Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân biệt phóng sự và tiểu thuyết.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.49 KB, 6 trang )

Bài làm thảo luận nhóm 3:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Dương Võ Hồi Trúc – K39.601.142
Đặng Thị An Giang – K39.601.025
Trần Trị Mỹ Linh – K39.601.065
Võ Thị Kim Phượng – K39.601.095
Trần Thị Hiếu – K39.601.035
Nguyễn Thị Phương Dung – K39.601.016

Câu hỏi 3: Phân biệt phóng sự và tiểu thuyết.
1. Khái niệm phóng sự và tiểu thuyết
a. Phóng sự:
Phóng sự là một thể loại tự sự phi hư cấu, nằm trong nhóm văn học ký, là trung
gian giữa văn học và báo chí.


Đặc điểm:
-

Có tính xung kích, tính cấp thời và tập trung vào các thông tin, sự kiện mới.
Nghiêng về giá trị nhận thức hơn giá trị thẩm mĩ, có tác động mạnh mẽ đến

-

nhiều đối tượng trong xã hội


Bao gồm phóng sự báo chí và phóng sự văn học

Ví dụ: Bản án chế độ thực dân Pháp (Hồ Chí Minh, 1925); Cạm bẫy người (Vũ
Trọng Phụng, 1933); Kỹ nghệ lấy Tây (Vũ Trọng Phụng, 1934); Một huyện ăn Tết (Vũ
Trọng Phụng, 1938); Việc làng (Ngô Tất Tố, 1940)...
b. Tiểu thuyết:
Tiểu thuyết là một thể loại văn xi có hư cấu, thơng qua nhân vật, hồn cảnh, sự
việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người,
biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngơn ngữ văn xi theo những
chủ đề xác định.
Đặc điểm:
-

Tiểu thuyết miêu tả cuộc sống hiện đại không ngừng biến đổi, được tái tạo qua

-

lăng kính thẩm mĩ và kinh nghiệm cá nhân của tác giả.
Có tính chất văn xi, lấy nghệ thuật kể chuyện làm giọng điệu chính của tác

-

phẩm.
Cấu trúc linh hoạt, có sử dụng bút pháp hư cấu.
Cốt truyện đơn tuyến hoặc đa tuyến, nhân vật trong tiểu thuyết là những con

-

người nếm trải, tư duy, chịu nhiều dằn vặt khổ đau của cuộc đời.
Tiểu thuyết mang bản chất tổng hợp, nó có thể dung nạp những phong cách

nghệ thuật khác như thơ, kịch, ký, cả hội họa, âm nhạc, điêu khắc, điện ảnh...

Ví dụ: Tây Du Ký (Ngơ Thừa Ân); Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần); Chiến tranh
và hịa bình (L. Tôn-xtôi); Số đỏ, Giông tố, Vỡ đê, Làm đĩ (Vũ Trọng Phụng);
Sống mịn (Nam Cao); Tắt đèn (Ngơ Tất Tố)...

2. Điểm tương đồng giữa phóng sự và tiểu thuyết


Mặc dù phóng sự là văn báo chí, tiểu thuyết là văn hình tượng - văn chương,
nhưng phóng sự và tiểu thuyết đều thuộc loại hình tự sự.
Phóng sự và tiểu thuyết đều có năm loại ngơn ngữ (ngơn ngữ miêu tả, ngơn ngữ
kể, ngơn ngữ trữ tình ngoại đề, ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại nội tâm).
Trong phóng sự và tiểu thuyết đều có nhân vật và sự việc.
Phóng sự và tiểu thuyết đều lấy việc tái hiện cuộc sống làm mục đích phản ánh
trong sáng tác. Đặc biệt là các nhà văn thuộc khuynh hướng văn chương hiện thực phê
phán giai đoạn 1930-1945 như: Vũ Trọng Phụng, Ngơ Tất Tố, Nguyễn Đình Lạp với
quan niệm “tơi và các nhà văn cùng chí hướng như tơi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời”
(Vũ Trọng Phụng) vừa viết nhiều thiên phóng sự đặc sắc, vừa sáng tác những tác phẩm
tiểu thuyết độc đáo chân thực. Vũ Trọng Phụng – nhà văn hiện thực xuất sắc từng được
mệnh danh là “ơng vua phóng sự đất Bắc” – trên bước hành trình sáng tạo nghệ thuật, đã
đi từ những phóng sự Cạm bẫy người (1933); Kỹ nghệ lấy Tây (1934)... đến những kiệt
tác tiểu thuyết: Giông tố (1936); Số đỏ (1936). Ngô Tất Tố vừa viết tiểu thuyết, vừa viết
phóng sự, như tiểu thuyết Tắt đèn, Lều chõng, phóng sự Việc làng...

3. Sự khác biệt giữa phóng sự và tiểu thuyết
Về tính thơng tin: Phóng sự là một thể văn báo chí nên thể văn này phải ghi chép
kịp thời, tức thì những sự việc nóng bỏng tính thời sự mới diễn ra trong cuộc sống thực,
liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người. Những sự việc, sự kiện
được đề cập trong phóng sự chủ yếu ở thì hiện tại, đang diễn ra.

Cịn ở tiểu thuyết, những sự việc, sự kiện được miêu tả được diễn ra suốt cả thời
gian từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Đó là những sự kiện đã, đang và sẽ tiếp diễn.
Về tính tức thời: Phóng sự yêu cầu cập nhật tin tức nóng hổi mang tính thời đại
nên tác giả phải nhanh chóng nắm bắt và phản ánh, thể hiện sự nhạy bén, kip thời của tác


giả. Trong khi đó, để viết một thiên tiểu thuyết, nhà văn phải “thai nghén”, phải ấp ủ đến
hàng chục năm, thể hiện sự dày công đầu tư sáng tác.
Về không gian và thời gian trong tác phẩm: Không gian trong một cuốn tiểu
thuyết hồn tồn khơng giới hạn, có cả khơng gian thực và khơng gian ảo. Cịn trong một
thiên phóng sự, yếu tố khơng gian bao giờ cũng có tính giới hạn. Về điểm này, có thể nói
câu chuyện trong tiểu thuyết khơng có địa chỉ, cịn sự việc, sự kiện trong một thiên phóng
sự bao giờ cũng có địa chỉ rõ ràng. Trong tiểu thuyết, có thời gian và khơng gian nghệ
thuật. Cịn trong phóng sự chỉ có thời gian và khơng gian cụ thể, xác thực. Thời gian
trong phóng sự bao giờ cũng được tường thuật theo chiều tuyến tính. Cịn thời gian trong
tiểu thuyết (ngoại trừ tiểu thuyết chương hồi cổ điển), đặc biệt tiểu thuyết hiện đại lại là
thời gian đồng hiện.
Về kết cấu: kết cấu của phóng sự rõ ràng, ln theo nhịp độ tường thuật. Cịn kết
cấu của tiểu thuyết có thể đơn tuyến hoặc đa tuyến, tuân theo nhịp độ của tâm lý sáng tạo
nghệ thuật.
Về nhân vật: Nhân vật trong một thiên phóng sự là những con người có tên, có
tuổi ở ngồi đời, rất cụ thể. Người đọc khơng chỉ “gặp” họ trong bài phóng sự mà cịn có
thể tìm gặp họ trực tiếp ở ngồi đời. Nhân vật trong một cuốn tiểu thuyết lại là những
hình tượng được nhà văn xây dựng bằng phương thức lý tưởng hóa hay điển hình hóa vừa
cụ thể vừa có tính khái quát cao.
Về tính hư cấu: Tiểu thuyết cho phép sử dụng yếu tố hư cấu như một thủ pháp
nghệ thuật, cịn phóng sự chỉ chấp nhận các yếu tố hư cấu ở mức độ nhất định (phóng sự
văn chương). Tiểu thuyết được tái hiện đời sống bằng hình tượng. Cịn phóng sự tái hiện
thực tại bằng việc tường thuật những sự việc, những con người cụ thể, xác thực.


4. Sự giao thoa, hòa nhập của các yếu tố trong hai thể loại phóng sự và tiểu
thuyết – Tiểu thuyết phóng sự và phóng sự tiểu thuyết
Ranh giới do đặc trưng thể loại tạo nên và ranh giới ấy bị xóa nhòa do sự tương
hợp, dung hợp và giao thoa giữa các thể loại trong nền văn học. Phóng sự và tiểu thuyết


cũng vậy, sự dung hợp, giao thoa này đã tạo nên sản phẩm mang tên tiểu thuyết phóng sự
và phóng sự tiểu thuyết. Chất văn trong phóng sự cao làm cho phóng sự xích gần với tiểu
thuyết, tạo nên loại phóng sự tiểu thuyết. Chất phóng sự khi miêu tả chân thực những
đường nét của đời sống thực tại khiến cho tiểu thuyết gần gũi với phóng sự, tạo nên loại
tiểu thuyết phóng sự. Ví dụ hai tiểu thuyết Ngoại ô (1941) và Ngõ hẻm (1943) của nhà
văn Nguyễn Đình Lạp đã tái hiện chân thực cuộc sống lầm than của những người dân
nghèo ở ngoại ô Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám 1945. Nhiều trang văn trong Ngoại
ô và Ngõ hẻm đậm chất phóng sự. Nên chính tác giả đã gọi đây là hai tiểu thuyết phóng
sự.
Một ví dụ tiêu biểu khác là Vũ Trọng Phụng, tiểu thuyết của ông từng được Vũ
Ngọc Phan nhận xét: “Cây bút của Vũ Trọng Phụng những năm đầu là một cây bút phóng
sự, một cây bút phóng sự sắc sảo và khơn ngoan, sau ơng luyện nó ra một cây bút tiểu
thuyết, nhưng cái giọng phóng sự vẫn cịn”. Bên cạnh đó, phóng sự của ơng cũng được
Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: “Phóng sự của Vũ Trọng Phụng thường có chất tiểu
thuyết, nghĩa là có sáng tạo nhân vật với những số phận khác nhau”. Có thể thấy, Vũ
Trọng Phụng là nhà văn “hai trong một”, viết tiểu thuyết có chất phóng sự, và viết phóng
sự vẫn chứa cả chất tiểu thuyết.
Về tiểu thuyết phóng sự, nổi trội là bộ “tam kiệt tiểu thuyết” Vũ Trọng Phụng viết
liền trong năm 1936: Số đỏ, Giông tố, Vỡ đê. Vũ Trọng Phụng khi viết tiểu thuyết đã
đứng ở tầm cao và chiều sâu của sự quan sát đời sống xã hội Việt Nam vào những thời
điểm nhạy cảm nhất của nó. Đó là một xã hội chuyển từ “phi ngã” sang khẳng định bằng
mọi cách và mọi giá cá tính và bản ngã của mỗi cá nhân, cá thể con người; đó là một xã
hội mà yêu cầu giải phóng cá nhân, cá tính được đặt lên hàng đầu (kể cả yêu cầu giải
phóng bản năng, đề cao đời sống tình dục). Ngay tiêu đề của các tiểu thuyết cũng gợi nên

hình ảnh một xã hội đầy những biến động phức tạp thậm chí nhố nhăng: Giơng tố, Số đỏ,
Làm đĩ, Lấy nhau vì tình, Trúng số độc đắc... Tài liệu xác đáng thể hiện qua cái nhìn chân
thật, tỉ mỉ về đời sống, văn hóa, phong tục xã hội của Vũ Trọng Phọng đã phần nào


chuyển tải tính phóng sự vào các tiểu thuyết, giúp các trang văn thêm chân thật và thuyết
phục.
Bên cạnh đó, ở thể loại phóng sự, Vũ Trọng Phụng cũng thêm vào đó chất tiểu
thuyết để biến những hình ảnh vụn vặt, khách quan chụp lại từ đời sống thực tế thành
những câu chuyện có đề tài, mục đích rõ ràng, mang ý nghĩa và thơng điệp sâu sắc hơn
hẳn. Đó là hàng loạt các phóng sự đình đám như Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cơ, Lục
sì... Bằng óc quan sát của một nhà báo có tâm, cùng ngịi bút trần thuật của một nhà văn
có nghề, trong phóng sự Lục sì, Vũ Trọng Phụng đã lên tiếng vạch rõ nạn mại dâm, nạn
hoa liễu đương đục khoét 9/10 xã hội lúc bấy giờ. Rõ ràng, bút pháp linh hoạt của Vũ
Trọng Phụng trong việc tơ vẽ chất phóng sự trong tiểu thuyết và chất tiểu thuyết trong
phóng sự đã đem lại thành công nhất định đối với hiệu quả tiếp nhận trong các tác phẩm
của ơng.

Tuy có sự tương hợp, dung hợp, giao thoa khiến cho lằn ranh giữa phóng sự và
tiểu thuyết bị mờ đi, song phóng sự vẫn là phóng sự, tiểu thuyết vẫn là tiểu thuyết. Một
điều đáng lưu ý là một nhà văn có thể dựa vào một phóng sự để dựng một thiên tiểu
thuyết chứ không thể dựa vào một thiên tiểu thuyết để viết phóng sự. Bởi vì đối tượng
phản ánh trực tiếp và duy nhất của phóng sự là cuộc sống hiện tại, cụ thể, rõ ràng. Trong
khi đó, nhà văn viết tiểu thuyết lại có thể dựa vào một chuyện kể, một tư liệu, một câu
chuyện nào đó để xây dựng một thiên tiểu thuyết.



×