Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận tây hồ, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 128 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒNG THÙY LINH

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60 85 01 03

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Tám

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kì cơng trình
nào khác.
Tơi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

Hoàng Thùy Linh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn, tơi được sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân. Qua đây
tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới sự giúp đỡ, đóng góp của các cơ quan,
thầy cơ, bạn bè, gia đình, người thân.
Trước tiên, tơi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Thị Tám, là người
trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và hoàn thiện
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến chân thành của các thầy giáo, cô
giáo khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Tài ngun và Mơi trường
thành phố Hà Nội, Phịng Tài ngun và Mơi trường Quận Tây Hồ, Văn phịng HĐNDUBND Quận Tây Hồ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện
đề tài.
Trân trọng cảm ơn đối tới tất cả tập thể, người thân trong gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã giúp đỡ tơi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017


Tác giả luận văn

Hoàng Thùy Linh

ii


MỤC LỤC

Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................ vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................ 3

Phần 2. Tổng quan nghiên cứu ...................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất ........................................................... 4

2.1.1.

Khái niệm về đất đai và những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất ............ 4

2.1.2.

Khái niệm và phân loại quy hoạch sử dụng đất .................................................. 8

2.1.3.

Nhiệm vụ, nội dung và đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất .......................... 12

2.1.4.


Những nguyên tắc cơ bản của quy hoạch sử dụng đất ..................................... 15

2.1.5.

Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các loại hình quy hoạch
khác ................................................................................................................... 18

2.1.6.

Quy trình của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện .............................................. 19

2.2.

Cơ sở lý luận về đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy
hoạch sử dụng đất ............................................................................................. 20

2.2.1.

Khái niệm và tiêu chí đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án
quy hoạch sử dụng đất ...................................................................................... 20

2.2.2.

Bản chất và phân loại tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất ....... 20

2.2.3.

Bản chất và phân loại hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất ........... 22

iii



2.3.

Tình hình lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong và ngồi nước .......... 23

2.3.1.

Cơng tác lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất của một số nước trên
thế giới .............................................................................................................. 23

2.3.2.

Tình hình lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam ....................... 28

2.3.3.

Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại Hà Nội .................................... 34

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 36
3.1.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 36

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Tây Hồ ............................................ 36

3.1.2.


Tình hình quản lý và sử dụng đấtquận Tây Hồ ................................................ 36

3.1.3.

Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 quận Tây Hồ ............................................................................................ 36

3.1.4.

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng
đất.......................................................................................................................................36

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 36

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................... 36

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................................ 37

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 37

3.2.4.


Phương pháp so sánh, đánh giá ........................................................................ 37

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 38
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Tây Hồ ............................................ 38

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường................................. 38

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội quận Tây Hồ ........................................................... 42

4.2.

Tình hình quản lý sử dụng đất tại quận Tây Hồ ............................................... 45

4.2.1.

Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai. .............................................. 45

4.2.2.

Hiện trạng sử dụng đất quận Tây Hồ năm 2016 ............................................... 51

4.2.3.

Tình hình biến động đất đai trên địa bàn quận giai đoạn 2010 - 2016 ............. 55


4.3.

Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 quận Tây Hồ ............................................................................................ 59

4.3.1.

Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận Tây Hồ ...................... 59

4.3.2.

Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 quận Tây Hồ ........... 63

4.3.3.

Kết quả thực hiện dự án, cơng trình theo phương án quy hoạch sử dụng
đất quận Tây Hồ đến năm 2015 ........................................................................ 67

iv


4.3.4.

Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất từ năm 2011 đến năm
2015 theo quy hoạch sử dụng đất được duyệt trên địa bàn quận Tây Hồ ........ 70

4.3.5.

Đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 quận Tây Hồ .......... 71


4.3.6.

Đánh giá chung tình hình thực hiện phương án quy hoạch đến năm 2020
quận Tây Hồ ..................................................................................................... 74

4.4.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện phương án quy
hoạch sử dụng đất quận Tây Hồ ......................................................................... 77

4.4.1.

Giải pháp đối với việc lập điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất và kế hoạch
sử dụng đất hàng năm ....................................................................................... 77

4.4.2.

Giải pháp nâng cao chất lượng của phương án điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất và kế hoạch sử dụng đất hàng năm .................................................... 78

4.4.3.

Giải pháp đánh giá tính khả thi của các dự án đầu tư dự kiến đưa vào kỳ
quy hoạch .......................................................................................................... 79

4.4.4.

Giải pháp về bố trí nguồn lực và nguồn vốn .................................................... 79


4.4.5.

Giải pháp quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch ............................................. 80

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 82
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 82

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 83

Tai liêu tham khao .......................................................................................................... 84

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BNN

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Mơi trường


CNHXCNVN

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HĐND

Hội đồng nhân dân

KQTH

Kết quả thực hiện

KHSDĐ

Kế hoạch sử dụng đất

KTXH

Kinh tế xã hội

PAQH

Phương án quy hoạch

PTNMT


Phịng Tài ngun và Mơi trường



Quyết định

QH

Quy hoạch

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

SDĐ

Sử dụng đất

TH

Thực hiện

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp


THĐ

Thu hồi đất

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Cơ cấu kinh tế của quận Tây Hồ giai đoạn 2010-2016 ..............................42

Bảng 4.2.

Hiện trạng sử dụng đất quận Tây Hồ năm 2016 ........................................53

Bảng 4.3.

Biến động sử dụng đất quận Tây Hồ giai đoạn 2010 - 2016......................56

Bảng 4.4.

Phương án quy hoạch sử dụng đất quận Tây Hồ đến năm 2020................60

Bảng 4.5.


Chỉ tiêu các phương án quy hoạch sử dụng đất quận Tây Hồ đến
năm 2015 ....................................................................................................63

Bảng 4.6.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp đến năm
2015 quận Tây Hồ ......................................................................................64

Bảng 4.7.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm
2015 quận Tây Hồ ......................................................................................66

Bảng 4.8.

Các cơng trình, dự án quận Tây Hồ đã thực hiện theo phương án quy
hoạch đến năm 2015 ..................................................................................68

Bảng 4.9.

Các cơng trình, dự án chưa thực hiện theo phương án quy hoạch đến
năm 2015 trên địa bàn quận Tây Hồ ..........................................................70

Bảng4.10.

Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất từ năm 2011 đến
năm 2015 theo quy hoạch được duyệt .......................................................71

Bảng 4.11. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016quận Tây Hồ ..............72


vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Diện tích, cơ cấu sử dụng đất cả nước năm 2010 ......................................30

Hình 2.2.

Diện tích, cơ cấu sử dụng đất cả nước năm 2020 ......................................32

Hình 4.1.

Sơ đồ vị trí quận Tây Hồ trong thành phố Hà Nội.....................................38

Hình 4.2.

Cơ cấu sử dụng đất năm 2016 quận Tây Hồ ..............................................54

Hình 4.3.

Cơ cấu sử dụng đất năm 2016 quận Tây Hồ theo đối tượng quản lý
và sử dụng đất ............................................................................................55

Hình 4.4.

Biến động sử dụng đất nông nghiệp quận Tây Hồ giai đoạn 20102016 ...........................................................................................................58


Hình 4.5

Biến động sử dụng đất phi nơng nghiệp quận Tây Hồ giai đoạn 20102016 ...........................................................................................................59

Hình 4.6.

Phương án quy hoạch sử dụng đất quận Tây Hồ đến năm 2020 ...............63

Hình 4.7.

Kết quả thực hiện quy hoạch quận Tây Hồ đến năm 2015 ........................64

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả:Hồng Thùy Linh
Tên luận văn: “Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội”.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60 85 01 03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và
kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng
đất trên địa bàn quận Tây Hồ.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu:
- Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội quận Tây Hồ.
- Tình hình quản lý, sử dụng đất quận Tây Hồ.
- Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
quận Tây Hồ.
- Đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận
Tây Hồ.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu tài liệu thứ cấp.
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu tài liệu sơ cấp.
- Phương pháp xử lý số liệu.
- Phương pháp minh họa bằng bản đồ.
- Phương pháp so sánh, đánh giá.
Kết quả chính và kết luận
1. QuậnTây Hồ là trung tâm dịch vụ – du lịch - văn hóa, là vùng cảnh quan thiên
nhiên của thủ đơ Hà Nội. Quận có diện tích 2.439,02 ha, dân số 15.800 người. Quận có
hệ thống giao thông đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
2. Công tác quản lý đất đai của quận được thực hiện tương đối tốt. Tổng diện tích
tự nhiên của quận Tây Hồ năm 2016 là 2.439,02 ha, trong đó: đất nơng nghiệp chỉ còn

ix


386,7 ha, chiếm 15,86 % tổng diện tích tự nhiên. Đất phi nơng nghiệp có 1.956,62 ha,
chiếm 80,22% tổng diện tích tự nhiên, là nhóm đât có diện tích chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Nhóm đất chưa sử dụng cịn 95,70 ha, chiếm 3,92 % tổng diện tích tự nhiên. Phần diện
tích đất chưa sử dụng là các bãi bồi, chìa sông nên việc khai thác và sử dụng là tương
đối khó khăn.
3. Kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch
sử dụng đất 5 năm (2011-2015) quận Tây Hồ cho thấy:

Theo phương án quy hoạch sử dụng đất đã duyệt, đến năm 2020, tổng diện tích tự
nhiên là 2.400,81 ha; diện tích đất nơng nghiệp 730,52 ha; diện tích đất phi nơng nghiệp
là 1.605,61 ha; diện tích đất chưa sử dụng là 75,31 ha. Diện tích đất nơng nghiệp
chuyển sang đất phi nơng nghiệp là 166,82 ha. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử
dụng là 63,48 ha.
Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất quận Tây Hồ trong giai đoạn 2011-2015
cho thấy hầu hết các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đều không đạt theo quy hoạch đã
duyệt. Đặc biệt đối với nhóm đất chun dùng. Đất nơng nghiệp thực hiện được 368,71
ha đạt 45,46%, đất phi nông nghiệp thực hiện 1.956,61 ha đạt 128,90%, đất chưa sử
dụng thực hiện được 95,70 ha đạt 133,42% chỉ tiêu sử dụng đất đã duyệt. Một số cơng
trình, dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 vẫn chưa được thực
hiện. Mặt khác, lại phát sinh thêm một số danh mục cơng trình, dự án thực hiện ngồi
quy hoạch được duyệt. Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 được thực hiện khá tốt.
4. Để thực hiện tốt phương án quy hoạch sử dụng đất, trong thời gian tới quận cần
có những giải pháp cụ thể:
- Đối với cơng tác lập quy hoạch: cần rà soát lại các danh mục cơng trình trong
phương án quy hoạch sử dụng đất đã phê duyệt nhưng chưa được thực hiện để có sự
điều chỉnh phù hợp. Cần điều tra đánh giá cụ thể, chính xác về tiềm năng đất đai, điều
kiện xã hội, tập quán của vùng quy hoạch từ đó đưa ra những tiêu chí và chiến lược phát
triển phù hợp. Trong phương án quy hoạch sử dụng đất, ngoài chỉ tiêu về diện tích, cơ
cấu đất đai cần quan tâm đến việc phân bổ không gian của các vùng sản xuất, từ đó có
định hướng quy hoạch phát triển tổng thể cho phù hợp.
- Đối với công tác tổ chức thực hiện quy hoạch: Cần cần xây dựng quy chế quản
lý quy hoạch cụ thể gắn với các chương trương trình, mục tiêu phát triển cụ thể đã được
giao cho các cấp các ngành. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá quá
trình tổ chức thực hiện quy hoạch.

x



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Hoang Thuy Linh
Thesis title: Assess the implementation of the land use planning to 2020 in Tay Ho
District, Hanoi City.
Major: Land Management

Code:60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture.
Research Objectives:
- Assess the implementation of the land use planning to 2020 and the land use
plan for the period 2011-2015 in Tay Ho District, Hanoi City.
- Propose solutions to improve the effectiveness of land use planning
implementation in Tay Ho District.
Content and methodology
Research contents:
- Natural and socio-economic conditions Tay Ho District.
- The land management and land use in Tay Ho District.
- Assess the implementation of land use planning to 2020 in Tay Ho District.
- Propose some solutions to implement the land use planning in Tay Ho District.
Methods:
- Method for investigating and collecting the secondary data.
- Method for investigating and collecting the primary data.
- Method for analyzing data.
- Method for maping.
- Method for comparing and assessing.
Main findings and conclusions:
1. Tay Ho District is a service-tourism-cultural center, a natural landscape of
Hanoi capital. The district covers an area of 2,439.02 hectares and has a population of
15,800. The district has a synchronous transportation system to create favorable

conditions for socio-economic development.
2. The land management of the district is done relatively well. Total natural area
of Tay Ho district in 2016 is 2,439.02 hectares, of which: agricultural land is only 386.7
hectares, accounting for 15.86% of total natural area. Non-agricultural land has an area

xi


of 1,956.62 ha, accounting for 80.22% of the total natural area, is the largest land area.
Unused land is 95.70 ha, occupying 3.92% of the total natural area. Unused land area is
the mudflats, so the exploitation and use is relatively difficult.
3. The results of the implementation of land use planning to 2020 and the fiveyear land use plan (2011-2015) in Tay Ho district show that:
According to the approved land use planning, by 2020, the total natural area is
2,400.81 hectares; area of agricultural land is 730.52 ha; non-agricultural land area is
1,605.61 hectares; Unused land area is 75.31 ha. The area of agricultural land converted
to non-agricultural land is 166.82 ha. The area of unused land put into use is 63.48 ha.
The results of the implementation of land use planning in Tay Ho district in 20112015 show that most land use planning indicators do not meet the approved land use
planning. Particularly for special-use land group. Agricultural land was 368.71 hectares,
accounting for 45.46%, non-agricultural land was 1,956.61 hectares, reaching 128.90%,
unused land was 95.70 hectares, reaching 133.42% of approved land use planning
indicators. Some of the works and projects included in the 2011-2015 approved land use
planning have not yet been implemented. On the other hand, a number of works and
projects have been added in addition to the approved plan. The land use planning for
2016 is well done.
4. In order to implement well the land use planning, in the coming time, the
district should have specific solutions:
- For the making land use planning: the list of works in the approved land use
planning but not yet implemented should be reviewed to make appropriate adjustments.
It is necessary to conduct specific and accurate assessments of land potentials, social
conditions and habits of the planning area, thereby drawing up appropriate development

criteria and strategies. In the land use planning, apart from indicators on area and
structure of land, attention should be paid to the spatial distribution of production areas,
thus orienting the overall development planning accordingly.
- For the implementation of the land use planning: It is necessary to develop
specific regulations on management of the plan in association with specific programs
and development targets that have been assigned to all levels of the sector.
Strengthening the inspection, supervision and evaluation of the implementation of the
planning.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hố, xã hội, quốc phịng an ninh (Quốc Hội
nước CHXHCNVN, 2013).Đất đai lànhân tố có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống
kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của mỗi người, mỗi địa phương. Khơng có
đất thì khơng thể có sản xuất cũng như khơng có sự tồn tại của con người. Những
phương cách trong đó đất đai được xác lập quyền sở hữu, được giao sử dụng hay
được chuyển giao giữa các thế hệ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển KTXH
và chính trị của mỗi nước, mỗi vùng.
Luật đất đai năm 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy
định: Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất (SDĐ) là 1 trong 15 nội dung
quản lý Nhà nước về đất đai; việc cho thuê đất, giao đất, chuyển mục đích sử
dụng đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điều 35, Luật đất
đai năm 2013 quy định nhiệm vụ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực
hiện ở 5 cấp, đó là: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; Quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; Quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an
ninh.Trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) thì cấp huyện có vị trí
quan trọng làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch SDĐ. QHSDĐ cấp huyện tác
động trực tiếp đến việc SDĐ của các bộ, ngành, các vùng trọng điểm, các tỉnh…
đảm bảo tính thống nhất về quản lý sử dụng đất đai cả nước. QHSDĐ cấp huyện,
cụ thể hoá QHSDĐ cấp tỉnh trên địa bàn cụ thể.
Tiếp đó Bộ Tài ngun và Mơi trường ban hành Thơng tư số 02/2015/TTBTNMT hướng dẫn Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Thông tư 29/2014/TTBTNMT quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Quận Tây Hồlà nằm ở phía bắc Hà Nội - là trung tâm dịch vụ – du lịch văn hóa, vùng có cảnh quan thiên nhiên của Hà Nội. Theo định hướng phát triển
của thủ đơ Hà Nội đến năm 2020, tồn bộ quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển
của thành phố trung tâm, có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực
vốn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ để thúc đẩy nhanh sự phát
triển kinh tế – xã hội của quận nói riêng và của Hà Nội nói chung. Quận Tây Hồ

1


có điều kiện mơi trường thiên nhiên ưu đãi. Nổi bật với Hồ Tây rộng khoảng 526
ha được coi là "lá phổi của Thành phố".
Quy hoạch sử dụng đất quận Tây Hồđến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết
định số 2157/QĐ-UBND ngày 22 tháng 04 năm 2014 và đã được triển khai thực hiện.
Tuy nhiên việc tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch ra sao, kết quả đạt được thế
nào, có những tồn tại gì, ngun nhân do đâu, cần phải có giải pháp nào khắc phục…
cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu, đánh giá, bàn luận để rút ra kinh nghiệm
một cách đầy đủ và toàn diện cho việc thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.
Đánh giá một cách chính xác kết quả thực hiện phương án QHSDĐ đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm; phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt
được và những tồn tại trong quá trình thực hiện quy hoạch và kiến nghị các giải
pháp thực hiện nhằm nâng cao tính khả thi của phương án QHSDĐ là rất cần thiết.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, việc tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm quận Tây

Hồ, thành phố Hà Nội” là rất cần thiết.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) quận Tây Hồ, thành
phố Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện quy hoạch
sử dụng đất trên địa bàn quận Tây Hồ.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận Tây Hồ, thành phố
Hà Nội đã được phê duyệt.
- Kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020quận
Tây Hồ.
- Các văn bản liên quan đến việc lập, thực hiện quy hoạch sử dụng đất, công
tác quản lý sử dụng đất của cấp có thẩm quyền.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về khơng gian: đề tài nghiên cứu trong phạm vi ranh giới hành chính
Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

2


- Về thời gian: số liệu thống kê về dân số, kinnh tế, đất đai, điều kiện tự
nhiên… lấy trong giai đoạn 2010 - 2016; hiện trạng sử dụng đất lấy trong năm
2016. Kết quả thực hiện phương án QHSDĐ được tính đến ngày 31/12/2016.
1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện
phương án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận Tây Hồtrong những năm tiếp
theo, qua đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai.

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cơ sở cho các nhà hoạch định
chính sách trong việc ra quyết định sử dụng đất hiệu quả, qua đó góp phần vào sự
phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng của phương
án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận Tây Hồ giai đoạn 2016 –
2020, góp phần thực hiện hiệu quả phương án điều chỉnh này.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1. Khái niệm về đất đai và những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
2.1.1.1. Khái niệm về đất đai
Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu
thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó: bao gồm khí hậu bề
mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, nước mặt, tập đoàn thực vật và động vật, trạng
thái định cư của con người, những kết quả do hoạt động của con người trong quá
khứ và hiện tại để lại (sau nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường
xá, nhà cửa...)” (Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006). Kinh nghiệm lịch sử cho thấy
việc sử dụng, quy hoạch và quản lý đất đai luôn là những vấn đề nhạy cảm nhất,
được tranh cãi nhiều nhất và chịu áp lực chính trị nhiều nhất ở bất cứ xã hội nào.
Cách tiếp cận về đất đai trong giai đoạn hiện nay cần được nhìn nhận một
cách tổng hợp, tồn diện dưới các góc độ sau:Trước hết, đất đai là một thực thể
mang ý nghĩa chính trị, là căn cứ để xác định quyền và trách nhiệm giữa các đơn
vị hành chính từ trung ương tới địa phương các cấp. Thứ hai, đất đai là tài
nguyên (Quốc hội nước CHXHCNVN, 2013). Vì vậy khi lấy tài nguyên để sử
dụng vào mục đích khác, nhà đầu tư cần phải tìm cách bù lại tài ngun đó và
tìm cách tái tạo lại quỹ đất. Thứ ba, đất đai là tư liệu sản xuất (Quốc hội nước
CHXHCNVN, 2013), là nguồn sinh kế đảm bảo cuộc sống của người lao động.

Thứ tư, đất đai là tài sản, là nguồn lực để phát triển (Quốc hội nước
CHXHCNVN, 2013). Vì vậy cần phải có giải pháp sử dụng hợp lý để mang lại
hiệu quả sử dụng đất cao, lâu bền.
Ngồi ra, đất đai là một tài sản văn hóa đối với mỗi cá nhân và cộng đồng.
Đất đai mang ý niệm về "nơi chốn" và nhận dạng vì thế nó đóng góp vào vốn xã
hội quốc gia, gồm hệ thống các mối quan hệ và mạng lưới nhằm hỗ trợ và duy trì
các cộng đồng và các vùng trong cả nước. Đất đai đóng vai trị mấu chốt để tạo ra
và duy trì những dịch vụ phục vụ mục đích cơng cộng. Giá trị cơng của đất cịn là
nơi thưởng ngoạn chung với giá trị tăng lên nhanh chóng khi các xã hội đơ thị
hóa và cơng nghiệp hóa và thu nhập bình qn đầu người tăng lên.
Có thể khái quát “Đất đai là một phần diện tích cụ thể của bề mặt trái đất
bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề
mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm

4


tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khống sản trong lịng đất, tập đồn động
thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá
khứ và hiện tại để lại như hồ nước, đường xá,...” (Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006).
2.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
Quá trình sử dụng đất luôn luôn chịu sựchi phối bởi các điều kiện và quy
luật sinh thái tự nhiên cũng như chịu sự ảnhhưởng của các quy luật kinh tế - xã
hội và các yếu tố kỹ thuật. Nhữngđiều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc sử
dụng đất bao gồm (Nguyễn Hữu Ngữ, 2003):
a.Nhân tố tự nhiên
Sử dụng đất đai luôn chịu sự ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên, do vậykhi sử
dụng đất cần chú ý đến việc thích ứng vớiđiều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái
tự nhiên của đất cũng như các yếu tố baoquanh mặt đất như nhiệt độ, ánh sáng,
lượng mưa, khơng khí và các khống sảntrong lịng đất... Trong điều kiện tự

nhiên, khí hậu là nhân tố hạn chế hàng đầucủa việc sử dụng đất đai, sau đó là
điều kiện đất đai (chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng) và các nhân tố khác.
- Điều kiện khí hậu:
Khí hậu ảnh hưởng rất trực tiếp đến sản xuất nông nghiệpvà điều kiện sinh
hoạt của con người. Tổng tích ơn, nhiệt độ bìnhqn, sự sai khác nhiệt độ về thời
gian và không gian, sự sai khácgiữa nhiệt độ tối cao và tối thấp, thời gian có
sương... trực tiếpảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây
trồng. Cường độ ánh sáng, thời gian chiếu sáng cũng có tác dụng ức chế đối với
sinh trưởng, phát dục và quá trìnhquang hợp của cây trồng. Chế độ nước vừa là
điều kiện quan trọng để cây trồngvận chuyển chất dinh dưỡng vừa là vật chất
giúp cho sinh vật sinh trưởng vàphát triển. Lượng mưa, lượng bốc hơi có ý nghĩa
quan trọngtrong việc giữ nhiệt độ và độ ẩm của đất cùng khả năng đảm bảo cung
cấp nướccho sự sinh trưởng của động thực vật. Tuy nhiên, các yếu tố khíhậu có
các đặc trưng rất khác biệt giữa các mùa trong năm cũng như các vùnglãnh thổ
khác nhau.
- Yếu tố địa hình:
Địa hình là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng đất của các
ngành. Trong sản xuất nông nghiệp, sự sai khác giữa địa hình, địa mạo, độ caoso
với mặt nước biển, độ dốc và hướng dốc, sự bào mòn mặt đất và mức độ xói mịn
... thường dẫn đến sự khác nhau về đất đai và khí hậu, từ đó ảnh hưởng đến

5


sản xuất và phân bố các ngành nông - lâm nghiệp, hình thành sự phân biệt địa
giới theo chiều thẳng đứng đối với nơng nghiệp. Bên cạnh đó, địa hình và độ
dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nơng nghiệp từ đó đặt ra u cầu
phải đảm bảo thủy lợi hóa và cơ giới hóa cho đồng ruộng nhằm thu lại hiệu quả
sử dụng đất là cao nhất.Đối với ngành phi nơng nghiệp, địa hình phức tạp sẽ ảnh
hưởng đến giátrị cơng trình và gây khó khăn cho thi cơng.

- Yếu tố thổ nhưỡng:
Mỗi loại đất đều có những đặc tính sinh, lý, hóa học riêng biệt trong khi
đó mỗi mục đích sử dụng đất cũng có những yêu cầu sử dụng đất cụ thể. Do vậy,
yếu tố thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất nơng nghiệp. Độ phì
của đất là tiêu chí quan trọng về sản lượng cao hay thấp. Độ dày tầng đất và tính
chất đất có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây trồng.
- Yếu tố thủy văn:
Yếu tố thủy văn được đặc trưng bởi sự phân bố của hệ thống sơng ngịi,
ao hồ... với các chế độ thủy văn cụ thể như lưu lượng nước, tốc độ dòng chảy,
chế độ thủy triều... sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cung cấp nước cho các
yêu cầu sử dụng đất.
b.Nhân tố kinh tế - xã hội
Nhân tố kinh tế xã hội bao gồm chế độ xã hội, dân số vàlao động, mức độ
phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng laođộng, khả năng áp
dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất.
Nhân tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc
sử dụng đất đai. Thực vậy, phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu
cầucủa xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Điều kiện tự
nhiên của đất cho phép xác định khả năng thích ứng về phương thức sử dụng đất.
Còn sử dụng đất như thế nào, được quyết định bởi sự năng động của con người
và các điều kiện kinh tế xã hội, kỹ thuật hiện có.
Trong một vùng, điều kiện vật chất tự nhiên của đất thường có sự khác
biệt khơng lớn, về cơ bản là giống nhau. Nhưng với điều kiện kinh tế - xã hội
khác nhau, dẫn đến tình trạng có vùng đất đai đượckhai thác sử dụng triệt để
từ lâu đời và đã đem lại những hiệu quả kinh tế xã hộirất cao nhưng có nơi đất
đai bị bỏ hoang hóa hoặc khai thác với hiệu quả kinh tếrất thấp...Có thể nhận
thấy, điều kiện tự nhiên của đất chỉ là một tồn tại kháchquan, khai thác và sử

6



dụng đất quyết định vẫn là do con người. Cho dù điều kiệntự nhiên có nhiều
lợi thế nhưng các điều kiện xã hội, kinh tế kỹ thuật khơngtương ứng thì ưu thế
tài nguyên cũng khó có thể trở thành sức sản xuất hiệnthực, cũng như chuyển
hóa thành ưu thế kinh tế. Ngược lại, khi điều kiện kỹthuật được ứng dụng vào
khai thác và sử dụng đất thì sẽ phát huy được mạnh mẽtiềm lực sản xuất của
đất, đồng thời góp phần cải tạo điều kiện môi trường tựnhiên, biến điều kiện
tự nhiên bất lợi thành điều kiện có lợi cho phát triển kinhtế xã hội.
Chế độ sở hữu tư liệu sản xuất và chế độ kinh tế xã hội khác nhau đã tác
động đến việc quản lý của xã hội về sử dụng đất đai, khống chế phương thức và
hiệu quả sử dụng đất. Trình độ phát triển kinh tế và xã hội khác nhau dẫn đến
trình độ sử dụng đất khác nhau. Nền kinh tế và các ngành càng phát triển, yêu
cầu về đất đai sẽ càng lớn, lực lượng vật chất dành cho việc sử dụng đất càng
được tăng cường, năng lực sử dụng đất của con người sẽ càng được nâng cao.
Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế xã hội đến việc sử dụng đất được đánh giá
bằng hiệu quả sử dụng đất. Thực trạng sử dụng đất liên quan đến lợi ích kinh tế
của người sở hữu, sử dụng và kinh doanh đất đai.
Như vậy có thể thấy rằng, các nhân tố điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh
tế xã hội tạo ra nhiều tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai. Tuy nhiên, mỗi
nhân tố giữ vị trí và có tác động khác nhau. Trong đó, điều kiện tự nhiên là yếu
tố cơ bản để xác định công dụng của đất đai, có ảnh hưởng trực
tiếp, cụ thể và sâu sắc nhất là đối với sản xuất nông nghiệp. Điều kiện kinh tế sẽ
kiềm chế tác dụng của con người trong việc sử dụng đất. Điều kiện xã hội tạo ra
những khả năng khác nhau cho các yếu tố kinh tế và tự nhiên tác động tới việc
sử dụng đất. Vì vậy, cần phải dựa vào quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế - xã
hội để nghiên cứu, xử lý mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội
trong lĩnh vực sử dụng đất đai. Căn cứ vào yêu cầu của thị trường và của xã hội,
xác định mục đích sử dụng đất, kết hợp chặt chẽ yêu cầu sử dụng với ưu thế tài
nguyên của đất đai để đạt tới cơ cấu tổng thế hợp lý nhất, với diện tích đất đai có
hạn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội ngày càng cao và sử dụng đất

đai được bền vững.
- Nhân tố không gian
Trong thực tế, mọi ngành sản xuất đều cần đếnđất đai như điều kiện không
gian để hoạt động.Đặc tính cung cấp khơng gian của đất đai là yếu tố vĩnh hằng

7


của tự nhiên banphát cho lồi người. Vì vậy, khơng gian trở thành một trong
những nhân tố hạnchế cơ bản nhất của việc sử dụng đất.
Vị trí và khơng gian của đất không tăng thêm cũng không mất đi trong
quá trình sử dụng do vậy, tác dụng hạn chế của đất sẽ thường xuyên xảy ra khi
dân số và xã hội luôn phát triển. Không gian mà đất đai cung cấp có đặc tính là
khơng thể gia tăng, khơng thể hủy diệt cũng không thể vượt qua phạm vi quy mô
hiện hữu, do vậy, theo đà phát triển của dân số và kinh tế xã hội tác dụng ức chế
của không gian của đất sẽ thường xuyên xảy ra.
Sự bất biến của tổng diện tích đất đai khơng chỉ hạn chế khả năng mở
rộng khơng gian sử dụng mà cịn chi phối giới hạn thay đổi của cơ cấu đất đai.
Điều này quyết định việc điều chỉnh cơ cấu đất đia theo loại, số lượng được sử
dụng căn sức sản xuất của đất và yêu cầu của xã hội nhằm đảm bảo nâng cao lực
tải của đất.
Tài nguyên đất đai có hạn lại giới hạn về khơng gian vì vậy cần phải thực
hiện nghiêm ngặt nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả kết hợp
với việc bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.
Đối với đất xây dựng đô thị, đất dùng cho công nghiệp, xây dựng cơng
trình, nhà xưởng, giao thơng ... mặt bằng khơng gian và vị trí của đất đai có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng và có giá trị kinh tế rất cao.
2.1.2. Khái niệm và phân loại quy hoạch sử dụng đất
2.1.2.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
“Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp

chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng, quản lý đất đai một cách đầy đủ, hợp lý,
khoa học và có hiệu quả cao nhất, thơng qua việc tính tốn, phân bổ quỹ đất cho
các ngành, cho các mục đích sử dụng, cho các tổ chức và cá nhân sử dụng đất đai
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội và tạo điều kiện bảo vệ đất đai, mơi
trường sinh thái” (Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006).
QHSDĐ là việc phân bố và tái phân bố quỹ đất nhằm đáp ứng mục tiêu
phát triển KTXH, quốc phịng, an ninh, bảo vệ mơi trường trên cơ sở tiềm năng
đất đai và nhu cầu sử dụng đất trong giới hạn không gian và thời gian xác định.
QHSDĐ là công cụ quan trọng của người quản lý và người sử dụng đất. Đối với
Nhà nước, đó là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý nhà nước về đất đai. Đối với
người sử dụng đất đó là cơ sở pháp lý để chuyển đổi mục đích sử dụng đất hiệu

8


quả. Vì vậy QHSDD khơng đơn thuần là một hoạt động kinh tế - kỹ thuật mà còn
là một hoạt động quản lý có ý nghĩa kinh tế, chính trị, thể hiện ý chí của nhà
nước về phát triển trong tương lai; là hệ thống các giải pháp để quản lý tài
nguyên đất đai (Tôn Gia Huyên, 2008).
Như vậy, về mặt kỹ thuật, QHSDĐ là việc tổ chức sử dụng đất đáp ứng
mục tiêu phát triển KTXH định trước của một vùng lãnh thổ. Với nguồn đất đai
và lao động xác định, phải sắp xếp sao cho đạt được sự phát triển như mong
muốn và chỉ ra được sự phối hợp sử dụng đất của các địa phương để đảm bảo sự
đồng bộ trong phát triển. Về mặt kinh tế, QHSDĐ là q trình tối đa hóa giá trị
của đất. Do việc sử dụng đất được quyết định trên cơ sở các động lực của thị
trường nên QHSDĐ cũng là một sản phẩm của cơ chế thị trường. Yêu cầu đặt ra
là mỗi thửa đất cần phải được sử dụng sao cho có giá trị lớn nhất mà khơng gây
ra sự giảm giá đồng loạt cho những thửa đất còn lại trong vùng, đồng thời làm
tăng tổng giá trị đất đai trong vùng. Về mặt xã hội, QHSDĐ đảm bảo cân bằng
nhu cầu đất đai cho các nhóm lợi ích, cân bằng giữa nhu cầu sản xuất với đời

sống của cộng đồng dân cư, thoả mãn nhu cầu của toàn xã hội. Về mặt pháp lý,
quá trình lập và thực hiện QHSDĐ là q trình hồn thiện bộ máy quản lý nhà
nước và thực hiện dân chủ hóa trong quản lý đất. Các quy định pháp luật về lập,
xét duyệt và tổ chức thực hiện QHSDĐ trở thành công cụ quản lý nhà nước đảm
bảo cho sự phát triển đồng bộ, ổn định và an tồn (Tơn Gia Hun, 2011). Vì vậy
QHSDĐ cịn cần có một thể chế chặt chẽ, hợp lý và lành mạnh; huy động được
mọi nguồn lực và hài hồ lợi ích trước mắt và lâu dài.
Theo Đồn Cơng Quỳ và cs. (2006), quy hoạch sử dụng đất là một hiện
tượng kinh tế xã hội mang tính kinh tế, tính kỹ thuật và tính pháp chế. Tính kinh
tế thể hiện ở hiệu quả của việc sử dụng đất đai. Tính kỹ thuật biểu hiện ở các tác
nghiệp chuyên môn kỹ thuật điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử
lý số liệu. Tính pháp lý có nghĩa là việc sử dụng và quản lý đất đai phải tuân theo
các quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý về quy hoạch, KHSDĐ được thiết lập từ Luật Đất đai năm
1987, nhưng nội dung rất sơ lược. Luật Đất đai 1993 đã có nhiều quy định chi
tiết về quy hoạch, KHSDĐ các cấp. Giai đoạn 1993 - 2000 là thời gian thử
nghiệm việc lập quy hoạch, KHSDĐ các cấp. Mãi tới ngày 01/10/2001, Chính
phủ mới ban hành Nghị định 68/2001/NĐ-CP về quy hoạch, KHSDĐ. Luật Đất
đai 2003 đã có quy định khá đầy đủ và chi tiết về hệ thống quy hoạch, KHSDĐ,

9


với ba nguyên tắc quan trọng nhất là: (1) quy hoạch, KHSDĐ được lập đồng thời
với quy hoạch phát triển KTXH; (2) QHSDĐ có nội dung chính là bố trí nhu cầu
sử dụng đất theo không gian, KHSDĐ là lượng tính thời gian thực hiện; (3) nhu
cầu sử dụng đất của cấp dưới phải được thể hiện trong nhu cầu sử dụng đất của
cấp trên, quy hoạch, KHSDĐ của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, KHSDĐ
của cấp trên. Nghị định 181/2004/NĐ-CP đã có quy định cụ thể về quy trình
tham vấn ý kiến người dân khi lập quy hoạch, KHSDĐ cấp xã; về công khai dự

thảo quy hoạch, KHSDĐ và quy hoạch, KHSDĐ đã được phê duyệt.
Luật Đất đai 2013 có một số điều chỉnh so với khung pháp luật về quy
hoạch, KHSDĐ quy định tại Luật Đất đai 2003: (i) khơng có quy hoạch, KHSDĐ
của các khu kinh tế, khu công nghệ cao; (ii) UBND cấp huyện chịu trách nhiệm
lập quy hoạch, KHSDĐ cấp xã; (iii) KHSDĐ cấp huyện được lập hàng năm,
trong đó phải thể hiện đầy đủ các khu vực phải THĐ để Nhà nước giao đất, cho
thuê đất cho các mục đích sử dụng khác; (iv) trong những trường hợp cần thiết
thì Chính phủ chỉ đạo lập quy hoạch, KHSDĐ của các vùng địa lý kinh tế; (v)
một số quy định của Chính phủ về quy hoạch, KHSDĐ tại Nghị định
181/2004/NĐ-CP và Nghị định 69/2009/NĐ-CP được luật hóa thành các quy
định tại Luật Đất đai 2013.
Tóm lại, QHSDĐ là cơ sở quan trọng để hình thành các quyết định nhằm
tạo điều kiện sử dụng đất bền vững và mang lại lợi ích kinh tế, xã hội cao nhất.
Nó thể hiện hai chức năng quan trọng: điều chỉnh các mối quan hệ về đất đai và
tổ chức sử dụng đất đai.
2.1.2.2. Phân loại quy hoạch sử dụng đất đai
Đối với nước ta, luật đất đai đã quy định rõ: Quy hoạch sử dụng đất được
tiến hành theo lãnh thổ và theo ngành (Quốc hội nước CHXHCNVN, 2013):
* Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính:
Mục đích chung của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính bao gồm:
- Đáp ứng nhu cầu đất đai cho hiện tại và cho tương lai một cách tiết kiệm,
khoa học hợp lý và có hiệu quả để phát triển ngành kinh tế quốc dân.
- Cụ thể hóa một bước quy hoạch sử dụng đất của các ngành và các đơn vị
hành chính cấp cao hơn.
- Làm căn cứ, cơ sở để các ngành cùng cấp và các đơn vị hành chính cấp
dưới triển khai quy hoạch sử dụng đất của ngành và địa phương mình.

10



- Làm cơ sở để lập kế hoạch 5 năm và hàng năm (căn cứ để giao đất, thu
hồi đất theo thẩm quyền được quy định trong luật đất đai).
- Phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính có những dạng sau:
1) Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước và các vùng kinh tế
Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước và các vùng kinh tế là chỗ dựa của quy
hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, nó được xây dựng căn cứ vào nhu cầu của nền
kinh tế quốc dân, kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội, trong đó xác định
phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ sử dụng đất cả nước nhằm điều hoà quan
hệ sử dụng đất giữa các ngành, các tỉnh và các thành phố trực thuộc Trung ương;
đề xuất các chính sách, biện pháp, bước đi để khai thác, sử dụng, bảo vệ và nâng
cao hệ số sử dụng đất, điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và thực hiện quy hoạch.
2) Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh xây dựng căn cứ vào quy hoạch sử
dụng đất đai tồn quốc và quy hoạch vùng. Cụ thể hố các chỉ tiêu chủ yếu của
quy hoạch toàn quốc kết hợp với đặc điểm đất đai và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong phạm vi tỉnh mình. Nội dung chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất đai
cấp tỉnh gồm:
+ Xác định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu sử dụng đất toàn tỉnh.
Điều tra nhu cầu sử dụng đất của các ngành, xử lý mối quan hệ giữa khai
thác sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất.
+ Đề xuất định hướng, cơ cấu các chỉ tiêu và phân bố sử dụng đất của tỉnh,
cũng như các biện pháp để thực hiện quy hoạch.
3) Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện
Xây dựng trên cơ sở định hướng của quy hoạch sử dụng đất đai cấp
tỉnhnhằm giải quyết các mâu thuẫn về quan hệ đất đai căn cứ vào đặc tính nguồn
tài nguyên đất mục tiêu dài hạn phát triển kinh tế - xã hội và các điều kiện cụ thể
khác của huyện (điều hoà quan hệ sử dụng đất trong phát triển xây dựng, đô thị
và phát triển nông lâm nghiệp); đề xuất các chỉ tiêu và phân bổ sử dụng các loại
đất; xác định các chỉ tiêu khống chế về đất đai đối với quy hoạch ngành và xã
phường trên phạm vi của huyện. Nội dung cụ thể quy hoạch sử dụng đất đai cấp

huyện như sau:

11


+ Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản sử dụng
đất đai của huyện.
+ Xác định quy mô, cơ cấu và phân bố sử dụng đất của các ngành.
+ Xác định cơ cấu, phạm vi và phân bổ sử dụng cho các cơng trình hạ tầng chủ
yếu, đất dùng cho nông lâm nghiệp, thuỷ lợi, giao thơng, đơ thị, khu dân cư nơng
thơn, xí nghiệp công nghiệp, du lịch và nhu cầu đất đai cho các nhiệm vụ đặc biệt.
4) Quy hoạch sử dụng đất theo ngành
+ Quy hoạch sử dụng đất theo bộ quốc phịng;
+ Quy hoạch sử dụng đất theo bộ cơng an.
2.1.3. Nhiệm vụ, nội dung và đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
2.1.3.1. Nhiệm vụ, nội dung của quy hoạch sử dụng đất
* Nhiệm vụ
Mục tiêu quan trọng nhất của quy hoạch sử dụng đất và việc sử dụng hiệu
quả và bền vững nhất tài nguyên đất đai - một tài nguyên hữu hạn. Có thể hiểu
mục tiêu này cụ thể như sau:
- Sử dụng có hiệu quả đất đai:
Việc sử dụng có hiệu quả đất đai hết sức khác biệt giữa các chủ sử dụng
đất. Cụ thể, với các cá nhân sử dụng đất thì việc sử dụng có hiệu quả chính là
việc thu được lợi ích cao nhất trên một đơn vị tư bản đầu tư trên một đơn vị diện
tích đất. Cịn đối với Nhà nước thì vấn đề hiệu quả của việc sử dụng đất mang
tính tổng hợp hơn bao gồm cà nội dung: toàn vẹn lãnh thổ, an tồn lương thực
quốc gia, bảo vệ mơi trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa
- Sử dụng đất phải có tính hợp lý chấp nhận được
Sử dụng đất đai phải có tính hợp lý và được xã hội chấp nhận. Những mục
đích này bao gồm các vấn đề về an ninh lương thực, việc làm và đảm bảo thu

nhập cho cư dân ở nông thôn. Sự cải thiện và phân phối lại đất đai có thể đảm
bảo làm giảm sự không đồng đều về kinh tế giữa các vùng khác nhau, giữa các
chủ sử dụng đất khác nhau và góp phần tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo.
- Tính bền vững
Việc sử dụng đất bền vững là phương thức sử dụng đất mang lại hiệu quả,
đáp ứng được các nhu cầu trước mắt đồng thời đảm bảo được tài nguyên đất đai
đáp ứng được cho các nhu cầu sử dụng đất trong tương lai.

12


×