo nhưng lại quá đề cao vai trị của bạn bè trong q trình học tập rèn luyện nên
cho rằng học bạn là có kết quả hơn học thầy.
Để đánh giá đúng hai câu tục ngữ nói trên, chúng ta cũng cần lưu ý đến đặc trưng thể loại
tục ngữ: thiên về lí trí, trí tuệ để đúc kết kinh nghiệm sống và răn dạy về ứng xử…để dễ
nhớ, tác giả dân gian thường dùng lối nói ngắn gọn, hàm súc, ngồi nhịp điệu, nhiều khi
dùng lối nói phóng đại để nhấn mạnh, khắc sâu để đề cao bài học trong bản thân câu tục
ngữ. Vì thế, dễ dàng thấy rằng, câu (1) quá đề cao vai trò quyết định của người thầy còn
câu (2) cho rằng bạn sẽ giúp chúng ta học tập tốt hơn thầy.

Chúng ta cũng cần đặt hai câu tục ngữ trên trong bối cảnh văn hóa của nước ta để hiểu rõ
hơn. Hai câu (1) và (2) có khả năng chủ yếu nói về kinh nghiệm học nghề, học việc bên
cạnh việc học chữ trong thời kỳ lao động xã hội được tổ chức theo hình thức thủ cơng là
chính và nước ta đang thuộc nền nơng nghiệp lúa nước. Mặt khác, từ xưa đến nay nhân
dân ta vốn truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn xem người thầy có một vai trị vơ cùng to
lớn trong việc truyền chữ nghĩa, kinh nghiệm. Vì thế (1) được đúc kết từ chính truyền
thống của dân tộc. Nhưng như đã nói ở trên, trong bối cảnh ngoài học chữ con người
cũng cần học nghề để mưu cầu cuộc sống, và dù học hỏi điều gì đi nữa thì người thầy
khơng giữ vai trò quyết định. Việc học hỏi bạn bè cũng vơ cùng quan trọng. Xét ở ngữ
cảnh văn hóa, hai câu tục ngữ trên đều có những mặt đúng đắn: thầy và bạn đều là những
người quan trọng giúp ta học tập và tiến bộ. Nhưng chúng cũng có những mặt chưa thỏa
đáng như quá đề cao, hoặc hạ thấp giá trị của người thầy. Vì thế, (1) và (2) nếu đứng
riêng ra thì mỗi câu đều khơng đúng hồn tồn và nhìn bề ngồi có vẻ mâu thuẫn nhau.
Nhưng nếu đặt chúng cùng với nhau chúng ta sẽ nhận được từ chúng một lời khuyên đầy
đủ nhất, đúng đắn nhất: phải coi trọng việc học thầy, đồng thời cũng phải kính trọng thầy
đúng với tinh thần tơn sư trọng đạo của cha ông: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Bên cạnh
đó, cũng phải biết thương u, đồn kết, khiêm nhường học hỏi ở bạn bè và cùng giúp đỡ
nhau tiến bộ.
Cặp diễn ngôn 2:
Người xưa đã mượn hai yếu tố thiết thực nhất trong cuộc sống con người là ăn và mặc,
cũng như đề cập đến hoàn cảnh sống để phản ánh quan niệm sống của mình và phê phán
những lối sống chưa đúng đắn:
Đói cho sạch, rách cho thơm (i)


4

Đói ăn vụng, túng làm càn (ii)
Xét về ngữ cảnh ngơn ngữ, cặp hình ảnh "đói – rách" là nói về hồn cảnh sinh sống của
con người: cịn khó khăn, thiếu thốn nhiều về vật chất;"sạch – thơm" là cặp hình ảnh nói

về nhân cách, đạo đức và phẩm chất của con người. Trước hết, ta có thể hiểu câu tục ngữ
là một lời khuyên về việc ăn, mặc của con người. Đó là dù bản thân có đói đến đâu chăng
nữa thì ta cũng phải biết ăn uống cho hợp vệ sinh – "đói cho sạch"; quần áo tuy có cũ
nhường nào nhưng vẫn cịn sử dụng được thì ta phải chú ý ăn mặc sao cho sạch sẽ, tinh
tươm – "rách cho thơm". Thứ hai, dân gian lấy đói và rách là hai biểu hiện cụ thể của
hồn cảnh khó khăn trong đời sống vật chất của con người để tượng trưng cho cuộc sống
gian truân, vất vả. Đặc biệt phải trong sạch trong lối sống, trong nếp nghĩ; thơm tho trên
phương diện danh dự, đạo lí làm người. Nên ngoài việc nhắc nhở cháu con trong cách ăn,
mặc, cha ơng ta cịn nhắn nhủ một lời khun quý báu về lối sống, về cách gìn giữ đạo
đức, nhân cách của bản thân con người trước cuộc sống khó khăn thơng qua lối nói ẩn dụ.
Quan niệm sống ấy là quan niệm sống cao đẹp của nhân dân ta từ ngày xưa truyền lại.
Không một uy lực nào, một cám dỗ nào có thể làm cho những con người chân chính
khuất phục. Điều đó đã kết tụ trong cách sống cao thượng của những bậc chính nhân như
Nguyễn Trãi, Cao Ba quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến ,… Các thể loại văn học
dân gian cũng đã đúc kết đưa ra những bài ca dao, các câu tục ngữ thực sự ý nghĩa như
bài ca dao "Con cò mà đi ăn đêm" hay những câu thành ngữ, tục ngữ: "Giấy rách phải giữ
lấy lề", "Chết vinh hơn sống nhục", "Chết đứng hơn sống quỳ”. Có thể thấy, câu tục ngữ
"Đói cho sạch, rách cho thơm" mãi mãi là một lời khuyên đúng đắn dành cho mọi người
trong mọi thời đại.
Nhưng thực chất khơng phải ai cũng có thể kiên chí bền lịng, một mực sống trong sạch
khi lâm vào hồn cảnh khó khăn, nên câu (ii) đã góp phần hồn thiện nội dung và ý nghĩa
cho câu (i). “Đói ăn vụng”: khi quá đói, người ta có thể ăn khi chưa đến lúc, chưa được
cho phép, ăn lén lút. “Túng làm càn”: khi nghèo túng, khó khăn, người ta có thể làm liều,
bất chấp tất cả. Câu tục ngữ chỉ chung những người có lối sống sai trái: trộm cắp, cướp
của, giết người…Khi đời sống khó khăn họ đã bị tha hóa về mặt đạo đức, bất chấp lương
tri, luật lệ phải trái trên đời. Nhưng đôi khi, không đói, khơng túng, họ cũng làm liều.
Tham nhũng, ăn cắp, cướp vặt. Học sinh gian lận trong thi cử. Bao nhiêu tiêu cực do con
người muốn thỏa mãn dục vọng, ý muốn bản thân mà dễ dàng buông thả để bản năng trỗi
dậy và đạo đức trượt dài trên con đường tha hóa. Như vậy, câu tục ngữ lên án một bộ
phận người sống sai trái, thiếu ý thức giữ gìn, rèn giũa nhân cách, đạo đức.



5

Từ việc phân tích những ý trên, có thể thấy hai câu tục ngữ khơng hề mâu thuẫn mà góp
phần hồn thiện cho nhau: trong hồn cảnh khó khăn, có những người vẫn sống lương
thiện nhưng cũng có những người tha hóa. Vì vậy, việc giữ gìn nhân cách đạo đức trong
bất kì hồn cảnh nào là một việc vơ cùng quan trọng.
Cặp diễn ngôn 3:
Ngày xưa, ông bà ta không cho con cái được tự quyết định mà phải phục tùng mong
muốn của họ, thể hiện qua câu tục ngữ: “Áo mặc sao qua khỏi đầu” (a) nhưng cũng có
câu: “Con hơn cha là nhà có phúc”(b). Liệu chúng có mẫu thuẫn gì khơng?
Câu (a) xét về nghĩa đen: trong cách ăn mặc (ngày xưa) áo không thể nào (trịng) mặc
qua khỏi đầu được. Vì trong văn hóa mặc của Việt Nam những ngày trước, khơng có áo
cổ trịng (áo thun) như chúng ta ngày nay. Họ mặc áo xỏ tay, buột dây… Vì thế, ngày
xưa, áo khơng qua (tròng qua) khỏi đầu. Từ cách thức ăn mặc dường như “hiển nhiên” ấy,
dân gian đã đúc kết nên câu tục ngữ “Áo mặc sao qua khỏi đầu”. Nhưng đó là một cách
nói ẩn dụ nhằm chuyển tải một nội dung sâu xa hơn: con cái phải tuyệt đối phục tùng ý
của cha mẹ trong bất cứ chuyện gì. Ví dụ trong tình u khi hai người u nhau có sâu
đậm bao nhiêu đi nữa nhưng nếu cha mẹ không bằng lịng mối tình đó thì cặp trai gái đó
cũng khơng đến được với nhau. Vì vậy trong văn học dân gian có khơng ít tục ngữ ca dao
cũng nói lên thân phận người con gái thời còn phong kiến sau lũy tre xanh: "Thân em như
tấm lụa đào, phất phơ giữa chợ biết vào tay ai", "Thầy với mẹ thương anh, em phải
thương theo, giả như chiếc tàu buồm đang chạy, thả neo phải dừng". Đây cũng là một
quan niệm truyền thống của người Việt Nam và nó đã hình thành nên một cách ứng xử
trong gia đình kéo dài nhiều thế hệ. Nó tích cực ở chỗ giữ cho con cái vẫn trong khuôn
phép, được giáo dục và hình thành nhân cách tốt nhưng hạn chế ở chỗ nó bóp chết quyền
được sống và mưu cầu hạnh phúc cho chính mình của những đứa con.
Buộc con cái phải phục tùng mong muốn của mình là thế nhưng ơng cha ta cũng có câu
tục ngữ: “Con hơn cha là nhà có phúc”. “Con” và “cha” ở đây chỉ mối quan hệ máu thịt

trong gia đình, nên ta có thể hiểu là trong một gia đình nếu con cái thành đạt hơn cha của
mình thì gia đình đó được xem là một gia đình “có phúc”, tức là có tài lộc và may mắn.
“Hơn” ở đây là hơn về mặt năng lực, hơn về trình độ, hơn về cách sống, cách làm ăn.
Nên về mặt nghĩa bóng, câu tục ngữ khơng bó hẹp trong phạm vi một gia đình, khơng chỉ
đơn thuần là giữa mối quan hệ cha con mà nó mở rộng ra trong phạm vi một quốc gia,
dân tộc, mối quan hệ đã được phát triển thành mối quan hệ giữa cả một thế hệ người đi
trước và lớp người đi sau. Cách diễn đạt của câu tục ngữ mang tính khẳng định rõ rệt:


6

Con phải hơn cha thì nhà mới ấm no sung sướng, thế hệ sau phải hơn thế hệ trước thì xã
hội mới tiến bộ, dân tộc mới hạnh phúc phồn vinh.
Đó là quan niệm truyền thống rất tốt đẹp của người Việt Nam ta. Khi con cái ăn nên, làm
ra, thành đạt hơn cha, mẹ; đó được coi là có phúc, tức là tốt đẹp. Ngược lại, cha mẹ giỏi
giang, có tiếng tăm mà con cái lụn bại, cuộc sống chẳng có gì đáng tự hào thì là điều vơ
phúc. Như vậy, từ xa xưa, ông cha ta đã rất đề cao sự phát triển, sự tiến bộ, đi lên theo
quy luật tự nhiên: Hôm nay phải hơn hôm qua, ngày mai phải hơn hôm nay, tương lai
phải hơn quá khứ.
Câu tục ngữ đã khái quát được một vấn đề xã hội hoàn toàn đúng. Con hơn cha, thế hệ
sau hơn thế hệ trước là một hiện tượng phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Trong
cuộc sống, mỗi thế hệ đều học tập quá khứ và tích lũy thêm những kinh nghiệm của thế
hệ mình. Vì vậy trình độ thế hệ sau thường cao hơn thế hệ trước và cứ như thế xã hội
phát triển không ngừng. Trong lịch sử phát triển, xã hội loài người đã trải qua nhiều giai
đoạn, từ thô sơ mông muội tiến dần lên trình độ văn minh như hiện nay. Quá trình phát
triển đó đã khẳng định thế hệ sau ngày càng tiến bộ hơn thế hệ trước và làm cho xã hội
tiến bộ.
Nhưng những gia đình có “con hơn cha” chỉ có phúc khi đó là những người con hiếu
thảo, biết thương, biết đến công lao trời biển của cha mẹ đã một đời hy sinh cho mình ăn
học nên người. Cũng sẽ là vô phúc nếu con bất hiếu, vơ ơn, bạc nghĩa, mình làm nên

danh giá mà coi khinh cha mẹ nghèo hèn. Ngày nay, có những người đã làm “biến tướng”
quan niệm trên của ông cha. Họ chủ trương “hy sinh đời bố để củng cố đời con” với
nghĩa xấu: Sẵn sàng làm điều phi pháp để kiếm được nhiều tiền, dẫu mình có bị xử lý,
nhưng con được hưởng thành quả do mình kiếm được thì vẫn khơng e ngại. Hoặc có
những đứa con học tập thói xấu của cha mẹ. Dĩ nhiên nếu những điều đó xảy ra thì khơng
thể có phúc. Như vậy, con hơn cha - nhà có phúc là một quan niệm, nhận thức rất hay, tốt
đẹp của ông cha, đang trở thành hiện thực phổ biến trong xã hội hôm nay.
Như vậy, hai câu tục ngữ đã bổ sung cho nhau: nếu con cái nghe lời cha mẹ (“Áo mặc sao
qua khỏi đầu”), biết học tập và tiếp thu những điều tốt của cha mẹ thì gia đình sẽ hạnh
phúc, xã hội sẽ phát triển (“Con hơn cha là nhà có phúc”). Ngược lại nếu con cái làm càn,
học hỏi thói hư tật xấu thì sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, là vơ phúc.
Cặp diễn ngơn 4:
Cùng là sinh con nhưng ơng bà ta có hai quan niệm “ngược đời” như sau:


7

“Mười hai con gái, không bằng một dái con trai” (1)
“Ruộng sâu, trâu nái khơng bằng con gái đầu lịng” (2)
Câu (1) xét về nghĩa đen nghĩa là một con trai hơn mười con gái. Qua đây, người xưa thể
hiện cách đánh giá trọng nam khinh nữ trong chế độ phong kiến, theo đó, các gia đình
hay dịng họ vẫn có tư tưởng coi trọng việc sinh con trai. Nếu khơng có con cháu trai nối
dõi vẫn bị xem là tuyệt tự và khi bố mẹ hoặc ông bà chết đi sẽ khơng có người và nơi thờ
cúng. Quan niệm này xuất phát từ việc đàn ông là người phái mạnh, là trụ cột ni sống
gia đình, là lực lượng sản xuất chính trong xã hội, cũng là thành phần cốt yếu trong triều
đình (quan lại đều là nam) cũng như là người nối dõi, người làm rạng danh cho gia đình,
dịng họ trong chế độ phong kiến. Trong khi đó phụ nữ khơng có địa vị xã hội, chỉ biết
phục vụ ngồi ra chuyện khác thì khơng được tham gia, khơng được có ý kiến cho nên
trong phong kiến thì lúc nào nam cũng quan trọng hơn nữ. Ngày nay, nhiều người vẫn
còn mang tư tưởng này với nhiều cấp độ khác nhau, thế nên phần lớn các gia đình hiện

nay vẫn phải cố đẻ cho được con trai
Đề cao giá trị của con trai là thế nhưng dân gian vẫn có câu (2) “Ruộng sâu, trâu nái
khơng bằng con gái đầu lòng” đề cao giá trị của người con gái thơng qua hai hình ảnh
“ruộng sâu” và “trâu nái”. Vì ơng bà ta chủ yếu là làm nơng mà ruộng sâu dễ làm lúa tốt
cho năng suất cao - mang lại kinh tế, trâu nái vừa cày được lại vừa đẻ được con - mang
lại kinh tế, nhưng việc có được cơ con gái đầu lịng đảm đang, giúp được bố mẹ nhiều
việc sẽ tốt hơn rất nhiều.
Như vậy là lấy 2 sự việc kinh tế ra để so sánh với người con gái đầu lòng đảm đang
(nhưng khơng thể nói là làm ra kinh tế được) có quá khập khiễng trong văn phạm không?
Ruộng sâu con trâu tốt đi cày bởi con trâu khơng tốt thì khơng thể cày ruộng sâu, nhưng
con trâu có tốt bằng mấy, đi cày được ở ruộng sâu giúp chủ cày được ruộng thì cũng
khơng bằng đứa con gái đầu lịng, vì nó cịn giúp được nhiều việc hơn chứ con trâu tốt thì
chỉ giúp được mỗi việc cày bừa như vậy. Kết luận câu này đề cao giá trị của người con
gái, có con gái đầu lịng là một sự may mắn, một kỳ tích, là báu vật. Vì con đầu lòng
thường gánh vác trọng trách quan trọng như lo toan cơng việc gia đình, chăm lo, săn sóc
cha mẹ và các em, là đầu tàu gương mẫu cho các em noi gương theo, là cánh tay đắc lực
của gia đình, nếu là con gái sẽ rất chu đáo, vẹn toàn, cẩn thận nên cha mẹ yên tâm hơn,
còn con trai thì cẩu thả, bừa bộn, khơng giỏi thu vén sẽ làm cha mẹ phiền lòng hơn.
Xét hai câu tục ngữ trên trong bối cảnh văn hóa của nước ta để hiểu rõ hơn. Ngày xưa
thời phong kiến, tư tưởng "trọng nam khinh nữ" thể hiện rất rõ nét, rất khắc nghiệt và đau
lòng, ngay từ khi chào đời và xác định được giới tính thì sự phân biệt đối xử với các bé
gái đã diễn ra rất gay gắt như việc sinh con gái thì đem cho người khác làm con ni...khi
lớn lên phụ nữ ngày càng khơng có tiếng nói, khơng được phép tham dự việc gia đình,


8

việc xã hội hay chỉ đơn giản là ngồi chung một mâm cơm với chồng mình. Cịn ngày nay,
khi cơng nghệ siêu âm xuất hiện và trở nên phổ biến, nhiều gia đình khi biết được giới
tính của thai nhi, thì việc nạo phá thai do thai nhi là nữ vẫn thường xun xảy ra, có ít

nhất 13 triệu ca phá thai mỗi năm đặc biệt là ở vùng nông thơn cùng với chính sách "một
con", làm mất cân bằng giới tính, mất trật tự, an ninh xã hội và suy đồi đạo đức vì quan
niệm “Mười hai con gái, không bằng một dái con trai”. Tuy vậy, ngày nay tình trạng
trọng nam khinh nữ đã được cải thiện hơn xưa nên ta cũng cần nhìn lại vai trị to lớn của
người phụ nữ. Nếu như khơng có con gái ở nhà hậu phương đỡ đần công việc nhà và
chăm lo cho các em thì cha mẹ cũng khơng thể n tâm đi làm kiếm tiền nên việc có
được cơ con gái đầu lòng là điều quý báu. Bên cạnh đó, người ta cịn dùng câu (1) cho
những trường hợp đặc biệt như con gái lười biếng, không chịu làm việc hay con gái thì
khơng thể nhậu được với cha...Hoặc với câu (2) trong những trường hợp con trai cẩu thả,
bừa bộn, khơng biết sắp xếp việc gia đình. Vì vậy ta thấy ở câu (1) và (2) khác nhau về
ngữ cảnh. Ngữ cảnh chi phối đối với từng đối tượng tiếp nhận, trong từng hoàn cảnh mà
người ta sử dụng cái nào cho phù hợp hơn
Cặp diễn ngôn 5:
“Người đẹp vì lụa” (1)
“Cái nết đánh chết cái đẹp” (2)
Câu (1) “lụa” là loại vải đẹp, đắt tiền, là loại vật chất dùng làm quần áo để trang trí bên
ngồi cơ thể, “người đẹp” là người có dáng vẻ xinh đẹp, được nhiều người yêu thích.
Nghĩa là người được xem là đẹp, có đức hạnh, học rộng, tài cao, giàu có... khi mặc những
bộ đồ sang trọng, quý phái và ngược lại dựa vào đó để đánh giá bản chất của người này
như có thể nhận biết được nghề nghiệp, thị hiếu thẩm mĩ của mỗi người, góp phần thể
hiện tính cách và nhân cách của người đó. Hình thức là cơ bản, nội dung thể hiện qua
hình thức
Câu (2) bằng hình thức nhân hóa, câu lục ngữ khẳng định "Cái nết đánh chết cái đẹp".
"Cái nết" là tính nết, đức hạnh, tư tưởng, tình cảm của con người. "Nết" ở đây là nết xấu,
tính xấu cho nên có thể "đánh chết" làm hại đến nhan sắc, cái đẹp hình thức bên ngoài
cửa mỗi người. Con người được biểu hiện ở hai mặt: tâm hồn và dung nhan. Dung nhan
là ngoại hình, diện mạo, thể chất, nhan sắc,… Có người đẹp tâm hồn, có người nhan sắc
đẹp, có người vừa đẹp nết vừa đẹp người. Con người dù có đẹp về nhan sắc, áo quần có
sang trọng, trang điểm son phấn xinh tươi nhưng cái nết lại xấu, nghĩa là lười biếng, thơ
lỗ, tục tằn trong giao tiếp, ích kỉ, tham lam, bất hiếu với cha mẹ, bất nghĩa với nhân dân

thì tất sẽ bị mọi người cười chê, xa lánh. Sắc đẹp của hạng người ấy chẳng mang lại danh
giá vì ác thay "Cái nết đánh chết cái đẹp". Ngược lại, nếu một người khơng có sắc đẹp
nhưng lại có đạo đức tốt, nhan cách đẹp tất sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy. Câu tục
ngữ bao hàm một nghĩa rộng: đạo đức là cái gốc của con người. Người vô đạo đức là con


9

người khơng có nhân cách. Đức hạnh được coi trọng hơn nhan sắc. Nội dung là cơ bản,
nội dung quyết định hình thức.
Khác nhau trong việc lựa chọn tiêu chí nội dung, hình thức nên câu (1) và câu (2) khơng
mâu thuẫn nhau
Tóm lại, ngữ cảnh (ngữ cảnh ngơn ngữ - hẹp và ngữ cảnh văn hóa – rộng) và việc lựa
chọn tiêu chí có vai trị rất lớn trong việc tìm hiểu diễn ngơn đặc biệt là các diễn ngơn dân
gian
Cặp diễn ngơn 6:
Có chí làm quan
Có gan làm giàu (1)
Trèo cao té đau (2)
Để nói đến sự bản lĩnh khi thực hiện một việc gì thì ơng bà ta đã khun “Có chí làm
quan/ Có gan làm giàu”. “Chí” là ý chí, quyết tâam khi thực hiện một việc. “Gan” nghĩa
đen là một nội tạng, nhưng nghĩa bóng thường được hiểu như nơi chi phối về sự dạn dĩ
của con người (cũng như “tim” thì đại diện cho tình cảm). “Có chí, có gan” là chỉ những
yếu tố của một con người muốn thành công. Muốn làm quan, muốn giàu thì hãy dám đặt
mục tiêu lớn, sau đó mạnh dạn dấn thân, xông pha, dám làm những việc lớn thì mới
được, kiểu như “được ăn cả, ngã về khơng”, có dám làm lớn thì mới thắng lớn. Muốn có
kết quả cao hãy dám đầu tư, dồn nhiều tâm sức, làm những điều khác người, hơn người.
Phải có bản lĩnh làm được những điều như vậy mới mong thành cơng. Muốn thắng lớn
phải cược lớn, đó là lời khun cùa câu “Có gan làm giàu”. Cái “gan” đó gần như là liều
lĩnh, phải dám mạo hiểm mới có thể đạt đươc cái mà những kẻ hèn nhát (nhát “gan”)

không có.
Ngược lại, ơng bà ta cũng có câu “Trèo cao té đau”, ý khuyên nhủ người đời hãy biết tự
lượng sức mình, đừng liều lĩnh, bất chấp làm những việc ngồi khả năng, hoặc biết trước
khả năng thành cơng sẽ thấp để tránh kết cục khơng mong muốn, thậm chí vô cùng nặng
nề mà ông bà ta đã nôm na gọi là “té đau”. Việc gì mà bản thân lường trước vừa sức của
mình, có khả năng làm được thì hãy làm, cịn những việc ngồi tầm dù có cố gắng đi nữa
cũng như “châu chấu đá xe”, không được việc gì, chỉ tổn hại mình.
Hai câu trên nghe qua cũng mâu thuẫn, nhưng thực sự vẫn là bổ sung. Trong làm ăn, kinh
doanh, rộng hơn là làm bất cứ việc gì, một chút gan dạ, dám nghĩ dám làm sẽ dẫn đến
thành công. Cái cần lưu ý ở đây là “gan”, “chí” phải gắn với sự suy nghĩ thấu đáo, cẩn
trọng, chuẩn bị kĩ càng mọi mặt. Một khi chuẩn bị đầy đủ yếu tố trên, cứ “gan” mà làm,


10

sẽ có khả năng thành cơng cao. Nếu nền tảng chuẩn bị chưa đầy đủ mà cứ cố chấp liều
lĩnh làm những việc quá sức, chắc chắn sẽ thất bại thảm hại.
Cặp diễn ngôn 7
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hịn núi cao (1)
Nhiều sãi khơng ai đóng cửa chùa. (2)
Trong cuộc sống, ai cũng biết giá trị của sự đồn kết, càng nhiều người thì cơng việc sẽ
nhanh chóng hồn thành. Ơng bà ta cịn có câu “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây
chụm lại nên hòn núi cao” nhằm đề cao hiệu quả của tập thể khi làm việc. “Một” và “ba”
chỉ là con số ước lệ để chỉ “cá nhân” và “tập thể”. Cá nhân có thể khơng làm được, nhưng
tập thể với sự hợp tác nhất định sẽ thành công. Câu tục ngữ này được dùng trong hoàn
cảnh cần lời khuyên để củng cố tinh thần tập thể, sự đoàn kết cho mọi người.
Bên cạnh đó, cịn một câu khác thoạt nghe tưởng như đối lập “Nhiều sãi khơng ai đóng
cửa chùa.” Cũng đề cập đến tập thể nhưng không phải là hiệu ứng tích cực mà là tiêu
cực. Chính vì nhiều người quá mà một công việc đơn giản lại bị đùn đẩy, không ai làm.

Nếu đặt vào ngữ cảnh một tập thể khơng hợp tác, trong đó gồm những con người thiếu
trách nhiệm, hay ỷ lại, dựa dẫm thì càng tạo thành tập thể thì kết quả cơng việc càng tệ đi.
Do đó, hai câu tưởng như mâu thuẫn, nhưng được đặt vào những hồn cảnh khác nhau,
thì chúng chỉ bổ sung ý nghĩa cho nhau. Đối với từng loại người khác nhau sẽ có từng
câu áp dụng hco phù hợp.
Cặp diễn ngơn 7
Cái khó ló cái khơn. (1)
Cái khó bó cái khơn. (2)
Dân tộc Việt Nam được biết đến với khả năng ứng biến, mềm dẻo trong trong mọi tình
huống vơ cùng khéo léo. Trong những hồn cảnh tưởng chứng như khó khăn nhất, con
người Việt Nam vẫn nghĩ ra được cách xử lý khôn ngoan, thông minh. Một trong những
lý do khiến cho người Việt làm được điều đó bởi họ quan niệm “Cái khó ló cái khơn”.
Trong những hồn cảnh tưởng như bế tắc, nhưng chính sự khó khăn, trở ngại đó lại là cơ
sở hình thành những cách giải quyết thậm chí khơng chỉ gỡ rối được tình huống mà cịn
đem lại hiệu quả cao cho cơng việc. Chính cái “khó”, tức cái làm trở ngại công việc lại
đem lại cho người ta những phương án tối ưu, hiệu quả không ngờ.


11

Ngược lại, vẫn có câu “Cái khó bó cái khơn”. Ở câu này, tình huống khó khăn khơng giúp
đỡ được gì mà nó lại là một trở ngại khiến con người khơng phát huy được khả năng của
mình, nó hạn chế mọi sự khôn ngoan, khéo léo của con người. Điều này sẽ đúng trong
hồn cảnh cái khó đó là khơng cịn bất cứ một chỗ hở” nào, buộc con người ta phải đến
bước đường cùng, khơng lối thốt. Ở đây, chính cái khó đã làm hạn chế hồn tồn những
điều kiện và phương tiện hỗ trợ, làm cho con người khơng thể nào tìm ra được cách giải
quyết.
Hai câu trên sẽ không mâu thuẫn nhau, nếu chúng được đặt trong những hoàn cảnh, và đề
cập đến những đối tượng khác nhau. Thứ nhất, về hòan cảnh, nếu mức độ trở ngại của
“cái khó” cịn thuộc phạm vi giải quyết được, nó sẽ kích thích trí óc con người đề ra giải

pháp, ngược lại, nếu “cái khó” vượt quá tầm khả năng, con người sẽ chấp nhận nó và từ
bỏ việc giải quyết. Điều này tâm lý học đã chứng minh. Vậy thì thế nào là các mức độ
của trở ngại? Điều này khơng cố định, nó phải tùy thuộc vào từng người. Thứ hai, xét về
đối tượng là con người. Chúng ta xét ở cùng một mức độ khó. Với người kiên trì, chịu
khó, quyết tâm, thì cái khó sẽ giúp người ấy phát huy khả năng giải quyết, chính là điều
kiện làm “ló” cái khơn. Nhưng cũng cùng mức độ, một người hay nản chí, khơng cầu
tiến, ù lì thì một chút khó khăn đó sẽ khiến họ chùn bước, không muốn giải quyết, cam
chịu thất bại.
Như vậy, cùng một câu nghe qua thì đối chọi nhau, nhưng ngẫm lại thì nó chỉ bổ sung
nhau, bao qt vấn đề, cho chúng ta thấy được những mức độ khác khác nhau của trở
ngại cũng như những kiểu người khác nhau. Ý nghĩa của hai câu tục ngữ nhờ vậy mà
rộng hơn rát nhiều so với một câu.
Tóm lại, ngữ cảnh (ngữ cảnh ngôn ngữ - hẹp và ngữ cảnh văn hóa – rộng) có vai trị rất
lớn trong việc tìm hiểu diễn ngơn đặc biệt là các diễn ngơn dân gian.

.



×