Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

nâng cao chất lƣợng giảng dạy môn âm nhạc cổ truyền cho sinh viên đhsp âm nhạc trƣờng đại học đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

LẠI THỊ THANH THỦY

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIẢNG DẠY MÔN ÂM
NHẠC CỔ TRUYỀN CHO SINH VIÊN ĐHSP ÂM NHẠC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

SƢ PHẠM ÂM NHẠC

HUẾ - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

LẠI THỊ THANH THỦY

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIẢNG DẠY MÔN ÂM
NHẠC CỔ TRUYỀN CHO SINH VIÊN ĐHSP ÂM NHẠC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

SƢ PHẠM ÂM NHẠC

a

HUẾ- 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng
đƣợc ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Huế, tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn

Lại Thị Thanh Thủy


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn Quý Thầy, Cơ đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ,
cung cấp tài liệu và hƣớng dẫn tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và trân trọng đến Phó Giáo
sƣ, Tiến sĩ Bùi Huyền Nga đã tận tâm, tận tình và cẩn thận hết mực, trực tiếp
hƣớng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong việc định hƣớng đề tài, định hƣớng
các vấn đề nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Dù cố gắng rất nhiều, nhƣng do khả năng hạn chế nên luận văn khơng
thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn, đóng góp chân
tình của Quý Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp.
Trân trọng cảm ơn!

Huế, tháng 12 năm 2015
Tác giả

Lại Thị Thanh Thủy


DANH MỤC CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Viết tắt

Viết đầy đủ

ĐHSP

Đại học sƣ phạm

GV

Giảng viên

SV

Sinh viên

ÂNCT

Âm nhạc cổ truyền

GD& ĐT

Giáo dục và đào tạo

ĐH

Đại học

SP


Sƣ phạm

ĐHĐT

Đại học Đồng Tháp

TN

Thực nghiệm

NCKH

Nghiên cứu khoa học

CNTT

Công nghệ thông tin

SVSP

Sinh viên sƣ phạm


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1.
........................................................................... 5
.......... 5

1.1.1.Trƣờng Đại học Đồng Tháp .............................................................. 5
1.1.2. Khoa SP Nghê Thuật ....................................................................... 5
1.2. Thực trạng giảng dạy môn âm nhạc cổ truyền của hệ ĐHSP âm nhạc.... 16
1.2.1. Chƣơng trình và giáo trình ............................................................. 16
1.2.2. Phƣơng pháp giảng dạy .................................................................. 21
1.2.3. Kiểm tra đánh giá ........................................................................... 29
................................................ 31
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 33
CHƢƠNG 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ................................................................ 35
2.1. Cải tiến chƣơng trình và nội dung giáo trình giảng dạy .......................... 35
2.1.1. Đề xuất cải tiến chƣơng trình ......................................................... 35
2.1.2. Bổ sung biên soạn giáo trình giảng dạy ......................................... 39
2.2. Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy. ............................................................. 42
2.2.1. Bổ sung một số phƣơng pháp mới ................................................. 43
2.2.2. Bài thực hành cho sinh viên ........................................................... 56
2.2.3. Phƣơng pháp dạy âm nhạc thông qua các trò chơi ........................ 58
2.3. Đổi mới kiểm tra đánh giá ....................................................................... 65
2.4.Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy .......................................... 66
2.4.1. Lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong dạy học .......................... 67
2.4.2. Ứng dụng CNTT trong dạy học môn âm nhạc cổ truyền .............. 69
2.5. Đƣa một số nội dung mơn âm nhạc cổ truyền vào chƣơng trình ngoại
khoá. ................................................................................................................ 72
2.6. Hƣớng dẫn sinh viên tự học. .................................................................... 76
2.6.1. Tự học............................................................................................. 77
2.6.2. Các hình thức của tự học ................................................................ 77
2.7.Thực nghiệm giảng dạy ............................................................................. 79
2.7.1. Tổ chức giảng dạy thực nghiệm: .................................................... 80
2.7.2. Đánh giá kết quả ............................................................................. 80
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 83
KẾT LUẬN –KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 85

1. Kết luận ....................................................................................................... 85
2. Khuyến nghị ................................................................................................ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 88
MỤC LỤC PHỤ LỤC ..................................................................................... 91


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1.Chƣơng trình đào tạo SVSP âm nhạc hệ Đại học............................. 7
Bảng 1.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên âm nhạc của ĐH Đồng Tháp........... 8
Bảng 1.3. Phân công giảng dạy năm học 2014- 2015 ...................................... 9
Bảng 1.4. Phân phối chƣơng trình mơn Âm nhạc cổ truyền ........................... 17
Bảng 1.5: Mức độ tiêu chí lựa chọn phƣơng pháp dạy học ............................ 22
Bảng 1.6: Mức độ sử dụng phƣơng pháp dạy học ......................................... 23
Bảng 1.7: Mức độ sử dụng phƣơng tiện trong dạy học .................................. 24
Bảng 1.8: Mức độ nhận thức về vai trị mơn học của sinh viên ..................... 25
Bảng 1.11: Mức độ thái độ của SV đối với mơn học...................................... 26
Bảng 1.12: Mức độ tích cực trong giờ học của SV ......................................... 27
Bảng 1.13: Kết quả học tập môn Âm nhạc cổ truyền ..................................... 31
Bảng 2.1. Phân phối chƣơng trình mơn Âm nhạc cổ truyền...........................39


1

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Sau hơn hai mƣơi năm đổi mới, đất nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành
tựu to lớn về tất cả các mặt nhƣ kinh tế, giáo dục - đào tạo, khoa học công
nghệ, phát triển văn hóa xã hội: “ duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế khá, các
ngành đều có bƣớc phát triển, qui mô nền kinh tế tăng lên (...), đời sống của

nhân dân đƣợc cải thiện, chính trị xã hội ổn định..., giáo dục và đào tạo có
bƣớc phát triển khá vững chắc...” ( Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XI). Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc đó, giáo dục Việt Nam nói chung
và giáo dục Đại học nói riêng vẫn cịn tồn tại nhiều bất cập, gây lo lắng trong
toàn xã hội về cơ bản vẫn là một nền giáo dục định hƣớng nội dung chậm cập
nhập, chƣa bắt kịp với xu thế phát triển của thời đại. Phƣơng pháp dạy học
theo lối truyền thụ truyền thống quá chú trọng tới việc cung cấp kiến thức, ít
phát huy đƣợc những khả năng độc lập, chủ động sáng tạo của sinh viên. Việc
kiểm tra đánh giá cũng tồn tại nhiều bất cập là rào cản lớn cho việc đổi mới
phƣơng pháp dạy học. Việc đánh giá sinh viên chỉ chú trọng tới việc kiểm tra
khả năng ghi nhớ kiến thức chứ chƣa chú trọng đến việc đánh giá khả năng
vận dụng kiến thức, tƣ duy sáng tạo của sinh viên. Vì những lý do trên đây mà
việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học là
đặc biệt quan trọng.
Môn Âm nhạc cổ truyền của hệ ĐHSP là một môn học nhằm giới thiệu các
khái niệm và thuật ngữ âm nhạc cổ truyền, giúp sinh viên có đƣợc những kiến
thức sơ giản và tổng quát về hệ nhạc khí, các thể loại ca nhạc cổ truyền và một
số nét khác biệt giữa các vùng dân ca trong nƣớc. Để việc tiếp thu của sinh viên
có hiệu quả, tránh tình trạng học chay, học vẹt, ngƣời dạy cần phải giữ vai trò
chủ đạo trong việc tổ chức, điều khiển, định hƣớng quá trình dạy học, phải
thƣờng xuyên có kế hoạch để nâng cao chất lƣợng dạy học của mình.


2

Từ thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng
giảng dạy môn âm nhạc cổ truyền cho sinh viên ĐHSP Âm nhạc trường
ĐH Đồng Tháp”.
2. Lịch sử đề tài.
Đề tài là cơng trình nghiên cứu về hoạt động giảng dạy môn Âm nhạc

cổ truyền cho sinh viên ĐHSP Âm nhạc- Trƣờng ĐH Đồng Tháp. Đây cũng
là đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này đầu tiên của trƣờng. Trong q
trình nghiên cứu, tơi đã tham khảo một số tài liệu liên quan đến đề tài của
luận văn nhƣ sau:
- Nguyễn Thụy Loan- Giáo trình Âm nhạc cổ truyền- NXB Đại học Sƣ
phạm. ( Giáo trình của đào tạo dự án giáo viên THCS dành cho các trƣờng
CĐSP& ĐHSP 2005). Đây là giáo trình dành cho sinh viên cao đẳng sƣ
phạm âm nhạc và đại học sƣ phạm âm nhạc, nội dung gồm ba chƣơng,
chƣơng 1: Nhạc khí cổ truyền, chƣơng 2: Thể loại ca nhạc cổ truyền, chƣơng
3: Sơ lƣợc về các vùng dân ca, trong đó chƣơng 1 và chƣơng 2 là trọng tâm
của giáo trình.
Nhóm đề tài về nâng cao chất lƣợng giảng dạy các môn học âm nhạc
cho các bậc học từ phổ thông cho đến các trƣờng CĐ và ĐH SPAN, khối
trƣờng chuyên nghiệp với giảng dạy chuyên ngành đã có khá nhiều cơng trình
đề cập đến. Song với đề tài Nâng cao chất lượng giảng dạy môn âm nhạc cổ
truyền cho sinh viên CĐ và ĐHSP nói chung hầu nhƣ cịn ít ngƣời quan tâm
đề cập đến. Cho đến thời điểm này, tôi chƣa hề đƣợc tiếp cận với cơng trình
nào đề cập đến mảng đề tài này. Vì thế, đề tài của chúng tơi khơng chỉ khơng
trùng lặp mà cịn khiến chúng tơi gặp nhiều khó khăn khi thiếu vắng nguồn tài
liệu tham khảo.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Qua điều tra, khảo sát thực tế giảng dạy môn âm nhạc cổ truyền cho
sinh viên ĐHSP Âm nhạc , khoa SP Nghệ Thuật tại trƣờng ĐH Đồng Tháp, từ


3

đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy môn học
này cho sinh viên trƣờng ĐH Đồng Tháp.
- Giúp cho sinh viên có thêm hứng thú và tiếp thu tốt hơn môn Âm

nhạc cổ truyền. Qua đó, sẽ góp phần giúp các em sinh viên học tốt hơn các
phân mơn âm nhạc cịn lại trong chƣơng trình đạo tạo giáo viên THCS, từ đó
nâng cao chất lƣợng dạy âm nhạc cho hệ THCS của tỉnh, đặc biệt là con em
dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa sau khi các em ra trƣờng về công tác tại
địa phƣơng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tƣợng nghiên cứu:
+Chƣơng trình mơn âm nhạc cổ truyền tại trƣờng ĐH Đồng Tháp
+Phƣơng pháp giảng dạy
+Sinh viên và giảng viên hệ đại học sƣ phạm
- Phạm vi nghiên cứu:
Khảo sát và ứng dụng các giải pháp về môn âm nhạc cổ truyền cho SV
ĐHSPAN tại trƣờng ĐH Đồng Tháp.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5

xây dựng cơ
-

-

luận có liên quan.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng nhóm phƣơng pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn
để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài:


4

- Phƣơng pháp điều tra;

- Phƣơng pháp phỏng vấn;
- Phƣơng pháp thực nghiệm: Tổ chức dạy thực nghiệm và đánh giá
-

tổng kết kinh nghiệm.

5
6. Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ:
- Góp phần vào việc cải tiến chƣơng trình và đổi mới phƣơng pháp
giảng dạy âm nhạc (môn ANCT), nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo sinh viên
hệ ĐH, khoa SP Nghệ Thuật tại trƣờng ĐH Đồng Tháp
- Góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy âm nhạc các trƣờng
THCS trong tỉnh Đồng Tháp cũng nhƣ một số tỉnh khác trong nƣớc
- Làm tài liệu tham khảo về vấn đề giảng dạy môn âm nhạc cổ truyền
tại trƣờng ĐH Đồng Tháp nếu cần
7. Bố cục của luận văn
Dự kiến luận văn của tôi ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham
khảo và phụ lục, nội dung của luận văn đƣợc chia làm 2 chƣơng:
Chƣơng 1: Thực trạng
Chƣơng 2: Một số giải pháp


5

CHƢƠNG 1

1.1.1.Trường Đại học Đồng Tháp
Trƣờng ĐH Đồng Tháp đƣợc thành lập ngày 10/01/2003 theo Quyết
định số 08/2003/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ và Cơng văn số

5830/VPCP-KGVX ngày 04 tháng 09 năm 2008 về việc đổi tên Trƣờng Đại
học Sƣ phạm Đồng Tháp thành Trƣờng Đại học Đồng Tháp
Nhà trƣờng đƣợc giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ
khoa học – kỹ thuật có trình độ ĐH và sau ĐH cho vùng Đồng bằng sông C

kinh tế – xã hội.
02 trung tâm, 01 Tạp chí khoa học (có chỉ số ISSN), 01 Thƣ viện trung tâm,
01 Trƣờng Mầm non Hoa hồng, 01 Trạm y tế và 01 Ban q
(Nguồn: Trƣờng ĐH Đồng Tháp năm 2014)
1.1.2. Khoa SP Nghê Thuật

đổi mới phƣơng pháp dạy học Âm nhạc và Mỹ thuật cho các trƣờng Trung
học cơ sở.

*


6

Mục tiêu chung:
Đào tạo cử nhân sƣ phạm Âm nhạc có trình độ lý luận và thực hành để
giảng dạy âm nhạc ở các cấp học phổ thông, các trƣờng sƣ phạm, các khoa sƣ
phạm âm nhạc của các trƣờng nghệ thuật và văn hóa nghệ thuật, góp phần
giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh , sinh viên.
Mục tiêu cụ thể:
- Về phẩm chất đạo đức: Có phẩm chất cơ bản của ngƣời giáo viên
XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác- Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh, yêu nƣớc, yêu CNXH, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm
cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của ngƣời giáo viên.
- Về kiến thức:

+ Nắm vững kiến thức khoa học có hệ thống về trình độ đại học sƣ
phạm về giảng dạy âm nhạc, bao gồm các kiến thức về khoa học xã hội- nhân
văn, tâm lý học, giáo dục học, ngoại ngữ và âm nhạc.
+ Có khả năng nghiên cứu khoa học giáo dục âm nhạc và khả năng
quản lý công tác dạy học âm nhạc ở các cơ quan quản lý giáo dục
- Về kĩ năng:
+ Biết xây dựng kế hoạch giảng dạy âm nhạc
+ Có năng lực tổ chức các hoạt động về dạy và học âm nhạc
+ Có khả năng thể hiện các ca khúc nghệ thuật, diễn tấu đƣợc các bản
nhạc soạn cho đàn Eletric keyboar
+ Có nghiệp vụ dạy học âm nhạc ở các cấp học phổ thơng và trình độ
cao đẳng, đại học
+ Nắm đƣợc phƣơng pháp nghiên cứu khoa học giáo dục âm nhạc
+ Có năng lực tuyên truyền, giáo dục âm nhạc
+ Biết tổ chức, vận động cha mẹ học sinh, sinh viên, các tổ chức xã
hội, phối hợp với nhà trƣờng trong công tác chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ.
+ Biết theo dõi và kịp thời xử lý các thông tin về chun ngành bậc
học nhằm khơng ngừng nâng cao trình độ.


7

+ Trợ giúp cho các cơ quan quản lý giáo dục về cơng tác dạy học âm nhạc
+ Có khả năng đóng góp vào phong trào âm nhạc chung.
+ Biết phát hiện, bồi dƣỡng, tạo điều kiện phát triển cho những học
sinh có năng khiếu âm nhạc.
*Chương trình đào tạo SVSP âm nhạc hệ Đại học
Chƣơng trình đào tạo gồm 141 tín chỉ . Trong đó kiến thức giáo dục đại
cƣơng = 42 tín chỉ, kiến thức giáo dục chuyên nghiệp= 99 tín chỉ trong đó
kiến thức ngành 73 tín chỉ, kiến thức chuyên ngành tự chọn 15 tín chỉ, thực

hành, thực tập nghề nghiệp là 14 tín chỉ, khóa luận tốt nghiệp hoặc mơn học
thay thế là 7 tín chỉ.
Bảng 1.1.Chương trình đào tạo SVSP âm nhạc hệ Đại học
(xem bảng chƣơng trình đào tạo SVSP ở phụ lục số 1)
Với sự phân bổ tín chỉ nhƣ trên chúng ta thấy chƣơng trình vẫn cịn coi trọng
vai trị của kiến thức hơn kỹ năng, còn nhiều kiến thức”kinh điển” thừa so với
yêu cầu vận dụng thực hành thực tế ngồi xã hội, số lƣợng mơn học đƣa vào
chƣơng trình q nhiều khiến sinh viên khơng cịn đủ thời gian tự học, trau
dồi kỹ năng ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng
*Về đội ngũ và trình độ CBGV của khoa.
Hiện tại đội ngũ giảng viên khoa sƣ phạm Nghệ thuật của ĐH Đồng
Tháp có 22 Giảng viên giảng viên và 03 chuyên viên (13 nam, 12 nữ), trong
đó, có 01 Nghiên cứu sinh, 14 Thạc sĩ, 05 giảng viên đang hồn thành chƣơng
trình thạc sỹ, 02 Cử nhân và đƣợc cơ cấu thành 02 tổ bộ môn: Âm nhạc và
Mỹ thuật.Riêng âm nhạc gồm có 8 Giảng viên, trong đó:
- Một GV trình độ thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý giáo dục
- Một GV trình độ thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý văn hóa
- Một GV trình độ thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy
học âm nhạc
- Một GV trình độ cử nhân chuyên ngành: Thanh nhạc


8

- Một GV đang học nghiên cứu sinh chuyên ngành: Âm nhạc dân gian
- Một GV đang học cao học chuyên ngành: Quản lý văn hóa
- Hai GV đang học cao hoc chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy
học âm nhạc
Bảng 1.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên âm nhạc của ĐH Đồng Tháp
(tính đến tháng 5 năm 2015)

Tuổi đời

Trình độ học vấn

Chỉ số
<45 >45
Số

7

1

Bằng tốt
nghiệp ĐH

Chun ngành ĐH

Chính

Tại

Chỉ

Thanh

SP âm

qui

chức


huy

nhạc

nhạc

4

4

4

1

1

6

50

50

50

12,5

12,5

75


TS

Th. sĩ

CN

0

4

0

50

lƣợng
Tỷ lệ
%

87, 12,5
5

Qua kết quả ngiên cứu( bảng 1.2) cho thấy: số GV tuổi đời trên 45 chỉ
có 1 ngƣời, chiếm tỉ lệ 12,5%, còn lại 87,5% GV dƣới 45 tuổi, có 37,5% GV
nam. Đây là nguồn lực mạnh mẽ cho công tác giáo dục âm nhạc, tuy nhiên
hiện nay vẫn chƣa có GV nào trình độ tiến sĩ(mới có một GV đang nghiên
cứu sinh), giảng viên chính khơng có, trình độ thạc sĩ 50%, trình độ đại học
50%, trong đó, số lƣợng GV có bằng tốt nghiệp đại học chính qui chiếm 50%
và tại chức là 50%. Mặc dù đội ngũ GV tuy đã tƣơng đối đủ về số lƣợng và
đáp ứng đƣợc yêu cầu thực hiện chƣơng trình của Bộ GD& ĐT qui định. Tuy

nhiên, chất lƣợng của một số bộ phận GV vẫn còn hạn chế. Một số GV cao
tuổi, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy nhƣng đi theo lối mòn của phƣơng
pháp cũ(do lịch sử để lại) và một số GV mới ra trƣờng chƣa có kinh nghiệm
trong giảng dạy và cuộc sống, phƣơng pháp sƣ phạm cịn non nớt, ít chịu học
hỏi, chƣa nhạy bén và thích ứng với những tình huống và sự biến đổi phức tạp
của giáo dục đại học. Kỹ năng sƣ phạm của một bộ phận giảng viên còn yếu,


9

phƣơng pháp giảng dạy chậm đổi mới, chƣa thực sự thay đổi cách dạy theo
hƣớng “ dạy cho ngƣời học biết cách học” mà vẫn nặng nề “ dạy kiến thức
cho ngƣời học”, chƣa chú trọng phát triển năng lực, giáo dục nhân cách, giáo
dục kỹ năng sống theo nếp sống có văn hóa cho sinh viên. Số giảng viên có
khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ và tin học cịn chiếm tỷ lệ thấp, do đó
ảnh hƣởng nhất định tới việc khai thác tài liệu nƣớc ngoài, nghiên cứu khoa
học. Điều nàyít nhiều đã ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng dạy học âm nhạc
hiện nay.
Bên cạnh đó số lƣợng các lớp học quá nhiều nhƣng số lƣợng GV thì lại
q ít cũng đã ảnh hƣởng rất nhiều đến chất lƣợng dạy học . Thực trạng hiện
nay cho thấy có tình trạng q tải giờ dạy của đội ngũ giảng viên (bảng 1.3)
Bảng 1.3. Phân công giảng dạy năm học 2014- 2015
STT

Họ và tên GV

Chính qui

Liên thơng Tổng số giờ


1

Trƣơng Thị Kim Hạnh

510

645

1155

2

Trần Thanh Phong

610

475

1085

3

Trần Văn Thành

471

405

786


4

Võ Xuân Hùng

594

422

1016

5

Lại Thị Thanh Thủy

390

0

390

6

Nguyễn Hoàng Phƣơng Thi

189

0

189


7

Trần Nguyễn Thanh Thảo

264

495

759

8

Nguyễn Thị Quỳnh Nhƣ

165

180

419

Kết quả bảng 1.3. cho thấy có những GV dạy 1000 tiết/năm trong khi
qui định là: 320 tiết/ năm dành cho GV trình độ thạc sĩ và 300/năm dành cho
GV trình độ cử nhân. Tình trạng quá tải giờ dạy diễn ra liên tục trong thời
gian dài khiến cho rất nhiều GV khơng cịn thời gian dành cho học tập nâng
cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, khơng cập nhật đƣợc một cách thƣờng


10

xuyên các kiến thức và kỹ năng mới, thiếu thời gian cần thiết để chuẩn bị giáo

án, tiếp xúc với sinh viên và nghiên cứu.
Công tác NCKH chƣa đƣợc chú trọng: nội dung NCKH khơng có chất
lƣợng, hiệu quả, khơng có tính thực tiễn và khả năng ứng dụng mà chỉ nhằm
đối phó hoặc để chấm điểm bình xét thi đua, xét phong danh hiệu.
Ngoài ra, cơ chế quản lý, sử dụng đội ngũ giảng viên hiện nay không
phát huy hết tiềm năng của cả đội ngũ và từng cá nhân, khơng khuyến khích
đƣợc sự phấn đấu trong chun mơn. Cơ chế, chính sách đãi ngộ chƣa tƣơng
xứng, vẫn dựa chủ yếu vào khối lƣợng giảng dạy và thâm niên cơng tác mà
khơng căn cứ vào thành tích và khả năng nghiên cứu của cá nhân, chƣa đảm
bảo cho giảng viên có cuộc sống đủ để có thể tồn tâm, toàn ý cho việc bảo
đảm chất lƣợng hoạt động giảng dạy và NCKH.
*
Ngày nay, trong xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế, trong điều kiện
phát triển công nghệ thông tin, nền văn hóa của chúng ta có nhiều điều kiện
giao lƣu, tiếp xúc với các nền văn hóa trên thế giới kể cả văn hóa phƣơng
Đơng và phƣơng Tây. Việc học tập tiếp thu những tinh hoa, văn hóa của
các nền văn hóa khác là cần thiết. Tuy nhiên, do đặc điểm nhạy cảm, ham
thích những điều mới lạ kết hợp với sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm của
thanh niên, do đó, sinh viên dễ dàng tiếp nhận cả những nét văn hóa khơng
phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và
không có lợi cho bản thân họ.
Nói đến sinh viên tức là nói đến thế hệ đang nắm trong tay tri thức cùng
với những hiểu biết về tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển của đất nƣớc
nói riêng. Về mặt số lƣợng, sinh viên là một lực lƣợng khơng nhỏ. Họ là lớp
ngƣời đang đƣợc đào tạo tồn diện và đầy đủ nhất, bao gồm các chuyên
ngành học trên khắp các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, khoa học... Họ là những
ngƣời có hoạt động chủ đạo là học tập để tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo


11


nghề nghiệp ở các trƣờng cao đẳng, đại học. Một trong những đặc điểm tâm
lý quan trọng nhất ở lứa tuổi thanh niên- sinh viên là sự phát triển tự ý thức.
Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có khả năng
đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hƣớng
phù hợp với xu thế phát triển xã hội.
Sinh viên là những tri thức tƣơng lai, ở các em sớm nảy sinh nhu cầu,
khát vọng thành đạt. Học tập ở đại học là cơ hội tốt để sinh viên đƣợc trải
nghiệm bản thân, vì thế sinh viên rất thích khám phá, tìm tịi cái mới, đồng
thời, họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi,
trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử thách để khẳng
định mình. Một đặc điểm tâm lý nổi bật ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của
sinh viên, trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp- một động lực giúp
họ học tập một cách chăm chỉ, sáng tạo, khi họ thật sự yêu thích và đam mê
với nghề lựa chọn.
Sinh viên là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời ngƣời. Họ
là lớp ngƣời giàu nghị lực, giàu ƣớc mơ và hoài bão. Tuy nhiên do qui luật
phát triển không đồng đều về mặt tâm lý, do những điều, hoàn cảnh sống và
cách thức giáo dục khác nhau, không phải bất cứ sinh viên nào cũng đƣợc
phát tiển tối ƣu, độ chín muồi trong suy nghĩ và hành động còn hạn chế. Điều
này phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực hoạt động của bản thân mỗi sinh
viên. Bên cạnh đó sự quan tâm đúng mực của gia đình, phƣơng pháp giáo dục
phù hợp từ nhà trƣờng sẽ góp phần phát huy ƣu điểm và khắc phục những hạn
chế về mặt tâm lý của sinh viên.
Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn hiện nay là sau bao năm học phổ
thông vất vả, nặng nhọc để giành đƣợc một chiếc ghế lên giảng đƣờng Đại
học thì khơng ít sinh viên đã vội vàng tự mãn, xem Đại học chỉ là nơi xả hơi
để tụ tập gặp gỡ, ăn chơi đua địi cùng chúng bạn thay vì biết trân trọng thành
quả của mình họ sẽ khơng ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chun mơn cho
bản thân. Tại sao lại nhƣ vậy? Một trong những lý do là khả năng tiếp cận



12

thơng tin của của sinh viên cịn kém. Khi cịn học phổ thông, đặc biệt là cấp
III, các bạn học sinh đã phải mang trên vai gánh nặng tâm lý từ gia đình,
ngƣời thân là phải vào Đại học. Nhƣng bản thân những cô, cậu ấy chƣa hoặc
không nhận thức vào Đại học để làm gì? Và chuyên ngành mình chọn có phù
hợp với mục tiêu, sở thích, tính cách năng lực của bản thân hay khơng? Chính
vì thế mà khi đậu vào Đại học rồi thì cũng đồng nghĩa với việc đã làm xong
nghĩa vụ với bố mẹ và ngƣời thân chứ không phải đạt đƣợc ƣớc mơ của chính
bản thân thì làm gì có đƣợc sự trân trọng thành quả cố gắng học tập.
Sinh viên âm nhạc của trƣờng ĐH Đồng Tháp có độ tuổi từ 18 - 25,
các em đến từ nhiều tỉnh khác nhau của các vùng nhƣ Đồng bằng sông Cửu
Long, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, trong đó có nhiều em là ngƣời dân tộc
Chăm và dân tộc Khơmer. Nhìn chung các em đã nhận thức rõ ràng đƣợc về
những năng lực, phẩm chất của mình, mức độ phù hợp của những đặc điểm
đó với yêu cầu của nghề nghiệp, qua đó SV đã xác định rõ ràng mục tiêu học
tập, rèn luyện và thể hiện bằng hành động học hàng ngày trong giờ lên lớp,
thực tập nghề hay nghiên cứu khoa học. Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển
mà sinh viên có thể nhìn nhận, xem xét năng lực học tập của mình, kết quả
học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ và phƣơng pháp học tập
của SV.

yêu cầu không cao nhƣ trƣớc đây. Chất lƣợng tuyển sinh
khả năng tự nghiên cứu của SV còn hạn chế. Rất nhiều SV chƣa xác định
đƣợc động cơ học tập, thái độ học tập chƣa phù hợp, đặc biệt còn xem nhẹ
việc tự học, chƣa thấy đƣợc vai trò của việc tự học trong quá trình đào tạo. Ở
họ chƣa hình thành đƣợc phƣơng pháp học tập khoa học (đọc lại, học vẹt, học
đối phó để lấy điểm...). Phong trào tự học, tự đọc sách, tự nghiên cứu chƣa

nhiều, chỉ dừng lại ở một số SV, khả năng ghi chép còn hạn chế, trình bày bài


13

kiểm tra chƣa đạt yêu cầu, đặc biệt là kỹ năng thực hành các môn chuyên
ngành của nhiều SV chƣa tốt vì đa số SV khi vào học chƣa có kỹ năng, hiểu
biết nhiều về ngành học đã chọn nên việc nắm bắt kiến thức cơ bản cịn gặp
nhiều khó khăn và chƣa chắc chắn.
Một lý do khác nữa là sinh viên năm thứ nhất thƣờng chịu ảnh hƣởng
nhiều từ “ sự hƣớng dẫn” của các anh chị đi trƣớc. Các bạn đang cực kỳ thõa
mãn với chính mình, 12 năm đèn sách rồi, chọi với bao nhiêu đối thủ mới
nghiễm nhiên trở thành sinh viên Đại học, thõa mãn mong ƣớc của bố mẹ,
thầy cô, bè bạn. Càng nghĩ các bạn càng tự hào và hài lòng về bản thân mình
lắm. Rồi các bạn dần cảm thấy cái lí lẽ “ nghỉ xả hơi” rất có tình, có lý. Đúng
quá, theo quan điểm năm nhất ăn chơi, năm hai thong thả, năm ba cố gắng,
năm tƣ chuẩn bị ra trƣờng thì các bạn đang ở giai đoạn I mà thơi vội gì. “Thả
phanh” ung dung suốt học kỳ để rồi đến kỳ thi lại lao đầu vào học, thức khuya
dậy sớm chạy mãi mà không đuổi kịp kiến thức mà cả học kỳ không thèm để
mắt tới. Cứ chọn đại một “ tủ” may mắn thì trúng cịn khơng thì ...thi lại. Thi
lại mà rớt thì...học lại. Những bạn này thƣờng đến lớp thì bằng khn mặt
mệt mỏi và đƣơng nhiên kết quả đạt đƣợc chỉ có trời mới biết. May mắn thì
qua, coi nhƣ thốt hiểm, cịn khơng lục đục mƣợn vở bạn bè ôn luyện, lại thi.
Kết quả là các cô cậu sinh viên đƣợc tốt nghiệp sớm hoặc tốt nghiệp trễ hay
tốt nghiệp đúng lúc nhƣng khơng biết gì. Đây cũng là hiện trạng học để lấy
bằng chứ khơng phải lấy kiến thức.
Ở góc độ chun môn giảng dạy với môn âm nhạc cổ truyền,chúng tôi
nhận thấy khả năng biết hát nhiều bài dân ca hoặc những hiểu biết về dân ca
địa phƣơng vẫn còn rất hạn chế. Ví dụ: Một trong những đặc trƣng của dân ca
Nam Bộ là những thể loại hò , lý hay thể loại đờn ca tài tử nhƣng khi đƣợc

hỏi đến phần kiến thức hay hát một số bài dân ca thì SV tỏ ra e ngại và rất
lúng túng. Các em biết rất ít về dân ca Nam Bộ. Bên cạnh đó, việc học của SV
cũng đang cịn mang nặng tính hình thức. Rất nhiều sinh viên thƣờng xun
tìm cách vắng mặt hoặc có đến lớp thì thƣờng có thái độ học đối phó, thi cử


14

chƣa nghiêm túc, không cầu thị kiến thức, chất lƣợng nhận thức yếu.v.v. SV
thƣờng xuyên làm thêm, dạy kèm, bán hàng, tiếp thị, chạy xô, dẫn đến lơ là
học tập hoặc khơng theo nổi chƣơng trình học Đại học là những lý do sinh
viên bị buộc thôi học. Tuy nhiên đó khơng phải là lý do chính, vì có những
sinh viên vừa học vừa làm thêm nhƣng kết quả vẫn đạt kết quả cao.
Ngồi ra, đối với mơn Âm nhạc cổ truyền SV chƣa chủ động trong việc
học, phong cách học thụ động, ngại đƣa ra ý kiến khi học và thảo luận. Các
em khơng chịu tìm tịi sách, tài liệu phục vụ cho mơn học của mình(mặc dù
trong phƣơng pháp giảng dạy môn Âm nhạc cổ truyền), GV lên lớp đã hƣớng
dẫn và đƣa ra những tƣ liệu, đầu sách cần thiết cho sinh viên tìm kiếm tham
khảo). Thực tế hiện nay, số SV tìm đến thƣ viện khơng nhiều, chỉ lac đác vài
bạn đến thƣ viện những ngày bình thƣờng, và có nhiều hơn một chút khi mùa
thi đến.Nhân viên quản lý thƣ viện cho biết một ngày bình qn chỉ có
khoảng chục em đến đây ngồi học, tìm tịi tƣ liệu. Bên cạnh đó cũng có một
số sinh viên có mƣợn hai ba cuốn sách nhƣng hết học kỳ mà vẫn khơng thấy
bóng dáng các em đến thƣ viện để trả sách lại.
Thêm nữa, tâm lý quen với việc “đọc – chép” mỗi khi trên lớp cũng dẫn
tới tình trang thụ động trong học tập của sinh viên, nếu GV khơng đọc thì SV
cũng khơng chép, chỉ ngồi nghe và thực tế là kiến thức đọng lại trong đầu khi
đó là rất ít, thậm chí là khơng có gì. Trong khi đó, SV cũng khơng có thói
quen đọc giáo trình và các tài liệu liên quan đến mơn âm nhạc cổ truyền khi ở
nhà. Ngồi ra, trong mỗi giờ học chuyện SV phát biểu ý kiến là rất ít thay

vào đó là “ GV nêu vấn đề, đặt câu hỏi, cịn SV thì cứ cúi mặt xuống bàn…”.
Mặc dù đó khơng phải là những câu hỏi khó. Thơng thƣờng nó đều nằm trong
phạm vi hiểu biết và có thể trả lời của sinh viên. Thế nhƣng rất ít có cánh tay
nào giơ lên. Điều này ảnh hƣởng khá lớn đến khơng khí học tập trong lớp. Nó
gây ra một cảm giác rất áp lực mỗi khi GV đặt câu hỏi, SV thì cảm thấy áp
lực, cịn GV cũng cảm thấy chán nản vì chỉ có sự làm việc một chiều.


15

Sinh viên còn yếu ở các kỹ năng : thuyết trình, sử dụng máy tính, viết
báo cáo tham luận và vận dụng vào thực tế. Sinh viên luôn thụ động với khối
lƣợng kiến thức về lý thuyết, việc thực hành bị xem nhẹ, thậm chí bị bỏ qua,
từ đó tạo ra một bộ phận không nhỏ SV thụ động, vụng về thiếu khả năng
thích ứng xã hội. Trách nhiệm này không phải chỉ ở khâu quản lý sinh viênthuộc các đơn vị làm cơng tác quản lý mà cịn có một nguyên nhân trực tiếp
rất sâu xa tác động rất lớn vào q trình quản lý sinh viên đó là nội dung
chƣơng trình học, phƣơng pháp giảng dạy, năng lực giảng dạy của đội ngũ
giảng viên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến q trình u thích, say mê học tập
của sinh viên..
*
Cơng tác quản lí cơ sở vật chất trong một trƣờng đại học là một hoạt động
vô cùng quan trọng trong tồn bộ cơng tác quản lí của nhà trƣờng. Đƣợc sự đầu
tƣ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng nhƣ sự quan tâm của Tỉnh ủy, Ủy ban
Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, sự nỗ lực cao của cán bộ quản lý, giảng viên, cơ sở
vật chất, trang thiết bị của Trƣờng Đại học Đồng Tháp đã có những phát triển
đáng kể. Hiện nay trƣờng đã có cơ sở vật chất khang trang , đẹp hơn, có hệ
thống phịng thí nghiệm, hệ thống máy tính kết nối internet...từng bƣớc đảm
bảo và nâng cao chất lƣợng đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ kịp thời
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.Về cơ sở vật chất trƣờng có 01
khu nhà học chuyên ngành dùng cho thực hành , 2 khu nhà học lý thuyết. Các

trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học đƣợc trang bị với máy chiếu, dàn
âm thanh, giảng đƣờng lớn dùng để họp hay biễu diễn các chƣơng trình văn
nghệ, nhà thi đấu, đàn piano, organ, và nhiều trang thiết bị hiện đại
khác.Trƣờng có một Trung tâm Thƣ viện đầu sách chuyên ngành, sách tham
khảo.01 Kí túc xá, 03 nhà ăn cùng Câu lạc bộ sinh viên.
Tuy nhiên sự đầu tƣ chƣa hợp lý một số vấn đề nhƣ: phòng học khơng
đƣợc cách âm, phịng học chƣa đúng qui cách của một phòng học thực hành
âm nhạc nên việc dạy và học âm nhạc cịn gặp một số khó khăn nhất định.


16

Các trang thiết bị sử dụng cho môn Âm nhạc cổ truyền nhƣ máy chiếu, loa đã
quá cũ kỹ và thƣờng xuyên hƣ hỏng, ảnh hƣởng đến chất lƣợng dạy học. Sách
tham khảo và các sách công cụ khác trong thƣ viện chƣa phong phú
Nhìn chung sự phát triển của cơ sở vật chất của nhà trƣờng hiện nay chƣa
đáp ứng kịp với sự phát triển quy mô đào tạo của nhà trƣờng. Trong hồn cảnh
khó khăn và hạn chế của nguồn tài chính hiện nay, nhà trƣờng có rất ít cơng
trình xây dựng mới và cũng có ít cơ sở vật chất trang thiết bị đƣợc mua mới.
Điểm yếu của nhà trƣờng hiện nay là chƣa có đƣợc một chiến lƣợc cụ thể để
quản lý có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo,
nghiên cứu khoa học, sản xuất và hoạt động dịch vụ của nhà trƣờng.
1.2. Thực trạng giảng dạy môn âm nhạc cổ truyền của hệ ĐHSP âm nhạc
1.2.1. Chương trình và giáo trình
1.2.1.1.Chương trình
Mơn Âm nhạc cổ truyền là mơn học bắt buộc trong chƣơng trình
khung giáo dục Đại học đào tạo giáo viên hệ ĐHSP ngành Âm nhạc do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành. Môn học gồm 2 tín chỉ(30 tiết) đƣợc xếp vào
kỳ II của năm thứ 2.
Mục tiêu đặt ra cho môn học là sau khi tốt nghiệp môn Âm nhạc cổ

truyền Việt Nam sinh viên phải có những kiến thức và năng lực thực hành
sau đây:
- Nắm vững những kiến thức sơ giản và tổng quát về hệ nhạc khí, các thể
loại ca nhạc cổ truyền và một số nét khác biệt giữa các vùng dân ca trong nƣớc.
- Có ý niệm tƣơng đối rõ ràng, cụ thể về một số loại nhạc khí phổ thơng
hoặc tiêu biểu, một số thể loại dân ca và kịch hát cổ truyền phổ biến.
- Hát và dựng đƣợc một số bài dân ca thuộc các thể loại đồng dao, hát
ru, hị lao động và lí.
- Tập làm quen bƣớc đầu với một vài kĩ thuật cơ bản của một loại nhạc
cụ cổ truyền đơn giản hoặc phổ biến nào đó của địa phƣơng mình hoặc của
vùng, tộc khác trong nƣớc.


17

- Thấy đƣợc truyền thống yêu âm nhạc của ông cha ta, sự phong phú và
một số nét sáng tạo trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam, qua đó củng cố và
nâng cao lòng yêu mến, tự hào với những di sản âm nhạc cổ truyền của dân
tộc để có thể truyền lại cho học sinh phổ thông trong những bài giảng về âm
nhạc thƣờng thức sau này.
Chƣơng trình mơn Âm nhạc cổ truyền gồm các nội dung chính đƣợc
phân bổ theo số tiết học nhƣ sau:
- Nhập môn (2 tiết): Một số khái niệm và thuật ngữ
- Chƣơng 1(8 tiết): Hệ nhạc khí cổ truyền
- Chƣơng 2(16 tiết): Các thể loại ca nhạc
- Chƣơng 3(4 tiết): Các vùng âm nhạc, một số tƣơng đồng và khác biệt
Bảng 1.4. Phân phối chương trình mơn Âm nhạc cổ truyền
(xem bảng phân phối chƣơng trình mơn học ở phần phụ lục số 2)
Chƣơng trình ANCT đƣợc triển khai trong 10 tuần ở học kỳ II của năm
thứ hai. Mỗi tuần học 03 tiết, mỗi tiết 45 phút. Và đƣợc sắp xếp trong 10

tuần,cứ sau mỗi chƣơng thì sinh viên sẽ làm bài kiểm tra . Phần thi kết thúc
môn học, nhà trƣờng tổ chức thi chung với các mơn khác. Cách tính điểm
bài kiểm tra giữa kỳ thƣờng hệ số điểm nhân 0,4, bài thi kết thúc học phần hệ
số điểm nhân 0,6, tổng điểm 10.
Nhìn chung, nội dung chƣơng trình giảng dạy là chƣa hợp lý. Đó là nội
dung chƣơng trình cịn mang nặng lý thuyết, chƣa có phần thực hành để giúp
SV có thể hát và dựng đƣợc một số bài dân ca thuộc các thể loại đồng dao, hát
ru, hị lao động và lí, hay tập làm quen bƣớc đầu với một vài kĩ thuật cơ bản
của một loại nhạc cụ cổ truyền đơn giản hoặc phổ biến nào đó của địa phƣơng
mình hoặc của vùng, tộc khác trong nƣớc đúng nhƣ mục tiêu mà chƣơng trình
mơn học đề ra.
Bên cạnh đó, nhƣ chúng ta đã biết để soạn thảo chƣơng trình ngƣời ta
phải dựa vào mục tiêu đào tạo. Do trong mục tiêu đào tạo chỉ mô tả mẫu, mơ
hình một cách ngắn gọn, khái qt nên việc cụ thể hóa mục tiêu bằng nội


18

dung chƣơng trình phải đƣợc tính đến thật cụ thể và khoa học. Nếu so với
yêu cầu tối đa của mục tiêu đào tạo là đào tạo những cử nhân âm nhạc có
phẩm chất chính trị, đạo đức tốt đẹp và trình độ chun mơn nghiệp vụ cao thì
tất cả những nội dung thuộc chƣơng trình âm nhạc cổ truyền hiện hành là rất
cần thiết khơng có gì thừa thậm chí là thiếu, cần phải bổ sung. Tuy nhiên,
theo chúng tơi, ngồi việc lấy mục tiêu đào tạo làm cơ sở cho việc soạn
chƣơng trình, cũng phải xuất phát từ thực tế dạy học của ngƣời giáo viên, đặc
biệt là thực tế dạy học môn âm nhạc thƣờng thức, những nhiệm vụ của họ
phải giải quyết khi dạy âm nhạc ở các khối của nhà trƣờng THCS.
Trong đào tạo giáo viên THCS, tuy không chủ trƣơng chỉ trang bị
những kiến thức “cần và đủ” theo kiểu thực dụng nhƣng rõ ràng phải cung
cấp cho họ những kiến thức cần thiết, sát thực hơn, sâu sắc hơn để họ có thể

hồn thành tốt nhiệm vụ dạy học môn âm nhạc. Nếu xuất phát từ thực tế việc
dạy môn âm nhạc ở bậc THCS, có thể thấy chƣơng trình mơn âm nhạc cổ
truyền vừa thừa lại vừa thiếu và có những điểm chƣa hợp lý về phân phối thời
lƣợng. Vì vậy, đã đến lúc nên sốt lại chƣơng trình này, tiến hành bổ sung,
điều chỉnh sao cho vẫn đảm bảo đƣợc nội dung khoa học bộ môn, cập nhật
kịp thời những thành tựu lý luận mới và đồng thời phải đáp ứng yêu cầu đổi
mới, nâng cao chất lƣợng đào tạo giáo viên mà thực tiễn giáo dục địi hỏi.
Ngồi ra, việc phân bổ thời gian cho chƣơng trình cũng chƣa hợp lý
trong từng bài. Thí dụ: Có những bài nội dung khá dài nhƣ bàigiới thiệu về
kịch hát hay bài giới thiệu về một số thể loại khí nhạc thì lại bố trí 1 tiết, có
bài nội dung đơn giản nhƣ các bài giới thiệu khái quát về ca nhạc đời thƣờng,
ca nhạc lễ nghi tín ngƣỡng và tơn giáo, ca nhac lễ nghi phong tục thì lại bố trí
từ 2-3 tiết.
1.2.1.2.Giáo trình
Ở hệ ĐHSP Âm nhạc – trƣờng ĐH Đồng Tháp, giáo trình của mơn
ANCT là Âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Đây là cuốn giáo trình dành cho
chƣơng trình đào tạo giáo viên THCS bậc Đại học của Bộ giáo dục và


×