Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Phân tích nhân vật Thúy Vân, Kim Trọng và Vương Quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.68 KB, 33 trang )

MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU VỀ NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU.................................2
1.1 Giới thiệu về Nguyễn Du ......................................................................2

1.2 Giới thiệu về Truyện Kiều.....................................................................3
2. PHÂN TÍCH NHÂN VẬT THÚY VÂN, KIM TRỌNG VÀ VƯƠNG
QUAN...................................................................................................................6
2.1 Phân tích nhân vật Thúy Vân................................................................6
2.2 Phân tích nhân vật Kim Trọng.............................................................15
2.3 Phân tích nhân vật Vương Quan.........................................................21
3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT THÚY VÂN, KIM TRỌNG
VÀ VƯƠNG QUAN..........................................................................................26
3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật Thúy Vân............................................26
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật Kim Trọng .........................................28
3.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật Vương Quan.......................................30

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................33

1


1. GIỚI THIỆU VỀ NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU
1.1 Giới thiệu về Nguyễn Du
1.1.1 Cuộc đời – thời đại
Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; quê ở
làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ơng sinh trưởng trong một gia
đình đại q tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là
Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng. Mẹ đẻ của Nguyễn Du là
Trần Thị Tần vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm. Bà là con gái thứ ba của một vị
quan nhỏ coi việc sổ sách kế toán (chức Câu Kê) dưới trướng Nguyễn Nghiễm,
người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Hương


Mặc, huyện Từ Sơn). Bà Trần Thị Tần sinh năm Canh Thân (1740) và mất ngày
mùng 6 tháng 7 năm Mậu Tuất (1778) thọ 39 tuổi. Năm đó Nguyễn Du mới 13
tuổi. Bà Trần Thị Tần thuộc dòng dõi Trần Phi Chiêu (1549 – 1623), ông đậu
tiến sỹ năm Kỷ Sửu (1589) làm quan đến chức thượng thư bộ Hộ, kiêm Đô Ngự
Sử, tước Diên Quận công. Bà là một phụ nữ nết na, thông minh, và xinh đẹp, lại
sinh ra tại xứ Kinh Bắc vùng quê quan họ. Điều đó ảnh hưởng tốt đến hồn thơ
Nguyễn Du từ những ngày còn bé.
Năm Tân Mão (1771), Nguyễn Nghiễm thơi chức Tể tướng, về trí sĩ ở q
nhà, Nguyễn Du theo cha về q. Tại bến Giang Đình, ơng được chứng kiến
cảnh vinh hoa của gia đình mình (sau này ơng có nhắc lại trong bài thơ Giang
Đình hữu cảm). Năm Bính Thân (1776) Nguyễn Nghiễm mất, lúc đó Nguyễn Du
mới lên 11 tuổi. Trong hơn 10 năm ấy, Nguyễn Du sống bên cạnh cha không
nhiều. Năm 1778, bà Trần Thị Tần lâm bệnh rồi mất. Nguyễn Du mồ côi cha mẹ.
Cha mẹ mất, Nguyễn Du về sống với gia đình quan tể tướng tại Tiên Điền. Thủa
ấy, dinh cư nhà Nguyễn Nghiễm rất nguy nga, đồ sộ. Người dân Nghi Xn hồi
đó làm thơ tả cảnh nhà ơng như sau:
Trèo lên Hồng Lĩnh mà trơng
Nhìn về đã thấy dinh ơng rõ ràng
Lâu đài dãy dọc tịa ngang
Ơng ngồi đọc sách nghiêm trang một mình
Thời gian này Nguyễn Du bước vào tuổi trưởng thành, việc ăn học đòi hỏi
ngày một nhiều. Sau khi Nguyễn Nghiễm mất, gia cảnh không còn phong lưu
như trước. Đời sống cùng việc học hành của Nguyễn Du khơng được như khi
cịn cha mẹ. Tuy vậy với địa vị và danh tiếng của gia tộc, Nguyễn Du vẫn là cậu

2


Chiêu bảy được mọi người ngưỡng mộ. Quãng thời gian này, ngoài việc học
hành, những khi rỗi rãi, lễ tết, Nguyễn Du thường cùng với bạn trai phường hát

Tiên Điền vượt trng Hống đị Cài vào Trường Lưu hát ví và xướng họa thơ
phú. Qua những lần đi hát, Nguyễn Du thực sự có cảm tình với o Uy, o Sạ. Đã
có lần do mối thâm tình này mà gây ra bất hòa với trai Trường Lưu. Những năm
sau này (sau 1786), khi từ Thái Bình về sống tại quê nhà, trở lại Trường Lưu gặp
lại người xưa, gặp lại cảm xúc thời trai trẻ, Nguyễn Du đã viết bài Văn tế
Trường Lưu Nhị Nữ nổi tiếng.
Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai
đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động,
với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm
trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là khởi
nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn, quét sạch
hai mươi vạn quân Thanh xâm lược.
Trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Du đã sống phiêu bạt nhiều năm trời trên đất
Bắc (1786 – 1796) rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh (1796 – 1802). Sau khi đánh
bại Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi (1802). Sau đó, Nguyễn Du ra làm quan bất
đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813 – 1814, ông được cử làm chánh sứ sang
Trung Quốc. Năm 1820, dưới triều Minh Mạng, Nguyễn Du lại được lệnh làm
chánh sứ sang Trung Quốc lần thứ hai, nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh và mất tại
Huế.
Tiểu kết: Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa
dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều
đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với
những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân
đạo chủ nghĩa lớn.
1.1.2 Sự nghiệp sáng tác
Sự nghiệp sáng tác văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá
trị lớn bằng chữ Hán và chữ Nơm. Thơ chữ Hán có ba tập, gồm 243 bài. Sáng
tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh, thường được gọi là Truyện
Kiều.
1.2 Giới thiệu về Truyện Kiều

Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn
học trung đại Việt Nam. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện
Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, phần
3


sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn. Chính điều này mới làm nên giá trị của
kiệt tác Truyện Kiều.
1.2.1 Tóm tắt tác phẩm
Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước
Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn tồn, con gái đầu lịng một gia đình
trung lưu lương thiện, sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che” bên cạnh
cha mẹ và hai em là Thúy Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân nhân tiết
Thanh minh, Thúy Kiều gặp chàng Kim Trọng “phong tư tài mạo tót vời”. Giữa
hai người chớm nở một mối tình đẹp. Kim Trọng đến ở trọ cạnh nhà Thúy Kiều.
Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng đã gặp Kiều bày tỏ tâm tình. Hai người chủ
động, tự do đính ước với nhau.
Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc
Trong khi Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan,
Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng, cịn nàng thì bán mình chuộc cha. Thúy
Kiều bị bọn bn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu
xanh. Sau đó nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, cứu vớt
khỏi cuộc đời kĩ nữ. Nhưng rồi Kiều bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen
tuông, đày đọa. Thúy Kiều phải trốn đến nương nhờ nơi cửa Phật. Sư Giác
Dun vơ tình gửi nàng cho Bạc Bà – kẻ buôn người như Tú Bà, nên Kiều lần
thứ hai rơi vào lầu xanh. Ở đây, Thúy Kiều gặp Từ Hải, một anh hùng “đội trời
đạp đất”. Từ Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan Tổng
đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thúy Kiều phải hầu đàn, hầu rượu
Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, Kiều trẫm mình
ở sông Tiền Đường. Nhưng nàng được sư Giác Duyên cứu và lần thứ hai Kiều

nương nhờ nơi cửa Phật.
Phần thứ ba: Đoàn tụ
Sau nửa năm về Liêu Dương chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều.
Hay tin gia đình Kiều bị tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng đau
đớn vô cùng. Tuy kết duyên với Thúy Vân nhưng Kim Trọng chẳng thể nào
ngi được mối tình đầu say đắm. Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Thúy
Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đồn
tụ. Chiều ý mọi người, Thúy Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai
cùng nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
1.2.2 Giá trị nội dung

4


Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói
thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những
thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát
vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do,
cơng lý, khát vọng tình u, hạnh phúc…
1.2.3 Giá trị nghệ thuật
Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các
phương diện ngôn ngữ, thể loại. Với Truyện Kiều, ngôn ngữ văn học dân tộc và
thể thơ lực bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Với Truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã
có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả
thiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.
Tiểu kết: Truyện Kiều hàng trăm năm nay đã được lưu truyền rộng rãi và có sức
chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều
thứ tiếng và được giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới.


5


2. PHÂN TÍCH NHÂN VẬT THÚY VÂN, KIM TRỌNG VÀ VƯƠNG
QUAN
2.1 Phân tích nhân vật Thúy Vân
2.1.1 Người phụ nữ theo chuẩn mực phong kiến
Trong bối cảnh xã hội phong kiến, cùng khn thước gia đình thì “cơng,
dung, ngơn, hạnh” là thước đo chuẩn mực cho người phụ nữ thời bấy giờ và
Thuý Kiều, Thuý Vân là những người con gái của chuẩn mực. Nếu Kiều là nhân
vật đa sầu đa cảm với tư tưởng cấp tiến,chủ động... mang hơi hướng một người
con gái rất “lạ” (lạ so với chuẩn mực thời phong kiến ) thì Vân là mẫu người hài
hồ, qn bình, chủ tỉnh... theo đúng chuẩn mực lễ giáo.
Thuý Vân so phần nhan sắc không được chú ý bằng chị mình, nhưng đó
lại là một vẻ đẹp ưa nhìn, tạo cho người ngắm cảm giác thoải mái:
“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
Bỏ qua chuyện mà bấy lâu nay chúng ta vẫn nói, tức miêu tả Vân để làm
bàn đạp cho Kiều, chúng ta hãy thực lòng thừa nhận cái đẹp của Vân hài hoà và
hiền hoà. Nếu Kiều là đố hoa hồng kiêu sa, khó chăm sóc và mong manh dễ vỡ
thì Vân sẽ là đố mẫu đơn, lồi hoa được mệnh danh là “hoa hồng khơng gai”,
lại cịn tượng trưng cho phú quý, giàu sang và cuộc hôn nhân hạnh phúc nhiều
con cháu. Vẻ đẹp của Vân mang chiều phúc hậu, khn mặt trịn “đầy đặn”,
chân mày “nở nang”, thể hiện vẻ đẹp sang trọng, quý phái, toát lên nhân tướng
phúc hậu khác với vẻ đẹp thanh tú, mày liễu của Kiều. Từ miêu tả dung mạo đến
tính cách, Thuý Vân luôn mang nét đẹp cổ điển.
Vẻ đẹp của Vân khơng chỉ tốt ra từ ngoại hình mà cịn cả tính cách. Một
người con gái ơn hồ, nhã nhặn “Hoa cười, ngọc thốt đoan trang” vừa ca ngợi vẻ

đẹp của đôi môi, của hàm răng ngọc ngà, vừa là yếu tố “ngơn” để đánh giá, khi
lời nói của nàng cũng là khn thước như chính tướng mạo. Và một người con
gái bình thường như thế, tạo hố sá chi mà ghen, mà hờn? Thế nên có “thua”, có
“nhường” một chút cũng chẳng sao!
Rồi đến “hạnh”, Cùng là chị em gái, cùng là con một nhà nhưng bẩm thụ
hai người khác nhau, mỗi người một vẻ, hình dạng khác nhau, tính khí khác

6


nhau,nên cách nhìn nhận vấn đề cũng hồn tồn khác nhau. Tuy hai chị em đều
cùng tuổi cập kê, cùng ở chốn kh phịng:
“Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đơng ong bướm đi về mặc ai”
Rồi cũng như bao nhiêu người con gái khác, nàng cũng có thể kết hơn mà
khơng cần tình u, như định kiến “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Đành rằng là
một hành động vì thương chị, giúp chị trả nghĩa người thương, nhưng ta cũng
ngạc nhiên thấy một sự chấp nhận bình thường đến mức tự mặc định của nàng
Vân với chính mình. Nàng khơng cầu tình u hay bất cứ gì cho riêng mình mà
ln tn theo sự sắp đặt.
“Vội vàng sắm sửa chọn ngày,
Duyên Vân sớm đã se dây cho chàng.
Người yểu điệu kẻ văn chương,
Trai tài gái sắc xuân đương vừa thì,
Tuy rằng vui chữ vu quy,
Vui nào đã cất sầu kia được nào!”
Cái sầu vu quy ở đây vốn chẳng phải là dành cho cuộc hôn nhân sắp đặt,
mà là sầu vì người vắng mặt, bởi chữ “sầu”được chỉ rõ “sầu kia” chứ không áp
vào điểm “vu quy”. Cho nên cuộc đời của Vân, trước sau vẫn là để mặc cho
người sắp đặt.

2.1.2 Thúy Vân – Một con người thấu tình đạt lý.
Một minh chứng rất rõ ràng nữa để có thể kết luận rằng Thúy Vân là một
người con gái tinh tế và chừng mực, đó là trong đêm Thúy Kiều quyết định bán
mình chuộc cha, nàng thao thức cả đêm với nỗi niềm đau đớn vì đã phụ tình
chàng Kim, bèn nghĩ ra phương cách nhờ em chắp mối tơ thừa. Thúy Vân khi ấy
đang mơ màng, mới chợt tỉnh giấc “Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han”: chị
mình. Nàng rằng:
“Cơ trời dâu bể đa đoan,
Một nhà để chị riêng oan một mình.
Cớ chi ngồi nhẫn tàn canh,
Nỗi riêng cịn mắc mối tình chi đây?”
7


Người đời sau trách nàng, cớ sao nhà có tai biến như thế mà có thể an tâm
yên giấc được, nhưng nếu xét câu chữ của Nguyễn Du thì nàng không vô tâm
như thế. Nhà gặp nạn, Thúy Kiều đã quyết bán thân để chuộc cha và em, nàng
hy sinh hạnh phúc lứa đơi của mình, Thúy Kiều đau đớn, nhưng nỗi niềm ấy chỉ
riêng Kiều biết. Để rồi khi Kiều đã đặt em vào tình thế đã rồi, vì thương chị phải
hy sinh vì cả gia đình, vì thương chị đã phải gánh lấy trọng trách lớn lao, Vân
cũng bằng lòng nhận “mối tơ thừa” ấy. Nàng chấp nhận thay chị trả nghĩa cho
chàng Kim, cũng là để chị có thể n tâm mà làm trịn chữ hiếu với cha mẹ.
Mười lăm năm Kiều lưu lạc là mười lăm năm nàng cáng đáng chăm lo
cho cho cả gia đình, cho chồng, cho em, là làm trọn chữ hiếu, làm vẹn chữ nghĩa
với chị. Khi Kiều trở về, cũng chính nàng đã tự mình gán nghĩa lại cho chị, sẵn
sàng san sẻ người chồng đã mười lăm năm chung sống, tuy tình có ít nhưng
nghĩa cũng trọn. Có người cho rằng, thật đau xót cho Thúy Vân khi trong ngần
ấy năm lúc nào Kim Trọng cũng nhớ về Thúy Kiều, Thúy Vân là vợ nhưng:
“Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai”

Đâu ai thấu rằng, Thúy Vân làm như thế mới thực sự là người thấu tình
đạt lí, hạnh phúc xẻ đơi nhưng xẻ đơi với chị của mình, với người chị đã hy sinh
tuổi thanh xuân để cứu cả gia đình, với người chung máu mủ chứ đâu phải ai xa
lạ mà xót mà đau. Làm như thế Thúy Vân cũng đã đền bù cho chị những năm
lưu lạc để khơng cịn phải áy náy, vì khi xưa để chị một mình chịu tủi cực. Hơn
nữa đối với một người phụ nữ phong kiến như Vân thì cịn hạnh phúc nào hơn
khi lúc này đây gia đình đồn tụ êm ấm, con cháu đầy nhà “Một cây cù mộc,
một sân quế hòe”, đã là hạnh phúc với nàng. Tình yêu của nàng là tình u biển
lớn cuộc đời nó vượt qua khỏi khn sáo tình u và hạnh phúc lứa đơi. Nàng
quả la người con gái thấu tình đạt lý, biết nghĩ cho cha mẹ, cho chị như thế thật
đáng khâm phục và tinh tế hết mực.
2.1.3 Một số quan điểm trái chiều của người đời sau về Thúy Vân
 Cho rằng Thúy Vân đáng trách và cay nghiệt với nàng

Việc đánh giá một con người ngồi xã hội thực nói chung hay cụ thể là
một nhân vật trong văn học nói riêng, khó lịng có thể thống nhất giữa tất cả mọi
người.
Trong văn học từ xưa đến này, đã có khơng ít nhân vật mà sự tranh luận
về chuyện đáng thương hay đáng trách vẫn khơng ngả ngũ. Dân gian có câu
“chín người mười ý” là lẽ đó. Hơn nữa, điều này rất đúng với lí luận văn học
8


hiện đại, bởi người đọc hồn tồn có thể tiếp nhận tác phẩm theo cách mình
muốn. Trong Truyện Kiều, bên cạnh nhân vật Hoạn Thư gây nhiều tranh cãi, thì
Thuý Vân, cô em gái cũng không kém phần xinh đẹp của Kiều cũng làm người
đời sau phải suy ngẫm xem nàng đáng thương hay đáng trách. Và dù có người
cho rằng Thúy Vân trong truyện Kiều chỉ là một bức tranh nền nhưng vẫn khơng
thể vì vậy mà phủ nhận được vai trò của nhân vật này trong tác phẩm.
Trong truyện Kiều, Thúy Vân xuất hiện ít nhưng lại gây ra khá nhiều

tranh cãi, bên cạnh sự đồng tình, thương cảm,có những tác giả đã đưa ra một số
nhận định mà gộp chung là nghiêng phần đáng trách về Thúy Vân. Đó là các tác
giả cùng tác phẩm của mình như:
Nguyễn Hữu Khanh với bài “Thúy Vân”
Dương Mạnh Huy với bài “Vịnh Thúy Vân”.
Vương Trọng với bài “Môtip Thúy Vân”.
Vũ Hạnh đã rất tinh tế khi phát hiện "Nhìn vào Thúy Vân ta không thấy
mắt, chỉ thấy lông mày và cái khn mặt no đầy trịn trịa" rồi ơng viết tiếp
những dịng lý thú: "Thúy Vân có mắt, điều ấy thực hiển nhiên rồi. Mắt nàng
chắc hẳn là đôi mắt đẹp, đôi mắt bồ câu, là đôi mắt phượng, hay bình dân hơn là
đơi mắt lá răm. Mắt nàng chắc sáng, chắc đen, long lanh, tình tứ. Nhưng đơi mắt
nàng chỉ là đôi mắt nằm trên khuôn mặt để làm đầy đủ lệ bộ của một khung diện
mà thôi. Nàng có nhìn thực, có thấy thực, nhưng nàng chỉ nhìn, chỉ nhìn thấy
bằng con mắt khác của người. Nấm mộ bên đường hoang lạnh, nàng cũng nhìn
thấy như cậu Vương Quan, như nhiều kẻ khác hững hờ. Kim Trọng phong nhã,
hào hoa nàng cung nhìn thấy như bao cơ gái thùy mị, hiền lành trong khung cửa.
Cho đến gia biến của nàng tơi bời tan tác, nàng cũng nhìn thấy như nhiều kẻ vô
tư êm đềm, say môt giấc xuân. Nàng thấy hay nàng khơng thấy, điều đó vẫn
khơng có gì đổi khác. Nàng thấy hay người khác thấy vẫn khơng đổi khác gì
đâu.
Chính vì thấy như khơng thấy, mà nàng nực cười khi nhìn Thúy Kiều
“Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa”
Thấy như nhà người khác mà nàng lấy chồng do người chị chọn nên. Có
nhiên đó là cách nói để tránh miếng tĩnh từ đơn giản gán định quá dễ dàng cho
nàng. Nhưng một cô gái, sau cơn gia biến, ngủ vùi một giấc, rồi choàng tỉnh dậy
thấy chị ngồi khóc bên đèn lụn bắc một bình, buột miệng nàng hỏi rằng:
“Cớ sao ngồi nhẫn tàng canh”?

9



Thì thực giản dị vơ tình nhiều q. Ngày sau khi lấy chàng Kim, sống
mười lăm năm duyên nợ, mà buổi tái ngộ với Kiều, nàng đã nói về tấm lịng u
Kiều của kẻ chung chăn gối với mình trong bấy nhiêu lâu:
“Những là rày ước mai ao
Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình ’’
Thì thật hết sức thản hiên, lạnh lẽo tưởng như khơng cịn giữ cho riêng
mình chút tự ái, một chút nhiệt tình
Cái nhìn Thúy Vân hiền lành, có một vẻ gì cam chịu đáng thương nhưng
không tránh được một sự dễ dàng đáng ghét. Đôi con mắt ấy phóng ra tia nhìn là
để rập theo tình ý kẻ khác, miễn tình ý ấy thuộc về lẽ phải hiển nhiên, thuộc về
trật tự đã được cuộc đời chấp nhận. Sự rập theo ấy hoàn toàn thụ động như đúc
theo khuôn, khiến ta lầm tưởng tâm hồn nàng là thứ bột nếp đã được rây lọc mịn
màng. Như thế phỏng nàng có mắt hay khơng?
Theo như Trần Huyền Nhung nhận xét, thứ nhất bà khơng hồn tồn đồng
tình với nhân vật Thúy Vân về cuộc “trao duyên”. Đó là sự thỏa thuận bàn giao
của Thúy Kiều “trao duyên” em gái là Thúy Vân cho Kim Trọng.
“Một lời chị cậy trao duyên
Chẳng yêu – em phải trọn nguyền chàng Kim
Gối chăn xô lệch bao đêm
Nỗi đau hạnh phúc im lìm Kiều ơi!”
(Giọt lệ nàng Vân)
Khi phải dứt lịng “trao duyên” cho em gái, Kiều cũng đau khổ lắm chứ
vậy mà Thúy Vân vẫn vơ tư đón nhận “dun” của chị mình. Nếu Vân là một
con người đa cảm và sâu sắc thì chắc chắn một điều: nàng sẽ chối từ “duyên
thừa” của chị. Vì dẫu sao Kim Trọng cũng là một người mà Thúy Kiều đã từng
tình cảm mặn nồng Vân thừa hiểu điều đó cớ gì mà phải “lấy người yêu chị sớm
trưa bẽ bàng”. Một điều dễ hiểu rằng: tính Vân vơ tư nên nàng cho đó là sự an
phận.
“Chị dù ln lạc xa xơi

Vẫn làm đau đáu mắt người tình xưa
Cịn em là vợ - như thừa
10


Lấy người yêu chị sớm trưa bẽ bàng!”
Dương Mạnh Huy gần như châm biếm khi nhìn thấy số phận ln mỉm
cười với cơ em tốt số này:
“Cái số dì Vân tốt lạ lùng
Sẵn nong sẵn né sẵn con bồng
Thoa vàng nguyền ước nhờ duyên chị
Thềm ngọc vinh hoa hưởng phúc chồng”
(Vịnh Thúy Vân)
Nguyễn Hữu Khanh có lẽ thương cơ chị nhiều gian trn lưu lạc nên nhìn
cơ em với con mắt nghiêm khắc và cũng hơi “ác khẩu”:
“Tình chị thơi em đã hiểu rồi
“Giả vờ” mà thử hỏi nhau chơi
Tơ dun nếu chấp người hơm nọ
Khơng lạy thì em cũng chịu lời
Mây thua nước tóc tuyết nhường da
Cười nói đoan trang thế mới là
Tài sắc mặn mà đành kém chị
Nhân duyên phúc lộc chị nhường ta”
(Thúy Vân)
Vương Trọng người đã yêu Nguyễn Du đến đứt ruột “Cúi đầu tưởng nhớ
vĩ nhân/ Phong trần còn để phong trần như ai” (Bên mộ cụ Nguyễn Du) nhưng
lại khá khe khắt đối với Thúy Vân :
“Người đầy đặn má bầu bầu bánh đúc
Nàng thích đàn chẳng để ý gì thơ
Đặt mình xuống chẳng biết chi trời đất

Ngáy thường nhiều hơn những giấc mơ
Nhà có chuyện coi như người ngồi cuộc
11


Vẫn ăn no ngủ kỹ như khơng
Cần chi hẹn hị cần chi thề thốt
Chẳng yêu đương cũng lấy được chồng…”
(Mô típ Thúy Vân)
Nghiệt ngã hơn Vương Trọng xếp Thúy Vân vào loại người có tầm
hiểu biết thường thường thiếu vắng những xúc động thẩm mỹ.
“Ta lạc lõng giữa cuộc đời trần tục
Thi ca ơi người phù phiếm vô ngần
Quanh ngày tháng phố phường ta gặp
Vắng Thúy Kiều và chen chúc Thúy Vân”
(Mơ típ Thúy Vân)
Cứ ngỡ rằng hai chị em đã hiểu nhau từ cái đêm trao duyên ấy Kiều đã
phải hạ mình xuống để “Cậy em em có chịu lời/ Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ
thưa”.Tưởng rằng, Vân hiểu chị nên mới nhận lời lấy chàng Kim làm chồng đó
chứ. Hóa ra có thể vì quyền lợi cá nhân: mang tiếng làm vợ chàng Kim nhưng
Vân không được “mặn nồng” như chị. Cũng vì lịng ích kỷ khơng có tấm lịng
cao thượng vị tha như nàng Kiều nên Vân ốn trách chị là thế đó. Có thể rất
nhiều người đồng tình nhỏ lệ khóc thương cho số phận của nàng Vân đấy và
phần đông người ta lắng nghe được “Giọt lệ nàng Vân” nhiều.Về phần cá nhân
Trần Huyền Nhung cho rằng cứ thấy ngượng và sượng làm sao đấy khi Thuý
Vân vờ đóng kịch là đau khổ khi nhận “duyên thừa” của chị. Thường “đồ thừa”
là đồ bỏ đi ai lại đi hốt làm gì thế mà Vân nhận rồi lại than thở. Cũng như “ruột
thừa” người ta cũng cắt đi cho khỏi đau… Âu cũng là số phận nếu như Vân hiểu
được điều đó thì tâm hồn sẽ nhẹ nhàng biết bao.
Phải chăng, Vân điềm nhiên vui hưởng hạnh phúc bên chàng Kim “phong

tư tài mạo tót vời” mà không cần biết tới ai đã phải trả giá cho hạnh phúc của
nàng? Thế nhưng, cũng chính nàng Vân, trong cảnh gia đình đồn tụ, lại có một
ứng xử khá bất ngờ:
“Bây giờ gương vỡ lại lành
Khuôn thiêng lừa lọc đã dành có nơi.
Cịn dun may lại cịn người,
Còn vừng trăng bạc, còn lời nguyền xưa.
12


Quả mai ba bảy đương vừa,
Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì”
Có thể nói, đáng chê hay đáng trách Thúy Vân còn tùy cách đánh giá và
cảm nhận của mỗi người, nhưng có lẽ bài viết sẽ dành phần nhiều thương cảm
cho nhân vật Thúy Vân hơn. Thúy Vân lại đồng ý thay Kiều trả nghĩa Kim
Trọng. Có ý kiến cho rằng, Thúy Vân hời hợt, vô cảm khi dễ dàng chấp nhận lời
trao duyên của Kiều. Nhưng, thử hỏi rằng, Thúy Vân có thể từ chối sao? Trong
khi nàng đã hiểu được tấm lòng, sự hi sinh cao cả của Thúy Kiều khi quyết định
vì chữ “hiếu” mà bỏ chữ “tình”? Sự đồng ý ở đây thể hiện một lịng cảm thơng
sâu sắc của Thúy Vân đối với chị, nàng chấp nhận một sự hi sinh - hi sinh tuổi
xn và hạnh phúc của mình. Ai có thể nói rằng: đây là sự cơng bằng, ưu ái của
tạo hóa đối với Thúy Vân trong khi đã “tước đoạt” đi quyền hưởng thụ tuổi xuân
và tự do tìm kiếm tình u, hạnh phúc đích thực của nàng nếu khơng muốn nói
là Thúy Vân buộc phải chấp nhận sự hi sinh ấy.
Hơn nữa, quãng thời gian mà Thúy Vân chung sống với Kim Trọng - một
người chồng mà chưa bao giờ tỏ ra là chung thủy, 15 năm chàng Kim luôn tưởng
nhớ đến người xưa và cũng là 15 năm mà nàng Vân phải sống trong sự thờ ơ,
hững hờ:
“Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai”

Rõ ràng, đây không phải là quãng thời gian hạnh phúc mà nhiều người
vẫn cho rằng Thúy Vân được hưởng. Nếu như 15 năm lưu lạc của Kiều là 15
năm đầy sóng gió, vất vả, truân chuyên xen lẫn khổ đau và nước mắt thì 15 năm
sống với Kim Trọng của Thúy Vân chẳng khác gì “một cực hình dành cho tâm
hồn” một người con gái vẫn còn đang tràn đầy sức sống và lòng yêu đời. Một
người con gái đẹp như Thúy Vân đáng phải được hưởng hạnh phúc, tình u
đích thực chứ khơng phải là một thứ tình yêu “thừa”, tình yêu “chắp nối”:
“Gặp cơn bình địa ba đào
Nên đem duyên chị buộc vào duyên em.”
Bi kịch thứ hai trong cuộc đời Thúy Vân là bi kịch của một con người có
trái tim nhân hậu. Bởi sau 15 năm lưu lạc, Thúy Kiều được đoàn tụ với gia đình,
đây thực sự là niềm vui khơn tả đối với tất cả mọi người. Nhưng còn Thúy Vân?
Nàng vui, nhưng có lẽ niềm vui chưa kịp cất cánh bay lên thì đã bị nỗi buồn, nỗi
đau xót ghì chặt xuống và giày xé tâm can. Bởi Thúy Kiều trở về cũng có nghĩa

13


là người mà Kim Trọng luôn tưởng nhớ suốt 15 năm qua đã trở về. Những tưởng
rằng, Thúy Vân sẽ lại im lặng như trong đêm Kiều trao duyên. Nhưng không,
nàng đã chủ động đứng lên đặt vấn đề “Thúy Kiều nên thành hôn với Kim
Trọng”. Bởi nàng hiểu rằng, suốt 15 năm qua, tuy sống với nhau như vợ chồng
nhưng cả lí trí và trái tim của Kim Trọng đều dành hết cho Thúy Kiều:
“Những là rày ước mai ao
Mười lăm năm ấy, biết bao là tình!”
Và như một người cầm cán cân công lý, để trả lại sự cơng bằng cho Thúy
Kiều trước những gì mà nàng đã phải trải qua trong suốt 15 năm lưu lạc. Thúy
Vân đã dũng cảm nói lên suy nghĩ của mình - suy nghĩ thật thấu đáo nhưng cũng
thật xót xa cho số phận mình:
“Bây giờ gương vỡ lại lành

Khn thiêng lừa lọc đã dành có nơi.
Cịn dun, may lại cịn người,
Cịn vầng trăng bạc, còn lời nguyền xưa.
Quả mai ba bảy đương vừa
Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì!”
Ta nhận ra ở Thúy Vân có một trái tim nhân hậu biết nhường nào, nàng
thật tinh tế và cao thượng khi trả lại chàng Kim - trả lại người chồng đã 15 năm
chung sống cho chị mình. Nhưng nàng cũng thật đau đớn biết bao khi phải xác
nhận một sự thật, sự thật về duyên phận của mình - cái duyên “chắp nối” sẽ
chẳng bao giờ tồn tại mãi mãi.
Nỗi đau, bi kịch của cuộc đời Thúy Vân càng nhân lên gấp bội khi mà cái
hạnh phúc dù là mong manh, dù là hờ hững nhưng là duy nhất của nàng, cái
hạnh phúc mà nàng đã phải hi sinh cả tuổi xn và quyền tự do mưu cầu tình
u đích thực của mình để có được bây giờ lại phải chính tay mình trao lại cho
người khác. Với Thúy Vân, có lẽ giờ đây với nàng hạnh phúc gia đình là tất cả.
Bởi thử hỏi rằng, cuộc đời nàng cịn gì ngồi hai chữ “gia đình” khi mà tuổi trẻ,
cái tuổi khao khát yêu đương và tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc đích thực đã đi
qua. Thế nhưng, cái hạnh phúc gia đình đó những tưởng sẽ là của riêng nàng bây
giờ lại phải chia sẻ cùng với chị.
Đau xót hơn nữa cho nàng Vân khi phải ngày ngày chứng kiến chồng
mình gần gũi, yêu thương người khác. Vẫn biết rằng, xã hội phong kiến công
14


nhận sự tồn tại của quan niệm “trai năm thê bảy thiếp”. Nhưng thử hỏi, liệu có
người phụ nữ nào, trong bất kì xã hội nào mà khơng biết buồn, biết đau, biết
ghen khi chồng mình yêu thương một người phụ nữ khác? Ai đó có thể nói rằng,
giữa Thúy Vân và Kim Trọng khơng có tình cảm với nhau, họ chỉ là vợ chồng
trên danh nghĩa như vậy Thúy Vân sẽ không biết buồn, biết đau. Cứ cho là, 15
năm trước Thúy Vân đến với Kim Trọng không phải do tình yêu nhưng “lửa gần

rơm lâu ngày cũng bén”, 15 năm là vợ chồng chung sống với nhau chẳng lẽ giữa
họ lại khơng nảy sinh chút tình cảm nào? Có thể, tình cảm đó khơng phải là tình
u nhưng 15 năm để xây dựng nên tình nghĩa vợ chồng là điều hồn tồn có
thể.
2.2 Phân tích nhân vật Kim Trọng
2.2.1 Ngoại hình – gia thế - tài năng của nhân vật Kim Trọng
Nhân vật Kim Trọng được đại thi hào Nguyễn Du miêu tả hình dáng từ lúc đang
cưỡi ngựa đằng xa cho đến khi lại gần:
Trông chừng thấy một văn nhân,
Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.
Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau lưng theo một vài thằng con con.
Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời
Ơng đã dùng ngịi bút tài tình của mình để vẽ nên khung cảnh lần đầu tiên gặp
nhau giữa Kim Trọng và Thúy Kiều, để từ đó tạo nên mối tình đầu tuyệt đẹp giữa hai
người. Hình ảnh chàng Kim thong dong cầm dây cương để ngựa ung dung bước từng
bước một, làn gió mơn mởn lùa vào tay và sống áo của chàng khiến chàng giống như
đang cõng theo gió và trăng bên mình; đằng sau là những thư đồng lóc cóc đi theo.
Phong thái của chàng trang nhã, đậm chất quý tộc của một thiếu gia cơng tử xuất thân
từ gia đình trâm anh. Cảnh tượng chàng xuất hiện đẹp đến nỗi mọi người xung quanh
cứ ngỡ vó ngựa của chàng đang dẫm lên một vùng tuyết trắng khơng thực, cịn cả bầu
trời thì bị nhuộm xanh bởi màu áo của chàng, trở thành cảnh nền của chàng. Mọi cử
chỉ, hành động của chàng đều rất mực nho nhã, hào hoa:
Nẻo xa mới tỏ mặt người,
Khách xa xuống ngựa tới nơi tự tình
Khi sắp đến gần chị em Thúy Kiều, chàng xuống ngựa rồi mới tiến đến. Mỗi
bước đi của chàng khiến cảnh vật xung quanh bừng sáng như có gió xuân lướt qua:
Hài văn lần bước dặm xanh,


15


Một vùng như thể cây quỳnh cành dao.
Đối với thi sĩ, cây quỳnh cành dao là biểu tượng cho vẻ đẹp hịa hoa, là lồi hoa
đẹp nhất thời xưa. Nguyễn Du dùng lối so sánh như vậy muốn cho độc giả nhìn thấy
được vẻ thư sinh, bậc hào hoa cơng tử trong nhân vật chính của mình. Khơng những
vậy, đại thi hào Nguyễn Du ln gắn hình ảnh của Kim Trọng với màu xanh của cây
lá, của sắc trời đầy thanh tân và tràn đầy sức sống, tựa như tình cảm mới chớm nở giữa
đơi trai tài gái sắc. Đó dường như là một ẩn dụ đầy độc đáo của cụ Nguyễn Du khi
dùng màu sắc để miêu tả nội tâm nhân vật.
Khơng chỉ có vẻ ngồi hào hoa, phong nhã, Kim Trọng cịn có một xuất thân
cao q và tài năng xuất chúng:
Nguyên người quanh quất đâu xa
Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh
Nền phú hậu, bậc tài danh
Văn chương nết đất, thơng minh tính trời
Kim Trọng chính là nhân vật đã hưởng trọn sự ưu ái của tạo hóa: vừa có vẻ
ngồi tuấn tú, vừa có tài năng tuyệt đỉnh, vừa có gia thế tốt. Chúng ta khơng thể tìm
được một khuyết điểm nào về con người chàng. Thế nhưng sự hồn mĩ của chàng
khơng khiến tự nhiên ganh ghét như Thúy Kiều, ngược lại thiên nhiên chấp nhận trở
thành khung nền mỗi khi chàng xuất hiện, báo hiệu cho một tương lai sn sẻ, bình an
của chàng.
Nguyễn Du đã sử dụng một hệ thông từ ngữ Hán Việt để nói về Kim Trọng với
tất cả sự quý mến, trân trọng, đồng thời thể hiện tính cách nhân vật trên bình diện xã
hội: trâm anh, phú hậu, tài danh, thông minh, phong tư, tài mạo, phong nhã, hào hoa.
Đó là tất cả những lời khen của Nguyễn Du dành tặng cho nhân vật này.
2.2.2 Phẩm chất của nhân vật Kim Trọng
2.2.2.1 Tình yêu sâu sắc đối với Thúy Kiều


Tác phẩm Truyện Kiều có 3.254 câu thơ lục bát, nhưng theo nhà thơ Xuân
Diệu, tác giả Nguyễn Du đã dành đến một phần tám tác phẩm này mà xây dựng nên
mối tình Kiều - Kim, “cố đem tài mình mà tả tình yêu của hai người ấy” (), để rồi
mỗi khi gấp trang sách lại, bao buồn vui, bao xót xa, thương cảm cứ đầy vơi trong
lịng người đọc... Trong kho tàng truyện Nôm của nước ta, cả truyện Nơm văn nhân
hay truyện Nơm bình dân, chưa có một mối tình của đơi “tài tử - giai nhân” nào mà
để lại nhiều rung cảm đậm sâu như thế!

16


Nguyễn Bách Khoa khi phê bình "Tâm tính các vai trò" trong cuốn "Nguyễn Du
và Truyện Kiều" đã nhận xét một cách chí lý như sau: "Khơng ai dám chối cãi rằng
Kim Trọng là một người tối ư đa tình. Hình chàng chỉ sống được bằng tình yêu. Mặt
trời đối với cây cỏ thế nào thì tình yêu đối với Kim Trọng thế ấy". Cho nên trong lúc
hạnh ngộ Thúy Kiều đầu tiên vào "tuần đố lá" "cỏ non xanh tận chân trời, cành lê trắng
điểm một vào bông hoa", đứng ở tâm lý Kim Trọng, đại thi hào Nguyễn Du đã thốt
lên: "May thay giải cấu tương phùng" để biểu lộ tất cả niềm hân hoan chan chứa của
chàng. Thế là Kim Trọng yêu Thúy Kiều ngay, yêu tức khắc, khơng đắn đo do dự, hình
như chất u đã chứa sẵn trong tiềm thức chàng, trong tận đáy lòng chàng; nó chỉ chờ
cơ hội là bộc phát ra một cách mạnh mẽ, chẳng gì ngăn cản nổi. Và trước sự gặp gỡ
bất ngờ kia, chàng đã chới với, bàng hồng như đứng vào một thực tại khơng tưởng,
chàng lặng người đi, chẳng thốt nên lời được – cái sung sướng ngây ngất đã làm cho
mình quên ngay cả cái hiện hữu cũng như sự hiện diện của mình bên cuộc đời, nhất là
khi sự ngây ngất ấy còn pha lẫn một chút gì thiêng liêng huyền bí. Giờ đây chàng chỉ
thấy :
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê
vì vậy:
Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn.
Kim Trọng và ngay cả Thúy Kiều nữa – "Người quốc sắc, kẻ thiên tài" ấy,

thượng đế sinh ra có lẽ để cho họ yêu nhau, tìm về nhau – cứ mơ màng, mặc dù: "Tình
trong như đã " nhưng " mặt ngồi cịn e". Cho nên trước cảnh "bóng tà như giục cơn
buồn", chàng đã lên ngựa chạy rồi mà nàng vẫn đứng sững nhìn theo giải bụi mờ như
luyến lưu tiếc nuối một cái gì đã mất mát, chẳng bao giờ tìm lại được nữa. Ở đây nói
về tâm lý nghệ thuật, ta thấy Nguyễn Du thật là tế nhị và tuyệt diệu. Trong phút hội
ngộ đầu tiên với sự yêu đương có sẵn từ trước – dù đơi trai gái đã có lần diện kiến, hay
chỉ gặp nhau trong tưởng tượng, mà tưởng tượng thì tình u lại cịn đậm đà tha thiết
hơn nữa – đôi trai gái bao giờ cũng rụt rè, bỡ ngỡ, e thẹn. Họ chỉ biết nhìn nhau lén lút
mà chẳng nói nên lời. Bản tính của người con gái Á Đông ta, nhất là vào thời đại Tố
Như, thời mà Nho giáo chiếm địa vị độc tôn, vốn trầm lặng, e dè. Tư tưởng, ý nghĩ của
họ ln ln diễn biến một cách thầm kín. Kim Trọng đương mang nặng một khối
tình, nhưng trước một Thúy Kiều đoan trang, nề nếp không cho phép chàng bộc lộ một
cách trắng trợn và thốt lên một lời nào. Thế nhưng, trầm lặng bao giờ cũng thâm thúy
hơn hành động. Sự trầm lặng đưa ta vào những suy tư rồi tưởng tượng; và nhờ thông
cảm, sự suy tư và tưởng tượng ấy càng trở nên đẹp đẽ với ý tình của chúng ta! Hơn
nữa, cái yên lặng trong trường hợp Kim-Kiều gặp gỡ đầu tiên này là sự im lặng biểu
đồng tình. Khơng cần bộc lộ ra, chỉ nhìn vào khóe mắt, nụ cười, dáng đi, cách đứng ...
ta cũng đã cảm thông quá rồi. Sự yên lặng ở đây "nói" rất nhiều và thiêng liêng làm
sao! Nó làm cho Kiều phải suy nghĩ vấn vương và chính nó đã gói ghém tất cả cái giá
trị của con người Kim Trọng. Kết quả đầu tiên của mối tình ta đã thấy : "Khách đà lên
ngựa, người còn ghé theo".

17


Một người không sành khoa tâm lý, sẽ cho Kim Trọng bộc lộ hết nỗi lịng của
mình trong buổi sơ ngộ nầy; và nếu như vậy thì Thúy Kiều sẽ xem thường Kim Trọng
biết bao! Chàng là kẻ đi tìm người u và cầu xin nàng rủ lịng đối lại kia mà! Người
con trai lần đầu tiên gặp gỡ một cơ gái, muốn cho nàng chú ý đến mình, mình phải tỏ
ra có một "thái độ bất cần" – tuy rằng trong thâm tâm lại "rất cần" – với tất cả sự tế nhị

dè dặt của nó; sự "bất cần" ấy nâng ta lên một địa vị cao hơn! Nhưng đó chỉ là phút
ban đầu, cái phút chinh phục lẫn mời đón, cái phút giao hịa kết nghĩa để tìm về nhau
trong một hướng đi của cuộc đời. Với yên lặng, Kim Trọng đã lọt vào mắt xanh của
Thúy Kiều, đã ngang nhiên ngự trị trong trái tim nàng :
Người đâu gặp gỡ làm chi,
Trăm năm biết có dun gì hay khơng?
n lặng chưa đủ, tình u bao giờ cũng được kết dệt bằng tất cả bản sắc phức
tạp của nó : thương nhớ, mong chờ, đau khổ, hân hoan, mộng mị ... Byron đã nói :
"Chết cho người đàn bà mình yêu dễ dàng hơn là sống chung với họ". Kim Trọng, con
người đa tình ấy, từ hơm gặp Thúy Kiều trong buổi chiều xuân kia, đã bắt đầu xao
xuyến, bâng khng. Hình bóng nàng như ln ln phảng phất bên chàng, làm cho
chàng vẩn vơ thương nhớ, tâm thần uể oải giữa mối sầu dằng dặc khôn khuây ... Trước
kia chàng siêng năng bao nhiêu thì giờ đây chàng biếng nhác bấy nhiêu: ngày đêm chỉ
còn biết ngồi thừ ra như kẻ đần độn để tưởng nhớ rồi than thở. Và khi thực tại tâm tư
bị dồn ép, khơng được thỏa mãn thì "bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao"; chỉ có chiêm
bao, chàng mới hy vọng tìm gặp lại nàng với những ao ước mong đợi. Nhưng đã gọi là
chiêm bao thì làm gì có thực? Con người nàng chẳng khác gì bóng câu qua cửa sổ,
chàng chỉ gặp nàng trong mộng tưởng rồi khi tỉnh dậy thì than ơi, sự thật phũ phàng bi
đát làm sao! Chàng chỉ cịn biết thở dài :
Ví chăng dun nợ ba sinh,
Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?
Tuy nhiên khi yêu ai, người ta bao giờ cũng hy vọng, mặc dù hy vọng trong sự
ngờ vực – Đó là hai ý tưởng mâu thuẫn nhau thường hay xuất hiện trong lĩnh vực ái
tình. Vì quá yêu thương, người ta mến chuộng tất cả những gì liên quan đến người
yêu. Ở đây Kim Trọng cũng thế, nhớ Thúy Kiều, chàng lại dời gót đến nơi gặp gỡ
nàng đầu tiên để tìm chút hương thừa hay một sự kỳ ngộ lần thứ hai. Và lẽ dĩ nhiên đó
chỉ là cơng dã tràng xe cát, Kim Trọng lại đi vơ vẩn lục lọi tìm kiếm Thúy Kiều cho
đến một lúc chàng dừng lại trước nhà nàng. Nhưng dù đấy là nhà nàng thật thì chàng
đã làm gì được, khi hai bên chưa nói với nhau một lời; vả lại thực tại cũng rành rành ra
trước mắt chàng đó: "thâm nghiêm, kín cổng, cao tường" hay "mấy lần cửa đóng then

cài". Song:
Cho hay là giống hữu tình,

18


Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong.
nên chàng cũng vẫn "tần ngần đứng suốt hồi lâu".
Cũng như phần nhiều mối tình khác của con người, Kim-Kiều đã gặp nhau
trong sự ngẫu nhiên. Không kể cuộc hội ngộ đầu tiên, giờ đây một sự may mắn khác
đã xảy ra để cho mối tình của đơi trai tài gái sắc kia càng thêm khăng khít: Sau khi
Kim Trọng th căn phịng trống bên cạnh nhà Thúy Kiều để trọ học, hôm nọ "lần theo
tường gấm dạo quanh", chàng đã nhặt được một cành kim thoa. Đó là chiếc trâm vàng
của nàng. Cơ hội đã đến! Thêm một lần nữa Kim Trọng gặp gỡ Thúy Kiều. Nói làm
sao hết được nỗi vui sướng của chàng bấy lâu nay mong chờ ngóng đợi! Tình u của
chàng giờ đây đã chín muồi, chàng khơng còn rụt rè giữ ý như phút đầu gặp gỡ nữa.
Chàng đắm đuối nhìn nàng để rồi sau đó thổ lộ những nỗi nhớ thương của mình mà
bao ngày tháng đã ấm ức, rạo rực chỉ chờ một dịp để tn trào hết ra. Kim Trọng nói
tất cả khơng một chút giấu giếm, e thẹn; nói thao thao bất tuyệt để van xin kêu nài
cũng như "ép buộc" nàng chạnh nghĩ đến tấm thân bèo bọt với mối chân tình dào dạt
kia của chàng :
Rằng: "Từ ngẫu nhĩ gặp nhau,
Thầm trơng, trộm nhớ, bấy lâu đã chồn.
Xương mai, tính đã rũ mịn,
Lần lừa, ai biết hãy cịn hơm nay !
Tháng tròn như gởi cung mây,
Trần trần một phận ấp cây đã liều !
Tiện đây xin một hai điều,
Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng?"
Trong đoạn này Trương Tửu đã nhận định như sau: "Vì thế nên đã yêu thì phải

sầu, phải nhớ, phải chờ. Và sau rốt phải táo bạo. Sự táo bạo là sự phóng cảm rất cần
thiết để kết tinh đột ngột cái tình yêu đã chớm nở thành thực tế". Lúc phải táo bạo mà
không táo bạo, lúc chưa nên táo bạo mà táo bạo là không hiểu đến luật yêu đương – là
thất bại. Kim Trọng đã yên lặng phải lúc. Khi hai người yêu nhau – yêu một cách chân
thành như mối tình Kim-Kiều họ cầm tay nhau, hôn nhau ... Những hành động ấy ta có
thể cho là táo bạo khơng ? Phải tế nhị mà nói rằng khơng! Những hành động ấy vơ vị
lợi; đó chỉ là cách bộc lộ của một tình yêu đương độ dạt dào, một chứng vật cho thấy
hai người yêu nhau, và hành động kia là một hành động vơ ý thức ! ... Ai tình thường
được kết đúc và nảy nở trong sự thành thật của đôi trai gái. Với những lời lẽ tha thiết

19


nhưng chân thực của Kim Trọng, Thúy Kiều đã bị "quyến rũ" để dấn bước vào cõi yêu
đương :
Lắng nghe lời nói như ru,
Chiều xuân dễ khiến nét thu ngại ngùng.
Và:
Đã lòng quân tử đa mang,
Một lời vâng tạc đá vàng thủy chung.
Thế là chàng đã thắng. Kim-Kiều giờ đây đương nhiên là đơi tình nhân và họ đi
về với nhau trong tiếng gọi của ái tình ... Suốt từ khi họ gặp nhau lần đầu cho đến lúc
"Vầng trăng vằng vặc giữa trời, Đinh ninh hai miệng, một lời song song", ta thấy tâm
lý của Kim Trọng đã diễn biến một cách có nghệ thuật và hợp lý. Tâm lý ấy không ước
lệ và chẳng xa vời chúng ta. Đó là một tâm lý sống động thiết thực, khiến cho mối tình
đầu giữa Kim Trọng và Thúy Kiều ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng biết bao đọc giả, và
đưa nhân vật Kim Trọng trở thành bạch mã hoàng tử trong lịng biết bao cơ gái.
2.2.2.2 Lịng thủy chung và tín nghĩa trong tình u
Kim Trọng có một đức tính vơ cùng đáng q, đấy là sự thủy chung và lịng tín
nghĩa của chàng. Đó là điểm nổi bật nhất làm cho ta có cảm tình với chàng hơn cả.

Mặc dù đã lấy Thúy Vân làm vợ, nhưng chàng bao giờ cũng tưởng nhớ đến
Thúy Kiều giờ đây phải lặn lội ở nơi chân trời góc bể, chẳng biết sống chết thế nào.
Nỗi nhớ thương của chàng dạt dào và bi thiết làm sao! Chàng lấy Thúy Vân chỉ vì
nghĩa chớ đâu phải vì tình ? Cho nên hơm nay trước duyên mới "người yểu điệu, kẻ
văn chương", Kim Trọng cũng không sao vơi được nỗi khổ sầu :
Tuy rằng vui chữ vu quy,
Vui nầy đã cất sầu kia được nào!
Khi ăn ở, lúc ra vào,
Càng âu duyên mới, càng dào tình xưa.
Lịng nhớ thương chung tình ấy cịn tỏ rõ trong cách đối xử của chàng với nhạc
gia. Trong cơn hoạn nạn khốn cùng của gia đình Thúy Kiều, Kim Trọng đã rước mời
hai ông bà Viên ngoại về ở với mình để sớm hơm hầu hạ thay nàng. Thế chưa đủ,
chàng lại cho người tủa ra bốn phương trời để tìm kiếm nàng một cách chân thành,

20


mặc dù giờ đây chàng đã làm nên chức phận, sống trong cảnh giàu sang có kẻ hầu
người hạ : Chàng có thấy gì sung sướng đâu khi lịng mang nặng một gánh sầu :
Bình bồng cịn chút xa xơi,
Đỉnh chung sao nỡ ăn ngồi cho an!
Rắp mong treo ấn từ quan,
Mấy sơng cũng lội, mấy ngàn cũng pha.
Giấn mình trong áng can qua,
Vào sinh ra tử họa là thấy nhau.
Một kẻ chí tình như vậy, trách gì sau nầy gặp lại Thúy Kiều, con người đã mười
lăm năm luân lạc với biết bao gió dập sóng vùi, chàng cũng nhìn nàng bằng đơi mắt
tha thiết của ngày xưa và gợi lại lời thề năm cũ để xin cùng nàng kết tóc xe tơ. Cảm
động làm sao chàng trai có một không hai ấy!
Xưa nay trong đạo đàn bà,

Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường:
Có khi biến, có khi thường
Có quyền, nào phải một đường chấp kinh.
Như nàng lấy hiếu làm trinh,
Bụi nào cho đục được mình ấy vay?
Chàng đã đi đúng theo con đường của các vị tiên nho vạch sẵn: hiểu rõ lẽ quyền
biến một cách sâu xa, khơng hẹp hịi câu nệ.
Tiểu kết: Tóm lại Kim Trọng là một người khả ái, rộng lượng, biết ăn ở phải phép.
Tâm lý của chàng là một tâm lý tế nhị và sống động. Và sau rốt, chàng là một tình
nhân lý tưởng có thủy chung!

2.3 Phân tích nhân vật Vương Quan
Vương Quan (王王): con trai út của Vương ông, Vương bà, em của Vương Thuý
Vân và Vương Thuý Kiều. Vương Quan xuất hiện dưới ngịi bút của Nguyễn
Du:
Có nhà viên ngoại họ Vương,
21


Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung.
Một trai con thứ rốt lịng,
Vương Quan là chữ, nối dịng nho gia.
Chính vì thế, đọc giả hầu như chỉ biết đến Vương Quan là một chàng nho
sinh được sinh ra và được dạy dỗ trong gia đình Nho gia chính thống. Tuy ở
chàng ln tốt lên vẻ cốt cách tao nhã của người văn sĩ nhưng vẫn mang chút tư
tưởng “trọng nam khinh nữ”. Như trong dịp tiết Thanh Minh, ba chị em Kiều
cùng đi dự hội Đạp Thanh. Trên đường về, gặp mộ Đạm Tiên, một người ca kỹ
từng nổi danh về cả tài lẫn sắc nhưng yểu mệnh. Nghe Vương Quan kể lại cuộc
đời Đạm Tiên, Kiều bỗng nghẹn ngào thương xót cho số phận đắng cay của
nàng ca kỹ và linh cảm rằng số mệnh mình rồi cũng đau khổ chẳng kém người

trong mộ. Riêng Vương Quan dù biết rõ số phận Đạm Tiên nhưng vẫn vô cảm,
thờ ơ khơng chút ưu phiền.
Quan rằng: "Chị nói hay sao,
Một điều là một vận vào khó nghe!
Ở đây âm khí nặng nề,
Bóng chiều đã ngả, dặm h cịn xa.
Kiều rằng: "Những đấng tài hoa,
Chết là thể phách, còn là tinh anh.
Dễ thay tình lại gặp tình,
Chờ xem ắt thấy hiển linh bây giờ.
Tính cách Vương Quan tuy khơng được miêu tả rõ rệt bằng hai người chị
của mình nhưng qua đơi dịng ta cũng biết được chàng là người có cách hành xử
chuẩn mực hiện lên rõ nét nhất. Chàng học chữ Nho cùng với Kim
Trọng:“Chàng Vương, quen mặt ra chào”. Nhờ sự quen biết nhau mà Kim
Trọng - một người bạn đồng học của Vương Quan đã đến chào hỏi ba chị em.
Sau đó, tình cảm giữa Kim – Kiều đã nảy sinh và cảm thấy quyến luyến nhau:
"Người quốc sắc, kẻ thiên tài; Tình trong như đã, mặt ngồi còn e.”
Đọc nhiều sách Nho gia, Vương Quan nhận thức được rằng người qn tử
phải đỗ đạt cơng danh. Vì thế, chàng chuyên tâm vào việc học hành. Khi gia
đình rơi vào hoàn cảnh bị mắc vạ thằng bán tơ, Thúy Kiều phải bán mình chuộc
cha, Vương Quan là một nho sinh am hiểu sự học nhưng lại không thể giúp được
gì cho cha của mình. Ở đây, ta khơng thể phê phán được vì bởi lẽ đó chính là
22


dụng ý của Nguyễn Du. Như trong hoàn cảnh cha bị bắt, mình cũng bị tù oan,
chàng sẽ làm được gì để thốt ra ngồi rồi đem tiền đến chuộc cha, đó là chưa kể
trong nhà lúc này tiền vàng không đủ để chuộc người. Ngay cả khi sau này Thúy
Kiều nhắc lại chuyện gia đình cũng đã có đoạn:
Nhớ ơn chín chữ cao sâu,

Một ngày một ngả bóng dâu tà tà.
Dặm nghìn nước thẳm non xa,
Biết đâu thân phận con ra thế này!
Sân hịe đơi chút thơ ngây,
Trân cam ai kẻ đỡ thay việc mình.
Nhớ lời nguyện ước ba sinh,
Xa xơi ai có thấu tình chăng ai?
Theo Vân Hạc Lê Văn Hịe trong Truyện Kiều chú giải thì 4 câu trên là
nhớ cha mẹ, hai câu tiếp là nhớ hai em, hai câu tiếp nữa là nhớ đến Kim Trọng:
" Sân hịe là sân có trồng cây hịe, đây tức là sân nhà cha mẹ. Đời Bắc Tống,
Vương - Hựu trồng ba cây hịe ở sân, nói rằng: "con cháu ta thế nào cũng có
người làm đến chức tam công". Sau quả nhiên con ông là Vương - Đán làm quan
to trong Triều. Vương - Hựu trồng hòe trước sân nói như vậy là vì đời xưa ở
phía ngồi sân chầu nhà Vua hay trồng cây hòe. Do điều đó, sau người ta dùng
chữ Hịe đình tức sân hịe để nói nhà có con làm nên. Đây, sân hịe có nghĩa là
nhà cha mẹ. Đơi chút thơ ngây đây nói Thúy - Vân và Vương - Quan". Do đó ta
thấy, Thúy Kiều coi cả Thúy Vân và Vương Quan là thơ ngây, có nghĩa là mình
lớn tuổi hơn nên cần gánh vác việc giúp đỡ cha mẹ. Quan trọng hơn nữa nếu
Nguyễn Du để Vương Quan hoàn thành “vai trị chuộc cha” thì liệu Thúy Kiều
cịn được nhắc đến nhiều về sau của tác phẩm.
Thêm một bênh vực nữa cho chàng Vương Quan rằng trong những năm
tháng Kiều lưu lạc, chàng đã lo lắng và chăm sóc cha mẹ già, cũng là một phần
gánh vác trách nhiệm lo cho gia đình phụ Thúy Kiều. Đoạn Kim Trọng đến nhà
thăm có nói đến: Vương Quan phải “bán chữ”, Thúy Vân phải “may thuê” để
kiếm tiền lo cho cuộc sống
Láng giềng có kẻ sang chơi,
Lân la sẽ hỏi một hai sự tình.
Hỏi ơng ơng mắc tụng đình,
23



Hỏi nàng nàng đã bán mình chuộc cha.
Hỏi nhà nhà đã dời xa,
Hỏi chàng Vương với cùng là Thúy Vân.
Đều là sa sút khó khăn,
May thuê viết mướn kiếm ăn lần hồi.
Ít lâu sau, cả Kim Trọng lẫn Vương Quan thi đậu và được triều đình bổ làm
quan:
Chế khoa gặp hội tràng văn
Vương, Kim cùng chiếm bảng xuân một ngày.
Chàng Vương nhớ đến xa gần
Sang nhà Chung lão, tạ ân chu tuyền
nhưng Vương Quan vẫn khơng qn việc đi tìm kiếm người chị cả đang lưu lạc
chốn bụi trần. Kim Trọng được cử làm quan tri huyện Lâm Truy, nơi Thúy Kiều
bị buộc làm ca nhi thuở trước. Tại đây, Kim được một người nha lại (người làm
việc tại huyện đường) kể cho chàng nghe quãng đời luân lạc của Kiều. Lúc này
Kiều đang chung sống những ngày vinh quang với Từ Hải tại châu Thai.
Khoảng năm năm sau, Kim nhận được chiếu chỉ triều đình đổi đi cai trị huyện
Nam Bình thuộc tỉnh Phúc Kiến. Cùng lúc ấy, Vương Quan cũng được bổ làm
quan tại huyện Phú Dương thuộc tỉnh Triết Giang. Phúc Kiến và Triết Giang là
hai tỉnh ở phía đơng nam Trung Hoa, địa bàn hoạt động của Từ Hải. Vì hai
huyện Nam Bình và Phú Dương ở gần nhau nên cả hai gia đình Kim Trọng và
Vương Quan cùng đi chung để nhận nhiệm sở. Sau nhiều ngày tháng tìm kiếm
thì hai người mới dị la được khi đi ngang Hàng Châu, gần nơi Từ Hải đặt bản
doanh mọi người được tin Từ bị Hồ Tôn Hiến lừa giết chết và Thuý Kiều đã
trầm mình dưới sơng Tiền Đường (王王). Gia đình Kim và Vương đến nơi nàng tự
tử để lập đàn tràng cúng giải oan cho Kiều. Ra đến sơng, tình cờ Giác Dun đi
ngang qua, trông thấy tên Kiều trên bài vị, bà ngạc nhiên đến hỏi duyên cớ mọi
người. Và được biết là Thuý Kiều đã được bà cứu mạng về cưu mang. Lúc bấy
giờ mọi người mới biết Kiều còn sống. Giác Duyên đưa tất cả đến gặp Kiều

"Tưởng bây giờ là bao giờ; rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao". Sau đó, mọi
người được dẫn về gặp lại nàng Kiều "mừng mừng tủi tủi".
Kim thì cải nhậm Nam Bình
Chàng Vương cũng cải, nhậm thành Phú Dương.
24


Sắm sanh xe ngựa vội vàng,
Hai nhà cũng thuận một đường phó quan.
Xảy nghe thế giặc đã tan,
Sóng êm Phúc Kiến, lửa tàn Tích giang.
Được tin, Kim mới rủ Vương,
Tiện đường, cùng lại tìm nàng sau xưa.
(Phú Dương: tên huyện thuộc tỉnh Triết Giang, gần sông Tiền Đường, nơi
Vương Quan được bổ đến làm quan.)

25


×