Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

ĐOÀN VIÊN TRONG TRUYỆN KIỀU NGUYỄN DU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
BỘ MƠN: NGUYỄN DU – TRUYỆN KIỀU
----------

TỌA ĐÀM VĂN HỌC
TRUYỆN KIỀU VỚI NGƯỜI TRẺ

Chủ đề:

ĐOÀN VIÊN

GVHD: PGS.TS. Lê Thu Yến
Thực hiện: Nhóm 8

Tp. Hồ Chí Minh, 11/2017

1


LỜI CẢM ƠN
Tập thể nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu
Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, q thầy cơ khoa Ngữ Văn, đặc
biệt là PGS.TS. Lê Thu Yến, giảng viên hướng dẫn, đã giúp đỡ, động viên và hỗ
trợ tinh thần cho chúng em trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện
chương trình này.
Chúng tơi cũng xin được gửi lời cám ơn đến các các bạn sinh viên các đơn vị
đã cộng tác và tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng tơi có thể thực hiện chương
trình một cách tốt nhất.
Mặc dù đã cố gắng, song chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót mà


nhóm chúng tơi chưa nhận thấy được, kính xin Cơ, các bạn sinh viên góp ý để
chúng tơi có thể hồn thành những nội dung đã trình bày dưới đây một cách hồn
thiện nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 09/11/ 2017
Tập thế sinh viên Nhóm 8

2


DANH SÁCH SINH VIÊN NHÓM 8
STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

1

LÊ THỊ VÂN ANH

K40.601.002

2

PHÙNG DƯƠNG HẠNH

K40.601.036

3


NGUYỄN VÕ CHÂU SA

K40.601.118

4

TRỊNH MAI TRUNG

K39.606.041

5

ĐINH XUÂN CƯƠNG

K40.606.005

6

NGUYỄN QUỐC QUỲNH

K40.606.038

7

NGUYỄN ANH THƯ

K40.606.043

8


TỐNG THỊ Ý NHI

K40.606.094

9

LÊ NGẠN THƯ

K40.606.109

3


ĐÁNH GIÁ SỰ CHUẨN BỊ

STT

Đánh giá mức độ hoàn

Họ và Tên

Chữ ký xác nhận

thành công việc
1

LÊ THỊ VÂN ANH

100%


2

PHÙNG DƯƠNG HẠNH

100%

3

NGUYỄN VÕ CHÂU SA

100%

4

TRỊNH MAI TRUNG

100%

5

ĐINH XUÂN CƯƠNG

100%

6

NGUYỄN QUỐC QUỲNH

100%


7

NGUYỄN ANH THƯ

100%

8

TỐNG THỊ Ý NHI

100%

9

LÊ NGẠN THƯ

100%

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 11 năm 2017
Xác nhận của GVHD

4


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 2
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ................................................... 8

1.1. Vài nét về tác giả và tác phẩm ...................................................... 8
1.1.1. Tác giả Nguyễn Du ................................................................. 8
1.1.2. Tác phẩm Truyện Kiều ......................................................... 11
1.2.

Đoạn kết của “Truyện Kiều” ................................................. 12

1.2.1. Vị trí và bối cảnh đoạn trích ................................................. 12
1.2.1.1. Vị trí ................................................................................... 12
1.2.1.2. Bối cảnh ............................................................................. 13
1.2.2. Cấu trúc và nội dung đoạn đoàn viên ................................... 15
1.2.2.1. Cấu trúc .............................................................................. 15
1.2.2.2. Nội dung ............................................................................. 16
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ ĐOẠN ĐOÀN VIÊN “TRUYỆN KIỀU” ............. 18
2.1. Ý niệm đoàn viên trong văn học trung đại và trong Truyện
Kiều ............................................................................................................. 18
2.1.1. Ý niệm đoàn viên trong văn học trung đại............................ 18
2.1.2. Ý niệm đoàn viên trong “Truyện Kiều”................................ 19
2.2. Giá trị hiện thực của đoạn đoàn viên .......................................... 21
2.2.1. Bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến bất công, tàn bạo 21
2.2.2. Thể hiện số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến 26
5


2.3.

Giá trị nhân đạo của đoạn đoàn viên .................................... 30

2.3.1. Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp người phụ nữ ............................ 30

2.2.1. Khóc thương cho số phận của người phụ nữ ...................... 39
2.2.2. Tố cáo những thế lực tàn bạo của xã hội phong kiến ......... 41
2.4. Tư tưởngcủa Nguyễn Du trong 14 câu thơ cuối Truyện Kiều.. 44
2.5.

Đặc sắc nghệ thuật .................................................................. 48

CHƯƠNG 3: SO SÁNH ĐOẠN KẾT CỦA TRUYỆN KIỀU VÀ ĐOẠN
KẾT CỦA KIM VÂN KIỀU TRUYỆN. ..................................................... 60
3.1. Những nét tương đồng giữa đoạn kết của “Truyện Kiều” và
đoạn kết của “Kim Vân Kiều truyện” ..................................................... 60
3.2. Những nét khác biệt giữa đoạn kết của “Truyện Kiều” và đoạn
kết của “Kim Vân Kiều truyện” .............................................................. 64
TỔNG KẾT .................................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 78

6


MỞ ĐẦU
“Văn học nằ m ngoài những đi ̣nh luật của băng hoại. Chỉ mình nó không
thừa nhận cái chế t” (M.Y. Saltykov-Shchedrin). Văn học bất tử chính là nhờ những
tác phẩm bất hủ, và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du chính là một trong số ấy.
Nguyễn Du – nhà thơ, nhà tư tưởng lớn của lịch sử văn học Việt Nam nói chung và
ở cuối thời kì trung đại nói riêng, có thể xếp khúc “đoạn trường” trong gia tài văn
chương đồ sộ về mặt số lượng lẫn chất lượng của Nguyễn Du vào hàng kinh điển.
“Đoạn trường tân thanh” (thường gọi là “Truyện Kiều”) là một tác phẩm không thể
khơng nhắc đến khi nói về thơ văn Nguyễn Du. Bằng ngịi bút tài hoa của mình cùng
với cảm hứng về xã hội con người Việt Nam, Nguyễn Du đã biến “Truyện Kiều” trở
thành “thiên cổ hùng thư” với mỗi câu thơ trong tác phẩm đều hàm chứa một giá trị

nhân văn và giá trị nhân đạo sâu sắc. Viết “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã thể hiện ước
mơ đẹp đẽ của mình về một tình u lứa đơi tự do, hồn nhiên, trong sáng và nhất mực
chung thủy. Viết “Truyện Kiều”, Nguyễn Du còn ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp
của con người và thể hiện những khát vọng về công lý giữa xã hội bất công, tàn bạo.
Và “thành công rất lớn về nghệ thuật diễn tả, nhất lại là diễn tả bằng bằng thơ lục
bát, một lối thơ thuần túy Việt Nam, trong lúc cái học từ chương của chế độ phong
kiến lạc hậu còn đương đắc thời ngự trị tư tưởng của nhân dân” [200 năm nghiên
cứu bàn luận Truyện Kiều; trang 1704].
“Truyện Kiều” khép lại bằng kết thúc đồn viên của các thành viên trong
gia đình họ Vương và của đơi tình nhân Thúy Kiều - Kim Trọng sau mười lăm năm
Thúy Kiều lưu lạc “Thanh y hai lượt thanh lâu hai lần”. Đoạn kết “Truyện Kiều”
được đánh giá là một trong những đoạn kết xuất sắc nhất của truyện thơ Việt Nam,
hội tụ đầy đủ những giá trị nghệ thuật và nội dung đặc sắc của đại thi hào Nguyễn
Du. Chính vì vậy, dù đã mấy trăm năm trôi qua nhưng “Truyện Kiều” và đặc biệt là
đoạn kết đoàn viên của tác phẩm vẫn gây được những xúc động lớn trong lòng
người đọc, kéo theo những nghiên cứu, đánh giá trái chiều. Với mong mỏi được tìm
hiểu thêm về đoạn đồn viên, chúng tơi đã cho ra đời tiểu luận này, hy vọng góp
được chút sức trẻ vào công cuộc làm sáng rõ “Truyện Kiều” nói chung và đoạn
đồn viên nói riêng.
7


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Vài nét về tác giả và tác phẩm
1.1.1. Tác giả Nguyễn Du
Nguyễn Du (1766-1820), tên chữ Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên
Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông sinh ra một gia đình nhà Nho nhiều đời làm quan
to dưới thời Lê – Trịnh. Cha của ông là Nguyễn Nghiễm từng giữ chức tể tướng
trong triều đình. Mẹ là bà Trần Thị Tần con gái của một viên quan câu kê trong phủ
Chúa. Từ lúc sinh ra cho đến lúc 10 tuổi, Nguyễn Du sống cùng với gia đình, năm

10 tuổi cha của ơng qua đời kế tiếp sau đó hai năm mẹ của ông cũng mất, ông đã
phải sống với người anh là Nguyễn Khản bắt đầu một cuộc sống đầy thăng trầm.
Sinh ra trong một thời đại đầy biến động, Nguyễn Du đã trải qua những
thay đổi của các triều đại phong kiến: Lê – Trịnh, Tây Sơn, Nguyễn những cuộc
binh biến tàn khốc những cuộc nổi dậy của các phong trào khởi nghĩa của nông dân.
Bởi vậy ông đã trực tiếp chứng kiến những tang thương, bất công, những nghèo đói
bất cơng của tầng lớp nhân dân dưới chế độ quan lại vua chúa xa hoa, trụy lạc, sự
tàn khốc của chế độ phong kiến. Thế kỷ của Nguyễn Du là thời điểm mà những biến
động về chính trị, xã hội đang trên đà khốc liệt với biểu hiện là sự suy tàn của chế
độ phong kiến, đời sống nhân dân lầm than, mâu thuẫn xung đột làm nảy lên những
phong trào khởi nghĩa…tất cả đều có tác động và ảnh hưởng đến cuộc đời, tư tưởng
của Nguyễn Du, một nhà thơ ln có những mối bận tâm và rung cảm trước những
biến động của thời cuộc.
Vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn học nghệ thuật và bề
dày lịch sử cùng với xuất thân của Nguyễn Du không phải là tầng lớp thấp kém nên
bản thân ông là một người rất thông minh, học rộng, thơng hiểu cả Nho, Phật, Đạo.
Ơng nội của Nguyễn Du là Nguyễn Quỳnh một người chuyên nghiên cứu về Kinh
dịch, cha của ông cũng là một người nổi tiếng về sự thông minh và học rộng là một
nhà thơ, nhà sử học. Mẹ của ông cũng là một người xuất thân trong một gia đình
quan lại, cha của bà làm nghề câu kê ở Bắc Ninh nơi nổi tiếng với những làn điệu

8


quan họ nên vì vậy Nguyễn Du có điều kiện thừa hưởng những tinh hoa từ giáo dục
của gia đình.
Sau khi cha mẹ ông mất ông sống cùng với người anh cùng cha khác mẹ là
Nguyễn Khải – làm chức quan trong phủ chúa Trịnh, một người giỏi về chữ Nôm và
văn thơ thường đối đáp thơ văn với chúa Trịnh Sâm. Có lẽ trong thời gian này ơng
cũng học được rất nhiều từ người anh của mình nhất là về chữ Nơm. Vì vậy, bản

thân ơng ngay từ khi trưởng thành đã có tố chất làm thơ, soạn nhạc và thơng thạo
nhiều lĩnh vực như xây dựng, trang trí, đàn ca hát xướng. Cùng với Nguyễn Du cịn
có những người cháu như Nguyễn Hành, Nguyễn Thiện, họ đều là những người rất
thông thạo, giỏi về thơ văn và họ cũng đều rất thân thiết với Nguyễn Du. Như vậy,
ngay từ trong mơi trường gia đình, Nguyễn Du đã có dịp tiếp xúc và trưởng thành
trong những môi trường của nghệ thuật, thơ ca, và được trao đồi một cách vững
chắc, yếu tố tạo nên một con người đa tài sau này.
Cuộc đời của Nguyễn Du là một cuộc đời trơi dạt với hồn cảnh éo le từ
trong gia đình đến ngoài xã hội. Đến năm 1786, Nguyễn Khản anh của ơng mất
cùng lúc đó là sự nổi dậy của nghĩa quân Tây Sơn khiến anh em trong gia đình ông
chia ly mỗi người một ngả. Dưới thời Tây Sơn ông sống cùng với anh vợ là Đoàn
Nguyễn Tuấn lúc bấy giờ làm quan cho Tây Sơn, tuy nhiên triều đại của Tây Sơn
q ngắn ngủi để ơng có thể chứng kiến sự đóng góp cho đất nước với sự ra đi của
Nguyễn Huệ. Điều này có lẽ cũng tác động ít nhiều đến ơng bởi lẽ ơng cũng ấn
tượng với những gì đã làm được dưới triều đại này mặc dù trước kia ông không
đồng thuận và đã từng chống lại Tây Sơn. Sau khi Tây Sơn sụp đổ, dưới triều đại
nhà Nguyễn ông ra làm quan và được thăng chức một cách nhanh chóng với nhiều
chức danh khác nhau. Nhưng bản thân ơng vẫn canh cánh trong lịng những nỗi lo
lắng bề bộn bởi có lẽ cuộc đời ông đã trải qua nhiều sóng gió, tâm hồn lại nhạy cảm
trước những biến động của thời cuộc.
Nhìn lại cuộc đời của Nguyễn Du ta có thể thấy tồn bộ cuộc đời của ơng
đã chịu ít nhiều những sóng gió và thăng trầm như chính cái thời đại của ơng vậy.
Cuộc đời bảy nổi ba chìm đã từng sống một cuộc đời êm ấm, quý tộc rồi cuộc đời
tang tóc, tán loạn trong gia đình, chịu cảnh nghèo khó bần cùng, chia ly anh em mỗi
9


người một xứ… tất cả những điều đó ảnh hưởng và tác động đến suy nghĩ, tình cảm
của ơng, đặc biệt đây cũng là yếu tố được thể hiện trong những sáng tác của ơng. Ta
có thể nhận thấy con người Nguyễn Du tuy là trải qua những giông tố cuộc sống

như vậy nhưng ở con người ơng vẫn tốt lên một nghị lực và một tình yêu vào cuộc
sống, am hiểu và dành tình yêu cho cuộc sống cho đồng loại của mình. Điều đó, có
lẽ chỉ được biểu hiện ở con người thiên tài như ông.
Về sự nghiệp sáng tác, Nguyễn Du đã để lại một di sản quý giá, đóng góp
to lớn vào nền văn học của Việt Nam. Ở Nguyễn Du có thể thấy đó là sự am hiểu về
nhiều thể thơ của Trung Quốc nên trong sáng tác của ông hết sức đa dạng. Tác
phẩm của ơng có thể chia thành hai mảng chính là thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm:
Sáng tác bằng chữ Hán gồm có 249 bài được hai tác giả Lê Thước và
Trương Chính sưu tầm và Nhà xuất bản văn học cho ra mắt vào năm 1965 gồm 3
tập:
- Thanh Hiên thi tập: gồm 78 bài là những bài thơ được viết trước giai đoạn
làm quan dưới triều nhà Nguyễn.
- Nam Trung tạp ngâm: gồm 40 bài, được sáng tác trong thời gian làm quan
ở Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh.
- Bắc hành tạp lục: gồm 131 bài thơ được sáng tác vào thời điểm đi sứ sang
Trung Quốc
Sáng tác bằng chữ Nơm gồm có các tác phẩm:
- Thác lời trai phường nón: bài thơ 48 câu được viết bằng thể lục bát, tác
giả thay lời anh con trai phường nón ở làng Tiên Điền tỏ tình với cơ gái phường vải
ở làng Trường Lưu.
- Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu: gồm 98 câu, viết theo lối văn tế, nội
dung là niềm than vãn vì mối tình với hai cơ gái phường vải có sử dụng nhiều yếu
tố văn học dân gian.

10


- Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh): viết bằng thể song thất lục
bát, mục đích là gọi hồn những người đã khuất để cầu siêu cho những những linh
hồn này. Bài văn tế được viết theo thể song thất lục bát gồm 184 câu thơ chữ Nôm.

- Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiều): là tác phẩm được coi là nổi tiếng
của Nguyễn Du và thành công được viết bằng chữ Nôm.
1.1.2. Tác phẩm Truyện Kiều
Truyện Kiều là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Du gồm 3.254 câu thơ lục
bát viết bằng chữ Nơm. Nội dung chính của Truyện Kiều xoay quanh cuộc đời của
Vương Thúy Kiều vì bán mình chuộc cha nên đã phải chịu cuộc sống lưu lạc, một
con người đầy đủ yếu tố tài sắc nhưng lại chịu một cuộc đời tủi nhục trôi nổi.
Nguồn gốc của Truyện Kiều theo học giả Đào Duy Danh trong Việt Nam
văn học sử thì Truyện Kiều bắt nguồn từ Trung Quốc xuất phát từ Vương Thúy
Kiều trong tập Ngu sơ tản chí do một nhà văn đời Minh là Dư Hồi viết ra. Theo
đó, nhân vật Thúy Kiều là một nhân vật có thật, đầy đủ những phẩm hạnh và tài
năng, nàng có một người chồng đầu tiên là La Văn Long, sau đó là lấy Từ Hài là
một tướng cướp, vì muốn về quê nên Thúy Kiều đã khuyên Từ Hải đầu hàng Hồ
Tôn Hiến nhưng lại bị giết, Thúy Kiều liền nhảy sơng tự vẫn. Vì cảm kích trước con
người có tiết nghĩa như Thúy Kiều nên Dư Hoài đã ghi chép thành truyện để lưu
truyền. Đến đời nhà Thanh, tác giả Thanh Tâm Tài Nhân đã dựa dựa vào đó để viết
thành Kim Vân Kiều truyện và biến tấu thành một câu chuyện có hậu cho cuộc đời
của Thúy Kiều.
Nguyễn Du nhờ tài năng của mình ơng đã dựa vào quyển tiểu thuyết của
Thanh Tâm Tài Nhân để viết lại một tác phẩm Truyện Kiều bằng thơ lục bát sử
dụng khoảng 1/6 nội dung chi tiết trong Kim Vân Kiều và sáng tạo thêm để tạo nên
một diện mạo mới đặc sắc mang bản sắc Việt Nam mà ta có thể thấy đến ngày nay.

11


1.2.

Đoạn kết của “Truyện Kiều”


1.2.1. Vị trí và bối cảnh đoạn trích
1.2.1.1. Vị trí
Có rất nhiều cách phân chia đoạn kết của truyện Kiều của nhiều tác giả
khác nhau với những kiến giải riêng.
Theo Trần Kim Lan đoạn kết thuộc phần 6 (từ câu 2645 đến câu 3250),
đoạn kết bao gồm 3 nội dung chính:
+ Cuộc nói chuyện giữa sư Giác Duyên và Tam Hợp Đạo Cô về Kiều, Kiều
trầm mình tự vẫn ở sơng Tiền Đường được cứu và dự cảm về cuộc đoàn viên.
+ Cảnh đoàn viên của gia đình Kiều.
+ Tư tưởng Nguyễn Du đúc kết qua toàn bộ truyện Kiều.
Cách chia của Nguyễn Sĩ Đại qua bài viết Tìm hiểu về tư tưởng Nguyễn
Du qua đoạn kết của truyện Kiều, trong đó xác định đoạn kết của truyện Kiều bao
gồm 14 câu thơ cuối, từ câu 3241 đến câu 3254. Cách chia này chỉ có phần nêu tư
tưởng của Nguyễn Du về toàn bộ thiên truyện Kiều.
Chúng ta thấy cách chia thứ nhất của Trần Kim Lan có tồn diện hơn cách
thứ hai nhưng lại có phần thừa. Bố cục của Truyện Kiều được chia làm 3 phần: Gặp
gỡ và Đính ước, Gia biến và Lưu lạc, Đoàn viên. Ở cách chia của Trần Kim Lan,
phần “Cuộc nói chuyện giữa sư Giác Duyên và Tam Hợp Đạo Cơ về Kiều, Kiều
trầm mình tự vẫn ở sơng Tiền Đường được cứu và dự cảm về cuộc đoàn viên” (từ
2645 đến 2966) vẫn chưa thể xếp vào đoạn kết (đồn viên), nó vẫn cịn mang nội
dung của phần Gia biến và lưu lạc.
Theo nhóm, đoạn kết hay nói cách khác là đoạn đoàn viên bắt đầu từ câu
2967 đến 3254 trong đó:

12


+ 2967 – 2998: Đoạn kết được dẫn dắt, mở đầu khi Kim Trọng và gia đình
Kiều nghe tin, lập đàn giải oan cho Kiều, gặp Sư Giác Duyên và rõ ngọn ngành,
Kiều gặp lại mọi người nơi của Phật.

+ Phần kết chính là màn đồn viên của gia đình Thúy Kiều từ khi : Kiều từ
giã sư Giác Duyên, trở về sum vầy cùng gia đình (câu 2999 đến 3240)
+ Từ câu 3240 đến 3254 là lời của Nguyễn Du, đoạn cuối gồm có 14 câu
đúc kết những triết lý, tư tưởng sâu sắc của Nguyễn Du.
Sở dĩ nhóm chọn cách chia này, đó là vì đoạn này đã thể hiện được rõ ràng
bối cảnh, diễn biến và kết thúc của cái kết đoàn viên và tư tưởng của tác giả. Đoạn
kết thể hiện cái kết chưa được giải quyết của các nhân vật. Trong đó quan trọng
nhất là hai nhân vật Kim Trọng – Thúy Kiều, cảnh đoàn viên đã thể hiện màn tái hồi
của hai nhân vật này. Và cuối cùng là nội dung tư tưởng của chính tác giả khi nói về
số mệnh con người, về thuyết tài mệnh tương đố. Như vậy, đoạn kết trên giải quyết
được cả vấn đề cấu trúc phù hợp với nội dung và vấn đề về tư tưởng trong toàn bộ
thiên Đoạn trường Tân thanh.
1.2.1.2. Bối cảnh
Sau khi được Kiều hậu tạ trong dịp nàng báo ân trả oán, sư Giác Duyên từ
biệt Kiều. Trên “đường vân du” thì gặp đạo cô Tam Hợp - một người xuất gia tu
theo đạo Lão. Sư Giác Duyên kể lại sự tình câu chuyện của kiều và được nghe đạo
cô tiên tri rằng:
“Giữa dịng nước dẫy sóng dồi
Trước hàm rồng cá gieo mồi vắng tanh”
Đạo cô tiên tri rằng Thúy Kiều sẽ tự tử tại sơng Tiền Đường và bảo Giác
Dun tìm cách cứu nàng. Nghe lời đạo cô, Giác Duyên thuê ngư phủ quanh năm
thả lưới tại sông Tiền Đường và đã vớt được nàng.

13


Được Giác Duyên cứu lên thuyền, trong cơn mê man Kiều trông thấy Đạm
Tiên hiện ra, Đạm Tiên báo cho Kiều biết tấm lòng nhân nghĩa của nàng đã thấu
đến trời và nàng được thoát khỏi kiếp đoạn trường:
“Tâm thành đã thấu đến trời

Bán mình là hiếu, cứu người là nhân
Một niềm vì nước vì dân,
Âm cơng cất một đồng cân đã già
Đoạn trường sổ rút tên ra,
Đoạn trường thơ phải đưa mà trả sau
Còn nhiều hưởng thụ về sau,
Duyên xưa đầy đặn phúc sau dồi dào”
Sau khi tỉnh dậy Đạm Tiên biến mất, từ đó Kiều sống với sư Giác Duyên
trong một thảo lư bên sông Tiền Đường.
Về Kim Trọng sau khi thụ tang chú ở Liêu Dương, thời gian thấm thốt nửa
năm Kim Trọng trở lại và tìm Kiều. Nhưng nghe tin Kiều đã bán mình chuộc cha và
gia đình Kiều dời đi nơi khác, Kim đau lịng, khóc lóc thảm thiết “Thẫn thờ lúc tỉnh
lúc mê // Máu theo nước mắt hồn lìa chiêm bao”. Ơng bà Vương cho Kim biết Kiều
đã nhờ Thúy Vân thay lời đính ước của nàng để kết nghĩa với chàng.
Sau một thời gian vơ vọng dị hỏi tin tức Kiều, Kim Trọng kết hơn cùng
Thúy Vân. Ít lâu sau, cả Kim Trọng lẫn Vương Quan thi đậu và được triều đình bổ
làm quan.
Kim Trọng được cử làm quan tri huyện Lâm Tri, nơi Thúy Kiều bị buộc
làm ca nhi thuở trước. Tại đây, Kim được một người nha lại lớn tuổi họ Đô (người
làm việc tại huyện đường) kể cho chàng nghe quãng đời luân lạc của Kiều. Lúc này
Kiều đang chung sống những ngày vinh quang với Từ Hải tại Châu Thai.
Khoảng năm năm sau, Kim Trọng nhận được chiếu chỉ triều đình đổi đi cai
trị huyện Nam Bình thuộc tỉnh Phúc Kiến. Cùng lúc ấy, Vương Quan cũng được bổ

14


làm quan tại huyện Phú Dương thuộc tỉnh Triết Giang. Vì hai huyện Nam Bình và
Phú Dương ở gần nhau nên cả hai gia đình Kim Trọng và Vương Quan cùng đi
chung để nhận nhiệm sở. Khi đi ngang Hàng Châu, gần nơi Từ Hải đặt bản doanh,

mọi người được tin thế giặc đã tan Từ bị Hồ Tôn Hiến lừa giết chết và Kiều đã gieo
mình tự tử tại sơng Tiền Đường.
Gia đình Kim và Vương đến nơi nàng tự tử để lập đàn tràng cúng giải oan
cho Kiều. Tình cờ Giác Dun đi ngang qua, trơng thấy tên Kiều trên bài vị, bà
ngạc nhiên đến hỏi duyên cớ. Lúc bấy giờ mọi người mới biết Kiều còn sống.
“Cơ duyên đâu bỗng lạ sao?
Giác Duyên đâu bỗng tìm vào đến nơi
Trông lên linh vị chữ bài,
Thất kinh mới hỏi: Những người đâu ta?
Với nàng thân thích gần xa,
Người cịn, sao bỗng làm ma khóc người?”
Giác Duyên đưa tất cả đến gặp Kiều, Thúy Kiều bất ngờ khi gặp lại gia
đình:
“Tưởng bây giờ là bao giờ,
Rõ ràng mở mắt cịn ngờ chiêm bao!”
1.2.2. Cấu trúc và nội dung đoạn đoàn viên
1.2.2.1. Cấu trúc
Tuy chỉ gồm có gần 300 câu so với toàn thể 3254 câu thơ, nhưng xét trên
phương diện cấu trúc nội dung tư tưởng trường ca này, đoạn kết đồn viên trong
Truyện Kiều trước hết có thể xem là một phản đề làm nên yếu tố cơ cấu tạo ra âm
điệu, âm giai, cung bậc “mới” (tân thanh) trong nỗi đau đứt ruột (đoạn trường) của
nàng Kiều.

15


Phản đề “đồn viên” nằm chính trong tương quan với đề án “cuộc bể dâu”
với “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” trong giới hạn “trăm năm trong cõi
người ta” và trong hữu hạn “chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”. Khởi đầu lấy hai
chữ “TÀI – MỆNH” trong đời người làm tiền đề dựa vào tư tưởng truyền thống cổ

kim, Nguyễn Du kết thúc câu chuyện cũng với hai chữ “TÀI – MỆNH” trong thế
đối nghịch với tiền đề.
1.2.2.2. Nội dung
Gia đình gặp được kiều nhờ sư Giác Duyên, trong cuộc hội ngộ rất nhiều
cảm xúc. Kiều kể lại cho cha mẹ nghe những tháng ngày lưu lạc của mình:
“Hun già dưới gối gieo mình,
Hóc than mình kể sự mình đầu đi:
Từ con lưu lạc q người
Bèo trơi sóng vỗ chốc mười lăm năm
Tính rằng sơng nước cát lầm,
Kiếp này ai lại còn cầm gặp đây?”
Cha mẹ và hai em mừng vui hỏi han Kiều, Kim Trọng đứng xa nhưng trong
lòng trở nên tươi vui khi gặp lại được Kiều. Sau đó gia đình qy quần trước Phật
đài cảm tạ lòng người từ bi và ngay lúc này Kiều cất giọng ngỏ ý muốn ở lại nơi
đây:
“Đã đem mình bỏ am mây,
Tuổi này gửi với cỏ cây cũng vừa
Mùi thiền đã bén muối dưa
Màu thiền ăn mặc đã ưa nâu sịng”
Vương ơng hết lời khun Kiều trở về bên gia đình. Nghe lời cha, Kiều
cùng gia đình “giã sư giã cảnh” trở về nha quan. Tối đó mọi người mở tiệc đoàn

16


viên, trong men rượu Thúy Vân bày tỏ ý muốn trao lại mối duyên xưa cho Thúy
Kiều.
Thoạt đầu, Kiều không nhân lời vì tự nghĩ mình khơng cịn trinh tiết: "Thiếp
từ ngộ biến đến giờ // Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa" và "Nghĩ mình chẳng hổ
mình sao // Dám đem trần cấu dự vào bố kinh!". Tuy nhiên, sau khi nghe Kim

Trọng nói về tấm lịng hy sinh "lấy hiếu làm trinh" của Kiều và lời thúc giục của hai
ông bà Vương, Kiều đã phải nhận lời. Trong đêm động phòng, Kiều cho Kim biết
nàng nhận làm vợ chàng vì tình xưa nghĩa cũ nhưng tấm thân nàng đã ô uế, không
thể ân ái vợ chồng với chàng. Kim đành chấp nhận và cũng cho Kiều biết là chàng:
“Bấy lâu đáy bể mò kim
Là nhiều vàng đá, phải tìm chẳng hoa?
Ai ngờ lại hợp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!”
Kim Trọng xin Kiều đánh lại bản đàn ngày xưa cho chàng nghe và chàng
ngạc nhiên khi nhận thấy, với cùng một bản nhạc mà “Xưa sao sầu thảm, nay sao
vui vầy”. Tâm hồn Kiều lúc bấy giờ khác hẳn tâm hồn của nàng ở những năm về
trước và tâm hồn khác thì dĩ nhiên, tiếng đàn khác. Lòng nàng bây giờ yên như mặt
nước hồ thu, khơng cịn những đợt sóng của vướng bận dun tình. Tâm nàng trong
như guơng, chẳng cịn vương mắc chút bụi trần. Cuối cùng duyên phận trở về duyên
bạn bè, mọi người lập một am mây và nàng tới đó giữ gìn hương khói.
Phần cuối là lời Nguyễn Du – tác giả gửi gắm cái nhìn chân thực về xã hội
lúc bấy giờ vào những câu thơ nhận xét cuối cúng về cuộc đời lưu lạc của Kiều.

17


CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ ĐOẠN ĐOÀN VIÊN “TRUYỆN KIỀU”
2.1. Ý niệm đoàn viên trong văn học trung đại và trong Truyện Kiều
2.1.1. Ý niệm đoàn viên trong văn học trung đại
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Đoàn viên hay đoàn tụ là sự sum họp của những
người trong cùng gia đình sau một khoảng thời xa cách.”
Đây là một khái niệm không xa lạ trong văn học cổ điển phương Đông nói
chung và Việt Nam nói riêng. Trên phương diện hình thức cũng như tư tưởng, khái
niệm này đã là một yếu tố chủ yếu trong việc xây dựng cốt truyện cho một tác phẩm
trên nhiều lãnh vực: thơ văn, tiểu thuyết, truyện cổ tích, dã sử v.v... Nhị Độ Mai,

Lục Vân Tiên, Hoa Tiên, Tấm Cám, Phạm Công Cúc Hoa, Trạng Cóc và Truyện
Kiều có thể nói là những tác phẩm tiêu biểu.
Lối kết thúc đoàn viên (đoàn tụ) đưa đến một sự rập khn từ sự việc,- tình
tiết, tâm lý, tinh cách nhân vật và cả ở ngôn ngữ tự sự trong hầu hết các truyện
Nôm:
“Một nhà phúc lộc gồm hai,
Nghìn năm dằng dặc quát giai làn lần”
(Truyện Kiều)
“Một nhà hòe quế đầy sân
Lâu dài phúc lộc thiên xuân thọ í ràng”
(Tống Trân - Cúc Họa)
“Vinh hoa phú quý ai bì,
Cơng khanh nối gót quế hịe đầy sân”
(Phương Hoa)
“Hai nhà phúc hậu vẹn mười,
Thung thăng cõi thọ, dửng ngồi xuân”

18


(Nhị độ mai)
Khái niệm Đồn viên có thực trong đời hay chỉ trong tiểu thuyết đều có ý
nghĩa nhất định về sự hoàn hảo đối với người sáng tác và đối với độc giả trong
tương quan. Đối với người sáng tác, sự trở về trong chung cuộc bao hàm tư tưởng
triết lý về cuộc đời khổ tận cam lai, sau cơn mưa trời lại sáng, cần phải được làm tỏ
rõ trong câu chuyện được kể ra. Nó thể hiện tư tưởng lạc quan của toàn bộ tác
phẩm, như một điểm sáng ấn tượng “một cái kết có hậu”. Đối với người đọc, đoàn
viên là ước mơ trở thành hiện thực của con người trong giới hạn hiện sinh của nó.
Những câu chuyện đồn viên có thể làm cho số độc giả muốn tìm những thí dụ điển
hình đem lại ý nghĩa cho cuộc sống, ý nghĩa lạc quan trong hiện thực bi quan, muốn

tìm cái tồn thể trong phân lìa, một kết cuộc có hậu có tính cách vượt lên trên mọi
giới hạn giam hãm con người trong khát vọng giải phóng.
2.1.2. Ý niệm đồn viên trong “Truyện Kiều”
Đoạn kết của Truyện Kiều là cái kết đoàn viên sum họp: Nhờ sư Giác
Duyên, Kim Trọng và gia đình Thúy Kiều đã gặp lại nàng Kiều sau mười lăm năm
lưu lạc. Sự gặp gỡ vơ tình ấy đã chấm dứt mười lăm năm đoạn trường cho nàng
Kiều để bắt đầu một cuộc đời mới. Màn đoàn viên của Nguyễn Du là cách xây dựng
kết cấu tuân theo truyền thống:“Hội ngộ - Tai biến - Đồn tụ”. Người đọc khơng
cần phải “xin xem hồi sau phân giải” cũng đã có thê đốn định một cách chắc chắn:
cô Kiều sẽ gặp lại cha mẹ, hai em, chàng Kim và cả gia đình cùng được hưởng vinh
hoa phú q.
Khơng nằm ngồi luồng những tư tưởng chung của con người Việt,
sáng tác Truyện Kiều, Nguyễn Du gởi gắm rất nhiều tư tưởng, tiếng nói đan xen
vào nhau, đến đoạn kết. Ý niệm đoàn viên đã được nhà thơ “đãi lọc những lá úa”
của truyền thống tư duy phương Đông mang nặng ảnh hưởng Nho giáo, để trở thành
một “vườn xuân tươi mát", điển hình của tinh thần phương Đơng với đạo tâm
hịa bình và hịa hợp. Nàng Kiều được sum họp cùng gia đình sau mười lăm năm
đoạn trường lưu ly, đó là đồn viên, là kết cục tốt đẹp mà một con người có phẩm

19


chất tốt đẹp như Kiều xứng đáng có đươc, điều này hợp với quy tắc chung của tư
tưởng người Việt.
Giá trị của tác phẩm không chỉ dừng ở kết cục tố đẹp, vượt lên những quy
luật chung hiện thời, Nguyễn Du xây dựng một cái kết có phần mới lạ hơn nhưng
vơ cùng sâu sắc.
Ý niệm đồn viên ở Truyện Kiều mang nặng nhân sinh quan cũng như thế
giới quan của thời đại trong đó độc giả và tác giả đang sống. Truyện Kiều của
Nguyễn Du nằm trong truyền thống sáng tác có hậu của văn học Việt Nam, mang

dấu ấn của những tư tưởng đương thời cũng như tư duy của tác giả. Nhưng một
trong những điều làm cho Nguyễn Du vượt thời đại trong tác phẩm của ông – liên
hệ đến ý niệm đồn viên – là ơng không lặp lại hay phản ảnh tư duy đương thời
một cách thụ động, ngược lại những ý niệm tưởng như đã quá quen thuộc trong văn
học lại trở nên những nét độc sáng bất ngờ dưới ngòi bút sáng tạo và cảm thức nhạy
bén của nhà thơ.
Nguyễn Du xây dựng cái kết đồn viên này khơng đơn thuần là người nào
đáng có được những gì mà ngày xưa người đó phải có thì khi đồn viên sẽ đạt được.
Đồn viên trong truyện Kiều là sự đoàn viên được gạn lọc, soi rọi qua cái nhìn
vơ cùng tỉ mỉ của Nguyễn Du. Ánh sáng của tư tưởng Nho gia, Phật giáo soi
chiếu.
Tác giả gởi gắm vào đoạn kết này một cái nhìn đầy chữ Tâm khi suy tính
trước sau kĩ càng về cuộc đời nàng Kiều để lựa chọn một cái kết khéo léo, câu chữ,
tình tiết sắp đặt đầy ý nghĩa. Xây dựng đoạn kết với tư tưởng mới mẻ về con
người, đó là tư tưởng hiện sinh. Đặt con người vào vào hoàn cảnh tồn tại để làm bật
lên bản chất con người. Theo cái kết đoàn viên truyền thống, Kiều nhất định sẽsum
họp cùng gia đình và nối duyên cùng người mình yêu. Kiều đang được đặt trong bối
cảnh sau 15 năm gian truân, tất cả đều đã đổi thay, cần phải nhìn vào thực tế hiện tại
của nàng để đặt một cái kết có giá trị.
Tuy nhiên, trong màn đoàn viên, Thúy Kiều đã thực hiện hai sự từ bỏ. Đó là
từ bỏ mối tình cầm sắt với Kim Trọng và từ bỏ khúc đàn định mệnh bên trong của

20


nàng: “Một phen tri kỷ cùng nhau/ Cuốn dây từ đây về sau xin chừa”... Có lẽ, đó là
một ảo tưởng bằng an, đắp đổi sau mười lăm năm tan nát. Có lẽ, nhạc khúc cuối
cùng của hồ cầm là nhạc cuối cùng của đời Kiều. Về với đoạn kết trong màn đồn
viên là tìm về với một nỗi trái ngang khơng dứt… Hình như, có một sự bế tắc không
vượt qua ở đây? Đại thi hào băn khoăn đi tìm cách giải đáp cho câu hỏi đớn đau của

con người- người phụ nữ tài sắc. Nhà thơ đã đi vào con đường mới mẻ của nghệ
thuật trên cơ sở một cảm xúc đúng đắn về cuộc sống. Tình yêu và hạnh phúc của
Kim - Kiều đã bị tan vỡ trong mười lăm năm tai biến và ngay cả trong buổi đồn tụ,
rốt cuộc là họ khơng thể và khơng bao giờ “tái hợp” như những đôi trai gái khác. Bi
kịch tình yêu, hạnh phúc vẫn là một “nỗi đoạn trường” không thể nào giải quyết.
Nguyễn Du cho Kiều được đồn viên nhưng khơng viên mãn, sum họp
cùng gia đình nhưng tiếp tực đơn chiếc, không khép duyên cùng ai. Đây cũng chính
là đỉnh cao trong tư tưởng của Nguyễn Du thể hiện qua kiệt tác Truyện
2.2. Giá trị hiện thực của đoạn đoàn viên
2.2.1.

Bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến bất cơng, tàn bạo

Có thể nói Nguyễn Du đã xây dựng một màn “đồn viên” có hậu trên cơ sở
“thí nghiệm” về nhiều ngả đường đi đến hạnh phúc. Con đường tiên tiến với quan
niệm mới mẻ về chữ trinh chỉ là lý tưởng, và màn đoàn viên có hậu về cơ bản cũng
chỉ là “một cung gió thảm mưa sầu”, một bi kịch mới tiếp nối bi kịch mười lăm năm
lưu lạc của Kiều. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng đứng trên quan điểm xã hội học
đã từng viết bài Bản cáo trạng cuối cùng trong Truyện Kiều để phản ánh tội ác xã
hội phong kiến trong Truyện Kiều đã kéo dài mãi cho đến màn đại đoàn viên và cả về
sau, qua những lời tủi hổ của Kiều nói với Kim Trọng:
Đã đem mình bỏ am mây,
Tuổi này gửi với cỏ cây cũng vừa.
Mùi thiền đã bén muối dưa,
Màu thiền ăn mặc đã ưa nâu sồng.
Sự đời đã tắt lửa lòng,

21



Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi!
Dở dang nào có hay gì
Đã tu tu trót, q thì thì thơi!
Rồi Xuân Diệu bình luận: “Ngay ở câu trả lời đầu tiên khi gặp nhau như
chết sống lại, Kiều đã cho thấy đời mình tan nát, lịng mình tan nát, bản cáo trạng
cuối cùng trong Truyện Kiều đã bắt đầu: Đã tu – tu trót – q thì – thì thơi…”, đâu
đó có một sự cay đắng, tủi hổ, chịu đựng ngấm ngầm, Kiều nói với chàng Kim:
Thiếp từ ngộ biến đến giờ,
Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa
Bấy chầy gió táp mưa xa
Mấy trăng cũng khuyết mấy hoa cũng tàn
Còn chi là cái hồng nhan,
Đã xong thân thế còn toan nỗi nào.
Xuân Diệu bình: “Ta thử đọc lại đoạn này mà vận vào thân, xem thử có tủi
nhục đến tận trong xương thịt mình hay khơng? Giày vị đến thế thì đến bao nhiêu
thân cũng phải nát, huống chi một cái thân em… Ba mươi tuổi chính là lúc người đàn
bà đầy đặn trong tình yêu, sinh đẻ những đứa con đẹp đẽ, khoẻ mạnh nhất: ở tuổi ba
mươi ấy, nàng Kiều mang mãi trong mình một vết thương đau. Nàng Kiều khơng thể
bước qua được tâm hồn mình, nó rất thanh tú, tư cách của mình, nó rất tôn trọng”.
Xuân Diệu nhấn mạnh sự tự trọng của nàng Kiều – một phụ nữ đã trải qua nhà chứa ô
nhục – nhưng ông quan tâm nhiều hơn đến ý nghĩa xã hội của màn đại đoàn viên này:
cái dư vị của những đắng cay, đau khổ mà xã hội phong kiến gây ra cho con người
vẫn còn âm ỉ đến cả ngày hội ngộ, nhuộm màu xám xịt cho cuộc đại đồn viên tưởng
chừng như rất vẹn trịn.
Ơng viết: “Tuy nhiên, người ta vẫn cứ phải nghĩ một thực tế: Như vậy nàng
Kiều ba mươi tuổi sẽ sống như thế, thực chất là không chồng không con cho đến hết
đời. Biết chừng đâu Nguyễn Du lại không nghĩ cả cái thắc mắc ấy của bạn đọc chúng

22



ta! Biết chừng đâu Nguyễn Du lại không đổ thêm dầu vào lửa, cố ý hai lần nói Kiều
“đào non” lại nói “Dưới đèn tỏ rạng má đào thêm xuân”, càng nói Kiều cịn trẻ đẹp,
càng xui ta xốn xang thắc mắc. Thắc mắc với ai? Với toàn bộ xã hội phong kiến suy
tàn tàn ác, không phải thắc mắc đâu, mà căm giận nó: mỗi lần đọc những lời Kiều
nói, ba đợt, ta lại xót xa tức tối khơng chịu nổi”. Đó là tinh thần mà Xuân Diệu gọi là
sự tính sổ với xã hội phong kiến. Nguyễn Du đã sử dụng triệt để cuộc đồn viên, để
tính sổ một lần cuối cùng… Nguyễn Du không đọc bản cáo trạng bằng xương bằng
thịt, bằng máu của tâm hồn. Rõ ràng có một cái gì đó đổ vỡ khơng thể hàn gắn, một
khơng khí ngậm ngùi bao trùm:
Động phịng dìu dặt chén mồi,
Bâng khuâng duyên mới ngậm ngùi tình xưa
Trong cái xã hội suy tàn nhưng giai cấp thống trị lại tàn bạo thì liệu những
con người lương thiện có thề vươn đến hạnh phúc trên cơ sở đảo lộn trật tự
phong kiến hay vẫn phải nằm trong khuôn khố trật tự phong kiến? Truyện Kiều
khơng có cái kết thúc hơi khó tin nhưng đầy ý nghĩa lạc quan chiến đấu của một số
truyện Nôm chịu ảnh hưởng của văn học dân gian như Phạm Tài Ngọc Hoa, Thạch
Sanh, Tông Trân Cúc Hoa…Ước mơ hạnh phúc ở một số truyện Nơm và Truyện
Kiều, ngược lại, có phần được thể hiện thơng qua nhãn quan của một nghệ sĩ cịn
mang dấu vết của thế giới quan phong kiến. Nguyễn Du thương xót nhưng chưa tìm
được một lối thốt thỏa đáng cho nhân vật. Nguyễn Du chưa thể đi đến tinh thần
chống đối trật tự phong kiến mạnh mẽ như trong các truyện cổ dân gian và một vài
truyện Nôm. Kết thúc vận mệnh Thúy Kiều, vì thế, có phần chưa vượt khỏi được
khuôn sáo của quan niệm hạnh phúc phong kiến: người lương thiện được đền bù
trên một cơ sở trật tự khơng đảo lộn. Song, Nguyễn Du cũng khơng hồn toàn
chấp nhận thứ hạnh phúc bao gồm những phúc lộc, quan giai, quế hịe theo
quan niệm Nho gia vì tất cả chỉ biểu hiện cho một cái kết có hậu nhìn từ tổng thể:
Thừa gia chẳng hết nàng Vân,
Một cây cù mộc một sân quế hòe .
Phong lưu phú quý ai bì,

23


Vườn xuân một cửa để bia muôn đời
Thời đại với những minh quân, trung thần đã trở thành câu chuyện dĩ vãng.
Vậy thì cái bản chất khơ cằn, tàn héo của cuộc sống phúc lộc theo quan niệm phong
kiến có gì khác ngồi những cơng thức quan giai, quế hịe, cù mộc... Không phải
ngẫu nhiên mà hầu hết các truyện cổ dân gian và các truyện Nôm đều dừng lại ở
chỗ tên vua bạc ác bị trừng trị, cặp nhân vật chính được lên địa vị cao sang. Màu sắc
sáng tươi toàm vẹn trong kết thúc các truyện cổ dân gian khơng thể xuất hiện ở màn
đồn viên trong Truyện Kiều cũng chính là một dụng ý đạt đến giá trị hiện thực cao
của Nguyễn Du.
Ngoài ra ta cần lưu ý đến việc đi tu của Thúy Kiều được lặp đi lặp lại trong
tác phẩm, đây cũng là một yếu tố phán ánh chân thực hiện thực xã hội phong kiến.
Và lần cuối cùng Kiều đi tu cũng chính là ở đoạn đoàn viên, lần này đi tu là tu cả
cuộc đời. Tâm trạng tu hành bất đắc chí đó bắt nguồn từ lịch sử suy tàn của giai
cấp phong kiến và lịch sử vùng dậy của quần chúng nông dân đương thời. Như đã
nói, thế kỉ XVIII – XIX là thời kì chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng
trầm trọng, Nho giáo cũng bị lung lay, những giáo điều khắt khe khơng cịn đủ sức
kìm hãm con người. Nói về Phật giáo trong giai đoạn này thì từ cuối đời Trần, Phật
giáo đã trở nên suy sụp nên đến giai đoạn cuối thể kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX khi đất
nước mỗi ngày phải đối đầu với chiến tranh thì Phật giáo ngày càng bị suy vong.
Tuy vậy, Nguyễn Du đã giữ nguyên bản nhân vật sư Gíac Duyên là một vị chân tu
vẫn giữ được những gì tốt đẹp của đạo Phật, với tấm lòng từ bi bác ái, khổ độ chúng
sinh của nhà chùa, sẵn sang cưu mang những phận đờ cơ nhỡ. Và có thể nói, chưa
bao giờ Kiều tồn tâm tồn ý đi tu, nàng nương náu cửa Phật vì nàng khơng cịn nơi
nào để nương náu và khơng cịn bất cứ giải pháp nào tốt hơn. Thế nên ở lần đi tu
cuối cùng, lời nói của Kiều khơng thể hiện được niềm vui và mong muốn thoát tục
thực sự:
Dở dang nào có hay gì

Đã tu tu trót, q thì thì thôi!

24


Nguyễn Du đã khơng thi vị hóa những đắng cay của cuộc đời, đúng như
Xuân Diệu gọi, đây chỉ là "Bản cáo trạng cuối cùng trong Truyện Kiều". Nhưng
như vậy, phải chăng đó chỉ là một khúc đoạn trường trọng cung đàn bạc mệnh, một
kết thúc đầy bi kịch? Đâu là ước mơ và hy vọng, đâu là ánh sáng và ngày mai? Cịn
chút gì có thể gọi là "có hậu" trong buổi đoàn viên tàn tạ này? “Mười lăm năm dài
đằng đẵng! Cái đám người ấy gặp lại nhau sẽ nói những gì? Và riêng Kim – Kiều
sẽ nói được những gì? […] Ai cũng vui trong ngày tái ngộ, lẽ thường là thế. Nhưng
có nhiều cái vui, vì lẽ mua bằng một giá quá đắt, nên đã đượm vị đắng cay mất rồi”
[200 năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều; trang 981]. Ngày hội ngộ chứng kiến
nhiều nước mắt hơn nụ cười, nhiều tiếng than khóc hơn sự hân hoan:
Hun già dưới gối gieo mình,
Khóc than mình kể sự tình đầu đi:
Từ con lưu lạc q người,
Bèo trơi sóng vỗ chốc mười lăm năm!
Cái vấn đề xã hội lớn lao mà Nguyễn Du đã đặt ra qua kiếp sống trầm luân
của Kiều, cái mâu thuẫn giữa khát vọng con người và thực tế xã hội, Nguyễn Du
đã biến nó thành mâu thuẫn giữa tài, tình và mệnh. Và mâu thuẫn này, cuối cùng
Nguyễn Du muốn giải quyết bằng chữ tâm:
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Hiểu tâm là bán mình chuộc cha chăng? “Bán mình đã động hiếu tâm đến
trời” hay hiểu tâm là nhân chăng? “Bán mình là hiếu cứu người là nhân” như lời
Đạm Tiên hay “Hại một người cứu mn người” như sư Tam Hợp đã phán? Tóm
lại, “Nguyễn Du muốn chuyển cái cảnh ấy thành cảnh vui vầy, hạnh phúc, nhưng
cái âm hưởng của cân thơ, cái tình của con người thì khơng chuyển nổi […] Nhưng

cũng khơng ai có thể “vì lý tưởng mà qn mất hiện thực”(Ăng – ghen). Mà cái
hiện thực của đời Kiều với mười lăm năm nhục nhã ê chề, cái chết của Từ Hải, tất
cả điều đó khơng ai có thể qn được. Nguyễn Du cố tình quên trong đoạn kết thúc

25


×