Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

tim hieu ve suy dinh duong 202

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.31 KB, 31 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Hàng năm trên thế giới có khoảng 6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong ở các nước
đang phát triển và một cách trực tiếp hay gián tiếp có liên quan đến nguyên nhân do suy
dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn ảnh
hưởng tới sự phát triển tinh thần, trí tuệ của trẻ và để lại hậu quả nặng nề cho xã hội.
Hiện nay, SDD Protein - năng lượng vẫn là vấn đề sức khỏe trẻ em toàn cầu với tỷ
lệ mắc cao và rất cao ở hầu hết các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Mặc dù,
trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội và sự triển khai có
hiệu quả của chương trình phịng chống SDD trẻ em, tỷ lệ SDD ở nước ta đã giảm xuống
một cách đáng kể. Tuy nhiên, thực trạng suy dinh dưỡng ở vùng nơng thơn, miền núi, dân
tộc ít người vẫn đang còn là một vấn đề nổi cộm, cần được quan tâm và khắc phục.
Suy dinh dưỡng không những đem lại hậu quả xấu cho sự phát triển đầy đủ của trẻ
trong tương lai mà còn ảnh hưởng tới nền kinh tế nước nhà. Do đó cần phải tìm ra
nguyên nhân, biện pháp để giảm thiểu số lượng trẻ mắc suy dinh dưỡng cũng như phòng
tránh cho trẻ tốt nhất đối với bệnh suy dinh dưỡng.
Trên hết, chế độ dinh dưỡng cho trẻ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, giúp
phòng ngừa và chữa trị suy dinh dưỡng.
Để tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cần thiết dành cho đối tượng suy dinh dưỡng,
nhóm 16 xin được tìm hiểu về đề tài “DINH DƯỠNG DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG SUY
DINH DƯỠNG”.
Vì bài do nhóm sinh viên thực hiện, do đó khơng tránh được sai sót, mong cơ và các
bạn thơng cảm và đóng góp ý kiến để nhóm học hỏi, và hoàn thiện hơn.


Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 Định nghĩa suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng (người gầy hoặc người dưới cân) là thuật ngữ để chỉ những người
không đủ cân nặng hay không đủ sức khoẻ, không đủ cân tiêu chuẩn so với chiều cao.
Khái niệm này liên quan đến việc sử dụng chỉ số cân nặng của cơ thể (BMI) để xác định
một người nào đó bị suy dinh dưỡng. Hầu hết người ta xác định một người bị suy dinh


dưỡng khi chỉ số BMI < 18,5. Tuy nhiên cũng có nơi xác định một người bị suy dinh
dưỡng khi BMI < 20. Một điều quan trọng là chỉ số BMI chỉ là cách ước lượng thống
kê cũng tuỳ thuộc vào vùng, miền và giới tính. Trong một số trường hợp, một người có
BMI < 18,5 nhưng có thể có sức khoẻ rất tốt.
1.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân cơ bản của suy dinh dưỡng là sự thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết
ban đầu cho cơ thể trong các thức ăn, nguyên nhân này chiếm hơn 50% số trong các vùng
ở Châu Phi và phía nam Châu Á. Hệ quả của sự kém dinh dưỡng hay thiếu ăn có thể tiếp
tục bị phát triển việc suy dinh dưỡng do bệnh tật, ngay cả những bệnh dễ xử lý như tiêu
chẩy, và có thể dẫn đến cái chết.
Ngoài nguyên nhân nguồn dinh dưỡng, việc thiếu cân có thể là do kết quả của các
bệnh về thể chất cũng như tinh thần. Có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến việc suy
dinh dưỡng. Nhìn chung các ngun nhân gồm:


Nghèo



Đói ăn



Ăn khơng đủ chất



Ăn uống thiếu cân bằng




Bẩm sinh sức khoẻ kém



Chán ăn



Ung thư



Bệnh lao



Đái đường



Suy nhược thần kinh




Mất ngủ




Bệnh ở các cơ quan tiêu hoá



HIV/AIDS



Viêm gan



Các nguyên nhân khác
Chương 2 TÌM HIỂU VỀ SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM

2.1 Tình hình suy dinh dưỡng trên thế giới
Suy dinh dưỡng được quan tâm hơn cả là đối với đối tượng trẻ em
Trong hội nghị tổng kết đánh giá các hoạt động dinh dưỡng năm 2007 do Bộ Y tế và
Viện Dinh dưỡng quốc gia tổ chức vào đầu năm nay, có báo cáo cho thấy “tỷ lệ trẻ em
dưới 5 tuổi trên cả nước suy dinh dưỡng đã giảm từ 23,4% (năm 2006) xuống cịn
21,2%.” Nói cách khác, cứ 5 trẻ em ở nước ta thì có 1 em suy dinh dưỡng, và đó là một
vấn đề y tế cơng cộng rất lớn.
Thật ra, con số 1/5 có lẽ còn thấp so với thực tế. Theo báo cáo của UNICEF (Quĩ
nhi đồng của Liên hiệp quốc), trên thế giới ngày nay có khoảng 146 triệu trẻ em dưới 5
tuổi được xem là thiếu cân (underweight, một chỉ tiêu chính của định nghĩa “suy dinh
dưỡng”), phần lớn tập trung ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ Latin. Trong số này có
khoảng 2 triệu em từ Việt Nam. Theo thống kê, số trẻ em dưới 5 tuổi ở nước ta hiện nay
khoảng 5,65 triệu (chiếm 6.71% dân số toàn quốc), cho nên con số 2 triệu em thiếu cân
cũng có nghĩa.

Ngồi ra, có hơn một nửa trẻ em trên tồn thế giới bị suy dinh dưỡng vì ăn uống
khơng đúng cách, 170 triệu trẻ em ở độ tuổi dưới 5 bị cịi cọc do thiếu thức ăn và khơng
được nuôi bằng sữa mẹ. Theo nhận định của tổ chức Bảo vệ Trẻ em, khủng hoảng lương
thực toàn cầu đã gây ra những điều cực kì tệ hại. là cứ 3 em thì có 1 em thiếu cân.
Tại Pakistan, Bangladesh, Ấn Độ, Peru và Nigeria, các quốc gia chiếm một nửa
tổng số trẻ em cịi cọc trên tồn thế giới, đã khơng ít lần giá lương thực tăng trong thời
gian gần đây. Điều đó đồng nghĩa với việc các bậc làm cha làm mẹ buộc phải cắt giảm
khẩu phần ăn cho những đứa trẻ vốn đã rất thiếu dinh dưỡng. Cũng theo báo cáo của tổ
chức Bảo vệ Trẻ em, 1/3 số cha mẹ được hỏi cho biết con họ thường xuyên thiếu ăn,


trong khi 1/6 cho biết họ khơng có đủ khả năng tài chính để mua thịt, sữa hoặc các loại
rau cho con cái ăn. Nó cũng khẳng định 6/10 trẻ em Afghanistan không được cung cấp đủ
chất dinh dưỡng tối thiểu, nhằm tránh bị chậm phát triển. Justin Forrsyth, giám đốc điều
hành một tổ chức từ thiện cảnh báo: “Nếu khơng có những hành động kịp thời, nửa tỉ trẻ
em sẽ bị còi cọc về thể chất và tinh thần trong 15 năm tới”. Trong 5 năm qua, giá lương
thực tăng cao cũng như điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mất đất canh tác nơng nghiệp,
khủng hoảng tài chính tồn cầu… đã khiến cuộc sống ở những quốc gia nghèo trở nên vơ
cùng khó khăn. Một trong bốn bậc cha mẹ được hỏi cho biết, họ buộc phải cắt giảm khẩu
phần ăn của con cái trong khi 1/6 số trẻ phải bỏ học ở nhà phụ giúp cha mẹ kiếm thêm cái
ăn. Tổ chức Bảo vệ Trẻ em gọi suy dinh dưỡng là kẻ giết người thầm lặng, bởi nó được
coi là nguyên nhân dẫn đến cái chết của nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khác. Đói ăn cũng
khiến mẹ các em khơng có đủ sữa để ni những đứa trẻ sơ sinh, và khiến chúng bị suy
dinh dưỡng ngay từ khi lọt lòng. Suy dinh dưỡng cũng là nguyên nhân của 1/3 số trẻ em
tử vong trên thế giới. Tuy nhiên, kẻ giết người thầm lặng này lại ít được quan tâm hơn so
với bệnh sốt rét, bệnh sởi hay AIDS.
2.2 Tình hình suy dinh dưỡng ở Việt Nam
Năm 2010, tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em nước ta là 17,5% (chỉ tiêu cân
nặng/tuổi), trong đó SDD vừa (độ I) là 15,4%, SDD nặng (độ II) là 1,8% và SDD rất
nặng (độ III) là 0,3%. 20/63 tỉnh, thành có mức SDD trẻ em trên 20% (xếp ở mức cao

theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới).
Tỷ lệ trẻ em SDD theo chỉ tiêu chiều cao/tuổi (SDD thể thấp cịi) năm 2010 tồn
quốc là 29,3%, trong đó xét theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới có đến 31 tỉnh tỷ lệ
trên 30% (mức cao), 2 tỉnh trên 40% (mức rất cao). Mức giảm trung bình SDD thấp cịi
trong 15 năm qua (1995-2010) là 1,3%/năm. Tỷ lệ SDD thể gầy còm (cân/cao) là 7,1%.
Tại Việt Nam, vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX, tỷ lệ suy dinh dưỡng là trên 50%, năm
1995 là 44,9%. Theo kết quả điều tra của Viện Dinh Dưỡng từ năm 1999 tới năm 2010,
tỷ lệ SDD trẻ em đã giảm đi một cách rõ rệt, tốc độ giảm SDD trong những năm qua
khoảng 2% một năm và Việt Nam được coi là một quốc gia duy nhất trong khu vực đạt
tốc độ giảm SDD nhanh theo tiến độ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và UNICEF. Tuy


nhiên, phân bố SDD ở Việt Nam không đồng đều, khu vực miền núi, Tây Nguyên,
miền Trung tỷ lệ cao hơn hẳn so với các vùng khác, nông thôn cao hơn thành thị, miền
núi cao hơn đồng bằng, dân tộc thiểu số cao hơn các dân tộc khác, đặc biệt là các vùng
thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lụt... Theo điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2010
[28] cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất ở vùng núi như Tây Nguyên 24,7%; miền núi
Tây Bắc 22,1%; khu vực phía Bắc miền Trung 19,8%; đồng bằng sơng Cửu Long 16,8%;
đồng bằng sông Hồng 14,6% và thấp nhất ở Đông Nam Bộ 10,7%.
BẢNG 1. TỔNG HỢP SỐ TỈNH/THÀNH PHỐ THEO PHÂN MỨC TỶ LỆ SUY DINH
DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI NĂM 2010

Nguồn tỉ lệ SDD: Điều tra suy dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng) và điều tra điểm (Tổng cục Thống kế), năm 2010.
Nguồn tỉ lệ hộ nghèo: Cục Bảo trợ xã hội, Bộ lao động Thương binh và Xã hội, báo cáo hàng năm, năm 2008.

1.3

Phân loại suy dinh dưỡng
Đơn giản nhất là dùng biểu đồ tăng trưởng đánh giá cân nặng của trẻ theo độ tuổi.


Biểu đồ tăng trưởng được đính kèm trong sổ theo dõi sức khỏe trẻ em, cấp cho mỗi trẻ
sau sinh và dùng đến 6 tuổi. Hàng tháng trẻ sẽ được cân đo tại các cơ sở y tế địa phương,
ghi nhận cân nặng vào biểu đồ và vẽ đường phát triển cân nặng theo tuổi. Trẻ được xem
là có nguy cơ suy dinh dưỡng nếu đứng cân liên tục trong vòng 3 tháng, đường phát triển
cân nặng theo tuổi đi theo hướng nằm ngang. Trẻ suy dinh dưỡng nếu đường phát triển
cân nặng theo tuổi nằm bên dưới đường chuẩn của biểu đồ.


Tuy nhiên để đánh giá dinh dưỡng toàn diện cần có ít nhất 3 chỉ số:
Cân nặng theo tuổi·
Chiều cao theo tuổi·
Cân nặng theo chiều cao.
Các chỉ số này sẽ được so sánh với quần thể tham khảo được Tổ Chức Y Tế Thế
Giới khuyến cáo áp dụng năm 2006 (trẻ em dưới 5 tuổi) và năm 2007 (trẻ em tuổi học
đường) sau đây:
Các Bảng biểu Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em từ 0 đến dưới 5 tuổi dựa vào
Z-Score (WHO – 2006)
Các Bảng biểu Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em từ 5 đến dưới 19 tuổi dựa
vào Z-Score (WHO – 2007)
Một số chỉ số nhân trắc khác cũng được dùng để phát hiện đánh giá suy dinh dưỡng
như số đo vòng đầu, vòng cánh tay... nhưng thời gian sau này ít được áp dụng do khơng
cụ thể, chi tiết và khơng chính xác vì phải phụ thuộc vào cách đo, kỹ năng thực hành...
2.3.1 Phân loại theo chỉ số cân nặng theo tuổi < –2SD so với quần thể tiêu chuẩn WHO2006.

Chỉ số này biểu hiện một tình trạng thiếu hụt về dinh dưỡng nhưng khơng đánh giá
được tình trạng thiếu hụt đó xảy ra trong khoảng thời gian này hay từ trước. Dù vậy đây
vẫn là chỉ số dễ áp dụng nhất trong cộng đồng nên vẫn thường được dùng như một chỉ số
chuẩn đánh giá tình trạng thiếu dinh dưỡng của cộng đồng trong tất cả các cuộc điều tra
về dinh dưỡng và dùng để phát hiện sớm tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng. Sau khi có
hướng chẩn đốn suy dinh dưỡng dựa trên các chỉ số còn lại để đánh giá tình trạng suy

dinh dưỡng.


Suy dinh dưỡng cấp: Chỉ số chiều cao theo tuổi bình thường, nhưng cân
nặng/chiều cao <-2SD, biểu thị suy dinh dưỡng mới diễn ra, và chế độ ăn hiện tại
chưa phù hợp với nhu cầu.



Suy dinh dưỡng mãn đã phục hồi: Chiều cao theo tuổi <-2SD nhưng cân nặng
theo chiều cao bình thường. Phản ảnh sự thiếu dinh dưỡng đã xảy ra trong một
thời gian dài, nặng và sớm vì đã gây ảnh hưởng trên sự phát triển tầm vóc của trẻ.


Nhưng tình trạng dinh dưỡng hiện đã phục hồi, ở những đối tượng này cần thận
trọng với nguy cơ béo phì vì chiều cao thấp.


Suy dinh dưỡng mãn tiến triển: Chiều cao theo tuổi < -2SD và cân nặng theo
chiều cao cũng <-2SD chứng tỏ tình trạng thiếu dinh dưỡng đã xảy ra trong quá
khứ và tiếp tục tiến triển đến hiện nay.



Suy dinh dưỡng bào thai: Đánh giá dựa vào cân nặng <2500g, chiều dài < 48cm
và vòng đầu <35cm sau khi trẻ chào đời.
Đánh giá mức độ SDD trẻ em
Ở tất cả các loại suy dinh dưỡng kể trên, khi có một chỉ số <-2SD là suy dinh dưỡng

vừa, <-3SD là suy dinh dưỡng nặng.

Đối với suy dinh dưỡng bào thai, chỉ giảm cân nặng là suy dinh dưỡng nhẹ, giảm
cân nặng và chiều cao là suy dinh dưỡng vừa, giảm cả cân nặng, chiều cao, vòng đầu là
suy dinh dưỡng nặng.
Đối với suy dinh dưỡng bào thai, chỉ giảm cân nặng là suy dinh dưỡng nhẹ, giảm
cân nặng và chiều cao là suy dinh dưỡng vừa, giảm cả cân nặng, chiều cao, vòng đầu là
suy dinh dưỡng nặng.




2.3.2 Dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index)
Có thể dùng cho mọi lứa tuổi. Trong thực tế, hay sử dụng để đánh giá dinh dưỡng
người lớn và trẻ lớn, nhất là từ 10 tuổi trở lên
BMI=
Ở người lớn: SDD độ 1 nếu BMI = 17-18.49
SDD độ 2 nếu BMI = 16-16.99
SDD độ 3 nếu BMI <16
Ở thiếu niên: SDD còi cọc nếu CC/T < -2SD hoặc <3 percentile.
SDD thể gầy mòn nếu BMI <5 percntile
2.3.2 Một số chỉ số nhân trắc khác
Vòng đầu: Thường sử dụng cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ <3 tuổi.
Vòng cánh tay.
Vòng bụng/Vịng mơng.


Tốc độ tăng trưởng (growth velocity): Đánh giá tốc độ tăng cân nặng, chiều cao
trong một khoảng thời gian nhất định (tuần, tháng, năm…).
Bề dày nếp gấp da: Để đánh giá dự trữ mỡ của cơ thể. Thường sử dụng bề dày nếp
gấp da cơ tam đầu TSF (triceps skinfold), nếp gấp da trên mào chậu SIC (suprailiac
crest).

2.3.3 Phân loại suy dinh dưỡng lâm sàng
Bảng 10 Phân loại theo dễn tiến của SDD (theo WATERLOW)
CN/CC
80%
90%

Trẻ bình thường

<90%

SDD mạn di chứng
(SDD thể còi cọc)

CC/T

<80%
Suy dinh dưỡng cấp
(SDD thể gầy mòn)
SDD mạn tiến triển
(SDD thể gầy mòn
và còi cọc)

Bảng 11 Phân loại theo các thể SDD nặng (theo WELLCOME)
Phù
60-80%
<60%

CN/T



Kwashiorkor
Marasmus - Kwashiorkor

Khơng
SDD độ I-II
Marasmus

2.4 Nguyên nhân
Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con: trẻ không được bú sữa mẹ, cho ăn dặm không
đúng cách, không biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ, cho trẻ ăn quá ít lần
trong ngày, kiêng khem quá đáng khi trẻ bệnh.
Trẻ biếng ăn: Có nhiều lý do như:


Thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng. Khi bệnh trẻ thường biếng ăn,
những kháng sinh được dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng vừa có tác động diệt
vi trùng gây bệnh, vừa diệt bớt các vi khuẩn thường trú có lợi cho cơ thể tại
đường ruột làm giảm quá trình lên men thức ăn, dẫn đến biếng ăn và kém hấp




thu.
Chế biến thức ăn không hợp khẩu vị và lứa tuổi của trẻ.
Cách chăm sóc trẻ khơng phù hợp (quá căng thẳng dẫn đến biếng ăn tâm lý).






Trẻ em sinh ra trong các gia đình nghèo, khơng có đủ thực phẩm để ăn.
Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng như giun, sán,…

Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn: trẻ hoạt động quá nhiều, hoặc sống trong môi
trường quá nóng, quá lạnh, làm tiêu hao năng lượng nhiều; hoặc trẻ bị bệnh nặng có nhu
cầu các dưỡng chất cao mà không được cung cấp tăng cường.
2.5 Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng đến sự phát triển của trẻ


Tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi : Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 54% trường hợp tử
vong của trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển có liên quan đến thiếu dinh dưỡng ở

mức độ vừa và nhẹ.
− Nhiễm khuẩn dễ đưa đến SDD do rối loạn tiêu hoá và ngược lại, SDD dễ dẫn tới nhiễm
khuẩn do đề kháng giảm. Khi trẻ bị bệnh cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng và các chất
dinh dưỡng, cảm giác thèm ăn giảm, tiêu hoá, hấp thu kém, mức cung cấp chất dinh
dưỡng giảm, các chất dinh dưỡng không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể, do đó bệnh tật


trở thành nguyên nhân trực tiếp dẫn đến SDD trẻ em.
Tăng các nguy cơ bệnh lý : Nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… Suy dinh dưỡng là điều kiện
thuận lợi để các bệnh lý này xảy ra và kéo dài, bệnh lý làm cho trẻ ăn uống kém, nhu cầu



năng lượng gia tăng và vì vậy suy dinh dưỡng ngày càng trở nên nặng nề hơn.
Chậm phát triển thể chất : Ảnh hưởng trên tầm vóc. Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân
trực tiếp làm cho tất cả các hệ cơ quan của cơ thể giảm phát triển, bao gồm của cả hệ cơ
xương, nhất là khi tình trạng thiếu dinh dưỡng diễn ra sớm như suy dinh dưỡng trong giai


đoạn bào thai và giai đoạn sớm trước khi trẻ được 2 tuổi.
− Nếu tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài đến thời gian dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ càng bị
ảnh hưởng trầm trọng hơn. Chiều cao của trẻ được quy định bởi di truyền, nhưng dinh
dưỡng chính là điều kiện cần thiết để trẻ đạt tối đa tiềm năng di truyền của mình.
− Chậm phát triển tâm thần : Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của
não bộ trong giai đoạn trẻ dưới 6 tuổi. Trẻ bị thiếu dinh dưỡng thường là thiếu đồng bộ
nhiều chất trong đó có những chất tối cần thiết cho sự phát triển não và trí tuệ của trẻ như
chất béo, chất đường, sắt, iốt, DHA, Taurine… Trẻ bị suy dinh dưỡng cũng thường chậm
chạp lờ đờ vì vậy giao tiếp xã hội thường kém, kéo theo sự giảm học hỏi, tiếp thu.
2.6 Biểu hiện của trẻ


Ðối với trẻ suy dinh dưỡng, việc hồi phục đòi hỏi một khoảng thời gian dài. Riêng
chiều cao có thể trẻ sẽ khơng trở về được chuẩn trung bình như chúng ta mong muốn dù
được điều trị hết sức tích cực. Vì vậy, việc can thiệp sớm ngay từ khi trẻ có một trong
những biểu hiện rối loạn về dinh dưỡng là điều quan trọng.
Các biểu hiện này bao gồm:
1. Biếng ăn.
2. Kém linh hoạt hoặc ưa quấy khóc.
3. Chậm tăng cân hoặc đứng cân liên tục trong 2-3 tháng.
4. Chậm tăng chiều cao hoặc không tăng chiều cao liên tục trong 2-3 tháng.
5. Rối loạn giấc ngủ(ngủ trằn trọc, ngủ giấc ngắn, giật mình khóc thét khi đang ngủ).
6. Rụng tóc vùng chẩm (chiếu liếm).
7. Chậm mọc răng.
8. Da xanh dần, cơ nhão dần.
9. Chậm biết đi.
10. Thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng.
2.7 Triệu chứng và các thể lâm sàn
* Giai đoạn sớm : Thường chỉ có biểu hiện đứng cân kéo dài hay sụt cân
* Giai đồn tồn phát : Trẻ mệt mỏi, khơng hoạt bát, hay quấy khóc, chán ăn, ít ngủ, hay

bệnh, chậm biết bò trườn, đi đứng, chậm mọc răng. Khi thăm khám thấy có thể biểu hiện
của thể phù, thể teo đét hay hỗn hợp
1.

Thể phù (Kwashiokor): Trẻ chỉ được nuôi bằng chất bột, thiếu tất cả những chất

dinh dưỡng đa lượng có cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng vi lượng khác. Gan
sẽ tăng hoạt động tân tạo chất béo và chất đạm, kéo theo sự gia tăng hoạt động của các cơ
quan khác như tim mạch, hô hấp, thận niệu… trong một điều kiện thiếu hụt các chất hỗ
trợ cho hoạt động chuyển hóa, kết quả là các cơ quan trong cơ thể dần dần trở nên suy
kiệt, tế bào bị thối hóa… Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là :
·

Phù trắng, mềm toàn thân : Do giảm đạm máu, giảm albumin trong máu làm

giảm áp lực keo nên tăng thoát nước ra khoảng gian bào.
·

Rối loạn sắc tố da


·

Thiếu máu : Da xanh, niêm nhạt, suy thoái ở da, lơng, tóc, móng…

·

Cịi xương, biểu hiện thiếu vitamin D, hạ canxi huyết

·


Biểu hiện thiếu vitamin A : còi cọc, khô giác mạc, quáng gà, hay bệnh…

·

Triệu chứng bệnh ở các cơ quan: Gan thoái hoá mỡ, suy tim, giảm tiêu hố

hấp thu
·

Chậm phát triển tâm thần, vận động.

Hình 2.1 thể phù
2.

Thể teo đét (Maramus): Trẻ thiếu dinh dưỡng toàn bộ, vẻ ngồi giống như ơng già,

các bắp thịt teo đét toàn bộ, các triệu chứng thiếu hụt chất dinh dưỡng tương tự như trong
thể phù nhưng tiên lượng thường tốt hơn do tổn thương các cơ quan nhẹ hơn : gan khơng
thối hố mỡ, khơng bị đe doạ suy tim, niêm mạc ruột bị ảnh hưởng ít, mức độ thiếu các
chất dinh dưỡng thường nhẹ hơn thể phù.


Hình 2.2 Thể teo đét
2

Thể hỗn hợp: thể phù sau khi điều trị phục hồi một phần, hết phù trở thành teo đét
nhưng gan vẫn thối hố mỡ.

2.6 Phịng ngừa và chữa trị

2.6.1 Phòng trẻ suy dinh dưỡng


Cung ứng lương thực thực phẩm đầy đủ cho trẻ : Vấn đề này không được đặt lên hàng
đầu trong giai đoạn hiện nay ở các thành phố lớn. Tuy nhiên tại các vùng ngọai thành,
vùng ven và nơng thơn đây vẫn cịn là vấn đề nghiêm trọng đe dọa đến tình trạng dinh

dưỡng của trẻ em.
− Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và kéo dài 18-24 tháng : Sữa mẹ luôn là thức ăn đầu đời
hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh và là thức ăn tốt, đựoc trẻ chấp nhận trong giai đọan sau.
Sữa mẹ, ngoài cung cấp chất dinh dưỡng còn cung cấp các yếu tố chống lại bệnh tật, bảo


vệ trẻ khỏi các bệnh lý nhiễm trùng.
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng bữa ăn hợp lý : Tập cho trẻ ăn dặm khi bắt đầu 4-6
tháng tuổi. Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (bột đường, đạm, béo), không


kiêng khem, và duy trì sữa mẹ trong thời gian dưới 2 tuổi. Nếu khơng có sữa mẹ đủ, lựa
chọn loại sữa thay thế phù hợp.
− Vệ sinh an toàn thực phẩm : Là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ trẻ tránh
các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giun sán… Chọn lựa thực phẩm tươi cho trẻ, tránh bảo
quản dài ngày trừ trường hợp có tủ cấp đông đúng quy cách, hạn chế cho trẻ dùng các


thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, nấu nướng thức ăn chín kỹ.
Theo dõi biểu đồ tăng trưởng cho trẻ hàng tháng : Nhằm phát hiện sớm tình trạng suy
dinh dưỡng hoặc các nguy cơ nếu có và can thiệp sớm.
Bảng 12. Bảng cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ dưới 5 tuổi
THÁNG

TUỔI
Mới sinh
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
18
24
30
36
42
48
54
60

CÂN NẶNG TRUNG BÌNH
(KG)
Trẻ trai
Trẻ gái
3,3
3,2
4,5

4,2
5,6
5,1
6,4
5,8
7,0
6,4
7,5
6,9
7,9
7,3
8,3
7,6
8,6
7,9
8,9
8,2
9,2
8,5
9,4
8,7
9,6
8,9
10,9
10,2
12,2
11,5
13,3
12,7
14,3

13,9
15,3
15,0
16,3
16,1
17,3
17,2
18,3
18,2

CHIỀU CAO TRUNG BÌNH
(CM)
Trẻ trai
Trẻ gái
49,9
49,1
54,7
53,7
58,4
57,1
61,4
59,8
63,9
62,1
65,9
64,0
67,6
65,7
69,2
67,3

70,6
68,7
72,0
70,1
73,3
71,5
74,5
72,8
75,7
74,0
82,3
80,7
87,8
86,4
91,9
90,7
96,1
95,1
99,9
99,0
103,3
102,7
106,7
106,2
110,0
109,4
(nguồn: Viện dinh dưỡng)




Ngừa và trị bệnh : Điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… không
cần lạm dụng kháng sinh mà chỉ dùng KS đủ liều, đủ thời gian, chăm sóc dinh duỡng

tích cực trong thời gian bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bệnh.
− Xổ giun định kỳ mỗi 6 tháng cho trẻ trên 2 tuổi.
2.6.2 Điều trị trẻ suy dinh dưỡng


-

Tăng năng lượng khẩu phần cho bữa ăn hàng ngày nếu trẻ không thể ăn đủ theo nhu

cầu bằng cách :


Cho ăn nhiều món trong cùng một bữa để trẻ ăn đến no căng dạ dày



Tăng số lần ăn trong ngày nếu trẻ khơng thể ăn nhiều trong một lần.



Cho ăn càng đặc càng tốt, sử dụng các loại bột mộng để làm lỏng thức ăn đặc nhưng

vẫn đảm bảo độ đậm đặc của thức ăn


Tăng thức ăn giàu năng lượng : thêm dầu mỡ vào thức ăn của trẻ, dùng các loại thực


phẩm cao năng lượng.


Cho ăn tăng cường sau bệnh : Tăng bữa, tăng thức ăn, cho trẻ ăn bất cứ thứ gì trẻ lựa



Cho bú mẹ kéo dài sau 12 tháng.

Chương 3. DINH DƯỠNG DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG TRẺ SUY DINH DƯỠNG
Cung cấp đủ năng lượng theo lứa tuổi của trẻ, trẻ không thể cao được nếu chế độ ăn
thiếu năng lượng, bằng cách ăn đủ các bữa cháo, bột, cơm… hàng ngày theo tháng tuổi,
bổ sung đầy đủ dầu mỡ trong các bữa ăn.
Để đáp ứng nhu cầu phục hồi của trẻ về thể chất, đến một giai đoạn nhất định, trẻ
cần được ăn thêm các thức ăn khác ngoài sữa mẹ để cùng sữa mẹ thỏa mãn nhu cầu ấy.
Ngoài ra, khi trẻ được 6 tháng tuổi là lứa tuổi thần kinh và cơ nhai phát triển đầy đủ cho
phép trẻ nhai và cắn thức ănCác thực phẩm sử dụng với mục đích bổ sung sữa mẹ để thỏa
mãn nhu cầu dinh dưỡng của trẻ gọi là thực phẩm bổ sung. Các thực phẩm này được xếp
vào 4 nhóm chính:
+ Nhóm thức ăn giàu Glucid: gồm các loại ngũ cốc như: gạo, ngơ, lúa mì...
+ Nhóm thức ăn giàu Protid: thịt gia súc, gia cầm, cá và các loại thủy sản...
+ Nhóm thức ăn giàu Lipid: mỡ động vật, dầu thực vật...
+ Nhóm cung cấp Vitamin và muối khống: rau, quả ...
Trong đó một bữa ăn bổ sung hợp lý cho trẻ phải có sự phối hợp đầy đủ giữa 4
nhóm thực phẩm đã nêu trên
Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm: thịt, cá, tôm ,cua, trứng, sữa.
Chọn các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm: cũng chính là các thức ăn có nguồn gốc
động vật, giàu chất đạm: trứng, sữa, thủy sản, thịt… đặc biệt các loại thức ăn có chứa



nhiều kẽm như: thịt gà, thịt cóc, con hàu... vì thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân
gây chậm phát triển chiều cao ở trẻ em.
Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng và tiếp tục bú đến 2 tuổi, nếu mẹ thiếu
hoặc mất sữa thì phải được bổ sung sữa bột công thức theo tháng tuổi, khi trẻ đã lớn vẫn
phải duy trì uống sữa hàng ngày vì sữa là nguồn cung cấp canxi chính trong bữa ăn của
trẻ, nhất là trẻ còn nhỏ chưa ăn được nhiều tôm, cua, cá. Hơn nữa canxi trong sữa lại dễ
hấp thu hơn trong các loại thực phẩm khác.
Ăn nhiều rau xanh quả chín, cũng giúp trẻ phát triển chiều cao vì rau quả cung cấp
nhiều vi chất dinh dưỡng, hơn nữa lại phịng ngừa táo bón giúp trẻ hấp thu tốt các vi chất
như: canxi, sắt, kẽm…
Chế độ ăn cũng cần bổ sung các vi chất dinh dưỡng dưới dạng thuốc như: vitamin
D, vitamin A, canxi, kẽm, sắt… theo hướng dẫn của bác sĩ.
Điều trị kịp thời các bệnh cịi xương, rối loạn tiêu hóa khi trẻ mắc phải.
Chế độ luyện tập thể dục thể thao cũng đóng một vai trò quan trọng trong phát triển
chiều cao của trẻ: các môn thể thao giúp trẻ phát triển chiều cao: bơi lội, đạp xe, chạy,
chơi cầu lông… khi trẻ đã lớn chọn các môn thể thao phù hợp với tuổi của trẻ. Như vậy,
để trẻ lớn lên khỏe mạnh thông minh, các bà mẹ không chỉ quan tâm đến cân nặng của trẻ
mà còn phải quan tâm đến chiều cao, vì chiều cao chỉ có từng giai đoạn để trẻ phát triển,
nếu bỏ qua sẽ không thể lấy lại được.
3.1 Đối với trẻ suy dinh dưỡng nặng
Điều trị các tình trạng cấp : Mất nước hay phù toàn thân, rối loạn điện giải, suy tim
cấp, nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng...
Bổ sung các dưỡng chất quan trọng với liều điều trị : vitamin A, sắt, axit folic, đa
sinh tố
Dinh dưỡng điều trị tích cực : cho ăn càng sớm càng tốt và nhanh chóng nâng khẩu
phần dinh dưỡng lên mức tối đa phù hợp với khả năng tiêu hoá hấp thu của trẻ, sử dụng
các thực phẩm giàu năng lượng, các chế phẩm dinh dưỡng đặc biệt, nếu cần phải sử dụng
thêm các loại men hỗ trợ tiêu hoá. Trong trường hợp rất nặng cần đặt vấn đề nuôi ăn bằng



các phương tiện hỗ trợ như nuôi ăn qua sonde dạ dày, ni ăn bằng đường tĩnh mạch một
phần…
Chăm sóc trẻ bằng tình thương của mẹ
Phục hồi dinh dưỡng tại nhà
Hướng dẫn bà mẹ cách lựa chọn thực phẩm, số lượng thực phẩm cần thiết cho trẻ
trong ngày, cách nấu thức ăn cho trẻ và khuyến khích trẻ ăn đủ cho nhu cầu phục hồi dinh
dưỡng và phát triển cơ thể.
Tăng năng lượng khẩu phần cho bữa ăn hàng ngày nếu trẻ không thể ăn đủ theo nhu
cầu bằng cách :
Cho ăn nhiều món trong cùng một bữa để trẻ ăn đến no căng dạ dày
Tăng số lần ăn trong ngày nếu trẻ không thể ăn nhiều trong một lần.
Cho ăn càng đặc càng tốt, sử dụng các loại bột mộng để làm lỏng thức ăn đặc nhưng
vẫn đảm bảo độ đậm đặc của thức ăn
Tăng thức ăn giàu năng lượng : thêm dầu mỡ vào thức ăn của trẻ, dùng các loại thực
phẩm cao năng lượng
Cho ăn tăng cường sau bệnh : Tăng bữa, tăng thức ăn, cho trẻ ăn bất cứ thứ gì trẻ
lựa chọn
Cho bú mẹ kéo dài sau 12 tháng
Tái khám thường xuyên để theo dõi sức khoẻ và mức độ phục hồi dinh dưỡng của
trẻ.


Hình 3.1 Chế độ dinh dưỡng dành cho đối tượng SDD loại 3
3.2 Đối với trẻ suy dinh dưỡng dạng 1 và 2
Với thể vừa và nhẹ (độ I và độ II): Điều trị tại nhà bằng chế độ ăn và chăm sóc.
Chế độ ăn: Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào kể cả ban đêm.
Nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa: Dùng các loại sữa bột công thức theo tháng tuổi, hoặc
dùng sữa đậu nành (đậu tương).
Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi nhưng số bữa
ăn phải tăng lên, thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay.

Tăng đậm độ năng lượng của bữa ăn bằng cách cho tăng thêm enzym (men tiêu
hóa) trong các hạt nảy mầm để làm lỏng thức ăn và tăng độ nhiệt lượng của thức ăn. Cụ
thể là: có thể dùng giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn cho trẻ, tức là có thể tăng lượng bột
khơ lên 2-3 lần mà độ lỏng của bột không thay đổi. Cứ 10g bột cho 10g giá đậu xanh giã
nhỏ lọc lấy nước.
Những loại thực phẩm nên dùng cho trẻ suy dinh dưỡng.
Gạo, khoai tây.
Thịt: gà, lợn, bị, tơm, cua, cá, trứng.
Sữa bột công thức, sản phẩm bổ xung dinh dưỡng cao năng lượng
Dầu, mỡ.


Các loại rau xanh và quả chín.
Tăng dần calo.
Sữa bột công thức, sản phẩm bổ xung dinh dưỡng cao năng lượng
Trẻ cần được ăn bổ sung theo các chế độ ăn giống như trẻ bình thường. Số lượng
một bữa có thể ít hơn nhưng số bữa ăn nhiều hơn trẻ bình thường.
Những trẻ có suy dinh dưỡng nặng kèm theo tiêu chảy hoặc viêm phổi phải đưa vào điều
trị tại bệnh viện.
Ngồi chế độ ăn cịn cho trẻ ăn bổ sung thêm một số Vitamin và muối khoáng.




Các loại Vitamin tổng hợp.
Chế phẩm có chứa sắt chống thiếu máu.
Men tiêu hóa (nhưng phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc).

Hình 3.2 Các Vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ
3.3 Xây dựng thực đơn tham khảo cho vài đối tượng suy dinh dưỡng

3.3.1 Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 5– 7 tháng tuổi.
Nếu mẹ có đủ sữa: Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày và cho trẻ ăn bổ sung theo thực
đơn sau:


Giờ
6 giờ
9 giờ

Thứ 2+4
Bú mẹ
Bột thịt, rau 150180ml
- Bột gạo và đậu xanh
thìa (20g)
- Thịt lợn 10 – 20g
- Rau xanh 10g
- Giá đỗ xanh 20g
- Dầu (mỡ) 5g
Bú mẹ

12 giờ

Thứ 3+5+7
Bú mẹ
Bột thịt gà 200 ml
- Bột gạo và đậu xanh
thìa (20g)
- Thịt gà 10 – 20g
- Rau xanh 10g
- Giá đỗ xanh 20g

- Dầu (mỡ) 5g

Thứ 6 + cn
Bú mẹ
Bột cá 200ml
- Bột gạo và đậu xanh
thìa (20g)
- Cá nghiền 10 – 20g
- Rau xanh 10g
- Giá đỗ xanh 20g
- Dầu (mỡ) 5g

Bú mẹ

Bú mẹ

Thực đơn buổi chiều

Đối với trường hợp mẹ khơng có sữa
Thay các bữa bú bằng hỗn hợp sữa công thức theo đúng tháng tuổi.
Sữa bột công thức theo tháng tuổi: pha theo công thức ghi trên nhãn của hộp sữa, cứ
200 ml sữa cho thêm 5ml dầu ăn.
Khi nấu bột: giá đỗ xanh xay hoặc giã lấy nước khoảng 150ml. Khi gần ăn bột mới
trộn với sữa.
Cơng thức xay bột:



Gạo tẻ: 1000g
Đậu xanh rang chín, bỏ rỏ: 200g


Trường hợp trẻ ăn ít phải tăng số bữa lên nhiều lần, đảo bảo cho trẻ ăn hết số lượng
bột và sữa trong ngày.
3.3.2 Thực đơn phục hồi suy dinh dưỡng cho trẻ từ 8-12 tháng tuổi
a. Đối với mẹ có đủ sữa cho con bú
Buổi sáng
Giờ
6 giờ
9 giờ

Thứ 2+4
Bú mẹ
Bột thịt 200ml

Thứ 3+5+7
Bú mẹ
Bột cá 200ml

Thứ 6 + cn
Bú mẹ
Bột thịt 200ml


-

Bột gạo 30g
Thịt lợn 30g
Rau xanh 10g
Giá đỗ xanh 20g
Dầu (mỡ) 5g


-

Bột gạo 30g
Cá nạc nghiền nhỏ
30g
Rau xanh 10g
Giá đỗ xanh 30g
Dầu (mỡ) 5g

-

12 giờ

Bú mẹ
Chuối tiêu nửa quả

Bú mẹ
Xoài 100g

Bột gạo 30g
Trứng gà 1 lòng
đỏ
Rau xanh 10g
Giá đỗ xanh
20g
Dầu (mỡ) 5g

Bú mẹ
Đu đủ 100g


Thực đơn buổi chiều
Giờ
15 giờ

Thứ 2+4
Bột tơm 200ml
Tơm 30g (các loại
khác giống như bột
thịt)

17 giờ

Bú mẹ
Xồi 100g
19 giờ
Bột trứng 200ml
20 giờ đến sáng Bú mẹ
hôm sau
Giá trị dinh dưỡng
Năng lượng 890,2
Kcal
Protein 35,4g
Lipid 36,0g
Glucid 104,7g
b. Đối với mẹ khơng có sữa cho con bú

Thứ 3+5+7
Bột gà 200ml
Tơm 30g

Dầu ăn g5
(các loại khác giống
như bột)
Bú mẹ
Hồng xiêm 100g
Bột thịt nạc 200ml
Bú mẹ

Thứ 6 + cn
Bột gan 200ml
Gan lợn 30g
Dầu ăn 5g
(các loại khác giống
như bột)
Bú mẹ
Dưa hấu 100g
Bột thịt gà 200ml
Bú mẹ

Năng lượng 852,6 Năng lượng 862,6
Kcal
Kcal
Protein 37g
Protein 36,5g
Lipid 34,6g
Lipid 35,8g
Glucid 98,8g
Glucid 102,6g

Mẹ khơng có sữa thay các bữa sữa mẹ bằng hỗn hợp sữa và dầu ăn 200ml/bữa (hoặc

sữa đậu nành, dầu ăn, đường).
Giá đậu xanh xay hoặc giã nhừ lọc lấy nước nấu bột (200ml).
Khi gần ăn bột mới trốn sữa.
3.3.3 Thực đơn phục hồi suy dinh dưỡng cho trẻ 13-24 tháng tuổi
Nếu trẻ đang bú mẹ, phải tiếp tục cho bú và thời gian cho bú từ 18 – 24 tháng. Nếu
đã cai sữa cho ăn sữa bột công thức hoặc sữa đậu nành và ăn theo thực đơn dưới đây
Giờ
6 giờ

Thứ 2+4
Thứ 3+5+7
Cháo thịt và rau 200 ml Cháo trứng 200 ml
- Gạo tẻ 30g
- Gạo tẻ 30g

Thứ 6 + cn
Cháo cá 200 ml
- Gạo tẻ 30g


Thịt nạc 30g
- Trứng gà 1 quả
- Cá nạc 30g
Dầu (mỡ) 7g
- Dầu (mỡ) 7g
- Dầu (mỡ) 7g
Rau xanh 20g
- Rau xanh 20g
- Rau xanh 20g
Giá đỗ

- Giá đỗ
- Giá đỗ
Sữa pha nước cháo và Sữa pha nước cháo và Sữa pha nước cháo và
dầu ăn 2ml
dầu ăn 2ml
dầu ăn 2ml
Chuối tiêu 1 quả
Đu đủ 200g
Cam 200g
Đường 10 g
Cháo gan 200ml
Cháo thịt gà 200ml
Cháo thịt lợn
- Gạo tẻ 40g
- Gạo tẻ 40g
- Gạo tẻ 40g
- Gan lợn (gà)
- Thịt gà nạc 40g
- Thịt nạc 40g
40g
- Dầu (mỡ) 7g
- Dầu (mỡ) 7g
- Dầu (mỡ) 7g
- Rau 20g
- Rau 20g
- Rau 20g
- Giá đỗ 30g
- Giá đỗ 30g
- Giá đỗ 30g
-


9 giờ

12 giờ

Buổi chiều
Giờ
15 giờ
18 giờ

20 giờ
Giá
dinh
dưỡng

Thứ 2+4
Sữa pha nước cháo và
dầu ăn 2 ml
Xồi 200g
Cháo tơm 200ml
- Gạo tẻ 40g
- Tơm 40g
- Dầu (mỡ) 7g
- Rau 20g
- Giá đỗ 30g
Sữa pha nước cháo và
dầu ăn 2ml
trị Năng lượng 1429 Kcal
Protein 50.2g
Lipid 62g

Glucid 72g

Thứ 3+5+7
Sữa pha nước cháo và
dầu ăn 2 ml
Hồng xiêm 200g
Cháo tôm 200ml
- Gạo tẻ 40g
- Cá nạc 40g
- Dầu (mỡ) 7g
- Rau 20g
- Giá đỗ 30g
Sữa pha nước cháo và
dầu ăn 2ml
Năng lượng 1546.8
Kcal
Protein 55.5g
Lipid 77.3g
Glucid 67.5g

Thứ 6 + cn
Sữa pha nước cháo và
dầu ăn 2 ml
Chuối 200g
Cháo tôm 200ml
- Gạo tẻ 40g
- Bầu 40g
- Dầu (mỡ) 7g
- Rau 20g
- Giá đỗ 30g

Sữa pha nước cháo và
dầu ăn 2ml
Năng lượng 1421.5 Kcal
Protein 54.4g
Lipid 63g
Glucid 70g

3.3.4 Thực đơn phục hồi suy dinh dưỡng cho trẻ từ 25-36 tháng tuổi
Giờ
Thứ 2+4
Thứ 3+5+7
Thứ 6 + cn
7 giờ
Cháo thịt 300 ml
Súp thịt bò và khoai
Cháo gan 300ml
- Gạo tẻ 40 g
tây
- Gạo tẻ 40g
- Thịt nạc vai 40g
- Khoai tây 100g
- Gan lợn (gà) 40g
- Rau xanh 30g
- Thịt bò 40g
- Rau xanh 30g
- Dầu (mỡ) 10g
- Cà rốt 30g
- Dầu mỡ 5g
- Dầu ăn 5g



11 giờ

Cơm nát, thịt băm viên, Cơm và trứng đúc thịt
canh rau
- Gạo tẻ 50g
- Gạo tẻ 50g
- Trứng vịt 50g (1
- Thịt lợn nạc 50g
quả)
- Rau ngót 50g
- Thịt nạc vai 20g
- Dầu (mỡ) 10g
- Rau cải 50g
Chuối tiêu 1 quả
- Tôm 5g
- Dầu (mỡ) 10g
Đu đủ 200g

Cơm nát và cá thu sốt cà
chua
- Gạo tẻ 50g
- Cá thu 70g
- Cà chua 0g
- Bí xanh 50g
- Thịt nạc 20g
- Dầu (mỡ) 10g

Thực đơn buổi chiều
Giờ

14 giờ
17 giờ

20 giờ

Giá
dinh
dưỡng

Thứ 2+4
Sữa 200ml
Cơm nát, đậu phụ viên
thịt rán và canh rau
- Gạo tẻ 50g
- Đậu phụ 100g
- Thịt nạc vai 50g
- Rau dền 50g
- Tơm 5g
- Dầu (mỡ) 10g
Xồi 200g
Cháo cá 200ml
- Gạo tẻ 30g
- Cá nạc 30g
- Rau xanh 20g
- Dầu (mỡ) 10g
trị Năng lượng
Kcal
Protein 73,5g
Lipid 65g
Glucid 57g


Thứ 3+5+7
Sữa 200ml
Cơm nát, thịt viên rán,
canh rau
- Gạo tẻ 50g
- Thịt nạc vai 50g
- Rau muống 50g
- Thịt nạc 10g
- Dầu (mỡ) 10g
Chuối tiêu 1 quả

Thứ 6 + cn
Sữa 200ml
Cơm nát, thịt gà viêm
rim nước măm, canh rau
- Gạo tẻ 50g
- Thịt gà nạt 50g
- Rau ngót 50g
- Thịt nạc100g
- Dầu (mỡ) 10g

Cháo thịt 200ml
- Gạo tẻ 30g
- Thịt 30g
- Rau xanh 20g
- Dầu (mỡ) 5g

1616,2 Năng lượng
Kcal

Protein 67,7g
Lipid 68,6g
Glucid 86g

Súp đậu xanh và bí đỏ
200g
- Gạo nếp 20g
- Đậu xanh 20g
- Thịt 30g
- Bí đỏ 100g
- Dầu (mỡ) 15g
1616,5 Năng lượng 1673,6 kcal
Protein 73,6g
Lipid 66,4g
Glucid 99,4g

3.4 Lưu ý cần biết đối với chế độ dinh dưỡng
Không nên cho trẻ uống nước trái cây trước khi ăn hoặc coi nước trái cây là một
bữa phụ vì nước trái cây rất ít năng lượng, ít chất xơ, chỉ có vitamin tan trong nước và có
đường nên sẽ làm trẻ "ngang dạ" khơng muốn ăn bữa chính.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×