1
BÀI 1: LẬP KẾ HOẠCH KHẤU HAO TSCĐ
1. Khái niệm khấu hao tài sản cố định:
Là phương pháp phân bổ một cách có hệ thống Giá trị phải khấu hao của
TSCĐ hữu hình trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng.
1.1. Một số khái niệm
- Nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có
được TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử
dụng.
- Hao mòn tài sản cố định là sự giảm dần về giá trị sử dụng và giá trị hoặc
giảm
giá trị của tài sản cố định.
- Khấu hao: Là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của
TSCĐ hữu hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.
- Giá trị phải khấu hao: Là nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo cáo
tài chính, trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó.
- Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà TSCĐ hữu hình phát huy được
tác dụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng:
+ Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ hữu hình,
hoặc:
+ Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính
thu được từ việc sử dụng tài sản.
- Giá trị thanh lý: Là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu
ích của tài sản, sau khi trừ (-) chi phí thanh lý ước tính.
- Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy
đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.
- Giá trị còn lại: Là nguyên giá của TSCĐ hữu hình sau khi trừ (-) số khấu
hao luỹ kế của tài sản đó.
- Giá trị có thể thu hồi: Là giá trị ước tính thu được trong tương lai từ việc sử
dụng tài sản, bao gồm cả giá trị thanh lý của chúng.
1.2.Phân biệt khấu hao và hao mòn TSCĐ
Hao mòn TSCĐ
Khấu hao TSCĐ
Khái niệm:
Hao mòn là sự giảm sút về mặt
Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ
giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do một cách có hệ thống giá trị phải khấu
TSCĐ tham gia vào các hoạt động DN hao tài sản cố định trong suốt thời gian
và do các nguyên nhân khác
sử dụng hữu ích của TS đó vào giá trị
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được sáng
tạo ra
Quản trị tài chính
2
Bản chất:
Là một hiện tượng khách quan mà
trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao
mòn do các nguyên nhân khác nhau:
tham gia vào hoạt động SXKD, các
nguyên nhân tự nhiên( hao mịn hữu
hình giảm sút giá trị và giá trị sử dụng)
do tiến bộ KHKT gây ra( hao mịn vơ
hình: giảm sút thuần túy về mặt giá trị)
Phạm vi:
Tính hao mòn cho tất cả TSCĐ
thuộc sở hữu của DN kể cả TSCĐ tham
gia vào SXKD.
Mối quan hệ:
Hao mòn TSCĐ là cơ sở để tính
khấu hao TSCĐ.
Là một biện pháp chủ quan của
con người nhằm thu hồi số vốn đã đầu
tư vào TSCĐ. Vì TSCĐ được đầu tư
mua sắm để sử dụng nên được hiểu như
một lượng giá trị hữu dụng đượ phân
phối cho SXKD trong suốt thời gian sử
dụng hữu ích. Do đó việc trích khấu hao
là việc phân phối giá trị sử dụng TSCĐ
đồng thời là biện pháp thu hồi vốn.
Chỉ tính và trích khấu hao đối với
những TSCĐ tham gia vào hoạt động
SXKD.
Trích khấu hao TSCĐ phải phù
hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ và
phải phù hợp với quy định hiện hành về
chế độ trích khấu hao TSCĐ do Nhà
nước quy định.
2. Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định
- Phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
- Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
2.1. Phương pháp khấu hao đường thẳng;
Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo
mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh
nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường
thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt
động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm
việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc
Quản trị tài chính
3
vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải
đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh
vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ
lục 1 kèm theo Thông tư này, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (q 2
lần) khơng được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.
a./Nội dung của phương pháp:
Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp
khấu hao đường thẳng như sau:
- Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo cơng
thức dưới đây:
Mức trích khấu hao trung bình hàng
=
năm của tài sản cố định
Nguyên giá của tài sản cố định
Thời gian trích khấu hao
- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm
chia cho 12 tháng.
Trường hợp thời gian trích khấu hao hay nguyên giá của tài sản cố định thay
đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố
định bằng cách lấy giá trị cịn lại trên sổ kế tốn chia (:) cho thời gian trích khấu
hao xác định lại hoặc thời gian trích khấu hao cịn lại (được xác định là chênh lệch
giữa thời gian trích khấu hao đã đăng ký trừ thời gian đã trích khấu hao) của tài sản
cố định.
Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian trích khấu hao tài sản
cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao
luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó.
b./Ví dụ tính và trích khấu hao TSCĐ:
Ví dụ: Công ty A mua một tài sản cố định (mới 100%) với giá ghi trên hoá
đơn là 119 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3
triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử là 3 triệu đồng.
a. Biết rằng tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian trích khấu hao
của tài sản cố định doanh nghiệp dự kiến là 10 năm (phù hợp với quy định tại Phụ
lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT- BTC), tài sản được đưa vào sử
dụng vào ngày 1/1/2013.
Nguyên giá tài sản cố định = 119 triệu - 5 triệu + 3 triệu + 3 triệu = 120 triệu đồng
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 120 triệu : 10 năm =12 triệu đồng/năm.
Quản trị tài chính
4
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 12 triệu đồng: 12 tháng = 1 triệu
đồng/ tháng
Hàng năm, doanh nghiệp trích 12 triệu đồng chi phí trích khấu hao tài sản cố định
đó vào chi phí kinh doanh.
b. Sau 5 năm sử dụng, doanh nghiệp nâng cấp tài sản cố định với tổng chi phí là 30
triệu đồng, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thời
gian sử dụng đã đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 1/1/2018.
Nguyên giá tài sản cố định = 120 triệu đồng + 30 triệu đồng = 150 triệu đồng
Số khấu hao luỹ kế đã trích = 12 triệu đồng (x) 5 năm = 60 triệu đồng
Giá trị còn lại trên sổ kế toán = 150 triệu đồng - 60 triệu đồng = 90 triệu đồng
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 90 triệu đồng : 6 năm = 15 triệu đồng/
năm
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 15.000.000 đồng : 12 tháng
=1.250.000 đồng/ tháng
Từ năm 2018 trở đi, doanh nghiệp trích khấu hao vào chi phí kinh doanh mỗi tháng
1.250.000 đồng đối với tài sản cố định vừa được nâng cấp.
c./Cách xác định mức trích khấu hao:
- Căn cứ các số liệu trên sổ kế toán, hồ sơ của tài sản cố định để xác định giá trị
cịn lại trên sổ kế tốn của tài sản cố định.
- Xác định thời gian trích khấu hao cịn lại của tài sản cố định theo công thức sau:
t
T = T2 1 − 1
T1
Trong đó:
T: Thời gian trích khấu hao cịn lại của tài sản cố định
T1 : Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục
1 ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT- BTC.
T2 : Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục
1 ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT- BTC.
t1 : Thời gian thực tế đã trích khấu hao của tài sản cố định
- Xác định mức trích khấu hao hàng năm (cho những năm còn lại của tài sản cố
định) như sau:
Mức trích khấu hao trung =
Quản trị tài chính
Giá trị còn lại của tài sản cố định
5
bình hàng năm của TSCĐ
Thời gian trích khấu hao cịn lại của
TSCĐ
- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm
chia cho 12 tháng.
d./Ví dụ tính và trích khấu hao tài sản cố định:
Ví dụ : Doanh nghiệp sử dụng một máy khai khống có ngun giá 600 triệu đồng
từ ngày 01/01/2011. Thời gian sử dụng xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban
hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT- BTC là 10 năm. Thời gian đã sử dụng của
máy khai khống này tính đến hết ngày 31/12/2012 là 2 năm. Số khấu hao luỹ kế là
120 triệu đồng.
- Giá trị cịn lại trên sổ kế tốn của máy khai khống là 480 triệu đồng.
- Doanh nghiệp xác định thời gian trích khấu hao của máy khai khống là 15 năm
theo Phụ lục I Thông tư số 45/2013/TT- BTC.
- Xác định thời gian trích khấu hao cịn lại của máy khai khống như sau:
Thời gian trích
khấu hao cịn lại = 15 năm x
của TSCĐ
2 năm
( 1 - 10 năm
) = 12 năm
- Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 480 triệu đồng : 12 năm = 40 triệu
đồng/ năm (theo Thơng tư số 45/2013/TT- BTC)
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 40 triệu đồng : 12 tháng = 3,333 triệu
đồng/ tháng
Từ ngày 01/01/2013 đến hết ngày 31/12/2024, doanh nghiệp trích khấu hao đối với
máy khai khống này vào chi phí kinh doanh mỗi tháng là 3,333 triệu đồng.
2.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh;
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối
với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có cơng nghệ địi hỏi phải thay đổi, phát
triển nhanh.
TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương
pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
- Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.
Quản trị tài chính
6
a./Nội dung:
Mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có
điều chỉnh được xác định như:
- Xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định:
Doanh nghiệp xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định theo quy định tại
Thông tư số 45/2013/TT- BTC của Bộ Tài chính.
- Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo
cơng thức dưới đây:
Mức trích khấu hao hàng
=
năm của tài sản cố định
Giá trị còn lại của
X
tài sản cố định
Tỷ lệ khấu hao
nhanh
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ khấu khao
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định
X
=
nhanh(%)
theo phương pháp đường thẳng
Hệ số
chỉnh
điều
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:
Tỷ lệ khấu hao tài sản
cố định theo phương =
pháp đường thẳng (%)
1
Thời gian trích khấu X 100
hao của tài sản cố định
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy
định tại bảng dưới đây:
Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định
Hệ số điều chỉnh
(lần)
Đến 4 năm ( t ≤ 4 năm)
1,5
Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t ≤ 6 năm)
2,0
Trên 6 năm (t > 6 năm)
2,5
Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư
giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình qn giữa giá trị
cịn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu
Quản trị tài chính
7
hao được tính bằng giá trị cịn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn
lại của tài sản cố định.
- Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12
tháng.
b./Ví dụ tính và trích khấu hao tài sản cố định:
Ví dụ: Cơng ty A mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới với nguyên
giá là 50 triệu đồng. Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy
định tại Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT- BTC) là 5 năm.
Xác định mức khấu hao hàng năm như sau:
- Tỷ lệ khấu hao hàng năm của tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường
thẳng là 20%.
- Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần bằng 20% x 2 (hệ số
điều chỉnh) = 40%
- Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định trên được xác định cụ thể theo
bảng dưới đây:
Đơn vị tính: Đồng
Nă
m
thứ
Giá trị cịn Cách tính số khấu Mức
khấu Mức khấu Khấu hao
lại
hàng luỹ kế cuối
của hao TSCĐ hàng hao hàng năm hao
TSCĐ
năm
tháng
năm
1
50.000.000 50.000.000 x 40%
20.000.000
1.666.666
20.000.000
2
30.000.000 30.000.000 x 40%
12.000.000
1.000.000
32.000.000
3
18.000.000 18.000.000 x 40%
7.200.000
600.000
39.200.000
4
10.800.000 10.800.000 : 2
5.400.000
450.000
44.600.000
5
10.800.000 10.800.000 : 2
5.400.000
450.000
50.000.000
Trong đó:
+ Mức khấu hao tài sản cố định từ năm thứ nhất đến hết năm thứ 3 được tính bằng
giá trị còn lại của tài sản cố định nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh (40%).
+ Từ năm thứ 4 trở đi, mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của tài sản cố
định (đầu năm thứ 4) chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định
(10.800.000 : 2 = 5.400.000). [Vì tại năm thứ 4: mức khấu hao theo phương pháp
số dư giảm dần (10.800.000 x 40%= 4.320.000) thấp hơn mức khấu hao tính bình
Quản trị tài chính
8
quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (10.800.000
: 2 = 5.400.000)].
Ưu, nhược điểm: Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có ưu điểm
sau:
- Giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh ở những năm đầu. Doanh
nghiệp vừa có thể tập trung vốn nhanh từ tiền khấu hao để đổi mới máy móc, thiết
bị và cơng nghệ kịp thời vừa giảm bớt được tổn thất do hao mòn vơ hình.
- Nhà nước có thể cho phép doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao
nhanh để tính chi phí khấu hao trong việc xác định thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo
điều kiện cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Điều đó được coi như một biện pháp
hỗn thuế" cho doanh nghiệp.
Bên cạnh những ưu điểm trên, nếu doanh nghiệp thực hiện phương pháp này
có hạn chế: Giá thành sản phẩm ở những năm đầu của thời hạn khấu hao sẽ cao do
phải chịu chi phí khấu hao lớn, điều đó gây bất lợi cho doanh nghiệp trong cạnh
tranh, việc tính tốn khá phức tạp.
Ví dụ: Một doanh nghiệp mua một tài sản cố định có nguyên giá 200 triệu, thời
gian sử dụng 5 năm. Tính được mức khấu hao cho TSCĐ theo phương pháp khấu
hao theo số dư giảm dần:
+ Tính tỷ lệ khấu hao bình qn: Tkbq = 1/5 * 100 = 20%
+ Tính tỷ lệ khấu hao cố định: Tkd = 20% * 2 = 40%
+ Kết quả bảng tính khấu hao hàng năm của tài sản cố định như sau:
Đơn vị tính: 1triệu đồng
Năm
Mk
Mk lũy kế
Gía trị còn lại
1
200*40%= 80
80
120
2
120 * 40% = 48
128
72
3
72 * 40% = 28,8
156,8
43,2
4
43,2 / 2
178,4
43,2/2
5
43,2 / 2
200
0
2.3. Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo
phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện
sau:
- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
Quản trị tài chính
9
- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết
kế của tài sản cố định;
- Cơng suất sử dụng thực tế bình qn tháng trong năm tài chính khơng thấp hơn
100% cơng suất thiết kế.
a./Nội dung của phương pháp:
Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp
khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:
- Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác
định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài
sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo cơng suất thiết kế.
- Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối
lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định.
- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công
thức dưới đây:
Mức trích khấu hao
trong tháng của tài sản
cố định
=
Số lượng sản phẩm
sản xuất trong
tháng
X
Mức trích khấu hao
bình qn tính cho
một đơn vị sản
phẩm
Trong đó:
Mức trích khấu hao bình qn tính
cho một đơn vị sản phẩm
Nguyên giá của tài sản cố định
=
Sản lượng theo cơng suất thiết
kế
- Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao
của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo cơng thức sau:
Mức trích khấu
hao năm của tài
sản cố định
Quản trị tài chính
=
Số lượng sản
phẩm sản xuất
trong năm
X
Mức trích khấu hao
bình qn tính cho
một đơn vị sản
phẩm
10
Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi,
doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.
b./Ví dụ tính và trích khấu hao tài sản cố định:
Ví dụ: Công ty A mua máy ủi đất (mới 100%) với nguyên giá 450 triệu
đồng. Công suất thiết kế của máy ủi này là 30m3/giờ. Sản lượng theo công suất
thiết kế của máy ủi này là 2.400.000 m3. Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm
thứ nhất của máy ủi này là:
Tháng
Khối lượng sản
phẩm hoàn thành (m3)
Tháng
Khối lượng sản
phẩm hoàn thành (m3)
Tháng 1
14.000
Tháng 7
15.000
Tháng 2
15.000
Tháng 8
14.000
Tháng 3
18.000
Tháng 9
16.000
Tháng 4
16.000
Tháng 10
16.000
Tháng 5
15.000
Tháng 11
18.000
Tháng 6
14.000
Tháng 12
18.000
Mức trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng
sản phẩm của tài sản cố định này được xác định như sau:
- Mức trích khấu hao bình qn tính cho 1 m3 đất ủi = 450 triệu đồng:
2.400.000 m3 = 187,5 đ/m3
- Mức trích khấu hao của máy ủi được tính theo bảng sau:
Th
áng
Sản lượng thực tế
tháng
3
Mức trích khấu hao tháng
(đồng)
(m )
1
14.000
14.000 x 187,5 = 2.625.000
2
15.000
15.000 x 187,5 = 2.812.500
3
18.000
18.000 x 187,5 = 3.375.000
4
16.000
16.000 x 187,5 = 3.000.000
5
15.000
15.000 x 187,5 = 2.812.500
6
14.000
14.000 x 187,5 = 2.625.000
7
15.000
15.000 x 187,5 = 2.812.500
Quản trị tài chính
11
8
14.000
14.000 x 187,5 = 2.625.000
9
16.000
16.000 x 187,5 = 3.000.000
10
16.000
16.000 x 187,5 = 3.000.000
11
18.000
18.000 x 187,5 = 3.375.000
12
18.000
18.000 x 187,5 = 3.375.000
Tổng cộng cả
năm
35.437.500
3. Phạm vi tính khấu hao
- Phương pháp khấu hao do doanh nghiệp xác định để áp dụng cho từng
TSCĐ hữu hình phải được thực hiện nhất quán, trừ khi có sự thay đổi trong cách
thức sử dụng tài sản đó.
- Doanh nghiệp khơng được tiếp tục tính khấu hao đối với những TSCĐ
hữu hình đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh.
- Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình phải được xem xét lại theo
định kỳ, thường là cuối năm tài chính. Nếu có sự thay đổi đáng kể trong việc đánh
giá thời gian sử dụng hữu ích của tài sản thì phải điều chỉnh mức khấu hao. + Trong
quá trình sử dụng TSCĐ, khi đã xác định chắc chắn là thời gian sử dụng hữu ích
khơng cịn phù hợp thì phải điều chỉnh thời gian sử dụng hữu ích và tỷ lệ khấu hao
cho năm hiện hành và các năm tiếp theo và được thuyết minh trong báo cáo tài chính.
Ví dụ: Thời gian sử dụng hữu ích có thể được kéo dài thêm do việc cải thiện trạng
thái của tài sản vượt trên trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của nó, hoặc các thay đổi về
kỹ thuật hay thay đổi nhu cầu về sản phẩm do một máy móc sản xuất ra có thể làm
giảm thời gian sử dụng hữu ích của nó.
- Chế độ sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ hữu hình có thể kéo dài thời gian sử
dụng hữu ích thực tế hoặc làm tăng giá trị thanh lý ước tính của tài sản nhưng
doanh nghiệp không được thay đổi mức khấu hao của tài sản.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình phải được xem xét lại theo định
kỳ, thường là cuối năm tài chính, nếu có sự thay đổi đáng kể trong cách thức sử
dụng tài sản để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp thì được thay đổi phương pháp
khấu hao và mức khấu hao tính cho năm hiện hành và các năm tiếp theo.
4. Lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định
Các bước lập kế hoạch khấu hao TSCĐ
Bước 1: Xác định Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ kế hoạch
Quản trị tài chính
12
Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ = NGthực tế 30/9 báo cáo + NGdựkiến tăng quý 4 -bc - NGdự kiến giảm quy 4-bc
Bước 2: Xác định Nguyên giá TSCĐ bình quân tăng trong kỳ kế hoạch
(NGtixtsdi)
ୀଵ
NG TSCĐ bq tăng= -----------------------------12
Trong đó:
NGti : Nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ kế hoạch bao gồm:
+ TSCĐ mua sắm mới
+ TSCĐ tự xây tự chế
+ TSCĐ nhận về do góp vốn, điều chuyển, biếu tặng
+ TSCĐ thuê tài chính
tsdi :Thời gian sử dụng của TSCĐ tính theo tháng:
tsdi = ( 12 - Tháng bắt đầu mua về sử dụng )
Bước 3: Xác định Nguyên giá TSCĐ bình quân giảm trong kỳ kế hoạch
(NGgix(12 − tsdi)
NG TSCĐ bq giảm
ୀଵ
= -----------------------------12
Trong đó:
NGgi : Nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ kế hoạchbao gồm
+ TSCĐ nhượng bán trong kỳ
+ TSCĐ cho th tài chính
+ TSCĐ đem góp vốn, biếu tặng
+ TSCĐ điều chuyển đi nơi khác
tsdi :Thời gian thơi sử dụng của TSCĐ tính theo tháng:
tsdi = ( 12 - Tháng bắt đầu thôi sử dụng )
Bước 4: Ngun giá TSCĐ bình qn phải tính khấu hao trong kỳ kế hoạch
തതതത = ܰܩđ + ܰܩ
തതതതത௧ − ܰܩ
തതതതതത
ܰܩ
Bước 5: Mức KH bình quân năm kế hoạch
തതതത
MkTH = TkTH* ܰܩ
Lưu ý:
Quản trị tài chính
13
+ TSCĐ điều chuyển trong nội bộ doanh nghiệp (từ vị trí đang sử dụng chuyển
sang cất giữ vào kho hoặc ngược lại): Nguyên Giá TSCĐ không ghi tăng hay giảm
trong kỳ
+ TSCĐ đem cho thuê hoạt động không ghi giảm Nguyên Giá
+ TSCĐ thuê hoạt động không ghi tăng Nguyên Giá
Bước 6:Lập bảng kế hoạch khấu hao TSCĐ
Stt
CHỈ TIÊU
1/
1.a
2/
2a
2b
3/
3a
Tổng NGTSCĐ đầu năm kế hoạch
- NG đầu năm kế hoạch cần khấu hao
Tổng NGTSCĐ tăng
NG tăng cần khấu hao (ܰܩ௧ )
തതതതത௧ )
NGBQ tăng cần khấu hao (ܰܩ
Tổng NGTSCĐ giảm
NG giảm cần thôi khấu hao (ܰܩ )
NGBQ giảm cần thôi khấu hao
തതതതതത
(ܰܩ
)
Tổng NGTSCĐ cuối năm
NGTSCĐ cuối năm cần khấu hao
(ܰܩ )
തതതത )
NGBQ cần khấu hao (ܰܩ
Tỷ lệ KHBQ tổng hợp (ܶ )
Mức KHBQ tổng hợp (ܯ )
3b
4/
4a
4b
5/
6/
Năm
cáo
báo Năm
hoạch
kế
5. Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
5.1. Bảo toàn vốn cố định
- Đánh giá và đánh giá lại TSCĐ:
Đánh giá TSCĐ là việc xác định lại giá trị của nó tại một thời điểm nhất
định. Đánh giá đúng TSCĐ tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động
của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn. Điều chỉnh kịp thời giá trị của TSCĐ,
để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao TSCĐ, khơng để mất vốn cố
định.
Thơng thường có 3 phương pháp đánh giá chủ yếu:
Quản trị tài chính
14
+ Đánh giá theo nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp
bỏ ra để có được TSCĐ cho đến khi đưa TSCĐ vào hoạt động bình thường như:
giá mua thực tế của TSCĐ, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử…
Cách đánh giá này giúp doanh nghiệp thấy được số tiền vốn đầu tư mua sắm
TSCĐ ở thời điểm ban đầu, là căn cứ để xác định số tiền khấu hao để tái sản xuất
giản đơn TSCĐ.
+ Đánh giá TSCĐ theo giá trị khơi phục(cịn gọi là đánh giá lại): Là giá trị
để mua sắm TSCĐ ở tại thời điểm đánh giá. Do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ
thuật, đánh giá lại thường thấp hơn giá trị nguyên thủy ban đầu. Tuy nhiên trong
trường hợp có sự biến động của giá cả, đánh giá lại có thể cao hơn giá trị ban đầu
của nó. Tuỳ theo trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp có quyết định sử lý thích hợp
như: điều chỉnh lại mức khấu hao, hiện đại hoá hoặc thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
+ Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại: Là giá trị còn lại của TSCĐ chưa
chuyển vào giá trị sản phẩm. Giá trị còn lại có thể tính theo giá trị ban đầu(giá trị
ngun thuỷ cịn lại) hoặc đánh giá lại(giá trị khơi phục lại). Cách đánh giá này cho
phép thấy được mức độ thu hồi vốn đầu tư đến thời điểm đánh giá, từ đó lựa chọn
chính sách khấu hao hợp lý để thu hồi vốn đầu tư cịn lại để bảo tồn vốn.
- Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao thích hợp:
u cầu bảo tồn vốn cố định là lý do phát triển của các hình thức khấu hao.
Khơng phải trong mọi trường hợp khấu hao nhanh cũng là tốt. Vấn đề là ở chỗ phải
biết sử dụng các phương pháp khấu hao, mức tăng giảm khấu hao tuỳ thuộc vào
từng loại hình sản xuất, từng thời điểm vận động của vốn, không để mất vốn và
hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của hao mịn vơ hình.
Ngun tắc chung là mức khấu hao phải phù hợp với hao mòn thực tế của
TSCĐ. Nếu khấu hao thấp hơn mức hao mịn thực tế sẽ khơng đảm bảo thu hồi đủ
vốn khi hết thời gian sử dụng, nếu mức khấu hao quá cao sẽ làm tăng chi phí một
cách giả tạo, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong trường hợp TSCĐ có
hao mịn vơ hình lớn cần áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để hạn chế ảnh
hưởng của hao mịn vơ hình.
- Sửa chữa và xác định hiệu quả kinh tế của việc sửa chữa TSCĐ:
Vốn cố định sẽ khơng được bảo tồn nếu TSCĐ bị hư hỏng, phải sa thải
trước thời hạn phục vụ của nó. Vì thế chi phí cho việc sửa chữa nhằm duy trì năng
lực hoạt động bình thường của TSCĐ trong cả thời kỳ hoạt động của nó cũng được
coi là một biện pháp để bảo tồn vốn cố định.
Quản trị tài chính
15
Căn cứ vào đặc điểm kinh tế và kỹ thuật, người ta thường phân loại sửa chữa
thành 2 loại: sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ.
+ Gọi là sửa chữa thường xuyên vì phạm vi sửa chữa nhỏ, thời gian ngắn,
chi phí ít và phải được duy trì bảo dưỡng khá thường xuyên theo quy phạm kỹ
thuật.
+ Còn sửa chữa lớn được tiến hành theo định kỳ, có thời gian sửa chữa lâu,
chi phí sửa chữa lớn nhằm khơi phục lại năng lực của TSCĐ.
Tính hiệu quả của việc sử dụng vốn sửa chữa lớn phải được đặt trên các yêu
cầu sau:
+ Đảm bảo duy trì năng lực hoạt động bình thường của máy móc thiết bị
trong đời hoạt động của nó.
+ Phải cân nhắc giữa chi phí sửa chữa lớn bỏ ra với việc thu hồi hết giá trị
cịn lại của máy móc để quyết định cho tồn tại tiếp tục của máy hay chấm dứt đời
hoạt động của nó.
-Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất, đồng
thời nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hiện có của doanh nghiệp, kịp thời thanh lý
các TSCĐ không cần dùng hoặc đã hư hỏng, không dự trữ quá mức TSCĐ chưa
cần dùng.
- Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi do
trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan
như: mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phịng tài chính, trích trước các chi phí dự
phịng…
Nếu việc tổn thất TSCĐ do các nguyên nhân chủ quan thì người gây ra phải
chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp.
5.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh
nghiệp.
5.2.1.Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định
Khái niệm:
Là quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu (hoặc doanh thu) thuần với số dư bình quân
VCĐ vốn trong kỳ.
Quản trị tài chính
16
Cơng thức:
H SVCD =
T (TThuan )
VCDBq
Trong đó:
HSVCĐ Hiệu suất sử dụng VCĐ
Tthuần Doanh thu (Doanh thu thuần )
VCĐbq Vốn cố định bình quân trong kỳ
Số vốn bình quân trong kỳ được tính theo phương pháp bình qn số học
giữa số VCĐ ở đầu kỳ và cí kỳ.
Vđ = NGđ – MKlkđ
Vc = NGc - MKlkc
MKlkc = MKlkđ + MKtrích - MKg
Trong đó:
NGđ – nguyên giá đầu kỳ cần khấu hao
NGc – nguyên giá cuối kỳ cần khấu hao
MKlkđ – mức khấu hao lũy kế đầu kỳ
MKtrích – mức khấu hao trích trong kỳ
MKg – mức khấu hao giảm trong kỳ
MKlkc – mức khấu hao lũy kế cuối kỳ.
- Doanh thu thuần bằng doanh thu thực hiện trừ đi các khoản chiết khấu bán
hàng, giảm giá hàng bán, trị giá hàng bán bị trả lại, thuế gián thu nếu có.
Ý nghĩa:
- Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ.
5.2.2. Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Khái niệm:
- Là quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu thuần với ngun giá bình qn TSCĐ
trong kỳ.
Cơng thức:
H STSCD =
T (TThuan )
NG Bq
Trong đó:
HSTSCĐ Hiệu suất sử dụng TSCĐ:
TThuần Doanh thu hoặc doanh thu thuần
NG Bq Nguyên giá BQTSCĐ trong kỳ
Quản trị tài chính
17
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần .
5.2.3.Chỉ tiêu hàm lượng VCĐ: (Mức đảm nhiệm VCĐ)
Khái niệm: Là quan hệ tỷ lệ giữa số dư bình quân VCĐ trong kỳ với doanh
thu thuần trong kỳ.
Công thức:
M
dVCD
=
VCD
bq
T ( T Thuan )
MđVCĐ- Mức đảm nhiệm VCĐ.
VCĐbq- VCĐ bình quân trong kỳ
TThuần - Doanh thu hoặc doanh thu thuần
Ý nghĩa:
- Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra 1 đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần cần
bao nhiêu đồng vốn VCĐ.
5.2.4. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VCĐ
Khái niệm:
- Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế thu nhập và số
VCĐ
sử dụng bình qn trong kỳ.
Cơng thức:
P ( PRong )
T SVCD =
* 100
VCD bq
Trong đó
TSVCĐ Tỷ suất lợi nhuận
Prịng Lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế thu nhập)
VCĐbq Số vốn cố định bình qn trong kỳ.
Chú ý: Chỉ tính tốn lợi nhuận có sự tham gia trực tiếp của TSCĐ tạo ra . vì
thế cần loại những khoản thu nhập khác như lãi về hoạt động tài chính, lãi do góp
vốn liên doanh, lãi khác...vì khơng có sự tham gia của VCĐ.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ cứ 100 đồng VCĐ bình quân tham
gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế( hoăc sau thuế thu nhập)
Quản trị tài chính
18
PHỤ LỤC I
KHUNG THỜI GIAN TRÍCH KHẤU HAO CÁC LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/ 04/2013 của Bộ Tài chính)
Danh mục các nhóm tài sản cố định
Thời gian
trích khấu
hao tối thiểu
(năm)
Thời gian
trích khấu
hao tối đa
(năm)
1. Máy phát động lực
8
15
2. Máy phát điện, thuỷ điện, nhiệt điện, phong điện,
hỗn hợp khí.
7
20
3. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện
7
15
4. Máy móc, thiết bị động lực khác
6
15
1. Máy cơng cụ
7
15
2. Máy móc thiết bị dùng trong ngành khai khoáng
5
15
3. Máy kéo
6
15
4. Máy dùng cho nông, lâm nghiệp
6
15
5. Máy bơm nước và xăng dầu
6
15
6. Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn
mòn kim loại
7
15
7. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hố chất
6
15
8. Máy móc, thiết bị chun dùng sản xuất vật liệu
xây dựng, đồ sành sứ, thuỷ tinh
10
20
9. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện
tử, quang học, cơ khí chính xác
5
15
10. Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất
da, in văn phòng phẩm và văn hố phẩm
7
15
11. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt
10
15
12. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc
5
10
13. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy
5
15
14. Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực,
7
15
A - Máy móc, thiết bị động lực
B - Máy móc, thiết bị cơng tác
Quản trị tài chính
19
thực phẩm
15. Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế
6
15
16. Máy móc, thiết bị viễn thơng, thơng tin, điện tử,
tin học và truyền hình
3
15
17. Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm
6
10
18. Máy móc, thiết bị cơng tác khác
5
12
19. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành lọc hố dầu
10
20
20. Máy móc, thiết bị dùng trong thăm dị khai thác
dầu khí.
7
10
21. Máy móc thiết bị xây dựng
8
15
22. Cần cẩu
10
20
1. Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ
học, âm học và nhiệt học
5
10
2. Thiết bị quang học và quang phổ
6
10
3. Thiết bị điện và điện tử
5
10
4. Thiết bị đo và phân tích lý hố
6
10
5. Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ
6
10
6. Thiết bị chuyên ngành đặc biệt
5
10
7. Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác
6
10
8. Khn mẫu dùng trong công nghiệp đúc
2
5
1. Phương tiện vận tải đường bộ
6
10
2. Phương tiện vận tải đường sắt
7
15
3. Phương tiện vận tải đường thuỷ
7
15
4. Phương tiện vận tải đường không
8
20
5. Thiết bị vận chuyển đường ống
10
30
6. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng
6
10
7. Thiết bị và phương tiện vận tải khác
6
10
5
8
C - Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm
D - Thiết bị và phương tiện vận tải
E - Dụng cụ quản lý
1. Thiết bị tính tốn, đo lường
Quản trị tài chính
20
2. Máy móc, thiết bị thơng tin, điện tử và phần mềm
tin học phục vụ quản lý
3
8
3. Phương tiện và dụng cụ quản lý khác
5
10
1. Nhà cửa loại kiên cố.
25
50
2. Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà vệ sinh, nhà
thay quần áo, nhà để xe...
6
25
3. Nhà cửa khác.
6
25
4. Kho chứa, bể chứa; cầu, đường, đường băng sân
bay; bãi đỗ, sân phơi...
5
20
5. Kè, đập, cống, kênh, mương máng.
6
30
6. Bến cảng, ụ triền đà...
10
40
7. Các vật kiến trúc khác
5
10
1. Các loại súc vật
4
15
2. Vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây
lâu năm.
6
40
3. Thảm cỏ, thảm cây xanh.
2
8
I - Các loại tài sản cố định hữu hình khác chưa
quy định trong các nhóm trên.
4
25
K - Tài sản cố định vơ hình khác.
2
20
G - Nhà cửa, vật kiến trúc
H - Súc vật, vườn cây lâu năm
Quản trị tài chính
21
BÀI 2: LẬP KẾ HOẠCH VỐN LƯU ĐỘNG
1. Vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng kết cấu vốn lưu động trong doanh
nghiệp
1.1. Vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1.Khái niệm:
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài
sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực
hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một
lần và được thu hồi tồn bộ, hồn thành một vịng ln chuyển khi kết thúc một chu
kỳ kinh doanh.
1.1.2.Đặc điểm của vốn lưu động
- Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển ln thay đổi hình thái biểu hiện;
- Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn
bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh;
- Vốn lưu động hồn thành một vịng tuần hồn sau một chu kỳ kinh doanh.
1.1.3. Phân loại vốn lưu động.
Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, thông thường vốn lưu động
được phân loại theo các tiêu thức khác nhau:
Phân loại theo hình thái biểu hiện: Theo tiêu thức này, vốn lưu động được chia
thành:
- Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán
+ Vốn bằng tiền: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, kể
cả kim loại quý (Vàng, bạc, đá quý …)
+ Vốn trong thanh toán: Các khoản nợ phải thu của khách hàng, các khoản
tạm ứng, các khoản phải thu khác..
- Vốn vật tư hàng hóa (hay cịn gọi là hàng tồn kho) bao gồm nguyên, nhiên
vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ lao động, sản phẩm dở dang và thành
phẩm.
- Vốn về chi phí trả trước: Là những khoản chi phí lớn hơn thực tế đã phát
sinh có liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh nên được phân bổ vào giá thành sản
phẩm của nhiều chu kỳ kinh doanh như: chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí thuê
tài sản, chi phí nghiên cứu thí nghiệm, cải tiến kỹ thuật, chi phí xây dựng, lắp đặt
các cơng trình tạm thời, chi phí về ván khn, giàn giáo, phải lắp dùng trong xây
dựng cơ bản
Phân loại vốn theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh
doanh. Theo cách phân loại này vốn lưu động được chia thành 3 loại:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản
nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng thay thế, công cụ,
dụng cụ lao động nhỏ.
Quản trị tài chính
22
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm giá trị sản phẩm dở dang và vốn
về chi phí trả trước.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm giá trị thành phẩm, vốn bằng
tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn
…) các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, tạm ứng …)
1.2. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng
1.2.1. Kết cấu vốn lưu động theo hình thái biểu hiện
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
Vốn bằng tiền gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi Ngân hàng và tiền đang
chuyển. Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng
chuyển đồi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh
doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền cần thiết nhất định.
Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thể hiện ở
số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng, cung
ứng dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau. Ngồi ra, với một số trường hợp mua
sắm vật tư khan hiếm, doanh nghiệp cịn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho
người cung ứng, từ đó hình thành khoản tạm ứng.
- Vốn về hàng tồn kho:
Trong doanh nghiệp sản xuất vốn vật tư hàng hoá gồm: Vốn vật tư dự trữ, vốn
sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm. Các loại này được gọi chung là vốn về hàng tồn
kho. Xem xét chi tiết hơn cho thấy vốn về hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm:
+ Vốn nguyên vật liệu chính: Là giá trị các loại nguyên vật liệu chính dự trữ
cho sản xuất, khi tham gia vào sản xuất, chúng hợp thành thực thể của sản phẩm.
+ Vốn vật liệu phụ: Là giá trị các loại vật liệu phụ dự trữ cho sản xuất, giúp
cho việc hình thành sản phẩm, nhưng khơng hợp thành thực thể chính của sản
phẩm, chỉ làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài của sản phẩm hoặc tạo
điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh thực hiện thuận lợi.
+Vốn nhiên liệu: Là giá trị các loại nhiên liệu dự trữ dùn trong hoạt động
sản xuất kinh doanh.
+Vốn phụ tùng thay thế: Là giá trị các loại vật tư dùng để thay thế, sửa chữa
các tài sản cố định.
+Vốn vật đóng gói: Là giá trị các loại vật liệu bao bì dùng để đóng gói sản
phẩm trong q trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
+Vốn công cụ dụng cụ: Là giá trị các loại công cụ dụng cụ không đủ tiêu
chuẩn tài sản cố định dùng cho hoạt động kinh doanh.
+Vốn sản phẩm đang chế: Là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất kinh
doanh đã bỏ ra cho các loại sản phẩm đang trong quá trình sản xuất (Giá trị sản
phẩm dở dang, bán thành phẩm).
+Vồn về chi phí trả trước: Là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng
Quản trị tài chính
23
có tác dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên chưa thể tính hết vào
giáthành sản phẩm trong kỳ này, mà được tính dần vào giá thành sản phẩm các kỳ
tiếp theo như chi phí cải tiến kỹ thuật, chi phí nghiên cứu thí nghiệm.
+Vốn thành phẩm: Là giá trị những sản phẩm đã được sản xuất xong, đạt
tiêu chuẩn kĩ thuật và đã được nhập kho.
Trong doanh nghiệp thương mại, vốn về hàng tồn kho chủ yếu là giá trị các
loại hàng hoá dự trữ.
Việc phân loại vốn lưu động theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc
xem xét đáng giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Mặt khác, thơng qua cách phân loại này có thẻ tìm các biện pháp phát huy chức
năng các thành phần vốn và biết được kết câú vốn lưu dộng theo hình thái biểu hiện
để định hướng và điều chỉnh hợp lý có hiệu quả.
1.2.2. Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động.
Vốn cố định
Vốn lưu động
Vốn lưu động của doanh nghiệp
Vốn cố định của doanh nghiệp là
bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về
sản cố định.
tài sản lưu động.
Vốn cố định trong quá trình chu
Vốn lưu động trong quá trình chu
chuyển khơng thay đổi hình thái biểu chuyển ln thay đổi hình thái biểu
hiện.
hiện.
Vốn cố định dịch chuyển từng
Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá
phần vào giá trị sản phẩm mới được trị ngay trong một lần và được hoàn lại
sáng tạo ra trong kỳ và được thu hồi giá toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
trị từng phần sau mỗi chu kỳ kinh
Vốn lưu động hoàn thành một
doanh.
vịng tuần hồn sau một chu kỳ kinh
Vốn cố định tham gia vào nhiều doanh.
chu kỳ kinh doanh mới hoàn thành một
vòng chu chuyển.
2. Nhu cầu vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động
của doanh nghiệp
2.1. Sự cần thiết phải xác định nhu cầu vốn lưu động
Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh
nghiệp nào trong nên kinh tế thị trường hiện nay. Do đó, việc chủ động xây dựng,
huy động, sử dụng vốn lưu động là biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp.
2.2. Các nguyên tắc xác định nhu cầu vốn lưu động
Xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn của doanh nghiệp là hoạt động nhằm
Quản trị tài chính
24
hình thành nên các dự định về tổ chức các nguồn tài trợ nhu cầu vốn lưu động của
công ty và sử dụng chúng sao cho có hiệu quả.Các nguyên tắc khi lập và thực hiện
kế hoạch tổ chức và sử dụng vốn lưu động :
2.2.1.Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ
trước, những biến động chủ yếu trong vốn lưu động, mức chênh lệch giữa kế
hoạch và thực hiện về nhu cầu vốn lưu động ở các kỳ trước.
- Dựa trên nhu cầu vốn lưu động đã xác định, huy động kế hoạch huy động
vốn: xác định khả năng tài chính hiện tại của Doanh nghiệp số vốn cịn thiếu, so sánh
chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn
phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián
đoạn hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy
ra.
- Khi lập kế hoạch vốn lưu động phải căn cứ vào kế hoạch vốn kinh doanh
đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực tế thơng qua việc phân tích, tính tốn các chỉ
tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước cùng với những dự đốn về tình hình hoạt động
kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và những dự kiến về sự biến động
của thị trường.
2.2.2. Chủ động khai thác và sử dụng nguồn vốn kinh doanh nói chung và vốn
lưu động nói riêng một cách hợp lý và linh hoạt
Trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động được chủ yếu bằng các nguồn vốn
huy động từ bên ngồi thì để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, cơng ty nên linh hoạt
tìm các nguồn tài trợ với lãi suất phù hợp. Một số nguồn Doanh nghiệp có thể xem
xét huy động như:
- Vay ngân hàng: Trong những năm gần đây, đứng trước nhu cầu địi hỏi về
vốn thì đây là một nguồn cung cấp vốn quan trọng. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng
thực chất là vốn bổ sung chứ không phải nguồn vốn thường xuyên tham gia và hình
thành nên vốn lưu động của công ty. Mặt khác, Doanh nghiệp cũng nên huy động
nguồn vốn trung và dài hạn vì việc sử dụng vốn vay cả ngắn, trung và dài hạn phù
hợp sẽ góp phần làm giảm khó khăn tạm thời về vốn, giảm một phần chi phí và tăng
lợi nhuận. Tuy nhiên, để huy động được các nguồn vốn từ ngân hàng thì Doanh
nghiệp cũng cần phải xây dựng các phương án kinh doanh, các dự án đầu tư khả thi
trình lên ngân hàng, đồng thời phải ln ln làm ăn có lãi, thanh toánh các khoản
nợ gốc và lãi đúng hạn, xây dựng lòng tin ở các ngân hàng.
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Đây là hình thức hợp tác mà qua đó các
doanh nghiệp khơng những tăng được vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn học
tập được kinh nghiệm quản lý, tiếp thu được tiến bộ khoa học kỹ thuật va chuyển
giao công nghệ.
- Vốn chiếm dụng: Thực chất đây là các khoản phải trả người bán, người mua
trả tiền trước, các khoản phải trả khác. Đây không thể được coi là nguồn vốn huy
Quản trị tài chính
25
động chính nhưng khi sư dụng khoản vốn này cơng ty khơng phải trả chi phí sử
dụng, nhưng khơng vì thế mà Doanh nghiệp lạm dụng nó vì đây là nguồn vốn mà
doanh nghiệp chỉ có thể chiếm dụng tạm thời.
2.2.3.Để có thể huy động đầy đủ, kịp thời và chủ động vốn trong kinh doanh,
công ty cần phải thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với thực trạng thị trường và
môi trường kinh doanh của từng thời kỳ.
- Tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tin của
Doanh nghiệp: ổn định và hợp lý hóa các chỉ tiêu tài chính, thanh tốn các khoản
nợ đúng hạn…
- Chứng minh được mục đích sủ dụng vốn bằng cách đưa ra kết quả kinh
doanh và hiệu quả vòng quay vốn trong năm qua và triển vọng năm tới.
Đối với công tác sử dụng vốn: Khi thực hiện Doanh nghiệp phải căn cứ vào kế
hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh đã lập làm cơ sở để điều chỉnh cho phù
hợp với tình hình thực tế tại Doanh nghiệp.
Nếu phát sinh nhu cầu bất thường, Doanh nghiệp cần có kế hoạch chủ động
cung ứng kịp thời đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, tránh tình
trạng phải ngừng sản xuất do thiếu vốn kinh doanh.
- Nếu thừa vốn, Doanh nghiệp phải có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo
phát huy thế mạnh, khả năng sinh lời của vốn.
Để có kế hoạch huy động và sử dụng vốn sát với thực tế, nhất thiết phải dựa
vào thực trạng sử dụng vốn trong kỳ và đánh giá điều kiện cũng như xu hướng
thay đổi cung cầu trên thị trường.
2.2.4.Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng
vốn bị chiếm dụng
- Với những khách hàng mua lẻ với khối lượng nhỏ, Doanh nghiệp tiếp tục
thực hiện chính sách "mua đứt bán đoạn", không để nợ hoặc chỉ cung cấp chiết khấu
ở mức thấp với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên.
- Với những khách hàng lớn, trước khi ký hợp đồng, Doanh nghiệp cần phân
loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ. Hợp đồng luôn phải quy
định chặt chẽ về thời gian, phương thức thanh tốn và hình thức phạt khi vi phạm
hợp đồng.
- Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu
theo tuổi. Như vậy Doanh nghiệp sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến
hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ Doanh nghiệp
cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và
thời gian thanh toán, tránh tình trạng để các khoản thu rơi vào tình trạng nợ khó
địi.
- Doanh nghiệp nên áp dụng biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thu sản phẩm
và hạn chế vốn bị chiếm dụng như chiết khấu thanh toán và phạt vi phạm quá thời
Quản trị tài chính