Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Phát triển hệ thống thông tin hình ảnh ba chiều hỗ trợ chẩn đoán từ xa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.7 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN
CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Tên đề tài: Phát triển hệ thống thơng tin hình ảnh ba chiều hỗ trợ chẩn
đoán từ xa
Mã số đề tài: QG.16.80 ………………………………….
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Đỗ Năng Toàn

Hà Nội, Ngày 10 tháng 04 năm 2017


PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên đề tài: Phát triển hệ thống thơng tin hình ảnh ba chiều hỗ trợ chẩn đốn từ xa
1.2. Mã số:
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT

Chức danh, học vị, họ và tên

1

PGS. TS. Đỗ Năng Toàn

2

TS. Lê Quang Minh

3



ThS.Nguyễn Thị Hân

4

ThS. Phạm Bá Mấy

5

NCS. Trịnh Xuân Hùng

6

PGS. TS. Phạm Trung Kiên

7

ThS. Phạm Thị Thơm

8

BS. CK II Nguyễn Quốc Tiến

9

BS. CKII Chu Đình Năng

10 Bs CKII. Ngơ Văn Huy

Đơn vị công tác

Viện Công nghệ
thông tin
Viện Công nghệ
thông tin
Viện Công nghệ
thông tin
Viện Công nghệ
thông tin
Viện Công nghệ
thông tin
Khoa Y Dược,
ĐHQG Hà Nội
Bệnh viện đa khoa
Đông Anh
Bệnh viện đa khoa
Đông Anh
Bệnh viện đa khoa
Đơng Anh
Bệnh viện đa khoa
Đơng Anh

Vai trị thực hiện đề tài
Chủ nhiệm đề tài
Thư ký đề tài
Thành viên thực hiện chính
Thành viên thực hiện chính
Thành viên thực hiện chính
Thành viên thực hiện chính
Thành viên thực hiện chính
Thành viên thực hiện chính

Thành viên thực hiện chính
Thành viên

1.4. Đơn vị chủ trì: Viện Cơng nghệ thơng tin, ĐHQG Hà Nội
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng:

từ tháng….. năm…… đến tháng….. năm…..

1.5.2. Gia hạn (nếu có):

đến tháng….. năm…..

1.5.3. Thực hiện thực tế:

từ tháng….. năm…… đến tháng….. năm…..

1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):
(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên nhân; Ý
kiến của Cơ quan quản lý)
1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 842 (triệu đồng).

1


PHẦN II. TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Đặt vấn đề
Ngồi nước (Phân tích đánh giá được những cơng trình nghiên cứu có liên quan và những kết quả
nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài; nêu được những bước tiến về trình độ
KH&CN của những kết quả nghiên cứu đó; những vấn đề KHCN đang cần phải nghiên cứu và giải

quyết).
Kể từ khi ra đời vào năm 1993 cho đến nay, chuẩn DICOM đã được đầu tư nghiên cứu và
được ứng dụng rất rộng rãi trong ngành y tế trên tồn thế giới. Có thể nói đây là chuẩn ảnh phổ biến
nhất hiện nay. Khi nghiên cứu về DICOM, vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay đó là các kỹ
thuật nhằm nâng cao chất lượng hình ảnh, cũng như các ứng dụng của DICOM trên nghiên cứu lâm
sàng. Nhằm đưa chuẩn ảnh này đến một tầm cao mới của sự phát triển, không chỉ là ứng dụng trong
chẩn đốn bệnh, mà cịn ứng dụng cho việc nghiên cứu các loại bệnh cũng như trong đào tạo y
khoa.
Khi nghiên cứu về chuẩn DICOM, người ta quan tâm tới hai khía cạnh chủ yếu: thứ nhất là
nâng cao chất lượng hiển thị ảnh DICOM, thứ hai là hiển thị các thông tin đi kèm một cách đầy đủ
và khoa học giúp q trình chẩn đốn được thuận lợi, chính xác và khách quan hơn.
Liên quan đến các kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng ảnh y tế, đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới được công bố. Trong nghiên cứu của mình năm 2011[3]
Umamaheswari, J. và Radhamani, G. đã sử dụng bộ lọc dựa trên wavelet nhằm làm giảm nhiễu trên
hình ảnh thu nhận được từ máy CT. Q trình lọc nhiễu của nhóm tác giả được mơ tả trong hình 1.

Hình 1: Lọc nhiễu ảnh y tế DICOM
Hình ảnh phân tích y tế địi hỏi độ chính xác cao, các thuật tốn dựng hình hiệu suất cao.
Trong nghiên cứu của nhóm năm 2009 [4] Mikhail Smelyanskiy và các cộng sự đã đề xuất các kỹ
thuật tính tốn song song dựa trên GPU kết hợp với các kỹ thuật hiển thị hình ảnh 3D như render
volume, nhằm làm tăng độ chính xác, chất lượng cũng như tốc độ hiển thị hình ảnh y tế.

2


Hình 2: Hiển thị 3D hình ảnh y tế bằng kỹ thuật Render Volume
Trong chẩn đốn bệnh dựa trên hình ảnh Y tế thì ngồi việc quan đếm đến các thơng tin về
hình ảnh, các bác sỹ cịn mong muốn ghi lại các chú thích cho các vùng quan tâm. Chú thích các
vùng quan tâm, hay hiển thị các thơng tin đi kèm làm sao cho logic, hợp lý cũng là những vấn đề
hết sức quan trọng góp phần xây dựng một hệ thống hỗ trợ cho chẩn đốn hình ảnh hồn chỉnh. Bác

sỹ giải đốn ảnh y tế bằng cách quan sát vùng ROI (Region of Interest). Một vùng ROI của ảnh y tế
là một vùng chứa các thông tin quan trọng và phải được lưu trữ mà không có bất kỳ một biến dạng
nào. Nếu một ảnh y tế sau khi nén, truyền dữ liệu mà vùng ROI bị thay đổi thì có thể dẫn đến giải
đốn hình ảnh sai.
Việc chú thích hay chẩn đốn dựa vào các vùng ROI được thực hiện trên cơ sở các việc gắn
trực tiếp hoặc trong phần kết luận chung. Do việc phân tích và nhận xét vùng ROI có thể thực hiện
bởi nhiều bác sỹ khác nhau, nên việc gắn chú thích và xác thực với từng bác sĩ là cần thiết. Trong
[5] các tác giả đã sử dụng kỹ thuật LSB (Least Significant Bit Substitution) để che dữ liệu và đánh
dấu sự xác thực trong ảnh y tế áp dụng trên ảnh DICOM sau khi phân loại ảnh thành 2 bộ phận là
vùng ROI và các vùng còn lại. Việc chú thích các vùng quan tâm, chúng ta có thể hình dung như
trong hình 3.

Hình 3: Vùng được gắn chú thích và nhúng xác thực
Trong nước (Phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu của
đề tài; những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài mà các cán bộ tham gia đã thực hiện. Nếu có
các đề tài cùng lĩnh vực đã và đang được thực hiện ở cấp khác, nơi khác thì phải phân tích nêu rõ
các nội dung liên quan đến đề tài này; Nếu phát hiện có đề tài đang tiến hành mà có thể phối hợp
nghiên cứu được thì cần ghi rõ Tên đề tài, Tên Chủ trì và đơn vị chủ trì đề tài đó).
3


Ở Việt Nam, các phịng chẩn đốn hình ảnh thường được bác sỹ xem và chẩn đốn bệnh trực
tiếp thơng quan một máy tính bên cạnh (Hình 4). Các hệ thống PACS tại Việt Nam hiện nay chủ
yếu là do các nhà phân phối nhập từ nước ngồi. Do đó kinh phí thường rất cao, khó triển khai tiếp
cận và làm chủ cơng nghệ.

Hình 4: Chẩn đốn bằng cách gõ Word thường gặp ở các bệnh viện Việt Nam
Một số hệ thống quản lý y tế có sử dụng ảnh DICOM đã và đang được các công ty phát triển
phần mềm, các nhóm nghiên cứu tại các Viện và các trường Đại học triển khai, nghiên cứu và phát
triển như:

 Hệ thống IMC
 Phân hệ nội soi và hình ảnh Non-DICOM của công ty MEDSOFT
 BKPACS của Đại học Bách khoa Tp.HCM
 Hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện … phát triển bởi nhóm tác giả Viện Cơng nghệ
thơng tin – ĐHQG Hà Nội.


a) Hình ảnh hiển thị sử dụng thơng tin 2D

b) Hình ảnh hiển thị sử dụng thơng tin 3D

Hình 5. Hiển thị ảnh DICOM bằng cơng nghệ hiển thị 2D, 3D
Tuy nhiên các kết quả đạt được mới chỉ dừng lại ở mức độ hiển thị 2D, chưa tích hợp các kỹ
thuật xử lý ảnh liên quan đến chú giải các vùng ảnh và công nghệ hiển thị hình ảnh 3D. Trong khi,
dữ liệu ảnh DICOM bản chất là dữ liệu hình ảnh ba chiều, trong khi đó lâu nay chúng ta vẫn chỉ sử
dụng nó như là các ảnh hai chiều rời rạc, chưa tận dụng được các thơng tin từ dữ liệu hình ảnh này
một cách tối đa. Với sự phát triển vượt bậc của các kỹ thuật cũng như công nghệ hiển thị, cho phép
chúng ta có thể hiển thị dữ liệu ảnh DICOM dưới dạng ảnh ba chiều, mang lại cho các bác sỹ cái
4


nhìn đa chiều, đầy đủ thơng tin về các góc độ của hình ảnh. Thêm vào đó, việc hiển thị các thơng tin
liên quan, giải thích cụ thể và chi tiết cho các vùng tổn thương, vùng quan tâm cũng là một bài toán
cần được giải quyết nhằm làm tăng chất lượng chẩn đoán cũng như hỗ trợ đào tạo và nghiên cứu Y
học thơng qua hình ảnh DICOM từ xa (Hình 5). Nói một cách khác, nghiên cứu nâng cao chất
lượng hình ảnh trong Y tế sử dụng cơng nghệ 3D ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa được quan tâm và
phát triển.
2.2. Mục tiêu
Nghiên cứu các kỹ thuật hiển thị ảnh y tế ba chiều và kỹ thuật chú thích hình ảnh 3D. Trên cơ
sở đó thiết kế và xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ chẩn đốn thơng tin hình ảnh y tế từ xa trên

cơng nghệ 3D, theo mơ hình Client/Server kết nối với Tivi 3D.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài được lựa chọn là lý thuyết kết hợp với thực nghiệm. Các
vấn đề cần giải quyết liên quan đến các giải thuật và lý thuyết nhận dạng được thực hiện trên phần
mềm máy tính với đầu vào là các thơng tin thu nhận được từ thực tế. Q trình được tiến hành dựa
trên việc tìm hiểu tài liệu, cài đặt thử nghiệm sau đó đánh giá kết quả thực nghiệm và cải tiến nhằm
nâng cao chất lượng. Cụ thể:
 Phương pháp điều tra khảo sát (Nội dung 1)
 Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống thơng tin cho hệ thống phức tạp liên kết giữa
CSDL theo mơ hình Client/Server (Nội dung 2, 3)
 Phương pháp đồ họa và giao diện người máy (Human-Machine Interaction - HCI) (Nội
dung 4,5,6)
 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết (Nội dung 3, 4, 5)
 Phương pháp thực nghiệm (Nội dung 7)
2.4. Tổng kết kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu về xử lý hình ảnh và đặc biệt là hình ảnh Y tế là một trong những hướng nghiên
cứu khó, địi hỏi nhiều thời gian cũng như tri thức của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên trong khn
khổ đề tài này, nhóm thực hiện đã vượt qua rất nhiều khó khăn và đã có được những kết quả bước
đầu khả thi cụ thể như sau:


Chuyên đề, báo cáo dạng tài liệu:
o

Nghiên cứu tổng quan về ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế và chẩn đốn hình
ảnh trong y tế.

o

Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế và chẩn đốn hình ảnh

trong y tế tại Việt nam.

o

Thu thập thơng tin, tài liệu, dữ liệu; xử lý số liệu, phân tích thơng tin, tài liệu, dữ
liệu.

o

Nghiên cứu tổ chức cơ sở dữ liệu ảnh DICOM với các thông tin đi kèm. Cơ sở dữ
liệu xây dựng phục vụ cho việc quản lý các hình ảnh thu được trực tiếp từ các thiết
5


bị y tế chuyên dụng và kết nối với các trạm làm việc cho việc chẩn đốn hình ảnh từ
xa.





o

Xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh DICOM với các thông tin đi kèm.

o

Nghiên cứu các kỹ thuật hiển thị hình ảnh 3D.

o


Nghiên cứu các kỹ thuật gán nhãn tự động.

o

Phân tích thiết kế và phát triển hệ thống phần mềm quản lý và khai thác dữ liệu chẩn
đốn hình ảnh y tế theo mơ hình Client/Server.

Hệ thống phần mềm:
o

Hệ thống là giải pháp cho các bệnh viện trong công tác quản lý và khai thác hiệu quả
hình ảnh Y tế như: CT, MRI, XQ kỹ thuật số… Hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu
cầu cơ bản trong nghiệp vụ chẩn đốn hình ảnh tại các bệnh viện: nhận ảnh và lưu
trữ từ thiết bị thu nhận ảnh; có thể kết nối với hệ thống HIS của bệnh viện; đồng bộ
và quản lý dữ liệu hình ảnh với thơng tin hành chính của bệnh nhân; xem ảnh với
đầy đủ các tính năng của một phần mềm hỗ trợ chẩn đốn hình ảnh; đọc, lưu trữ và
quản lý kết quả chẩn đoán của bệnh nhân; quản lý, thống kê các ca chụp theo ngày,
theo máy; cung cấp giải pháp tổng thể cho lưu trữ, quản lý và khai thác chẩn đốn
hình ảnh tại bệnh viện.

o

Hệ thống phần mềm ITI.Pacs gồm bốn phân hệ: phân hệ kết nối thiết bị chụp, thu
nhận ảnh và lưu trữ; phân hệ đồng bộ dữ liệu với HIS; phân hệ truyền nhận ảnh qua
LAN, INTERNET; phân hệ hỗ trợ chẩn đốn hình ảnh.

Mơ tả hệ thống:
o


o

Phân hệ kết nối thiết bị chụp ITI-Store: Phân hệ này có nhiệm vụ kết nối với các
thiết bị chụp như các máy MRI, CT, XQ kỹ thuật số để thu nhận hình ảnh về server.
Phân hệ này gồm các chức năng:
-

Tạo Application Entity DICOM.

-

Kết nối và nhận ảnh từ thiết bị chụp gửi ra.

-

Nén ảnh theo các chuẩn (Explicit VR Little Endian, JPEG 2000, RLE) và lưu trữ
trên ổ đĩa.

Phân hệ đồng bộ dữ liệu ITI-Sync: Phân hệ này có nhiệm vụ đồng bộ dữ liệu hình
ảnh với dữ liệu hành chính của bệnh nhân lên CSDL Pacs. Phân hệ này gồm những
chức năng chính như sau:
-

Đọc ảnh lấy thơng tin bệnh nhân gồm: ID ca thực hiện (StudyID), họ tên, tuổi.

-

Thiết lập thông số kết nối HIS.

-


Kết nối với hệ thống HIS lấy thơng tin hành chính và bệnh án điện tử của bệnh
nhân thông qua StudyID.

-

Đồng bộ ảnh với dữ liệu từ HIS của bệnh nhân và lưu vào CSDL Pacs.
6


o

o



Phân hệ truyền nhận ảnh ITI-PacsServer: Phân hệ này có nhiệm vụ thực hiện quản
lý và đáp ứng các yêu cầu kết nối từ các trạm làm việc tới máy chủ, đảm bảo về
đường truyền, tốc độ truyền và an ninh trong quá trình kết nối. Phân hệ này gồm
những chức năng chính như sau:
-

Thiết lập thơng số máy chủ phục vụ cho kết nối và kết nối từ xa.

-

Công bố các dịch vụ: nhận kết nối, nhận yêu cầu, trả lời kết nối, trả lời yêu cầu,
truyền ảnh tới các client, nhận kết quả chẩn đoán từ client.

Phân hệ hỗ trợ chẩn đốn hình ảnh ITI-PacsWorkstation: Phân hệ này có chức

năng cung cấp các cơng cụ hỗ trợ các bác sĩ trong nghiệp vụ chẩn đốn hình ảnh.
Phân hệ này gồm những chức năng chính như sau:
-

Thiết lập thơng số kết nối với máy chủ Pacs.

-

Kết nối với máy chủ Pacs lấy danh sách bệnh nhân.

-

Yêu cầu lấy ảnh và nhận ảnh về máy trạm.

-

Hiển thị hình ảnh và cung cấp bộ cơng cụ hỗ trợ chẩn đốn.

-

Đọc kết quả và trả về server.

Mơ hình kết nối hệ thống:

7


2.5. Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận
Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh dã
được đề cập nhiều trong trong y tế. Có ba hệ thống thơng tin chính thường thấy trong bệnh viện đó

là HIS (Hospital Information System), LIS (Laboratory Information System) và PACS (Picture
Archiving and Communication System). Hiện nay hầy hết các bệnh viện đã được trang bị HIS và
LIS, một số ít được trang bị hệ thống PACS đo những tính chất đặc thù và sự đắt đỏ của nó.
Sự phát triển và xuất hiện của các thiết bị y tế kĩ thuật cao như X quang kĩ thuật số, CT Scan
đa dãy đầu dò, MRI, DSA… Cùng với chuẩn giao tiếp hình ảnh DICOM (the standard protocol
Digital Imaging and Communications in Medicine) được sử dụng chính thức trong lĩnh vực y tế.
Việc phát triển các hệ thống PACS được đặ ra ngày càng cấp thiết nhằm quản lý tốt thông tin chẩn
đốn hình ảnh của bệnh nhân và lượng dữ liệu số hóa ngày càng đồ sộ mà các thiết bị này tạo ra,
phục vụ cho việc chia sẻ thông tin, hội chẩn, chẩn đốn từ xa và giảng dạy.
Khơng kể đến một vài hệ thống quản lý hình ảnh được thiết kế chung chung và đem áp dụng
vào trong y tế, có thể nói cho đến hiện nay, trong nước vẫn chưa có một hệ thống quản lý thơng tin
hình ảnh riêng nào cho các bệnh viện được phát triển.
Đề tài nhằm nghiên cứu các kỹ thuật hiển thị ảnh y tế ba chiều và kỹ thuật chú thích hình ảnh
3D. Trên cơ sở đó thiết kế và xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ chẩn đốn thơng tin hình ảnh y tế
từ xa trên cơng nghệ 3D, cụ thể đã đạt được các kết quả sau:





Trình bày tổng quan về ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế và chẩn đốn hình ảnh
trong y tế.
Hệ thống hóa một số kỹ thuật hiển thị và gán nhãn ảnh DICOM trong y tế
Xây dựng và thu thập cơ sở dữ liệu ảnh y tế DICOM
Xây dựng mơ hình và phát triển hệ thống phần hỗ trợ chẩn đốn thơng tin hình ảnh y tế
từ xa trên cơng nghệ 3D

Trên cơ sở những nghiên cứu và kết quả sản phẩm đã có của đề tài, nhóm nghiên cứu đã xây
dựng được quy trình thực hiện và các kết quả về học thuật cũng đã được cài đặt thử nghiệm, sẵn
sàng cho việc tích hợp và triển khai vào ứng dụng thực tế.

Để có thể nghiên cứu xây dựng một hệ thống hỗ trợ chẩn đốn thơng tin hình ảnh y tế từ xa
trên cơng nghệ 3D rồi sau đó đưa vào ứng dụng trong cuộc sống là một quá trình dài và nhiều vấn
đề. Dù xong đề tài, nhóm thực hiện vẫn tiếp tục nghiên cứu để hướng đến mục tiêu hồn thiện đưa
sản phẩm vào cuộc sống.
2.6. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)
Tiếng Việt:
Đề tài tập trung nghiên cứu các kỹ thuật hiển thị ảnh y tế ba chiều và kỹ thuật chú thích hình
ảnh 3D. Trên cơ sở đó thiết kế và xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ chẩn đốn thơng tin hình ảnh
y tế từ xa trên công nghệ 3D, theo mô hình Client/Server kết nối với Tivi 3D. Các kết quả chính đề
tài đã đạt được:
Về khoa học: 02 bài báo.
8


Về đào tạo: 02 Thạc sĩ đã bảo vệ, hỗ trợ đào tạo 01 NCS
Về sản phẩm phần mềm: Hệ thống phần mềm hỗ trợ chẩn đốn thơng tin hình ảnh y tế từ xa
trên cơng nghệ 3D:
-

Có khả năng nội suy và hiển thị hình ảnh thu nhận theo thực tế của thiết bị thu nhận
ảnh y tế chuyên dụng theo chuẩn DICOM như: CT, MRI….

-

Từ các Client, bác sỹ hay người sử dụng có khả năng thao tác với các góc nhìn khác
nhau của ảnh, có thể sinh lát cắt tùy ý khơng có trong hình ảnh thu nhận của thiết bị y
tế, có thể chú thích, chẩn đoán bệnh trực tiếp vào vùng ảnh quan tâm.

Tiếng Anh:
The research project focuses on 3D display techniques in medical imaging and auto-labeling

techniques . Based on this theoretical analysis, we design and build the Picture Archiving and
Communication Systems (PACS). The main results of the projects are:
- Our work is published in two scientific papers.
- During the project, we train two students to obtain the Master of Science degree and support
one PhD student.
- Our work significantly design and build the PACS System based on 3D technology that is
able to get and display CT or MRI medical images in the DICOM standard. Furthermore, as a client
and server model, the product allows the clients to interact with digital medical images by making
diagnosis notes on individual cases, or medical cuts directly on the images.
PHẦN III. SẢN PHẨM, CÔNG BỐ VÀ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Kết quả nghiên cứu

TT

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
Đăng ký

Đạt được

1

Cơ sở dữ liệu ảnh DICOM

Được thu chụp từ 100 bệnh nhân với các
Hồn thành
thơng tin đi kèm

2


Tài liệu phân tích, thiết kế hệ
thống phần hỗ trợ chẩn đốn
thơng tin hình ảnh y tế từ xa
trên cơng nghệ 3D

Tài liệu kỹ thuật

3

Hệ thống phần mềm hỗ trợ
chẩn đốn thơng tin hình ảnh
y tế từ xa trên cơng nghệ 3D

Hồn thành

+ Hệ thống phần mềm hỗ trợ chẩn đốn thơng
tin hình ảnh y tế từ xa trên công nghệ 3D,
theo mô hình Client/Server kết nối với Tivi
3D
+ Có khả năng nội suy và hiển thị hình ảnh
thu nhận theo thực tế của thiết bị thu nhận
ảnh y tế chuyên dụng theo chuẩn DICOM
như: CT, MRI….

Hoàn thành

9



4

Tài liệu đánh giá kết quả triển
khai thử nghiệm.

+ Từ các Client, bác sỹ hay người sử dụng có
khả năng thao tác với các góc nhìn khác nhau
của ảnh, có thể sinh lát cắt tùy ý khơng có
Hồn thành
trong hình ảnh thu nhận của thiết bị y tế, có
thể chú thích, chẩn đốn bệnh trực tiếp vào
vùng ảnh quan tâm.

3.2. Hình thức, cấp độ cơng bố kết quả

Sản phẩm
TT

Tình
trạng

Ghi địa
chỉ và cảm
ơn sự tài
trợ của
ĐHQGHN
đúng quy
định

1


Cơng trình cơng bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống ISI/Scopus

2

Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký hợp đồng xuất bản

3

Đăng ký sở hữu trí tuệ

4

Bài báo quốc tế khơng thuộc hệ thống ISI/Scopus

5

Bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN, tạp chí khoa học chuyên ngành
quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế

5.1

Mã Văn Thu, Đỗ Năng Toàn, Lê Sơn Thái, Đỗ Hồng Đã in
Quân, ” MỘT KỸ THUẬT RÚT GỌN BỀ MẶT LƯỚI
MƠ HÌNH 3D TRONG CÁC ỨNG DỤNG CỦA
THỰC TẠI ẢO”, kỷ yếu hội thảo Fair 2017

Có lời cảm
ơn


6

Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách theo đặt hàng của đơn vị sử dụng

7

Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định chính sách hoặc cơ sở
ứng dụng KH&CN

7.1

Bệnh viện ĐK Đơng Anh

7.2

Bệnh viện ĐK Bắc Thăng Long

Đánh
giá
chung

Hoàn
thành

3.3. Kết quả đào tạo

TT

Họ và tên


Thời gian và kinh
Cơng trình cơng bố liên quan
phí tham gia đề
tài
(Sản phẩm KHCN, luận án, luận văn)
(số tháng/số tiền)

Đã bảo vệ

Nghiên cứu sinh
10


1

Trịnh Xuân Hùng

Chưa bảo vệ

12

Học viên cao học

PHẦN IV. TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÁC SẢN PHẨM KH&CN VÀ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI
TT

Số lượng
đăng ký

Sản phẩm


1

Bài báo công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống
ISI/Scopus

2

Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký hợp đồng xuất bản

3

Đăng ký sở hữu trí tuệ

4

Bài báo quốc tế khơng thuộc hệ thống ISI/Scopus

5

Số lượng bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN, tạp
chí khoa học chuyên ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa học
đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế

6

Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách theo đặt hàng
của đơn vị sử dụng

7


Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định chính
sách hoặc cơ sở ứng dụng KH&CN

8
9

Số lượng đã
hồn thành

01

01

Đào tạo/hỗ trợ đào tạo NCS

01

01

Đào tạo thạc sĩ

0

02

PHẦN V. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KINH PHÍ
Nội dung chi

TT


A

Chi phí trực tiếp

1

Th khốn chun mơn

2

Ngun, nhiên vật liệu, cây con..

3

Thiết bị, dụng cụ

4

Cơng tác phí

5

Dịch vụ th ngồi

6

Hội nghị, Hội thảo, kiểm tra tiến độ, nghiệm thu

Kinh phí

được duyệt

Kinh phí
thực hiện

(triệu đồng)

(triệu đồng)

665.5

665.5

124

124

10

10

Ghi chú

11


7

In ấn, Văn phịng phẩm


8

Chi phí khác

B

Chi phí gián tiếp

1

Quản lý phí

2

Chi phí điện, nước
Tổng số

10.5

10.5

42

42

842

842

PHẦN V. KIẾN NGHỊ (về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài; về quản lý, tổ chức thực

hiện ở các cấp)
Hiện nay phần mềm đã được triển khai thử nghiệm tại một số bệnh viện và bước đầu cho kết
quả tốt, có thể triển khai rộng rãi trên toàn quốc. Tuy nhiên nhóm thực hiện đề tài vẫn gặp nhiều
khó khăn, bản thân phần mềm vẫn còn nhiều vấn đề cần phát triển thêm. Vid vậy, chúng tôi đề nghị
đại học QGHN hỗ trợ về mặt chủ trương cũng như kinh phí để đưa phần mềm vào ứng dụng thực tế
tại các bệnh viện.
Hà Nội, ngày ........ tháng........ năm 2017
Đơn vị chủ trì đề tài

Chủ nhiệm đề tài

(Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu)

(Họ tên, chữ ký)

12


PHẦN VI. PHỤ LỤC I(minh chứng các sản phẩm nêu ở Phần III)

TT

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
Đăng ký

Minh chứng

1


Cơ sở dữ liệu ảnh
DICOM

Được thu chụp từ 100 bệnh Nhóm thực hiện đề tài sẽ trình
nhân với các thơng tin đi kèm bày trong buổi bảo vệ

2

Tài liệu phân tích, thiết
kế hệ thống phần hỗ trợ
chẩn đốn thơng tin hình
ảnh y tế từ xa trên công
nghệ 3D

Tài liệu kỹ thuật

3

4

Hệ thống phần mềm hỗ
trợ chẩn đốn thơng tin
hình ảnh y tế từ xa trên
công nghệ 3D

Tài liệu đánh giá kết quả
triển khai thử nghiệm.

Trong file: Tai lieu ky thuat.docx


+ Hệ thống phần mềm hỗ trợ
chẩn đốn thơng tin hình ảnh
y tế từ xa trên cơng nghệ 3D,
theo mơ hình Client/Server
kết nối với Tivi 3D

Nhóm thực hiện đề tài sẽ trình
+ Có khả năng nội suy và bày trong buổi bảo vệ
hiển thị hình ảnh thu nhận
theo thực tế của thiết bị thu
nhận ảnh y tế chuyên dụng
theo chuẩn DICOM như: CT,
MRI….
+ Từ các Client, bác sỹ hay
người sử dụng có khả năng
thao tác với các góc nhìn
khác nhau của ảnh, có thể
Phiếu đính kèm ngay trang tiếp
sinh lát cắt tùy ý khơng có
theo
trong hình ảnh thu nhận của
thiết bị y tế, có thể chú thích,
chẩn đốn bệnh trực tiếp vào
vùng ảnh quan tâm.

13


14



PHẦN VII. PHỤ LỤC (minh chứng các sản phẩm nêu ở Phần IV)
 Các bài báo khoa học

15


 Minh chứng đào tạo
o Hỗ trợ nghiên cứu sinh (01) – Quyết định công nhận NCS:

o Hỗ trợ đào tạo 02 Thạc sỹ:
16


PHẦN VII. PHỤ LỤC II(Một số hình ảnh của sản phẩm)

 Chức năng tìm kiếm tra cứu bệnh nhân

 Chức năng hỗ trợ chẩn đoán

17


 Chức năng dựng MPR-Slap thickness

 Chức năng dựng 3D

18




×