Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN CỦA VIỆC XÂY DỤNG
LUẬT VỂ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHÚNG
KHOÁN Ở VIỆT NAM
(Đề tài nghiên cứu cơ bản KHXHNV cấp Đại học quốc gia Hà nội)

H Ọ C Q U O C g ia h a NOi
TRƯNG TÂM THÒ NG TIN THU VIỂN
LA,

Ữ T / 4 CK

C hủ trì đề tài: TS. Lê Thị Thu Thuỷ
Tham gia thực hiện đề tài: TS. Nguyễn A nh Sơn

HÀ NỘI - 2004


uv su ty mụn vu utụv tiên của việc xây dựng Luật về chứng khoán và thị trường

chứng khoán ở Việt Nam

MỤC LỤC
Phần mở đầu
Chương l ĩ Tổng quan về chứng khoán, thị trường chứng khoán và sự cần
thiết phải ban hành Luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt
nam
1.1. Khái niệm về thị trường chúng khoán và chứng khốn
1.2. Bản chất, vai trị thị trường chứng khoán trong nền kinh tế thị trường


1.3. Tác động của pháp luật tới thị trường chứng khoán
1.4. Sự cần thiết phải ban hành Luật về chứng khoán và thị trường chứng
khoán ở Việt nam
Chương 2: Kinh nghiệm xây dựng Luật về chứng khoán và thị trường chứng
khoán ở một số nước trên thế giới và thực trạng pháp luật điều chỉnh về
chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt nam
2.1. Kinh nghiệm xây dựng Luật về chứng khoán và thị trường chứng
khoán ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt nam
2.2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh về chứng khoán và thị trường chứng
khoán ở Việt nam
2.2.1. Các qui định về chủ thể quản lý thị trường chứng khoán
2.2.2. Các qui định về hoạt động phát hành chứng khoán
2.2.3. Các qui định về hoạt động kinh doanh, giao dịch chứng khoán
2.2.4. Các qui định về xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp phát sinh
trên

thị trường chứng khoán
Chương 3: Phương hướng xây dựng và những nội dung chủ yếu của

Luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam

2


L'ơ Sơ ly luận vă thục tỉẽn cùa việc xây dựng Luật về chứng khoán và thị trường
chứng khoán ở Việt Nam

3.1. Những định hướng xây đụng Luật về chứng khoán và thị trường
chứng khoán ở Việt nam
3.2. Những nguyên tắc khi xây dựng Luật về chứng khoán và thị trường

chứng khốn
3.3. Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng Luật về chứng khoán và
thị trường chứng khoán
3.4. Những nội dung chủ yếu của Luật về chứng khoán và thị trường
chứng khoán ở Việt Nam
Phần Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

3


Cơ sớ lý luận và thực tiễn của việc xảy dựng Luật về chứng khoán và thị trường
chứng khoán ở Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ v in của Đảng đã nêu rõ:
"Phát triển thị trường vốn, thu hút các nguồn vốn trung, dài hạn qua Ngân hàng
và các tổ chức tài chính để đáp ứng nhu cầu cho vay đầu tư phát triển; chuẩn bị
các điều kiện cần thiết để từng bước xây dựng thị trường chứng khoán phù hợp
với điều kiện Việt Nam và định hướng phát triển kinh tế- xã hội của đất nước...”
Ngay từ năm 1992, Chính phủ đã quan tâm đến việc xây dựng thị trường
chứng khoán ở Việt Nam, ngày 28/11/1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định
75/CP về việc thành lập Uỷ ban chứng khốn với mục đích để thúc đẩy sự hình
thành và phát triển thị trường chứng khốn và quản lý các hoạt động chứng
khoán ở Việt Nam. Ngày 11/7/1998 Chính phủ ban hành Nghị định số 48/CP về
chứng khoán và thị trường chứng khoán. Văn bản này có ý nghĩa quan trọng làm
cơ sở pháp lý cho việc vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán, một hình
thức thị trường có tổ chức ban đầu nhằm đáp ứng huy động vốn dài hạn cho các
doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hố có thể

đưa cổ phiếu, trái phiếu có chất lượng vào giao dịch tại Trung tâm giao dịch
chứng khoán. Sau Nghị định 48/CP, một loạt các văn bản hướng dẫn thi hành đã
ra đời, tạo thành một hành lang pháp lý làm cơ sở cho thị trường chứng khoán ở
Việt Nam hoạt động.
Để hoạt động của thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh, đạt hiệu
quả, thì ngồi việc chuẩn bị các điều kiện cần và đủ khác, một điều kiện hết sức
quan trọng đó là phải xác lập chế độ pháp lý, định ra khung pháp lý đầy đủ, an
tồn cho thị trường chứng khốn hoạt động. Mặc dù trước đó, nhiều văn bản
pháp luật được Nhà nước ban hành về thị trường chứng khoán, song xét về mặt
tổng thể, chế độ pháp lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở nước ta
4


Cơ sở lý luận vá thực tiến của việc xây dựng Luật về chứng khoán và thị trường
chứng khoán ở Việt Nam

thể hiộn chỉ là một số bước đi ban đầu, còn thiếu nhiều yếu tố của một thị
trường chúng khoán thực thụ trong nền kinh tế thị trường.
Bởi vậy, viộc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật cho thị trường
chứng khốn nói chung và việc xây dựng Luật về chứng khoán và thị trường
chứng khoán- tâm điểm của khung pháp luật cho thị trường chứng khốn nói
riêng là một đòi hỏi khách quan, bức xúc. Điều này cũng được khẳng định bởi
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 163/2003/QĐ - TTg ngày 05/8/2003
phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm
2010: " Hồn thiện khung pháp lý cho thị trường chứng khốn: Ban hành đổng
bộ hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động thị trường chứng khoán
theo hướng bao quát, toàn diện và phù hợp với thực tiễn thị trường. Xây dựng
Luật chứng khốn trình Quốc hội thơng qua vào năm 2005".
Từ các vấn để trên, đặt ra yêu cầu cần thiết phải tổng hợp, nghiên cứu
trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tiến tới xây dựng Luật về chứng khoán và thị

trường chứng khoán ở Việt Nam, đảm bảo cơ sở pháp lý cho hoạt động của thị
trường chứng khoán lành mạnh, hiệu quả.
Đề tài: "Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng Luật về chứng
khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam' được tiến hành nghiên cứu từ
các yêu cầu khách quan đã nói ở trên.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài:
vể chứng khốn và TTCK đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu dưới
dạng bài báo, sách chuyên khảo, đề tài như: "Vai trị của cơng ty chứng khốn
trong hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng"- Đề tài cấp cơ sở Chủ nhiệm đề tài: Th.s. Trần Quốc Tuấn - UBCKNN, 2002; "Cơ sở lý luận và
thực tiễn xây dựng và phát triển hiệp hội chứng khoán Việt Nam" - Đề tài cấp
Bộ do Th.s. Bùi Thị Thanh Hương làm chủ nhiệm đề tài - Hà nội, 2001; "Những
5


c ơ sớ lỹ luận và thực tíển của việc xây dựng Luật về chứng khốn và thị trường
chóng khốn ở Việt Nam

đặc trưng cơ bản và các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt nam" Đề tài cấp cơ sở - Chủ nhiệm đề tài: Bùi Nguyên Hoàn - 1999; Nguyễn Việt Hà:
"Để nâng cao hiệu lực của các văn bản pháp luật cần một khung pháp lý đầy đủ
và đổng bộ hơn về chứng khoán và thị trường chứng khốn" - Tạp chí: Chứng
khốn, số 8, Tháng 8/2002; TS. Trần Thị Minh Châu: "Thị trường chứng khốn
và những điều kiện kinh tế - xã hội hình thành và phát triển thị trường chứng
khoán ở Việt nam" - NXB Chính trị Quốc gia, 2003....
Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách toàn diện về cơ sở lý luận và thực
tiễn của việc xây dựng Luật về chứng khoán và TTCK ở Việt Nam; có sự tham
khảo kinh nghiệm xây dựng Luật về chứng khoán ở một số nước trên thế giới
(như ở Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc....), trên cơ sở đó kiến nghị những nội dung
cần điều chỉnh trong Luật này để từ đó có những định hướng trong việc xây
dựng Luật về chứng koán và TTCK ở Việt Nam vẫn là một nhu cầu cấp thiết,
nhằm hoàn thiện pháp luật về thị trường chứng khốn nói riêng và pháp luật về

kinh tế nói chung.
3. Mục tiêu của đề tài:
Đề tài tập trung làm rõ các vấn đề sau đây:
- Làm rõ về nội dung cơ bản của pháp luật về chứng khoán và thị
trường chứng khoán, vai trị của Luật về chứng khốn và thị trường chứng khoán
đối với sự phát triển của TTCK ở Việt nam.
- Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam qui định về chứng khoán và
thị trường chứng khoán.
- Đưa ra một số cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất kiến nghị để
xây dựng những nội dung cơ bản của Luật về chứng khoán và thị trường chứng
khoán ở Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
6


Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng Luật về chứng khoán và thị trường
chứng khoán ở Việt Nem

Đề tài tập trung nghiên cứu các qui đinh của pháp luật về chứng khoán và
thị trường chứng khoán ở Việt Nam, có sự so sánh, đối chiếu với các qui định
của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở một số nước như:
Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc (đặc biột là Luật về chứng khoán).Trên cơ sở đánh
giá thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam về chứng khoán và TTCK, kinh
nghiệm các nước về xây dựng Luật chúng khoán, cũng như quan điểm chỉ đạo
của Đảng và Nhà nước ta trong định hướng phát triển nền kinh tế, định hướng
phát triển thị trường chứng khoán, đề tài đưa ra những kiến nghị về những
nguyên tắc xây dựng Luật về chứng khoán và TTCK ở Việt nam và nội dung
chính của Luật này.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu sử dụng
trong đề tài:

Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
trên cơ sở học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và
pháp luật. Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu cụ thể cũng được áp dụng như
phương pháp luật học so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, ...
6. Những đóng góp của đề tài:
Đề tài là một cơng trình nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý luận và thực
tiễn của việc xây dựng Luật về chứng khoán và TTCK ở Việt Nam. Đề tài sẽ
phục vụ cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về thị trường chứng khoán ở
Việt Nam nói chung và việc soạn thảo, ban hành Luật về chứng khoán và TTCK
ở Việt Nam trong giai đoạn sắp tới nói riêng; Ngồi ra, đề tài là nguồn tài liệu
tham khảo quí báu cho những ai quan tâm đến thị trường chứng khoán, cho các
học viên cao học, nghiên cứu sinh, sinh viên chuyên ngành Luật kinh tế.
7. Bô cục của đề tài:

7


Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng Luật về chứng khoán và thị trường
chứng khoán ở Việt Nam

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
chia ra làm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về chứng khoán, thị trường chứng khoán và sự cần
thiết phải ban hành Luật vê chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt
Nam
Chương 2: kinh nghiệm xây dựng Luật về chứng khoán và thị trường chứng
khoán ở một số nước trên thế giới và thực trạng pháp luật điểu chỉnh về
chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt nam
Chương 3: Phương hướng xảy dựng và những nội dung chủ yếu của Luật về
chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam


8


«-
chứng khoán ở Việt Nam

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỂ CHÚNG KHOÁN, THỊ TRƯỜNG
CHÚNG KHON V KINH NGHIM XY DNG LUT V CHNG
*

ô

ã

KHON V THỊ TRƯỜNG CHỦNG KHOÁN Ở MỘT s ố NƯỚC TRÊN
THẾ GIỚI
1.1. Khái niệm về thị trường chứng khoán và chứng khốn:
1.1.1. Khái niệm thị trường chứng khốn:
Theo cách hiểu thơng thường thì thị trường chứng khốn là một loại thị
trường vốn dài hạn và là bộ phận của thị trường tài chính, nơi trao đổi, mua bán
các loại chứng khốn dài hạn: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quĩ đầu tư, các loại
chứng khoán phái sinh. Kinh nghiệm các nước trong khu vực hai thập kỷ qua
cho thấy cần phải thơng qua nhiều biện pháp để khuyến khích phát triển thị
trường vốn, trong đó có những biện pháp phát triển thị trường tín dụng dài hạn
và những biện pháp phát triển thị trường chứng khốn.
Có quan điểm cho rằng: "Nếu ta coi đổng tiền là những giọt máu của nền
kinh tế, thì muốn cho hết thảy mọi đổng tiền trong xã hội đến được với các tế
bào kinh tế, một cơ thể nền kinh tế hồn chỉnh phải có "hai con tim": con tim

ngân hàng và con tim thị trường chứng khốn l. Nói chung, mỗi tổ chức có thể
tiến hành hoạt động huy động vốn bằng nhiều phương thức khác nhau như huy
động sự đóng góp của các thành viên hiện hữu, vay ngân hàng, phát hành chứng
khoán... Trong đó, phát hành chứng khốn là một phương thức quan trọng có
những ưu điểm nhất định so với các phương thức khác.2 Chính vì vậy, người ta
gọi thị trường chứng khoán là thị trường huy động vốn dài hạn chủ yếu thơng
qua hoạt động phát hành chứng khốn của các tổ chức phát hành.

1 Đề tài: Những đặc trưng cơ bản và những giải pháp phát triển thị trường chứng khốn Việt nam, Chủ nhiệm để
tài: Bùi Ngun Hồn, - UBCKNN - 1999, Tr. 5.
2 Huy động vốn bằng phát hành chứng khốn có các ưu điểm so với vay ngân hàng: Huy động được nguồn vốn
dài hạn; không nhất thiết phải có tài sản đảm bảo; gắn kết người đầu tư với tổ chức phát hành: nâng cao chất
lượng các báo cáo tài chính của cơng ty...

9


Cơ sớ lý luận và thực tiễn của việc xây dựng Luật về chứng khoán và thị trường
chứng khoán ỞViệt Nam

Tuy nhiên, hiện nay trong các tài liệu nghiên cứu về chứng khoán và thị
trường chứng khoán tổn tại rất nhiều đinh nghĩa khác nhau về thị trường chứng
khoán. Thị trường chúng khốn có thể được hiểu là "nơi giao dịch chứng khốn
và cơng cụ tài chính có liên quan" và thị trường chứng khoán gắn với cụm từ"
Securities M arket3; Quan điểm khác lại giải thích thị trường chứng khoán "là
thuật ngữ chung để chỉ hoạt động giao dịch có tổ chức đối với chứng khốn
thơng qua Sở giao dịch chứng khoán " và gắn thị trường chứng khoán với cụm từ
"Stock Market". Hay nói cách khác, thị trường chứng khốn là một thị trường có
tổ chức, là nơi các chứng khoán được mua bán tuân theo những quy tắc đã ấn
định 4. Một số các tác giả khác lại cho rằng: "Thị trường chứng khoán là nơi các

chứng khoán được phát hành và trao đổi. Thị trường chứng khoán là một bộ
phận của thị trường vốn do đặc tính của chứng khốn trong việc huy động vốn
dài hạn 5".
Thị trường chứng khoán cũng được định nghĩa là tổng hợp những mối
quan hệ kinh tế phát sinh từ việc phát hành và trao đổi chứng khoán giữa các
chủ thể khác nhau 6.
Các định nghĩa khác nhau về thị trường chứng khoán cho ta thấy, thị
trường chứng khoán là hạt nhân trung tâm của thị trường tài chính, hoạt động
theo những nguyên tắc riêng biệt, là cầu nối giữa cung và cầu về vốn dài hạn,
giữa người mua và người bán chứng khoán.
Theo qui định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam về chứng khoán và thị
trường chứng khoán thì khơng có khái niệm thị trường chứng khốn, mà chỉ có
khái niệm TTGDCK. Nhưng theo chúng tơi, một thị trường hàng hố nói chung


’ Bùi Ngun Hồn - GS. Raymon L. Chiang (Chù biên): Thuật ngữ thông dụng về chứng khốn và thị trường
chứng khốn. NXB. Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1998, Tr. 151.
4 Theo "Longman - Dictionary of Business English - 1985
____
■'Trường Đại học Tài chính - kế tốn: Thị trường chứng khốn; NXB. Tài chính, Hà nội, 1998. Tr. 8.
6 Xem "Thị trường chứng khoán" - Chủ biên: V.A. Galanova. A.I.Baxova - Matxcơva 1998 - tr. 93.

10


Cơ sả lý luận và thực tiễn của việc xây dựng Luật về chứng khoán và thị trưởng
chứng khoán ở Việt Nam

được định nghĩa là nơi người bán và người mua gặp gỡ, trao đổi, mua bán hàng
hóa và giá cả hình thành theo qui luật cung cầu.

Chính vì vậy, thị trưởng chứng khoán ỉà một thị trường mà ở nơi đố người
ta mua, bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khốn nhằm mục đích kiếm lời.
Thị trường chứng khốn là yếu tố không thể thiếu được của nền kinh tế
thị trường phát triển. Một thị trường nói chung bao giờ cũng diễn ra các hoạt
động mua bán, trao đổi hàng hố. Thi trường chứng khốn khơng nằm ngồi
mục đích trên. Điểm chung giữa thị trường chứng khoán và thị trường hàng hố
thơng thường được thể hiện ở chỗ: giá cả của hàng hố trên hai thị trường này
đều được hình thành trên cơ sở cung cầu hàng hố đó. Nhưng thị trường chứng
khốn khác với thị trường hàng hố thơng thường ở chỗ:
-

Các giao dịch chứng khoán diễn ra trên thị trường chứng khốn phải có

sự tham gia của các trung gian tài chính làm mồi giới và những hàng hố của thị
trường là những hàng hố đặc biệt. Đó là cổ phiếu, trái phiếu và các cơng cụ có
nguồn gốc chứng khốn, trong đó, cổ phiếu và trái phiếu là các chứng khoán đã
tổn tại lâu đời nhất. Ngày nay, ngoài cổ phiếu và trái phiếu là loại chứng khoán
chủ yếu, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường nảy sinh nhiều loại
chứng khoán mới rất đa dạng, đó là các cơng cụ phái sinh từ chứng khoán như:
quyền lựa chọn, chứng quyền, hợp đồng tương lai... Mặt khác, cùng với sự phát
triển của khoa học, thay vì việc phát hành các loại chứng khốn để huy động
vốn dưới dạng giấy tờ, người ta cịn có thể phi vật chất hoá chứng khoán dưới
dạng bút toán ghi sổ. Các loại chứng khốn có thể mua và bán rất nhiều, không
hạn chế về số lần giao dịch. Trong khi đó, hàng hố thơng thường khơng phải là
chứng khốn chỉ có thể được bán và mua một lẩn hoặc một vài lần mà thơi.
-

Thị trường chứng khốn là một thiết chế phức tạp, hết sức nhạy cảm,

đầy tính rủi ro, với những quy luật chi phối khắc nghiệt, sâu sắc và ảnh hưởng

tồn diện đối với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia. Tuỳ thuộc


CO' sơ iy mạn va tnục nen của việc xăy dựng Luật về chứng khoán và thị trường

chứng khoán ở Việt Nam

vào trình độ phát triển của nền kinh tế, thị trường của mỗi nước mà thị trường
chứng khốn có tác động, ảnh hưởng khác nhau đến thị trường quốc tế.
Trong q trình phát triển thị trường chứng khốn ở các nước có nền sản
xuất và lưu thơng hàng hố lâu đời như Mỹ, Anh, Pháp .... nơi đó thị trường
chứng khốn tồn tại dưới hai hình thức: thị trường chứng khốn có tổ chức và thị
trường chứng khốn phi tổ chức.
Hình thái điển hình của thị trường chứng khốn có tổ chức là SGDCK.
Mọi việc mua, bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khốn phải tiến hành trong
SGDCK thơng qua các thành viên của sở giao dịch theo Qui chế của SGDCK.
SGDCK có thể là tổ chức thuộc sở hữu nhà nước, là doanh nghiệp được thành
lập dưới dạng công ty cổ phần hoặc là một hiệp hội và đều có tư cách pháp
nhân. Ví dụ như ở Mỹ có Sở giao dịch chứng khốn New York, ở Nhật có Sở
giao dịch chứng khốn Tokyo, ở Anh có Sở giao dịch chứng khoán London.
Thị trường chứng khoán phi tổ chức là một thị trường khơng có hình thái
tổ chức tồn tại, nó có thể là bất cứ nơi nào mà tại đó người mua và người bán
trực tiếp gặp nhau để tiến hành giao dịch. Nơi đó có thể là quầy giao dịch ở
ngân hàng bất kỳ nào đó. Thị trường hình thành như thế gọi là thị trường giao
dịch qua quầy (Over - the - counter: OTC). "Thị trường OTC là thị trường khơng
có trung tâm giao dịch tập trung, đó là một mạng lưới các nhà mơi giới và tự
doanh chứng khoán mua bán với nhau và với các nhà đầu tư, các hoạt động giao
dịch của thị trường OTC được diễn ra tại các quầy (sàn giao dịch) của các ngân
hàng và cơng ty chứng khốn"7.
Tuy nhiên, yếu tố căn bản để khẳng định thị trường chứng khoán ra đời là

ở chỗ: đã xuất hiện các giao dịch cổ phiếu, trái phiếu. Chính vì vậy, mặc dù đã
có cổ phiếu, trái phiếu, những việc mua đi bán lại chưa trở thành hiện thực, thậm
7 Giáo trình Thị trường chứng khoán - Trường Đại học kinh tế quốc dân - Chù biên: PGS.TS. Nguyẻn Ván Nam,
PGS TS Vương Trọng Nghĩa - NXB Tài chính năm 2003, ư. 102.

12


w au ty mụn vu m ạc nen cua nẹc xay dựng Luật về chứng khoán và thị trường

chứng khoán ở Việt Nam

chí dù đã có các giao dịch nhung chỉ mang tính tự phát thì thị trường chứng
khốn vẫn cịn trong hình thái sơ khai. Một thị trường chứng khốn hồn chỉnh
được nói tới khi thị trường chứng khốn tập trung chính thức thành lập. Thị
trường chúng khốn tập trung được coi là hạt nhân của thị trường chứng khoán.
Mặc dù vậy, giao dịch trên thị trường phi tập trung vẫn được coi trọng. Giao
dịch trên thị trường phi tập trung là sự bổ sung, mở rộng cho các giao dịch trên
Sở giao dịch chứng khoán.
1.1.2. Khái niệm chứng khốn:
Khi nói tới bất kỳ một loại thị trường nào, bên cạnh việc xác định chủ thể
tham gia, người ta phải xác định đối tượng giao dịch trên thị trường đó là gì.
Điều này có nghĩa là phải xác định hàng hoá được giao dịch trên thị trường.
Theo qui định của Nghị định 144/2003/NĐ - CP thì "hàng hố giao dịch
trên thị trường chứng khoán bao gồm các loại chứng khoán: cổ phiếu, trái phiếu,
chứng chỉ quĩ đầu tư, các loại chứng khốn khác".
Hiện nay trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm chứng
khoán với các cách liệt kê thành phần của nó, và tương ứng là các nội dung các
mối quan hệ kinh tế. Nhũng quan điểm chính bao gồm:
Chứng khốn là:

+ Văn bản xác nhận việc góp vốn vào cơng ty (cổ phiếu) hoặc văn bản
xác nhận nợ (trái phiếu, tín phiếu)8.
+ Cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu được lưu thông do các
công ty và các cơ quan nhà nước phát hành9.

8 Xem Banking Terminology. - Wash

American Bankers Association. - 1989. - p.319.

9 Xem P. W yckoff. The Language o f Wall Street. - New York, Hopkison and Blake. - 1973. p. 193.

13


i,'ơ sơ lý luận và thực tiên cửa việc xây đựng Luật về chứng khoán và thị trường
chứng khoán ở Việt Nam

+ Cổ phiếu, cũng như trái phiếu và các giấy tờ xác nhận nợ '°.
+ Giấy chứng nhận đầu tư được trình bày dưới dạng cổ phiếu hay trái
phiếu11.
+ Các chứng chỉ chứng nhận quyền đối với tài sản và trên cơ sở xác nhận
đó có thể thực hiện việc chuyển giao hoặc thực hiện quyền đối với tài sản. Nói
tóm lại chứng khốn là: Thẻ bảo hiểm, Giấy biên lai nhận chở hàng lên tàu, giấy
kho vận hàng và các giấy tờ tương tự 12.
+ Giấy tờ có yêu cầu về tài sản hữu hình 13.
+ Giấy tờ xác nhận quyền tài sản hoặc quyền thu lợi nhuận 14.
Từ các định nghĩa trên, theo chúng tơi: “chứng khốn là chứng chỉ ghi rõ
quyền tài sản thể hiện quyền chủ nợ và quyền sở hữu và trên cơ sở xác nhận đó
có thể thực hiện việc chuyển giao hoặc thực hiện quyền đối với tài sản”. Còn
trên phương diện tài chính, chứng khốn là tài sản nợ, là bằng chứng của quyền

tài sản, nên gọi là chứng khốn có giá. Người sở hữu chứng khốn có quyền tự
do sở hữu và chuyển nhượng.

10 Xem Glossary o f Fudicairy Tems. - Wash., American Bankers Association. - 1968. - p.38.

11 Xem Peưick G. Hanson. Dictionary o f Banking and Finance. - London, Pulman Publishing Ltd. 1 9 8 5 - p. 575.

12 Eugene F. Brigham, Louis
Dryden Press. - 1985 - p.92.

c. Gapenski. Intermediate Financial Management. -

New York, the

13 5. Xem Securities Market in Japan. - Tokyo, Japan Securities Ressearch Institute. - p. 251.

14 World Bank Glossary. - Wash., The Wolrd Bank. - 1991. - p.93.

14


Cơ sở lý luận và thực tiên cúa việc xây dựng Luật về chứng khoán và thị trường
chứng khoán ở Việt Nam

Từ định nghĩa tổng quát trên ta thấy những dấu hiệu pháp lý cơ bản của
chứng khoán bao gồm:
1. Chứng khoán xác nhận quyền sở hữu tài sản nhất định. Từ dấu hiệu
pháp lý cơ bản này giúp chúng ta phân biệt giữa chứng khoán với tem bưu điện
và tem thuế, cũng như tiền bạc bởi vì những giấy tờ này khơng thể hiện quyền gì


2. Sự cần thiết của việc xuất trình chứng khốn để thực hiện các quyền
được thể hiện trong chứng khoán. Từ dấu hiệu pháp lý cơ bản này giúp chũng ta
phân biệt chứng khoán với các giấy tờ ghi nợ bình thường, bởi vì người cho vay
có thể nhận nợ mà khơng địi hỏi việc xuất trình giấy chứng nhận nợ và trao cho
người vay giấy xoá nợ nếu người đi vay trả hết nợ.
3. Mối quan hệ khăng khít, khơng thể tách rời giữa chứng khốn và các
quyền đi kèm theo với nó, và khi sử dụng hoặc chuyển giao chứng khoán cũng
đồng nghĩa với việc cho phép sử dụng hoặc chuyển giao các quyền “được ghi
nhận trong chứng khốn”. Nói một cách khác “quyền phát sinh từ chứng khoán
đi liền với quyền đối với chứng khoán” và đồng thời “quyền đối với chứng
khốn đi liền với quyền phát sinh từ chứng khốn”.
Ngồi ra, chứng khốn cịn có đặc trưng bởi tính đích thực cơng khai, có
nghĩa là suy đốn các quyền và lợi ích hợp pháp khác từ việc sở hữu chứng
khốn cho dù các quyền và lợi ích này khơng được ghi trong chứng khoán.
Theo pháp luật Việt Nam, “Chứng khoán ỉà chứng chỉ hoặc bút toán ghi
sổ, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sỏ hữu chứng khoán đối với
tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành” 13.

15 Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 144/CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về chứng khoán và
thị trường chứng khoán.

15


c ơ sớ lý luận và thực tiên cửa việc xây dựng Luật về chứng khoán và thị trường
chứng khoán ổ Việt Nam

Ngồi ra, chứng khốn cịn có đặc trưng bởi tính đích thực cơng khai, có
nghĩa là suy đốn các quyền và lợi ích hợp pháp khác từ việc sở hữu chứng
khốn cho dù các quyền và lợi ích này khơng được ghi trong chứng khốn.

Theo pháp luật Việt Nam, “Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi
sổ, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khốn đối với
tài sản hoặc vơh của tổ chức phát hành” 15.
Theo chúng tôi, định nghĩa chứng khoán này chưa nêu được hết các dấu
hiệu pháp lý cơ bản của chứng khoán, cụ thể là: sự cần thiết của việc xuất trình
chứng khốn để thực hiện các quyền được thể hiện trong chứng khoán và mối
quan hệ khăng khít, khơng thể tách rời giữa chứng khốn và các quyền đi kèm
với nó.
Bộ luật Dân sự Liên bang Nga ngày 21 tháng 10 năm 1994 (Khoản 1
Điều 142) đưa ra khái niệm chứng khốn thành cơng hơn cả về phương diện
pháp lý: “Chứng khoán là chứng chỉ xác nhận quyền tài sản, được lập tuân thủ
cách trình bày đã được quy định với những nội dung bắt buộc mà khi xuất trình
chính chứng chỉ thì mới thực hiện hoặc chuyển giao được các quyền ghi trong
chứng chỉ". Điều luật này cũng chỉ ra rằng: Chuyển giao chứng khoán cũng có
nghĩa là chuyển giao tất cả các quyền tài sản do chứng khốn xác nhận. Chính
định nghĩa này đã chứa đựng tính chất đặc trưng cơ bản nhất của chứng khoán.
Khác với pháp luật Việt Nam và pháp luật Liên bang Nga, pháp luật của
các nước phương Tây, nơi chứng khốn có lịch sử hình thành và lưu thơng hàng
thế kỷ, đã có cách diễn đạt rất đơn giản về chứng khoán. Theo Luật Dân sự
Thuỵ Sỹ: “Chứng khoán là tất cả các giấy tờ mà các quyền liên quan đến nó
khơng thể thực hiện hoặc chuyển giao cho người khác nếu như khơng xuất trình
giấy tờ đó”. Thực tế và học thuyết của Pháp, Cộng hoà liên bang Đức cũng xuất
15 Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 144/CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về chứng khoán và
thị trường chứng khoán.

16


Lơ Sơ ty mạn va inuc nen cua việc xây dựng Luật về chứng khoán và thị trường


chứng khoán ở Việt Nam

phát từ định nghĩa chứng khoán tương tự. Bằng cách này các nhà lập pháp
phương Tây làm phong phú các dấu hiệu pháp lý và tính chất đặc trưng cơ bản
của chứng khoán và như vậy họ cho rằng chứng khốn là những giấy tờ được
trình bày khơng có những mục nhất định. Điều này được minh chứng trong
khái niệm chứng khốn có từ ngữ “giấy tờ bất kỳ”. Khái niệm về chứng khốn
như vậy khơng thể áp dụng ở những nước có thị trường chứng khốn mới được
hình thành như ở Việt Nam, bởi vì nếu khái niệm chứng khoán ở các nước
phương Tây đưa vào áp đụng tại thị trường chứng khốn mới được hình thành sẽ
tạo ra cơ sở cho việc lạm dụng bừa bãi và gây nhầm lẫn do pháp luật điều chỉnh
chứng khoán và thị trường chứng khốn ở đây chưa được hình thành đầy đủ và
đồng bộ.
Trên cơ sở phân tích dưới góc độ pháp lý khái niệm chứng khoán theo
pháp luật của nhiều nước khác nhau cho phép chúng ta đưa ra định nghĩa chứng
khoán như sau: “Chứng khoán là giấy tờ được lập có các mục bắt buộc và việc
xuất trình là cần thiết để thực hiện các quyền được thể hiện trong chứng
khốn”. Theo quan điểm của chúng tơi khái niệm chứng khoán như vậy mới
phản ánh được hầu hết bản chất tương ứng của chứng khoán.
Cổ phiếu là một loại chứng khốn do cơng ty cổ phần phát hành chứng
nhận việc góp vốn vào cơng ty của các cổ đông.
Trong Thông tư số 02/2001/TT - UBCK ngày 28/9/2001 hướng dẫn Nghị
định số 48/1998/NĐ - CP ngày 11/7/1998 về phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra
cơng chúng có quy định: “CỔ phiếu là một loại chứng khoán phát hành dưới
dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp
của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của công ty cổ phần” Định
nghĩa này cũng được tiếp thu và thể hiện tại Điều 59 Luật Doanh nghiệp năm
1999.
I £>AI HỌ C QUỐC GIA HÀ I V
tpung Tâm th ô n g tin thư v i e



c ơ sỡ lý luạn va mục nên cúa việc xây dựng Luật về chứng khoán và thị trường
chúng khoán ở Việt Nam

Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận một khoản nợ của người của
người phát hành ra nó, trong đó cam kết sẽ trả khoản nợ kèm với tiền lãi trong
một thời gian nhất đỉnh.
Thông tư số 02/2001/TT - UBCK ngày 28/9/2001 định nghĩa: ‘Trái phiếu
là một loại chứng khốn phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi
sổ xác nhận nghĩa vụ trả nợ (bao gồm cả gốc lẫn lãi) của tổ chức phát hành trái
phiếu với người sở hữu trái phiếu”.
Khác với các hình thức vay nợ khác, trái phiếu có khả năng trao đổi. Chủ
sở hữu trái phiếu cho người phát hành vay vốn bằng cách mua trái phiếu, có
quyền giữ lại nó hoặc bán đi bất cứ lúc nào mà không phải chờ tới khi đáo hạn.
Còn trong trường hợp khi Ngân hàng cho vay một khoản tiền thì Ngân hàng
phải ghi vào trong sổ sách và lưu giữ cho tới khi khoản nợ đó được thanh tốn,
do đó có mối quan hệ ràng buộc hơn giữa người đi vay và người cho vay.
Qua phân tích định nghĩa về “Cổ phiếu” và “Trái phiếu” nêu trên ta nhận
thấy sự khác biệt cơ bản nhất giữa cổ phiếu và trái phiếu được thể hiện ở chỗ:
Người sở hữu trái phiếu là trái chủ hay chủ nợ của người phát hành vì trái phiếu
là chứng thư xác nhận nợ. Người sở hữu trái phiếu sẽ nhận lại khoản nợ kèm với
tiền lãi đã được ghi trong trái phiếu khi phát hành. Còn người sở hữu cổ phiếu là
cổ đông của người phát hành, là thành viên của người phát hành và được sở hữu
một phần lợi nhuận của người phát hành dưới hình thức lãi cổ phiếu.
Chứng chỉ quỹ đầu tư là loại chứng khốn do cơng ty quản lý quỹ đại
diện cho một quỹ đầu tư chứng khoán phát hành, xác nhận quyền hưởng lợi của
người đầu tư đối với Quỹ 16.

16 Khoản 6 Điểu 2 Quy chế Tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và cống ty quản lý quỹ (Ban

hành kèm theo Quyết định sô 05 - 1998/QĐ- UBCK3 ngày 13/10/1998 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà
nước).

18


c ơ sở lý iuận vã thục tiên của việc xây dựng Luật về chứng khoán và thị trường
chứng khoán ở Việt Nam

Trong thực tế song song tồn tại với chứng khốn là các chứng từ tài
chính (chứng quyền, bảo chứng phiếu, hợp đồng quyến lựa chọn) được ra đòi từ
giao dịch chứng khoán và được chuyển đổi sang chứng khoán qua hành vi mua
bán, cho nên người ta gọi là chứng từ có nguồn gốc từ chứng khốn. Mặc dù
trong Nghị định 144/NĐ - CP/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán
đã thể hiện khái niệm "chứng quyền" 11, tuy vậy, hàng hoá giao dịch chủ yếu
trên TTGDCK T.P. Hồ Chí Minh hiện nay chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu (trái
phiếu ngân hàng và trái phiếu Chính phủ). Trong đó, hoạt động giao dịch trái
phiếu khơng thu hút được sự quan tâm của công chúng đầu tư. Điều này cũng
tương tự như đối với chứng chỉ quĩ đầu tư. Có thể nói, trong thời gian hơn ba
năm hoạt động vừa qua của TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động giao
dịch trái phiếu Chính phủ hầu như bị đóng băng. Nguyên nhân là đo: lãi suất trái
phiếu thấp hơn so với mặt bằng lãi suất chung, không tạo được sức hấp dẫn đối
với các nhà đầu tư; các tổ chức tài chính tín dụng và các ngân hàng thương mại
trúng thầu trong các đợt thầu nắm giữ trái phiếu không bán ra; trong thời gian
đầu mức phí khá cao (0,5 %), mặc dù sau đó đã được UBCKNN kịp thời điều
chỉnh nhưng vẫn khơng kích thích được các nhà đầu tư tham gia vì mức sinh lời
của các trái phiếu này quá thấp nên rất khó bán ngay cả khi có nhu cầu bán ra.
Có thể nói, việc định danh chứng khốn có ý nghĩa hết sức quan trọng,
tạo cơ sở pháp lý cho việc xác định một loại giấy tờ nào đó có phải là chứng
khốn hay khơng, thơng qua đó đảm bảo chất lượng các loại chứng khốn, uy

tín cho nhà phát hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
1.2.

Bản chất, vai trị thị trường chứng khốn trong nền kinh tế thị

trường
1.2.1. Bản chất của thị trường chứng khoán:

17 Chứng quyền là một loại chứng khoán được phát hành kèm theo trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép
người nam giữ chứng khốn đó được quyển mua một khối lượng cổ phiếu phổ thống nhất định theo môt giá đã
được xác định trước trong một thời kỳ nhất định.


Lff Sơ ty luạn va thạc tiền của việc xảy dựng Luật vê' chứng khốn và thị trường

chứng khốn ị Việt Nam

Cùng với sự vận động phát triển của các quan hộ kinh tế xã hội, khái niệm
về thị trường chứng khốn cũng có sự thay đổi. Song, bản chất của thị trường
chúng khốn thì khơng thay đổi. Các chủ thể khi tham gia thị trường chứng
khoán với tư cách là người đầu tư, họ là chủ sở hữu chứng khoán và khi tham gia
với tư cách là người sử dụng vốn, họ là người thực hiện chức năng kinh doanh.
Về bản chất, thị trường chúng khốn khơng chỉ phản ánh các quan hộ trao đổi
mua bán một số lượng chứng khoán nhất định mà là mua bán quyền sở hữu
chứng khoán (quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và vốn bằng tiền), hay nói cách
khác, là nơi mua bán quyền sở hữu về vốn. Bởi vậy, có thể nói thị trường chứng
khốn là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng hố.
1.2.2. Vai trị của thị trường chứng khốn.
Phát triển thị trường vốn nói chung và thị trường chứng khốn nói riêng
nhu là một địi hỏi tất yếu của tất cả các nước khi muốn phát triển nền kinh tế

theo hướng thị trường. Lịch sử phát triển nền kinh tế thị trường của các quốc gia
phát triển đã khẳng định thị trường chứng khoán ngày càng có vai trị quan
trọng trong q trình vận hành nền kinh tế mỗi quốc gia cũng như trong hệ
thống kinh tế toàn cầu. Đối với Việt Nam, để phục vụ cho quá trình đổi mới
nền kinh tế, tạo các tiền đề để kinh tế quan trọng đưa đất nước ta đến năm 2020
cơ bản là một nước công nghiệp như Đại hội Đảng VIII đã đề ra thì việc xây
dựng, phát triển và hồn thiện thị trường tài chính là hết sức cần thiết. Trong đó,
một yếu tố khơng thể thiếu là xây dựng và phát triển thị trường chứng khốn.
Thị trường chứng khốn có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy nền
sản xuất hàng hoá phát triển, điều hồ vốn, khuyến khích sử dụng vốn có hiệu
quả và là cơng cụ để Nhà nước thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ.
*

Thị trường chứng khốn là cơng cụ thu hút mọi nguồn vốn cho đầu tư

sản xuất kinh doanh.
20


t ơ sơ ty mạn va mục nen cua vực xây dựng Luật về chứng khoán và thị trường

chứng khoán ở Việt Nam

Thị trường chứng khoán ra đời là nơi thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn
nhàn rỗi hoặc tạm thời nhàn rỗi vào đầu tư sản xuất kinh doanh, thu hút vốn đầu
tư nước ngoài tạo thành nguồn vốn khổng lồ tài trợ cho nền kinh tế mà các định
chế tài chính khác khơng làm được. Thị trường chứng khốn tạo cơ hội cho các
doanh nghiệp có vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh thu nhiều lợi nhuận. Nó là
một định chế tài chính, thơng qua các cơng cụ cổ phiếu, trái phiếu, các loại
chứng khoán khác, cho phép các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, tín dụng,

Chính phủ, Chính quyền địa phương huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong
xã hội, đưa vào đầu tư phát triển. Từ lâu, các nhà doanh nghiệp lớn của thế giới
đã khẳng định: không thể triển khai các dự án tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, nếu không tập hợp được những nguồn vốn khổng lồ mà người tập hợp có
tồn quyền sử dụng cho những mục tiêu trung và dài hạn. Thị trường chứng
khốn có vai trị đó, cái mà ngành ngân hàng với phương thức kinh doanh ăn
chắc khơng thể làm được"18.
Thị trường chứng khốn là "bà đỡ" cho các dự án kinh doanh tiến bộ nhất
đi vào cuộc sống, là biện pháp chủ yếu của việc giải phóng năng lực sản xuất,
cái mà hơn một thập kỷ nay đã được thử nghiệm và được khẳng định trong hầu
hết các công ty kinh doanh thành đạt nhất thế giới.
Có thể khẳng định thị trường chứng khốn đóng một vai trị rất quan
trọng trong q trình phát triển nền kinh tế thị trường đất nước ta, bởi vì:
Để phát triển chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước ta thành hiện
thực một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu là phải có nguồn vốn cho đầu tư
phát triển. Trước hết cần lưu ý rằng, việc huy động vốn là công việc của người
sử dụng vốn, chủ yếu là của các doanh nghiệp và của Chính phủ. Trong một
18Thị trường chứng khốn và cơng ty cổ phần, Viện nghiên cứu khoa học thị trường giá cả, Hà Nội. 1989. Tr.
98*

21


Uff sơ lý luận vă thực tien cùa việc xáy dựng Luật về chứng khoán và thị trường
chứng khoán ở Việt Nam

thời gian khá dài, kể từ khi Việt Nam có Luật đầu tư nước ngồi, chúng ta đã
gần như tập trung qua nhiều vào việc thu hút nguồn vốn nước ngồi, mà phần
nào đó lãng qn nguồn vốn trong nước. Mãi đến những năm gần đây, chúng ta
mới bắt đầu chú trọng tới nguồn vốn trong nước. Việc huy động nguồn vốn

trong nước về góc độ nào đó cịn khó khăn hơn huy động nguồn vốn nước ngồi
bởi chúng ta còn quá thiếu một hệ thống cơ sở hạ tầng về tài chính để tập trung
và chuyển tải các đồng vốn nằm phân tán, rải rác trong công chúng đến những
doanh nghiệp cần vốn. Để khắc phục được nhược điểm này thì việc xây dựng và
hình thành thị trường chứng khoán là một trong những cơ sở hạ tầng đó. Việc
xậy dựng thị trường chứng khốn một mặt tạo cơ hội cho các doanh nghiệp lựa
chọn hình thức huy động vốn không chỉ phụ thuộc nặng nề vào hệ thống các
ngân hàng thương mại với các thủ tục rườm rà, nặng nề, độc quyền, với thời
hạn quá ngắn ngủi không đủ để hồi phục sản xuất. Mặt khác, thị trường chứng
khốn cịn giúp cho Chính phủ và các doanh nghiệp huy động được nguồn vốn
dài hạn tối đa trực tiếp từ công chúng cho mục tiêu phát triển kinh tế và phát
triển sản xuất. Trong qua trình phát triển kinh tế cảu nước ta, thị trường chứng
khoán cùng với hệ thống ngân hàng sẽ tạo một nên một hệ thống tài chính đủ
mạnh, cung cấp các nguồn vốn trung, dài hạn cho nên kinh tế. Đến giai đoạn
phát triển lớn hơn, qui mị hơn, thị trường chứng khốn sẽ thu hút không chỉ
nguồn vốn trong nước mà thu hút một nguồn vốn lớn từ nước ngồi cho cơng
cuộc xây dựng phát triển đất nước.
*

Thị trường chứng khốn khuyến khích người dân tiết kiệm để đầu tư vào

sản xuất kinh doanh.

22


Cơ sở lý luận và thục tiên cùa việc xây dựng Luật về chứng khoán và thị trường
chứng khoán ở Việt Nam

Vdi việc mua bán chứng khoán một cách dễ dàng trên thị trường chứng

khoán, nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân cư được sử dụng một cách linh
hoạt hơn, tạo ra lợi nhuận, tránh tình trạng "vốn chết". Thi trường chứng khốn
được xem là cầu nối vơ hình giữa người có vốn và người cần vốn. Thị trường
chứng khốn là kênh điều hồ các nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, giải
quyết linh hoạt nhu cầu về vốn giữa các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế.
*

Thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng vốn có

hiệu quả hơn, đồng thời là cơng cụ để Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ.
Thị trường chứng khốn kích thích các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng
hiệu quả hơn. Dân chúng chỉ mua những chứng khốn của các cơng ty làm ăn
có lãi. Thị trường chứng khốn buộc các doanh nghiệp phải cơng khai thơng tin
về báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, qua
đó cơng chúng có cơ hội đánh giá khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp
để lựa chọn đầu tư. Vì vậy, muốn tồn tại được khơng có cách nào khác là doanh
nghiệp phải làm sao để sử dụng đồng vốn có hiệu quả nhất.
Đối với Nhà nước, Thị trường chứng khốn là một cơng cụ để Nhà nước
thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội của mình.
Thơng qua Thị trường chứng khốn, Nhà nước vay tiền trong dân chúng
để cùng Ngân sách Nhà nước thực hiện các biện pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng giải quyết những thâm hụt ngân sách tạm thời. Đồng thời qua Thị trường
chứng khoán, Nhà nước kiểm soát một phần lượng tiền tệ trong lưu thơng và
phần nào có tác dụng kiềm chế lạm phát khuyến khích đầu tư, thực hiện chính
sách phát triển kinh tế xã hội của mình.
23


uơ sơ lỹ luận vá thực tiền cửa việc xây dựng Luật về chứng khoán và thị trưởng
ehống khoán ồ Việt Nam


Nhà nước luôn là "con nợ" lớn nhất của mỗi quốc gia. Những cơng trình
cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội, tư nhân không làm được hoặc không
làm, trong điều kiện bội chi ngân sách thì chỉ có thể thực hiện được bằng cách
phát hành trái phiếu có mục đích của Nhà nước (Chính phủ và chính quyền địa
phương).
Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng, khơng có TTCK thì Nhà nước cũng
phát hành được trái phiếu, nhưng đó chỉ là những trái phiếu ngắn hoặc trung
hạn, và nói chung việc phát hành sẽ khó khăn, vì khả năng thanh khoản của Trái
phiếu là khơng đơn giản. Có TTCK với thị trường phát hành tập trung và thị
trường mua đi bán lại có tổ chức thì việc phát hành trái phiếu dài hạn của Nhà
nước sẽ thuận lợi hom nhiều.
*

Thị trường chứng khốn là cơng cụ đánh giá doanh nghiệp, đánh giá và

phản ánh nền kinh tế.
Thông qua giá cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp trên Thị trường
chứng khoán, người đầu tư biết được khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Trị giá cổ phiếu cao biểu hiện doanh nghiệp đó làm ăn có hiệu quả và thu hút
được người đầu tư. Ngược lại giá cổ phiếu trên thị trường thấp hơn mệnh giá
chứng tỏ việc kinh doanh của doanh nghiệp không tốt, nếu doanh nghiệp khơng
có biện pháp, chính sách kinh doanh tốt thì sẽ đi tới phá sản. Triển vọng tương
lai của các doanh nghiệp cũng được thể hiện một cách trực tiếp trên thị trường
giá cổ phiếu và sự diễn biến quá trình biến động thị trường giá cổ phiếu của
công ty.
* Thị trường chứng khoán là bà đỡ cho việc thực hiện chương trình cổ
phần hố
24



Cơ tở lý luận và thực tiền của việc xây dựng Luật về chúng khoán và thị trường
chứng khoán ở Việt Nam

Ở Việt Nam, chủ trương cổ phần hoá được khởi xướng từ năm 1987,
nhưng đến năm 1992 mói được thực hiện thí điểm và đến năm 1998 mới triển
khai rộng rãi. Trải qua hơn mười năm thực hiện, công tác cổ phần hố diễn ra
hết sức chậm chạp. Cơng cuộc cổ phần hố khơng thể diễn ra một cách
mạnh m ẽ nếu khơng có thị trường chứng khốn.
Cổ phần hố doanh nghiệp Nhà nước là q trình chuyển doanh nghiệp
nhà nước thành công ty cổ phần, nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong công
chúng để đưa vào hoạt động đầu tư. cổ phần hoá tạo ra các chủ thể và hàng
hoá cho thị trường chứng khoán hoạt động và trong sự hoạt động của mình, thị
trường chứng khốn lại có tác động trở lại, thu thúc đẩy quá trình cổ phần hố
diễn ra một cách mạu lẹ hơn và hiệu quả hơn bởi tính lỏng hay cịn gọi là tính
thanh khoản cao của nó.
1.3. Tác động của pháp luật tới thị trường chứng khốn
Luật pháp là một cơng cụ rất hữu hiệu có thể quyết định tới sự phát triển
của thị trường chứng khoán ở mỗi nước. Điều này đã được chứng minh bởi lịch
sử phát triển hàng trăm năm của thị trường chứng khoán trên thế giới. Trong giai
đoạn đầu hình thành và phát triển thị trường chứng khốn trên thế giới đã vắng
bóng sự điều chỉnh của pháp luật cũng như các cơ quan quản lý nhà nước về
chứng khoán và thị trường chứng khoán. Thị trường hình thành một cách tự phát
và được quản lý bởi các tổ chức tự quản như Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng
khoán.... Bên cạnh những ưu điểm, thuận lợi nhất định, hình thức quản lý này
cũng chứa đựng những rủi ro lớn cho người đầu tư và là một trong các nguyên
nhân làm cho thị trường chứng khoán hoạt động không công bằng, dẫn đến các
cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính [điển hình là cuộc khủng hoảng tài
chính (trong đó có thị trường chứng khốn) năm 1929 - 1933]. Các tổ chức tự
quản chỉ quan tâm tới quyền lợi của các thành viên thuộc tổ chức mình mà

khơng quan tâm hoặc trong những trường hợp nhất định đã xâm phạm đến
25


×