Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Luận án Tiến sĩ Kinh tế Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 207 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
------------

TRẦN VIỆT TUẤN

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ
CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ Ở VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
------------

TRẦN VIỆT TUẤN

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ
CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ Ở VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng


Mã số: 9.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS LÊ XUÂN TRƯỜNG
2. TS. NGUYỄN NGỌC TÚ

HÀ NỘI - 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản Luận án là cơng trình nghiên cứu khoa học, độc lập
của riêng tơi. Các số liệu trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các
kết quả của Luận án chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Tác giả luận án

Trần Việt Tuấn


ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................................i
MỤC LỤC........................................................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ......................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
ĐẾN QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ.......................................................... 14
1.1. NHỮNG CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ .................................................... 14
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi ....................................................... 14
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước ....................................................... 21
1.2. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 30
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ
NỢ THUẾ .................................................................................................................................... 32
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ ............................................. 32
2.1.1. Khái niệm quản lý thuế, quản lý nợ thuế .................................................... 32
2.1.2. Cơ sở lý luận về cưỡng chế nợ thuế ........................................................... 47
2.1.3. Mối quan hệ giữa quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế ........................... 57
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế ........... 58
2.2. KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ, CƯỠNG CHẾ
NỢ THUẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ...................................................................... 59
2.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế . 59
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG
CHẾ NỢ THUẾ Ở VIỆT NAM............................................................................................... 68
3.1. BỐI CẢNH KINH TÊ – XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM ................................... 68
3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ
THUẾ .................................................................................................................... 70



iii

3.2.1. Thực trạng hoàn thiện hành lang pháp lý và quy trình quản lý nợ thuế và
cưỡng chế nợ thuế. ................................................................................................ 70
3.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế ............................. 86
3.2.3. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện quy trình quản lý nợ thuế và cưỡng
chế nợ thuế ............................................................................................................ 91
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG
CHẾ NỢ THUẾ GIAI ĐOẠN 2013-2019.......................................................... 123
3.3.1. Kết quả đạt được ....................................................................................... 123
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................... 125
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ
CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ Ở VIỆT NAM........................................................................... 132
4.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ
NỢ THUẾ GIAI ĐOẠN 2020 – 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 .................. 132
4.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025 và các năm tiếp
theo...................................................................................................................... 132
4.1.2. Các quan điểm hồn thiện cơng tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế ở Việt
Nam.......................................................................................................................................... 137
4.2. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ
CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ Ở VIỆT NAM .......................................................... 139
4.2.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế ........ 139
4.2.2. Tổ chức lại bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Tổng cục Thuế ......... 144
4.2.3. Hoàn thiện việc phân loại nợ thuế, theo dõi nợ thuế ................................ 148
4.2.4. Rà sốt sửa đổi Quy trình quản lý nợ thuế, Quy trình cưỡng chế nợ thuế150
4.2.5. Hồn thiện cơng tác đôn đốc thu nợ thuế ................................................. 151
4.2.6. Nâng cao hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế ....................................... 153
4.2.7. Nâng cao hiệu quả ứng dụng quản lý rủi ro vào quản lý nợ thuế, cưỡng chế
nợ thuế và xây dựng các cơ sở dữ liệu về rủi ro quản lý thuế ............................ 154

4.2.8. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan thuế các cấp trong quản
lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế ......................................................................... 156
4.2.9. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ chun mơn trong cơng tác quản lý
nợ và cưỡng chế nợ thuế ..................................................................................... 157


iv

4.2.10. Phát triển hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, tích hợp các phần mềm
quản lý liên thơng phục vụ công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế .......... 158
4.2.11. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế
đến CBCC, người dân, doanh nghiệp, cộng đồng xã hội ................................... 159
4.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN ................................................................... 161
4.3.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về thuế quản lý thuế tạo thuận lợi cho việc
thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế ................................................ 161
4.3.2. Tăng cường trách nhiệm của chính quyền các cấp trong quản lý nợ thuế và
cưỡng chế nợ thuế ............................................................................................... 163
4.3.3. Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các cơ quan đơn vị trong ngành Tài chính với
các ngành, các cấp trong công tác QLNT và CCNT .......................................................... 165
KẾT LUẬN................................................................................................................................. 170
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

Bảo hiểm xã hội


BHYT

Bảo hiểm y tế

CBCC

Cán bộ công chức

CQT

Cơ quan thuế

CCNT

Cưỡng chế nợ thuế

ĐTNT

Đối tượng nộp thuế

FTA

Hiệp định thương mại tự do

GTGT

Giá trị gia tăng

KBNN


Kho bạc Nhà nước

NNT

Người nộp thuế

NSNN

Ngân sách nhà nước

QĐCC

Quyết định cưỡng chế

QĐHC

Quyết định hành chính

QLNT

Quản lý nợ thuế

TCT

Tổng cục Thuế

TNCN

Thu nhập cá nhân


TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TTĐB

Tiêu thụ đặc biệt

UBND

Ủy ban nhân dân


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thực trạng nợ thuế từ năm 2013 đến năm 2019 ....................................................... 96
Bảng 3.2: Phân loại tiền nợ thuế năm 2015 ................................................................................ 99
Bảng 3.3: Phân loại tiền thuế nợ năm 2016 .............................................................................. 100
Bảng 3.4: Kết quả khảo sát tỷ lệ doanh nghiệp nợ thuế năm 2015-2019 .............................. 102
Bảng 3.5: Thời gian nợ của các doanh nghiệp nợ thuế tham gia khảo sát ............................. 102
Bảng 3.6: Quản lý nợ và thu nợ thuế hàng năm hàng năm theo địa phương ........................ 105
Bảng 3.7: Tình hình nợ thuế năm 2015 (so với năm 2014) .................................................... 107
Bảng 3.8: Số tiền nợ thuế cuối năm trước chuyển sang năm sau theo dõi CCNT................ 112
Bảng 3.9: Kết quả khảo sát về các biện pháp cưỡng chế thuế ................................................ 121


vii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Quy trình quản lý nợ thuế ........................................................................................... 37
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.................................................. 88
Sơ đồ 4.1: Tổ chức bộ máy Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế.............................................. 148


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân loại nợ thuế đến 90 ngày, trên 90 ngày và nợ thu khó địi .......... 97
Biểu đồ 3.2: Tổng số tiền thuế nợ khó thu năm 2014 ............................................... 98
Biểu đồ 3.3: Phân loại nợ thuế theo ngày của năm 2015 ........................................ 100
Biểu đồ 3.4: Thu NSNN và thu nội địa từ năm 2013-2019 .................................... 103
Biểu đồ 3.5: Tổng số tiền thuế nợ và số thu nợ thuế (từ năm 2013 - 2019) ........... 104
Biểu đồ 3.6: Tỷ trọng nợ thuế trên tổng thu nội địa ................................................ 104


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình tổ chức quản lý thuế của bất cứ quốc gia nào, nợ thuế tồn tại
là điều khó tránh khỏi. Việc quản lý nợ thuế tốt sẽ giúp cơ quan thuế nắm bắt được
chính xác tình hình thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế, thúc đẩy người nộp thuế
nộp các khoản thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước, góp phần đảm bảo
cơng bằng xã hội, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế, tạo ra một kênh
thông tin đúng đắn để xử lý các khoản nợ thuế của người nộp thuế.
Mặc dù cơ quan quản lý thuế ở các nước trên thế giới đã luôn cải cách hệ
thống quản lý và phương pháp đôn đốc và cách thức cưỡng chế nợ thuế, song nợ
thuế vẫn ln là bài tốn cần tiếp tục nghiên cứu tìm lời giải do người nộp thuế
cũng ln tìm mọi cách thức để đối phó với các biện pháp cưỡng chế nợ thuế của cơ

quan thuế.
Cùng với những thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội và hành vi của người
nộp thuế, những nhận thức cũ về nợ thuế, về quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế
đã xuất hiện những vấn đề khơng cịn phù hợp, cần nghiên cứu để hoàn thiện lý luận
về quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, chẳng hạn như: Làm thế nào để cưỡng chế
nợ thuế trong bối cảnh người nộp thuế ngày càng sử dụng nhiều phương thức thanh
toán điện tử gắn với internet và kỹ thuật số? Làm thế nào để vừa tạo thuận lợi cho
sản xuất, kinh doanh vừa ngăn ngừa tình trạng cố tình nợ thuế để sau đó bỏ trốn để
khơng thực hiện nghĩa vụ thuế?... Điều này đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu
hoàn thiện lý luận về quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế làm cơ sở áp dụng trong
thực tiễn quản lý thuế.
Tại Việt Nam, mặc dù cơ quan quản lý thuế đã có nhiều nỗ lực, đưa ra nhiều
biện pháp để thu hồi nợ đọng thuế, trong đó áp dụng cả những biện pháp cứng rắn là
cưỡng chế nợ thuế, song tình hình nợ đọng thuế vẫn cịn cao, nhiều khoản nợ thuế
khơng có khả năng thu hồi. Hàng năm, số tiền thuế nợ lớn (năm 2013: 61.152 tỷ
đồng, năm 2014: 70.241 tỷ đồng; năm 2015: 76.321 tỷ đồng; năm 2016: 72.405 tỷ
đồng; năm 2017: 73.145 tỷ đồng; năm 2018: 80.103 tỷ đồng; năm 2019: 92.140 tỷ
đồng) (Báo cáo tổng kết năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 của


2

Tổng cục Thuế). Việc nợ thuế lớn đã gây chậm thu hồi vào ngân sách Nhà nước,
ảnh hưởng đến sự nghiêm minh của pháp luật, không đảm bảo sự công bằng, sự
cạnh tranh lành mạnh trong xã hội và hiệu lực của bộ máy nhà nước, chính quyền…
Bên cạnh đó, công tác cưỡng chế nợ thuế thực hiện nhiều biện pháp nhưng số tiền
thuế cưỡng chế thu được chỉ đạt từ 70-80% tổng số tiền thuế nợ phải cưỡng chế.
Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng nợ thuế
của người nộp thuế như: Các đối tượng nộp thuế gặp khó khăn trong sản xuất kinh
doanh; ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế chưa tốt; hành lang

pháp lý còn sơ hở tạo cơ hội cho một bộ phận đối tượng nộp thuế lách luật. Một số
cơ chế chính sách trong quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế và xử lý nợ thuế chưa
phù hợp, hoặc chưa theo kịp tình hình thực tiễn. Năng lực và phẩm chất đạo đức của
một số cán bộ công chức làm công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ chưa đáp ứng
được yêu cầu; hệ thống phần mềm, công cụ phục vụ công tác quản lý chưa được
hồn thiện. Bên cạnh đó, vấn đề nợ công của Việt Nam đang ở mức báo động đòi
hỏi phải huy động nguồn lực trong nước một cách hiệu quả, hạn chế phụ thuộc vào
các nguồn lực bên ngoài. Do vậy, việc huy động, đảm bảo nguồn thu kịp thời cho
ngân sách nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc
phòng và đảm bảo an sinh xã hội là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng. Xét riêng đối
với ngành Thuế, trong điều kiện hiện nay, tình trạng nợ thuế đang diễn biến phức
tạp với nhiều mức độ và tính chất khác nhau, nếu khơng được theo dõi chính xác,
quản lý chặt chẽ và có các biện pháp đơn đốc kịp thời, hiệu quả sẽ không chỉ ảnh
hưởng trực tiếp đến nguồn thu của ngân sách nhà nước mà cịn tạo ra sự bất bình
đẳng trong kinh doanh, làm giảm hiệu lực pháp luật và làm giảm chất lượng công
tác quản lý thu.
Thực tiễn công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế đặt ra những đòi
hỏi khách quan là cần có sự nghiên cứu chuyên sâu, đề xuất những giải pháp bảo
đảm hiệu quả của công tác này. Trong thời gian qua đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu thể hiện dưới dạng đề tài khoa học, luận án, luận văn, sách, bài đăng tạp chí
chuyên ngành, hội thảo khoa học đã trình bày các kết quả nghiên cứu có liên
quan đến cơng tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế với những góc tiếp cận


3

khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một cơng trình nào tiếp cận nghiên
cứu chun sâu và tổng thể về quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế dưới cả
góc độ lý luận, pháp luật và thực tiễn thực hiện.
Với những lý do trên, đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế và

cưỡng chế nợ thuế ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay” có tính thời sự, có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là góp phần phát triển, bổ sung cơ sở lý
luận quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế và đề xuất các các giải pháp nhằm hồn
thiện cơng tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế ở Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có các nhiệm vụ sau:
- Tổng hợp, hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận về nợ thuế, cưỡng chế nợ
thuế; phát triển và bổ sung một số vấn đề lý luận về cơng tác QLNT, CCNT; xem
xét có chọn lọc kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế của
một số nước trên thế giới và rút ra bài học cho Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ
thuế tại Việt Nam; chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân
của những hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nợ thuế và cưỡng
chế nợ thuế ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, Luận án tập trung trả lời cho các câu hỏi:
(1) Lý luận về QLNT và CCNT cịn gì chưa rõ cần làm rõ hơn hoặc còn
thiếu cần phát triển, bổ sung thêm?
(2) Thực trạng công tác QLNT và CCNT của Việt Nam như thế nào? Có
những hạn chế, bất cập gì về cơ chế chính sách, cơ cấu, tổ chức bộ máy, quy
trình QLNT và CCNT, nguồn nhân lực…? Nguyên nhân khách quan, chủ quan
của hạn chế?
(3) Để hồn thiện cơng tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, cần thực
hiện những giải pháp gì?



4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là công tác QLNT và CCNT.
4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu về quản lý về quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ
thuế của cơ quan thuế nội địa, trên cả phương diện chính sách quản lý và tổ chức
thực hiện quản lý.
- Về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu công tác QLNT và CCNT
của cơ quan thuế nội địa Việt Nam.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng công tác QLNT và CCNT tại
Việt Nam giai đoạn năm 2013 - 2019; đề xuất giải pháp đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2030. Riêng hành lang pháp lý, để đảm báo tính hệ thống thì thời gian nghiên
cứu thực trạng từ năm 2000-2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu chung
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để
nghiên cứu quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế một cách tồn diện, có hệ thống, đặt
trong mối liên hệ biện chứng với các yếu tố khác của quản lý thuế và của hệ thống
kinh tế - xã hội, đặt trong điều kiện lịch sử cụ thể để đánh giá, kết luận các vấn đề
cần nghiên cứu.
Cùng với phương pháp luận bao trùm trên, luận án sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp tổng hợp nhằm thừa kế những lý luận liên quan đến QLNT và
CCNTtừ đó hình thành cơ sở lý thuyết cho đề tài Luận án.
- Phương pháp so sánh, thông qua thu thập thông tin, số liệu thứ cấp, xử lý, biểu
bảng, đồ thị, biểu đồ để so sánh và đánh giá nội dung cần nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu các tài liệu thứ cấp từ những tài liệu nghiên cứu
trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ, chứng minh giả thuyết lý luận và thực tiễn về
quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
- Phương pháp phân tích thống kê: Từ thơng tin, số liệu tác giả tiến hành
phân tích, tổng hợp thực trạng QLNT và CCNT tại Việt Nam để từ đó thấy được xu
hướng thay đổi của thực trạng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.


5

- Phương pháp phân tích nhân tố: Đề tài xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Từ đó, nghiên cứu, khảo sát để đánh giá
tác động thực tế của các nhân tố này đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
và tìm ra nguyên nhân chủ quan và khách quan của đối tượng nghiên cứu.
5.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
Để thu thập tài liệu, số liệu nghiên cứu, luận án sử dụng các số liệu thứ cấp
của cơ quan nhà nước và khảo sát thực tế bằng bảng hỏi. Cụ thể như sau:
5.2.1. Phương pháp sử dụng tài liệu thứ cấp
Luận án sử dụng số liệu tài liệu được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cơng bố chính thức bởi các báo cáo tổng kết cơng tác
năm, các báo cáo chuyên đề và các hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến hoạt động hợp
tác quốc tế về thuế.
5.2.2. Phương pháp khảo sát thực tế bằng bảng hỏi
Luận án sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin về thực trạng công tác quản
lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế ở Việt Nam. Cụ thể như sau:
a) Mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu:
Nhằm xác định đánh giá một số yếu tố tác động đến công tác QLNT và
CCNT trên cơ sở dữ liệu thống kê khảo sát điều tra từ thực tiễn của các đối tượng
được khảo sát là các doanh nghiệp, CBCC Thuế, giúp nhận biết những yếu tố nào
tác động đến công tác QLNT và CCNT, sự tác động của các yếu tố đó ra sao cũng

như tầm quan trọng của mỗi yếu tố có tác động. Qua đó, để có các biện pháp phù
hợp nhằm hồn thiện cơng tác QLNT và CCNT.
Qua tìm hiểu và tham khảo các mơ hình nghiên cứu của các học giả trong và
ngoài nước, kết hợp với những lý thuyết và lý luận đánh giá về các yếu tố ảnh
hưởng đến công tác QLNT và CCNT được phân tích ở Chương 2 của luận án, NCS
đề xuất mơ hình nghiên cứu cụ thể như sau:


6

Năng lực của cơ quan thuế

Chính sách, quy định pháp luật
Hiệu quả của công
tác QLNT và CCNT
Bản thân người nộp thuế
Biện pháp cưỡng chế nợ thuế
Mơ hình đưa ra 4 giả thuyết nghiên cứu gồm: (i) H1: Yếu tố năng lực của
CQT có tác động tích cực đến cơng tác QLNT và CCNT; (ii) H2: Yếu tố về chính
sách, quy định pháp luật có tác động tích cực đến cơng tác QLNT và CCNT; (iii)
H3: Yếu tố liên quan đến bản thân người nộp thuế có tác động tích cực đến công tác
QLNT và CCNT (iv) H4: Yếu tố về sử dụng các biện pháp CCNT có tác động tích
cực đến công tác QLNT và CCNT.
b) Hệ thống số liệu và phương pháp khảo sát, thu thập số liệu
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi được thiết kế
dựa trên cơ sở tổng hợp từ các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trong và
ngoài nước có liên quan. Trong đó: kết cấu bảng câu hỏi được phân thành 2 nội
dung: (i) Nội dung thứ nhất: thu thập thông tin chung về đối tượng được khảo sát và
đánh giá chung về công tác QLNT và CCNT; (ii) Nội dung thứ hai: thu thập các
thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLNT và CCNT.

Các thang đo trong nội dung thứ hai luận án kế thừa từ các nghiên cứu trước
đây và cấu trúc thành 4 tiểu mục ứng với 4 nhân tố gồm: (i) Hệ thống thang đo, biến
quan sát đo lường cho yếu tố năng lực của CQT có tác động đến công tác QLNT và
CCNT; (ii) Hệ thống thang đo, biến quan sát đo lường cho yếu tố về chính sách,
quy định pháp luật có tác động đến cơng QLNT và CCNT; (iii) Hệ thống thang đo,
biến quan sát đo lường cho yếu tố liên quan đến bản thân NNT có tác động đến
cơng tác QLNT và CCNT; (iv) Hệ thống thang đo, biến quan sát đo lường cho yếu
tố về sử dụng các biện pháp CCNT có tác động đến công tác QLNT và CCNT.


7

Công cụ thu thập số liệu là Bảng câu hỏi khảo sát (Phụ lục 2). Trong nghiên
cứu tác giả sử dụng thang đo Likert (từ 1- 5) để đo lường các yếu tố. Các biến quan
sát cụ thể được đo bằng thang đo Likert 5 điểm, từ mức độ 1= Hồn tồn khơng
đồng ý đến mức độ 5= Hồn tồn đồng ý.
Kiểm định sự tin cậy của thang đo. Để kiểm định sự tin cậy của các thang đo
sử dụng trong nghiên cứu, NCS sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm định và
hệ số tương quan biến - tổng. Các biến không đảm bảo tin cậy sẽ bị loại khỏi mơ
hình nghiên cứu và khơng xuất hiện khi phân tích khám phá nhân tố (EFA). Tiêu
chuẩn lựa chọn Cronbach’s Alpha tối thiểu là 0,6 [83] hệ số tương quan biến tổng
nhỏ hơn 0,3 được xem là biến rác và đương nhiên loại khỏi thang đo [86].
Kích thước mẫu: Do hạn chế về thời gian cũng như kinh phí thực hiện cho
nghiên cứu này nên NCS sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất.
Cỡ mẫu của nghiên cứu được xác định theo nguyên tắc tối thiểu để đạt được sự tin
cậy cần thiết của nghiên cứu. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu như: [82] đưa
ra các cỡ mẫu với các quan điểm tương ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 =
rất tốt, 1.000 hoặc hơn = tuyệt vời. Theo [92] có thể sử dụng công thức kinh nghiệm
sau để xác định cỡ mẫu tối thiểu: n >= 50 + 8p, trong đó n là cỡ mẫu tối thiểu, p là
số nhân tố (biến độc lập) trong mơ hình nghiên cứu sử dụng hồi quy. [74] sử dụng

quy tắc nhân 5, tức là số biến quan sát nhân 5 sẽ ra cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu
để đảm bảo tính tin cậy. Nghiên cứu này lấy mẫu theo quy tắc của [82], cỡ mẫu
được xác định là 300 đạt mức tốt. Với cỡ mẫu này cũng thỏa mãn nguyên tắc lấy
mẫu của [74] và quy tắc lấy mẫu của [92].
Khảo sát thực tế: NCS thực hiện khảo sát đối tượng thông qua bảng hỏi.
Bảng hỏi được thiết kế và gửi bản in trên giấy tới 1.000 đối tượng.
Thu thập dữ liệu: Kết quả số lượng bảng hỏi thu thập được 790 bảng hỏi
(415 từ cán bộ thuế chiếm 52,53% và 375 từ doanh nghiệp chiếm 47,47%) được trả
lời được nhập vào bảng tính Excel.
c) Tổng hợp kết quả khảo sát
Đối tượng khảo sát gồm công chức thuế và người nộp thuế. Cụ thể: (i) Cơ
cấu Phiếu điều tra khảo sát đối với CBCC thuế, gồm các chỉ tiêu về giới tính, trình


8

độ chuyên môn, công việc lĩnh vực công tác và thời gian làm việc lĩnh vực chuyên
môn…; (ii) Cơ cấu Phiếu điều tra khảo sát đối với doanh nghiệp, gồm các tiêu chí
về chức danh, loại hình doanh nghiệp, vốn và lĩnh vực kinh doanh của doanh
nghiệp… (Cơ cấu cụ thể được tổng hợp tại Phụ lục 3 và Phụ lục 4).
Thu thập dữ liệu: Phiếu khảo sát cán bộ, công chức thuế (500 phiếu khảo sát,
thu về 415 phiếu) và người nộp thuế (500 phiếu khảo sát, thu về 375 phiếu) về các
nội dung liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Kết quả khảo sát được nhập vào
bảng tính Excel.
Làm sạch dữ liệu: Loại bỏ các trường hợp trả lời khơng phù hợp (ví dụ: trả
lời cùng một mức độ cao nhất hoặc thấp nhất ở tất cả các mục hỏi; trả lời giữa các
mục hỏi có sự đối nghịch, mâu thuẫn bất thường...). Kết quả đã loại bỏ 372 bảng
hỏi, còn lại 418 (= 790 - 372) bảng hỏi được đưa vào phân tích. Như vậy, với quy
mơ mẫu phân tích là 418, thoả mãn u cầu về kích thước mẫu tối thiểu là 300.
Mơ tả mẫu nghiên cứu: Mẫu thu thập được tiến hành phân loại theo nhóm

bằng các kỹ thuật thống kê mơ tả như đề cập phần dưới đây và sử dụng phần mềm
thống kê SPSS 20.
Đánh giá độ tin cậy thang đo: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
QLNT và CCNT được thực hiện thông qua các số liệu nghiên cứu định lượng được
phân tích thơng qua phần mềm xử lý thống kê SPSS 20 đánh để giá độ tin cậy của
thang đo được thực hiện thông qua sử dụng Cronbach’s alpha các biến quan sát. Kết
quả được thể hiện trong bảng tổng hợp (Phụ lục 5).
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo thể hiện sự tin cậy của các biến
quan sát phản ánh khái niệm được phân tích như sau:
Yếu tố về năng lực của CQT trong QLNT và CCNT, được đánh giá thông qua
Cronbach’s alpha thể hiện kết quả tương đối tốt. Các thang đo thể hiện phản ánh
một cách tập trung các ý kiến trả lời với hệ số Cronbach’s alpha = 0,950 (>0,6 mức
chấp nhận phổ biến) và các hệ số tương quan biến - tổng về cơ bản đều >0,3, nên
thang đo năng lực của cơ quan thuế trong QLNT và CCNT đạt được độ tin cậy.
Yếu tố về chính sách, quy định pháp luật về QLNT và CCNT, sau khi được
đánh giá thông qua Cronbach’s alpha thể hiện kết quả rất tốt. Các thang đo thể hiện
phản ánh một cách tương đối tập trung các ý kiến trả lời với hệ số Cronbach’s alpha


9

= 0,809 (>0,6 mức chấp nhận phổ biến) và các hệ số tương quan biến - tổng hầu hết
đều >0,3, nên thang đo tính dễ sử dụng đem lại của chính sách, quy định pháp luật
về QLNT và CCNT đạt được độ tin cậy.
Yếu tố bản thân NNT ảnh hưởng đến QLNT và CCNT, sau khi được đánh giá
thông qua Cronbach’s alpha thể hiện kết quả tốt. Các thang đo thể hiện phản ánh
một cách tương đối tập trung các ý kiến trả lời với hệ số Cronbach’s alpha = 0,796
(>0,6 mức chấp nhận phổ biến) và các hệ số tương quan biến - tổng hầu hết đều
>0,3, nên thang đo ảnh hưởng của bản thân NNT đạt được độ tin cậy.
Yếu tố các biện pháp CCNT ảnh hưởng đến công tác QLNT và CCNT, được

đánh giá thông qua Cronbach’s alpha thể hiện kết quả khá tốt. Các thang đo thể hiện
phản ánh một cách tập trung các ý kiến trả lời với hệ số Cronbach’s alpha = 0,692
(>0,6 mức chấp nhận phổ biến) và các hệ số tương quan biến - tổng đều >0,3, nên
thang đo các biện pháp CCNT được độ tin cậy.
Yếu công tác QLNT và CCNT hiện nay sau khi được đánh giá thông qua
Cronbach’s alpha thể hiện kết quả tốt. Các thang đo thể hiện phản ánh một cách tập
trung các ý kiến trả lời với hệ số Cronbach’s alpha = 0,719 (>0,6 mức chấp nhận
phổ biến) và các hệ số tương quan biến - tổng đều >0,3, nên thang đo công tác
QLNT và CCNT đạt được độ tin cậy.
Như vậy, mơ hình nghiên cứu gồm 5 nhân tố với 28 biến quan sát. Sau khi
kiểm định thang đo chính thức, tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0,7. Kết quả các
hệ số tương quan của biến tổng và các biến thành phần đều lớn hơn 0,3.
Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là
phương pháp EFA): giúp chúng ta nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
QLNT và CCNT, tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích khám phá nhân tố EFA nhằm
nhận diện các yếu tố ấy. Phương pháp phân tích khám phá nhân tố nhằm giúp rút
gọn từ nhiều biến quan sát về ít biến hơn mà vẫn chứa đựng những thơng tin chính
của tồn bộ dữ liệu. Có nhiều cách trích nhân tố, cách trích nhân tố sử dụng trong
nghiên cứu này là phương pháp trích thành phần chính (Principal Components) với
phép quay vng góc (Varimax). Số lượng nhân tố được trích ra dừng lại ở giá trị
Eigenvalues lớn hơn 1 (kết quả tại Phụ lục 6).


10

Phân tích tương quan, hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu: Về
mặt lý thuyết thông qua các nghiên cứu khác cho thấy các nhân tố trong mô hình
đều có thể có ảnh hưởng đến cơng tác QLNT và CCNT hiện nay. Tuy nhiên, trên
thực tế tùy thuộc vào đặc điểm công tác QLNT và CCNT hiện nay có thể có những
yếu tố khơng thực sự có ý nghĩa. Để kiểm chứng về mối quan hệ giữa các nhân tố

với công tác QLNT và CCNT hiện nay ta sẽ thực hiện phân tích tương quan để xem
xét mối quan hệ giữa các biến độc lập. Để đánh giá mối quan hệ nhân quả, NCS sử
dụng phân tích hồi quy bội. Việc kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được thực
hiện ở mức tin cậy 90%. Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu như sau:
(i) Phân tích tương quan: Phân tích tương quan là kỹ thuật phân tích cho biết
mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu với nhau. Nếu hệ số tương quan khác 0
chứng tỏ các khái niệm nghiên cứu có mối liên hệ thực sự, hệ số tương quan dương
phản ánh mối quan hệ và cùng chiều và tương quan âm phản ánh mối quan hệ
ngược chiều. Điều đó cho thấy, giữa cơng tác QLNT và CCNT hiện nay và các yếu
tố khác có mối quan hệ với nhau. Kết quả phân tích cũng cho thấy giữa các cặp biến
độc lập đều có mức tương quan khá yếu với nhau, như vậy khả năng cao sẽ khơng
có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.

(ii) Phân tích hồi quy: Phân tích tương quan chỉ cho biết giữa các biến có thể
có mối quan hệ với nhau mà không cho biết mối quan hệ nhân quả giữa chúng. Về
mặt lý thuyết ta biết rằng các yếu tố: năng lực của cơ quan thuế; chính sách, quy
định pháp luật về QLNT và CCNT; bản thân NNT; các biện pháp CCNT có ảnh
hưởng đến cơng tác QLNT và CCNT hiện nay. Hay nói cách khác, ta xem chúng
như những biến nguyên nhân (biến độc lập) và công tác QLNT và CCNT hiện nay
là biến kết quả (biến phụ thuộc).
(iii) Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu: Để kiểm định các giả thuyết
nghiên cứu đặt ra trong mơ hình nghiên cứu ta sử dụng thống kê t và giá trị Sig
tương ứng so sánh trực tiếp với giá trị 0,05 (mức ý nghĩa 5% hay mức tin cậy 95%).


11

Bảng Kết quả phân tích hồi quy đa biến
Coefficients (Dependent Variable: CT)
Model


Unstandardize Standardized
d Coefficients Coefficients
B

(Constant)

Std.
Error

1.525

.192

NL

.492

.027

PL

.100

NT

t

Collinearity
Statistics


Sig.

Beta

Toleranc
e

VIF

7.943

.000

.715

18.102

.000

.589

1.699

.026

.162

3.927


.000

.538

1.859

.055

.032

.074

1.733

.034

.501

1.998

BP123

-.081

.039

-.083

-2.085


.038

.579

1.726

BP456

-.124

.027

-.164

-4.643

.000

.734

1.362

Kiểm định giả thuyết H1: Yếu tố năng lực của CQT có tác động tích cực đến
công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế. Từ kết quả ước lượng hồi quy ta
thấy thống kê t có Sig bằng 0,00 nhỏ hơn 0,05 (Bảng: Kết quả phân tích hồi quy đa
biến). Điều đó cho thấy đối với dữ liệu nghiên cứu này có bẳng chứng cho rằng,
năng lực của cơ quan thuế có tác động tích cực đến cơng tác QLNT và CCNT với
mức tin cậy 95%. Hay nói cách khác ta chấp nhận giả thuyết H1.
Kiểm định giả thuyết H2: Yếu tố về chính sách, quy định pháp luật có tác
động tích cực đến công tác QLNT và CCNT. Từ kết quả ước lượng hồi quy ta thấy

thống kê t có Sig bằng 0,00 nhỏ hơn 0,05 (Bảng: Kết quả phân tích hồi quy đa
biến). Điều đó cho thấy đối với dữ liệu nghiên cứu này có bẳng chứng cho rằng
chính sách, quy định pháp luật có tác động tích cực đến cơng tác QLNT và CCNT
với mức tin cậy 95%. Hay nói cách khác ta chấp nhận giả thuyết H2.
Kiểm định giả thuyết H3: Yếu tố liên quan đến bản thân NNT có tác động
tích cực đến cơng tác QLNT và CCNT. Từ kết quả ước lượng hồi quy ta thấy thống
kê t có Sig bằng 0,03 nhỏ hơn 0,05 (Bảng: Kết quả phân tích hồi quy đa biến). Điều
đó cho thấy đối với dữ liệu nghiên cứu này có bẳng chứng cho rằng bản thân NNT
có tác động tích cực đến công tác QLNT và CCNT với mức tin cậy 95%. Hay nói
cách khác ta chấp nhận giả thuyết H3.


12

Kiểm định giả thuyết H4: Yếu tố về sử dụng các biện pháp CCNT BP123 (trích
tiền từ tài khoản, khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập, thông báo hóa đơn
khơng cịn giá trị sử dụng) có tác động tích cực đến cơng tác QLNT và CCNT. Từ kết
quả ước lượng hồi quy ta thấy thống kê t có Sig bằng 0,03 nhỏ hơn 0,05 (Bảng: Kết
quả phân tích hồi quy đa biến) và hệ số hồi quy beta âm (-0,083). Điều đó cho thấy đối
với dữ liệu nghiên cứu này có bẳng chứng cho rằng sử dụng các biện pháp CCNT
BP123 có tác động khơng tốt đến cơng tác QLNT và CCNT với mức tin cậy 95%. Từ
đó, có thể đưa ra suy đốn rằng các biện pháp CCNT BP123 hiện đang được CQT triển
khai đang chưa phù hợp và gây tác động xấu đến công tác QLNT và CCNT. Do đó ta
cần phải sửa lại giả thuyết H4 là: Yếu tố về sử dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế
(trích tiền từ tài khoản, khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập, thơng báo hóa
đơn khơng cịn giá trị sử dụng) có tác động xấu đến công tác QLNT và CCNT.
Kiểm định giả thuyết H5: Yếu tố về sử dụng các biện pháp CCNT BP456 (thu
tiền, tài sản khác, thu hồi GCN đăng ký kinh doanh, GCN đăng ký doanh nghiệp, giấy
phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề, kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản
kê biên để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế) có tác động tích cực đến

cơng tác QLNT và CCNT. Từ kết quả ước lượng hồi quy ta thấy thống kê t có Sig bằng
0,00 nhỏ hơn 0,05 (Bảng: Kết quả phân tích hồi quy đa biến) và hệ số hồi quy beta âm
(-0,164). Điều đó cho thấy đối với dữ liệu nghiên cứu này có bẳng chứng cho rằng sử
dụng các biện pháp CCNT BP456 có tác động khơng tốt đến công tác QLNT và CCNT
với mức tin cậy 95%. Từ đó, có thể đưa ra suy đốn rằng các biện pháp CCNT BP456
hiện đang được CQT triển khai đang chưa phù hợp và gây tác động xấu đến công tác
QLNT và CCNT. Do đó, ta cần phải sửa lại giả thuyết H5 là Yếu tố về sử dụng các
biện pháp CCNT (thu tiền, tài sản khác, thu hồi GCN đăng ký kinh doanh, GCN đăng
ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề, kê biên tài
sản, bán đấu giá tài sản kê biên để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế)
có tác động xấu đến công tác QLNT và CCNT.
Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu cho thấy giả thuyết H4, H5 bị
đánh giá tác động nghịch chiều hay có thể nói rằng các biện pháp CCNT có ảnh
hưởng xấu đến cơng tác QLNT và CCNT, hay nói cách khác là các biện pháp
CCNT hiện đang được CQT triển khai đang chưa phù hợp và gây tác động xấu đến


13

cơng tác QLNT và CCNT, cần phải có sự thay đổi. Bên cạnh đó kết quả đạt được
qua nghiên cứu dữ liệu của luận án cũng cho thấy có thể kết luận được sự ảnh
hưởng của các nhân tố về năng lực của CQT; về chính sách, quy định pháp luật; về
bản thân NNT có tác động tích cực đến cơng tác QLNT và CCNT thơng qua mơ
hình phương trình hồi quy (theo hệ số Beta chuẩn hóa)….
6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và đóng góp mới của Luận án
Luận án đã bổ sung, luận giải làm rõ thêm cơ sở lý luận QLNT và CCNT: phân
tích, bổ sung phân loại nợ thuế: phân loại theo sắc thuế, phân loại theo nguyên nhân; nội
dung của QLNT, CCNT trên các phương diện xây dựng hành lang pháp lý về QLNT và
CCNT, xây dựng quy trình QLNT và CCNT, tổ chức thực hiện QLNT và CCNT; phát
triển, bổ sung làm rõ hơn nội hàm của các tiêu chí đánh giá kết quả QLNT và CCNT

(định lượng và định tính); mối quan hệ giữa QLNT và CCNT; nhân tố ảnh hưởng đến
đến công tác QLNT và CCNT hiện nay và thời gian tới ở Việt Nam.
Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLNT và CCNT ở Việt
Nam giai đoạn 2013 – 2019; chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế
trong công tác QLNT và CCNT ở Việt Nam giai đoạn này.
Luận án đã đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng tác QLNT và CCNT và
các giải pháp điều kiện đảm bảo nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNT và CCNT
ở Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn 2030.
7. Kết cấu luận án
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án
được kết cấu gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý nợ và
cưỡng chế nợ thuế.
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về quản lý nợ thuế và
cưỡng chế nợ thuế.
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế ở
Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ
thuế ở Việt Nam.


14

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ĐẾN
QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ
1.1. NHỮNG CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu nước ngoài
Quản lý nợ thuế và CCNT là một vấn đề được khá nhiều nhà khoa học quan

tâm nghiên cứu. Trên thế giới đã có một số cơng trình khoa học của các nước
nghiên cứu về QLNT và CCNT hoặc có liên quan đến QLNT và CCNT dưới các
khía cạnh khác nhau nhưng có thể phân làm 2 nhóm: (i) Nhóm cơng trình khoa học
nghiên cứu lý luận về quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế; (ii) Nhóm cơng trình
khoa học nghiên cứu thực chứng về QLNT và CCNT. Cụ thể như sau:
1.1.1.1. Nhóm cơng trình khoa học nghiên cứu lý luận về quản lý nợ thuế và
cưỡng chế nợ thuế
- Cục Thuế vùng Tokyo (2016), Cơ chế quản lý và báo cáo thông tin đối
tượng nộp thuế [18]. Nghiên cứu đã lý giải “Quản lý thông tin ĐTNT” được quản lý
trên hệ thống thu thuế, thống nhất tập trung trên hệ thống thông tin về đối tượng nộp
thuế; được quản lý trên bản cứng theo từng ĐTNT như văn bản trả lời để tham
chiếu. Dữ liệu được quản lý là địa chỉ/tên, số tiền chậm nộp, quá trình đã tiếp xúc
trực tiếp, kết quả xử lý, thơng tin tài sản, tình trạng kê khai,…Về vai trò của “Hệ
thống thu thuế (KSK)”, nghiên cứu khái niệm: KSK là hệ thống cốt lõi của CQT quốc
gia Nhật Bản, nhằm hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả quy trình xử lý nghiệp vụ
trong hành chính thuế. Đồng thời, nghiên cứu cũng luận giải về “Cơ chế báo cáo liên
quan đến nghiệp vụ thu thuế”. Làm rõ nội dung yêu cầu báo cáo nghiệp vụ thu thuế là
báo cáo dữ liệu con số và kế hoạch xử lý chậm nộp thuế hàng năm làm cơ sở CQT
tiến hành quản lý nghiệp vụ theo tháng. Nghiên cứu này xác định quy trình về thủ tục
thu thuế, gồm 11 bước: Bước 1-Đôn đốc, được thực hiện trong trường hợp NNT
không nộp thuế khi đến hạn phải nộp; Bước 2-Điều tra xác minh tài sản (tài sản
nợ/động sản/bất động sản): nhằm phát hiện tài sản là đối tượng xử lý chậm nộp,
đánh giá/nhận định tình trạng nợ động thuế; Bước 3 - Tịch biên tài sản (tài sản


15

nợ/động sản/bất động sản), là thủ tục đầu tiên xử lý chậm nộp mang tính CCNT sau
thơng qua thủ tục phát mại/bắt nợ; Bước 4-Phát mại/Phân chia tài sản bị tịch biên
(tài sản nợ/động sản/bất động sản), là biện pháp xử lý mang tính cưỡng chế, gồm

02 hình thức: Phát mại động sản/bất động sản và bắt nợ. Bước 5-Mở rộng nghĩa vụ
nộp thuế,trường hợp NNT chuyển nhượng tài sản miễn phí (cho/tặng) và khơng thể
tịch biên để thu được khoản thuế nợ; khi CQT cho rằng không đủ điều kiện hay việc
chuyển nhượng miễn phí này thì có thể tính thuế theo nghĩa vụ nộp thuế thứ cấp đối
với người nhận chuyển nhượng tài sản đó. Bước 6-Hỗn thi hành, gồm 02 hình
thức: Hỗn phát mại (theo đề nghị của NNT hoặc theo quyền hạn); hoãn nộp thuế
(trường hợp thiệt hại do thiên tai, bệnh tật, dừng/nghỉ kinh doanh tạm thời không
thể nộp thuế). Bước 7-Dừng xử lý nộp chậm, NNT được dừng bị xử lý nộp chậm
tiền thuế khi: Khơng có tài sản để thi hành xử lý nộp chậm, khả năng gây khó khăn
cho cuộc sống nếu bị xử ký nộp chậm, khi tài sản thi hành xử lý nộp chậm và địa
chỉ của NNT không rõ ràng. Bước 8-Điều tra khiếu nại, là chế độ nhằm bảo vệ
quyền lợi và lợi ích của NNT khi thấy quyết định xử lý và hành vi thực hiện quyền
hạn khơng hợp pháp hoặc khơng chính đáng. Bước 9-Khởi tố bị cáo, Nhà nước sẽ
khởi tố đối tượng nợ thuế và sẽ thực hiện cưỡng chế bắt nợ tài sản của NNT trên cơ
sở phán quyết của Tòa án. Bước 10-Xử phạt, nếu NNT với mục đích tránh phải thi
hành quyết định xử lý chậm nộp thuế đối với tài sản của mình đã có kế hoạch tự che
dấu tài sản để không phải thi hành quyết định xử lý chậm nộp thuế, CQT sẽ khởi tố
ra cơ quan điều tra. Bước 11-Hỗ trợ truy thu, là cơ chế các CQT của các nước hỗ trợ
nhau thu nợ thuế giữa các nước có hiệp định thuế nhằm giải quyết hạn chế trong
việc thực thi quyền cưỡng chế để thu nợ thuế trong phạm vi một quốc gia.
- Joel Slemrod (2016), Tax Compliance and Enforcement: New Research and
Its Policy Implications, Ross School of Business Working Paper No.1302 [84]. Đề tài
đã phân tích các cơng trình gần đây của một số nhà khoa học trên thế giới về sự
tuân thủ thuế thu nhập và các biện pháp chế tài ở các nước đang phát triển, theo
đó: Cần xây dựng các đạo luật có thể cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
thuế. Bộ luật tích hợp cho phép NNT có thể sử dụng những thủ thuật tránh thuế,
nợ thuế hay những bộ luật mà qua đó cơ quan thu thuế khó lịng khám phá, xác



×