Tải bản đầy đủ (.pdf) (238 trang)

Ảnh hưởng của triết lý nhân sinh phật giáo đối với đạo đức thanh niên ở hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 238 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ LÊ THƯ

ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH
PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐẠO ĐỨC THANH NIÊN
Ở HÀ NỘI HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI – 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ LÊ THƯ

ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH
PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐẠO ĐỨC THANH NIÊN
Ở HÀ NỘI HIỆN NAY

Chuyên ngành: CNDVBC và CNDVLS
Mã số: 62220302

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. ĐẶNG THỊ LAN
2. PGS.TS. NGUYỄN THÚY VÂN


HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới
sự hướng dẫn của PGS. TS. Đặng Thị Lan và PGS.TS. Nguyễn Thúy Vân.
Các số liệu, tài liệu trong luận án trung thực, đảm bảo tính khách quan.
Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của
luận án chưa được cơng bố ở cơng trình nghiên cứu khoa học nào.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Lê Thư


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo Khoa Triết
học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
đã tận tâm trao truyền tri thức và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
tơi học tập, nghiên cứu tại khoa Triết học.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS.
Đặng Thị Lan và PGS. TS. Nguyễn Thúy Vân đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn
tơi trong q trình thực hiện luận án này.

Cuối cùng, tôi xin được gửi lời tri ân tới gia đình, cơ quan, đồng nghiệp,
bạn bè đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ và động viên tơi trong suốt q trình hồn
thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Lê Thư


MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................... 1
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt ............................................................... 4
Danh mục các bảng ........................................................................................... 5
Danh mục các hình vẽ ....................................................................................... 5
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 6
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI ............................................................................................................ 14
1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến triết lý nhân sinh, triết lý nhân
sinh Phật giáo, Phật giáo Việt Nam và Phật giáo ở Hà Nội............................ 14
1.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đạo đức và đạo đức thanh niên ở
Hà Nội ............................................................................................................. 23
1.3. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của triết lý nhân sinh
Phật giáo đối với đạo đức thanh niên ở Hà Nội .............................................. 26
1.4. Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án và những vấn
đề cần tiếp tục nghiên cứu ............................................................................... 34
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 38
Chương 2. TRIẾT LÝ NHÂN SINH PHẬT GIÁO VÀ ĐẠO ĐỨC THANH
NIÊN Ở HÀ NỘI – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ....................................... 39
2.1. Triết lý nhân sinh Phật giáo và đặc trưng của triết lý nhân sinh Phật giáo
Việt Nam ......................................................................................................... 39

2.1.1. Khái niệm triết lý nhân sinh Phật giáo ................................................. 39
2.1.2. Nội dung cơ bản của triết lý nhân sinh Phật giáo ................................ 45
2.1.3. Đặc trưng của triết lý nhân sinh Phật giáo Việt Nam .......................... 57
2.2. Khái quát về Phật giáo ở Hà Nội ............................................................. 69
2.2.1. Đặc điểm của Phật giáo ở Hà Nội ........................................................ 69
2.2.2. Vài nét về tình hình Phật giáo ở Hà Nội hiện nay ................................ 75
2.3. Khái quát về đạo đức thanh niên ở Hà Nội .............................................. 78
2.3.1. Đạo đức và đạo đức thanh niên ............................................................ 78
1


2.3.2. Đặc điểm của đạo đức thanh niên ở Hà Nội hiện nay .......................... 84
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 91
Chương 3. ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH PHẬT GIÁO ĐỐI
VỚI ĐẠO ĐỨC THANH NIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY – THỰC TRẠNG
VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ................................................................................... 92
3.1. Bối cảnh, phương thức và mức độ ảnh hưởng của triết lý nhân sinh Phật
giáo đến đạo đức thanh niên ở Hà Nội hiện nay ............................................. 92
3.1.1. Bối cảnh ảnh hưởng của triết lý nhân sinh Phật giáo đến đạo đức thanh
niên ở Hà Nội hiện nay ................................................................................... 92
3.1.2. Phương thức ảnh hưởng của triết lý nhân sinh Phật giáo đến đạo đức
thanh niên ở Hà Nội hiện nay ......................................................................... 96
3.1.3. Mức độ ảnh hưởng của triết lý nhân sinh Phật giáo đối với đạo đức
thanh niên ở Hà Nội hiện nay ....................................................................... 104
3.2. Ảnh hưởng tích cực của triết lý nhân sinh Phật giáo đối với đạo đức thanh
niên ở Hà Nội hiện nay ................................................................................. 110
3.2.1. Triết lý nhân sinh Phật giáo góp phần hình thành ý thức đạo đức của
thanh niên ở Hà Nội hiện nay ....................................................................... 111
3.2.2. Triết lý nhân sinh Phật giáo góp phần điều chỉnh hành vi đạo đức của
thanh niên ở Hà Nội hiện nay ....................................................................... 117

3.3. Ảnh hưởng tiêu cực của triết lý nhân sinh Phật giáo đối với đạo đức thanh
niên ở Hà Nội hiện nay và một số vấn đề đặt ra ........................................... 127
3.3.1. Ảnh hưởng tiêu cực của triết lý nhân sinh Phật giáo đến đạo đức thanh niên
ở Hà Nội hiện nay ........................................................................................... 127
3.2.2. Một số vấn đề đặt ra từ những ảnh hưởng của triết lý nhân sinh Phật
giáo đối với đạo đức thanh niên ở Hà Nội hiện nay .................................. 134
Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 141
Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH
CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH
PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐẠO ĐỨC THANH NIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY ..... 142
2


4.1. Một số quan điểm cơ bản ....................................................................... 142
4.1.1. Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về tơn giáo và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát huy các
giá trị văn hóa, đạo đức của tơn giáo ........................................................... 142
4.1.2. Phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của
TLNSPG đối với ĐĐTNHN cần gắn kết với mục tiêu xây dựng “Người thanh
niên thủ đô thời đại mới” ở Hà Nội hiện nay ............................................... 146
4.2. Các giải pháp .......................................................................................... 149
4.2.1. Hồn thiện chính sách, pháp luật của Nhà nước tạo hành lang pháp lý
cho việc phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của
TLNSPG đến ĐĐTNHN hiện nay.................................................................. 149
4.2.2. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng với Giáo hội Phật
giáo ở Hà Nội trong việc tổ chức và quản lý các hoạt động Phật sự nhằm giáo
dục đạo đức cho thanh niên .......................................................................... 155
4.2.3. Phát huy vai trị tích cực của đội ngũ chức sắc, tăng ni trong việc
truyền bá TLNSPG góp phần giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Hà Nội hiện nay . 161
4.2.4. Nâng cao hiệu quả của truyền thông Phật giáo trong việc lan tỏa

TLNSPG góp phần phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng
tiêu cực của TLNSPG đối với ĐĐTNHN hiện nay........................................ 165
4.2.5. Nâng cao vai trò của thanh niên ở Hà Nội trong phát huy những ảnh
hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của TLNSPG đối với ĐĐTNHN
hiện nay ......................................................................................................... 171
Tiểu kết chương 4.......................................................................................... 177
KẾT LUẬN ................................................................................................... 178
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ ........................................................................... 181
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 182
PHỤ LỤC

3


Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt

STT

Ký hiệu

Nội dung

1.

ĐĐTN

Đạo đức thanh niên

2.


ĐĐTNHN

Đạo đức thanh niên ở Hà Nội

3.

GHPGHN

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội

4.

Nxb

Nhà xuất bản

5.

PGVN

Phật giáo Việt Nam

6.

TLNSPG

Triết lý nhân sinh Phật giáo

4



Danh mục các bảng

Bảng 2.1: Tình hình Phật giáo ở Hà Nội qua các năm 1997, 2007, 2017 .... 756

Danh mục các hình vẽ

Hình 3.1: Phương thức truyền tải TLNSPG đến thanh niên ở Hà Nội ............ 1034
Hình 3.2: Mức độ tác động của TLNSPG đến ĐĐTNHN .......................... 1056

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo là một trào lưu triết học – tôn giáo xuất hiện vào khoảng thế
kỷ thứ VI (TCN) ở Bắc Ấn Độ. Trong quá trình phát triển, tầm ảnh hưởng của
Phật giáo đã vượt ra khỏi lãnh thổ Ấn Độ, lan tỏa đến rất nhiều quốc gia trên
thế giới, trong đó có Việt Nam. Hơn 2500 năm qua, Phật giáo đã khẳng định
được vai trị của mình với tư cách một tơn giáo thế giới với lượng tín đồ đơng
đảo. Bên cạnh đó, Phật giáo còn là một hệ thống triết học với những tư tưởng
sâu sắc, vượt thời đại và còn nhiều giá trị đối với cuộc sống của xã hội hiện
đại hôm nay.
Khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo trên tinh thần từ bi, khoan dung
và hịa hợp đã tìm ra con đường rất riêng biệt – con đường bản địa hóa để đi
vào trong đời sống người Việt. Hiếm có ở một quốc gia nào trên thế giới,
cùng một tư tưởng nhưng được hiểu ở những lớp nghĩa với độ nơng sâu khác
nhau ứng với hai hình thái Phật giáo bác học và Phật giáo dân gian như ở
Việt Nam. Sau này, sự tồn tại của hai trình độ tư tưởng đó gắn liền với hai tư

cách hiện tồn của Phật giáo trong xã hội Việt Nam ngày nay. Một là tư cách
một bộ phận của văn hóa Việt Nam truyền thống với những tư tưởng gần
gũi, giản đơn của Phật giáo dân gian, hai là tư cách một tơn giáo với tư
tưởng có tính hàn lâm, triết học. Triết lý nhân sinh Phật giáo (TLNSPG) khi
đến với người Việt đã hịa nhập với đời sống văn hóa, tín ngưỡng bản địa, chi
phối nhiều hoạt động của quần chúng nhân dân, hình thành nên TLNSPG Việt
Nam. Điều này tương ứng với sự đa dạng về trình độ nhận thức và phù hợp
tình cảm và tâm lý của người Việt Nam.
Trong q trình du nhập đó, Phật giáo cũng đã làm hình thành nhiều
trung tâm Phật giáo ở Việt Nam, trong đó có vùng đất Thăng Long – Hà
Nội. Lịch sử Thăng Long – Hà Nội chính thức được bắt đầu từ khi vua Lý
Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La vào năm 1010. Sau này, triều đình
phong kiến nhà Lý – Trần với chủ trương phát triển Phật giáo đã khiến cho
6


Thăng Long dần trở thành mảnh đất hưng thịnh bậc nhất của Phật giáo. Cho
đến nay, trải qua bao thăng trầm, thịnh suy nhưng những tư tưởng của Phật
giáo đã bám rễ trong lịng dân tộc, khơng chỉ tồn tại với tư cách là những tư
tưởng nền tảng của một tơn giáo lớn của dân tộc, mà cịn là một bộ phận hữu
cơ trong văn hóa truyền thống của Việt Nam. Vì thế, TLNSPG vẫn đang
hiện diện và tiếp tục thẩm thấu vào đời sống tinh thần của người dân ở Hà
Nội ngày hơm nay.
Bên cạnh đó, từ khi Đổi mới, sự đổi thay tồn diện về kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội đã làm gia tăng vai trị và ảnh hưởng của Phật giáo đến người
dân. Đó là bởi khi đời sống vật chất được nâng cao tạo điều kiện để con người
quan tâm hơn đến những giá trị tinh thần. Mặt khác, sự phát triển của xã hội
hiện đại cũng tạo lên sức ép không nhỏ lên họ, nhất là đối với thế hệ trẻ, khiến
họ tìm đến tơn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng như một chỗ dựa tinh
thần trong đời sống. Thêm nữa, trong xu thế thế tục hóa của các tơn giáo, bản

thân Phật giáo cũng có những hoạt động hướng đích xã hội mạnh mẽ hơn.
Trong điều kiện những chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tơn
giáo, tín ngưỡng ngày càng cởi mở hơn, cùng với sự hỗ trợ của các phương
tiện truyền thông và mạng internet trong việc truyền bá tư tưởng, Phật giáo
đang có xu hướng kết nối nhanh hơn và sâu rộng hơn với các tầng lớp cư dân
trong xã hội. Do đó, một cách tự nhiên, TLNSPG đang tiếp tục ảnh hưởng đến
sự chọn lựa giá trị cũng như phương thức hành xử của thanh niên trên địa bàn
Hà Nội hiện nay.
Không chỉ vậy, cùng với quá trình Đổi mới, với tư cách là một trung
tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội hàng đầu của đất nước, đời sống của
người dân ở Hà Nội hiện nay cũng có nhiều thay đổi thuận nghịch đa dạng.
Bên cạnh những thay đổi theo hướng tích cực là sự đứt gãy giá trị giữa q
khứ và hiện tại, tình trạng suy thối về đạo đức, lối sống… đang biểu hiện
ngày càng phức tạp, đặc biệt trong thế hệ thanh niên ở Hà Nội. Thực trạng
này đang đặt ra yêu cầu cần phải huy động mọi nguồn lực trong xã hội, trong
7


đó có việc phát huy các giá trị tích cực trong tư tưởng của các tôn giáo để điều
chỉnh, giáo dục đạo đức cho thanh niên một cách hiệu quả. Bởi vì, “thanh
niên là người chủ tương lai của nước nhà… nước nhà thịnh hay suy, yếu hay
mạnh một phần lớn là do các thanh niên” [100, tr.216]. Đối với Việt Nam,
thanh niên còn là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của sự
nghiệp xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn xây dựng đạo đức thanh niên ở
Hà Nội hiện nay, từ vị trí và vai trò của Phật giáo trong lòng dân tộc và từ sự
hiện diện mạnh mẽ của TLNSPG trong đời sống xã hội hơm nay, có thể nói,
nếu được phát huy bằng những phương pháp đúng đắn, TLNSPG sẽ là một
trợ lực to lớn bên cạnh hệ tư tưởng chính thống là chủ nghĩa Mác – Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, giúp điều chỉnh ĐĐTN, góp phần khắc phục thực

trạng xuống cấp về đạo đức của thanh niên ở Hà Nội hiện nay. Do đó, chúng
tơi đã lựa chọn vấn đề “Ảnh hưởng của triết lý nhân sinh Phật giáo đối với
đạo đức thanh niên ở Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ với mong
muốn góp phần làm sáng tỏ hơn vai trò của TLNSPG trong đời sống văn hóa
tinh thần ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt vai trị đó thể hiện trên phương diện
đạo đức của một bộ phận dân cư quan trọng trên địa bàn Hà Nội là thanh niên.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu: Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận về triết lý nhân
sinh Phật giáo và đạo đức thanh niên ở Hà Nội hiện nay, luận án tập trung làm
rõ những ảnh hưởng của triết lý nhân sinh Phật giáo đến đạo đức thanh niên ở
Hà Nội và những vấn đề đặt ra, từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm
phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của TLNSPG đối
với ĐĐTNHN hiện nay.
* Nhiệm vụ:
- Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Trình bày một số vấn đề lý luận về TLNSPG và ĐĐTNHN hiện nay.

8


- Phân tích, đánh giá thực trạng ảnh hưởng của TLNSPG đối với
ĐĐTNHN hiện nay và những vấn đề đặt ra.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích
cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của TLNSPG đối với ĐĐTNHN hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng:
Luận án nghiên cứu TLNSPG và ảnh hưởng của TLNSPG đến
ĐĐTNHN hiện nay.
* Phạm vi:
Về thời gian: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của TLNSPG đến ĐĐTNHN

giai đoạn từ khi Đổi mới (1986) đến nay.
Về khơng gian: Địa giới hành chính của Hà Nội hiện nay bao gồm cả
những khu vực có sự sát nhập với tỉnh Hà Tây và một số địa phương thuộc tỉnh
Vĩnh Phúc và tỉnh Hịa Bình (Giới hạn hành chính địa bàn Hà Nội sau 2008).
Về khách thể: Thanh niên ở Hà Nội là những người Việt Nam ở độ tuổi
từ 16 đến 30, có thời gian sinh sống, học tập (làm việc) tại Hà Nội từ 01 năm
trở lên.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh quan
điểm, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của
Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tơn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng,
đặc biệt là quan điểm tơn giáo là một nguồn lực phát triển đất nước, cần phát
huy các giá trị đạo đức, văn hóa trong tơn giáo.
Luận án được tiếp cận dưới góc độ triết học, vận dụng các nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt là nguyên lý tồn tại xã hội quyết
định ý thức xã hội, mối quan hệ biện chứng giữa các hình thái ý thức xã hội
(chú ý đến mối quan hệ giữa tôn giáo và đạo đức).
9


4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án chủ yếu sử dụng các phương pháp cơ bản của khoa học xã hội
như phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, logic, lịch sử, đối chiếu, so
sánh… để đạt được mục tiêu đặt ra. Đồng thời, để có kết quả nghiên cứu
khách quan, khoa học và cụ thể, luận án đã kết hợp sử dụng các phương pháp
xã hội học như: thu thập thơng tin định tính và định lượng (thơng qua bảng
hỏi, phỏng vấn sâu), khảo sát thực địa… nhằm thực hiện nhiệm vụ của luận
án với các kết quả thực tế, sinh động.

- Chọn địa bàn khảo sát và mẫu nghiên cứu:
Chúng tôi tiến hành chọn mẫu theo phương pháp kết hợp. Phương pháp
này bao gồm chọn mẫu theo cụm và chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
Bước 1: Chọn mẫu cụm
Căn cứ vào cách chia theo đơn vị hành chính của thành phố Hà Nội,
thành phố hiện có 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện. Chúng tôi chia thành 3 cụm
như sau (bậc 1):
+ Cụm 1 bao gồm các quận trung tâm: Quận Ba Đình, Quận Hồn
Kiếm, Quận Đống Đa, Quận Hai Bà Trưng.
+ Cụm 2 bao gồm các quận cách xa trung tâm: Quận Tây Hồ, Quận
Long Biên, Quận Cầu Giấy, Quận Hồng Mai, Quận Thanh Xn, Quận
Hà Đơng.
+ Cụm 3 bao gồm 18 huyện và 1 thị xã.
Sau khi chia cụm, tiến hành bốc thăm ngẫu nhiên cụm 1 chọn ra được
Quận Hoàn Kiếm và Quận Đống Đa, cụm 2 chọn được Quận Hà Đông và
Quận Long Biên, cụm 3 chọn được Huyện Mê Linh và Huyện Gia Lâm. Từ
kết quả này, chúng tôi tiếp tục tiến hành bốc thăm ngẫu nhiên để chọn được
các phường trong các quận và huyện (bậc 2):
+ Quận Hoàn Kiếm chọn được phường Trần Hưng Đạo
+ Quận Đống Đa chọn được phường Văn Miếu
+ Quận Hà Đông chọn được phường Văn Quán
10


+ Quận Long Biên chọn được phường Bồ Đề
+ Huyện Mê Linh chọn được xã Mê Linh
+ Huyện Gia Lâm chọn được xã Yên Viên
Bước 2: Chọn mẫu ngẫu nhiên
Căn cứ vào kết quả chọn ra được 6 địa bàn khảo sát ở bước 1, chúng tôi
tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên trên 6 địa bàn này để tiến hành phỏng vấn.

- Chọn đối tượng khảo sát:
Thanh niên ở Hà Nội là những người Việt Nam ở độ tuổi từ 16 đến 30,
có thời gian sinh sống, học tập (làm việc) tại Hà Nội từ 1 năm trở lên.
Khảo sát tiến hành phân tích những tác động của TLNSPG đến ĐĐTN
theo hai nhóm chính:
+ Nhóm phân chia theo độ tuổi: thanh niên sớm (16-18 tuổi), thanh
niên (19-24 tuổi) và thanh niên muộn (25-30 tuổi) (Căn cứ theo phân chia của
Báo cáo Quốc gia về thanh niên Việt Nam công bố tháng 6 năm 2015 do Bộ
Nội Vụ Và Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc thực hiện).
+ Nhóm phân chia theo tôn giáo: thanh niên Phật tử (là thanh niên đã
thực hiện nghi lễ quy y Tam Bảo và có pháp danh tại các cơ sở thờ tự Phật
giáo) và thanh niên không phải Phật tử.
- Mẫu khảo sát:
Để tránh phiếu hỏi sai sót và phục vụ cho việc chọn mẫu phỏng vấn,
chúng tôi tiến hành phát 540 phiếu trên 6 địa bàn. Như vậy, số lượng trường
hợp trung bình của mỗi địa bàn sẽ là: 90 mẫu.
Căn cứ trên số lượng Phật tử trên số dân theo thống kê chính thức của
ban dân vận Trung ương năm 2017, căn cứ trên tỷ lệ thanh niên trên số dân cả
nước theo Báo cáo Quốc gia về thanh niên năm 2015, từ 540 phiếu, chúng tôi
chọn cỡ mẫu nghiên cứu gồm 500 phiếu với tỷ lệ cụ thể như sau:
+ Nhóm phân chia theo tôn giáo: thanh niên Phật tử: 54 phiếu; thanh
niên không phải Phật tử: 446 phiếu.

11


+ Nhóm phân chia theo độ tuổi: thanh niên sớm (16-18 tuổi): 104 phiếu;
thanh niên (19-24 tuổi): 240 phiếu; thanh niên muộn (25-30 tuổi): 156 phiếu.
- Công cụ khảo sát:
Hai cơng cụ khảo sát chính được sử dụng nhằm mục đích thu thập được

thơng tin định tính và định lượng là:
+ Bảng hỏi cấu trúc phỏng vấn cá nhân.
Dựa trên phương pháp chọn mẫu đã đề ra, chúng tôi sử dụng bảng hỏi
cấu trúc để phỏng vấn 500 thanh niên về vấn đề ảnh hưởng của TLNSPG đến
ĐĐTN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là phương pháp giúp thu thập
được các thông tin định lượng phục vụ luận án.
+ Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu:
Chúng tôi tiến hành sử dụng bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu để tiến
hành phỏng vấn một số thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là
phương pháp giúp thu thập được các thơng tin định tính phục vụ luận án.
5. Ý nghĩa lý luận của luận án
- Luận án đã góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của
TLNSPG và đặc điểm của TLNSPG.
- Luận án đã làm rõ những ảnh hưởng của TLNSPG tới đạo đức thanh
niên ở Hà Nội hiện nay trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực.
- Luận án đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy những ảnh
hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của TLNSPG đối với ĐĐTNHN
hiện nay.
- Trên cơ sở đó, luận án khẳng định rõ thêm vai trò của Phật giáo và
TLNSPG trong đời sống xã hội Việt Nam trong giáo dục đạo đức cho thanh
niên Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu, giảng dạy các mơn học như: triết học, tơn giáo học, văn hóa học,

12


đạo đức học, lịch sử tư tưởng Việt Nam, Phật giáo Việt Nam (PGVN)… ở các
cơ sở nghiên cứu và đào tạo thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn

cũng như các cơ sở đào tạo của PGVN. Các cơ quan, ban ngành làm công tác
quản lý tôn giáo cũng có thể tham khảo luận án này.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
nội dung của luận án gồm 4 chương, 12 tiết.

13


Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến triết lý nhân sinh,
triết lý nhân sinh Phật giáo, Phật giáo Việt Nam và Phật giáo ở Hà Nội
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến triết lý nhân sinh và
TLNSPG
* Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi
Trong ngơn ngữ nước ngoài, nhất là ở phương Tây thường chỉ có một
thuật ngữ để nói về triết học với tư cách “hệ thống lý luận chung nhất của con
người về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới”. Khi chuyển ngữ
sang tiếng Việt, tùy vào từng bối cảnh cụ thể thuật ngữ này được dịch nghĩa
thành hai khái niệm triết học hay triết lý. Vì thế, đối với các cơng trình nghiên
cứu ở nước ngồi, để tìm hiểu những tư tưởng về TLNSPG chúng tơi đã tham
khảo các nghiên cứu trực tiếp về triết học Phật giáo.
Trước hết là cuốn Buddhist Philosophy: A historical analysis [165] của
tác giả David J.K Kalupahana (1984). Trong cuốn sách này, tác giả đã chỉ ra
Nhân – Quả là khái niệm trung tâm của hệ thống triết học Phật giáo. Bên cạnh
đó, tác giả cịn chỉ ra ba khái niệm cơ bản khác trong triết học Phật giáo là
Nghiệp báo, Luân hồi và Niết Bàn. Ở đây tác giả nỗ lực xóa bỏ quan niệm sai
lầm rằng Phật giáo theo chủ nghĩa quyết định luận bằng cách phân tích logic
và dẫn chứng trực tiếp từ các nguồn tài liệu trong các bản kinh Phật bằng

tiếng Pali.
Cuốn Lời giáo huấn của Phật đà [118] của tác giả Walpola Rahula
(1999) dành chương VI để phân tích cụ thể về nhân sinh quan Phật giáo. Bằng
việc khẳng định, “Phật giáo không công nhận vai trị tạo dựng của Thượng đế
và cũng khơng nương nhờ vào hồng ân của Thượng đế” [118, tr.117], tác giả
đã chỉ ra Phật giáo coi con người cũng là một chúng sinh tồn tại trên cõi đời
rồi tan biến hủy diệt vào cõi như vô trong qui luật của luân hồi. Những nội

14


dung cơ bản trong nhân sinh quan Phật giáo được Wapola Rahula phân tích là
Vơ ngã luận, Dun khởi luận.
Cuốn sách Buddhism as Philosophy: An Introduction [169] của tác giả
Mark Siderits (2007). Theo Siderits “học thuyết về nghiệp báo và sự tái sinh”
là nội dung cơ bản nhất của triết học Phật giáo. Bên cạnh đó, tác giả cịn chỉ
ra tư tưởng cơ bản của Phật giáo thời kỳ đầu là Bát Chính đạo, Tứ diệu đế,
Thập nhị nhân duyên, Tam độc, học thuyết về nghiệp báo và luân hồi, về sự
khổ (Suffering), học thuyết về vô thường (Impermanent), vô ngã (Nonself).
Siderits đã nhấn mạnh rằng dù các trường phái sau này của Phật giáo đã phát
triển vượt lên những tư tưởng ban đầu nhưng có “những tư tưởng nền tảng mà
tất cả các trường phái triết học Phật giáo đều thống nhất thừa nhận là nội dung
cơ bản của Phật giáo sơ kỳ” [169, tr.14].
Stephen J.Laumakis (2008) trong cuốn An Introduction to Buddhist
Philosophy [166] đã gọi toàn bộ tư tưởng triết học Phật giáo bằng thuật ngữ
Dhamma, trong đó phân tích chi tiết về Dhamma gồm Nghiệp báo – ln hồi,
thuyết Nhân quả, vơ thường, vơ ngã và tính Khơng, Giải thốt và Niết Bàn.
Cuốn sách này cịn khẳng định con đường trung đạo của Phật giáo và gọi Đức
Phật là người khai sáng (the Awakened One) trong tôn giáo và các vấn đề triết
học.

Cuốn sách A Companion to Buddhist Philosophy [163] do Steven
M.Emmanuel (2013) chủ biên tập hợp các bài viết của nhiều nhà nghiên cứu
về triết học Phật giáo trong đó khẳng định “giá trị của Phật giáo cần phải
được hiểu gắn liền với bối cảnh và mục đích của nó là đến giải thốt, đạt được
đến Niết Bàn” [163, tr.5]. Trong cơng trình này, các tác giả cùng thống nhất
rằng nguồn gốc và cội rễ của sự vô thường của thế giới là bởi luật nhân quả.
Cuốn Đại cương Triết học Phật giáo [84] của tác giả người Trung
Quốc Tưởng Duy Kiều (2016) khi phân tích các tư tưởng triết học Phật giáo
đã đưa ra hai nội dung cơ bản: Một là giáo lý của Phật giáo với hai thuyết
Thuyết duyên khởi (trọng tâm chính là định luật nhân quả) và Thuyết thật
15


tướng (bản thể thực tại của vũ trụ); Hai là giải thốt của Phật giáo trong đó có
sự đối sánh giữa “chủ nghĩa tiêu cực Tiểu Thừa” và “chủ nghĩa tích cực Đại
thừa” trong giải quyết vấn đề về xuất phát điểm, thật chất và hình thức giải
thốt. Đặc biệt, tác giả cũng cho rằng lập trường của triết học Phật giáo là
nhất nguyên luận và phiếm thần luận.
Yamakami Sogen (2016) trong bài viết Nguyên lý vô thường trong triết
học Phật giáo [121] khẳng định ba nguyên lý căn bản của Phật giáo là vô
thường, vô ngã và Niết Bàn tịch tịnh. Ba nguyên lý này dựa trên toàn bộ cấu
trúc của đạo Phật: Phật giáo Nguyên Thủy, Phật giáo Tiểu thừa và Phật giáo
Đại thừa. Trên cơ sở luật Nhân quả, tác giả khẳng định sự vô thường của sinh
diệt, vơ thường của tính khơng.
Như vậy, từ góc độ triết học, các học giả nước ngoài đã khái quát hóa
các nguyên lý, nội dung cơ bản của hệ thống triết học Phật giáo. Một số khái
niệm, tư tưởng được nhiều nhà nghiên cứu nước ngồi chỉ ra là Vơ thường,
Vô ngã, Nhân - Quả, Duyên khởi, Nghiệp, Khổ, Giải thoát, Niết Bàn, Tứ Diệu
Đế. Đây là những chỉ dẫn quan trọng để xác định những nội dung căn bản của
TLNSPG.

* Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu về triết lý nhân sinh rất đa dạng ở chủ đề và cách triển
khai nội hàm triết lý nhân sinh. Ví dụ như: Kỷ yếu hội thảo khoa học Triết lý
nhân sinh trong văn hóa Việt Nam [122] do Lê Công Sự (2016) chủ biên tập
hợp nhiều bài viết về triết lý nhân sinh trong văn học Việt Nam, trong văn hóa
truyền thống của dân tộc và trong văn hóa tộc người. Cơng trình Triết lý nhân
sinh trong Phúc âm và ý nghĩa của nó đối với lối sống của tín đồ Cơng giáo
Việt Nam hiện nay [67] của tác giả Đỗ Xuân Hiển (2017) lại phân chia tư
tưởng triết lý nhân sinh trực tiếp thành hai nội dung là quan niệm về lẽ sống
và quan niệm về lối sống. Cơng trình: Triết lý nhân sinh của Đạo gia và ảnh
hưởng của nó đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV đến XVIII [151]
của tác giả Ngơ Quang Tuệ (2018) đã phân tích triết lý nhân sinh theo hai
16


mục lớn là quan niệm về con người (vị trí, bản chất, sự sống chết của con
người), quan niệm về đạo làm người, kế đó các tiểu mục là những quan niệm
cụ thể trong hệ thống tư tưởng của Đạo gia như quan niệm về vô dục và tri
túc, quan niệm về vơ vi… Hay trong cơng trình Triết lý nhân sinh trong tục
ngữ, ca dao Việt Nam và ý nghĩa của nó đối với đời sống xã hội ở nước ta
hiện nay” [140] của Nguyễn Thị Tình (2018), tác giả đã phân tích khái niệm
triết lý nhân sinh trong đối sánh với khái niệm nhân sinh quan và chỉ ra sự
khác biệt nhất định giữa hai khái niệm này. Có thể nói, khi nghiên cứu triết lý
nhân sinh, hầu hết các tác giả thường đồng nhất khái niệm này với khái niệm
nhân sinh quan. Vì thế, trong phần tổng quan các cơng trình liên quan, những
cơng trình nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo có nội dung gần gũi với đề
tài của luận án sẽ được ưu tiên khảo lược. Việc khảo lược này khơng có nghĩa
tác giả luận án nhất trí với quan điểm đồng nhất hai khái niệm nhân sinh quan
và triết lý nhân sinh. Mục đích của việc khảo lược này để làm rõ hơn nội dung
cơ bản của Phật giáo về vấn đề con người và xã hội, từ đó có thể khái quát

hóa nội dung TLNSPG.
Các cơng trình nghiên cứu giúp chúng tơi có nhận thức tổng quát về
TLNSPG có thể kể đến là:
Trong bài viết Bước đầu tìm hiểu giá trị nhân sinh của Phật giáo [112]
của Lê Văn Quán (1998) đã khẳng định “Đối tượng chủ yếu của Phật giáo
nghiên cứu là con người, là giá trị nhân sinh” [112, tr.9]. Ngồi ra tác giả đã
trình bày những tư tưởng cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo là tứ diệu đế,
nhân quả, vơ ngã, vơ thường.
Tác giả Thích Tâm Thiện (1998) với cơng trình Tìm hiểu nhân sinh
quan Phật giáo [132] đã cung cấp một cơng trình cơng phu về tư tưởng Phật
giáo về nhân sinh với 16 chương sách. Tác giả cho rằng Duyên sinh – Vô ngã
là quan niệm trung tâm, có tính nhất qn và đặc thù của Phật giáo kể cả Nam
tông và Bắc tông, “là điểm khác biệt cơ bản nhất giữa Phật giáo và các tôn
giáo khác từ cổ đại cho đến ngày nay” [132, tr.13]. Nội dung căn bản của
17


nhân sinh quan Phật giáo theo tác giả là giáo lý Dun sinh – Vơ Ngã được
hình thành trên cơ sở bản thể luận, nhận thức luận Phật giáo.
Cuốn sách Triết lý nhà Phật [29] của tác giả Đoàn Trung Còn (2013)
đã truyền tải một cách độc đáo những tư tưởng TLNSPG thơng qua những
tích truyện về Tứ đại, về Trí Huệ, về Trung Đạo, về Bầy khỉ… và những lời
bình của tác giả để nói về sự vơ thường, vơ ngã, Thập nhị nhân dun, q
trình nghiệp báo ln hồi… của nhân sinh. Tác giả nhấn mạnh: “Đạo Phật dù
chia ra nhiều tông phái, chung quy cũng là để tiếp dẫn đưa người đến chỗ giải
thoát rốt ráo mà thơi” [29, tr.7].
Bên cạnh đó, cịn có nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu chun biệt
một nội dung cụ thể trong tư tưởng triết học Phật giáo về nhân sinh, thơng qua
đó có thể hiểu sâu hơn các tư tưởng cơ bản trong quan niệm nhân sinh của
Phật giáo. Cụ thể là:

Tạ Chí Hồng (2000) trong bài Góp phần tìm hiểu khái niệm và quan
điểm về Nghiệp của Phật giáo [74] chỉ ra hiện nay có nhiều cách lý giải khác
nhau về Nghiệp, nhiều lý giải thậm chí khơng đúng với tư tưởng của Phật
giáo nên không thấy được giá trị cũng như hạn chế của thuyết Nghiệp báo. Vì
thế, tác giả phân tích Nghiệp dưới góc độ khơng gian, thời gian về ba loại
Nghiệp và về sự vận động của Nghiệp.
Minh Hải (2009) Tìm hiểu về thuyết vơ thường, vơ ngã trong giáo lý
Phật giáo [56] đã phân tích rất sâu sắc về vô thường, vô ngã và cho rằng đây
là những thuyết cơ bản trong giáo lý Phật giáo cũng chính là cơ sở của
phương thức sống, triết lý sống của các nhà tu hành và Phật tử tu dưỡng theo
giáo lý nhà Phật. Trong bài viết này, tác giả đã lý giải về sự vô thường và vô
ngã của sự tồn tại của thế giới và con người theo quan niệm của Phật giáo,
“ngã hay cái ta cũng chỉ là giả tưởng, khơng có thật tức là vơ ngã. Con người
tồn tại đó nhưng chỉ là ảo giả, tạm thời”.
Nguyễn Thị Toan (2010) trong cuốn sách Giải thốt luận Phật giáo
[141] trình bày quan niệm của đạo Phật về nhân sinh thông qua phạm trù giải
18


thoát. Tác giả cho rằng, giải thoát là phạm trù trung tâm của giáo lý đạo Phật.
Theo quan niệm của đạo Phật, giải thốt là xóa bỏ vơ minh, dập tắt dục vọng,
vượt lên hỏi sự ràng buộc của thế giới hiện tượng, chấm dứt sinh tử, luân hồi
bằng con đường tu luyện đạo đức, mài giũa trí tuệ để nhập Niết Bàn – một
trạng thái tâm linh thanh tịnh, an lạc, bất sinh, bất diệt, tự do, tự tại. Chính vì
vậy, cuốn sách chỉ rõ những hạn chế, để dần khắc phục, xóa bỏ cũng như
nhận ra những giá trị tích cực cần duy trì, phát triển trong giáo lý của đạo Phật
nói chung, trong giải thốt luận nói riêng.
Lê Hữu Tuấn (2010) trong bài viết Tìm hiểu học thuyết về nghiệp trong
đạo Phật [150] nêu lên những nội dung cơ bản về Nghiệp. Tác giả cho rằng
Nghiệp có nghĩa là hành động, những hành động không cố ý, khơng có chủ

tâm, mặc dù đã biểu hiện bằng lời nói hay việc làm đều khơng tạo nghiệp.
Những hành động có tác ý, thiện hay bất thiện đều tạo Nghiệp. Tác ý là yếu tố
quan trọng nhất để tạo Nghiệp. “Nghiệp có thể ví như hạt có khả năng trở
thành cây, quả như trái cây” tức là “khả năng sinh ra quả đã gắn liền với
nghiệp” và khẳng định theo đạo Phật, ta có thể uốn nắn cái Nghiệp của ta.
Nguyễn Tiến Nghị (2016) trong Quan niệm về nhân quả trong triết học
Phật giáo [102] chỉ ra ba phạm trù cơ bản của thuyết Nhân quả là Nhân,
Duyên và Quả, trong đó “Quan hệ nhân quả, nghiệp báo, luân hồi là một cách
giải thích tất cả các sự việc, hiện tượng xảy ra trong kiếp người cũng như
trong mọi sự vật hiện tượng”. Nhân quả Phật giáo giúp con người hiểu cuộc
đời vốn không phải là định mệnh hay do thần thánh điều khiển như một số
người lầm tưởng.
Như vậy, các cơng trình, bài viết nghiên cứu ở nước ngồi và trong
nước liên quan đến triết lý nhân sinh Phật giáo rất đa dạng. Có những cơng
trình nghiên cứu tồn diện quan niệm của Phật giáo về nhân sinh, có cơng
trình tập trung vào làm rõ một nội dung trong hệ thống tư tưởng nhân sinh
Phật giáo. Đây là những tư liệu làm cơ sở để phân tích và làm rõ khái niệm
TLNSPG và nội dung của TLNSPG trong luận án này.
19


1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến TLNSPG Việt Nam,
PGVN và Phật giáo ở Hà Nội
Khi phân tích TLNSPG, nhiều tác giả đều khẳng định trong suốt quá
trình du nhập và phát triển ở Việt Nam, Phật giáo đã cải biến để phù hợp với
dân tộc, từ đó dễ dàng thẩm thấu hơn và đời sống và tinh thần người Việt.
Điều này đã được nhiều tác giả nghiên cứu lịch sử PGVN khẳng định. Có thể
kể đến những cơng trình tiêu biểu là: Lịch sử PGVN [136] do Nguyễn Tài Thư
(1988) chủ biên; Lịch sử PGVN [128] của Lê Mạnh Thát (1999); Việt Nam
Phật giáo sử lược [131] của Thích Mật Thể (2004); Việt Nam Phật giáo sử

luận [89] của Nguyễn Lang (2014)… đều là những cơng trình công phu ghi
lại những mốc lịch sử thăng trầm của PGVN, trong đó có những sự kiện liên
quan đến Phật giáo ở vùng đất Hà Nội ngày nay. Thông qua những cơng trình
này có thể hình dung được thêm về sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở
Hà Nội, những di sản của q trình đó ở Hà Nội cũng như xác định được tư
tưởng Phật giáo Bắc tơng (Đại thừa) là dịng tư tưởng có ảnh hưởng chính đến
Phật giáo ở Hà Nội.
Thêm vào đó, trong những cơng trình nghiên cứu về Phật giáo ở Việt
Nam, có một số nghiên cứu đã bước đầu chỉ ra đặc điểm của tư tưởng nhân
sinh Phật giáo ở Việt Nam. Cụ thể là:
Trần Văn Trình (1999) với bài viết “Tìm hiểu những đặc trưng của
Phật giáo trong quá trình hội nhập với văn hóa Việt Nam” [146] phân tích
q trình du nhập và phát triển ở Việt Nam nhưng tập trung vào sự phát triển
của các Tông phái: Thiền Tông, Tịnh độ tông, Mật Tông cho đến thời đổi mới
và khẳng định “Cho đến nay, Phật giáo là tôn giáo lớn nhất và có số lượng tín
đồ đơng nhất ở Việt Nam”. Tác giả khẳng định có ba khía cạnh đặc trưng của
PGVN là tính tổng hợp hài hịa, tính thiệp thế (nhập thế) với nét nổi bật là chủ
nghĩa u nước và tính Việt Nam hóa mạnh mẽ. Từ đó tác giả khẳng định
rằng nhân cách Phật giáo đã góp phần làm nên nhân cách của con người Việt
Nam ngày nay.
20


Cuốn Đại cương Triết học PGVN – từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV [62]
của Nguyễn Hùng Hậu (2002) đã dành một phần ba dung lượng để phân tích
sâu về nhân sinh quan Phật giáo giai đoạn trước thế kỷ XIV. Tác giả đã làm
rõ những quan niệm cơ bản của Phật giáo về con người từ cấu tạo, thân thể,
nguồn gốc đến cuộc đời con người trên nền tảng Tứ diệu đế (Khổ đế, Tập
đến, Đạo đế, Diệt Đế) và khẳng định nhân sinh quan của Phật giáo hoàn toàn
trái ngược với chủ nghĩa yếm thế (pessimission). Hơn nữa, tác giả cịn khẳng

định rằng: “PGVN khơng phải là Phật giáo thuần túy như trên quê hương đã
sinh ra nó mà là sự kết hợp giữa Thiền, Tịnh, Mật, Nho, Lão và tín ngưỡng
bản địa” [62, tr.388]. Trong cuốn sách này, tác giả cũng chỉ ra những đặc
điểm “độc đáo đặc sắc của PGVN, một cống hiến mới vào kho tàng Phật giáo
thế giới” [62, tr.400]. Một là, Phật giáo dân gian có mầm mống từ khi Phật
giáo mới du nhập vào nước ta, là sự dung hợp giữa Phật giáo Ấn Độ với tín
ngưỡng cổ của người Việt. Hai là, con đường đi đến giác ngộ bằng cứu dân
độ thế và sự gắn liền với chủ nghĩa yêu nước chân chính - sự khác biệt hồn
tồn với Phật giáo Ấn Trung. Là một chuyên gia đầu ngành trong nghiên cứu
Phật giáo, những phân tích của tác giả Nguyễn Hùng Hậu về Phật giáo Việt
Nam là một trong những tài liệu cơ bản với nhiều luận điểm giá trị về đặc
trưng của TLNSPG Việt Nam mà chúng tôi kế thừa trong luận án.
Ngoài ra, Nguyễn Duy Hinh (2008) trong bài viết Mấy đặc điểm PGVN
[70] thơng qua phân tích q trình du nhập và phát triển của Phật giáo vào
Việt Nam đã đưa ra một số đặc điểm của Phật giáo ở Việt Nam như sau: Một
là nơi gặp gỡ của hai dòng Nam truyền và Bắc truyền của Phật giáo từ Ấn Độ
truyền ra nước ngoài; hai là Giáo –Thiền hợp nhất, Thiền – Tịnh song tu; ba
là, Phật giáo và dân tộc.
Bài viết “Một số quan điểm triết lý nhân sinh quan trong Phật giáo nhà
Lý” [138] của tác giả Thích Thơng Thức (2010) trên tạp chí Nghiên cứu Phật
học khẳng định “nền TLNSPG triều đại nhà Lý đã để lại cho đời sau nhiều giá
trị và bài học lịch sử quý báu trong việc xây dựng đạo pháp và dân tộc” trong
21


×