Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề Thi HKI - Sử 11 (2010-2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.04 KB, 4 trang )

Câu 1.(4 điểm)
Vì sao:
a. Năm 1917, nước Nga có đến hai cuộc cách mạng: cách mạng dân chủ tư sản
tháng Hai và cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười ?
b.Từ tháng 2 đến tháng7, Lê nin quyết định giành chính quyền bằng con đường
hòa bình?
Câu 4.(4 điểm)
Vai trò của Lênin đối với phong trào công nhân Nga và Cách mạng Nga (từ đầu
thế kỷ XX đến năm 1918)
Câu 2: ( 5 điểm)
Vì sao Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa, trở thành một
cường quốc?
Câu 3: Em hãy phân tích tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?
(4 điểm)
Câu 4: Cải cách Minh trị ở Nhật Bản (1868), cải cách Rama V ở Xiêm (1892) và cuộc
Duy tân năm Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc có những điểm gì giống và khác nhau?
Từ đó có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì?( 6 điểm)
a. Năm 1917, nước Nga có đến hai cuộc cách mạng
Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai và cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng mười vì có đầy đủ
những tiền đề khách quan và chủ quan:
Điểm
- Sau cải cách nông nô 1861, CNTB phát triển mạnh mẽ ở Nga, và từ đầu thế kỷ XX nước
Nga đã chuyển lên CNĐQ. Quá trình tập trung sản xuất, tập trung tư bản diễn ra mạnh, hình thành
những công ty độc quyền. Tư bản tài chính cũng ra đời…CNĐQ đã tạo ra những tiền đề kinh tế và
chính trị cho cách mạng bùng nổ.
- Việc Nga hoàng đưa nước Nga tham gia vào chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho nước Nga
trở thành nơi tập trung cao độ những mâu thuẫn của CNĐQ
+ Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Nga với chế độ Nga hoàng.
+ Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản.
+ Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
+ Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với các đế quốc khác.


- Năm 1917, chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy chế độ chuyên chế Nga hoàng đến bờ vực
của sự sụp đổ. Kinh tế bị tàn phá, suy sụp…Nạn đói xảy ra trầm trọng…Chính quyền Nga hoàng
thối nát và bất lực. Các tầng lớp nhân dân lao động không thể sống như trước được nữa. Nước Nga
trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa mà cách mạng có thể chọc thủng.
- Nhân tố quyết định là giai cấp vô sản Nga đã trưởng thành và đủ sức làm cách mạng; đã có
một đảng cách mạng chân chính (Đảng Bônsêvich) đứng đầu là Lênin, từng được diễn tập qua cuộc
cách mạng 1905-1907.
- Các cuộc cách mạng ở Nga trong năm 1917 đã được chuẩn bị đầy đủ về mặt tư tưởng, lý
luận :
+ Khi giai cấp tư sản thoả hiệp với chế độ chuyên chế, không dám làm cách mạng tư sản,
Lênin chỉ rõ giai cấp vô sản Nga phải tiến hành cách mạng dân chủ tư sản, lật đổ chế độ Nga hoàng
để sau đó tiến lên làm cách mạng XHCN
+ Lợi dụng tình hình chiến tranh thế giới, Lênin đưa ra khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
thành nội chiến cách mạng
+ Sau khi cách mạng DCTS tháng Hai thắng lợi, Đảng Bônsêvích và Lênin đã có đường lối,
sách lược đúng đắn, kịp thời để đưa đến thắng lợi của cách mạng XHCN tháng Mười
- Với chiến tranh thế giới thứ nhất, các đế quốc bận tham chiến, không kịp can thiệp vào nước
Nga, là nhân tố khách quan thuận lợi
0,25
0,25
0,25
Thế b. Giành chính quyền bằng con đường hòa bình:
- Sau Cách mạng tháng Hai, nước Nga xuất hiện tình hình 2 chính quyền song song tồn tại: Chính phủ
tư sản lâm thời và các Xô viết đại biểu công nhân binh lính, đứng đầu là xô viết Pêtơrôgrat.
- Lênin đưa ra luận cương tháng Tư, chỉ rõ nhiệm vụ là chuyển cách mạng dân chủ tư sản sang

cách mạng XHCN, chủ trương "tuyệt đối không ủng hộ Chính phủ lâm thời" và đưa ra khẩu hiệu
"Tất cả chính quyền về tay các xô viết".
- Lúc này giai cấp tư sản chưa sử dụng bạo lực chống lại cách mạng; vũ khí ở trong tay nhân
dân, sức mạnh ở về phía quần chúng; và Đảng (B) hoạt động công khai nên có thể giành chính
quyền bằng con đường hoà bình. Tuy nhiên đây là điều kiện quí và hiếm nên Lênin cũng chủ
trương phải chuẩn bị lực lượng vũ trang để khi cần thiết thì khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền .
- Giành chính quyền bằng con đường hoà bình, trước hết là đấu tranh chính trị, bãi công, biểu
tình, tuần hành...gây sức ép, từng bước vạch mặt bọn Mensêvích và XHCM, vạch mặt Chính phủ
lâm thời, đòi chính phủ thực hiện: “hòa bình, ruộng đất, bánh mì”, làm cho Chính phủ lâm thời
khủng hoảng, phải từ chức, chuyển giao "Tất cả chính quyền về tay các xô viết" .
- Bước thứ hai là đấu tranh trong nội bộ các xô viết, bãi miễn bọn Menseevích, đưa những
người Bônsêvích lên nắm các xô viết. Như thế, hoàn thành giành chính quyền bằng con đường
hoà bình, không đổ máu.
(0,25 0,25
(0,25( 0,25
(0,25( 0,5
(0,25( 0,25
(0,25( 0,25
1.Vai trò
a. Thực hiện nhiệm vụ lịch sử kết hợp với chủ nghĩa Mác với phong trào công
nhân Nga, thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga (1903).
b. Đề ra lý luận Cách mạng
+ Phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác trong thời đại chủ nghĩa Đế quốc
Mác nói:“Chủ nghĩa Đế quốc là đêm trước của Cách mạng vô sản”
Lênin phát triển:“Trong thời đậi của Chủ nghĩa Đế quốc do sự phát triển không
đồng đều của Chủ nghĩa Tư bản - Cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắng lợi ở
một số nước ,thậm chí là nột nước riêng lẻ của Chủ nghĩa Đế quốc” hay “Câch
mạng vô sản sẽ nổ ra và thành công ở khâu yếu nhất trong chuỗi các nước Đế
quốc và khâu yếu nhất đó là nước Nga”…
+ 1914, chiến tranh Thế giới thứ nhất bùng nổ - Nga Hoàng tham gia chiến

tranh Đế quốc, nước Nga lâm vào khủng hoảng mọi mặt - Lênin đề ra khẩu
hiệu “Biến chiến tranh Đế quốc thành nội chiến Cách mạng”
c.Đề ra đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn và sáng tạo
+ Đường lối chiến lược
Trong luận cương cách mạng (4-1905)
Điểm
0,25
0,5
0,5
-Nhiệm vụ của giai cấp vô sản Nga: Lãnh đạo Cách mạng dân chủ tư sản, thực
hiện liên minh công nông , đánh đổ thống trị của Nga Hoàng, sau đó tiến lên
Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Đường lối sách lược
- Sau Cách mạng Tháng Hai 1917, nước Nga xuất hiện tình trạng 2 chính
quyền song song tồn tại:
Chính quyền của giai cấp tư sản (chính phủ lâm thời)
Chính quyền của công nhân và binh lính (Chính quyền Xô Viết)
=> Lênin và Đảng Bônsêvích chủ trương chuyển Cách mạng Dân chủ tư sản sang
Cách mạng Xã hội chủ nghĩa chuyển chính quyền từ tay giai cấp tư sản sang giai
cấp vô sản
- Từ tháng 2→7/1917, khi điều kiện cho phép chủ trương đấu tranh bằng
phương pháp hòa bình để tránh đổ máu cho nhân dân.
-Từ tháng 7→10/1917, điều kiện đấu tranh hòa bình không còn nữa, nhanh
chóng chuyển sang đấu tranh vũ trang. Giành chính quyền về tay Xô Viết
- 11/1918, chiến tranh thế giới kết thúc, 14 nước Đế quốc bao vây nước Nga,
Lênin đề ra chính sách “Cộng sản thời chiến”.
d.Chỉ đạo phong trào công nhân và Cách mạng Nga kịp thời, sáng suốt
+ Chỉ đạo các hoạt động của quần chúng
-2/1917, hướng dẫn phong trào bãi công của công nhân thành tổng bãi công và
chuyển sang khỡi nghĩa vú trang.

- 4/1917, khi Chính phủ lâm thời gửi công hàm cho Đồng minh cam kết sẽ
tiếp tục chiến tranh , lãnh đạo quần chúng xuống đường đấu tranh đòi:”Hòa
bình, ruộng đất, bánh mì…”
-7/1917, nghe tin quân Nga liên tiếp thất bại ở ngoài mặt trận quần chúng
Pêtơ- rôgrat phẫn nộ, lãnh đạo quần chúng xuống đường đấu tranh với tính chất
hòa bình …
- Chớp thời cơ khởi nghĩa 24.10.1917
+ Nắm vững quy luật bạo lực Cách mạng đề ra phương pháp đấu tranh
phù hợp.
- Kết hợp đấu tranh chính trị (míttinh, biểu tình,...) với đấu tranh vũ trang,
khởi nghĩa vũ trang.
- Giành chính quyền từng bước :giành chính quyền ở thủ đô trước sau đó
giành chính quyền trong cả nước…
+ Đưa ra khẩu hiệu kịp thời, phù hợp:
- Sau Cách mạng Tháng Hai 1917,“Tất cả chính quyền về tay Xô-Viết”
“Tuyệt đối không ủng hộ chính phủ lâm thời “
- 11/1918:chiến tranh thế giới thứ nhất 14 Đế quốc bao vây nước Nga: “Tổ
quốc lâm nguy, tất cả cho tiền tuyến”…
e.Trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa Pêtơrôgrat
-Tối 24.10.1917, Người đến viện Xmonưi trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa giành
chính quyền ở thủ đô Pêtơrôgrat
2.Kết luận: Lênin có vai trò rất quan trọng, có tính chất quyết định đối với
những thắng lợi của phong trào công nhân và cách mạng Nga đầu thế kỷ XX.
0,75
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
Câu 2: Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa, trở thành một cường quốc

vì: Đứng trước cuộc khủng hoảng 1868 Thiên hoàng Minh trị tiến hành cải cách :
Điểm
- Nội dung:
+ Chính trị: thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới , thực hiện quyền
bình đẳng giữa các công dân.
+ Kinh tế: thống nhất tiền tệ, thị trường, mua bán ruộng đất , phát triển kinh tế tư
bản ở nông thôn. (1 điểm)
+ Quân sự: tổ chức và huấn luyện theo kiểu Phương Tây, chế độ nghĩa vụ.
+ Giáo dục: thực hiện giáo dục bắt buộc, giảng dạy khoa học kỷ thuật
- Ý nghĩa: Mở đường cho CNTB phát triển, Nhật giành được nền độc lập.
Câu 3:
- Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc, Phi nghĩa.
- Phân tích:
+ Chiến tranh diễn ra giữa các nước đế quốc nhằm mục đích phân chia lại thuộc địa, thị
trường thế giới và nhằm thoả mãn tham vọng của các nước đế quốc.
+ 99 % các nước tham chiến là phi nghĩa (trừ Xec-bi).
+ Chiến tranh để lại những hậu quả nặng nề: Thiệt hại về người và của cải…;chiến tranh
không mang lại lợi ích gì cho nhân dân lao động trong khi đó mọi gánh nặng của chiến tranh
đều đổ lên vai nhân dân lao động nhưng lại là cơ hội làm giàu cho giai cấp tư sản, đặc biệt là
Mĩ.
Câu 4:
- Giống nhau:
+ Mục đích: mở đường cho CNTB phát triến, đưa đất nước tiến lên theo con đường TBCN.
+ phương pháp tiến hành: Từ trên xuống.
- Khác nhau:
+ Hoàn cảnh tiến hành:
∙ Ở Trung Quốc, Xiêm: các nước tư bản phương Tây đã đạt được khu vực ảnh
hưởng( quyền lợi về chính trị)
∙ Ở Nhật Bản: các nước đế quốc mới chỉ kí được các hiệp ước bất bình đẳng( quyền lợi về
kinh tế)

+ Kết quả:
∙ Nhật Bản thoát khỏi hoạ ngoại xâm và đưa đất nước phát triển mạnh lên chủ nghĩa tư bản.
∙ Ở Trung Quốc cải cách không thành công do sự chống đối của các phần tử bảo thủ trong
triều đình và Trung Quốc trở thành nước nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
∙ Ở Xiêm cải cách trong chừng mực nào đó cũng tạo điều kiệnc ho CNTB phát triển, nhưng bị
lệ thuộc nhiều và Anh và Pháp.
- Bài học: Tính thời cơ; đấu tranh chống tư tưởng bảo thủ; vai trò của quần chúng….

1
1
1
1
1

×