Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phụ gia đến tính chất của bê tông trọng lực công trình thủy điện sông bạc hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 109 trang )

LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ chun ngành cơng trình thủy với tên đề tài “Nghiên cứu
ảnh hưởng của các loại phụ gia đến tính chất của bê tơng trọng lực cơng trình
thủy điện Sơng Bạc – Hà Giang” đã được hồn thành dưới sự hướng dẫn tận tình
của thầy giáo TS. Vũ Quốc Vương thuộc bộ môn Vật liệu xây dựng Trường Đại
học Thủy lợi. Luận văn được hình thành với hy vọng góp một phần nhỏ trong việc
nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phụ gia đến tính chất của bê tơng trọng lực cơng
trình thủy lợi, thủy điện . Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo về sự
giúp đỡ to lớn này.
Cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Thủy lợi, cảm ơn Phịng thí
nghiệm vật liệu Trường Đại học Thủy Lợi, các tác giả của các đề tài đã nghiên cứu
và được công bố về phụ gia bê tông. Cảm ơn các cơ quan và cá nhân giúp đỡ tạo
điều kiện cho việc hoàn thành luận văn này.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình, người thân và bạn bè
đồng nghiệp đã cổ vũ, động viên tác giả trong suốt thời gian qua.
Với thời gian và trình độ cịn hạn chế, luận văn này chắc chắn khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự thơng cảm, chỉ bảo đóng góp chân
tình của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để tác giả hồn thiện hơn trong các
cơng tác nghiên cứu khoa học và làm tốt nhiệm vụ cơng tác của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2012.
Tác giả

Đoàn Văn Huân


LỜI CAM ĐOAN
Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phụ gia đến tính
chất của bê tơng trọng lực cơng trình thủy điện Sơng Bạc – Hà Giang”.
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn của tơi hồn tồn là do tơi làm. Những kết
quả nghiên cứu, thí nghiệm khơng sao chép từ bất kỳ nguồn thơng tin nào khác. Nếu


vi phạm tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm, chịu bất kỳ các hình thức kỷ luật nào
của Nhà trường.
Học viên

Đoàn Văn Huân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VẬT LIỆU VÀ CÔNG
NGHỆ THI CÔNG BÊ TÔNG TRỌNG LỰC CHO CÁC CƠNG TRÌNH THỦY
LỢI, THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI ............................................ 3
1.1 Tổng quan về tình hình sử dụng vật liệu và cơng nghệ thi cơng bê tơng trọng
lực cho các cơng trình thuỷ lợi thuỷ điện trên thế giới............................................3
1.1.1 Tình hình xây dựng đập trên thế giới. ........................................................3
1.1.2 Tình hình sử dụng vật liêu. .........................................................................4
1.1.3 Công nghệ thi công bê tông trọng lực cho các cơng trình thủy lợi, thủy
điện trên thế giới. .................................................................................................6
1.2 Tổng quan về tình hình sử dụng vật liệu và công nghệ thi công bê tông trọng
lực cho các cơng trình thuỷ lợi thuỷ điện ở Việt Nam. .........................................11
1.2.1 Tình hình xây dựng đập bê tơng trọng lực ở Việt Nam..........................11
1.2.1 Tổng quan về tình hình sử dụng vật liệu. ...............................................13
1.2.3 Công nghệ thi công bê tông trọng lực các cơng trình thủy lợi thủy điện ở
Việt Nam............................................................................................................14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1....................................................................................................19
CHƯƠNG II. NGHIÊN CỨU CÁC LOẠI PHỤ GIA DÙNG CHO BÊ TƠNG
TRỌNG LỰC CƠNG TRÌNH THUỶ LỢI, THUỶ ĐIỆN.........................................20
2.1 Tình hình sử dụng phụ gia trên thế giới và Việt Nam.....................................20
2.1.1 Lịch sử nghiên cứu và sử dụng phụ gia cho bê tông và vữa trên thế giới.
...........................................................................................................................20

2.1.2 Lịch sử nghiên cứu và sử dụng phụ gia cho bê tông và vữa ở Việt Nam.23
2.1.3 Các hệ thống tiêu chuẩn............................................................................27
2.2 Nghiên cứu cơ chế hoạt động của các loại phụ gia dùng cho bê tông trọng lực. ...28
2.2.1 Định nghĩa và phân loại ...........................................................................28
2.2.2 Cơ chế hoạt động của các loại phụ gia dùng cho bê tông trọng lực. ........33
2.3 Nghiên cứu cấp phối bê tơng có pha trộn các loại phụ gia bê tông. ...............45


2.3.1 Vật liệu chế tạo bê tơng. ...........................................................................45
2.3.2 Tính chất cơ bản của hỗn hợp bê tơng......................................................45
2.3.3 Những tính chất của bê tơng khối lớn.......................................................46
2.3.4 Cấp phối bê tơng có pha trộn phụ gia. ......................................................47
2.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phụ gia đến tính chất của bê tơng trọng
lực cơng trình thuỷ điện.........................................................................................56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................................58
CHƯƠNG III. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI PHỤ GIA CHO
THỦY ĐIỆN SÔNG BẠC – HÀ GIANG........................................................................59
3.1 Tổng quan về thuỷ điện Sông Bạc – Hà Giang. ..............................................59
3.1.1 Tên dự án: .................................................................................................59
3.1.2 Mơ tả chung về cơng trình:.......................................................................59
3.1.3 Các thơng số chính của cơng trình thuỷ điện Sơng Bạc - Hà Giang. .......60
3.1.4 Khối lượng thi công . ................................................................................64
3.1.5 Nhu cầu các loại vật liệu xây dựng chính.................................................65
3.2 Nghiên cứu vật liệu chế tạo bê tông cho thuỷ điện Sông Bạc – Hà Giang. ....65
3.2.1 Tiêu chuẩn áp dụng...................................................................................65
3.2.2 Nguồn vật liệu chế tạo bê tông cho thủy điện Sông Bạc – Hà Giang. ...66
3.3 Thiết kế cấp phối bê tông cho thuỷ điện Sông Bạc – Hà Giang. ....................70
3.3.1 Lựa chọn phương pháp thiết kế thành phần bê tông trọng lực thủy điện
Sông Bạc. ...........................................................................................................70
3.3.2. Thành phần cấp phối bê tông cho thủy điện Sông Bạc – Hà Giang........77

3.4 Ảnh hưởng của các loại phụ gia đến tính chất của bê tơng cơng trình thuỷ điện
Sơng Bạc – Hà Giang. ...........................................................................................78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................................79
CHƯƠNG IV. NGHIÊN CỨU TỔ HỢP CÁC LOẠI PHỤ GIA ĐỂ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SÔNG BẠC – HÀ GIANG...........80
4.1 Nghiên cứu các loại phụ gia, tổ hợp các loại phụ gia dùng cho cơng trình thuỷ điện
Sơng Bạc – Hà Giang..............................................................................................................80


4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phụ gia đến các tính chất của bê tơng và
vữa bê tơng trong cơng trình thuỷ điện Sơng Bạc – Hà Giang. ............................80
4.2.1 Ảnh hưởng của các loại phụ gia đến tính công tác của hỗn hợp bê tông. 80
4.2.2 Ảnh hưởng của các loại phụ gia đến cường độ bê tông............................82
4.2.3 Ảnh hưởng của các loại phụ gia đến mác chống thấm của bê tông..........85
4.3 Ảnh hưởng của các loại tổ hợp phụ gia đến tính chất của bê tơng cơng trình
thủy điện Sơng Bạc_Hà Giang. .............................................................................86
4.3.1 Tổ hợp phụ gia tro bay tro bay nhiệt điện Phả lại và phụ gia hóa dẻo
Sikament R4.......................................................................................................87
4.3.3 Kết quả khảo sát thực tế tại công trường. .................................................89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4....................................................................................................90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................92


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Thống kê sơ lược lượng dùng xi trong đập BTTL trên thế giới...................4
Bảng 1.2. Số lượng đập BTĐL tại một số nước trên thế giới ...................................10
Bảng 1.3. Một số đập bê tông lớn được xây dựng ở Việt Nam .................................12
Bảng 1.4. Một số đập bê tông trọng lực ở Việt Nam ................................................15
Bảng 1.5: Một số đập BTĐL đã hồn thành và đang thi cơng ở Việt Nam ..............16

Bảng 2.1. Các yêu cầu vật lý của phụ gia khống hoạt tính nghiền mịn..................30
Bảng 2.2. Các u cầu hố học đối với phụ gia khống hoạt tính nghiền mịn ........31
Bảng 2.3: Phân loại phụ gia và các yêu cầu kỹ thuật cơ bản của phụ gia bê tông
theo ASTM-C618 [2].................................................................................................32
Bảng 2.4: Yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia chống thấm ..........................................33
- Lấp đầy khoảng trống giữa các hạt cốt liêu mịn ( nhóm Puzolan-P, Tro bay – T) .....34
Bảng 2.5 : Thành phần hoá học của puzơlan có nguồn gốc núi lửa ........................35
Bảng 2.6: Giới thiệu một số mỏ Puzơlan ở Việt Nam...............................................36
Bảng 2.7 : Chất lượng phụ gia đá bazan ..................................................................37
Bảng 2.8: Kết quả thí nghiệm Tro bay Phả Lại - Sông Đà - Cao Cường.................40
Bảng 2.9: Kết quả thí nghiệm Tro bay Phả Lại - Vina Fly ash ................................41
Bảng 2.10 Một số cơng trình bê tông khối lớn sử dụng tro bay trên thế giới...........48
Bảng 2.11: Nhiệt thủy hóa của chất kết dính khi có và khơng có tro bay[23] .........49
Bảng 2.12: Thành phần cấp phối bê tông cho 1m3 ...................................................49
Bảng 2.13: Thành phần cấp phối bê tông cho 1m3 ...................................................50
Bảng 2.14 Thành phần cấp phối BTKL kiến nghị cho 1m3 cơng trình thủy điện
Tuyên Quang. ............................................................................................................52
Bảng 2.15 Thành phần cấp phối BTĐL kiến nghị cho 1m3 cơng trình Sơn La.........52
Bảng 2.16: Cấp phối bê tông đối chứng và sử dụng phụ gia cho bê tông lõi đập M150 ..53
Bảng 2.17: Cấp phối bê tơng đối M25 có sử dụng PGHD Sikament R4, PGCT
PlastocreteRN ............................................................................................................53
Bảng 2.18: Cấp phối bê tơng có pha trộn phụ gia hóa dẻo BIFI-03[29].................54


Bảng 2.19: Một số tính chất của phụ gia BIFI-PUZOLAN 02[29] ..........................55
Bảng 2.20: Cấp phối bê tơng có pha trộn phụ gia BIFI PUZOLAN-02[29]............55
Bảng 3.1 Thơng số chính của cơng trình[17] ..........................................................61
Bảng 3.2: Bảng khối lượng chính của thủy điện Sông Bạc – Hà Giang ..................65
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng vật liệu..................................................65
Bảng 3.4: Chỉ tiêu cơ lý của xi măng PCB40-Quang Sơn........................................67

Bảng 3.5: Chỉ tiêu cơ lý của cốt liệu cát [17]...........................................................67
Bảng 3.6: Chỉ tiêu cơ lý của đá dăm [17].................................................................68
Bảng 3.7: Kết quả thí nghiêm chỉ tiêu cơ lý của phụ gia tro bay Phả Lại ...............69
Bảng 3.8 : Tỷ lệ N/CKD đối với bê tông khối lớn.....................................................73
Bảng 3.9: Quan hệ gần đúng giữa cường độ và tỷ lệ N/CDK ..................................73
Bảng 3.10. Lượng nước trộn gần đúng cho 1m3 hỗn hợp bê tông............................74
Bảng 3.11: Hàm lượng cốt liệu lớn( theo % thể tích tuyệt đối của tổng hàm lượng
cốt liệu)......................................................................................................................75
Bảng 3.12: Nghiên cứu cấp phối bê tông sử dụng phụ gia cho tro bay nhiệt điện .77
Bảng 3.13 Cấp phối bê tông đối chứng và bê tong sử dụng phụ gia chống thấm. ...78
Bảng 4.1: tỉ lệ N/X khi pha trộn phụ gia chống thấm ...............................................81
Bảng4.2: Cường độ của bê tông khi sử dụng tro bay nhiệt điện ..............................83
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của PlastocreteR N đến cường độ bê tông .............................84
Bảng 4.3: Mác chống thấm của bê tơng có pha trộn PGCT.....................................85
Bảng 4.4: Cấp phối bê tơng có phụ Sikament R4 và Tro Bay ..................................87
Bảng 4.5: Ảnh hưởng tổ hợp phụ gia đến cường độ nén mẫu ..................................87
Bảng 4.6: Cấp phối bê tơng có phụ gia sikament R4 và PlastocreteRN ...................88
Bảng 4.7: Ảnh hưởng tổ hợp phụ gia tới cường độ bê tông .....................................88


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Đập thủy điện Hoover_Mỹ..........................................................................7
Hình 1.2. Đập Chambon - Pháp..................................................................................8
Hình 1.3: Đập Miyagase - Nhật Bản ..........................................................................8
Hình 1.4: Đập Grande Dixence- Thụy Sỹ. ..................................................................9
Hình 1.5: Thượng lưu đập thủy điện Sơn La ............................................................17
Hình 1.6 : Phối cảnh thủy điện Lai Châu. ................................................................17
Hình 1.7 : Thủy điện Sê San 3..................................................................................18
Hình 1.8: Thủy điện Tà Thàng – Lào Cai .................................................................18
Hình 2.1 Sự phát triển nhiệt độ ở tâm mẫu bê tơng 15x15x15cm [23] ....................49

Hình 4.1: Bảng quan hệ giữa tỉ lệ N/X và mác bê tơng ............................................82
Hình 4.2: Ảnh hưởng của PlastocreteR N đến cường độ bê tông ............................84
Hình 4.2: Tương quan giữa mác chống thấm của bê tơng có PGCT và bê tơng
khơng có PGCT .........................................................................................................86
Hình 4.3: Biểu thị cường độ nén mẫu bê tơng ..........................................................87
Hình 4.4: Ảnh hưởng của tổ hợp phụ gia đến cường độ bê tông..............................88


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài.
Từ năm 1975 đến nay, nước ta bước vào sự nghiệp công nghiệp hố - hiện đại
hố nên các cơng trình thuỷ lợi, thuỷ điện được xây dựng khắp cả nước và đập bê
tông trọng lực cũng trở nên khá phổ biến với quy mơ và hình thức ngày càng phong
phú. Đầu mối các cơng trình thuỷ lợi, thuỷ điện như: Sê San 3, Bản Vẽ, Tân Giang,
… và đập tràn ở các đầu mối thuỷ điện Hồ Bình, Tun Quang,… là những đập bê
tông với khối lượng hàng triệu m3 bê tông, chiều cao đập từ 70 –138m. Việt Nam đã
và đang sử dụng thành công kĩ thuật và công nghệ hiện đại để xây dựng các đập bê
tơng trọng lực có quy mô cả về chiều cao và khối lượng bê tông ngày một lớn hơn.
Trong những năm gần đây, các cơng trình xây dựng ở nước ta ngày càng có quy
mơ lớn, địi hỏi phải có những loại bê tơng tính năng cao phục vụ những mục đích
đặc biệt như: Thi công kết cấu chịu va chạm; chống thấm … Các loại bê tông này
phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về: cường độ cao, phát triển nhanh, dễ chảy, khả
năng điền đầy cao, ổn định kích thước, bám dính tốt, khơng phân tầng, tách nước,
khơng rạn nứt, bền với điều kiện khí hậu, kháng va đập, chịu rung động, có khả
năng bảo vệ cốt thép, chống thấm, … v.v. Cơng nghệ xây dựng các cơng trình thuỷ
lợi, thuỷ điện không ngừng được cải tiến để tăng chất lượng cũng như hạ giá thành
cơng trình. Cơng nghệ thay đổi đi đôi với vật liệu thay đổi đặc biệt việc sử dụng phụ
gia để cải tạo tính chất của bê tơng, kéo dài tuổi thọ cơng trình, đảm bảo sự an toàn

trong quản lý, sử dụng đối với các đập lớn là vấn đề mang tính khoa học, kinh tế và
thực tiễn vơ cùng to lớn.
Vì vậy, việc “Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phụ gia đến tính chất của bê
tông trọng lực, lựa chọn tổ hợp các loại phụ gia để nâng cao chất lượng cơng trình
thuỷ điện Sông Bạc - Hà Giang” là hết sức cần thiết.
2. Mục đích của Đề tài.
Nghiên cứu ứng dụng các loại phụ gia cho cơng trình bê tơng trọng lực, tìm ra
ảnh hưởng của các loại phụ gia này đến tính chất của bê tông trọng lực thuỷ điện


2

Sơng Bạc - Hà Giang. Từ đó tìm ra được những ảnh hưởng tích cực của phụ gia đến
tính chất của bê tông trọng lực để phát huy và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.
- Dựa vào cơ sở lý thuyết kết hợp với thí nghiệm trong phịng để tìm ra các loại
phụ gia dùng cho bê tông trọng lực.
- Nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước về các loại phụ gia bê tơng dùng
cho cơng trình thuỷ lợi, thuỷ điện.
- Nghiên cứu lý luận kết hợp thực nghiệm trong phòng.
4. Kết quả dự kiến đạt được.
- Đưa ra các loại phụ gia bê tơng dung cho cơng trình thuỷ lợi, thuỷ điện.
- Đưa ra được ảnh hưởng của các loại phụ gia đến tính chất của bê tơng trọng
lực.
- Ứng dụng các loại phụ gia nghiên cứu vào xây dựng cho cơng trình thủy điện
Sơng Bạc - Hà Giang.


3


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ
THI CÔNG BÊ TÔNG TRỌNG LỰC CHO CÁC CƠNG TRÌNH THỦY LỢI,
THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
1.1 Tổng quan về tình hình sử dụng vật liệu và công nghệ thi công bê tông
trọng lực cho các cơng trình thuỷ lợi thuỷ điện trên thế giới.
1.1.1 Tình hình xây dựng đập trên thế giới.
Theo thống kê của hội đập cao thế giới (ICOLD) tính đến năm 2000 trên thế
giới có khoảng 45.000 đập lớn. Năm quốc gia đứng đầu về số lượng đập trên thế
giới là: Trung quốc với 22.000 đập chiếm 48% số đập trên thế giới, Mỹ có 6.575
đập, Ấn Độ có 4.291 đập, Nhật bản có 2.675 đập và Tây Ban Nha có 1.196 đập[8].
Các thống kê về loại đập của ICOLD - 1986 cho thấy đập bê tông trọng lực
chiếm 12% trong tổng số các đập được xây dựng. Trong đó số các đập cao hơn
100m tình hình lại khác, đập bê tơng trọng lực và đập vịm chiếm ưu thế trong đó có
38% là đập bê tơng trọng lực, 21,5% là đập vòm. Từ những năm 60 trở lại đây kỹ
thuật xây dựng đập bê tông trọng lực rất phát triển xuất hiện những đập rất cao như
đập bê tông trọng lực Grand Dixen ở Thủy Điển cao 285m, đập vòm trọng lực
SayanoShushensk ở Nga cao 245m....
Nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công đập bê tông trọng lực và hạ giá thành xây
dựng thì các cơng trình nghiên cứu về đập bê tông đầm lăn – Roller Compacted
Concrete (viết tắt là RCC) đã bắt đầu từ những năm 1960. Đài Loan là nước đầu tiên
thí nghiệm dùng bê tơng đầm lăn, và năm 1963 đập AlpecGra (H= 172m) đã được xây
dựng ở Ý bằng phương pháp bê tông đầm lăn. Sau đó phương pháp này được sử dụng ở
Mỹ, Canada, Anh, Pakistan, Nhật và Brazil,... Tính đến cuối năm 1998, trên thế giới đã
có khoảng 210 đập có chiều cao H>15m được xây dựng bằng công nghệ bê tông đầm lăn
RCC. Năm 1978 Trung Quốc bắt đầu áp dụng kỹ thuật RCC , đến nay Trung Quốc đã và
đang xây dựng 46 đập loại này, trong đó có đập Shapai có H=129m (năm 2001) và là
nước đứng đầu thế giới. Nhật là nước thứ nhì có 40 đập RCC[8].



4

1.1.2 Tình hình sử dụng vật liêu.
1.1.2.1 Xi măng.
Theo ACI 207.1R-96 [21], trong bê tơng khối lớn có thể sử dụng các loại xi
măng sau: Xi măng pooc lăng loại I, II, IV, và V theo tiêu chuẩn ASTM C150, xi
măng puzolan loại P, IP, S, IS, I (PM) và I(SM) theo tiêu chuẩn ASTM C595.
Bảng 1.1 Thống kê sơ lược lượng dùng xi trong đập BTTL trên thế giới
Lượng
STT

Nước

Thống kê số

Loại đập và năm

dùng xi

lượng đập

xây dựng

măng

Ghi chú

(kg/m3)
1


Anh

44

Đập trọng lực
sau 1930

bên trong
223; bên
ngoài 368
Cho rằng
lượng dùng xi

2

Pháp

10

Bên trong

măng thấp

Đập trọng lực,

210, bên

hơn 200,

Đập vịm


ngồi 260,

chống đơng,

325

chống thấm,
chống mài
mịn sẽ thấp

3

Bồ Đào
Nha

5

Đập vòm dầy

200~225

Đập vòm mỏng

225~250

Kiểu trọng lực mố

150
Đập ngăn


4

Thụy
Điển

Đập xây dựng
gần 30 năm
trở lại đây

nước sớm,
275~350

lượng xi măng
230, tro bay
0.9,từng bị


5

phá hoại
Thượng du
5

Thụy Sĩ

270, hạ du

2


250, bên
trong 170
Đập trọng lực
trước 1940
Đập Tùng

6

Mỹ

Nguyên

223
Bên trong
112; bên
ngoài 126
Bên trong

Đập Mã nghĩa

110; bên
ngoài 168

tăng thêm 56
kg xỉ vôi
Tăng thêm 33
kg xỉ vôi

(Nguồn: GS. Phan Như Tranh – Trung Quốc)
1.1.2.2 Cốt liệu cát, đá.

Cát được dùng cho xây dựng đập bê tông trọng lực gồm 2 loại: cát thiên nhiên
và cát nhân tạo. Cát thiên nhiên được khai thác từ tự nhiên ở các lòng sơng, lịng
suối phù hợp với tiêu chuẩn của từng nước.
Cát nghiền đã được sản xuất và sử dụng rất lâu. Theo các nhà sản xuất và sử
dụng ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Đức, Mỹ,… thì hầu như ở tất cả các dây
chuyền sản xuất đá xây dựng đều sản xuất cát nghiền, ở Bồ Đào Nha họ đã kế thừa
của các thế hệ trước vào đầu thế kỷ XX. Các nước thiếu cát tự nhiên phải sử dụng
đến cát nghiền: Bồ Đào Nha, Pháp, Anh, Italia, Venezuela… và cát nghiền đã là
nguồn cốt liệu sử dụng chính cho bê tông ở các vùng thiếu cát tự nhiên. Ở Bồ Đào
Nha hiện có 75 cơ sở sản xuất với tổng công suất khoảng 800.000 tấn/năm. Ở Anh
sản xuất khoảng 700.000 tấn/năm, riêng ở bắc đảo Irland là 450.000 tấn/năm… Đặc
biệt cát nghiền được dùng sản xuất dùng cho xây dựng các đập nước lớn như đập
Sagulinh ở Indonesia từ đá andesite, đập Chonarit trên sông Lakhdar đông


6

Manakesh từ đá vôi, đập Jebha ở Nigieria từ đá granit, đập Grand Maison của Pháp
từ đá gneisquazt, đập Vueltosa của Venezuela [4]. Đặc biệt trong đó Trung Quốc là
quốc gia ứng dụng công nghệ này thành công nhất như đập Tam Điệp sử dụng cát
nghiền cho đập RCC lớn nhất thế giới.
1.1.3 Công nghệ thi công bê tông trọng lực cho các cơng trình thủy lợi, thủy điện
trên thế giới.
Kỹ thuật xây dựng đập bê tông trọng lực với bê tông truyền thống bằng
phương pháp đầm rung (Conventional Vibrated Concrete –CVC) đã được bắt đầu
phát triển từ thập kỷ thứ 2 của thế kỷ XX. Từ đó một giải pháp mới trong công nghệ
xây dựng các đập cao được phát triển, công nghệ đập bê tông trọng lực đã được áp
dụng và phát triển rộng rãi trên toàn thế giới. Hiện nay số lượng đập bê tông trọng
lực trên thế giới cao trên 100m rất nhiều.
Đập bê tông trọng lực thông thường được sử dụng với các thành phần cấp

phối bao gồm: xi măng, cốt liệu, nước trộn và một lượng phụ gia được cho vào để
cải thiện tính chất của bê tông. Cốt liệu đá được sử dụng Dmax lên đến 80mm, lượng
xi măng thường dùng cho 1m3 bê tông trong khoảng 200-250kg. Lượng xi măng
cao, trong quá trình thủy phân của bê tơng sẽ phát sinh ra nhiệt lượng lớn, gây ra
ứng suất nhiệt trong bê tông làm bê tơng co ngót khơng đều dẫn đến hiện tượng nứt
nẻ bê tơng. Vì vậy đập bê tơng trọng lực thường được phân khoảng 15m một khối
theo chiều ngang đập.
Một hình ảnh và cơng nghệ thi cơng đập bê tông trọng lực trên thế giới:
Đập thủy điện Hoover [28] được xếp hạng là một trong 7 cơng trình xây
dựng vĩ đại nhất nước Mỹ, được công nhận là kỳ quan lịch sử quốc gia và là một
trong 100 kỳ quan thế giới ở thế kỷ XX. Đập Hoover được xây dựng
tại Black Canyon thuộc con sơng Colorado. Vị trí của đập nằm giữa hai tiểu
bang Arizona và Nevada. Đập có chiều cao trên 150m, được khởi cơng xây dựng
ngày 20/4/1931, xây dựng chỉ trong 5 năm, kết thúc năm 1936. Kế đến là phần đổ
bê tông cũng được bắt đầu trong cùng năm 1933. Vì bê tơng khi nóng sẽ cong lại và
nguội một cách không đồng đều, các kỹ sư ước tính rằng nếu đập được đổ bê tông


7

một lớp thật dày, thì phải mất đến 125 năm mới nguội đồng đều, kết quả là trong
thời gian đó, đập sẽ bị nứt và bể dần ra từng mảng. Để tránh tình trạng này, đập đã
được xây bằng cách đổ từng lớp bê tơng hình tứ giác khơng có cạnh song song
(trapezoid) liên kết với nhau và chỉ mỏng chừng sáu inches (khoảng 15 cm). Đập
cũng còn được làm nguội bằng những ống dẫn nước phía bên trong và giữa các lớp
bê tông. Lượng bê tông xây đập Hoover nếu được dùng để xây đường hai chiều xe
chạy, thì con đường có thể nối từ thành phố New York ở bờ Đông đến thành
phố San Francisco ở bờ Tây Hoa Kỳ.

Hình 1.1: Đập thủy điện Hoover - Mỹ

Đập Chambon[28] được xây dựng trên sông Romanche trong hạt Isère (38)
thuộc tỉnh Rhône-Alpes miền Tây Nam nước Pháp. Thời gian xây dựng : 19291934. Đập bêtông trọng lực, cao 136,7m là đập cao nhất châu Âu trong khoảng 20
năm. Bề rộng đỉnh đập 5m và móng 70m. Thể tích đập 415 000 m3. Dung tích hồ 51
triệu m3 nước. Lưu vực hồ rộng 220km2 trong vùng Alpes trên biên giới Pháp Italia và Pháp - Thuỵ Sĩ, nơi có phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.


8

Hình 1.2. Đập Chambon - Pháp

Hình 1.3: Đập Miyagase - Nhật Bản


9

Đây là loại đập bê tông trọng lực, là loại đập đa mục tiêu được xây dựng
trong khu vực thành phố Tokyo, trên sông Nakatsu nằm trong hệ thống sông
Sakami trong vòng 50km giữa Tokyo và Yokohama. Chiều cao đập: 156m, Chiều
dài đỉnh đập: khoảng 400m, Thể tích thân đập: Khoảng 2.000.000 m3, Chiều rộng
mặt cắt không tràn: 290,0m.
Nhiệm vụ của cơng trình[28]: Chống lũ: Lưu lượng lũ thiết kế 1.700m3/s tại
vị trí đập; 1.600m3/s được điều tiết để bảo vệ bờ sông Nakatsu, cùng với đập
Shiroyama và các công trình khác ở hạ lưu sơng Sagami,đập làm cơng tác giảm lũ
và bảo vệ đời sống và tài sản nhân dân; Cấp nước uống: Cấp 1.300.000 m3 nước
uống hàng ngày cho 15 thành phố và 9 thị trấn bao gồm cả Yokohama và Kawasali;
cải thiện môi trường sông; phát điện. Nhà máy điện Aikawa 1 và 2 được xây dựng
tại đập chính và đập phụ. Nước sau đập sử dụng cho phát điện với công suất Max
24.200 kw và1.200kw, cấp cho 25.000 hộ dân.
Đập bê tông trọng lực Grande Dixence (Thụy Sỹ) [28] Cao nhất thế giới
285m được xây dựng trên sơng Dixence vào năm 1951-1965. Đập có thể tích 6 triệu

m3 bê tông truyền thống. Chiều dài đập tại đỉnh là 748m, bề rộng ở đỉnh là 14m, ở
chân đập là 200m. Toàn bộ nền đập được gia cố bằng biện pháp khoan phụt sâu
200m và mở rộng bề mặt 100m về mỗi phía.

Hình 1.4: Đập Grande Dixence- Thụy Sỹ.


10

Về xây dựng đập trọng lực thi công theo công nghệ bê tơng đầm lăn (RCC),
tính đến 2005, tồn thế giới đã xây dựng được trên dưới 300 đập BTĐL với khối
lượng tổng cộng khoảng trên 90 triệu m3 BTĐL. Hiện Trung Quốc là quốc gia đang
dẫn đầu về số lượng đập BTĐL sau đó là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Tây Ban Nha.
Bảng 1.2. Số lượng đập BTĐL tại một số nước trên thế giới
Số

Thể

Tỷ lệ

Tỷ lệ

Tên

Số

Thể

Tỷ lệ


Tỷ lệ

Tên

đập

tích

theo

theo

Quốc

đập

tích

theo

theo

Quốc

đã

BTĐL

Gia


đã

xây

3

Gia

3

(10 m )

S.lượng K.lượng
%

BTĐL S.lượng K.lượng

xây (103 m3)

%

dựng

%

%

dựng
Châu á


Châu Âu

T.Quốc

57

28.275

20

30.50

Pháp

6

234

2.1

0.25

Nhật Bản

43

15.465

15.09


16.68

Hy Lạp

3

500

0.7

0.54

Kyrgystan

1

100

0.35

0.11

Italy

1

262

0.35


0.28

Thái Lan

3

5.248

1.05

5.66

Nga

1

1.200

0.35

1.29

Inđonesia

1

528

0.35


0.57

T.B.Nha

22

3.164

7.72

3.41

Tổng:

105

49.616

36.8

53.56

Tổng:

35

5.384

11.9


5.81

Nam Mỹ

Châu Phi

Argentina

1

590

0.35

0.64

Algeria

2

2.760

0.7

2.98

Brazil

36


9.440

12.63

10.18

Angola

1

757

0.35

0.82

Chile

2

2.170

0.7

2.34

Eritrea

1


187

0.35

Colombia

2

2.974

0.7

3.21

Ma Rốc

11

2.044

3.86

2.20

Mexico

6

840


2.1

0.91

Nam Phi

14

1.214

4.91

1.31

Tổng:

51

16.014

16.48

17.27

Tổng:

29

6.962


10.17

7.51

Bắc Mỹ

Châu úc

Canada

2

622

0.7

0.67

Australia

9

596

3.15

0.64

Hoa Kì


37

5.081

12.98

5.48

Khác

17

7.534

5.96

8.13

Tổng:

39

5.703

13.68

6.15

285


92.712

Tổng
trên TG


11

Từ khi ra đời cho đến nay, việc xây dựng đập BTĐL đã và đang phát triển
theo các hướng chính [6] :
+ Bê tơng đầm lăn nghèo chất kết dính (CKD) (hàm lượng CKD < 99kg/m3)
do USACE - Mỹ phát triển dựa trên công nghệ thi công đất đắp;
+ Bê tơng đầm lăn có lượng CKD trung bình (hàm lượng CKD từ 100 đến
149 kg/m3);
+ Bê tông đầm lăn giàu CKD: (hàm lượng CKD > 150 kg/m3) được phát triển
ở Anh. Việc thiết kế thành phần BTĐL được cải tiến từ bê tông thường và việc thi
công dựa vào công nghệ thi cơng đập đất đắp;
Ngồi ra cịn một hướng phát triển BTĐL khác đó là hướng phát triển RCD
của Nhật bản (Japannese Roller Compacted Dams), chuyển từ đập trọng lực bê
tông thường sang sử dụng BTĐL. Theo hướng này, BTĐL có lượng CKD nằm giữa
loại BTĐL có lượng CKD trung bình và loại BTĐL có lượng CKD cao.
Sau hơn 30 năm ứng dụng trên thế giới, công nghệ xây dựng đập BTĐL liên tục
được cải tiến cả về vật liệu chế tạo và kỹ thuật thi công. Cho tới nay, đập BTĐL
được thi công xây dựng ở nhiều nước thế giới, ở nơi có nhiệt độ mơi trường từ rất
thấp cho đến rất cao và có thể trong cả những vùng thường xuyên có mưa lớn.
1.2 Tổng quan về tình hình sử dụng vật liệu và cơng nghệ thi cơng bê tơng
trọng lực cho các cơng trình thuỷ lợi thuỷ điện ở Việt Nam.
1.2.1 Tình hình xây dựng đập bê tông trọng lực ở Việt Nam.
Thời kỳ trước những năm 30 của thế kỷ XX, ở nước ta đã xuất hiện một số
đập bê tông trọng lực nhưng mới chỉ là những đập thấp có chiều cao khoảng 5m đến

10m, chưa có những đập lớn. Các đập có kết cấu đơn giản, thi công nhanh bằng thủ
công, kỹ thuật không phức tạp ngoại trừ đập Đồng Cam, tỉnh Phú Yên do đặc điểm
thủy văn của sông Đà Rằng. Phần lớn công việc từ thiết kế, chỉ đạo thi công là do
các kỹ sư Pháp thực hiện. Xi măng nhập từ châu Âu, cấp phối bê tông chủ yếu dựa
vào các kết quả nghiên cứu của nước ngồi, chưa có những giải pháp và công nghệ
thi công phù hợp với Việt Nam[8].


12

Giai đoạn từ năm 1930 đến 1945 người Pháp tiếp tục xây dựng ở nước ta một
số đập bê tông trọng lực như đập dâng Đô Lương, Nghệ An làm nhiệm vụ cấp nước
tưới, đập Đáy ở Hà Tây có nhiệm vụ phân lũ, một số đập dâng nhỏ khác như đập
dâng An Trạch ở Quảng Nam, đập dâng Cẩm Ly ở Quảng Bình...
Bảng 1.3. Một số đập bê tơng lớn được xây dựng ở Việt Nam
Giai đoạn trước năm 1945[8]
TT

Tên

Địa điểm xây dựng

Năm xây dựng

1

Cầu Sơn

Sông Thương-Bắc Giang


1902

2

Liễn Sơn

Sông Phó Đáy

3

Bái Thượng

Sơng Chu-Thanh Hóa

4

Thác Huống

Sơng Cầu-Thái Ngun

1922-1929

5

Đồng Cam

Sơng Đà Rằng-Phú Yên

1925-1929


6

Đô Lương

Sông Cả-Nghệ An

1934-1937

1914-1917
1920

Giai đoạn từ năm 1945 đến 1975, đất nước xẩy ra chiến tranh nên việc tập
trung xây dựng các cơng trình thủy lợi lớn bị hạn chế. Trong thời kỳ này chưa có
đập bê tơng trọng lực cao nhưng cũng đã xây dựng một số đập tràn thấp như đập
tràn thủy điện Thác Bà, đập tràn thủy điện Cấm Sơn, Đa Nhim... Kỹ thuật xây dựng
ở phía bắc chủ yếu của Liên xơ(cũ) và của Trung Quốc, Ở phía Nam là của Nhật...
Từ Năm 1975 đến nay, nước ta bước vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa-hiện đại
hóa nên các cơng trình thủy lợi, thủy điện được xây dựng khắp cả nước, và đập bê
tông cũng trở nên khá phổ biến với quy mơ và hình thức ngày càng phong phú. Đầu
mối các cơng trình thủy lợi, thủy điện như: PleiKrong, Sê San 3 và Sê San 4, Bản
Vẽ, Thạch Nham, Tân Giang, Lịng Sơng, Bắc Hà, Tà Thàng, Đồng Nai 3 và Đồng
Nai 4... Và đập tràn ở các đầu mối thủy điện Hịa Bình, Tun Quang... là những
đập bê tông với khối lượng lớn đến hàng triệu m3 bê tông, chiều cao đập từ 70138m. Việt Nam đã và đang sử dụng thành công kỹ thuật và công nghệ hiện đại để
xây dựng các đập bê tơng trọng lực có quy mơ cả về chiều cao và khối lượng bê
tông ngày một lớn.


13

1.2.1 Tổng quan về tình hình sử dụng vật liệu.

Bê tơng trọng lực dùng cho các cơng trình thủy lợi, thủy điện chủ yếu là bê
tông khối lớn. Theo tiêu chuẩn của Mỹ (ACI 116R – 90), bê tông khối lớn được
định nghĩa là một thể tích bê tơng có kích thước đủ lớn, u cầu phải có biện pháp
đối phó với sự phát nhiệt do xi măng thủy hóa và theo đó là sự biến đổi thể tích gây
ra nứt nẻ.
Ở Việt Nam hiện nay, khi xây dựng đập bê tông trọng lực thường sử dụng 2
loại bê tông: Bê tông thường (Conventional Vibrated Concrete –CVC); Bê tông
đầm lăn ( Roller Compacted Concrete – RCC).
Bê tông thường CVC được ứng dụng nhiều ở Việt Nam từ trước đến nay để xây
dựng các đập bê tông trọng lực như đập Thác Bà, Hịa Bình, Trị An, Nham Thạch,
Hàm Thuận, Đa My, và mới đây là đập Tân Giang, Lịng Sơng, Tà Thàng,... Gần
đây RCC được sử dụng xây dựng hàng loạt đập bê tơng trọng lực như đạp Định
Bình, A Vương, Sê San 4, Sơn La, Bản Chát,...
1.2.2.1. Xi măng
Như chúng ta đã biết, trong đập bê tông trọng lực q trình đơng kết bê tơng,
sự thủy hóa của xi măng sinh ra lượng nhiệt lớn làm giãn nở thể tích bê tơng, sự tỏa
nhiệt và co ngót của bê tông sinh ra ứng suất nhiệt trong bê tông gây ra hiện tượng
nứt nẻ bề mặt. Vì vậy trong thực tế xây dựng đập bê tông ngày nay người ta đã chú
trọng dùng bê tơng ít tỏa nhiệt. Để đảm bảo tính ổn định của bê tơng khối lớn cần
chú ý chọn dùng các vật liệu thích hợp.
Xi măng ít tỏa nhiệt phải có lượng nhiệt phát ra khi xi măng thủy hóa (xác
định theo phương pháp termot) sau 3 ngày không lớn hơn 45-50cal/g, sau 7 ngày
không lớn hơn 50-60cal/g.
Ở nước ta đã ban hành tiêu chuẩn xi măng ít tỏa nhiệt quy định nhiệt thủy
hóa sau 7 ngày không lớn hơn 60cal/g, nhưng thực tế hầu như chưa sản xuất, nên
trên thị trường xi măng ở nước ta khơng có mặt xi măng ít tỏa nhiệt, mà chỉ có loại
xi măng pooc lăng hỗn hợp (PCB) pha khoảng 15-20% phụ gia khống hoạt tính và
phụ gia trơ.



14

1.2.2.2 Phụ gia
Phụ gia được dùng trong bê tông thủy cơng, bê tơng trọng lực: Phụ gia
khống hoạt tính, phụ gia hóa học.
Phụ gia khống hoạt tính (PGK) có thể là Puzolan, tro bay, xỉ lò cao dạng hạt.
Phụ gia giảm nước (tăng dẻo và siêu dẻo) được pha vào bê tông để giảm tỷ lệ
N/(X+PGK) trong bê tông, phụ gia chống thấm. Loại phụ gia, yêu cầu kỹ thuật và
sử dụng phụ gia được quy định trong các tiêu chuẩn nghành thủy lợi 14TCN 1041999 đến 14TCN 109-1999 và 14TCN 114-2001.
1.2.2.3 Cốt liệu cát, đá
Cát, đá dùng cho bê tông thủy công, bê tông khối lớn phải đạt được các yêu
cầu nêu trong các tiêu chuẩn của nhà nước TCVN 1770-1986, TCVN 1772-1987 và
tiêu chuẩn nghành thủy lợi 14TCN 68-2002 và 14TCN 70-2002.
Cát vàng dùng cho bê tông các cơng trình thủy lợi, thủy điện là rất lớn, chủ yếu là
các nguồn cát thiên nhiên được khai thác từ các lịng sơng, lịng suối. Ngày nay,
cùng với nhu cầu phát triển và xây dựng các cơng trình thủy lợi, thủy điện tăng
nhanh, đặc biệt là sự phát triển của đập bê tông trọng lực với khối lượng bê tông rất
lớn đòi hỏi nguồn cát cung cấp cũng rất lớn. Nếu chỉ dùng cát khai thác tự nhiên thì
sẽ khơng đủ, chính vì vậy hiện nay chúng ta đã và đang nghiên cứu cát nghiền, và
đã được ứng dụng tại một số cơng trình....
Các cơng trình ở Việt Nam đã nghiên cứu và sử dụng cát nghiền để thay thế
một phần hoặc toàn bộ cát tự nhiên như là đập thủy điện A Vương thay thế một
phần cát tự nhiên, đập Sơng Tranh 2, đập Sơn La thay thế tồn bộ cát tự nhiên bằng
cát nghiền nhân tạo, đập Huội Quảng, đập Bản Chát, Đồng Nai 3& Đồng Nai 4.
Cốt liệu đá dăm dùng cho các cơng trình thủy lợi thủy điện chủ yếu được khai
thác tại chỗ tại các mỏ đá ở cơng trình. Đá đào móng cơng trình đầu mối, cơng trình
ngầm được gom, chọn lọc và vận chuyển đến trạm nghiền, cung cấp cho việc sản
xuất bê tông.
1.2.3 Công nghệ thi công bê tông trọng lực các cơng trình thủy lợi thủy điện ở
Việt Nam.



15

Ở Việt Nam hiện nay, khi xây dựng đập bê tông trọng lực thường sử dụng 2
loại bê tông: Bê tông thường (Conventional Vibrated Concrete –CVC); Bê tông
đầm lăn ( Roller Compacted Concrete – RCC).
Kỹ thuật thi công bê tông trọng lực bằng bê tông thường theo phương pháp đầm
rung (CVC) được phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam từ những năm 1975, cho đến nay
loại đập bê tông này vẫn đang được ứng dụng rộng rãi.
Bảng 1.4. Một số đập bê tơng trọng lực ở Việt Nam
Cơng
suất
lắp
máy
(MW)

STT

Tên cơng trình

Chiều
cao
đập
(m)

1

Đập dâng -A Lưới


49,5

2

Đập tràn - Sererepok 4

-

Đăk Lăk

3

TĐ Đồng Nai 4

127,5

Đăk Nông

319.413

-

4

Đập tràn - Sông Ba hạ

50

Phú Yên


336.393

-

5

Tràn xả lũ – Sông Hinh

-

Phú Yên

76.884

-

6

Hồ chứa nước Nước Trong

69

Quảng Ngãi

446.000

-

7


CTTL Sa Lung

7,5

Quảng Trị

27.280

-

8

Đập BTTL - Lịng Sơng

62

Bình Thuận

108.308 2001-2005

9

Đập BTTL - Tân Giang

37,5

Ninh Thuận

23.075


10

Hồ chứa nước Định Bình

54,3

Bình Định

11

Thạch Nham

27

Quảng Ngãi

35.000

12

Thủy điện Sông Bạc

Hà Giang

-

13

Thủy Điện Tà Thàng


38,8

60

Lào Cai

-

14

Đa'mbri

55

75

Lâm Đồng

-

15

Yaly

60

720

Gia Lai


-

16
17

Thác Bà
Thủy điện Bác Hà

45

120
90

Yên Bái
Lào Cai

Địa điểm xây
dựng

KLBT
truyền
thống
(m3)

Năm xây
dựng

Thừa Thiên Huế 137.342 2007-2010
156.895 2007-2010


1998-2002

250.000 2004-2008
1986-1990
2009-2012
1993-2003

150.000
2007-2010

Đập bê tông đầm lăn (RCC) là một cơng nghệ mới được hình thành và phát
triển ở Việt Nam vào những thập kỷ cuối của thế kỷ XX. Ưu điểm nổi bật của công


16

nghệ bê tông đầm lăn là khắc phục được nhược điểm của bê tông khối lớn, rút ngắn
được thời gian xây dựng so với công nghệ đập bê tông truyền thống nên ngày nay
nó được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới. Công nghệ này được áp dụng vào nước ta
vào những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX nhưng đã có một tốc độ phát triển
khá nhanh. Hiện nay Việt Nam đã và đang thiết kế, xây dựng nhiều đập bê tơng
đầm lăn. Dự tính đến năm 2015 nước ta xây dựng được 24 đập loại này, trong đó có
nhiều đập cao, đập Sơn La cao 138m, đập thủy điện Bản Vẽ cao hơn 100m.
Bảng 1.5: Một số đập BTĐL đã hoàn thành và đang thi cơng ở Việt Nam
STT

Tên

Tỉnh


Chiều

Tình trạng

cao

1

Sơn La

Sơn La

138

Hồn thành

2

Bản Vẽ

Nghệ An

136

#

3

A Vương


Quảng Nam

82

#

4

Sơng tranh 2

Quảng Nam

95

#

5

Pleikrong

Kon Tum

71

#

6

Sê San 4


Gia Lai

71

#

7

Địng Nai 3

Đăk Nơng

108

#

8

Định Bình

Bình Định

54

#

9

Bình Điền


Thừa Thiên Huế

70

#

10

Hương Điền

Thừa Thiên Huế

75

#

11

Đồng Nai 4

Lâm Đồng

128

Đang thi công

12

Bản Chát


Lai Châu

130

Đang thi công

13

Nước Trong

Quảng Ngãi

68

#

14

DaKmi 4

Quảng Nam

90

#

15

Đồng Nai 2


Đakrông

79

#

16

Đồng Nai 5

Đồng Nai

72

#

17

Sông Bung 4

Quảng Nam

114

#

18

Trung Sơn


Thanh Hóa

85

#


17

Một số hình ảnh về đập bê tơng trọng lực ở Việt Nam.

Hình 1.5: Thượng lưu đập thủy điện Sơn La

Hình 1.6 : Phối cảnh thủy điện Lai Châu.


×