Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Ứng dụng mô hình cơ sở dữ liệu phân tán cho hệ thống quản lý vật tư tại công ty fpt telecom hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 27 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
----------------------------------

TRẦN QUỐC VƯƠNG

ỨNG DỤNG MƠ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN CHO
HỆ THÔNG QUẢN LÝ VẬT TƯ TẠI CÔNG TY
FPT TELECOM HÀ NỘI

Chun ngành:

HỆ THỐNG THƠNG TIN

Mã số:

8.48.01.04

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
(Theo định hướng ứng dụng)

HÀ NỘI - 2018


Luận văn được hồn thành tại:
HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ HÀ

Phản biện 1: ……………………………...........................

Phản biện 2: ……………………………………………



Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại:
Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng
Vào lúc: …… ; Ngày …. Tháng …. Năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thơng


1

MỞ ĐẦU
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thơng đã làm
thay đổi và hình thành nhiều phương thức quản lý, kinh doanh mới. Một trong
các vấn đề quan trọng đó là cách tổ chức, quản lý và khai thác các cơ sở dữ liệu
của các Cơng ty, tập đồn. Mạng máy tính và sự phát triển của các công cụ
phần mềm khác nhau đã cho phép tổ chức cơ sở dữ liệu được phân bố tại nhiều
vị trí địa lý khác nhau nhưng vẫn có thể khai thác cơ sở dữ liệu hiệu quả với chi
phí rẻ, an tồn như cơ sở dữ liệu tập trung nhờ kết nối các cơ sở dữ liệu với
nhau qua mạng truyền thông. Cơ sở dữ liệu phân tán ngày càng được ứng dụng
nhiều trong thực tế, nhất là các cơng ty, tập đồn có nhiều bộ phận khác nhau
phân bố trên phạm vi địa lý rộng lớn thì cơ sở dữ liệu phân tán càng thể hiện
sức mạnh của nó. Cơng ty FPT Telecom Hà Nội cũng vậy, là một cơng ty có cơ
sở dữ liệu lớn và phân tán cho nên ngay từ rất sớm, công ty đã có kế hoạch áp
dụng mơ hình cơ sở dữ liệu phân tán vào quản lý vật tư trong các cơ quan, các
tổ chức hoạt động với mơ hình lớn. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của Công ty
FPT Telecom Hà Nội, luận văn đề xuất thực hiện đề tài “Ứng dụng mơ hình cơ
sở dữ liệu phân tán cho hệ thống quản lý vật tư tại công ty FPT Telecom Hà
Nội”.
Đề tài này cho phép tạo ra mô hình cơ sở dữ liệu phân tán để quản lý

việc nhập, xuất vật tư, thanh lý, thu hồi vật tư, quản lý thống kê được hàng tồn
kho giúp cho người quản lý cân đối được việc nhập xuất vật tư, đưa ra báo cáo
chi tiết về mua hàng, chi tiết bán hàng, công nợ phải thu, công nợ phải trả khách
hàng, lượng hàng tồn kho, đơn giá vật tư hiện tại để báo giá cho khách hàng khi
có nhu cầu. Việc ứng dụng cơ sở dữ liệu phân tán vào quản lý vật tư đem lại
nhiều lợi ích to lớn cho công ty FPT Telecom Hà Nội.
Luận văn gồm 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về cơ sở dữ liệu phân tán
Trong chương này luận văn trình bày các khái niệm cơ bản, các kiến thức
cơ sở về cơ sở dữ liệu phân tán và các phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu phân
tán.
Chương 2: Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán
Trong chương này luận văn tiến hành khảo sát thực trạng quản lý vật từ
tại công ty FPT Telecom Hà Nội. Trên cơ sở đó luận văn tiến hành ứng dụng
kiến thức về cơ sở dữ liệu phân tán vào thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán.


2

Chương 3: Xây dựng cơ sở dữ liệu phân tán trong hệ thống quản lý
vật tư tại công ty FPT telecom Hà Nội
Trong chương 3, luận văn tiến hành xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu
phân tán và thử nghiệm hệ thống với các kịch bản khác nhau. Từ các kết quả
thu được luận văn tiến hành đánh giá hệ thống.
Ngồi 3 chương chính, luận văn cịn có phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu
tham khảo.


3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN
Chương này sẽ trình bày tổng quan về bài tốn quản lý vật tư của FPT
Telecom Hà Nội và cơ sở dữ liệu phân tán.
1.1 Giới thiệu bài toán quản lý vật tư của FPT Telecom Hà Nội
Vật tư trong doanh nghiệp viễn thông là yếu tố cơ bản trong quá trình sản
xuất kinh doanh. Sự biến động của vật tư ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành
sản phẩm và kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị, đôi khi được quản lý kết
hợp theo vai trò và tác dụng của nó trong q trình sản xuất kinh doanh. FPT
Telecom Hà Nội cũng là một công ty viễn thông lớn với nhiều đơn vị thành
viên phân tán ở nhiều địa điểm địa lý khác nhau, việc quản lý vật tư phục vụ
sản xuất và kinh doanh một cách hiệu quả đóng một vai trị đặc biệt quan trọng
trong cơng ty, được công ty nâng cao và tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt từ
khâu thu mua, dự trữ, bảo quản và sử dụng
1.2 Giới thiệu về cơ sở dữ liệu phân tán
Cơ sở dữ liệu phân tán được phát triển dựa trên cơ sở dữ liệu và mạng
máy tính. Cơ sở dữ liệu phân tán gồm nhiều cơ sở dữ liệu tích hợp lại với nhau
thơng qua mạng máy tính để trao đổi dữ liệu, thơng tin … Cơ sở dữ liệu được
tổ chức và lưu trữ ở những vị trí khác nhau trong mạng máy tính và chương
trình ứng dụng truy cập vào dữ liệu ở những điểm khác nhau đó.
1.2.1 Sự ra đời của cơ sở dữ liệu phân tán
Sự phát triển các hệ cơ sở dữ liệu (CSDL) phân tán xuất phát từ nhiều yêu
cầu của thực tiễn hình thành và phát triển của các tổ chức. Nhiều tổ chức khi
tăng trưởng cần có cơ cấu hoạt động không tập trung. Nhiều đơn vị thành viên
của nó buộc phải phân tán ở những vị trí địa lý khác nhau.
1.2.2 Cơ sở dữ liệu phân tán
Cơ sở dữ liệu phân tán là một tập hợp gồm nhiều cơ sở dữ liệu có liên
quan về mặt logic cùng thuộc về một hệ thống nhưng được trải trên các vị trí
khác nhau và chúng có kết nối với nhau thông qua một mạng thông tin dữ liệu.
1.2.3 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán (Distributed database management

system - DDBMS) là một hệ thống hay phần mềm dùng để quản lý các hệ cơ
sở dữ liệu phân tán. Các chương trình này hỗ trợ khả năng lưu trữ, sửa chữa,
xóa và tìm kiếm thơng tin trong một cơ sở dữ liệu.


4

1.3 Các đặc trưng của cơ sở dữ liệu phân tán
CSDL phân tán không chỉ là những sự thực hiện phân tán của CSDL tập
trung, bởi vì chúng cho phép thiết kế các đặc trưng khác với CSDL tập trung
truyền thống.
1.4 Các hình thức tổ chức hệ thống phân tán
1.4.1 Mơ hình Peer-to-peer
Các máy tính cá nhân và máy trạm có thể được sử dụng như một hệ
thống độc lập. Mỗi thành viên trong mạng có vai trị ngang nhau.
Mỗi thành viên trong mạng có vai trị ngang nhau, tự quản lý tài nguyên
của mình và chia sẻ tài nguyên cho các máy tính khác trên mạng.
1.4.2 Mơ hình File Server
Là một thiết bị quản lý các hoạt động file và phục vụ các máy tính cá
nhân được kết nối trong mạng LAN. Mỗi máy cá nhân được phân chia một
dung lượng cố định trên ổ cứng của File server, chương trình ở các máy tính cá
nhân có thể đồng thời truy cập vào cùng cơ sở dữ liệu.
1.4.3 Mô hình Client/Server
Là một mơ hình phổ biến trong mạng máy tính, được áp dụng rất rộng
rãi và là mơ hình của đa số trang web hiện nay. Ý tưởng của mơ hình này là
máy con (có vài trị là máy khách) gửi một yêu cầu để máy chủ (đóng vai trò
người cung ứng dịch vụ), máy chủ sẽ xử lý và trả kết quả về cho máy khách.
1.5 Các đặc trưng của các loại hình hệ thống phân tán
Chuyển đổi các ứng dụng trên máy tính cá nhân hoặc các hệ thống máy
trạm lớn sang mơ hình phân tán đang phát triển mạnh trong xu hướng hiện nay.

1.5.1 Đặc trưng của hệ thống File server và kiến trúc Client/Server
1.5.2 Các chức năng của kiến trúc Client/Server
1.6 Ưu điểm và nhược điểm của hệ cơ sở dữ liệu phân tán
1.6.1 Ưu điểm
 Đáp ứng nhanh hầu hết các ứng dụng sử dụng dữ liệu tại các trạm. Tăng cường
các đơn thể ứng dụng và CSDL mà không làm cản trở người sử dụng hiện tại.
 Kiểm soát dữ liệu địa phương theo hướng hồn thiện sự tích hợp và quản trị dữ
liệu từ xa.
 Tăng cường khả năng của hệ thống liên quan đến vấn đề sự dư thừa dữ liệu.
1.6.2. Nhược điểm
 Phần mềm đắt và phức tạp.
 Phải xử lý các thay đổi thông báo tại mọi địa điểm.


5
 Khó kiểm sốt tính tồn vẹn dữ liệu với nhiều bản sao dữ liệu được

phân bố khắp mọi nơi.
 Đáp ứng chậm nhu cầu của các trạm trong trường hợp các phần mềm
ứng dụng không được phân bố phù hợp với việc sử dụng chung.
1.7 Các loại truy xuất cơ sở dữ liệu phân tán
1.7.1 Truy xuất từ xa thông qua các tác vụ cơ bản
Ứng dụng đưa ra một yêu cầu truy xuất CSDL ở một vị trí bất kỳ, yêu cầu
này sẽ được hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán gửi đến vị trí chứa dữ liệu đó.
1.7.2 Truy xuất từ xa thơng qua chương trình phụ trợ
Một ứng dụng yêu cầu thực hiện một chương trình phụ trợ đặt tại vị trí từ
xa. Chương trình phụ trợ này sẽ truy xuất CSDL từ xa và trả lại kết quả cho
ứng dụng đang yêu cầu.
1.8 Lý do sử dụng CSDL phân tán cho bài toán quản lý vật tư
Các tổ chức có cấu trúc phân tán: Trong thực tế các tổ chức kho, đơn vị đề

xuất nhập kho, xuất kho được phân tán khắp nơi trong khi đó dữ liệu quản lý
ngày càng lớn và phục vụ cho nhiều người dùng nằm phân tán, vì vậy CSDL
phân tán là con đường thích hợp với cấu trúc tự nhiên của các tổ chức, đơn vị
đó.
- Kết nối các CSDL có sẵn: CSDL phân tán là giải pháp tự nhiên khi có các
CSDL đang tồn tại và sự cần thiết xây dựng một ứng dụng toàn cục. Trong đề
tài này CSDL phân tán từ dưới lên dựa trên nền tàng CSDL đang tồn tại. Tiến
trình này địi hỏi phải tái cấu trúc các CSDL cục bộ ở một mức nhất định.
- Sự lớn mạnh của tổ chức: Các tổ chức, đơn vị trong cơng ty có thể phát triển
mở rộng bằng cách thành lập thêm các đơn vị mới, vừa có tính tự trị, vừa có
quan hệ với các tổ chức, đơn vị khác.
- Giảm chi phí truyền thông: Tăng ứng dụng cục bộ làm giảm chi phí truyền
thơng.
- Nâng cao hiệu suất: Có cơ chế xử lý song song và phân mảnh dữ liệu theo
ứng dụng làm cực đại hóa tính cục bộ của ứng dụng.
Hai nguyên nhân về mặt kỹ thuật đáp ứng cho sự phát triển hệ cơ sở dữ liệu
phân tán:
Công nghệ tạo ra máy tính nhỏ và nền tảng phần cứng có khả năng phục vụ
xây dựng hệ thống thông tin phân tán.
Kỹ thuật thiết kế hệ cơ sở dữ liệu phân tán được phát triển vững chắc dựa trên
2 kỹ thuật thiết kế chính là Top-Down và Bottom-up từ những năm thập kỷ


6

60. Kỹ thuật thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán phức tạp nhưng hệ cơ sở dữ liệu
phân tán cũng cần thiết cho xu hướng phát triển kinh tế hiện nay.
Những hạn chế của mơ hình CSDL tập trung:
- Quản lý CSDL lớn gặp nhiều khó khăn khơng phù hợp phục vụ cho tổ
chức, đơn vị nằm phân tán.

- Rủi ro về bảo mật CSDL trong hệ thống cao
- Trong các tổ chức lớn dữ liệu mà hầu hết các ứng dụng có thể truy nhập
được lưu trữ trên một máy tính trung tâm. Trong nhiều hệ thống, người sử
dụng từ xa có thể truy nhập cơ sở dữ liệu này thông qua các thiết bị đầu cuối
và các móc nối truyền dữ liệu. Các hệ CSDL trung tâm thường lưu trữ các
CSDL tích hợp rất lớn và được nhiều người sử dụng truy nhập.
1.9 Kết luận
Trong chương 1 luận văn đã trình bày bài tốn quản lý vật tư tại công ty
FPT telecom tại Hà Nội và khái niệm cơ bản, các kiến thức cơ sở về cơ sở dữ
liệu phân tán, các đặc trưng của CSDL phân tán, các hình thức tổ chức phân
tán, các cách thức truy xuất CSDL phân tán. Từ đó đưa ra quyết định sử dụng
CSDL phân tán cho bài toán quản lý vật tư.

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN
Chương này tập trung nghiên cứu về thiết kế CSDL phân tán, kiến trúc
tham chiếu CSDL phân tán, phân mảnh, cấp phát dữ liệu.


7

2.1 Các chiến lược phân tán dữ liệu
Việc định vị và phân tán dữ liệu ở các nút trong một mạng máy tính sẽ
quyết định tính hiệu quả và đúng đắn của hệ thống phân tán. Có 4 chiến lược
phân tán dữ liệu cơ bản: Tập trung dữ liệu, chia nhỏ dữ liệu, nhân bản dữ liệu,
phương thức lai.
2.2 Kiến trúc tham chiếu cơ sở dữ liệu phân tán
Trong hệ CSDL phân tán những người thiết kế hệ thống đã xây dựng lên một
hệ các phần mềm phục vụ yêu cầu người dùng trên CSDL đã có sẵn (Hình
2.1).


a)
b)
c)
d)

Hình 2.1 Mơ hình kiến trúc tham chiếu CSDL phân tán
Sơ đồ tổng thể (Global Schema)
Sơ đồ phân đoạn (Fragment schema)
Sơ đồ định vị (Allocation schema)
Sơ đồ ánh xạ địa phương (Local mapping schema)
2.3 Các phương pháp thiết kế CSDL phân tán
a) Phương pháp thiết kế từ trên xuống (top- down)


8

Hình 2.6 Phương pháp thiết kế CSDL phân tán top-down
b) Phương pháp thiết kế từ dưới lên (bottom – up)
2.4 Phân mảnh
Đơn vị truy xuất của các ứng dụng không phải là toàn bộ quan hệ mà
thường là một mảnh. Việc phân rã một quan hệ thành nhiều mảnh, mỗi
mảnh được xử lý như một đơn vị, sẽ cho phép thực hiện nhiều giao dịch
đồng thời. Việc phân mảnh các quan hệ sẽ cho phép thực hiện song song
một câu vấn tin bằng cách chia nó ra thành một tập các câu vấn tin con hoạt
tác trên các mảnh.
Có ba kiểu phân mảnh tương ứng với việc chia quan hệ:
Phân mảnh ngang (horizontal fragmentation)
Phân mảnh dọc (vertical fragmentation)
Phân mảnh hỗn hợp (hybrid fragmentation)
Các tính chất phân mảnh

Một vấn đề quan trọng của phân mảnh ảnh hưởng đến hiệu năng thực hiện vấn
tin là phân mảnh CSDL đến mức độ nào ? Thực tế mức độ phân mảnh có thể từ


9

thái cực không phân mảnh nào đến thái cực phân mảnh thành từng bộ (trường
hợp phân mảnh ngang) hoặc thành từng thuộc tính (trường hợp phân mảnh
dọc).
Tính đầy đủ (completeness)
Tính tái thiết (reconstruction)
Tính tách biệt (disjointness)
2.5 Cấp phát (allocation problem)
Giả sử CSDL đã được phân mảnh thích hợp và cần phải quyết định cấp phát các
mảnh cho các vị trí trên mạng. Khi dữ liệu được cấp phát, nó có thể được nhân
bản hoặc chỉ duy trì một bản duy nhất. Một CSDL không nhân bản gọi là cơ sở
dữ liệu phân hoạch, có chứa các mảnh được cấp phát cho các vị trí, trong đó chỉ
tồn tại một bản duy nhất cho mỗi mảnh trên mạng. Kiểu cơ sở dữ liệu nhân bản
có hai dạng:
Cơ sở dữ liệu nhân bản hoàn toàn
Cơ sở dữ liệu nhân bản một phần
2.5.1 Bài tốn cấp phát
Giả sử có tập các mảnh FF = {F1, ... , Fn } và mạng bao gồm các vị trí SS
={ S1,... , Sm } mà trên đó có tập ứng dụng QQ = {q1 ,..., ql } đang chạy. Bài
tốn cấp phát là tìm phân phối tối ưu của FF cho SS. Vấn đề cấp phát phải đảm
bảo tối ưu và được thể hiện thông qua 2 tham số:
• Chi phí nhỏ nhất: Hàm chi phí gồm có chi phí lưu mỗi mảnh Fi tại vị trí Sj, chi
phí vấn tin Fi tại vị trí Sj , chi phí cập nhật Fi tại tất cả mọi vị trí chứa nó và chi
phí truyền dữ liệu. Bài tốn cấp phát cố gắng tìm lược đồ cấp phát với hàm chi
phí tổ hợp thấp nhất.

• Hiệu năng: Chiến lược cấp phát được thiết kế nhằm duy trì hiệu năng
hữu hiệu. Các chiến lược đã biết là giảm thời gian đáp ứng và tăng tối đa lưu
lượng hệ thống tại mỗi vị trí.
• 2.5.2 Thơng tin cần thiết cho bài tốn cấp phát
Cần xác định các thơng tin về CSDL, thông tin về các ứng dụng trên
CSDL, cấu trúc mạng, khả năng xử lý và giới hạn lưu trữ trên mỗi một vị trí
của mạng.
a) Thơng tin về CSDL
b) Thơng tin về ứng dụng
c) Thơng tin về vị trí
d) Thông tin về mạng


10

2.5.3 Mơ hình cấp phát
Mục tiêu của mơ hình cấp phát là giảm tối thiểu tổng chi phí xử lý và
lưu trữ, đáp ứng được các đòi hỏi về thời gian đáp ứng. Mơ hình có dạng sau:
min(Total Cost)
Ứng với ràng buộc thời gian đáp ứng, ràng buộc lưu trữ, ràng buộc xử
lý.
Biến quyết định xij được định nghĩa là:
1 𝑁ế𝑢 𝑚ả𝑛ℎ 𝐹𝑖 đượ𝑐 𝑙ư𝑢 𝑡ạ𝑖 𝑣ị 𝑡𝑟í 𝑆𝑗
Xij = {
0 𝑁𝑔ượ𝑐 𝑙ạ𝑖
a) Hàm tổng chi phí
b) Ràng buộc
2.6 Kết luận
Trong chương 2 đã trình bày được cơ sở lý thuyết để thiết kế cơ sở dữ
liệu phân tán. Các chiến lược phân tán, các phương pháp thiết kế, các vấn đề

thiết kế, các phương pháp phân mảnh, cấp phát cho các mảnh và vận dụng để
thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán cho hệ thống. Chương này chính là cơ sở lý
thuyết vững chắc để thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán cho hệ thống quản lý vật tư
và triển khai ứng dụng ở chương sau.


11

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN TRONG
HỆ THỐNG QUẢN LÝ VẬT TƯ TẠI CÔNG TY FPT TELECOM
HÀ NỘI
Chương này trình bày về phân tích hệ thống quản lý vật tư, chức năng
chính của bài tốn quản lý vật tư, phân tích thực thể, thiết kế CSDL phân tán
cho bài toán, thiết kế định vị dữ liệu, đồng thời đưa ra giải pháp, cài đặt đồng
bộ hóa dữ liệu.
3.1 Phân tích hệ thống quản lý vật tư
Trên cơ sở đặc điểm của công ty FPT Telecom Hà Nội và nhu cầu về
quản lý vật tư của công ty, mơ hình CSDL phân tán được đề xuất để giải quyết
bài tốn. Cơng việc chính của việc ứng dụng mơ hình cơ sở dữ liệu phân tán
cho hệ thống quản lý vật tư tại công ty FPT Telecom là phải xác định được yêu
cầu, nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống thông tin đang xét, xác định kiến trúc của
hệ thống thông tin (các mức thông tin) và chức năng cơ bản của các mức thông
tin sự ảnh hưởng qua lại giữa các mức thông tin trong hệ thống.
3.1.1 Mức ra quyết định
Đây là mức xử lý thông tin đầu tiên của hệ thống mức này do ban lãnh đạo
hoặc người ủy quyền quyết định được ban lãnh đạo chỉ định. Thông tin đầu vào
của hệ thống là việc xây dựng các danh mục vật tư, các mức đơn giá khung cho
từng mã vật tư và các thông tin từ bên ngồi như ban kế tốn, các ban ngành, cơ
quan, công ty . Kết quả cuối cùng (đầu ra) của hệ thống là các chỉ thị, quyết
định chỉ đạo hoạt động.

3.1.2 Mức Trung gian
Trong hệ thống quản lý vật tư của FPT Telecom đây là mức thực hiện xử
lý, hỗ trợ cho các mức ra quyết định của ban lãnh đạo. Các bộ phận, các đơn vị
như bộ phận xây dựng danh mục vật tư cần bổ sung, bộ phận quản lý xuất nhập,
bộ phận quản lý kho,…Thông tin đầu vào và đầu ra của mức này đều là thông
tin (sản phẩm là thông tin sau khi đã xử lý). Các thông tin đầu ra của mức này
lại là thông tin đầu vào cho mức ra quyết định và mức tác nghiệp của hệ thống.
3.1.3 Mức tác nghiệp
Đây là mức thấp nhất của hệ thống thông tin là xuất vật tư, các kế toán
kho, nhân viên xuất vật tư. chịu trách nhiệm thực hiện các quy trình về thủ tục,
lý do xuất nhập, mức tác nghiệp chịu sự điều khiển của hệ thống quyết định.
Thông tin đầu vào của hệ thống tác nghiệp là các thông tin từ hệ thống quyết


12

định, thông tin đầu ra của hệ thống là báo cáo thống kê số lượng vật tư nhập và
xuất.
3.2 Chức năng chính của bài tốn quản lý vật tư
Hệ thống quản lý vật tư tại công ty FPT Telecom Hà Nội chính thể hiện
như hình 3.1 và gồm 3 phân hệ chính:
o Phân hệ quản lý nhập vật tư
o Phân hệ quản lý xuất vật tư
o Phân hệ quản lý nhân viên
3.2.1 Phân hệ quản lý nhập vật tư
Quản lý nhập vật tư là cơng việc có u cầu phức tạp bậc nhất trong hệ
thống quản lý vật tư, khối lượng công việc cần cập nhật lớn, yêu cầu công tác
lưu trữ, tổng hợp, báo cáo rất phức tạp, nhiều thời điểm ( ngày, tuần, tháng, năm
).
3.2.2 Phân hệ quản lý xuất vật tư

Công việc quản lý xuất vật tư gồm thông tin vật tư,thông tin kho,số lượng
xuất, thông tin người nhận, lý do xuất …
3.3 Phân tích thực thể
Qua quá trình tìm hiểu về hệ thống quản lý vật tư của công ty FPT
Telecom Hà Nội, ta cần tổ chức các thực thể và tiến hành chuẩn hóa chúng về
dạng chuẩn
3.4 Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán cho hệ thống quản lý vật tư
3.4.1 Thiết kế phân mảnh
Lược đồ tổng thể phục vụ cho phân mảnh được định nghĩa như theo mơ
hình tập trung. Trong mơ hình quan hệ, lược đồ tổng thể phục vụ cho phân
mảnh bao gồm định nghĩa của tập các quan hệ tổng thể. Theo cách này chúng
ta sẽ vẽ các đường nối (L) có hướng giữa các quan hệ (R,S) ràng buộc nhau :
Trong đó R là quan hệ chủ, S là quan hệ thành viên. Ta dùng hàm
owner và member để phân biệt các quan hệ này:
owner(L) = R và member(L) = S
Ta xây dựng lược đồ như sau :


13

Hình 3.3 Lược đồ tổng thể cho việc phân mảnh
Ở đây có 5 đường nối: L1, L2, L3, L4, L5
Ta có:
owner(L2) = Account
và member(L1) = Role
owner(L3) = Employee
và member(L2) = Account
owner(L4) = warehouse và member(L3) = Employee
owner(L4) = warehouse và member(L4) = Materials_in
owner(L4) = warehouse và member(L5) = Materials_out

3.4.2 Thiết kế định vị
Từ việc thiết kế phân mảnh dữ liệu ta xác định được sơ đồ định vị
của các mảnh tại các vị trí sau:


14

Hình 3.4 Sơ đồ định vị
3.4.3 Thiết kế sơ đồ ánh xạ địa phương
Để hệ thống có thể hoạt động tốt trên mơi trường phân tán thì trên hệ thống
cần tạo bản sao của các bảng dữ liệu tại các địa điểm. Sơ đồ ánh xạ cục bộ
của hệ thống CSDL phân tán của FPT Telecom Hà Nội.
3.4.4 Thiết kế vật lý tại các trạm
Trong quá trình thiết kế phân mảnh cho hệ thống, đề tài chỉ sử dụng phân
mảnh ngang để phân tán dữ liệu nên cấu trúc vật lý của các bảng dữ liệu tại
cáccác trạm đều giống nhau. Các bảng dữ liệu tương ứng với các thực thể và
mối quan hệ có trong hệ thống.
3.5 Giải pháp đồng bộ hóa cho hệ thống quản lý vật tư
3.5.1 Xây dựng hệ thống mạng cho hệ thống
Trong bài toán quản lý vật tư em đã chọn mơ hình Client/Server để
cài đặt, trong đó có một máy server trung tâm để lưu trữ dữ liệu của toàn hệ
thống, mỗi chi nhánh (Cầu Giấy, Ba Đình, Hà Đơng) có một máy server để
quản lý dữ liệu của chi nhánh đó, ngồi ra cịn chứa những dữ liệu cần nhân
bản. Hình 3.5 mơ tả mơ hình mạng của hệ thống.


15

Hình 3.6 Mơ hình mạng của hệ thống
3.5.2 Phân tích và thiết kế đồng bộ hóa cho hệ thống quản lý vật tư

- Tại server trung tâm đặt tại Cầu giấy chứa CSDL tổng thể của hệ
thống gồm có các bảng:
• Bảng Account
• Bảng Employee
• Role
• Warehouse
• Materials_in
• Materials_out
Trong đó bảng Role và warehouse sẽ được cập nhập dữ liệu ở máy
chủ trung tâm nhưng sẽ được nhân bản toàn phần ở tất cả các máy Server chi
nhánh (Ba Đình, Hà Đông, Cầu giấy).
- Tại server của mỗi chi nhánh chứa các bảng: Account, Employee,
Materials_in, Materials_out sẽ được phân mảnh ngay và quản lý riêng cho chi
nhánh của mình, mỗi khi cập nhật dữ liệu cho các bảng này dữ liệu tự động đồng
bộ hóa về máy server trung tâm để phục vụ cho việc thống kê dữ liệu của toàn hệ
thống. Tại mỗi chi nhánh người quản lý cũng có thể truy cập vào vật tư xuất


16

(Meterials_out), của khu vực khác để xuất vật tư, để trong trường hợp cần thiết
quản lý có thể kiêm nhiệm công việc của 1 hay nhiều khu vực khác nhau từ đó
có thể hồn tồn linh động trong cơng việc. Để thực hiện điều đó thì phải thiết kế
đường link server giữa 3 server của chi nhánh.

Hình 3.7 Mơ hình liên kết link server
3.6 Cài đặt và thử nghiệm
3.6.1 Cài đặt hệ thống
Trong hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán, mỗi cơ sở dữ liệu có một
tên tồn cục (Global Database Name) duy nhất dùng để xác định cơ sở dữ

liệu. Tên cơ sở dữ liệu toàn cục gồm hai thành phần là tên cơ sở dữ liệu
(Database Name) và tên miền (Domain Name). Tên cơ sở dữ liệu từ một
đến tám ký tự. Tên miền phải tuân theo chuẩn qui ước của Internet, các
mức trong tên miền phải được cách nhau bởi dấu chấm.
3.6.2 Tạo các liên kết link Server CSDL trong hệ thống CSDL phân
tán
Để hỗ trợ cho các ứng dụng truy xuất dữ liệu trong hệ thống CSDL
phân tán cần tạo liên kết dữ liệu (Database links) giữa các nguồn dữ liệu ở xa
(Remote Database). Một Database links là một con trỏ trên CSDL cục bộ
(local database) cho phép bạn truy cập đến các đối tượng dữ liệu trên một
CSDL ở xa (remote database). Tạo các Database links bằng câu lệnh SQL và
bằng giao diện đồ họa.


17

Bước 1. Vào menu: Server Object => Linked Server => Chuột phải chọn
New Linked Server… và nhập các thông tin kết nối.

Hình 3.8 Tạo Linked Server
Bước 2: Điền thơng tin cần thiết
• Linked Server: Tùy chọn
• Provider: Tên của thư viện kết nối với server ở xa. Ví dụ nếu muốn
kết nối với Oracle bạn cần chọn “Microsoft OLE DB Provider for Oracle”; nếu
muốn kết nối với SQL Server 2008 bạn có thể chọn “SQL Server Native Client
10.0″.
• Product name: Tên của server ở xa.
• Data source: Tên của server ở xa (điền tên IP của server cần kết
nối)




18

Hình 3.9 Điền thơng tin Linked server
3.6.3 Cài đặt đồng bộ hóa
 Cấu hình để thực hiện phân tán CSDL
Tạo Publication, chọn CSDL muốn thực hiện phân tán  Next

Hình 3.10 Tạo Publication
 Chọn Merge publication, để thực hiện đồng bộ dữ liệu hai chiều giữa
máy chủ và máy trạm  Next


19

Hình 3.11 Merge publication
 Chọn các bảng trong CSDL để đồng bộ các giá trị

Hình 3.12 Đồng bộ hóa CSDL
 Đặt tên cho Publication


20

Hình 3.13 Publication
 Tạo mới Subscriptions. Các bước thực hiện truy cập SQL Server
Management Studio. Replication -> Subscriptions -> Chuột phải chọn New
Subscriptions  Next.


Hình 3.14 Subscriptions
 Chọn Publication đã tạo trước đó  Next.


21

Hình 3.15 Publication
 Kết nối tới các máy trạm, ở đây ta có 3 máy trạm, cách làm giống
nhau.

Hình 3.16 Kết nối tới các máy trạm
 Tạo CSDL mới trên các máy trạm để đồng bộ dữ liệu


22

3.6.4 Thử nghiệm phần mềm quản lý vật tư trên hệ thống phân tán
Triển khai chương trình quản trị CSDL phân tán được bố trí tại ba vị trí:
Cầu Giấy, Ba Đình, Hà Đơng. Ở các vị trí đều được cài đặt các ứng dụng
giống nhau và mỗi vị trí truy cập trực tiếp vào CSDL tại vị trí đó và kết nối
đến hai vị trí khác.

Hình 3.19 Quản lý Account cho các tài khoản
Module cho phép giao tiếp với người sử dụng dữ liệu cuối qua mạng
Internet
hệ thống giao tiếp cộng đồng (Website) xây dựng để cung cấp cách thức sử
dụng hệ thống thông qua mạng Internet, phục vụ chủ yếu cho đối tượng sử dụng
dữ liệu chủ yếu là kế toán kho và nhân viên,…
Hệ thống hỗ trợ các chức năng như tra cứu vật tư, thời gian xuất, nhập,
đơn giá, số lượng, khai báo thông tin vật tư tại các kho, …


Hình 3.20 Giao diện truy cập cho quyền quản trị (admin)
Giao diện truy cập dành cho quyền quản trị (admin) : có thể xem thơng
tin số lượng nhập kho, xuất kho, tìm kiếm và thống kê các mã vật tư. Có quyền
phê duyệt các yêu cầu nhập xuất từ các máy trạm chuyển lên.


23

Hình 3.21 Giao diện xuất nhập vật tư
Giao diện xuất nhập vật tư khi thực hiện tại các máy trạm. Có thể thêm sửa
xóa, tìm kiếm … thơng tin tại các trường.
3.7 Đánh giá kết quả
Hệ thống được cài đặt và vận hành đã đáp ứng được nhu cầu khai khác thông
tin của người sử dụng. Ưu điểm của hệ thống là sử dụng phương pháp phân
mảnh dữ liệu để làm tăng tốc độ xử lý đảm bảo việc quản lý dữ liệu riêng tư
cho mỗi chi nhánh. Giảm được khối lượng xử lý cục bộ và vận hành trong
mạng lớn tại máy trung tâm và hệ thống sẽ phân tán ra ba nơi để giải quyết các
nhu cầu khai thác của người sử dụng, các kết quả đạt được so với mục tiêu ban
đầu đề ra :
Tốc độ truy cập nhanh chóng, số liệu thống kê chính xác minh bạch và
đồng bộ, truy xuất báo cáo dễ dàng ở mọi lúc. Vào 17h00 hàng ngày hệ thống
tự động cập nhật báo cáo thống kê chung và gửi dữ liệu tới danh sách mail của
các cấp quản lý.
Tổng thời gian xuất/nhập vật tư qua các khâu trung gian khi áp dụng hệ thống
quản lý vật tư :
1000 phiếu nhập/xuất ( trước khi áp dụng) trung bình : 360 phút
1000 phiếu nhập/xuất ( sau khi áp dụng) trung bình : 135 phút
Hiệu suất tăng 267% . Tỷ lệ thất thoát vật tư giảm xuống dưới 1%/tháng, so với
mức 3% ~ 5% trước khi áp dụng hệ thống quản lý vật tư. Điểm nhấn chính của

hệ thống là tự động hóa trọn vòng đời của vật tư, từ khi yêu cầu đến khi cung
cấp sử dụng. Tuy nhiên để hệ thống hoạt động hiệu quả và linh hoạt hơn cần
xây dựng ứng dụng chạy trên mobile, đây cũng là hướng phát triển tiếp theo của
đề tài.
Trong chương này đã xây dựng hệ thống quản lý vật tư tại công ty FPT


×