Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tin học trẻ Bình Định lần 12 - Bảng B

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.72 KB, 2 trang )

TỈNH ĐOÀN BÌNH ĐỊNH
HỘI THI TIN HỌC TRẺ KHÔNG CHUYÊN
LẦN THỨ XII – NĂM 2006
Bảng B: TRUNG HỌC CƠ SỞ
Thời gian làm bài: 120 phút
B. PHẦN LẬP TRÌNH
Chú ý: Các file dữ liệu vào *.INP phải được đặt trong thư mục " \TRE06\"
Các file bài làm *.PAS và dữ liệu ra *.OUT đặt trong thư mục riêng của từng thí sinh,
ví dụ \TRE06\SBD01\
Bài 1: (3 điểm)
Một ngân hàng A cần chi trả tiền cho khách hàng, giả sử có một số lượng lớn các loại tiền 50đ,
25đ, 20đ, 10đ, 5đ, 2đ, 1đ. Làm thế nào để trả được N đồng với số lượng loại tiền là ít nhất.
Bài 2: (7 điểm)
Cho một dãy gồm N số nguyên và một số nguyên dương K. Hãy tìm một dãy con dài nhất liên
tiếp nhau sao cho tổng chia hết cho K.
Dữ liệu vào: được cho trong file DAYSO.INP, có cấu trúc như sau:
– Dòng 1: gồm 2 số N và K (N ≤ 500000, K ≤ 10000);
– N dòng tiếp theo: mỗi dòng là 1 số nguyên của dãy (các số kiểu Longint).
Dữ liệu ra: ghi vào file DAYSO.OUT gồm 1 dòng duy nhất chứa hai số M và S, trong đó M là
độ dài lớn nhất tìm được và S là vị trí bắt đầu của dãy đó.
Ví dụ:
DAYSO.INP DAYSO.OUT
3 2
1
2
3
3 1
Bài 3: (10 điểm)
Trong một kì thi dự đoán kết quả bóng đá World Cup 2006 giữa hai đội Anh và Paraguay có N
(N < 101) người có kết quả dự đoán đúng. Để lựa chọn người được giải thưởng, ban tổ chức
quyết định xếp hàng N người vào một vòng tròn đánh số từ 1 đến N theo chiều ngược chiều kim


đồng hồ (tức là người đánh số N đứng bên trái ngwòi đánh số 1), sau đó lựa chọn một cách ngẫu
nhiên 4 số nguyên dương M, K, P, Q, trong đó M, K ≤ N, còn P, Q là số nguyên dương tuỳ ý.
Tiếp theo được nhận giải thưởng sẽ được xác định nhờ thủ tục loại bỏ dần sau đây:
Ban tổ chức cử ra 2 nhân viên, nhân viên thứ nhất bắt đầu đếm từ người đứng ở vị trí M theo
chiều ngược chiều ngược với kim đồng hồ từ 1 đến P, còn nhân viên thứ hai bắt đầu đếm từ
người đứng ở vị trí thứ K theo chiều kim đồng hồ từ 1 đến Q. Hai người đứng ở vị trí kết thúc
đếm của hai nhân viên sẽ rời khỏi hàng. Đến đây kết thúc một lượt đếm. Lưu ý rằng, nhân viên
thứ hai đếm đồng thời với nhân viên thứ nhất, do đó anh ta có thể đếm cả người ở vị trí kết thúc
đếm của nhân viên thứ nhất, ngoài ra, nếu vị trí kết thúc đếm của hai nhân viên là trùng nhau thì
chỉ có một người phải rời khỏi hàng. Sau khi những người không may mắn đã rời khỏi hàng,
mỗi nhân viên lại tiếp tục lượt đếm mới bắt đầu từ người đứng cạnh người vừa bị loại theo vòng
đếm của họ. Người phải rời khỏi hàng cuối cùng theo thủ tục lựa chọn trên là người được nhận
giải. Nếu ở lượt đếm cuối cùng, có hai người phải đồng thời rời khỏi hàng thì cả hai người này
đều được nhận giải.
Dữ liệu vào: được cho trong file CHON.INP, trong đó ghi 5 số N, M, K, P, Q, các số cách nhau
ít nhất một dấu cách.
Dữ liệu ra: ghi vào file CHON.OUT, có cấu trúc như sau:
– Dòng đầu tiên: ghi số L là số lần thực hiện việc đếm.
– L dòng tiếp theo: mỗi dòng ghi chỉ số của người rời khỏi hàng ở lượt đếm đó.
Ví dụ:
CHON.INP CHON.OUT
10 1 10 4 3 6
4 8
9 5
3 1
2 6
10
7
============================

×