Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Đảm bảo an ninh trật tự bệnh viện (báo động xám)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.12 KB, 23 trang )

1

Phần thứ nhất
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Sự cần thiết của việc thực hiện đề án
An ninh trật tự là cách viết gọn của cụm từ an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội. Định nghĩa trên được nêu ra tại khoản 1 Điều 4 Nghị định
96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành,
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tình trạng mất an ninh, trật tự diễn ra ở
nhiều cơ sở y tế và đang ngày càng trở nên báo động. Thống kê của Tổ chức
Y tế thế giới vào năm 2019, trung bình có khoảng từ 8% - 38% số nhân viên y
tế đã từng bị tấn công bạo lực từ người bệnh và người nhà người bệnh trong
khi làm việc [2]. Số người bị đe dọa hoặc xúc phạm thậm chí cịn cao hơn rất
nhiều. Theo đánh giá của Đại tá Phạm Văn Tám, Phó Cục trưởng Cảnh sát
hình sự - Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) trên báo Nhân dân điện tử ngày 11
tháng 04 năm 2017, vấn đề bảo đảm an ninh, trật tự bệnh viện phổ biến nhất
là đến từ trộm cắp, móc túi, “cị mồi”, bảo kê tranh giành trước cổng [3]. Bên
cạnh đó, các vụ hành hung bác sĩ, nhân viên y tế vẫn cịn xảy ra.
Đáng lo ngại nhất là tình trạng người bệnh, người nhà người bệnh hành
hung nhân viên y tế. Có thể kể ra một số vụ khiến dư luận bức xúc như người
nhà người bệnh đâm chết bác sĩ tại Bệnh viện Vũ Thư (Thái Bình); người nhà
người bệnh đuổi đánh bác sĩ, điều dưỡng tại Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch
Mai), trong đó có một nhân viên điều dưỡng đang mang thai tháng thứ bảy.
Các vụ hành hung xảy ra chủ yếu ở bệnh viện tuyến tỉnh (chiếm 60%), bệnh
viện tuyến trung ương (chiếm 20%). Theo số liệu từ Cục Quản lý khám, chữa
bệnh, đối tượng bị tấn công chủ yếu là bác sĩ lên tới 70%, điều dưỡng chiếm
khoảng 15%, 90% các vụ việc xảy ra ở trong khuôn viên bệnh viện, 60% xảy
ra trong khi thầy thuốc đang tiến hành cấp cứu, chăm sóc người bệnh và
khoảng 30% số vụ việc xảy ra khi thầy thuốc đang giải thích cho người bệnh,



2

người nhà người bệnh [4]. Các đối tượng gây mất an ninh, bạo hành nhân
viên y tế tương đối phức tạp. Đáng chú ý, một số đối tượng còn lợi dụng các
sự cố y khoa không mong muốn để trục lợi phạm pháp như đe dọa, tống tiền...
Theo báo cáo của Bộ Y tế ngày 31 tháng 12 năm 2019 về Tổng kết công
tác y tế năm 2019 và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2020, tính từ năm
2010 tới cuối năm 2019, cả nước ghi nhận 20 vụ việc điển hình về mất an
ninh, trật tự bệnh viện. Các vụ việc chủ yếu xảy ra ở bệnh viện tuyến tỉnh,
chiếm 60%, tiếp đến là bệnh viện tuyến Trung ương chiếm 20% vụ việc [5].
Các bệnh viện có tần suất xảy ra cao như bệnh viện đa khoa thành phố
Cần Thơ xảy ra 3 vụ việc và Bệnh viện Bạch Mai xảy ra 2 vụ việc. Đặc biệt,
có những vụ việc, người bị hại là người bệnh, người nhà người bệnh như vụ
việc bắt cóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện đa khoa quận 7, Thành phố Hồ Chí
Minh ngày 9 tháng 1 năm 2014; vụ việc người nhà bị đánh tại Bệnh viện ITO
- Sài Gòn năm 2016. [1]
Nỗi lo chung của toàn ngành y tế hiện nay là thường bị động khi xảy ra
sự cố gây mất an ninh trật tự trong bệnh viện mặc dù đã được tăng cường lực
lượng bảo vệ bệnh viện. Không riêng nước ta, các bệnh viện trên thế giới có
chung một đặc điểm đó là mơi trường làm việc ln tiềm ẩn nhiều yếu tố
nguy cơ rủi ro và có thể xảy ra sự cố bất cứ lúc nào gây hậu quả khó lường
nếu khơng chủ động có hệ thống báo động và xử trí khẩn cấp. Việc khơng
phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời sẽ có nguy cơ gây mất an ninh, trật tự
thậm chí đe doạ cả tính mạng người bệnh, người nhà cũng như nhân viên y tế
đang thực hiện nhiệm vụ, điều trị và chăm sóc người bệnh.
Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ không ngừng nâng cao chất lượng
chăm sóc và điều trị, hướng đến hài lịng và an tồn người bệnh. Năm 2021,
trung bình mỗi ngày khoảng 60 lượt khám bệnh và hàng trăm lượt chăm nuôi,
thăm bệnh, bác sĩ và điều dưỡng tại khoa Cấp cứu vừa làm cơng tác chăm sóc,
khám bệnh, chẩn đoán và điều trị vừa hướng dẫn và tư vấn. Mặt khác, tình



3

hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, bệnh viện quy định hạn chế
người nhà thăm nuôi nhưng không được sự hưởng ứng tích cực từ phía người
nhà. Việc khơng có nhân viên hướng dẫn và tư vấn chuyên biệt ngay tại khoa
Cấp cứu khiến cho nguy cơ xảy ra mất an ninh trật tự khó khắc phục hơn.
Do đó, hiện nay vấn đề đảm bảo an ninh trật tự tại khoa Cấp cứu đã trở thành
một trong những thách thức trong lĩnh vực y tế nói chung và tại Bệnh viện
Phụ sản thành phố Cần Thơ nói riêng.
Hiện tại, Bệnh viện đã chủ động xây dựng kế hoạch “Thực hiện các giải
pháp đảm bảo an ninh trật tự tại bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ
năm 2020”. Trong q trình thực hiện cịn gặp một số tình huống xảy ra sự cố
mất an ninh phải gọi điện thoại nội bộ, khoa Cấp cứu thường xun khơng có
bảo vệ trực rà sốt, từ 16 giờ đến ngày hơm sau khơng có bảo vệ trực…
Với sự cần thiết nêu trên, chúng tôi xây dựng “Đề án khảo sát và phân
loại mức độ nguy cơ về an ninh trật tự (Báo động Xám) tại khoa Cấp cứu bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ từ góc nhìn của nhân viên y tế”.
II. Cơ sở pháp lý
- Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 về việc Quy
định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện;
- Quyết định số 6858/QĐ- BYT ngày 18 tháng 11 năm 2016, Bộ trưởng
Bộ Y tế ban hành Bộ tiêu chí chất lượng Việt Nam, phiên bản 2.0;
- Chỉ thị Số 03/CT-BYT, ngày 19 tháng 05 năm 2017 về việc tăng cường
bảo đảm an ninh, trật tự bệnh viện;
- Công văn Số 4919/BYT-KCB, ngày 28 tháng 7 năm 2014 về việc Tăng
cường bảo đảm an ninh, trật tự bệnh viện.



4

Phần thứ hai
THỰC TRẠNG PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ NGUY CƠ VỀ AN NINH
TRẬT TỰ TẠI KHOA CẤP CỨU
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐƠN VỊ
Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ được thành lập ngày 9 tháng 9
năm 2014 là bệnh viện chuyên ngành sản phụ khoa lớn nhất đồng bằng sông
Cửu Long. Vào ngày 01/10/2019 Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ thành
Bệnh viện hạng I với quy mô 400 giường gồm 24 khoa phòng và 01 Trung
tâm. Khoa Cấp cứu là một trong những khoa trọng điểm của Bệnh viện Phụ
sản thành phố Cần Thơ.
1. Cơ cấu tổ chức hiện nay
- Khoa Cấp cứu là một trong những khoa trọng điểm của bệnh viện.
- Nhân sự của khoa Cấp cứu 01 Trưởng khoa, 01 PhóTrưởng khoa, 01
Điều dưỡng trưởng, 01 tổ tưởng cơng đồn, có tổng số 26 nhân viên trong đó
sau đại học 3 (gồm: 02 BS chuyên khoa II, 01BS chuyên khoa I,), trình độ đại
học 8 (gồm 5 bác sỹ và 03 cử nhân hộ sinh), 01 hộ sinh cao đẳng, 14 trung
học (13 nữ hộ sinh trung cấp, 01dược sĩ trung cấp).
- Phòng Hành chính quản trị: 01 Trưởng phịng, 01 Phó Trưởng phịng,
01 tổ Trưởng cơng đồn. Tổng số nhân viên 15 (Thạc sĩ: 01, Cử nhân: 03,
CĐQTVP: 01, Kỹ sư: 03; Nhân viên: 03, Tài xế: 04
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Khoa cấp cứu hiện nay được trang bị 17 giường, được trang bị hệ thống
oxy trung tâm, 01 máy điện tâm đồ, 05 máy monitoring sản khoa, 01 máy thở
khí dung, 3 máy SPO2, 2 hút đàm nhớt. Tổ chức tiếp nhận người bệnh, khách
hàng theo quy trình, khoa chủ động đón tiếp từ cửa cấp cứu đến nơi tư vấn,
được tư vấn đầy đủ các xét nghiệm, dịch vụ của bệnh viện với phương châm



5

“ Người bệnh đến tiếp đón niềm nở - Người bệnh ở chăm sóc tận tình - Người
bệnh về dặn dò chu đáo”.
3. Chức năng nhiệm vụ
3.1. Khoa Cấp cứu
- Tiếp nhận và điều trị mọi trường hợp người bệnh cấp cứu được chuyển
tới khoa Cấp cứu 24/24 giờ.
- Đánh giá, phân loại tình trạng bệnh theo mức độ nặng và thực hiện các
biện pháp xử trí cấp cứu thích hợp theo mức độ ưu tiên cấp cứu của bệnh đến
khi người bệnh qua khỏi tình trạng nguy kịch và chuyển đến chuyên khoa phù
hợp.
- Phối hợp với khoa Phẫu thuật gây mê - Hồi sức tích cực - Chống độc,
hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa trong bệnh viện.
- Phối hợp với trung tâm cấp cứu 115 thực hiện cấp cứu và vận chuyển
cấp cứu ngoại viện khi có yêu cầu, tham gia cấp cứu ngoại viện các trường
hợp cấp cứu sản khoa.
- Thực hiện quy chế cấp cứu, quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện, quy
chế quản lý và sử dụng thiết bị, vật tư y tế. Quy định về y đức, quy chế công
tác khoa khám bệnh và những quy định khác của pháp luật về chuyên môn kỹ
thuật.
- Điều trị theo bệnh lý và phục vụ người bệnh tại giường với tinh thần
trách nhiệm cao, trường hợp người bệnh nặng có nguy cơ tử vong phải tích
cực cứu chữa, chăm sóc và thơng cảm chia sẻ nỗi buồn cùng gia đình và
người bệnh.
- Đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ, hướng dẫn học sinh - sinh viên các
trường y thực tập lâm sàng tại khoa, chỉ đạo tuyến về lĩnh vực cấp cứu cho
tuyến dưới.
- Phối hợp và hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa khác
trong bệnh viện.

- Trường hợp bệnh nặng vượt quá khả năng chun mơn thì hội chẩn mời
tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển bệnh.


6

- Phối hợp với các phòng chức năng và khoa, phịng có liên quan thực
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
3.2. Phịng Hành chính quản trị
Đảm bảo cơng tác trật tự, phòng cháy và chữa cháy. Tham gia kiêm tra
công tác bảo hộ lao động trong bệnh viện.
Đội bảo vệ gồm 13 người, phân thành tổ, tua trực ngày và đêm dưới sự
quản lý của phịng Hành chính quản trị
Bảng 1.1 Phân cơng nhân lực bảo vệ
TT

Khu vực/
vị trí bảo vệ

Ca

Ca

ngày đêm

Tổng số

Ghi chú

nhân viên


Trong
Cổng Cách Mạng
1

Tháng Tám
(Cổng số 1)

1

1

2

thời

gian

dịch bệnh, có tăng
cường 1 nhân viên
trực sàng lọc

2
3

Cổng Cấp cứu
(Cổng số 3)
Cổng Viên chức
(Cổng số 4)


2

1

3

1

1

2

Sau 20h30, Cổng
NV

được

khóa,

nhân viên bảo vệ
ngồi

Tuần tra các khoa,
4

phịng
(Trưởng/phó ca)

1


2

Sanh

1

phịng

Cổng Cấp cứu.

khu vực ngã tư giữa
khoa Cấp cứu, khoa

Cổng NV sẽ đảm
khoa,

Khoa Khám bệnh,
khoa Khám bệnh và

trực

nhiệm tuần tra các
1

5

việc

1





7

TT

Khu vực/
vị trí bảo vệ

Ca

Ca

ngày đêm

Tổng số
nhân viên

Ghi chú
Hỗ trợ trực thang

6

Khoa Cấp cứu

1

1


2

máy phục vụ cho
Sản phụ.

Giữ xe khu vực
TTSL, trực thang
7

máy, hỗ trợ các chốt

1

1

sàng lọc dịch bệnh và
các vị trí khác
Tổng số
(nhân viên)

8

5

13

3.3. Chức năng nhiệm vụ của Trưởng, phó ca trực
- Chịu trách nhiệm chung về ca trực, điều hành, phân cơng, giám sát
các vị trí trực trong toàn bệnh viện.
- Tuần tra định kỳ toàn bệnh viện (Tần suất: cách 2-3 giờ/lần): Khi thực

hiện công tác tuần tra phải mang theo Sổ tuần tra để ghi chép và có xác nhận
của khoa/phịng đã đi qua. Lúc 21g hằng ngày phối hợp với Trực hành chính
tổ chức tuần tra các buồng bệnh, nhắc nhở mỗi người bệnh chỉ được 1 thân
nhân ni bệnh và có thẻ ni bệnh.
- Tuần tra đột xuất: khi có sự việc bất thường hoặc yêu cầu từ các khoa,
phòng.
- Khi tuần tra về an ninh trật tự phải kết hợp kiểm tra an tồn phịng
cháy chữa cháy, nhắc nhở mọi người khơng đun nấu, câu mắc điện, sử dụng
điện ngồi quy định, không để các vật dụng, đồ đạc, vật dễ cháy nổ gần các
nguồn điện và cản trở lối đi chung,… các trường hợp mất an tồn phải báo về
phịng HCQT hoặc Trực hành chính phối hợp xử lý ngay.


8

- Không để hút thuốc, ưống rượu, cờ bạc, bán hàng rong, các hình thức
quảng cáo chưa được phép, tụ tập đông người trong khuôn viên bệnh viện.
Không để người bệnh phơi đồ, vứt rác bừa bãi ảnh hưởng đến vệ sinh, cảnh
quan, môi trường.
- Tắt, mở đèn các dãy hành lang theo giờ quy định của Phòng HCQT
khi trời sáng/ tối hằng ngày. Kiểm tra, nhắc nhở khoa, phòng tắt các thiết bị
điện: đèn, quạt,… khi ra về và không sử dụng.
- Các trường hợp bất thường phải lập biên bản và báo cáo ngay Phòng
HCQT phối hợp xử lý.
- Hỗ trợ Vị trí Cổng Cấp cứu kiểm sốt bé sơ sinh xuất viện vào các giờ
cao điểm và các vị trí sàng lọc, kiểm sốt, phịng chống dịch bệnh.
- Giao ban và báo cáo tổng hợp tình hình an ninh trật tự tại tất cả các vị
trí trực trong tồn bệnh viện với lãnh đạo Phịng HCQT lúc 7g sáng hằng
ngày
3.4. Nhiệm vụ của tua trực bảo vệ

- Kiểm sốt an ninh trật tự, khơng để tụ tập bán hàng rong, giám sát
người, hàng hóa và phương tiện ra vào cổng.
- Kiểm soát và hướng dẫn các đối tượng ra vào cổng đúng quy định.
- Hướng dẫn khách đến làm việc trong việc tìm kiếm vị trí khoa, phịng,
- Chỉ dẫn, sắp xếp chỗ đậu xe ơ tơ, xe gắn máy tại các nơi quy định đối
với người bệnh và thân nhân người bệnh đến cấp cứu, khách đến làm việc, …
- Kiểm soát xuất viện: Bé sơ sinh chỉ được xuất viện qua cổng Cấp cứu
(cổng số 3).
- Không để các đối tượng bán hàng rong, xe dù, các đối tượng có biểu
hiện khả nghi vào bệnh viện,…
- Hỗ trợ kiểm soát an ninh, trật tự tại khoa Cấp cứu và Trung tâm sàng
lọc.
- Thực hiện công tác sàng lọc, kiểm soát dịch bệnh theo quy định.
- Có sổ sách ghi chép và lưu trữ: diễn biến tình hình an ninh trật tự, Sổ
theo dõi sản phụ và bé sơ sinh xuất viện, hàng hóa, phương tiện ra vào cổng
trong mỗi ca trực, báo cáo trưởng/phó ca trực.


9

3.5. Phân cơng thực hiện
- Trực hành chính phối hợp bảo vệ và điều dưỡng các khoa sau kiểm
tra, nhắc nhở người nuôi bệnh đeo thẻ trong thời gian nuôi bệnh.
- Thời gian tuần tra:
+ Buổi trưa: 11g30-12g30.
+ Buổi tối: 21g-22g và 01g-02g.
- Phòng HCQT quản lý và kiểm tra việc cấp thẻ các khoa lâm sàng.
- Điều dưỡng các khoa lâm sàng quản lý và kiểm tra việc cấp thẻ và
thu hồi thẻ đối với người nuôi bệnh.
3.6. Công tác tuần tra

- Thực hiện công tác tuần tra
+ Thực hiện tuần tra, canh gác, giữ gìn ANTT tại các khu vực và
khoa, phòng (bắt đầu ca trực 6g00, duy trì tần suất 2 - 3 giờ/lần khơng kể các
trường hợp đột xuất. Tăng cường công tác tuần tra các thời điểm sau 21g00,
24g00, 02g00, 04g00 đến 05g00 sáng ngày hôm sau).
+ Phối hợp với lực lượng an ninh trật tự địa phương (lực lượng an
ninh khu vực công an phường Cái Khế) để hỗ trợ tuần tra.
- Phân công thực hiện
+ Bảo vệ thực hiện tuần tra, canh gác, giữ gìn ANTT tại các khu
vực và khoa, phịng theo thời gian quy định. Có biện pháp ngăn chặn, xử lý
bán hàng rong và đối tượng tình nghi.
+ Trực hành chính bệnh viện phối hợp bảo vệ đi kiểm tra lúc 21g00
hàng ngày về tình hình ANTT tại các khoa, nhắc nhở người bệnh chỉ được một
thân nhân nuôi bệnh và đeo thẻ ni bệnh, mời thân nhân khơng có thể nuôi
bệnh ra về để người bệnh nghỉ ngơi và đảm bảo ANTT.
+ Lập biên bản, xử lý và trình công an phường Cái Khế các trường hợp
gây rối ANTT.
3.7. Giám sát thực hiện
Phòng HCQT giám sát, chấn chỉnh, kịp thời, chủ động phối hợp công
an phường Cái Khế xây dựng các biện pháp tích cực đảm bảo tốt ANTT.
3.8. Phát loa tuyên truyền về ANTT


10

a) Mục đích phát loa tuyên truyền
- Nhằm đảm bảo ANTT, đồng thời giúp người bệnh và thân nhân người
bệnh nâng cao cảnh giác, đề phòng các đối tượng trộm cắp tài sản.
- Thời gian phát loa: ba lần, từ 20g30 đến 21g00 hàng ngày.
b) Phân công thực hiện

- Trực hành chính bệnh viện mở hệ thống phát loa trong thời gian từ
20g30 đến 21g00 hàng ngày.
- Phịng Cơng tác xã hội cập nhật, bổ sung nội dung và thời điểm phát loa
cho phù hợp các hoạt động tuyên truyền khác.
- Phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế khảo sát lắp đặt mới và sửa chữa bảo
trì các hệ thống loa phát thanh. Thường xuyên giám sát hệ thống loa đảm bảo
hoạt động 24/24.
c) Giám sát thực hiện: Phòng HCQT.
IV. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CẦN CẢI TIẾN
1. Phân tích thực trạng cần cải tiến
Ở Việt Nam, theo một báo cáo thống kê từ năm 2010 đến năm 2017 có
22 vụ hành hung y, bác sĩ, trong năm 2018 có 3 vụ đặc biệt nghiêm trọng.
Từ đầu năm 2019 đến nay, mặc dù chưa có số liệu thống kê nhưng ở nhiều
nơi chúng ta vẫn thấy các vụ việc cán bộ y tế bị hành hung [2].
Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2020 báo cáo của khoa Cấp
cứu trung bình mỗi ngày khoảng 60 lượt người bệnh đến khám bệnh, tại khoa
Cấp cứu và hàng trăm lượt thăm, nuôi của người nhà và khách hàng. Trong
năm 2020 thống kê báo cáo của Phịng HCQT có 13 trường hợp bao gồm: 5
trường hợp người nhà bệnh nhân say rượu lớn tiếng với nhân viên y tế
(1trường hợp gọi công an phường) và 4 trường hợp người nhà vơ q số quy
định bảo vệ khơng mời ra ngồi được, 3 trường hợp mất cấp điện thoại, 01
trường hợp đoe doạ nhân viên y tế.
Đặt thù bệnh viện phụ sản ngồi việc chăm sóc mẹ cịn phải an tồn cho
bé trong bụng mẹ đến khi chào đời, có quá nhiều rủi ro để nhân viên y tế và
gia đình phải lo lắng. Vì vậy khi có sự cố hay sự hiểu lầm về chẩn đoán điều


11

trị, giao tiếp ứng xử, tư vấn chưa rõ…dễ gây ra va chạm, gây rối trật tự cơng

cộng; có thể dẫn đến xung đột, tấn cơng bằng hung khí, vũ khí đe doạ tính
mạng tài sản cá nhân, tập thể. Bên cạnh đó, bệnh viện cịn phải đối mặt với
những kẻ thừa cơ trộm cắp. Đây là những mối nguy tiềm ẩn và cần phải ngăn
chặn để không xảy ra hoặc có phương án đối phó, xử lý kịp thời, phù hợp.
Tại bệnh viện vấn đề này đang trở thành mối lo lắng hàng đầu của ban
lãnh đạo bệnh viện nói chung, các lãnh đạo khoa nói riêng. Đặc biệt, tại các
điểm tiếp xúc với người bệnh mang tính chất nhạy cảm như khoa Cấp cứu.
Theo phong tục dân gian, có con là niềm vui của cả họ, cả xóm làng, do đó,
văn hóa thăm bệnh khi con, cháu mang thai cũng khá mạnh mẽ với sự thăm
hỏi của từng đồn người, từng nhóm người. Việc tụ tập đơng đúc dẫn tới hiệu
ứng đám đơng là điều khó tránh khỏi. Đối với bệnh viện Phụ sản thành phố
Cần Thơ, những mối nguy từ người nhà, người bệnh trong tâm trạng lo lắng,
sốt ruột cũng dễ dẫn tới hành động nóng nảy thái q, đơi khi là mất kiểm
sốt. Sau mỗi vụ bạo lực, ngoài nỗi đau về thể xác, nhân viên y tế cịn phải
mang theo một nỗi đau vơ cùng to lớn về mặt tinh thần, tỷ lệ người trầm cảm
ảnh hưởng tới công tác chuyên môn do vấn đề bạo hành y tế khá phổ biến.
Để chủ động phịng ngừa, xử trí, khắc phục các tình huống khẩn cấp,
đồng thời hạn chế xảy ra tình huống hoảng loạn đôi khi kết quả lại xấu hơn,
nhân viên y tế bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ cần phải phân loại mức
độ nguy cơ mất an ninh, trật tự, xây dựng quy trình phản ứng khẩn cấp với an
ninh trật tự tại bệnh viện bao gồm: các hành động gây rối trật tự công cộng;
hành động bạo lực; hành động trộm cắp; hành động tấn cơng có hoặc khơng
có hung khí, vũ khí đe doạ tính mạng tài sản cá nhân, tập thể.
2. Phân tích SWOT (Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức)
2.1. Ưu điểm
- Có xây dựng kế hoạch “Thực hiện các giải pháp đảm bảo an ninh trật
tự tại bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2020”.


12


- Có phân cơng trực bảo vệ.
2.2. Nhược điểm
- Khi xảy ra mất an ninh, trật tư, đội bảo vệ khơng có mặt tại khoa Cấp
cứu, nhân viên y tế phải gọi điện.
- Nhân viên bảo vệ chưa chuyên nghiệp trong giải quyết tình huống
- Chưa có phân loại mức độ nguy cơ mất an ninh, trật tự.
2.3. Cơ hội
- Nhân viên y tế chuyên tâm thực hiện tốt công tác chăm sóc điều trị.
- Người bệnh tin tưởng đến khám và điều trị trong mơi trường đảm bảo an

tồn an ninh trật tự
- Nhân viên y tế thường xuyên được tập huấn về giao tiếp, ứng xử.

2.4. Thử thách
- Tư duy để cải tiến chất lượng đòi hỏi sự đồng long từ các cấp;
- Xây dựng quy trình về sự cố mất an ninh, trật tự;
- Xây dựng hệ thống Báo động Xám, Auto Call, trong đó, cần tập huấn
kỹ năng cho đội bảo vệ và sự tích cực từ các khoa, phòng liên quan.
3. Vấn đề cần cải tiến và hiệu quả dự kiến
Dựa trên phương pháp phân tích 5W1H, nhóm đề án đưa ra các vấn đề
cần cải tiến sau:
- WHY:
+ Thống nhất quy trình thực hiện và phối hợp của các bộ phận
liên quan khi có sự cố an ninh, trật tự xảy ra, đảm bảo ngăn chặn kịp
thời. Khơng để tình huống vượt ngồi tầm kiểm soát bùng phát thành
hiểm hoạ lớn ảnh hưởng đến tài sản tính mạng của người ệnh người nhà
người bệnh, và nhân viên y tế
+ Đảm bảo nhân sự phù hợp chi phí hợp lý và xử trí trong
khoảng thời gian chính xác, kịp thời

+ Xác định rõ các mục tiêu cần đạt được thông qua các chỉ số đo
lường cụ thể như: Không để xảy ra sự cố liên quan đến hành hung, tấn
công nhân viên y tế tại bệnh viện,
- WHAT:


13

+ Xây dựng quy trình phản ứng các tình huống khẩn cấp sự cố an
ninh trật tự
+ Sử dụng phần mềm báo gọi tự động trong việc kích hoạt hệ
thống Autocall trong kích hoạt hệ thống phản ứng khẩn cấp sự cố an
ninh, trật tự.
- WHO:
+ Ban Giám đốc, tập thể khoa Cấp cứu
+ Khoa/phòng chức năng liên quan
+ Lực lượng bảo vệ
+ Cơ quan chức năng: Công an phường Cái Khế và Cơng an
quận Ninh Kiều
- WHEN: Phân nhóm 4 mức độ:
+ Mức độ 1: Người bệnh và người nhà người bệnh chửi bới, đe
doạ, cản trở công tác, hành hung bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế khi
có những hiểu lầm, bức xúc, đám đơng q khích người bệnh có những
tai biến, biến chứng mà khơng phải do tính chủ quan của nhân viên y tế.
Đối tượng từ 01-02 người tại khoa Cấp cứu hoặc các khoa khác.
+ Mức độ 2: Người nhà, băng nhóm đến gây rối. Đối tượng
khoảng từ 2- 05 người có nguy cơ đe doạ hoặc hành hung nhân viên y tế
hoặc người bệnh.
+ Mức độ 3: Có kẻ gian giả danh người nhà, trà trộn vào trộm,
cắp đồ của người bệnh, người nhà.

+ Mức độ 4: Vụ ẩu đả, đánh nhau ở ngoài, nạn nhân được đồng
bọn hoặc người dân đưa đi cấp cứu, tuy nhiên một số đối tượng kéo đến
bệnh viện tiếp tục hành hung, truy sát, có sử dụng hung khí, gậy gộc…
Đối tượng dự kiến 02- 06 người.
- WHERE: Các khoa phòng tại bệnh viện, đặc biệt các khoa có nguy cơ
cao như khoa Cấp cứu, khoa Khám và các khoa điều trị nội trú.
- HOW:
a. Nhân viên y tế nhận định tình huống và thực hiện ngay:
+ Mức độ 1 và Mức độ 3: Báo động Tổ Bảo vệ. Gọi trực tiếp Tổ
Bảo vệ thông qua số điện thoại 113: “Thơng báo có sự cố an ninh tại


14

khoa khu vực…” đảm bảo trong vòng 5 phút đội này phải trang bị dụng
cụ hỗ trợ cần thiết và có mặt tại hiện trường để giải quyết tình huống.
+ Mức độ 2 và Mức độ 4: Báo động bệnh viện: “Đề nghị khởi
động tình huống 2 hoặc tình huống 4 tại khoa khu vực…”
b. Trực hành chính:
+ Khi nhận được đề nghị khởi động Mức độ 2 hoặc Mức độ 4,
nhân viên Tổng đài ngay lập tức thực hiện Auto Call, Liên hệ với cơ
quan chức năng hỗ trợ (nếu là Mức độ 4), Thông báo loa với khẩu lệnh:
“Thơng báo có Báo động Xám tại khoa, khu vực…” lập lại 3 lần chỉ khi
không thực hiện được Auto Call.
c. Bảo vệ bệnh viện:
+ Người tiếp nhận thông tin: Phải báo ngay cho Tổ trưởng Tổ
bảo vệ hoặc Trưởng tua trực Bảo vệ
+ Tổ trưởng Tổ bảo vệ hoặc Trưởng tua trực bảo vệ: Đến ngay
hiện trường xảy ra sự cố hỗ trợ giải quyết.



15

Phần thứ ba
NỘI DUNG ĐỀ ÁN CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG
1. Mục tiêu chung
Xây dựng Đề án khảo sát và phân loại mức độ nguy cơ về an ninh trật tự
tại bệnh viện từ góc nhìn của nhân viên y tế. Tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Phụ
sản thành phố Cần Thơ năm 2021.
2. Mục tiêu cụ thể
(1). 100% Nhân viên y tế, nhân viên hành chính, và nhân viên bảo vệ
hiểu rõ quy trình.
(2). 100% Nhân viên y tế, nhân viên hành chính, và nhân viên bảo vệ
tuân thủ quy trình.
(3). 100% Nhân viên y tế, nhân viên hành chính, và nhân viên bảo vệ
biết cách xử lý theo từng mức độ nguy cơ mất an ninh, trật tự.


16

Phần thứ tư
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Nhóm thực hiện đề án phối hợp với phòng Quản lý chất lượng, Phòng
Hành chánh quản trị tập huấn cho toàn bộ nhân viên khoa Cấp cứu về các
bước xử lý khi có sự cố an ninh trật tự.
- Phổ biến giản đồ phân loại bệnh:

Hình 1.1. Giản đồ phân loại bệnh
- Xây dựng và triển khai quy trình Báo động Xám.
- Tổ chức giám sát thu thập số liệu theo sự di chuyển của NB/KH khi

khám và điều trị tại khoa Cấp cứu, hàng ngày trong giờ hành chánh, trong 6
tuần của tháng 8-9, hàng tuần Phòng Quản lý chất lượng giám sát.
- Cở mẫu: 100 % NVYT làm việc tại khoa Cấp cứu, nhân viên hành
chính, và nhân viên bảo vệ trong thời gian tháng 4 đến tháng 8 năm 2021.
- Cách chọn mẫu: quan sát trực tiếp BS, ĐD khi người bệnh đến khám
bệnh, đánh giá theo phiếu khảo sát và bảng kiểm của quy trình.
- So sánh kết quả khảo sát trước và sau khi can thiệp.
1. Đánh giá giải pháp
- Lập nhóm kiểm tra, thường xuyên báo cáo về việc các cá nhân, các

trường hợp chưa thực hiện đúng, đủ về Báo động Xám khi tiếp xúc với người
bệnh và người nhà cho Trưởng khoa, Phòng Quản lý chất lượng.
- Mỗi tuần nhóm thực hiện đề án và phịng Quản lý chất lượng sẽ giám
sát đánh giá theo bảng kiểm.


17

- Nội dung tập huấn của tuần sau sẽ tập trung vào hạn chế của tuần trước

đưa ra hướng giải quyết.
- Lặp lại cho tới khi đạt được mục tiêu đề ra và duy trì kết quả.
2. Tính an tồn khi cung cấp dịch vụ
- Ghi nhớ các tình huống Báo động Xám và rèn luyện thực hành phương

án xử lý.
- Giảm các mối nguy cơ bạo lực (Mức độ 2 và Mức độ 4) tại khoa Cấp cứu .
3. Nguồn nhân lực
- Tất cả nhân viên khoa Cấp cứu tham gia cải tiến đề án, phối hợp với


phòng Hành chính Quản trị, phịng Quản lý chất lượng giám sát.
4. Nguồn kinh phí cho giải pháp
Kinh phí từ nguồn chi tiêu của bệnh viện.
Bảng 1.2. Kinh phí
TT

Nội dung các bảng chi

Thành tiền

Ghi
chú

1
Kế hoạch tập huấn
300.000
2
Xây dựng thuyết minh chi tiết
300.000
3
Lập mẫu phiếu phỏng vấn
500 000
4
Báo cáo phân tích xử lý số liệu
250 000
5
In tài liệu, biểu mẫu, tài liệu, giấy
1 500 000
Tổng cộng
2.550.000 đ

Phần thứ năm
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. MỤC ĐÍCH, U CẦU
1. Mục đích
- Giảm nguy cơ mất an ninh trật tự, ngăn chặn không để xảy ra mất kiểm

soát tại khoa Cấp cứu.
- Giúp cho NVTY, đội bảo vệ, trực hành chánh hình thành thói quen
phối hợp xử trí đúng quy trình và ngày càng trở nên chun nghiệp.


18

2. Yêu cầu
- Tất cả nhân viên khoa Cấp cứu, phịng Hành chính Quản trị, đội bảo vệ

nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban điều hành đề án
- Bà Nguyễn Hà Ngọc Uyên
- Bà Phan Thị Thư
- Ông Nguyễn Thị Trang Thanh Lan
- Bà Nguyễn Ngọc Phương Anh
- Bà Hồng Thị Phương Thảo
- Ơng Nguyễn Thanh Nhã

Trưởng ban
Phó Ban
Thư ký
Thành viên

Thành viên
Thành viên

2. Phân cơng nhiệm vụ
- Bà Nguyễn Hà Ngọc Uyên: Chỉ đạo chung
- Bà Phan Thị Thư: Chịu trách nhiệm chuẩn bị nội dung

+ Rà soát thực trạng.
+ Xây dựng đề án.
+ Xây dựng bộ câu hỏi.
+ Duyệt đề án (Hội đồng thông qua).
+ Triển khai đề án.
- Bà Hoàng Thị Phương Thảo

+ Chuẩn bị nội dung
+ Sơ kết, tổng kết đề án.
- Bà Nguyễn Ngọc Phương Anh, Phan Thị Thư: chịu trách nhiệm
giám sát.
- Bà Hoàng Thị Phương Thảo, Bà Nguyễn Thị Trang Thanh Lan.
+ Thu thập số liệu, giám sát nhân viên thực hiện theo bộ câu hỏi.
+ Thống kê số liệu.
- Ông Nguyễn Thanh Nhã:
+ Phối hợp khoa Cấp cứu xây dựng và triển khai quy trình Báo
động Xám.
+ Phối hợp phịng Vật tư – Trang thiết bị, tổ Cơng nghệ thông tin
xây dựng hệ thống báo động Autocall.


19


3. Kế hoạch thời gian (tiến độ): Biểu đồ từ tháng 01 đến tháng 9.
Tháng 1 Tháng 3
Tháng
đến
đến
6
Tháng 2 Tháng 4

Nội dung

Tháng Tháng Tháng
7
8
9

Rà soát thực trạng
Xây dựng đề án
Duyệt đề án
(Hội đồng thơng
qua)
Đánh giá trước đề
án,
Xây dựng quy
trình
Xây dựng bộ câu
hỏi
Tập huấn, đánh giá
định kì
Sơ kết, tổng kết đề
án

4. Kết quả sau khi thực hiện đề án
Bảng 4.1. Nhân viên y tế phân loại mức độ theo giản đồ phân loại
bệnh
Phân loại

Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 5
Tuần 6
(N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ
%)

Thai



bệnh lý
Các bệnh
phụ khoa
Khám thai
thường quy
Các bệnh
cấp cứu trì
hỗn
Nhận xét:

%)


%)

%)

%)

%)


20

Bảng 4.2. Nhân viên y tế phân loại mức độ nguy cơ
Phân loại

Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 5
Tuần 6
(N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ
%)

%)

%)

%)

%)


%)

Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
Mức độ 4
Nhận xét:
Bảng 4.3. Nhân viên y tế biết cách xử lý theo từng mức độ nguy cơ
Phân loại

Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 5
Tuần 6
(N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ
%)

%)

%)

%)

%)

%)


Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
Mức độ 4
Nhận xét:
Bảng 4.4.Nhân viên hành chính phân loại mức độ nguy cơ
Phân loại

Tuần 1
(N, Tỷ lệ
%)

Mức độ 1
Mức độ 2

Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 5
(N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ
%)

%)

%)

%)

Tuần 6
(N, Tỷ lệ

%)


21

Mức độ 3
Mức độ 4
Nhận xét:

Bảng 4.5. Nhân viên bảo vệ phân loại mức độ nguy cơ
Phân loại

Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 5
Tuần 6
(N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ
%)

%)

%)

%)

%)

%)


Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
Mức độ 4
Nhận xét:
Bảng 4.6. Nhân viên hành chính biết cách xử lý theo từng mức độ nguy cơ
Phân loại

Tuần 1
(N, Tỷ lệ
%)

Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 5
(N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ
%)

%)

%)

%)

Tuần 6
(N, Tỷ lệ
%)


Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
Mức độ 4
Nhận xét:
Bảng 4.7. Nhân viên bảo vệ biết cách xử lý theo từng mức độ nguy cơ
Phân loại

Tuần 1
(N, Tỷ lệ
%)

Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
Mức độ 4

Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 5
(N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ
%)

%)

%)

%)


Tuần 6
(N, Tỷ lệ
%)


22

Nhận xét:
Bảng 4.8. Phương pháp giải quyết sự cố mất an ninh trật tự tại khoa
Phương

pháp

giải

quyết sự cố mất an
ninh trật tự tai khoa
Theo quy trình

Tuần 1
(N, Tỷ lệ
%)

Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 5
(N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ (N, Tỷ lệ
%)


%)

%)

%)

Gọi bảo vệ
Gọi trực hành chánh
Nhận xét:
Bảng 4.9. Thời gian nhân viên y tế được hỗ trợ khi có xảy ra mất an ninh
trật tự
Thời

gian

nhân

viên y tế được hỗ
trợ ki có xảy ra
mất an ninh trật tự
Thời gian 5 phút
Thời gian 10 phút
Thời gian 15 phút
Thời gian 20 phút
Nhận xét:

Tuần 1
(N, Tỷ lệ

Tuần 2

(N, Tỷ lệ

Tuần 3
(N, Tỷ lệ

Tuần 4
(N, Tỷ lệ

Tuần 5
(N, Tỷ lệ

%)

%)

%)

%)

%)


23

Phần thứ sáu
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
I. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
1. Xác định và phân loại mức độ nguy cơ mất an ninh, trật tự. Trong đó,
100% nhân viên y tế tại khoa Cấp cứu, nhân viên hành chính, và nhân viên
bảo vệ hiểu rõ và tuân thủ quy trình.

2. Xác định phương pháp giải quyết trường hợp mất an ninh, trật tự theo
từng mức độ. Trong đó, 100% nhân viên y tế tại khoa Cấp cứu, nhân viên
hành chính, và nhân viên bảo vệ biết cách xử lý theo từng mức độ nguy cơ
mất an ninh, trật tự.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

III. CÁC ĐỀ XUẤT



×