HĐGD PHƯỜNG MỸ ĐỘ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BAN ĐẠI DIỆN CMHS Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TRƯỜNG TH MINH KHAI -------------*-------------
-------------*------------- Mỹ Độ, ngày 13 tháng 11 năm 2010
QUI CHẾ LÀM VIỆC CỦA BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH KHAI – TP BẮC GIANG
NĂM HỌC 2010-2011
Căn cứ vào Quyết định số 51/2007/BGD&ĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành về việc thực hiện Điều lệ trường tiểu học;
Căn cứ vào Quyết định số 11/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục về việc ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;
Căn cứ Chỉ thị số 3399/2010/CT-BGDĐT ngày 18/8/2010 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành trong năm học 2010-2011; Văn bản
số:11/GDĐT ngày 06 tháng 9 năm 2010 của Phòng Giáo dục và Đào tạo v/v xây dựng
kế hoạch chỉ đạo các trường thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 đối với cấp Tiểu học
thành phố Bắc Giang;
Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 của trường tiểu học Minh
Khai;
Trưởng ban Đại diện cha mẹ học sinh trường TH Minh Khai, thành phố Bắc Giang thống
nhất, hướng dẫn tổ chức thực hiện Qui chế làm việc của Ban đại diện cha mẹ học sinh như sau:
CHƯƠNG I: TỔ CHỨC - QUẢN LÝ CỦA BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH
Điều 1: Vị trí chức năng.
Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học.
Ban đại diện học sinh lớp do cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp cử ra vào đầu mỗi năm
học gồm trưởng ban, phó ban và các uỷ viên.
Ban đại diện cha mẹ học sinh trường do cuộc họp các trưởng ban và phó ban của các Ban
đại diện cha mẹ học sinh các lớp bầu ra gồm 01 trưởng ban, 02 phó ban và các uỷ viên .
Điều 2: Tổ chức quản lý.
Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh do ban đại diện cha mẹ học sinh bầu trong Đại hội
Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp trong toàn trường.
Trưởng ban Đại diện cha mẹ học sinh chịu trách nhiệm quản lý chỉ đạo mọii hoạt động của
Ban đại diện cha mẹ học sinh và có mối liên hệ thống nhất với Ban giám hiệu nhà trường.
Nhiệm vụ- quyền hạn của Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh:
- Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục trong phạm vi nhà trường theo nghị quyết
Đại hội Ban đại diện CMHS nhà trường quy định tại điều 10 của Quy chế hoạt động của Ban đại
diện cha mẹ học sinh.
- Dự kiến phân công nhiệm vụ các phó trưởng ban, các uỷ viên để thông qua cuộc họp
toàn Ban đại diên cha mẹ học sinh trường .
- Chuẩn bị nội dung các cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
- Tập hợp ý kiến của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp , của cha mẹ học sinh dể thống
nhất với hiệu trưởng các biện pháp giải quyết.
- Chủ trì các cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh, phối hợp với nhà trường tổ chức
các hoạt động giáo dục học sinh.
- Làm việc với hiệu trưởng định kỳ về hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, giải
quyết kiến nghị của cha mẹ học sinh về hoạt động giáo dục, dạy học, phối hợp với tổ chức hoạt
động giáo dục học sinh, vận động học sinh bỏ học quay trở lại lớp tiếp tục đi học ( nếu có ).
Nhiệm vụ - quyền hạn của các phó trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh:
- Các phó trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh là người giúp việc trưởng ban, thay mặt
trưởng ban phụ trách một số mặt công tác được phân công, chủ trì tổ chức một số hoạt động theo
sự phân công của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Nhiệm vụ - quyền hạn của các uỷ viên Ban đại diện cha mẹ học sinh trường:
- Các uỷ viên Ban đại diện cha mẹ học sinh trường có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ
do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường phân công.
CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH
Điều 3: Hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh:
- Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo đúng Điều lệ Ban đại
diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Quyết định số 11/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/3/2008
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đầu năm học giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh để cha
mẹ học sinh cử Ban đại diện học sinh lớp với số thành viên theo quy định.
- Việc tổ chức hay không tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh trường do Ban đại
diện học sinh trường quyết định.
- Ban Đại diện cha mẹ học sinh trường tổ chức các cuộc họp thường kỳ theo chương trình
hoạt động cả năm học và có thể họp bất thường khi có ít nhất 50% thành viên đề nghị hoặc do
Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh quyết định.
- Đầu năm học tổ chức Đại hội các trưởng ban, phó ban của tất cả các Ban đại diện cha mẹ
học sinh lớp để bầu ra Ban đại diện cha mẹ học sinh trường sau đó hiệu trưởng chủ trì cuộc họp
đầu tiên của Ban đại diện cha mẹ học sinh để Ban đại diện cha mẹ học sinh trường cử trưởng ban,
phó ban và các uỷ viên. Sau khi được cử trưởng ban điều hành cuộc họp tất cả các trưởng, phó
ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để thông qua chương trình hoạt động cả năm học.
Điều 4: Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh:
- Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp từ đóng góp tự nguyện của cha
mẹ học sinh lớp theo nghị quyết cuộc họp đầu năm học.
- Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt
động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo nghị quyết của Đại hội Ban đại diện CMHS.
- Ngay từ đầu năm học trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp với Hiệu trưởng và
kế toán nhà trường lên dự trù kinh phí cho các hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh và kế
hoạch sử dụng kinh phí sau đó thông qua trong đại hội.
- Các khoản đóng góp kinh phí của cha mẹ học sinh cho Ban đại diện cha mẹ học sinh theo
nguyên tắc tự nguyện, đồng thuận, công khai, dân chủ và báo cáo công khai tình hình thu chi ,
quyết toán kinh phí tại các cuộc họp cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể Ban đại diện
cha mẹ học sinh trường.
- Việc thu chi, sử dụng kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải được
sự đồng ý nhất trí bằng văn bản của HĐND,UBND phường Mỹ Độ thành phố Bắc Giang.
CHƯƠNG III: CHI TIÊU CỦA BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH
Quy chế được xây dựng trên cơ sở các nguồn thu và quy định chế độ, định mức tiêu
chuẩn hiện hành của Nhà nước và các cơ quan thẩm quyền ban hành.
1. Các nguồn thu:
Ban đại diện CMHS nhà trường quản lý thống nhất và toàn diện các nguồn thu bao
gồm:
- Nguồn kinh phí do CMHS đóng góp trên tinh thần tự nguyện được thông qua trong
cuộc họp CMHS các lớp và Đại hội Ban đại diện CMHS nhà trường đầu năm học.
- Tiền , hiện vật của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước hổ trợ cho công tác
Giáo dục.
2. Các nguồn chi:
2.1. Chi hỗ trợ các hoạt động giáo dục trong nhà trường:
- Chi hỗ trợ các cuộc thi TDTT, Văn hay chữ đẹp, Olympic, Aerobic…: mỗi HS đi thi
20 000 đồng/HS
- Chi hỗ trợ làm đồ dùng dạy học, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học
phải được CMHS thông qua và Hiệu trưởng duyệt.
2.2. Chi thưởng:
Vào 20/11:
-Giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua cấp thành phố, được thưởng số tiền 100.000 đồng.
-GV giỏi, chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh được thưởng số tiền: 200.000đ/GV
- Tặng nhà trường một công trình ( được thông qua trong cuộc họp Ban đại diện
CMHS nhà trường).
- GV có HS đi thi đạt giải: ( tính theo giải cao nhất của 1 HS)
- nhất tỉnh: 300 000 đồng/HS.
- nhì tỉnh: 200 000 đồng/ học sinh.
- ba tỉnh: 150 000 đồng/ học sinh.
- KK tỉnh: 120 000 đồng/ học sinh.
- nhất TP: 100 000 đồng/ học sinh .
- nhì TP: 70 000 đồng/ học sinh.
- ba TP: 50 000 đồng/ học sinh.
- KK TP: 20 000 đồng/ học sinh.
- GV có thành tích nâng chất lượng đại trà trong cuộc khảo sát của Phòng:
Tính cho 16 trường, nếu trong một khối hai lớp có điểm TB chênh lệch nhau thì
thưởng cho GV theo tỉ lệ điểm TB.
- Khối đứng thứ nhất: 300 000 đồng/khối
- Khối đứng thứ nhì: 250 000 đồng/khối
- Khối đứng thứ ba: 200 000 đồng/khối
- Khối đứng thứ tư: 150 000 đồng/khối
- Khối đứng thứ năm: 120 000 đồng/khối
- Khối đứng thứ sáu: 90 000 đồng/khối
- Khối đứng thứ bảy: 70 000 đồng/khối
- Khối đứng thứ tám: 50 000 đồng/khối
Vào tổng kết năm:
*Chi thưởng cho học sinh:
- Chi thưởng cho học sinh đạt học sinh tiên tiến: 3 quyển vở/ học sinh.
- Chi thưởng cho học đạt học sinh giỏi: 5 quyển vở/ học sinh.
- Chi thưởng cho học đạt các giải: ( tính theo giải cao nhất của 1 HS)
- nhất tỉnh: 5 quyển vở và 100 000 đồng/HS.
- nhì tỉnh: 4 quyển vở và 80 000 đồng/ học sinh.
- ba tỉnh: 3 quyển vở và 60 000 đồng/ học sinh.
- KK tỉnh: 2 quyển vở và 50 000 đồng/ học sinh.
- nhất TP: 5 quyển vở và 40 000 đồng/ học sinh .
- nhì TP: 4 quyển vở và 30 000 đồng/ học sinh.
- ba TP: 3 quyển vở và 20 000 đồng/ học sinh.
- KK TP: 2 quyển vở/ học sinh.
2.3. Chi phí thuê mướn:
Bao gồm thuê mướn làm vệ sinh môi trường, vận chuyển tài sản, trang thiết bị
thanh toán theo nhu cầu thực tế, nhưng phải thật sự cần thiết.
2.4. Chi sửa chữa tài sản:
Nội dung sửa chữa thường xuyên chi theo thực tế phát sinh bao gồm máy móc
thiết bị phục vụ cho quản lý hành chính và giảng dạy, các công trình phụ khác của
trường, khi có yêu cầu sửa chữa hiệu trưởng xem xét quyết định nếu từ 2.000.000 đồng
trở lên phải xin chủ trương của UBND phường. Nếu sửa chữa có vật liệu xây dựng phải
thực hiện theo thông báo giá của phòng Tài chính- KH.
2.5. Chi thăm hỏi:
- Chúc mừng các thày cô nhân dịp 20/11, Tết nguyên đán: Tặng mỗi thày cô giáo
một bó hoa trị giá 100 000 đồng.
- Thăm hỏi HS ốm đau đi viện: 50 000 đồng; gia đình HS có bố mẹ mất: 100 000
đồng
-Thăm hỏi CBGV nhà trường có tứ thân phụ mẫu, chồng, con, bản thân gặp tai
nạn, tang gia, ốm đau ( đi viện): 100 000 đồng
- Thăm hỏi CBGV nhà trường xây dựng gia đình: 1 000 000 đồng
CHƯƠNG IV: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH QUY CHẾ
Qui chế có hiệu lực kể từ ngày ký và ban hành và thông qua trong Đại hội toàn thể Ban đại
diện cha mẹ học sinh trường được biểu quyết nhất trí của toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh
lớp.
Định kỳ hàng tháng, hàng kỳ có sơ kết đánh giá việc thực hiện quy chế trong toàn thể Ban
đại diện cha mẹ học sinh trường.
Các thành viên trong Ban đại diện cha mẹ học sinh trường có trách nhiệm tổ chức thi hành
nghiêm túc bản quy chế nói trên một cách đầy đủ và tự giác, tích cực.
TM. BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG TM. BAN ĐẠI DIỆN HỘI CHA MẸ HỌC SINH
TRƯỞNG BAN