Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Phân tích nhân vật Từ Hải Hồ Tôn Hiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.77 KB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM
KHOA NGỮ VĂN
--------

NGUYỄN DU – TRUYỆN KIỀU
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TỪ HẢI – HỒ TÔN HIẾN

Giảng viên hướng dẫn : LÊ THU YẾN
Sinh viên thực hiện
: NHÓM 7

TP. HỒ CHÍ MINH, 2017
1


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM VÀ PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ

Lê Dân Ngự Bình.........................................................41.01.606.005
Phạm Thùy Dương.......................................................41.01.606.013
Huỳnh Đức Huy...........................................................41.01.606.023
Bùi Nguyễn Thảo Nguyên............................................41.01.606.036
Nguyễn Thị Tuyết Nhung.............................................41.01.606.038
Nguyễn Thị Thanh Tuyền.............................................41.01.606.072
Nguyễn Tuyết Tường Vi...............................................41.01.606.077

2


MỤC LỤC


1. Những vấn đề chung..........................................................................................4
1.1 Tác giả.............................................................................................................4
1.2 Tác phẩm.........................................................................................................5
1.2.1 Hồn cảnh sáng tác...................................................................................5
1.2.2 Tầm ảnh hưởng.........................................................................................6
2. Hình tượng nhân vật Từ Hải - Hồ Tôn Hiến......................................................9
2.1 Nhân vật Từ Hải..............................................................................................9
2.1.1 Lịch sử nhân vật Từ Hải...........................................................................9
2.1.2 Từ Hải trong Truyện Kiều.......................................................................10
2.2 Nhân vật Hồ Tôn Hiến...................................................................................17
2.2.1. Lịch sử nhân vật.....................................................................................17
2.2.2. Nhân vật Hồ Tôn Hiến trong Truyện Kiều.............................................18
3. Mở rộng vấn đề...............................................................................................28
3.1. So sánh hai nhân vật Từ Hải và Hồ Tôn Hiến trong Kim Vân Kiều Truyện
và Truyện Kiều....................................................................................................28
3.2. Một cách nhìn khác về Từ Hải – Hồ Tôn Hiến.............................................38
4. Tổng kết..........................................................................................................46

3


1. Những vấn đề chung
1.1 Tác giả
Nguyễn Du sinh năm 1766 tại phường Bích Câu, Thăng Long. Là dịng dõi
trâm anh thế phiệt: cha là Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm, từng làm tới Tể
Tướng triều Lê mạt; mẹ là người vợ thứ ba, nhũ danh Trần Thị Tần người Kinh
Bắc; anh là Toản Quận Công Nguyễn Khản cũng làm tới Tham Tụng, Thái Bảo
trong triều.
Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến động xã hội giai đoạn
cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Nguyễn Du tuy sinh trưởng trong gia đình q

tộc, có cha và các anh làm quan lớn trong triều đình, thậm chí, ngay đến Nguyễn Du
cũng làm quan to dưới triều Lê – Trịnh nhưng ơng lại có số phận khơng an nhàn
sung sướng như nhiều quí tộc đương thời.
Sinh ra trong một gia đình quan lại, có truyền thống văn học, năng khiếu thơ
văn của Nguyễn Du sớm có điều kiện nảy nở và phát triển. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng
thông minh dĩnh ngộ. Năm 1783, Nguyễn Du thi hương đậu Tam Trường(tú tài)
Năm 1789, Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc, đại thắng quân Thanh. Nhưng Nguyễn Du
không chịu ra làm quan cho nhà Tây Sơn.
Năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ Tây Sơn Nguyễn Quang Toản, vời Nguyễn
Du ra làm quan; ông từ mãi mà không được đành ra làm quan bất đắt dĩ dưới triều
Nguyễn. Năm 1805, ông được thăng Đông Các điện học sĩ, tước Du Đức Hầu. Năm
1813, thăng Cần Chánh điện học sĩ, được cử làm Chánh Sứ đi Trung Quốc. Sau khi
về nước, năm 1815, ông được thăng Lễ Bộ Hữu Tham Tri.
Theo Đại Nam Liệt Truyện: "Nguyễn Du là người ngạo nghễ, tự phụ, song bề ngồi
tỏ vẻ giữ gìn, cung kính, mỗi lần vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như khơng biết nói
năng gì...''
Năm 1820, Minh Mạng lên ngơi, cử ơng đi sứ lần nữa, nhưng lần này chưa
kịp đi thì ông đột ngột qua đời.
Đại Nam Liệt Truyện viết: "Đến khi đau nặng, ông không chịu uống thuốc, bảo
người nhà sờ tay chân. Họ thưa đã lạnh cả rồi. Ông nói "được" rồi mất; khơng trối
lại điều gì.
4


Trong suốt cuộc đời của mình, Nguyễn Du cũng có số phận nhiều lần chìm
nổi bấp bênh dù vẫn mong ni chí lớn. Ơng nhận ra chốn quan trường nhiều cam
go cạm bẫy nên không tin tưởng, thường khiêm tốn che giấu mình. Nhưng qua
những tác phẩm mà ơng đã để lại cho cuộc đời, ta thấy Nguyễn Du vẫn đau đáu ước
mơ và khát vọng tạo nên được một xã hội công bằng, loại bỏ được những bất công
ngang trái trong xã hội. Đặc biệt là những bất công của lễ giáo phong kiến đã đè

nặng lên đôi vai của người phụ nữ và những người nông dân
Mộng Liên Đường đã nhận xét về Nguyễn Du: “"Ta nhân lúc đọc hết cả một lượt,
mới lấy làm lạ rằng: Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm
tình đã thiết, nếu khơng phải có con mắt trơng thấu cả sáu cõi, tấm lịng nghĩ suốt cả
nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy...''. Tất cả những tác phẩm của Nguyễn Du dù
là chữ Hán hay chữ Nôm đều khéo léo chứa đựng giấc mơ xây dựng một cõi biên
thùy của tự do. Điều đó cùng với những năm tháng sống trong chốn quan trường đã
để lại cho chúng ta hai hình tượng nhân vật kiệt tác của Nguyễn Du: TỪ HẢI – HỒ
TƠN HIẾN.
1.2 Tác phẩm
1.2.1 Hồn cảnh sáng tác
Ban đầu người ta tin rằng Truyện Kiều được viết vào khoảng 1813 – 1820 (khi
Nguyễn Du đi xứ Trung Quốc) do trên báo Thanh Nghị, cụ Hoàng Xuân Hãn căn cứ
vào Đại Nam chính biên liệt truyện đã khẳng định điều đó.
Nhưng sau này Giáo sư Đào Xuân Anh lại phủ nhân ý kiến ấy. Ông cho rằng nếu
chỉ căn cứ vào Đại Nam chính biên liệt truyện thì khơng hồn tồn chính xác, bởi lẽ
rất nhiều căn cứ cho thấy Truyện Kiều được viết từ trước đó rất lâu (khoảng cuối Lê
đầu Tây Sơn). Đào Duy Anh dựa vào Nguyễn Văn Thắng (bạn cùng thời với
Nguyễn Du) tác giả của Kim Vân Kiều án có nói trong lời tựa Kim Vân Kiều án,
ông dùng chức quan Hữu Tham Tri Bộ Lễ để chỉ Nguyễn Du. Điều đó chứng tỏ,
Nguyễn Du viết Truyện Kiều vào lúc ông giữ chức Quan Đông Các, tức là từ năm
1805-1809

5


Thêm vào đó, theo PGS. Thạch Giang, có thể trong chuyến đi sứ năm 1973, Thám
hoa Nguyễn Huy Oánh đã mang Kim Vân Kiều truyện từ Trung Quốc về tàng trữ tại
Phúc Giang thư viện. Nguyễn Du do thường xuyên lui tới Phúc Giang thư viện học
tập, nấu sử sôi kinh sớm đọc được Kim Vân Kiều truyện để sáng tác Truyện Kiều.

Nguyễn Thiện theo văn Kiều mà nhuận sắc Hoa tiên vào mười năm cuối thế kỉ 18.
Nguyễn Huy Hổ theo văn Kiều theo văn Kiều và văn Hoa tiên mà viết Mai đình
mộng ký, hồn thành năm 1809. Như thế, chứng tỏ rằng, Truyện Kiều xong trước
việc nhuận sắc Hoa tiên nên phải được viết vào những năm cuối đời Lê đầu đời Tây
Sơn
Nhưng, sáng tác ở thời đại nào không quan trọng, quan trọng là Nguyễn Du đã biết
tiếp thu những tinh hoa của văn học người đi trước để chọn lọc và sáng tạo nó mang
đậm phong cách truyện của người Việt, góp phần làm cho chữ Nôm của nước ta
ngày càng được phổ biến hơn dù ở tầng lớp nào.
Truyện Kiều dựa theo bộ truyện văn xuôi Kim, Vân, Kiều truyện của Thanh Tâm tài
nhân, lấy bối cảnh Trung Quốc thời vua Gia Tĩnh Đế đời nhà Minh (từ năm 1521 tới
năm 1567). Có một số nhân vật như tổng đốc Hồ Tôn Hiến, nhân vật Từ Hải là có
thật trong lịch sử
Truyện Kiều sau khi viết xong được Nguyễn Du đưa bản thảo cho Phạm Quý Thích,
Phạm Quý Thích chữa một số chữ trong bản thảo rồi viết lời tựa đưa tin, đổi tên
Đoạn trường Tân Thanh thành Kim, Vân, Kiều Tân truyện. Bản này về sau gọi là
bản Phường (in ở phường Hàng Gai, Hà Nội). Sau này vua Tự Đức nhà Nguyễn rất
thích Truyện Kiều đã sửa một số chứ và cho khắc in, gọi là bản Kinh (in ở Kinh đô
Huế).
Cả 2 bản này đều viết bằng chữ Nôm. Về sau khi chữ Quốc ngữ ra đời lại được dịch
ra chữ Quốc ngữ và in càng nhiều hơn. Bản chữ Quốc ngữ đầu tiên là của Trương
Vĩnh Ký (in năm 1875).
1.2.2 Tầm ảnh hưởng
Từ khi ra đời cho đến nay, Truyện Kiều vẫn luôn tồn tại trong đời sống của dân tộc
Việt. Nó ln được coi như là tài sản tinh thần vô giá cho tất cả mọi người, là nguồn
6


cảm hứng khơi mào cho hàng loạt các tác phẩm thuộc nhiều thể loại văn học nghệ
thuật khác nhau. Những lời thơ trong Truyện Kiều được nhân dân đưa vào các câu

hát ví, giặm Nghệ Tĩnh, trai gái thì lặt câu Kiều để viết thư tình, rồi cịn hát đối đáp
để giao duyên với nhau, ra vế đối xem ai thuộc và hiểu biết Truyện Kiều hơn, đến
nổi nhà buôn cũng dùng tích Kiều để làm quảng cáo… Khơng chỉ trong loại hình
nghệ thuật dân gian, mà Truyện Kiều cịn được dựng thành các vở diễn như cải
lương, chèo, kịch nói, phim điện ảnh… Có thể kể đến vở chèo “Dòng lệ Tố Như”,
Kịch thể nghiệm “Nguyễn Du - Kiều”; Phim “Kim Vân Kiều”, “Long thành cầm giả
ca” ... Nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng đã tìm cảm hứng cho riêng mình ở ngay
trong Truyện Kiều. Đó là Phan Cung Việt lại suy ngẩm rằng TK là chiếc gối của mẹ
mỗi đêm thâu:
Truyện Kiều bên mẹ ngày đêm,
Về già mẹ lại năng xem Truyện Kiều.
Cuốn thơ nằm đến là yêu,
Chông chênh như chiếc gối nghèo mẹ đây
…Chông chênh là chiếc gối nghèo
Truyện Kiều bên mẹ chống chèo giấc mơ
( Chiếc gối, Phan Cung Việt)
Chế Lan Viên gặp lại Kiều trên đất khách từ lớp học vọng ra. Ông nghe tiếng ngâm
Kiều vang lên trên dịng sơng thanh vắng.
…Em có yên tâm để đọc Truyện Kiều
Buổi trăng lữa chếch soi tiền tuyến?
…Gặp Nguyễn nơi đây trên đất Quảng Bình
Đất hỏa tuyến những chàng trai lớp bảy
Lại ngâm Kiều sau một cuộc giao tranh
…Đêm thắng giặc Bảo Ninh, mẹ Suốt ngâm Kiều
Mẹ giám đâu quên cái thuở khổ nghèo
…Câu thơ Nguyễn cũng góp phần đánh Mỹ
Một mái chèo trong lữa đạn xông pha.
(Gửi Kiều cho em năm đánh Mỹ, Chế Lan Viên)
7



Hay với nhà thơ Tố Hữu với “Kính gửi cụ Nguyễn Du”, bày tỏ tấm lòng rất mực
yêu quý, trân trọng sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du trong lịch sử văn học dân
tộc trong đoạn thơ sau:
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những này
Đặc biệt, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bài kí “Ai đã đặt tên cho dịng
sơng” đã u mến, trân trọng khi cho rằng sơng Hương chính là nàng Kiều, và ông
đã mang thơ Kiều vào trong trang viết khi đã nhân hóa dịng chảy của sơng Hương
“giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ sơng này, sơngHương đã chí tình
trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả:
“Còn non còn nước còn dài,
Còn về còn nhớ đến người hôm nay”
Hàng loạt nhân vật của ''Truyện Kiều'' như Kiều, Từ Hải, Hoạn Thư, Tú Bà… đã
bước ra khỏi các trang sách, trở thành biểu trưng cho vẻ đẹp thể chất và tâm hồn,
một hạng người hay một nét tính cách trong xã hội. Nhiều câu Kiều mang ý nghĩa
khái quát những triết lý nhân sinh sâu sắc về các mối quan hệ xã hội, về cuộc đời,
về số phận con người.
Ngoài ra, Truyện Kiều là tác phẩm văn học duy nhất được dân gian dùng trong hoạt
động tín ngưỡng (bói Kiều). Muốn bói thì người bói cầm quyển Kiều để trong lòng
2 bàn tay chấp lại, mặt ngước lên trời hoặc hướng về nơi có hương đèn trầu nước
rồi khấn: “Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thúy Kiều, tôi là (xưng tên
tuổi, nơi cư trú) xin xem quẻ (về gia sự, hay khoa cử hoặc tình duyên, hay là mất gì,
đi đâu…vv) sau đó giở Kiều nam trái nữ phải lấy ngón tay chỉ vào một dịng nào đó
rồi đưa cho người giải đốn. Người đốn khơng những phải thuộc truyện Kiều mà
phải biết nhiều điển tích thì đốn mới hấp dẫn có sức thuyết phục người xem bói.
Tuy là một hình thức tín ngưỡng tâm linh, song cũng là một trị chơi, mà theo đánh
giá của một số nhà nghiên cứu, thì bản thân sự xuất hiện hình thức bói Kiều chứng


8


tỏ tác phẩm đã thâm nhập sâu vào tâm thức cư dân các thế hệ trong cộng đồng
người Việt.
Hiện nay, Truyện Kiều đang được giảng dạy trong môn Ngữ văn lớp 9 và lớp 10 với
các đoạn trích được đặt tên như Cảnh ngày xuân, Trao duyên, Mã giám sinh mua
Kiều,v.v...
Văn học Việt Nam, thậm chí văn học thế giới, ít có tác phẩm nào chinh phục được
tình cảm của đông đảo người đọc đến như vậy. Trong suốt hai thế kỷ qua, ''Truyện
Kiều'' đã trở thành cuốn sách "gối đầu giường," thậm chí được xem là cuốn "thánh
kinh" của người Việt.
2. Hình tượng nhân vật Từ Hải - Hồ Tôn Hiến
2.1 Nhân vật Từ Hải
2.1.1 Lịch sử nhân vật Từ Hải
Các nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du được xây dựng dựa theo nguyên
tác của Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ở Trung Quốc. Từ Hải cũng
là một nhân vật được xây dựng trong số các nhân vật đó.
Từ Hải là nhân vật mang ý nghĩa với cuộc đời Thúy Kiều, là người đã cứu Kiều ra
khỏi chốn lầu xanh nhơ bẩn, là người giúp Kiều báo ân báo ốn những người có ân,
cũng như hãm hại Thúy Kiều trong khoảng thời gian lưu lạc trước đó.
Theo nghiên cứu, Từ Hải là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa. Nguyên
Từ Hải trong lịch sử trung Quốc chỉ là một tên giặc bể. Theo sách Ngu-Sơ Tân Chí
của Dư Hịai thì Từ Hải rủ bọn ngụy nô vào cướp đất Giang Nam vào triều Minh.
Trong lúc kéo quân vào Giang Nam, Từ Hải có bắt được mấy người con hát trong
đó có Thúy Kiều. Thúy Kiều là một người con gái đẹp, đàn giỏi hát hay.Từ Hải yêu
Kiều và lấy làm vợ. Sau vì muốn về quê nhà nên Kiều xúi giục Từ Hải đầu hàng
triều đình. Tuy nhiên, đây là mưu của Hồ Tơn Hiến. Vì mắc mưu nên Từ chết giữa
trận tiền. Kiều khơng bằng lịng lấy Hồ Tơn Hiến nên tự tử ở sông Tiền đường.

Hay một câu chuyện khác nói rằng, Từ Hải sinh tại An Huy, vốn là một hiệp khách
giang hồ, sau này nương tựa vào giặc Oa và trở thành một trong những thủ lĩnh của
nhóm hải tặc, bắt đầu sống những ngày lênh đênh trên biển. Thuở bấy giờ, giặc Oa
và hải tặc liên tục cướp bóc, đốt phá vùng duyên hải. Những thành phần này vốn là
9


cái gai trong mắt bách tính, cũng là mục tiêu hàng đầu của triều đình nhà Minh. Vì
nhiều lý do khác nhau, Thúy Kiều đã khuyên Từ Hải đầu hàng khi triều đình ra tay
đàn áp. Lúc đầu, Từ Hải không chịu, nhưng sau cùng vẫn nghe theo phu nhân, đồng
ý quy hàng Minh triều và kết quả là mắc mưu Hồ Tơn Hiến và bị chết trên chiến
trường. Cịn một vài câu chuyện khác nữa, nhưng nhìn chung đều xem Từ Hải là
một tên giặc làm loạn.
Từ Hải xuất hiện trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân và Nguyễn Du, tuy vẫn
là thế lực đối kháng với triều đình, nhưng đã trở thành bậc anh hùng hào kiệt, tài
hoa. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, ông đã xây dựng Từ Hải thành một người
anh hùng lý tưởng, đầu đội trời chân đạp đất, có chí hướng cao xa và khát vọng tự
do vẫy vùng, khơng bị bó buộc theo những lễ giáo của phong kiến lúc bấy giờ. Ở
nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du đã đưa vào thực tế lịch sử- xã hội của cả thời đại ơng.
Có thể khẳng định Từ Hải là một âm vang, một ánh hồi quang của phong trào nông
dân thời Lê mạt tạo nên bối cảnh lịch sử của truyện Kiều.
2.1.2 Từ Hải trong Truyện Kiều
2.1.2.1. Ngoại hình và xuất thân
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Từ Hải xuất hiện từ câu 2165 với chi tiết đầu
tiên là người “khách biên đình sang chơi”. Ở đây, Từ Hải đã xuất hiện với hình ảnh
là một đấng trượng phu, một bậc anh hùng hiên ngang:
“Lần thâu gió mát trăng thanh
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi
Râu hùm , hàm én, mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao

Đường đường một đấng anh hào
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài
Đội trời đạp đất ở đời,
Họ Từ, tên Hải, vốn người Việt Đơng.
Giang hồ quen thói vẫy vùng,
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”.
10


Ta có thể thấy một cách rõ ràng rằng, Từ Hải trong Truyện Kiều đã được Nguyễn
Du khắc họa là một đấng trượng phu. Như đã nói ở trên, Từ Hải là nhân vật có thật
trong lịch sử Trung Quốc. Từ Hải người đất Việt Đông, nay thuộc tỉnh Quảng Đơng
(Trung Quốc) là một con người hồn tồn có thật. Từ Hải hiệu là Minh Sơn, tính
tình khống đạt rộng rãi, giàu sang coi nhẹ, tỳ thiếp coi thường, tinh thông lục thao
tam lược, nổi danh cái thế anh hùng. Từ Hải có một thời theo nghề bút nghiên,
nhưng thi hỏng mấy khoa, sau đổi ra thương mại, tiền của có thừa, thích kết giao
với những giang hồ hiệp khách.
Ở Truyện Kiều, Từ Hải được miêu tả với dáng vẻ cao lớn, là hình ảnh một đấng anh
tài theo quan niệm lúc bấy giờ: “Râu hùm, hàm én, mày ngài/ Vai năm thước rộng,
thân mười thước cao”. Một dáng vẻ hiên ngang, to lớn của người anh hùng đã xuất
hiện một cách rõ nét. Theo Đào Duy Anh, “râu hùm hàm én” do chữ Hán “yến hạm
hổ cảnh” (hàm én cổ hổ) chỉ tướng Ban Siêu thời nhà Hán,; “mày ngài” là lơng mày
có hình dáng giống như tằm nằm. Nguyễn Du đã sử dụng tượng trưng ước lệ làm
dáng ngồi của Từ như mang theo cả tầm vóc của vũ trụ trong bản thân mình. Một
vẻ mặt mang theo dáng vóc hùng vĩ mà cũng rất mềm mại của thiên nhiên của “râu
hùm, hàm én, mày ngài” cùng dáng vóc to lớn của “vai năm thước rộng, thân mười
thước cao” tạo cho người đọc một cảm giác thật uy nghiêm mà rất ơn hịa của nhân
vật Từ Hải.
Ngồi dáng vẻ uy vũ, Từ Hải còn là một người giỏi giang, có tài thao lược, và cũng
rất phóng khống. Theo quan niệm của phong kiến xưa, làm trai là phải gầy dựng sự

nghiệp, là phải tạo dựng nên cơ đồ. Và Từ Hải cũng khơng nằm ngồi quan niệm
trên:
“Đường đường một đấng anh hào
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài
Đội trời đạp đất ở đời,
Họ Từ, tên Hải, vốn người Việt Đơng.
Giang hồ quen thói vẫy vùng,
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”.

11


Trang nam nhi, sống ở đời là sống hiên ngang chính trực, đầu đội trời chân đạp đất.
Từ Hải là trang nam tử, cũng có khát vọng về sự vẫy vùng, về sự tung hoành trong
trời đất. Chốn giang hồ mn hình vạn trạng, thỏa cái sức vẫy vùng trong bốn bể.
“Nửa vai cung kiếm tung hoành khắp gầm trời/ Một mái chèo đi khắp non sơng”.
2.1.2.2. Hình tượng người anh hùng
 Phóng khống, trọng người tri âm tri kỉ
Trong lần đầu tiên Từ Hải và Thúy Kiều gặp nhau do Từ nghe danh của Thúy Kiều,
Từ đã nhận ra Kiều chính là người tri âm tri kỉ mà bấy lâu nay mình vẫn ln tìm
kiếm. Trước là “văn kì thanh”, giờ mới “kiến kì hình”, quả là lời đồn đại không sai.
Ngay từ lúc gặp gỡ đầu tiên, hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa và Từ Hải linh cảm
rằng chàng đã tìm được người tri âm, tri kỉ.
“Thiếp danh đưa đến lầu hồng
Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa.
Từ rằng: Tâm phúc tương cờ
Phải người trăng gió vật vờ hay sao?
Bấy lâu nghe tiếng má đào
Mắt xanh chẳng để ai vào có khơng?”
Lần đầu gặp nhau, Thúy Kiều đã có thể thấy được chí hướng mây rồng của Từ Hải,

cái chí hướng to lớn ln ấp ủ trong lòng của chàng họ Từ. Rồng mây gặp hội,
thông thường chỉ việc gặp được vận hội lớn thuận lợi, ở đây, Thúy Kiều cho đó là
Từ Hải sẽ lập nghiệp đế vương. Thật là một chí hướng cao rộng.
“Thưa rằng: "Lượng cả bao dong,
Tấn Dương được thấy mây rồng có phen”
Và vì vậy, Từ Hải càng mến phục nàng. Chàng trọng con người tri âm tri kỉ, hiểu rõ
chí lớn của chàng, hai người mới gặp nhau mà đã hiểu rõ lòng nhau:
“Nghe lời vừa ý gật đầu
Cười rằng: Tri kỉ trước sau mấy người
Khen cho con mắt tinh đời
Anh hùng đoán giữa trần ai mới già
12


Một lời đã biết đến ta
Mn chung nghìn ý cũng là có nhau”
Bởi vì thế, Từ hải đã quyết định chuộc thân cho Thúy Kiều, cứu vớt nàng ra khỏi
chốn lầu xanh nhơ nhuốc, sống với nàng như vợ chồng.
Hơn nữa, sau khi bắt tất cả những kẻ phụ bạc, gia đình họ Thúc và mời Mụ quản
gia, Vãi Giác Duyên...Từ Hải để cho Kiều tự tay xử quyết báo đền cho nàng hài
lịng. Nhưng nếu tất cả chỉ có vậy thì những người u bình thường có chút quyền
thế cũng có thể làm được. Từ Hải cịn làm được nhiều hơn, nhiều hơn thế nữa vì Từ
yêu Kiều bằng cả trái tim vô cùng sâu sắc. Và Từ đã nhìn ra được nỗi ưu hồi sâu
thẳm trong lịng Kiều
“Xót nàng còn chút song thân
Bấy lâu kẻ Việt người Tần cách xa
Sao cho muôn dặm một nhà
Cho người thấy mặt là ta cam lịng”
Sau đó, ban đầu khi nghe Kiều khuyên mình ra hàng, dù đã nhận ra ngay âm mưu
thâm hiểm ấy, Từ cũng thấy được viễn cảnh của những kẻ công hầu cam phận luồn

cúi, ấy thế mà tại sao cuối cùng Từ Hải vẫn hàng? Phải chăng Từ nghe lời nói mặn
mà của Kiều mà đồng ý? Hay Từ đã ngán chuyện binh đao, hay Từ đã mắc mưu Hồ
Tôn Hiến? Tất cả là không, tất cả chỉ vì Từ quá yêu Kiều, nếu vì nàng vì hạnh phúc
của nàng thì ta sẽ "cam lịng" hi sinh tất cả. Kiều đã khuyên Từ bằng rất nhiều lời
nhưng thủy chung chỉ có một câu " dần dà rồi sẽ liệu về cố hương" là giá trị nhất.
Về cố hương về với mẹ cha, Từ Hải hiểu được tâm trạng của Kiều rất nhớ nhà, rất
nhớ cha mẹ và hai em...Trước chàng đã nói "Làm sao sum họp một nhà/ Để người
thấy mặt là ta cam lòng" vậy Từ hàng thì Kiều mới có cơ hội trở về Bắc Kinh để
một nhà sum họp. Vì yêu nàng sá gì chút thân ta và dù ta có một kết cục đắng cay.
Từ Hải đã đến với Kiều không phải bằng thứ tình u sét đánh hay tình u lý trí
mà là bằng một thứ tình yêu đặc biệt: tình yêu vị tha. Từ đã đặt hạnh phúc của Kiều
lên trên hạnh phúc của mình và sẵn sàng hi sinh tất cả vì người mình u, một tình
u đích thực.

13


Khác hẳn mối tình đầu đam mê, trong sáng với Kim Trọng; mối tình chắp nối vui ít
buồn nhiều với Thúc Sinh; mối tình giữa Thuý Kiều với Từ Hải có thể coi là điểm
son trong suốt quãng đời mười mấy năm lưu lạc của nàng. Từ Hải xuất hiện, bao
mây đen vây phủ đời nàng bấy nay tan biến. Chỉ có sức mạnh phi thường của người
anh hùng này mời có thể đem lại ánh sáng và niềm vui thực sự cho Thuý Kiều.
Người con gái tài sắc vẹn tồn ấy xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Đó là mong
ước của Nguyễn Du và của tất cả chúng ta.
 Chí lớn cao xa, hiên ngang khí phách
Từ Hải là con người có chí hướng phi thường, chí hướng đế vương. Sự nghiệp đối
với Từ Hải như là điều cốt yếu nhất:
“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lịng bốn phương
Trơng vời trời biển mênh mang

Thanh gươm, yên ngựa lên đường thẳng giong”
Chàng Từ muốn tạo lập một sự nghiệp vẻ vang, chàng khơng vì nhi nữ thường tình
mà qn đi sự nghiệp của bản thân. Chính vì vậy, khi chia tay, Thúy Kiều muốn đi
theo chàng, “Nàng rằng phận gái chữ tòng/ Chàng đi thiếp cũng một lịng xin đi”,
Chàng Từ đã nói rằng:
“Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thốt khỏi nữ nhi thường tình”
Trong lời đáp ấy bao hàm lời dặn dò và niềm tin mà Từ Hải gửi gắm nơi Thúy Kiều,
chàng vừa mong Kiều hiểu mình, đã là tri kỉ thì chia sẻ mọi điều trong cuộc sống,
vừa động viên, tin tưởng Kiều sẽ vượt qua sự bịn rịn của thói nữ nhi thường tình để
làm vợ một người anh hùng. Chàng muốn lập cơng, có được sự nghiệp vẻ vang rồi
đón nàng về nhà trong danh dự:
“Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng loa dậy đất bóng tinh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”
14


Quả là lời chia tay của một người anh hùng có chí lớn, khơng yếu đuối như Thúc
Sinh khi chia tay Kiều. Sự nghiệp anh hùng đối với Từ Hải là ý nghĩa của sự sống,
thêm nữa chàng nghĩ có làm được như vậy mới xứng đáng với sự gửi gắm niềm tin,
sự trông cậy của nàng Kiều.
Từ dáng vẻ đến ý nghĩ, hành động và lời nói của Từ Hải trong lúc chia tay đều thể
hiện Từ là người rất tự tin về khả năng của mình, khí khái anh hùng còn thể hiện ở
cách mà Từ Hải ra đi
“Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”
Hai chữ “dứt áo” thể hiện phong cách mạnh mẽ, phi thường của đấng trượng phu
trong lúc ly biệt. Hình ảnh “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi” là một hình ảnh so

sánh đẹp đẽ và đầy ý nghĩa. Tác giả muốn ví Từ Hải như chim bằng cưỡi gió bay
cao, bay xa ngồi biển lớn. Khơng chỉ thể trong câu thơ còn diễn tả được tâm trạng
của con người khi được thỏa chí tung hồnh “diễn tả một cách khoái trá trong giây
lát con người phi thường rời khỏi nơi tiễn biệt”. Chia li và hội ngộ, hội ngộ và chia
li, hai sự kiện trái ngược và nối tiếp chia cái đời thường của mỗi người ra thành
những chặng đường giàu ý nghĩa hơn. Cuộc chia tay Từ Hải là chia tay người anh
hùng để chàng thỏa chí vẫy vùng bốn biển.
Hơn nữa, chàng Từ cũng rất tài hoa về thao lược. Trong thời gian ra đi, chàng đã
xây dựng nên cơ đồ, hùng cứ một phương:
“Thừa cơ trúc chẻ ngói tan
Binh uy từ ấy sấm ran trong ngồi
Triều đình riêng một góc trời
Gồm hai văn võ rạch đơi sơn hà
Địi phen gió táp mưa sa
Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi Nam
Phong trần mài một lưỡi gươm
Những phường giá áo túi cơm sá gì!
Nghênh ngang một cõi biên thùy
Thiếu gì cơ quả, thiếu gì bá vương
15


Trước cờ ai dám tranh cường
Năm năm hùng cứ một phương hải tần”
Lưỡi gươm của con người giang hồ ngang tàng ấy vung lên giữa chiến trường,
mạnh mẽ rạch ngang chia đơi thiên hạ, thật là con người khí phách và tài hoa đến
nhường nào. Con người ấy dựng cờ tranh đấu, thỏa chí tung hồnh, dựng nên cơ đồ
vững chắc. Thật là một trang anh hùng lẫm liệt!
 Con người của khát vọng tự do và ham chuộng công lý
Từ Hải đã cứu Thúy Kiều ra khỏi thanh lâu, và chàng cũng đã giúp Kiều báo ân báo

ốn, có thể thấy, chàng là một người trọng lẽ phải, công bằng:
“Từ cơng nghe nói thủy chung
Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang
Nghiêm quân, tuyển tướng sẵn sang
Dưới cờ một lệnh vội vàng ruổi sao
Ba quân chỉ ngọn cờ đào
Đạo ra Vơ Tích, đạo vào Lâm Tri”
“Từ rằng: Ân ốn hai bên
Mặc nàng xử quyết báo đền cho minh”
“Từ rằng: Quốc sĩ xưa nay
Chọn người tri kỉ một ngày được chăng?
Anh hùng tiếng đã gọi rằng:
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha”
Mặt khác, chàng cũng ngang tàng và khí phách, Từ Hải khát khao một cuộc sống tự
do và khơng bị bó buộc.
“Một tay gây dựng cơ đồ,
Bấy lâu bể Sở, sơng Ngơ tung hồnh !
Bó thân về với triều đình,
Hàng thần lơ láo, phận mình ra đâu !
Áo xiêm ràng buộc lấy nhau,
Vào luồn ra cúi công hầu mà chi?
16


Sao bằng riêng một biên thùy,
Sức này, đã dễ làm gì được nhau!
Chọc trời, khuấy nước, mặc dầu,
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai!”
Từ Hải mong muốn một cuộc sống tự do, khơng bị bó buộc như cuộc sống khn
phép dưới triều đình phong kiến. Chàng muốn một cuộc sống tự do, làm chủ một

góc trời. Nguyễn Du sử dụng những từ ngữ biểu hiện sự mạnh mẽ: “chọc trời,
khuấy nước” làm nổi bật cái khí phách ngang tàng của Từ Minh Sơn. Ý muốn tung
hoành ngang dọc, tự do vẫy vùng, không cần biết đến những quy định bó buộc của
lễ giáo, khơng quan tâm trên đầu có ai của chàng Từ như một ý niệm phản phong
sâu sắc. Quan niệm anh hùng phong kiến coi trách nhiệm chính của kẻ làm trai là
phị vua trị nước. Trang nam nhi phong kiến có thề lập mọi thứ chiến cơng hiển
hách nhất ở trên đời, nhưng mục đích trước tiên và chủ yếu là đề phục vụ nhà vua,
để củng cố tơn ty trật tự phong kiến. Cịn lý tưởng tự do của Từ Hải, ước muốn tự
do tung hồnh đến mức “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” làm sao có thề tồn tại
cùng với hệ tư tưởng của một chế độ mà tôn ty trật tự được quy định cả từ trong
cách ăn mặc? Dù có bị hạn chế, khát vọng tự do này vẫn không thề phù hợp vớỉ xã
hội phong kiến rất phân minh về ngơi thứ, rặt chăt chẽ về tơn ty. Vì thế, nó vẫn cứ là
một phản ứng, một quan niệm xúc phạm đến trật tự phong kiến.
2.2 Nhân vật Hồ Tôn Hiến
2.2.1. Lịch sử nhân vật
Các nhân vật trong Truyện Kiều được xây dựng dựa trên nguyên tác
“Kim,Vân, Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân. Trong đó, Hồ Tơn Hiến một nhân
vật phản diện của tác giả Trung Hoa đã được đại thi hào giữ lại nhằm làm nổi bật
nhân vật Từ Hải, và giai đoạn lưu lạc cuối cùng của cuộc đời Kiều. Theo nghiên cứu,
đây là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc, ơng là một người tài giỏi từng
đỗ tiến sĩ, giúp cho Minh Thế Tơng bình định các cuộc khởi nghĩa, dẹp n trộm
cướp, giải quyết vấn đề hạn hán và sâu bọ giúp dân. Chính vì thế, ơng được vua tin
tưởng cho giữ các chức vụ cao trong triều đình.
17


Về địa vị, xuất thân, tên họ cũng như tiếng vang trong lịch sử của Hồ Tôn
Hiến đã được Nguyễn Du miêu tả trong lần đầu xuất hiện:
“Có quan tổng đốc trọng thần,
Là Hồ Tôn Hiến, kinh luân gồm tài,

Đẩy xe vâng chỉ đặc sai,
Tiện nghi bát tiễu việc ngoài đổng nhung.”
Câu thơ đầu tiên giới thiệu về Hồ Tôn Hiến, Nguyễn Du không giới thiệu tên
tuổi, quê quán mà trực tiếp nói đến địa vị xã hội của nhân vật “quan tổng đốc trọng
thần”. Qua cách miêu tả này, tác giả muốn nhấn mạnh đến tài năng, bằng cách giới
thiệu trang trọng, quan tước trước tên tuổi sau. Theo khảo sát, cách giới thiệu như vậy
chỉ xuất hiện ở hai nhân vật là Từ Hải và Hồ Tôn Hiến. Qua bốn câu thơ, người đọc
phần nào đã khái quát được tên họ, quan chức, hình dung tài năng của nhân vật phản
diện này. Sau đó, đại thi hào tập trung khắc họa tài năng của Hồ Tôn Hiến qua ba chi
tiết tiếp nối nhau. Một là “kinh luân gồm tài” hiểu theo nghĩa đen là chỉ việc ươm tơ”,
nghĩa bóng là “xếp đặt việc chính trị, giải quyết, cáng đáng những việc lớn lao của
triều đình”. Mọi việc trong, ngồi triều chính rối như tơ vị khơng tìm được cách giải
quyết nhưng chỉ cần Hồ Tôn Hiến ra giúp sức thì mọi chuyện sẽ ổn thỏa, rõ ràng. Hai
là “Đẩy xe vâng chỉ đặc sai”. Tin tưởng vào tài năng của Hồ Tôn Hiến nên vua “ủy
nhiệm đặc biệt”. Để chuyến đi có được thành cơng, vua đã trực tiếp đẩy xe. Việc làm
này xuất phát từ sự cảm phục trước người tài, vua đã đích thân đưa ơng ra khỏi cổng
thành, quan ngồi trong xe, vua đứng dưới đưa tay đẩy xe (đây chỉ là hình thức nghi lễ,
thực tế vua chỉ đưa tay vào xe). Ba là, “Tiện nghi bát tiễu việc ngồi đổng nhung.” Hồ
cơng có thể tùy nghi mà đánh giặc (tiện nghi bát tiễn) và đứng ở vị trí thống chỉ huy
các vị nguyên sối khác.
Như vậy qua bốn câu thơ, người đọc khơng chỉ hình dung được xuất thân, địa
vị mà cịn thấy được cái tài hơn người của Hồ Tôn Hiến. Về ngoại hình, Nguyễn Du
khơng tập trung miêu tả như những nhân vật khác. Nhà thơ chỉ tập trung xây dựng
nhân vật ở tài năng, tính cách. Về tính cách tác giả không khái quát như vậy mà ông
để nhân vật của mình bộc lộ qua từng tình tiết đã được sắp xếp khá công phu để thấy
được sự độc ác, nham hiểm, xảo quyệt.
18


2.2.2. Nhân vật Hồ Tôn Hiến trong Truyện Kiều

2.2.2.1. Con người mưu mô, xảo quyệt
Nhân vật Hồ Tôn Hiến khi biết được đối thủ của mình là Từ Hải, một anh
hùng đội trời đạp đất. Hồ công đã nghiên cứu rất kỹ đối phương, đánh giá đúng tầm
vóc địch thủ “Từ là đấng anh hùng”. Song song đó, ơng cũng tìm hiểu những người
có liên hệ với Từ Hải là Vương Thúy Kiều “Biết nàng cũng dự quân trung luận bàn”.
Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng, Hồ Tơn Hiến bắt đầu thực hiện kế hoạch chinh phục của
mình. Đồng thời qua các bước thực hiện kế hoạch thu phục Từ Hải, tính cách mưu
mơ, xảo quyệt của nhân vật này cũng dần lộ ra.
Đầu tiên, Hồ Tôn Hiến thể hiện thiện chí khơng đả động đến binh đao mà lấy
kế “chiêu an”, kêu ra hàng để được yên ổn, nghĩa là ân xá cho kẻ nội loạn, khiến nhuệ
khí kẻ thù lung lay. Sau đó, Hồ cơng đã cho thấy sự mưu mơ trong tính tốn. Ơng vừa
sai quan thuyết hàng vừa mang vật chất để thu phục lòng người. Nhưng Từ Hải là
một đấng anh hào “Một tay gây dựng cơ đồ” nên không dễ dàng chịu lời thu phục.
Ông tỏ ra là một người khá thuần thục trong tâm lý chiến nên đã tác động đến một
nhân vật khác để xoay chuyển tình hình là Thúy Kiều. Ơng hiểu được vai trò của
nàng đối với Từ Hải và vai trò của nàng trong việc điều binh. Bên cạnh thương lượng
với Từ, Hồ Tôn Hiến cũng ra sức chiêu dụ Thúy Kiều. Trước hết, Hồ công dùng vật
chất để khơi dậy lòng tham của con người “Hai tên thể nữ, ngọc vàng nghìn cân”.
Tiếp theo Hồ Tơn Hiến dùng lời nói ngon ngọt để làm nàng Kiều lung lay. Kết quả là
“Lễ nhiều, nói ngọt, nghe lời dễ xiêu”. Sự kết hợp của “lễ nhiều” và “nói ngọt”, nhất
là phần lễ vật trọng hậu đã khiến cho lời nói dụ hàng càng có thêm tác dụng. Thúy
Kiều đã “tự chuyển hóa” theo chiều hướng thuyết hàng của triều đình. Chước của Hồ
Tơn Hiến tỏ ra bước đầu có hiệu lực.
Khi các mưu toan thành hiện thực, quân Từ Hải bắt đầu tin vào thiện chí của
Hồ Tơn Hiến, việc qn binh trễ nải, tinh thần chiến đấu khơng cịn như trước, Hồ
cơng đã tính chuyện lập mưu:
“Tin lời thành hạ yêu minh,
Ngọn cờ ngơ ngác, trống canh trễ tràng.
Việc binh bỏ chẳng giữ giàng
19



Vương sư dòm đã tỏ tường thực hư.”
Đến đây, Hồ Tôn Hiến không chỉ là con người đầy mưu mô mà tính chất xảo
quyệt dần bộc lộ qua hành động tiêu diệt kẻ thù lập cơng. Ơng sử dụng lời hứa như
một chiêu thức để Thúy Kiều tin theo. Khi nhận thấy tình hình rối ren của quân Từ
Hải, Hồ Tôn Hiến đã chuẩn bị đầy đủ để phản công:
“Hồ công quyết kế thừa cơ,
Lễ tiên, binh hậu, khắc cờ lập công.
Kéo cờ chiêu phủ tiên phong,
Lễ nghi dàn trước, bác đồng phục sau”
Như vậy, việc “chiêu hàng” mà Hồ Tôn Hiến đưa ra là một cái cớ đầy dối trá.
Hồ cơng lợi dụng lịng tin của đối thủ để thực hiện kế hoạch của mình. Hồ Tơn Hiến
lợi dụng ước mơ về cuộc sống thanh bình, ước muốn rỡ ràng của Kiều để Từ Hải
không gây việc binh đao. Trong khi đó, “quan trọng thần” lại chuẩn bị đầy đủ từ binh
lực đến vật lực cho cuộc phản công. Mặc dù theo binh pháp “Binh bất yếm trá”, có
nghĩa là vận dụng việc binh được làm điều dối trá, nhưng với vai trò là một người
thống lĩnh những tướng sói, Hồ Tơn Hiến lại làm điều đó thì chiến thắng cũng trở nên
vô nghĩa.Đây là một hành động vô nhân đạo, một con người tài giỏi như Hồ Tôn Hiến
khơng nên sử dụng.
Tính cách xảo quyệt của Hồ Tơn Hiến cịn được thể hiện trong cách hành xử
của ơng với Thúy Kiều. Bất cứ một người đàn ông nào khi đứng trước một cơ gái
xinh đẹp đều động lịng cảm mến. Hồ Tôn Hiến cũng như thế, trong cuộc vui mừng
thắng trận, khung cảnh tươi vui, tiếng đàn xao động lịng người và một trang tuyệt
sắc. Hồ cơng đã khơng tránh khỏi sai lầm. Thế nhưng điều đáng nói sau việc làm ấy
là cách hành xử vơ nhân tính. Hồ Tơn Hiến hiểu được vai trị của mình trong triều
đình, cũng như danh tiếng của bậc đại thần nên khi gây ra việc lầm lỗi, ông chỉ tập
trung vào việc cứu vãn danh tiết mà không hề tỏ ra ăn năn.
“Nghĩ mình phương diện quốc gia,
Quan trên nhìn xuống, người ta trông vào”

Ngay lập tức, để rửa sạch tiếng nhơ, để không ai biết đến việc làm này, Hồ
Tôn Hiến đã ép gả Thúy Kiều cho viên thổ quan. Ở đây, chúng ta có thể thấy việc lựa
20


chọn bước đường tiếp theo cho Thúy Kiều là cả một sự tính tốn sâu xa. Thúy Kiều
khơng được gả cho một người dân bình thường mà gả cho một viên thổ quan. Với
chức vụ là một quan trọng thần tặng một người đẹp cho một viên thổ quan, chức vụ
nhỏ hơn, sẽ tạo được mối quan hệ tốt đẹp cho Hồ Tôn Hiến. Và từ “viên thổ quan”
người ta có thể liên tưởng đến một vùng đất xa xơi, hẻo lánh đầy nguy hiểm. Ơ vùng
đất ấy liệu Kiều cịn có thể sinh tồn? Vậy, khi Thúy Kiều lấy viên thổ quan thành
cơng thì việc làm xấu xa của ông sẽ không ai hay biết, không một ai có thể làm tổn
hại đến vị thế của ông.
2.2.2.2. Con người phản trắc, thất tín
Từ những tính tốn, mưu mơ trước đó, Hồ Tơn Hiến đã lợi dụng sự nhẹ dạ, cả
tin của Kiều để ép Từ Hải ra hàng. Sơ hở của Từ Hải chính là Kiều và Kiều cũng
chính là điểm yếu duy nhất của chàng. Biết rằng việc trực tiếp “chiêu an” kêu gọi một
đấng anh hùng “đầu đội trời chân đạp đất” như Từ Hải hàng quân là một điều khó
khăn dường như khơng thể thực hiện, cộng với việc xưa nay anh hùng khó qua ải mỹ
nhân, nhiều bậc anh hùng xưa vì mỹ nữ mà tan hoang cơ đồ. Lường trước điều này,
hắn đã dùng kế đánh vào tâm lý nàng Kiều - người luôn kề vai sát cánh bên cạnh Từ
Hải trong mọi cuộc luận bàn mưu tính chính sự, để dụ Từ Hải hàng triều đình sau đó
tráo trở lật lọng, khiến Từ Hải trở tay khơng kịp. Nói thế khơng phải để cho rằng Từ
Hải là người anh hùng mê muội vì sắc mà là để chứng tỏ, khẳng định Hồ Tôn Hiến
ngồi tính cách xảo quyệt, mà cịn là một con người phản trắc, thất tín.
Để lấy được sự tin tưởng của Kiều, Hồ Tôn Hiến không những “Lại riêng
một lễ với nàng. Hai tên thể nữ ngọc vàng nghìn cân” mà cịn hứa hẹn bằng những lí
lẽ hết sức thuyết phục, hợp tình hợp lí nhằm đánh lạc hướng những suy nghĩ của
nàng. Hồ Tôn Hiến rất khôn ngoan khi dùng “ngọc vàng gấm vóc” và những lời lẽ
đường mật, nghe có vẻ hợp lẽ để dụ dỗ, thuyết phục Kiều khuyên Từ Hải ra “thuyết

hàng” với quân đội triều đình.
“Nàng thì thật dạ tin người

21


Lễ nhiều nói ngọt nghe lời dễ xiêu”
Phần Kiều lại là một cô gái vừa tài năng, xinh đẹp lại thơng minh, sắc sảo,
đặc biệt rất có mắt nhìn người. Chỉ từ những ngày đầu mới gặp nhau, nàng đã tin chắc
là Từ Hải rồi có một ngày sẽ làm nên sự nghiệp “Mà lòng đã chắc những ngày một
hai”. Do vậy, đối với Kiều, Từ Hải tuyệt đối tin tưởng. Tuy sâu sắc là thế nhưng Kiều
cũng có những lí do, những nỗi niềm riêng của mình mà khi bị những lời dụ dỗ ngon
ngọt của tên xảo quyệt Hồ Tôn Hiến đánh thức sự yếu đuối trong sâu thẳm tâm hồn,
nàng dường như cũng xiêu lịng. Có rất nhiều lí do tác động khiến người con gái tài
sắc ấy dễ dàng mắc lừa Hồ Tôn Hiến. Suy cho cùng, Kiều đơn thuần cũng chỉ là một
cô gái, mà giấc mơ của mọi phận nữ nhi thường tình trong thiên hạ là chỉ cần có một
gia đình bình n, một cuộc sống nhẹ nhàng không đấu đá, sống một cuộc đời an
nhiên tự tại, hạnh phúc cùng người mình yêu. Hơn nữa, Kiều đã trải qua biết bao đau
thương, sóng gió của cuộc đời. Nàng mỏng manh và bấp bênh như cánh bèo trôi, đã
quá mệt mỏi và sợ hãi trước mọi biến cố nhân gian. May mắn thay, giờ đây, người
anh hùng Từ Hải xuất hiện cứu vớt cuộc đời bất hạnh đầy khổ đau của nàng. Nàng chỉ
muốn được sống yên thân bên Từ Hải. Nay nếu Từ Hải ra hàng, trở thành bề tôi của
nhà vua, con đường công danh được thênh thang rộng mở như những gì Hồ Tơn Hiến
đã hứa với nàng thì há chẳng phải quá tốt rồi sao! Nàng sẽ có một cuộc sống dễ dàng
hơn trước bên người mình yêu thương, không phải thấp thỏm lo sợ Từ Hải một đời cứ
mãi chiến đấu hiểm nguy nơi biên thùy xa xôi. Thêm nữa, nếu nghe theo lời Hồ Tơn
Hiến thì Từ Hải vừa trọn đạo trung với vua, mà chính nàng cũng trịn đạo hiếu với
cha mẹ. Nàng sẽ có thể đường đường chính chính trở về quê nhà làm nở mày nở mặ
gia đình, có cơ hội chăm lo cho song thân tuổi xế chiều:
“Nghĩ mình mặt nước cánh bèo

Đã nhiều lưu lạc lại nhiều gian truân
Bằng nay chịu tiếng vương thần
Thênh thênh đường cái thanh vân hẹp gì
22


Công tư vẹn cả hai bề
Dần dà rồi sẽ liệu về cố hương
Cũng ngôi mệnh phụ đường đường
Nở nang mày mặt, rỡ ràng mẹ cha
Trên vì nước, dưới vì nhà
Một là đắc hiếu, hai là dắc trung
Chẳng hơn chiếc bách giữa dịng
E dè gió dập, hãi hùng sóng va”
Vì tin vào những lẽ đó mà Kiều đã mắc mưu Hồ Tơn Hiến, nàng khéo léo
dùng hết lí lẽ nàng cho là đúng đắn và dùng sự tin tưởng của Từ Hải dành cho mình,
đã thuyết phục được chàng ra hàng qn của Hồ Tơn Hiến, tức qn triều đình. Nàng
khơng mảy may nghi ngờ hay có chút đề phịng nào với tên xảo trá, gian dối mang
danh Tổng đốc trọng thần ấy. Để rồi cuối cùng, sau khi đã nắm rõ trong tay mọi hành
động của quân Từ Hải, biết chàng đã “giải binh” và ra cửa viên đầu hàng, lúc bấy giờ
Hồ Tôn Hiến mới trơ trẽn nuốt lời, khơng những tráo trở lật mặt mà cịn quyết thừa
cơ hội không chừa cho Từ Hải con đường sống nào. Một mặt, hắn sai người giả vờ
dàn nghi lễ chiêu hàng ở phía trước, mặt khác thì phục sẵn binh mã để đánh úp Từ
Hải phía sau:
“Hồ cơng quyết kế thừa cơ
Lễ tiên binh hậu, khắc cờ tập công
Kéo cờ chiêu phủ tiên phong
Lễ nghi giàn trước, bác đồng phục sau”
23



Đến đây, chúng ta có thể thấy rõ bộ mặt xảo trá của Hồ Tôn Hiến. Sự tráo trở,
giả dối của hắn bộc lộ khi hắn lật lọng, nuốt lời, phá bỏ hết tất cả những gì đã hứa với
Kiều. Là tên độc ác, thất tín, kẻ cơ hội khi lợi dụng lòng tin của Kiều và sự mất cảnh
giác của Từ Hải mà đã thẳng tay “Ba bề phát súng, bốn bên kéo cờ” với đội quân Từ
Hải, khiến chàng tử trận. Ngay từ đầu, đại thi hào Nguyễn Du đã dành hẳn bốn câu
thơ để tả về tài năng và địa vị của Hồ Tôn Hiến. Thật chẳng ngoa khi nói hắn cũng là
con người có tài. Nhưng cái tài của hắn không phải cái tài của người quân tử khảng
khái, bộc trực mà y thực chất chỉ là một kẻ tiểu nhân bỉ ổi, dùng sự ranh mãnh, lọc lỏi
để mưu toan cho lợi ích riêng của bản thân.
2.2.2.3. Con người háo sắc
Sau khi dùng những thủ đoạn bẩn thỉu, hèn hạ của mình hạ Từ Hải xong, Hồ
Tơn Hiến cịn thể hiện mình là kẻ háo sắc, nhỏ nhen, thấp kém. Hắn trơ trẽn đến nỗi
dường như quên đi rằng trước đó đã lật lọng, nuốt lời, lừa Kiều khiến cho Từ Hải
phải chết đứng giữa vòng vây. Vậy mà giờ đây vẫn còn mặt mũi giả vờ “ân cần hỏi
han” quan tâm đến Kiều và xem như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Một lần nữa, Hồ
Tôn Hiến dùng những lời ngon ngọt, giả tạo của mình xót thương cho thân phận hồng
nhan nhưng gặp nhiều kiếp nạn của Kiều:
“Đem vào đến trước trung quân
Hồ công thấy mặt, ân cần hỏi han”
“Rằng: Nàng chút phận hồng nhan
Gặp cơn binh cách, nhiều nàn cũng thương”
Dù Kiều là người của Từ Hải, nhưng cũng nhờ lời nói của Kiều mà mưu lớn
của Hồ Tơn Hiến mới thành cơng, hắn mới có thể hạ Từ Hải lập cơng với triều đình.
Nghĩ vậy, hắn bày tỏ lịng biết ơn với nàng, cho nàng thực hiện được mong muốn của
mình
24


“Đã hay thanh tốn miếu đường

Giúp cơng cũng có lời nàng mới nên
Bây giờ sự đã vẹn tuyền
Mặc lòng nghĩ lấy muốn xin bề nào?”
Rõ ràng tên gian manh, xảo quyệt Hồ Tôn Hiến đã lừa Kiều để giết hại chồng
nàng. Nay lại nói những lời như thế với nàng, khác nào xát muối thêm vào vết thương
mất chồng đang âm ỉ, đồng thời quy cho nàng tội danh cấu kết với địch hại chết
chồng. Cách đó khơng lâu, nỗi đau khi chứng kiến cảnh tượng Từ Hải chết đứng giữa
vịng vây qn thù, nàng Kiều đã rất đau xót, nghĩ rằng tại mình mà Từ Hải mới bị
nên cơ sự này nên mới đã định tự tử theo chàng “sẽ lại vực ra dần dần”. Giờ đây,
những lời “hỏi han” của Hồ Tôn Hiến càng làm nàng như thêm đau đớn “giọt ngọc
tuôn trào” mới xin cho Từ Hải được chơn cất đàng hồng tử tế. Hồ Tơn Hiến cũng
“thương tình” sai quân cho “cảo táng di hình bên sơng”
“Hồ cơng nghe nói thương tình
Truyền cho cảo táng di hình bên sơng”
“Cảo táng di hình” ở đây tức chỉ là bọc thây vào cỏ khô để mà chôn chứ
không dùng hịm gỗ. Hồ Tơn Hiến đã hứa với Kiều sẽ chôn cất Từ Hải tử tế nhưng
đến cả một chiếc hịm cũng khơng có mà chỉ dùng cỏ để đắp điếm tạm bợ. Phải chăng
việc chôn cất Từ Hải khơng xuất phát từ thiện ý mà đâu đó vẫn còn tư thù cá nhân và
hành động của hắn cho chúng ta thấy một con người nhỏ nhen, bất nghĩa.
Bắt đầu từ lúc quan quân đem Kiều đến gặp Hồ Tôn Hiến, nếu để ý chúng ta
sẽ thấy hắn dùng khá nhiều từ ngữ và hành động để ưu ái nàng “ân cần”, “hỏi han”,
“cũng thương”, “thương tình”. Ai cũng đều biết Kiều là một mỹ nữ giai nhân tài sắc
vẹn tồn, đàn ơng đã gặp xiêu lịng là lẽ thường thấy. Tuy nhiên, xiêu lịng đến mức
vơ liêm sỉ, đê hèn, háo sắc bất chấp như Hồ Tôn Hiến thì trước giờ ngồi Sở Khanh,
25


×