Tải bản đầy đủ (.pdf) (546 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng giải pháp phân bổ và điều hòa nguồn nước bảo vệ môi trường khu vực hạ du sông trà khúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.48 MB, 546 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài
Trà Khúc là một lưu vực sông lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi có diện tích lưu vực
3240 km2 chiếm khoảng 55% diện tích tự nhiên của tỉnh. So với các lưu vực sông
khác trong vùng ven biển miền Trung lưu vực sơng Trà Khúc có nguồn nước đến
thuộc loại rất phong phú với mơ đuyn dịng chảy năm trung bình nhiều năm tới trên
70 l/s.km2, tuy nhiên ở khu vực hạ lưu từ đập Thạch Nham ra đến cửa sông, nhất là
đoạn sông chảy qua thành phố Quảng Ngãi trong những năm gần đây ln xảy ra
tình trạng cạn kiệt và thiếu nguồn nước trong các tháng mùa kiệt. Điều đó đã và
đang ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội của thành phố Quảng Ngãi và
dân cư ở khu vực hạ lưu.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng suy thối cạn kiệt nguồn nước ở khu
vực hạ lưu như trên. Ngoài nguyên nhân khách quan do sự biến động rất lớn theo
thời gian của nguồn nước đến với 70-75% lượng nước tập trung trong 3 tháng mùa
lũ (X-XII), còn lại trong 9 tháng mùa kiệt chỉ có 25-30% lượng nước của sơng, cịn
có các ngun nhân chủ quan do các hoạt động phát triển KTXH chưa hợp lý con
người gây ra, thí dụ như khai hoang một cách quá mức đất ở thượng lưu của dân cư
để lấy đất trồng sắn đã làm suy giảm đáng kể diện tích rừng ở thượng nguồn hoặc
việc lấy quá mức nguồn nước đến tự nhiên của sông để sử dụng cho tưới và các yêu
cầu khác của đập Thạch Nham khiến cho ở hạ lưu khơng cịn đủ nước phân bổ cho
duy trì hệ sinh thái và mơi trường dịng sơng.
Nguồn nước của sơng Trà Khúc có vai trị vơ cùng quan trọng để phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi nên cần phải khai thác sử dụng một cách hợp lý
đáp ứng các nhu cầu sử dụng của con người và cả cho môi trường.
Việc nghiên cứu đánh giá nguồn nước và các nhu cầu sử dụng nước từ đó
xem xét các phương án điều hòa nguồn nước và phân bổ một cách hợp lý nguồn
nước đến đập Thạch Nham cho các nhu cầu sử dụng ở hạ lưu và cho môi trường là



2

rất cần thiết để lập lại sự cân bằng giữa nguồn nước đến, các nhu cầu sử dụng và
từng bước khắc phục suy thoái cạn kiệt nguồn nước ở khu vực hạ lưu.
Luân văn với tiêu đề “Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dưng giải pháp phân
bổ và điêu hịa nguồn nước bảo vệ mơi trường khu vực hạ du sông Trà Khúc” đã
được xây dựng và thực hiện để giải quyết vấn đề trên, góp phần cho khai thác sử
dụng hợp lý và bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông, đặc biệt là khu vực hạ du.

2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận văn có các mục đích nghiên cứu sau đây:
- Nghiên cứu đưa ra được cơ sở khoa học cho giải quyết bài tốn phân bổ,
điều hồ nguồn nước đến đập Thạch Nham cho sử dụng ở khu vực hạ du như là xây
dựng bài toán, đề xuất các nguyên tắc phân bổ nguồn nước, đánh giá khả năng bổ
sung nguồn nước cho đập Thạch Nham .
- Nghiên cứu đưa ra được giải pháp điều hoà và phân bổ hợp lý nguồn nước
đến đập Thạch nham cho sử dụng ở khu vực hạ du, từng bước khắc phục tình trạng
suy thối cạn kiệt nguồn nước như hiện nay.

3. Phương pháp nghiên cứu và công cụ sử dụng
Phương pháp nghiên cứu
1) Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
2) Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
3) Phương pháp phân tích thống kê
4) Phương pháp tính tốn cân bằng nước
Cơng cụ sử dụng
Tin học, máy tính, phần mềm hoặc một số chương trình phục vụ việc tính
tốn, phân tích cơ sở, phương án trong đề tài.

4. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian vùng nghiên cứu của là hạ lưu sông Trà Khúc tính từ
sau đập Thạch Nham ra đến cửa sơng.
Tài ngun môi trường nước nghiên cứu trong luận văn là tài nguyên môi
trường nước mặt.


3

5. Nội dung của luận văn
Luận văn gồm các nội dung chủ yếu sau:
(1). Đánh giá tài nguyên nước và khai thác sử dụng nước lưu vực sông trà
khúc và xây dựng bài tốn phân bổ và điều hịa nguồn nước của lưu vực sông cho
sử dụng ở khu vực hạ du.
(2). Phân tích và đề xuất các nguyên tắc cho khai thác sử dụng, phân bổ và
điều hòa nguồn nước lưu vực sông Trà Khúc cho sử dụng ở khu vực hạ du.
(3). Nghiên cứu các phương án phân bổ và điều hịa nguồn nước sơng Trà
khúc cho sử dụng ở khu vực hạ du và đề xuất các ý kiến về khai thác sử dụng hợp lý
nguồn nước, từng bước khắc phục tình trạng suy thối can kiệt nguồn nước ở khu
vực hạ lưu.
Luận văn được trình bày trong 82 trang đánh máy, bao gồm phần mở đầu,
phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung gồm 3 chương với các tiêu đề các
chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu lưu vực sông Trà Khúc và yêu cầu nghiên cứu chia sẻ,
phân bổ nguồn nước.
Chương 2: Nghiên cứu cơ sở khoa học về phân bổ và điều hòa nguồn nước
đến đập Thạch Nham cho sử dụng ở khu vực hạ lưu sông Trà Khúc.
Chương 3: Nghiên cứu giải pháp phân bổ nguồn nước đến Thạch Nham cho
các nhu cầu sử dụng và bảo vệ môi trường nước khu vực hạ du sông Trà Khúc.



4

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LƯU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC VÀ YÊU
CẦU NGHIÊN CỨU CHIA SẺ PHÂN BỔ NGUỒN NƯỚC
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Bắt nguồn từ vùng núi cao KonPlong tỉnh Kon Tum ở độ cao 1500m, hệ
thống sông Trà Khúc là hệ thống sông lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, với diện tích lưu
vực 3240km2(chiếm khoảng 55% diện tích tự nhiên của tỉnh).
Lưu vực sông Trà Khúc nằm trên các huyện Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Ba
Tơ, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, thị xã Quảng Ngãi và một phần huyện Kon
Plong tỉnh Kon Tum. Ranh giới lưu vực phía Bắc giáp lưu vực sơng Trà Bồng, phía
Nam giáp lưu vực sơng Vệ, phía Tây giáp lưu vực sơng Sê San, phía Đơng giáp
Biển Đơng (bản đồ lưu vực hình 1.1). Phần trung và thượng nguồn sơng Trà Khúc
được tính từ vùng núi cao KonPlong đến Thạch Nham, có dạng địa hình chủ yếu là
đồi núi, chảy theo hướng Nam-Bắc, đến Thạch Nham chảy theo hướng Tây-Đông,
đổ ra biển qua cửa Cổ Lũy. Phần hạ lưu sông được tính từ đập Thạch Nham đến cửa
biển, có dạng địa hình đồng bằng, chiếm 1/3 diện tích lưu vực. Sơng có chiều dài
135 km, diện tích lưu vực 3240 km2, diện tích tính đến Thạch Nham 2840 km2, mật
độ lưới sơng 0,39 km/km2, độ cao bình qn lưu vực 550m, chiều dài lưu vực 123
km, chiều rộng trung bình lưu vực 26,3 km, độ dốc bình quân lưu vực 18,5%.


5

Hình 1.1. Bản đồ lưu vực sơng Trà Khúc
1.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình có dạng phức tạp núi và đồng bằng xen kẽ nhau, chia cắt bởi những
cánh đồng nhỏ nằm dọc theo các thung lũng, từ vùng núi xuống đồng bằng địa hình

hạ thấp dần, tạo thành dạng bậc địa hình cao thấp nằm kế tiếp nhau, khơng có khu
đệm chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng. Vùng phía Tây là những dãy núi cao
với độ cao từ 500m đến 1000m, vùng đồng bằng có cao độ từ 5m đến 20 m. Nhìn
chung, địa hình thấp dần từ Đơng sang Tây.
Có thể chia địa hình ra làm 4 vùng:


6

- Vùng núi: Nằm phía Tây của tỉnh, chiếm một phần lớn diện tích chạy dọc
ranh giới tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi. Địa hình phân cách mạnh, sơng suối
trong khu vực có độ dốc lớn, lớp phủ thực vật dầy.
- Vùng đồng bằng: Trải dài ven biển và tiếp giáp với vùng đồi gị, có độ dốc
từ Tây sang Đơng. Địa hình vùng đồng bằng chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên
tồn lưu vực. Đây là vùng đất có cao độ từ 2m – 20m, nằm trên địa bàn các huyện
Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa hành, Bình Sơn và Mộ Đức thuộc khu vực hạ lưu.
Một đặc điểm về địa hình đáng lưu ý trong lưu vực là dãy Trường Sơn nằm ở
phía Tây lưu vực, đóng vai trị chính trong việc làm lệch pha mùa mưa so với cả
nước. Các dãy núi đều nằm ở phía Tây đã tạo thành hành lang chắn gió, tăng cường
độ mưa trong mùa mưa và tăng tính khắc nghiệt trong mùa khô.
- Vùng cát ven biển: Cồn cát, đụn cát phân bố thành một dải hẹp ven biển.
Dạng địa hình này được hình thành do sơng ngịi mang vật liệu từ núi xuống bồi
lắng ven biển, sóng đẩy dạt vào bờ và gió thổi vun cao thành cồn, đụn.
1.1.1.3 Địa chất thổ nhưỡng
Đặc điểm địa chất
Điều kiện địa chất trong vùng phức tạp, thuộc phần phía Bắc khối địa Kon
Tum, bao gồm các thành tạo biến chất cổ và các phức hệ magma xâm nhập có tuổi
từ Arkerozoi đến Kainozoi. Phần trung tâm phía Tây là một khối nâng dạng vịm
được cấu thành bởi các đá biến chất hệ tầng sông Re, có cấu trúc rất phức tạp, gồm
hàng loạt các nếp uốn nhỏ. Phần phía Nam là các đá biến chất tướng Granalit hệ

tầng Kan Năck và phát triển chủ yếu hệ thống đứt gãy phương Đông Bắc - Tây
Nam, dọc theo phía Tây chủ yếu là hệ thống đứt gãy Ba Tơ- Giá Vực. Dọc theo các
đứt gãy xuất hiện nhiều thể magma xâm nhập, nối tiếp với các thành tạo trầm tích
Neogen và kỷ đệ tứ.
Đặc điểm thổ nhưỡng
Lưu vực gồm có 9 loại đất sau:
- Đất cát ven biển : tập trung ở vùng ven biển thuộc các huyện Bình Sơn, Sơn
Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức và Đức Phổ với diện tích nghiên cứu là 6290 ha.


7

- Đất mặn: Đất mặn nằm xen với đất phù sa ở các vùng cửa sông thuộc các
huyện ven biển với diện tích 1573 ha.
- Đất phù sa: Nhóm đất này phổ biến ở vùng đồng bằng hạ lưu các sông Trà
Khúc, Trà Bồng , sông Vệ, thuộc các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ
Đức và thị xã Quảng Ngãi. Có diện tích là 83.336 ha.
- Nhóm đất Glây: Nhóm đất này thường gặp ở các vùng địa hình trũng ở
đồng bằng, thường xuyên ẩm ướt của các huyện Sơn Tịnh, Mộ Đức, Tư Nghĩa ,
diện tích 2.052 ha.
- Nhóm đất xám: có diện tích lớn nhất vùng nghiên cứu (286.909 ha) được
phân bố rải rác ở tất cả các huyện. Tuy nhiên, diện tích tập trung nhiều ở các huyện
Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây.
- Nhóm đất đỏ: Nhóm đất đỏ phân bố chủ yếu ở hai huyện Sơn Tịnh và Bình
Sơn. Diện tích của nhóm đất này trong vùng là 6.106 ha.
- Nhóm đất đen: Đất đen xuất hiện ở Bình Sơn và Sơn Tịnh. Gồm có đất đen
và đất nâu thẫm phát triển trên đá bazan. Diện tích nhóm đất đen là 2.398 ha.
- Nhóm đất nứt nẻ: Nhóm đất này có diện tích khơng đáng kể trong vùng
(234 ha) nghiên cứu. Đây là loại đất hình thành do sản phẩm của núi lửa và chỉ gặp
duy nhất ở huyện Bình Sơn.

- Nhóm đất mịn trơ sỏi đá: Nhóm đất mịn trơ sỏi đá phân bố ở hầu hết các
huyện không tốt cho sản xuất nơng nghiệp.Diện tích đất mịn trơ sỏi đá là 6348 ha.
Thảm phủ thực vật
Trữ lượng rừng Quảng Ngãi phong phú và có nhiều loại gỗ quý như gõ, sơn,
dổi, và có nhiều quế … như ở Minh Long, Ba Tơ, Sơn Tây, Sơn Hà.
Rừng trong lưu vực chủ yếu tập trung ở vùng thượng nguồn trên các vùng
núi cao, độ dốc lớn. Việc trồng cây gây rừng vẫn chưa hàn gắn được những tổn thất
về rừng trong thời kỳ chiến tranh cộng thêm vào đó là hậu quả của việc khai thác
bừa bãi, chưa hợp lý, nạn chặt phá rừng lấy gỗ và làm nương rẫy. Tuy nhiên, trong
thời gian gần đây, hiện tượng chặt phá rừng chuyển sang trồng sắn trở nên phổ biến,


8

làm giảm đáng kể diện tích rừng, gây hậu quả nghiêm trọng cho cân bằng mơi
trường khu vực.
1.1.1.4 Khí tượng thủy văn
Khí tượng
Chế độ mưa
Nhìn chung trong lưu vực lượng mưa có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam
và từ Đông sang Tây. Vùng mưa lớn tập trung ở các vùng núi cao như Ba Tơ, Gia
Vực từ 3200- 4000 mm/năm, vùng đồng bằng ven biển lượng mưa nhỏ hơn nhiều
chỉ đạt từ 2300- 2700 mm/năm.
Mùa mưa ở đây kéo dài 4 tháng, từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm từ 70-80%
tổng lượng mưa cả năm. Mưa đặc biệt lớn vào 2 tháng 10 và 11, lượng mưa trong 2
tháng này chiếm tới 40-50% tổng lượng mưa năm. Cường độ mưa lớn thường xuất
hiện vào các tháng 10 và 11, là nguyên nhân sinh ra lũ lụt và xói mịn trên lưu vực.
Mùa khơ từ tháng 1 đến tháng 8, lượng mưa chiếm từ 20-35% tổng lượng
mưa năm. Tháng có lượng mưa nhỏ nhất thường là tháng 2. Trong các tháng 5 và 6
trong vùng xuất hiện các đợt mưa phụ, càng về phía Tây của vùng các đợt mưa phụ

càng rõ nét hơn, tuy nhiên giá trị mưa bình qn các tháng này cũng khơng vượt qúa
giá trị mưa bình quân các tháng trong năm.
Độ ẩm
Độ ẩm tương đối của khơng khí trung bình nhiều năm trong vùng khoảng
85%. Vào các tháng mùa mưa độ ẩm khơng khí vùng đồng bằng ven biển đạt 85 88%, vùng núi có thể đạt 90 - 95%. Các tháng mùa khơ độ ẩm thấp hơn, vùng đồng
bằng ven biển dưới 80%, vùng núi 80 - 85%.Vào những tháng mùa khô, trong một
vài ngày cá biệt độ ẩm có thể xuống dưới 30 - 40%.
Số giờ nắng
Khu vực nghiên cứu có số giờ nắng phong phú, vùng núi khoảng 2000
giờ/năm, vùng đồng bằng nắng nhiều hơn khoảng 2200 giờ/năm. Nắng nhiều vào
các tháng 4, tháng 5, nắng ít vào tháng 12.
Bốc hơi


9

Lượng bốc hơi trong vùng không lớn so với các vùng khác trong nước. Vùng
đồng bằng ven biển có khả năng bốc hơi từ 800- 900 mm/năm, càng lên cao khả
năng bốc hơi càng giảm, chỉ từ 750-800 mm/năm.
Gió
Chế độ gió mùa gồm hai mùa gió chính trong năm: gió mùa đơng và gió mùa
hạ. Mùa hạ từ tháng 5 tới tháng 9 hướng gió thịnh hành nhất là hướng Đông Nam và
Tây Nam, về mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 hướng gió thịnh hành nhất là hướng
Đơng và Đơng Bắc.
Tốc độ gió trung bình hàng năm ở vùng nghiên cứu khoảng 1,3 m/s. Tốc độ
gió lớn nhất đã quan trắc được ở Ba Tơ và Quảng Ngãi là 40 m/s do bão lớn gây ra.
Chế độ nhiệt
Lưu vực có nền nhiệt cao do ảnh hưởng của chế độ bức xạ mặt trời nhiệt đới
với cán cân bức xạ dương. Nhiệt độ trong vùng có xu hướng thay đổi theo độ cao,
các vùng núi cao nhiệt độ thấp hơn vùng đồng bằng. Vùng đồng bằng có nhiệt độ

trung bình 250C – 260C, tương đương với tổng nhiệt độ năm 9000 – 95000C. Vùng
núi có nhiệt độ trung bình 240c – 250C, tương đương tổng nhiệt độ năm 8700 –
90000C.
Dòng chảy năm và phân phối dòng chảy năm
a) Dòng chảy năm
Căn cứ vào tài liệu thực đo tại Sơn Giang và An Chỉ cho thấy lượng dòng
chảy rất phong phú với mơ đuyn dịng chảy bình qn nhiều năm đạt 70 - 80
l/s/km2. Dịng chảy năm trung bình nhiều năm trên sơng Trà Khúc tại Sơn Giang
với diện tích lưu vực F= 2440 km2 đạt 193 m3 /s tương ứng với mơ đuyn dịng chảy
là 74,8 l/s/km2 và tổng lượng dòng chảy 6,1 tỷ m3 nước.
b) Phân phối dòng chảy trong năm
Theo chỉ tiêu vượt trung bình, mùa lũ bao gồm những tháng liên tục có lượng
dịng chảy vượt quá 8% lượng dòng chảy năm với xác suất xuất hiện ≥ 50%, mùa
cạn bao gồm những tháng còn lại trong năm. Theo chỉ tiêu này thì mùa mưa lũ ở lưu
vực sông Trà Khúc kéo dài 3 tháng từ tháng 10 tới tháng 12, mùa kiệt kéo dài 9


10

tháng, từ tháng 1 đến tháng 9. Mùa mưa ở đây kéo dài 4 tháng, nhưng mùa lũ chỉ có
3 tháng và thường mùa lũ chậm hơn mùa mưa 1 tháng. Vào tháng 9 hàng năm, tuy
đã bước vào mùa mưa thực sự nhưng do lưu vực vừa trải qua một thời kỳ nắng
nóng, lượng mưa rơi xuống chủ yếu tăng độ ẩm lưu vực, dòng chảy chỉ tăng thêm
chút ít, phải sang tháng 10 lượng mưa lớn dồn tập trung lúc đó mới thực sự bước
vào mùa lũ.
Trong năm, dịng chảy phân bố khơng đều, lượng dịng chảy mùa lũ chiếm
70% - 75% tổng lượng dòng chảy cả năm trong khi đó lượng dịng chảy mùa kiệt từ
tháng 1 tới tháng 9 chỉ chiếm 25% - 30 %, hai thời kỳ kiệt xảy ra vào tháng 4 và
tháng 8. Tháng kiệt nhất lượng dòng chảy chỉ chiếm xấp xỉ 2% lượng nước cả năm.
Những năm kiệt nhất, lưu lượng tháng 4 chỉ đạt 21,6 m3/s (4/1983) với mô đuyn 8,9

l/s/km2 tại Sơn Giang.
Sự phân phối dòng chảy khá bất lợi và không đồng đều trong năm nên
việc sử dụng khai thác nguồn nước tự nhiên phục vụ dân sinh kinh tế gặp rất
nhiều khó khăn.
c) Dịng chảy lũ
+ Lũ sớm: xảy ra từ cuối tháng 8 đến trung tuần tháng 10, biên độ lũ không
lớn và thường là lũ đơn một đỉnh. Có Qmax tại Sơn Giang đạt 6650 m3/s.
+ Lũ muộn: xảy ra vào nửa đầu tháng 12 đến nửa đầu tháng 1 năm sau. Có
Qmax tại Sơn Giang là 3410 m3/s.
+ Lũ tiểu mãn: xảy ra vào các tháng 5 và 6, lũ tiểu mãn không lớn nhưng ảnh
hưởng tới sản xuất nơng nghiệp vì đây là thời kỳ đầu vụ hè thu. Trị số lớn nhất quan
trắc được tại Sơn Giang là 1.690 m3/s vào tháng 5 năm 1986.
d) Dòng chảy kiệt
Về mùa kiệt dòng chảy trong sông nhỏ, nguồn cung cấp cho sông chủ yếu là
nước ngầm. Mùa kiệt kéo dài từ tháng 1 đến tháng 9 với tổng lượng dòng chảy từ
25-30% tổng lượng dịng chảy năm. Trong năm có hai thời kỳ kiệt, kiệt nhất vào
tháng 4 với Qbq = 50,3 m3/s, thời kỳ kiệt thứ hai là tháng 8 với Qbq= 61,0 m3/s. Lưu
lượng kiệt nhỏ nhất rơi vào tháng 4 với Qmin = 21,6 m3/s.


11

e) Dòng chảy bùn cát
Lượng vận chuyển bùn cát vào các tháng mùa lũ khá lớn, lớn nhất vào tháng
11 đạt tới trị số 1590 g/m3, mùa khô hàm lượng bùn cát nhỏ, nhiều ngày bằng 0
g/m3 vào các tháng 3 và 4.
f) Chế độ triều và mặn
Thuỷ triều ở vùng thuộc chế độ triều từ Quảng Ngãi đến Nha Trang. Chế độ
thuỷ triều chủ yếu là nhật triều không đều. Số ngày nhật triều trong tháng từ 17 đến
26 ngày, vào các ngày nước kém thường có một con nước nhỏ trong ngày. Thời

gian triều dâng thường lâu hơn thời gian triều rút 1 đến 2 giờ, tạo thuận lợi cho việc
lấy nước tưới nhưng gây bất lợi tới thời gian lũ rút và mặn vào sâu hơn.
Độ mặn thay đổi theo thời gian và không gian, thay đổi theo chu kỳ triều và
phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chế độ triều vùng cửa sơng, độ dốc lịng sơng, lưu
lượng dịng chảy thượng nguồn... ngồi ra q trình xâm nhập mặn vào các sơng
cịn chịu ảnh hưởng của các nhân tố như: chế độ gió, sóng và các cơng trình khai
thác nước, điều tiết nước trên sơng. Mặn lớn nhất xảy ra vào tháng 5, 7 và 8. Tháng
7 có mức độ xâm nhập mặn lớn nhất. Theo số liệu đo đạc tháng 4/2002 độ mặn tại
Tịnh Long (cách Cổ Luỹ 3,2km) là 1,9‰ và 0,2‰.
1.1.2. Kinh tế - xã hội
1.1.2.1 Dân số - Dân tộc
Theo niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2010, dân số toàn tỉnh Quảng
Ngãi là 1.237.564 người, trong đó trong lưu vực sơng Trà Khúc có 1.000.946 người.
Mật độ dân số trung bình là 248 người/ km2, song phân bố không đều, các huyện
đồng bằng mật độ lên tới gần 550 người/ km2, trong khi đó miền núi chỉ khoảng 60
người/ km2, tập trung lớn nhất là ở thị xã Quảng Ngãi, mật độ lên tới trên 3.000
người/ km2.


12

Bảng 1.1. Dân số các huyện thuộc lưu vực sông Trà Khúc
STT

Huyện

Tỉnh

Dân số
tổng


1

Nghĩa Hành

Quảng Ngãi

89727

2

Bình Sơn

Quảng Ngãi

25.797

3

TP.Quảng Ngãi

Quảng Ngãi

112.335

4

Trà My

Quảng Nam


5

Mộ Đức

Quảng Ngãi

126.621

6

Minh Long

Quảng Ngãi

15.473

7

Trà Bồng

Quảng Ngãi

16.509

8

Đức Phổ

Quảng Ngãi


140.521

9

Sơn Tịnh

Quảng Ngãi

148.756

10

Sơn Tây

Quảng Ngãi

16.998

11

Sơn Hà

Quảng Ngãi

67.906

12

Ba Tơ


Quảng Ngãi

45.726

13

Tư Nghĩa

Quảng Ngãi

162.861

Dân số
Thành Thị

9.609

Nông thôn

80.118

Nông thôn

25.797

Thành Thị

90.938


Nông thôn

21397

Thành Thị
Nông thôn
Thành Thị

8.335

Nông thôn

118.286

Nông thôn

15.473

Thành Thị

7.380

Nông thôn

9.129

Thành Thị

8451


Nông thôn

132.070

Thành Thị

12883

Nông thôn

135.873

Nông thôn

16.998

Thành Thị

8881

Nông thôn

59.025

Thành Thị

4614

Nông thôn


41.112

Thành Thị

15758

Nông thôn

147.103

(Nguồn: Theo niên giám thống kê của tỉnh Quảng Ngãi năm 2010)


13

Từ bảng trên ta thấy, dân số nông thôn chiếm tới gần 90% tổng số dân, dân
sống bằng nông nghiệp khoảng 85%. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng
50%, trong đó làm việc trong các cơ quan nhà nước là 15.268 người.
Trong vùng có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống như người Kinh, Xơ Đăng,
Hrê, Cor và các dân tộc khác. Người Kinh sống tập trung ở các huyện đồng bằng và
chiếm tới hơn 99% dân số. Trong khi đó, ở các huyện miền núi Sơn Hà, Sơn Tây,
Ba Tơ, dân tộc Xơ Đăng và Hrê chiếm từ 84-88%.
1.1.2.2 Tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội
Nơng Nghiệp
Nơng nghiệp là ngành nghề sản xuất chính ở hạ du bởi hầu hết diện tích
đất là nơng nghiệp. Các cây lương thực phổ biến là lúa, màu, cây công nghiệp
ngắn ngày.
Nhận thức được tầm quan trọng của nông nghiệp, tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tư
xây dựng hệ thống kênh thủy lợi Thạch Nham khu vực hạ du sông Trà. Một số vùng
sản xuất tập trung chuyên canh đã hình thành, sản lượng lương thực nhìn chung

tăng dần, tương đối ổn định và có khả năng đáp ứng được cơ bản về nhu cầu tại chỗ.
Bên cạnh ngành trồng trọt ngành chăn nuôi đã được quan tâm và cũng có sự tăng
trưởng khá.
Theo thống kê năm 2009 trên địa bàn tồn tỉnh Quảng Ngãi, diện tích trồng
cây lương thực thực phẩm khá lớn, các hộ dân tập trung chăn ni trâu bị nhiều
hơn ni lợn.
Bảng 1.2. Diện tích trồng cây lương thực, chăn ni
TT

Cây trồng, con vật ni

Diện tích(ha)/ số con

1

Lúa

117.424

2

Ngơ

8.266

3

Sắn

14.921


4

Rau

9.347

5

Trâu bị

256.496

6

Lợn

429.978

(Nguồn: Theo niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2010)


14

Lâm Nghiệp
Hiện tại trong lưu vực sơng Trà Khúc có diện tích đất lâm nghiệp là 154.130
ha trong đó rừng tự nhiên là 125.694 ha và rừng trồng là 28.435ha. So với các tỉnh
trong cả nước thì vốn rừng của Quảng Ngãi nói chung và lưu vực sơng Trà Khúc
nói riêng là ít, chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo. Tuy nhiên, trữ lượng rừng
cao hơn mức trung bình của cả nước.

Rừng trong lưu vực chủ yếu tập trung ở vùng thượng nguồn trên các vùng
núi cao, độ dốc lớn. Do quá trình khai thác bừa bãi, chưa hợp lý nên hiện đang có
xu thế giảm rừng giàu và trung bình, tăng diện tích rừng nghèo.
Cơng Nghiệp
Cơng nghiệp khơng phải là ngành phát triển kinh tế chính của tỉnh. Tuy
nhiên, hiện nay tỉnh đang thay đổi cơ cấu kinh tế và được tập trung phát triển. Đặc
biệt là một số lĩnh vực như công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản và sản
xuất vật liệu xây dựng. Nhiều nhà máy, xí nghiệp mới ra đời như nhà máy bao bì,
sữa, chế biến bột mỳ, rau quả, may mặc, gạch tuy nen, gạch xây dựng...điển hình
là một số khu công nghiệp như Khu công nghiệp Quảng Phú bắt đầu hoạt động từ
năm 2000, có 42 dự án được cấp phép đầu tư, trong đó có 32 dự án đang xây dựng
và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng nguồn vốn đăng ký 1.050 tỷ
đồng, với diện tích 147,34 ha; Khu cơng nghiệp Dung Quất diện tích 24.280ha;
Khu cơng nghiệp Tịnh Phong thuộc địa phận xã Tịnh Phong huyện Sơn Tịnh, có
diện tích 141,72 ha, ngành nghề sản xuất chính là vật liệu xây dựng, chế biến nơng
lâm sản, lắp ráp cơ khí, thiết bị vận tải, hàng tiêu dùng và các nhà máy sản xuất
bao bì sản xuất hàng xuất khẩu…hiện nay đã có 23 dự án đang hoạt động ở quy
mô vừa và nhỏ.
Ngồi ra, trong tỉnh cịn có một số cụm cơng nghiệp như Cụm Công nghiệp
làng nghề Tịnh Ấn Tây thuộc xã Tịnh Ấn Tây- huyện Sơn Tịnh- tỉnh Quảng Ngãi,
có diện tích 25,7 ha, chun sản xuất chế biến nơng- lâm- thủy sảng- thực phẩm,
dệt, may mặc, cơ khí nơng nghiệp, bao bì, nhựa…hiện có 22 dự án đầu tư với số
vốn đăng ký hơn 230 tỷ đồng; Cụm công nghiệp, làng nghề thị trấn Sơn Tịnh, đặt


15

tại Thị trấn Sơn Tịnh- huyện Sơn Tịnh- tỉnh Quảng Ngãi, có diện tích 2,5 ha,
chun sản xuất các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp, chế biến gỗ, mây tre đan…
Đến nay, tồn vùng đã có 60 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, gần 12.000

cơ sở và hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình
quân 14,8%/năm, chiếm tỷ trọng 21% trong nền kinh tế của tỉnh.
Ngành cơng nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá cao và diễn ra ở tất cả các
ngành nghề, bình qn mỗi năm cơng nghiệp khai thác mỏ tăng 14,6%, công nghiệp
chế biến tăng 15,1% và công nghiệp điện nước khí đốt tăng 21%.
Thủy sản
Sơng Trà Khúc đổ ra biển tại cửa Cổ Lũy, tại đây ngành nuôi trồng, đánh bắt
thủy sản khá phát triển với diện tích khoảng 599ha, hình thức ni trồng chủ yếu là
bán thâm canh và quảng canh. Đánh bắt trong phạm vi sông chỉ trong mùa nước
lớn, các hộ dân chủ yếu sắm ghe, thuyền để đánh bắt xa bờ. Trong thời gian gần
đây, các hộ dân tập trung đầu tư phát triển tàu thuyền có cơng suất lớn để đánh bắt
xa bờ nên sản lượng cao, đạt 66.000 tấn.

1.2. Tình hình khai thác sử dụng nước và suy thoái nguồn nước hạ lưu sơng Trà
Khúc
1.2.1. Tình hình khai thác sử dụng nước
Nguồn nước được sử dụng cho nhiều mục đích đa dạng, trong đó nước cấp
cho nơng nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng chính.
1) Nước cho nông nghiệp
Đây là ngành dùng nước nhiều nhất trên tồn lưu vực, nhiều cơng trình thủy
lợi được xây dựng nhằm đáp ứng các nhu cầu về nước của ngành.
Với 249 cơng trình thủy lợi nhỏ tưới được khoảng 8570 ha và hệ thống thủy
lợi Thạch Nham tưới được 30.900 ha thì các cơng trình thủy lợi trên lưu vực hiện
nay đã tưới được gần 40.000 ha trong đó chủ yếu là lúa nước hai vụ Đông xuân và
Hè thu. Với hệ thống các cơng trình thủy lợi đã có trên lưu vực sơng Trà Khúc,
nhất là ở khu vực hạ lưu, các cơng trình đã đáp ứng phần lớn lượng nước tưới cho


16


cây trồng nơng nghiệp, đó là thành tựu rất lớn trong phát triển thủy lợi của tỉnh
Quảng Ngãi.
Cơng trình thủy lợi lớn nhất được xây dựng để phục vụ mục đích sử dụng
nước cho nơng nghiệp là đập Thạch Nham. Đập dâng nước này được nêu lên trong
quy hoạch thủy lợi năm 1978, là đập bê tông. Đập được khởi công xây dựng từ năm
1985 đến 1991, đến nay dự án đập Thạch Nham đã chính thức đi vào khai thác.

Hình 1.2. Đập dâng Thạch Nham – nhìn từ hạ lưu
Đập Thạch Nham là đập lớn nhất hiện nay trên lưu vực sông Trà Khúc. Với
tổng chiều dài tuyến kênh là 1200km chiếm 75% tổng chiều dài kênh mương trong
tỉnh, đập cắt ngang dịng chính của sơng, cách cửa biển khoảng 30km về phía
thượng lưu thuộc địa bàn huyện Tư Nghĩa. Cơng suất tưới thiết kế có thể cung cấp
nước tưới cho 50.000 ha, đập sử dụng dòng chảy tự nhiên trong mùa kiệt để tưới
đảm bảo cung cấp nước trưới cho các huyện và thị xã Quảng Ngãi. Đập có vai trị
đóng góp rất lớn làm gia tăng sản lượng của các cây trồng, đồng thời đảm bảo một
phần cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp.


17

Ngồi đập Thạch Nham, phía thượng lưu cũng đã xây dựng được khoảng 60
hồ chứa và các đập dâng nhỏ để cung cấp nước tưới theo yêu cầu tại chỗ phục vụ
sản xuất nông nghiệp ở các huyện miền núi như: Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Ba
Tơ và các huyện khác trong tỉnh, trong đó phải kể đến đập Xã Điệu (1977, tưới thiết
kế là 350ha nhưng thực tế là 70ha), đập Cù Và trên sông Giang (1989, tưới cho
300ha).
Tại khu vực hạ lưu đập cũng có 58 cơng trình thủy lợi vừa và nhỏ gồm 22 hồ
chứa và 38 đập dâng phục vụ tưới cho diện tích nơng nghiệp của xã, huyện.
Để đáp ứng nhu cầu nước sử dụng ngày càng tăng cho sinh hoạt và công
nghiệp, điều tiết nước cho lấy nước tưới của đập Thạch Nham làm giảm bớt tình

trạng cạn kiệt nước ở hạ lưu, dự án xây dựng hồ chứa Nước trong ở phía thượng lưu
trên nhánh suối Nước trong được khởi công xây dựng từ cuối năm 2009. Hồ chứa
nước Nước trong có tổng diện tích 460km2, diện tích mặt hồ gần 12km2, dung tích
chứa được gần 300 triệu mét khối nước, có tổng vốn đầu tư gần 1.900 tỉ đồng, bằng
nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Dự kiến dự án hồ chứa nước Nước Trong sẽ hoàn
thành, đưa vào sử dụng vào năm 2015.
Cơng trình này khi đưa vào sử dụng sẽ giải quyết tốt hơn bài toán tạo nguồn
cho đập Thạch Nham và tạo thêm nguồn nước cho duy trì mơi trường hạ lưu đập
Thạch Nham. Tuy nhiên do dung tích hiệu dụng hồ chỉ có 220 triệu m3 nên cũng
mới chỉ đáp ứng ở mức độ nhất định lượng nước thiếu ở phía hạ lưu của các ngành
sử dụng.
2) Nước cho sinh hoạt, công nghiệp
Riêng thành phố Quảng Ngãi và một số thị trấn thuộc huyện Tư Nghĩa, Sơn
Tịnh, khu cơng nghiệp Quảng Phú thì nước cung cấp cho sinh hoạt và công nghiệp
đươc lấy từ nguồn nước tại nhà máy nước đặt tại khu vực cầu Trà Khúc với công
suất lên tới 19.000 m3/ng.đêm.
Nước phục vụ cho sinh hoạt và công nghiệp khu vực hạ du được lấy từ hệ
thống kênh tưới đập Thạch Nham và một số được lấy trực tiếp từ nước ngầm thông
qua các giếng khoan. Các hộ dân phía hạ lưu thuộc vùng tưới Thạch Nham chủ yếu


18

lấy nước trên kênh tưới bằng cách đào giếng, hoặc lấy trực tiếp nước sinh hoạt từ
kênh tưới.
Một số khu công nghiệp lớn trong vùng như khu công nghiệp Tịnh Phong, hay
Dung Quất hiện nay cũng lấy nước từ nguồn nước trên hệ thống kênh Thạch Nham.
3) Nước cho giao thông thủy
Giao thông thủy trên sông Trà Khúc hiện nay khơng cịn do cơng trình đập
Thạch Nham làm mực nước trong sông thay đổi thường xuyên. Đặc biệt vào mùa

kiệt, tại hạ lưu đập dịng chảy bị đứt đoạn khơng thể di chuyển phương tiện đường
sơng, chỉ có thể di chuyển được ở một số đoạn sông nhất định.
4) Nước cho thủy sản
Lồi thủy sản được ni trồng ở thượng và hạ lưu có sự khác nhau cơ bản. Ở
khu vực thượng lưu, thủy sản được nuôi trồng chủ yếu là thủy sản nước ngọt trong
các ao hồ tự nhiên, hoặc trên các lồng dọc sông.
Khu vực hạ lưu tập trung vào nuôi trồng thủy sản nước lợ như tôm chân
trắng, cua, cá... với nguồn nước cấp từ bổ cập nước mặt cửa sông.
5) Nước cho thủy điện
Hiện nay, ở thượng lưu chỉ có một số cơng trình thủy điện nhỏ, chưa có
cơng trình thủy điện nào có cơng suất lắp máy trên 10MW nào được xây dựng.
Tuy nhiên, để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi, theo quy
hoạch có một số cơng trình thủy điện tương đối lớn như cơng trình thủy điện
Dakrinh sẽ được xây dựng tại khu vực thượng lưu trong tương lai.
6) Nước cho môi trường
Trong các thời gian vừa qua nước cho duy trì HST và mơi trường dịng sơng
ở khu vực hạ lưu chưa được chú ý đảm bảo. Có thể thấy rõ điều này qua cơng trình
đập Thạch Nham cấp nước đáp ứng cho các nhu cầu nước khác như tưới tiêu, phục
vụ cấp nước các khu công nghiệp lân cận.... Với công suất lấy nước lên tới 50m3/s,
vào mùa kiệt, nhiều ngày lượng nước đến không đủ cho lấy nước của đập, dẫn đến
khơng có nước tràn xuống hạ lưu sông Trà Khúc, làm cạn kiệt nguồn nước, khơng
đảm bảo cho HST và mơi trường dịng sơng.


19

1.2.2. Suy thoái tài nguyên nước và hệ sinh thái thủy sinh hạ lưu sơng Trà Khúc
1.2.2.1 Tình hình suy thối nguồn nước hạ lưu sơng Trà Khúc
Nguồn nước trên lưu vực sông Trà Khúc vốn được đánh giá là dồi dào với
lượng mưa lớn, mơ đuyn dịng chảy trung bình nhiều năm đạt trên 70 l/s.km2. Tuy

nhiên, theo kết quả điều tra khảo sát thực tế, khu vực hạ lưu sơng Trà Khúc đang
đứng trước tình hình suy thối cả về số lượng, chất lượng, đặc tính thủy văn, thủy
lực, đặc biệt từ đoạn sông chảy qua thành phố Quảng Ngãi ra tới vùng cửa sông.
Ảnh hưởng từ cạn kiệt dòng chảy thường xuyên dẫn tới hàng loạt các đặc
trưng lưu vực bị thay đổi. Lượng nước được đánh giá là dồi dào nhưng lại chủ yếu
tập trung vào ba tháng mùa lũ. Lượng nước trên lưu vực trong chín tháng mùa kiệt
chỉ chiếm khoảng 30% lượng dịng chảy cả năm. Hơn nữa, từ khi đập đi vào hoạt
động, để đáp ứng các nhu cầu tưới tiêu và cấp nước cho các ngành trong khu vực,
đặc biệt do yêu cầu lấy nước của đập trong các tháng mùa cạn thường lớn hơn dòng
chảy đến, phần lớn dòng chảy bị tích lại, nước bổ sung cho dịng chảy hạ lưu chỉ là
lượng nước ít ỏi từ các trận lũ tiểu mãn và bổ sung từ dòng chảy ngầm nên dòng
chảy mùa kiệt ở hạ lưu là rất nhỏ. Điều này duy trì trong thời gian dài đã làm thay
đổi đặc trưng lưu vực như: lịng sơng thu hẹp có những chỗ bị đứt dòng; mực nước
hạ thấp; vào mùa kiệt giao thông thủy không lưu thông được; phá hủy hệ sinh thái
vốn có của sơng; nhiễm mặn và ơ nhiễm nước.

Hình 1.3. Dịng sơng hạ lưu sơng Trà Khúc cạn vào mùa kiệt


20

Khu vực hạ lưu sông Trà Khúc từ Quảng Ngãi ra đến biển hiện đang bị cạn
kiệt nguồn nước tương đối nghiêm trọng trong các tháng mùa kiệt. Tại khu vực cầu
Trà khúc nhiều thời gian mực nước quá thấp người dân có thể lội qua sơng được mà
khơng ướt quần áo. Các bãi cồn cát trên sông cũng xuất hiện ngày càng nhiều, tạo
nên khuynh hướng thu hẹp dòng chảy trong mùa cạn. Tình trạng cạn kiệt nguồn
nước cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, đời sống, kinh tế và các thói
quen sống của người dân bên sông, sinh vật thủy sinh và làm xấu cảnh quan thiên
nhiên vốn có của sơng ở khu vực hạ lưu.
Tình trạng này được xác định do những nguyên nhân khác nhau (thời tiết,

biến đổi khí hậu tồn cầu, ý thức người dân,…), trong đó tình trạng suy thối bề mặt
lưu vực thượng nguồn cũng góp phần suy giảm nguồn nước. Suy thối bề mặt
thượng lưu sơng Trà Khúc do hiện tượng mất rừng, đã khiến chế độ thủy văn trên
hạ lưu sơng thay đổi, suy giảm dịng chảy mùa cạn ở khu vực hạ lưu đồng thời tăng
nhanh cường suất và mức độ ác liệt của lũ.
Tình trạng trên cũng cịn do vận hành lấy nước khơng hợp lý của đập Thạch
Nham, trong đó có những thời gian dịng chảy đến đập rất hạn chế với lưu lượng chỉ
từ 20-30 m3/s nhưng đập đã lấy hết toàn bộ lượng nước của sông đáp ứng yêu cầu
cho tưới và các nhu cầu sử dụng khác trong khu tưới của hệ thống, khơng cịn nước
chảy qua đập tràn xuống hạ lưu, đã khiến cho ở hạ lưu, nhất là đoạn sông chảy qua
thành phố Quảng Ngãi ra đến cửa sông bị cạn kiệt nghiêm trọng. Sơng rất rộng chỉ
cịn từ 5-7 m3/s nước do nước hồi quy và nhập lưu địa phương của các nhánh suối
hai bên chảy vào. Cạn kiệt nguồn nước ở hạ lưu đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến
môi trường sống của dân cư ven sông và phát triển kinh tế xã hội của thành phố
Quảng Ngãi và hai huyện Sơn Tịnh và Tư Nghĩa nằm hai bên sơng.
1.2.2.2 Suy thối hệ sinh thái thủy sinh hạ lưu sông Trà Khúc
Quần xã thuỷ sinh vật sông Trà Khúc tương đối đa dạng. Theo kết quả phân
tích các mẫu thủy sinh vật và điều tra thực tế của trường Đại học Thủy Lợi vào năm
2010 và 2011 cho thấy trên lưu vực sơng Trà Khúc có 96 lồi thủy sinh vật thuộc 6
ngành tảo; 61 lồi và nhóm động vật nổi; lồi động vật đáy thuộc các nhóm trai, ốc,


21

hến và tơm, cua; 96 lồi cá thuộc 33 họ, 9 bộ. Trong nhóm cá, có 3 lồi cá ghi trong
Sách Đỏ Việt Nam năm 2007. Trong thành phần cá kinh tế ở sơng Trà, các lồi cá
Niên, cá Bống cát được xem như là sản vật của sông Trà Khúc.
Tuy nhiên, hệ sinh thái thủy sinh vốn đa dạng đó đang bị suy giảm rõ rệt do
tình trạng cạn kiệt nguồn nước ở khu vực hạ lưu do vận hành lấy nước quá mức của
đập Thạch Nham như đã nêu ở trên. Để lấy lại cân bằng và phục hồi các giá trị sinh

thái, địi hỏi phải có giải pháp tạo thêm nguồn nước và chia sẻ phân bổ nước cả cho
hệ sinh thái và môi trường khu vực hạ lưu.

1.3. Yêu cầu nghiên cứu về phân bổ, điều hịa nguồn nước, bảo vệ mơi trường
khu vực hạ lưu sông Trà Khúc
1.3.1. Mâu thuẫn trong khai thác sử dụng nước
Nguồn nước trên một lưu vực sông là hữu hạn, việc quá ưu tiên cấp nước cho
một hoặc hai ngành trọng điểm sẽ làm giảm khả năng cấp nước cho các ngành khác
hoặc khơng cịn đủ nước cho HST và mơi trường dịng sơng. Điều này làm nảy sinh
mâu thuẫn và các xung khắc trong sử dụng nước của các nghành cũng như bức xúc
cho dân cư và kinh tế xã hội của khu vực.
Trên lưu vực sông Trà Khúc, vào mùa mưa lũ, lượng dịng chảy trong sơng
rất dồi dào thường đáp ứng các nhu cầu sử dụng của các ngành và mơi trường nên
khơng có mâu thuẫn trong sử dụng nước nảy sinh.
Vào mùa kiệt, yêu cầu sử dụng nước ở khu vực hạ lưu của các ngành tăng
lên rất lớn khiến cho nguồn nước đến của sông không thể đáp ứng nên mâu thuẫn
trong sử dụng nước sẽ nảy sinh và yêu cầu phải giải quyết.
Hai loại mẫu thuẫn cần phải xem xét giải quyết ở khu vực hạ lưu liên quan
đến nguồn nước sử dụng của đập Thạch Nham đó là:
- Mâu thuẫn giữa lượng nước lấy vào của đập Thạch nham cho các nhu cầu
sử dụng trong hệ thống với lượng nước cho duy trì hệ sinh thái và mơi trường
dịng sơng ở khu vực hạ lưu. Khi nguồn nước đến đập hạn chế nếu đập Thạch
Nham lấy hết nước thì sẽ khơng cịn nước cho duy trì HST và mơi trường hạ du.


22

Ngược lại nếu đảm bảo đủ nước cho HST và duy trì mơi trường sơng ở khu vực hạ
du thì sẽ không đủ nước cho các nhu cầu sử dụng trong hệ thống kênh tưới. Mâu
thuẫn này cần giải quyết như thế nào là một vấn đề đặt ra trong thực tế hiện nay.

Có thể thấy mâu thuẫn này là nổi trội hơn cả trong thời điểm hiện nay.
- Mâu thuẫn trong sử dụng lượng nước đã lấy vào đập Thạch Nham để cung
cấp cho các nhu cầu sử dụng trong HTTL Thạch Nham, thí dụ cung cấp cho tưới,
cung cấp cho công nghiệp của các KCN Tịnh Phong (trong khu tưới – thuộc địa
phận huyện Tư Nghĩa), KCN Dung Quất (thuộc lưu vực sông Trà Bồng ) và các nhu
cầu khác như chăn nuôi, thủy sản... khi mà lượng nước lấy vào hệ thống cịn thiếu
khơng đủ như nhu cầu. Trường hợp này cần phải dựa vào nguyên tắc ưu tiên để
phân bổ lượng nước sử dụng cho các ngành được hợp lý.
1.3.2. Yêu cầu nghiên cứu giải pháp chia sẻ, phân bổ hợp lý nguồn nước
Mâu thuẫn trong sử dụng nước của đập Thạch Nham đã thấy rất rõ như đã
phân tích ở trên nhất là khi mà nguồn nước đến của sông bị hạn chế trong những
năm ít nước.
Hậu quả của việc khai thác sử dụng nguồn nước quá mức hay quá ngưỡng
cho phép như lấy nước của đâp Thạch Nham trong những năm vừa qua đã và đang
để lại tình trạng suy thối cạn kiệt nguồn nước ở mức nghiêm trọng ở khu vực hạ
lưu, một hậu quả khó có thể chấp nhận nếu muốn phát triển bền vững kinh tế xã hội
của tỉnh Quảng Ngãi.
Nếu muốn giải quyết vấn đề trên, khơng có gì khác là cần phải nghiên cứu về
phân bổ và điều hòa nguồn nước của lưu vực sông Trà Khúc cho sử dụng hiệu quả ở
khu vực hạ lưu nhưng không làm suy thối cạn kiệt nguồn nước. Vấn đề đó là yêu
cầu rất cấp thiết hiện nay.
1.3.3. Cơ hội, khó khăn và thách thức
Cơ hội
Nghiên cứu giải quyết vấn đề phân bổ và điều hòa nguồn nước để sử dụng
trên lưu vực sông là một trong những nội dung trọng tâm để khai thác sử dụng


23

tổng hợp và hiệu quả nguồn nước các lưu vực sông của nước ta. Vấn đề này đã

được nêu lên và cần phải từng bước thực hiện trong Chiến lược quốc gia về Tài
nguyên nước đến năm 2020 và quy định cụ thể trong Nghị định 120/2008/NĐ-CP
của Chính phủ về quản lý lưu vực sông. Các văn bản phát luật đó là cơ sở pháp lý
và tạo ra cơ hội rất thuận lợi cho thực hiện việc nghiên cứu, cụ thể cho lưu vực
sơng Trà Khúc.
Khó khăn, thách thức
Phân bổ và điều hịa nguồn nước của lưu vực sơng đã có nhiều nghiên cứu
đối với các lưu vực sơng trên thế giới, tuy nhiên ở nước ta vấn đề này còn rất mới.
Các kết quả nghiên cứu cũng như phương pháp luận để giải quyết bài tốn này nói
chung cịn rất ít và đang trong bước ban đầu nên việc đặt ra nghiên cứu giải quyết
bài toán này của luận văn sẽ có nhiều khó khăn, và để giải quyết được cũng là thách
thức rất lớn.
Cần phải xả nước qua đập Thạch nham để duy trì nước cho mơi trường ở hạ
lưu sông trà Khúc theo quy định pháp luật hiện hành là cần thiết và cũng sẽ được
đưa vào xem xét trong phương án phân bổ nguồn nước của đập Thạch Nham. Tuy
nhiên, việc hạn chế nguồn nước lấy vào hệ thống để dành một phần nước cho môi
trường ở hạ lưu, trong thực tế khơng phải là có thể làm được ngay, khi mà chưa có
cơng trình bổ sung nguồn nước đến đập.
Việc làm cho các cơ quan quản lý, cộng đồng dân cư và các thành phần liên
quan hiểu và nhận thức được sự cần thiết phải phân bổ nguồn nước để duy trì HST
và mơi trường dịng sơng qua đó nhất trí với phương án phân bổ nguồn nước trong
thực tế cũng không phải là công việc dễ dàng và cũng là một thách thức đối với
thực hiện trong thực tế.
Cũng từ các lý do trên luận văn không đặt ra yêu cầu nghiên cứu tất cả các
cơ sở khoa học cần thiết cũng như giải quyết trọn vẹn bài tốn phân bổ, điều hịa
nguồn nước đến đập Thạch Nham cho sử dụng ở hạ lưu, mà trong nghiên cứu chỉ để
cập đến một số vấn đề chủ yếu để đưa ra các ý kiến ban đầu để giải quyết bài toán.


24


CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÂN BỔ VÀ
ĐIỀU HÒA NGUỒN NƯỚC ĐẾN ĐẬP THẠCH NHAM CHO SỬ
DỤNG Ở KHU VỰC HẠ LƯU
2.1. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước và vấn đề chia sẻ, phân bổ và điều hòa
nguồn nước đến đập Thạch Nham
2.1.1. Khái quát về quản lý tổng hợp tài nguyên nước và vấn đề thực hiện ở nước ta
và trên lưu vực sông Trà Khúc
2.1.1.1. Khái niệm Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
Để đối phó với những thách thức ngày càng tăng về sự khan hiếm nước, tình
trạng ơ nhiễm, suy thối của các lưu vực sông và hệ sinh thái, nước và các tài
nguyên có liên quan cần phải được phối hợp quản lý. Quản lý tổng hợp Tài nguyên
nước (QLTHTNN) là một tiến trình nhằm cải thiện việc lập kế hoạch, bảo tồn, phát
triển và quản lý nước, đất, rừng và các nguồn lực dưới nước trong phạm vi lưu vực
sơng, nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng mà
không làm tổn hại đến tính bền vững của hệ thống mơi trường trọng yếu của lưu
vực sông. QLTHTNN hướng đến các mối quan tâm quản lý cả số lượng và chất
lượng nước ở trên mặt đất và trong lòng đất cũng như các cơ hội phối hợp sử dụng
nước mặt và nước ngầm.
QLTHTNN là một q trình trong đó khái niệm “quản lý” được hiểu theo
nghĩa rộng gồm “phát triển và quản lý” nhằm tới ba mục tiêu cơ bản về kinh tế, xã
hội và môi trường.
Đối với nước và các nhân tố môi trường liên quan đến nước QLTHTNN xem
xét tới các khía cạnh như: Quản lý tổng hợp tất cả các thành phần nguồn nước;
Quản lý tổng hợp tất cả các ngành sử dụng nước (tưới, phát điện, cấp nước cho sinh
hoạt và công nghiệp, nước cho giao thông thủy, phát triển thuỷ sản, nghỉ ngơi, giải
trí...); Quản lý tổng hợp cả số lượng nước và chất lượng nước; Quản lý cả cung cấp
nước và nhu cầu nước; Quản lý sử dụng nước trong nước trong mối liên quan với sử
dụng đất và các nhân tố sinh thái khác trên lưu vực sông; Quản lý tổng hợp việc



25

khai thác sử dụng nước cả thượng lưu và hạ lưu, hạn chế các mâu thuẫn trong sử
dụng nước của các vùng này.
Đối với phương thức quản lý tài nguyên nước QLTHTNN: Xem xét tổng
hợp cả kinh tế, xã hội và môi trường trong quản lý nước; Quản lý thống nhất theo
địa giới hành chính; Quản lý tổng hợp về mặt địa lý lấy ranh giới thủy văn làm đơn
vị cơ sở của quản lý nước hay gọi là quản lý nước theo lưu vực sông; Quản lý theo
phương thức từ dưới lên bắt đầu từ cộng đồng dân cư và những người hưởng lợi;
Quản lý đảm bảo lợi ích cho tất cả các thành phần tham gia đặc biệt là người dùng
nước, thông qua đảm bảo quyền dùng nước, sự cơng bằng trong dùng nước;
Quản lý nước có sự tham gia của tất cả các thành phần liên quan, đặc biệt là
cộng đồng dân cư trong tất cả các lĩnh vực, kể cả trong quy hoạch và ra quyết định.
Qua đó nâng cao sự tham gia của cộng đồng đặc biệt là của phụ nữ trong quản lý sử
dụng và bảo vệ nguồn nước.
2.1.1.2 Thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên các lưu vực sông ở
nước ta
Thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên các lưu vực sông ở
nước ta
Cũng như các nước trên thế giới, việc khai thác sử dụng và quản lý tài
nguyên nước ở Việt Nam chia thành hai giai đoạn với hai khái niệm về quản lý tài
nguyên nước là: (1) Quản lý tài nguyên nước theo cách thức/ phương thức truyền
thống, và (2) Quản lý tài nguyên nước theo phương thức tổng hợp.
Quản lý tài nguyên nước theo phương thức truyền thống là cách thức quản lý
tài nguyên đã hình thành từ lâu đời. Cách quản lý này phù hợp với các nền kinh tế
chưa phát triển, nhu cầu sử dụng nước không lớn nên nguồn nước của các sông suối
dư thừa so với nhu cầu sử dụng của con người, vì vậy các tổ chức và cá nhân sử
dụng nước có thể tự do khai thác và sử dụng nguồn nước mà khơng gặp trở ngại gì.
Năm 2002, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước được gắn với công

tác thủy lợi do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đảm nhiệm. Từ năm 2002
đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài


×