Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại khu công nghiệp khai quang thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.47 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

LÊ THANH TÚ

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP LỰA CHỌN NHÀ
THẦU XÂY LẮP CHO DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN
HÀNG THẾ GIỚI (WB) DO SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ YÊN LÀM CHỦ ĐẦU TƢ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

LÊ THANH TÚ

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP LỰA CHỌN NHÀ
THẦU XÂY LẮP CHO DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN
HÀNG THẾ GIỚI (WB) DO SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ YÊN LÀM CHỦ ĐẦU TƢ


Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 60 - 58 - 03 - 02

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

1. PGS.TS Nguyễn Trọng Tƣ
2. TS. Ngô Minh Hải

HÀ NỘI, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dƣới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã
đƣợc thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Lê Thanh Tú

i


LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận đƣợc sự
hƣớng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Trọng Tƣ và TS Ngơ Minh Hải, những ý kiến
về chuyên môn quý báu của các thầy cô giáo trong Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây
dựng, Khoa Cơng trình - Trƣờng Đại học Thủy lợi cũng nhƣ sự giúp đỡ của Ban quản
lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Phú Yên.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trƣờng Đại học Thủy lợi đã

chỉ bảo và hƣớng dẫn khoa học và cơ quan cung cấp số liệu trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Do trình độ, kinh nghiệm cũng nhƣ thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên luận
văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng
góp của q thầy cơ và đọc giả.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng
năm 2016
Tác giả luận văn

Lê Thanh Tú

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.....................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH
SỬ DỤNG VỐN WB VÀ CƠNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY LẮP CỦA
DỰ ÁN
4
1.1

Tổng quan về dự án đầu tƣ xây dựng cơng trình sử dụng vốn WB ....................4
1.1.1

Nhà tài trợ WB tại Việt Nam .....................................................................4


1.1.2

Tổng quan về dự án đầu tƣ xây dựng cơng trình sử dụng vốn của WB ....6

1.2
Thực trạng về công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp các cơng trình sử dụng vốn
của WB ở Việt Nam ......................................................................................................12
1.2.1

Thuận lợi ..................................................................................................13

1.2.2

Khó khăn ..................................................................................................15

1.3
Tình hình thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp các cơng trình sử dụng
vốn WB ở Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên ...............................18
1.3.1 Giới thiệu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên và dự
án Nguồn lợi ven biển biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) sử dụng vốn WB 18
1.3.2 Công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp các cơng trình sử dụng vốn của WB ở
Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên ........................................21
Kết luận chƣơng 1 .........................................................................................................25
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY
LẮP CHO DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN WB ....................................................................26
2.1

Cơ sở pháp lý ....................................................................................................26
2.1.1 Các văn bản pháp lý về công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp cho dự án sử

dụng vốn WB .........................................................................................................26
2.1.2 Các quy định về công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp cho dự án sử dụng
vốn WB26

2.2
Nội dung và trình tự thực hiện lựa chọn các nhà thầu xây lắp của dự án sử
dụng vốn của WB ..........................................................................................................35
2.2.1

Đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) ..........................................................35

2.2.2

Đấu thầu cạnh tranh trong nƣớc (NCB) ...................................................44

2.2.3

Chào hàng cạnh tranh (SH) ......................................................................45

iii


2.2.4

Mua sắm trực tiếp (DC) ...........................................................................47

2.3
Các yêu cầu kỹ thuật và tài chính đƣợc sử dụng để lựa chọn nhà thầu xây lắp
của dự án sử dụng vốn của WB .....................................................................................49
2.3.1


Yêu cầu về năng lực kỹ thuật [7] .............................................................49

2.3.2

Yêu cầu về năng lực tài chính [7] ............................................................50

2.4
Đặc điểm các yếu tố ảnh hƣởng tới đấu thầu xây lắp cho dự án sử dụng vốn
WB ở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên ......................................50
2.4.1

Môi trƣờng pháp lý về lựa chọn nhà thầu xây lắp ...................................50

2.4.2

Các chủ thể tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu ...................................54

Kết luận chƣơng 2 .........................................................................................................57
CHƢƠNG 3 HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY LẮP
CHO DỰ ÁN CẢNG CÁ ĐÔNG TÁC THUỘC DỰ ÁN NGUỒN LỢI VEN BIỂN VÌ
SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH PHÚ YÊN .......................................................59
3.1
Giới thiệu về dự án Cảng cá Đông Tác và Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven
biển vì sự phát triển bền vững thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú
Yên
59
3.1.1 Tổng quan về tiểu dự án Cảng cá Đông Tác thuộc dự án Nguồn lợi ven
biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Phú Yên .........................................................59
3.1.2 Giới thiệu về Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền

vững thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên .....................62
3.2
Nghiên cứu hiện trạng công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp ở dự án Cảng cá
Đông Tác thuộc dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Phú Yên ....66
3.2.1

Q trình tổ chức lựa chọn Gói thầu số 10-XL/CRSD-PY .....................66

3.2.2

Q trình lựa chọn nhà thầu Gói thầu số 11-XL/CRSD-PY....................73

3.2.3

Nhận xét q trình lựa chọn nhà thầu Cảng cá Đơng Tác .......................79

3.3
Đề xuất các giải pháp lựa chọn nhà thầu xây lắp cho dự án Nguồn lợi ven biển
vì sự phát triển bền vững tỉnh Phú Yên .........................................................................82
3.3.1 Kế hoạch triển khai dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững
tỉnh Phú Yên trong thời gian tới ............................................................................82
3.3.2 Đề xuất các giải pháp lựa chọn nhà thầu xây lắp cho dự án Nguồn lợi ven
biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Phú Yên trong thời gian tới ...........................83
Kết luận chƣơng 3 .........................................................................................................89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................91
Kết luận..........................................................................................................................91

iv



Kiến nghị .......................................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................93

v


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1-1 Các cáo buộc tại các quốc gia trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dƣơng
(Năm 2011 - 2012) ........................................................................................................17
Hình 3-1 Cơ chế phối hợp, hỗ trợ thực hiện dự án ........................................................65

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Khiếu nại tại Việt Nam (dự án của WB tính đến 31/12/2014) .....................17
Bảng 1.2 Tổng hợp kết quả lựa chọn nhà thầu xây lắp dự án Nguồn lợi ven biển vì sự
phát triển bền vững tỉnh Phú Yên (tính đến tháng 6 năm 2015) ...................................22
Bảng 2.1 Yêu cầu về xem xét trƣớc của WB đối với đấu thầu xây lắp .........................34
Bảng 2.2 Bảng tóm tắt các bƣớc thực hiện theo hình thức ICB ....................................44
Bảng 2.3 Bảng tóm tắt các bƣớc thực hiện theo hình thức SH .....................................46
Bảng 2.4 Bảng tóm tắt các bƣớc thực hiện theo hình thức DC .....................................48
Bảng 3.1 Tóm tắt q trình mời thầu Gói thầu số 10-XL/CRSD-PY ...........................66
Bảng 3.2 Các nội dung cơng bố tại buổi mở thầu Gói thầu số 10-XL/CRSD-PY ........68
Bảng 3.3 Kết quả đánh giá sơ bộ HSDT Gói thầu số 10-XL/CRSD-PY ......................70
Bảng 3.4 Kết quả đánh giá chi tiết HSDT Gói thầu số 10-XL/CRSD-PY ....................72
Bảng 3.5 Tóm tắt q trình mời thầu Gói thầu số 11-XL/CRSD-PY ...........................74
Bảng 3.6 Các nội dung công bố tại buổi mở thầu Gói thầu số 11-XL/CRSD-PY ........75
Bảng 3.7 Kết quả đánh giá sơ bộ HSDT Gói thầu số 11-XL/CRSD-PY ......................77
Bảng 3.8 Kết quả đánh giá chi tiết HSDT Gói thầu số 11-XL/CRSD-PY ....................78


vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DC Mua sắm trực tiếp
HSDT Hồ sơ dự thầu
HSMT Hồ sơ mời thầu
ICB Đấu thầu cạnh tranh quốc tế
NCB Đấu thầu cạnh tranh trong nƣớc
NĐ-CP Nghị định của Chính phủ
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
SH Chào hàng cạnh tranh
TT-BKH Thông tƣ của Bộ kế hoạch và Đầu tƣ
WB Ngân hàng Thế giới
UBND Ủy ban nhân dân
USD Đô la Mỹ

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng Thế giới (WB) là một trong những nhà tài trợ vốn lớn cho công cuộc xây
dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong thời gian qua, Việt Nam đã
tiếp nhận một lƣợng lớn vốn của WB tài trợ, các chƣơng trình, dự án sử dụng vốn của
WB đã đem lại hiệu quả cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của
Việt Nam nói chung và các địa phƣơng nói riêng.
Trong những năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên đƣợc
giao làm chủ đầu tƣ nhiều dự án do WB tài trợ nhƣ: dự án Cạnh tranh nơng nghiệp, dự

án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững,… Các chƣơng trình, dự án do WB tài
trợ đã mang lại hiệu quả cao, thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế, phát triển văn hoá xã
hội, xố đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống, mức hƣởng thụ của
các vùng, nhất là các tầng lớp dân cƣ ở nơng thơn, miền núi, góp phần thúc đẩy sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố tỉnh nhà.
Trƣớc tình hình nguồn vốn ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng còn hạn
chế và nhu cầu đầu tƣ lớn nhƣ hiện nay, nguồn vốn do WB tài trợ đóng vai trị quan
trọng, góp phần trong phát triển kinh tế - xã hội, xố đói giảm nghèo, phát triển khoa
học công nghệ, tăng cƣờng thể chế và phát triển nguồn nhân lực của đất nƣớc nói
chung và tỉnh Phú Yên nói riêng. Do vậy, việc tranh thủ sự hỗ trợ vốn của WB luôn
đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm.
Để tranh thủ sự hỗ trợ vốn của WB, đòi hỏi các cơ quan quản lý, đặc biệt là chủ đầu tƣ
phải thực hiện cùng lúc nhiều giải pháp nhƣ: đổi mới và đẩy mạnh công tác quy hoạch,
nâng cao năng lực trong việc thu hút và sử dụng vốn, giải quyết tốt vấn đề đất đai,
nâng cao năng lực quản lý điều hành của bộ máy quản lý nhà nƣớc, nâng cao chất
lƣợng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tƣ xây dựng cơng trình theo u cầu
của nhà tài trợ. Trong đó cơng tác lựa chọn nhà thầu tham gia xây dựng các cơng trình

1


thông qua đấu thầu là một công tác quan trọng nhằm quản lý chất lƣợng cơng trình,
đƣa cơng trình vào phục vụ kịp thời, nâng cao hiệu quả của dự án.
Xuất phát từ thực tế, tính cấp thiết nêu trên và điều kiện về vị trí cơng tác hiện tại, tôi
chọn đề tài luận văn cao học “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp lựa chọn nhà thầu xây
lắp cho dự án sử dụng vốn của WB do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Phú Yên làm Chủ đầu tƣ”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng công tác lựa
chọn nhà thầu xây lắp cho dự án sử dụng vốn của WB do Sở Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn tỉnh Phú Yên làm Chủ đầu tƣ.
3. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã dựa trên cách tiếp cận cơ sở lý luận
khoa học về công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp theo quy định của Việt Nam và WB,
những quy định hiện hành của hệ thống văn bản pháp luật trong l nh vực này. Đồng
thời luận văn cũng sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp với đối tƣợng và nội
dung nghiên cứu của đề tài trong điều kiện Việt Nam hiện nay, đó là: Phƣơng pháp
khảo sát thực tế; Phƣơng pháp thống kê; Phƣơng pháp phân tích, so sánh; và một số
phƣơng pháp kết hợp khác.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu là công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp cho dự án sử dụng vốn
của WB.
- Phạm vi nghiên cứu là các dự án sử dụng vốn của WB do Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Phú Yên làm Chủ đầu tƣ.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý ngh a khoa học: Đề tài hệ thống hóa lý luận cơ bản về lựa chọn nhà thầu xây lắp
cho dự án sử dụng vốn của WB.

2


- Ý ngh a thực tiễn: Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân,
chủ đầu tƣ để nâng cao năng lực trong công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp cho dự án sử
dụng vốn của WB và lựa chọn nhà thầu nói chung.
6. Kết quả đạt đƣợc
- Tìm ra các giải pháp để lựa chọn nhà thầu xây lắp cho dự án sử dụng vốn của WB,
đảm bảo công bằng, minh bạch và hiệu quả; phù hợp với các quy định pháp luật của
Việt Nam, WB và tình tình thực tế tại của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Phú Yên.
- Ứng dụng kết quả nghiên cứu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú

Yên và các Chủ đầu tƣ khác trong công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp cho dự án sử
dụng vốn của WB đạt hiệu quả cao.

3


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠNG
TRÌNH SỬ DỤNG VỐN WB VÀ CƠNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU
XÂY LẮP CỦA DỰ ÁN
1.1 Tổng quan về dự án đầu tƣ xây dựng cơng trình sử dụng vốn WB
1.1.1 Nhà tài trợ WB tại Việt Nam
Hoàn cảnh ra đời
World Bank (WB), Ngân hàng Thế giới đƣợc thành lập vào năm 1944, trụ sở chính đặt
tại Washington, DC. WB hiện có hơn 9.000 nhân viên làm việc tại hơn 100 văn phịng
đại diện trên tồn thế giới. WB là một tổ chức quốc tế gồm có 5 cơ quan hoạt động độc
lập với nhau gồm: (i) Hiệp hội Phát triển Quốc Tế (IDA); (ii) Ngân hàng Quốc tế về
Tái Thiết và Phát triển (IBRD); (iii) Cơng ty Tài chính Quốc Tế (IFC); (iv) Cơ quan
Bảo lãnh Đầu tƣ Đa biên (MIGA); và (v) Trung tâm Quốc tế về xử lý tranh chấp Đầu
tƣ (ICSID). Tuy nhiên, nói đến WB là nói đến hai tổ chức IBRD và IDA, mỗi tổ chức
đều có vai trị riêng biệt trong cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức
sống của ngƣời dân các nƣớc đang phát triển.
Mục đích và nguyên tắc hoạt động
Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) là tổ chức trực thuộc nhóm WB, đƣợc thành lập
năm 1960. IDA chuyên cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính cho các quốc gia nghèo
nhất thế giới với mục tiêu nhằm xóa đói giảm nghèo thơng qua việc cung cấp các
khoản cho vay khơng có lãi suất (cịn gọi là khoản tín dụng) cũng nhƣ các khoản viện
trợ khơng hồn lại cho các chƣơng trình/dự án để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, xóa bỏ
bất bình đẳng cũng nhƣ cải thiện đời sống.
Ngân hàng Quốc Tế về Tái Thiết và Phát triển (IBRD) là một tổ chức trực thuộc WB,

đƣợc thành lập năm 1945. Mục tiêu hoạt động của IBRD nhằm xóa đói và duy trì sự
phát triển bền vững cho các nƣớc đang phát triển có thu nhập đầu ngƣời tƣơng đối cao
thông qua các khoản vay, bảo lãnh và các dịch vụ nghiên cứu và tƣ vấn. Lãi suất của
các khoản vay đƣợc tính theo LIBOR và đƣợc điều chỉnh 6 tháng một lần. Thời hạn
vay từ 15- 20 năm, có 5 năm ân hạn.

4


Cơng ty Tài chính quốc tế (IFC) là tổ chức đƣợc thành lập năm 1956. Mục tiêu hoạt
động của IFC là hỗ trợ khu vực tƣ nhân bằng cách cung cấp các khoản vay dài hạn,
đầu tƣ cổ phần, bảo lãnh, quản lý rủi ro và các dịch vụ tƣ vấn. Lãi suất tính theo lãi
suất thị trƣờng, thay đổi theo từng nƣớc và từng dự án. Thời hạn vay từ 3- 13 năm, có
8 năm ân hạn.
Cơ quan Bảo lãnh Đầu tƣ Đa biên (MIGA) là tổ chức đƣợc thành lập năm 1988. Mục
tiêu hoạt động của MIGA nhằm giúp các nƣớc đang phát triển thu hút đầu tƣ nƣớc
ngoài bằng việc cung cấp cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài những bảo lãnh đầu tƣ đối
với “rủi ro phi thị trƣờng”. Ngồi ra, MIGA cịn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật
để phổ biến thông tin về cơ hội đầu tƣ…
Trung tâm Quốc Tế về xử lý tranh chấp Đầu tƣ (ICSID) là đơn vị đƣợc thành lập năm
1966. Mục tiêu hoạt động của ICSID nhằm thúc đẩy nguồn đầu tƣ quốc tế ngày càng
tăng bằng cách cung cấp phƣơng tiện cho việc hòa giải và trọng tài về những tranh
chấp giữa các Chính phủ và các nhà đầu tƣ, đồng thời tiến hành nghiên cứu, xuất bản
ấn phẩm trong l nh vực luật đầu tƣ nƣớc ngoài của các nƣớc.
Quan hệ với Việt Nam
Ngày 18 tháng 8 năm 1956, Chính quyền Sài Gịn đã gia nhập WB. Ngày 21/9/1976,
Nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ ngh a Việt Nam tiếp quản tƣ cách hội viên tại WB của
Chính quyền Sài Gịn cũ. Sau một thời gian dài gián đoạn (1978-1993), Việt Nam
chính thức nối lại quan hệ với WB vào tháng 10/1993. Từ đó đến nay, mối quan hệ
Việt Nam và WB ngày càng đƣợc tăng cƣờng và phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian

này, nhiều Đoàn cán bộ cấp cao của WB đã sang thăm và làm việc tại Việt Nam để
trao đổi với Chính phủ về tình hình phát triển kinh tế xã hội và tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ
của Chính phủ. Ban Giám đốc điều hành của WB cũng cam kết sẽ tiếp tục cung cấp
những hỗ trợ cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của Chính phủ, góp phần hỗ trợ Việt
Nam thực hiện thành cơng chƣơng trình xố đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã
hội. Kể từ năm 1993 đến nay, mức cam kết cho Việt Nam ngày càng tăng và hiện nay
Việt Nam là một trong những nƣớc vay ƣu đãi lớn nhất từ IDA.

5


Bên cạnh nguồn vốn vay ƣu đãi IDA, Việt Nam bắt đầu triển khai vay vốn từ nguồn
Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) từ năm 2009.
1.1.2 Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn của WB
1.1.2.1 Dự án đầu tư xây dựng và dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn WB theo quy
định của Việt Nam
Dự án đầu tƣ xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để
tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo cơng trình xây dựng
nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lƣợng cơng trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong
thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tƣ xây dựng, dự án đƣợc
thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tƣ xây dựng, Báo cáo nghiên
cứu khả thi đầu tƣ xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tƣ xây dựng [1].
Dự án đầu tƣ xây dựng không phân biệt các loại nguồn vốn sử dụng phải đáp ứng các
yêu cầu sau:
a) Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển
ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phƣơng nơi có
dự án đầu tƣ xây dựng.
b) Có phƣơng án công nghệ và phƣơng án thiết kế xây dựng phù hợp.
c) Đảm bảo chất lƣợng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng cơng
trình, phịng, chống cháy, nổ và bảo vệ mơi trƣờng, ứng phó với biến đổi khí hậu.

d) Bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.
đ) Tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tƣ xây dựng [2]:
a) Dự án đầu tƣ xây dựng đƣợc quản lý thực hiện theo kế hoạch, chủ trƣơng đầu tƣ,
đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 51 của Luật Xây dựng năm 2014 và phù
hợp với quy định của pháp luật có liên quan.

6


b) Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nƣớc, của ngƣời quyết
định đầu tƣ, chủ đầu tƣ và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện các hoạt
động đầu tƣ xây dựng của dự án.
c) Quản lý thực hiện dự án phù hợp với loại nguồn vốn sử dụng để đầu tƣ xây dựng:
- Dự án đầu tƣ xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc đƣợc quản lý chặt chẽ, tồn
diện, theo đúng trình tự để bảo đảm mục tiêu đầu tƣ, chất lƣợng, tiến độ thực hiện, tiết
kiệm chi phí và đạt đƣợc hiệu quả dự án;
- Dự án đầu tƣ theo hình thức đối tác cơng tƣ PPP (Public - Private Partner) có cấu
phần xây dựng đƣợc quản lý nhƣ đối với dự án sử dụng vốn nhà nƣớc ngoài ngân sách
theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Dự án đầu tƣ xây dựng sử dụng vốn nhà nƣớc ngoài ngân sách đƣợc Nhà nƣớc quản
lý về chủ trƣơng đầu tƣ, mục tiêu, quy mô đầu tƣ, chi phí thực hiện, các tác động của
dự án đến cảnh quan, mơi trƣờng, an tồn cộng đồng, quốc phòng, an ninh và hiệu quả
của dự án. Chủ đầu tƣ tự chịu trách nhiệm quản lý thực hiện dự án theo quy định của
Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Dự án đầu tƣ xây dựng sử dụng vốn khác đƣợc Nhà nƣớc quản lý về mục tiêu, quy
mô đầu tƣ và các tác động của dự án đến cảnh quan, môi trƣờng, an tồn cộng đồng và
quốc phịng, an ninh.
d) Quản lý đối với các hoạt động đầu tƣ xây dựng của dự án theo các nguyên tắc đƣợc
quy định tại Điều 4 của Luật Xây dựng năm 2014.

Dự án đầu tƣ xây dựng sử dụng vốn WB, ngoài đảm bảo các nguyên tắc của quản lý
đối với dự án đầu tƣ xây dựng còn phải đảm bảo các nguyên tắc trong quản lý và sử
dụng vốn ODA và vốn vay ƣu đãi. Cụ thể nhƣ sau [3]:
a) ODA và vốn vay ƣu đãi là nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nƣớc đƣợc sử dụng để
thực hiện các mục tiêu ƣu tiên phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc và đƣợc phản
ánh trong ngân sách Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.

7


b) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về ODA và vốn vay ƣu đãi trên cơ sở phân
cấp gắn với trách nhiệm, quyền hạn, năng lực quản lý và tính chủ động của các ngành,
các cấp; bảo đảm sự phối hợp quản lý, kiểm tra và giám sát chặt chẽ của các cơ quan
liên quan.
c) Việc thu hút, quản lý và sử dụng ODA và vốn vay ƣu đãi phải đƣợc xem xét, cân
đối và lựa chọn trong tổng thể các nguồn vốn đầu tƣ phát triển nhằm đạt hiệu quả kinh
tế - xã hội cao nhất, bền vững, bảo đảm ngun tắc bình đẳng, cơng bằng, khả năng
hấp thụ vốn, khả năng trả nợ và an toàn nợ cơng, trong đó ƣu tiên sử dụng nguồn vốn
vay ƣu đãi cho các chƣơng trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
d) Đảo đảm tính cơng khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong việc cung cấp
ODA và vốn vay ƣu đãi và trong việc sử dụng nguồn vốn này.
đ) Tạo điều kiện thuận lợi để khu vực tƣ nhân tiếp cận vốn ODA và vốn vay ƣu đãi
trên cơ sở chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa nhà nƣớc và tƣ nhân.
e) Bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ giữa các văn bản quy phạm pháp luật của Việt
Nam và hài hòa quy trình, thủ tục với các nhà tài trợ về ODA và vốn vay ƣu đãi.
f) Tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và các điều ƣớc quốc tế về
ODA và vốn vay ƣu đãi mà Chính phủ hoặc Nhà nƣớc Cộng hịa xã hội chủ ngh a Việt
Nam là thành viên. Trong trƣờng hợp có sự khác biệt giữa điều ƣớc quốc tế về ODA
và vốn vay ƣu đãi với quy định của pháp luật Việt Nam về cùng một vấn đề thì áp
dụng quy định của điều ƣớc quốc tế.

Quy trình thực hiện dự án ODA nói chung, dự án sử dụng vốn WB nói riêng theo quy
định của Chính phủ Việt Nam, gồm các bƣớc sau [3]:
- Bƣớc 1. Xây dựng và phê duyệt Danh mục tài trợ.
- Bƣớc 2. Chuẩn bị, thẩm định, phê duyệt văn kiện chƣơng trình, dự án.
- Bƣớc 3. Ký kết Hiệp định.
- Bƣớc 4. Tổ chức thực hiện chƣơng trình, dự án.

8


- Bƣớc 5. Giám sát và đánh giá chƣơng trình, dự án.
1.1.2.2 Dự án đầu tư xây dựng theo quan niệm của WB
Theo WB, dự án đầu tƣ là tổng thể các hoạt động và các chi phí liên quan đƣợc hoạch
định một cách có bài bản, nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định, trong một thời
hạn xác định.
Yêu cầu của WB về dự án đầu tƣ xây dựng: Phù hợp với chiến lƣợc hợp tác quốc gia
của WB tại nƣớc sở tại và phù hợp với các chính sách tín dụng của WB. Về mặt chính
sách, dự án có tính khả thi về mặt kỹ thuật, kinh tế và tài chính, kinh phí thấp nhất và
tuân theo chính sách an tồn của WB. Các chính sách an tồn của WB yêu cầu phải
xem xét toàn bộ các khả năng tác động của dự án đến môi trƣờng và xã hội, và bất kỳ
tác động tiêu cực nào có thể gây ra bởi dự án sẽ đƣợc tránh và ít nhất đƣợc đền bù.
Quy trình dự án theo các xác định của WB gồm các bƣớc sau:
- Bƣớc 1, thống nhất với Chính phủ về Chiến lƣợc hợp tác quốc gia. WB chuẩn bị các
khoản vay và dịch vụ tƣ vấn dựa trên khuôn khổ lựa chọn và các l nh vực có lợi thế so
sánh dành cho các quốc gia có nổ lực giảm nghèo.
- Bƣớc 2, xác định dự án. Theo chiến lƣợc hỗ trợ, đảm bảo đáp ứng đƣợc yêu cầu tài
chính, kinh tế, xã hội và mơi trƣờng, chiến lƣợc phát triển đƣợc phân tích.
- Bƣớc 3, chuẩn bị dự án. WB cung cấp tƣ vấn chính sách và dự án cùng với hỗ trợ tài
chính, các khách hàng tiến hành nghiên cứu và chuẩn bị lập tài liệu dự án cuối cùng.
- Bƣớc 4, thẩm định. WB đánh giá các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật, thể chế, tài chính,

mơi trƣờng và xã hội của dự án. Tài liêu đánh giá dự án và các tài liệu pháp lý khác
đƣợc chuẩn bị.
- Bƣớc 5, đàm phán và Ban giám đốc phê duyệt. WB và Bên vay thỏa thuận khoản vay
hay hiệp định tín dụng và dự án đƣợc trình bày để Ban giám đốc phê duyệt.
- Bƣớc 6, thực hiện và giám sát. Bên vay thực hiện dự án, WB giám sát, đảm bảo sao
cho các khoản chi đƣợc sử dụng đúng mục đích vay về kinh tế, hiệu quả và hiệu lực.

9


- Bƣớc 7, thực hiện và hoàn thành. WB chuẩn bị báo cáo hoàn thành dự án, đánh giá
sự thể hiện của WB và bên vay.
- Bƣớc 8, đánh giá sau dự án. Vụ đánh giá độc lập của WB chuẩn bị báo cáo kiểm toán
và đánh giá dự án, các phân tích đƣợc sử dụng để thiết kế dự án trong tƣơng lai.
Các hoạt động trong quy trình thực hiện dự án của WB đƣợc thực hiện song song với
các hoạt động trong quy trình thực hiện dự án sử dụng vốn ODA của Chính phủ.
1.1.2.3 Các kết quả mang lại từ các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn của WB ở
Việt Nam
Các chƣơng trình/dự án nâng cấp đơ thị đã góp phần cải tạo điều kiện sống cho hàng
triệu ngƣời nghèo sống tại các thành phố. Các khu nghèo tại các thành phố thƣờng
xuyện bị ngập lụt, điều kiện vệ sinh kém và đi kèm các nguy cơ mắc bệnh và rủi ro về
môi trƣờng. Dự án nâng cấp đô thị Việt Nam đã giải quyết các thách thức nhƣ vậy tại
Hải Phòng, Nam Định, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ, mang lại lợi ích cho 7,5
triệu dân. Dự án cũng cung cấp 95.000 khoản vay nhỏ cho các hộ gia đình thuộc nhóm
40% nghèo nhất giúp các hộ đó cải tạo nhà cửa hoặc kinh doanh tạo thu nhập [4].
Công tác trồng rừng cũng mang lại nhiều lợi ích về xã hội, môi trƣờng và kinh tế cho
cộng đồng. Từ 2005 đến 2015, đã có trên 43.000 hộ gia đình tại 6 tỉnh miền Trung
đƣợc vay khoản vay nhỏ, đƣợc hỗ trợ kỹ thuật và trồng đƣợc 76.500 ha rừng trong Dự
án phát triển lâm nghiệp. Đây là dự án đầu tiên và duy nhất ở nƣớc ta thực hiện cho
vay trồng rừng quy mô nhỏ [4].

Các dịch vụ cung cấp nƣớc sạch và vệ sinh nông thôn đƣợc mở rộng: Nguồn cung cấp
nƣớc sạch tại các thị xã nhỏ tăng gấp đôi lên đến 60% trong giai đoạn 2006 đến 2009,
và tại các thành phố lớn trong cùng kỳ, nguồn cung tăng từ 75% lên tới 95%. Các khu
vực nông thôn đƣợc tiếp cận nguồn nƣớc sạch tăng từ 36% năm 1999 lên tới 70% năm
2009. WB đã đóng góp để hỗ trợ Việt Nam đạt đƣợc những con số phát triển này
thông qua các khoản đầu tƣ vào dự án cung nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng khu vực
đồng bằng sông Hồng. Trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2013, dự án Cấp
nƣớc sạch và Vệ sinh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng đã cung cấp nƣớc sạch
cho 1,3 triệu ngƣời tại 4 tỉnh thông qua cách tiếp cận dựa trên cộng đồng. Các hộ gia

10


đình đƣợc vay tiền với lãi suất thấp nhằm xây mới hoặc cải tạo trên 48.000 nhà vệ
sinh, nâng tỉ lệ hộ có nhà vệ sinh từ 25% lên 87% [4].
Vệ sinh đô thị là vấn đề ƣu tiên đƣợc hỗ trợ. Dự án Vệ sinh môi trƣờng Thành phố Hồ
Chí Minh đã tạo ra một tác động chuyển đổi, giúp cải tạo vệ sinh môi trƣờng và giảm
nạn úng lụt cho 1,2 triệu ngƣời, đồng thời dự án đã làm cho cảnh quan khu vực trở
thành một tài sản mới của thành phố, nơi ngƣời dân thành phố có thể nghỉ ngơi, tận
hƣởng bầu khơng khí trong lành [4].
Năng lực cảnh báo thảm họa sớm, năng lực dự báo, và năng lực quản lý rủi ro đã đƣợc
cải thiện. Dự án Quản lý rủi ro thiên tai đã triển khai tại 12 tỉnh, giúp xây dựng 11
cơng trình giảm nhẹ bão lũ nhƣ cảng tránh bão, đê sông, đƣờng lánh nạn, trạm bơm
tiêu úng. Trên 210.000 ngƣời tại 30 xã thực hiện các biện pháp cơng trình bao gồm các
trung tâm sơ tán đa dụng, kênh thoát nƣớc và các biện pháp phi cơng trình nhƣ xây
dựng kế hoạch làng xã an tồn, thực tập sơ tán [4].
Chín mƣơi lăm phần trăm (95%) dân số đƣợc sử dụng lƣới điện quốc gia: Cứ mỗi ngày
trong vòng 10 năm qua, 9.000 ngƣời dân tại Việt Nam đƣợc kết nối với lƣới điện quốc
gia lần đầu tiên. Công suất phát điện tại Việt nam đã tăng gấp hai lần từ 12.000 MW
năm 2005 lên tới 25.000 MW năm 2010. Với sự tài trợ của WB cho dự án Năng lƣợng

nông thôn 2, hơn 2,7 triệu ngƣời thuộc 555.327 hộ gia đình tại một số khu vực nghèo
nhất nƣớc có cơ hội đƣợc hòa vào lƣới điện quốc gia [4].
Hơn 90% dân số có cơ hội giao thƣơng bởi các tuyến đƣờng nhựa: Đƣợc triển khai tại
33 tỉnh thành, dự án Giao thông nông thôn 3 đang xúc tiến triển khai tại một số khu
vực đồi núi khó khăn nhất tại các tỉnh miền Bắc, kết nối các cộng đồng nghèo điều
kiện khó khăn với các thị trƣờng bn bán và dịch vụ tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi
cho kinh tế phát triển, giúp các thành phố và tỉnh thành có cơ hội giao thƣơng để từ đó
giúp ngƣời dân thốt nghèo [4].
Cải thiện mức sống vùng núi và vùng sâu vùng xa: Đƣợc tài trợ từ Dự án giảm nghèo
các tỉnh vùng núi phía Bắc giai đoạn 1, đã có 353.871 hộ gia đình đƣợc tiếp cận với
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn, hơn 118.000 hộ gia đình [4] đƣợc sử dụng

11


nƣớc sạch, nhờ đó mà điều kiện sức khỏe của ngƣời dân địa phƣơng đƣợc nâng cao
đáng kể.
Nhìn chung, nguồn vốn của WB đã giúp nƣớc ta thành công trong quá trình phát triển.
Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, với thu nhập bình quân
đầu ngƣời dƣới 100 USD trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp, với thu nhập
đầu ngƣời trên 2.000 USD năm 2014. Hiện nay, nƣớc ta đã hoàn thành hầu hết các
mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, trong đó hoàn thành vƣợt mức một số mục tiêu, đặc
biệt là các mục tiêu giảm nghèo, giáo dục và bình đẳng giới. Nƣớc ta đã đạt đƣợc
những tiến bộ đáng ghi nhận về giảm nghèo, hiện nay tỉ lệ ngƣời nghèo đã giảm xuống
dƣới 3% từ mức 60% trong thập niên 1990. Trong vòng 10 năm qua tỉ lệ tăng trƣởng
kinh tế Việt Nam đạt 6,4%/năm, năm 2014 mức tăng GDP là 6%, dự tính sẽ giữ ở mức
tƣơng đƣơng trong năm 2015 và bắt đầu tăng năm 2016. Việt Nam đã thành công
trong việc ổn định kinh tế v mô, kéo tỉ lệ lạm phát từ mức đỉnh 23% vào thời điểm
tháng 8/2013 xuống còn 4,1% năm 2014. Nƣớc ta đã cơ bản hoàn thành Kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 trên các mặt: tái cơ cấu kinh tế nhằm tăng tỉ

trọng các hoạt động có giá trị gia tăng cao; nâng cao mức sống cho nhóm dân tộc thiểu
số; tăng cƣờng bảo vệ mơi trƣờng; và phòng tránh và giảm nhẹ tác động biến đổi khí
hậu.
1.2 Thực trạng về cơng tác lựa chọn nhà thầu xây lắp các cơng trình sử dụng
vốn của WB ở Việt Nam
Kể từ khi mối quan hệ đối tác giữa WB và Việt Nam đƣợc nối lại từ năm 1993, nguồn
vốn do WB tài trợ đóng vai trị quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh
tế - xã hội của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã ký nhiều hiệp định vay vốn với WB
để đầu tƣ xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng gồm giao thông, năng lƣợng, nƣớc và các
dịch vụ đô thị, các dự án nông nghiệp và tài nguyên môi trƣờng, phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội. Tính đến thời điểm tháng 02/2015, WB đã cấp gần 19,6 tỉ USD gồm
viện trợ khơng hồn lại, cho vay và vốn ƣu đãi cho Việt Nam. Danh mục dự án Việt
Nam hiện nay gồm 45 dự án IDA/IBRD và 5 dự án quỹ tín thác riêng rẽ với tổng cam
kết thuần là 8,258 tỉ USD [4]. Các hiệp định vay vốn đều bắt buộc công tác lựa chọn
nhà thầu phải theo quy chế của WB, do vậy công tác lựa chọn nhà thầu nói chung và

12


cơng tác lựa chọn nhà thầu xây lắp nói riêng đều phải tuân thủ chặt chẽ quy định về
đấu thầu của WB. Từ nguyên nhân nêu trên, công tác lựa chọn nhà thầu các dự án sử
dụng vốn WB ở Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn nhƣ sau:
1.2.1 Thuận lợi
- Đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của WB, Ban Giám đốc điều hành cam kết sẽ tiếp tục
cung cấp những hỗ trợ cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của Chính phủ, góp phần hỗ
trợ Việt Nam thực hiện thành cơng chƣơng trình xố đói giảm nghèo và phát triển kinh
tế xã hội. Kể từ năm 1993 đến nay, mức cam kết cho Việt Nam ngày càng tăng. Trong
những năm vừa qua Việt Nam luôn nằm trong nhóm những quốc gia nhận đƣợc nhiều
cam kết vốn của WB. Cụ thể:
Các khoản cam kết của WB cho Việt Nam theo năm tài khóa (triệu USD):

2011

2012

2013

2014

2015

2.353

1.153

2.101

1.551

1.535

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới)
Theo thống kê của WB: Tổng số hợp đồng xây lắp thuộc diện xem xét trƣớc đã đƣợc
trao thầu cho nhà thầu trong nƣớc và ngoài nƣớc giai đoạn (2010 - 2014) là 2.346 hợp
đồng với giá trị 1.927 triệu USD, trong đó số hợp đồng trao cho nhà thầu nƣớc ngoài
là 13 hợp đồng, chiếm 1% trên tổng số, với giá trị 106 triệu USD, chiếm 6% trên tổng
số; số hợp đồng trao cho nhà thầu trong nƣớc là 2.351 hợp đồng, chiếm 99%, với giá
trị 1.821 triệu USD, chiếm 94% [4].
Tỷ lệ giá trị các hợp đồng thuộc diện xem xét trƣớc của Việt Nam trên tổng số giá trị
các hợp đồng thuộc diện xem xét trƣớc của tất cả các nƣớc vay vốn của WB:
Năm


Tỷ lệ %

2007

2,1

2008

3,5

2009

5,2

2010

4,2

2011

3,1

13


2012

5,6


2013

3,3

2014

5,1

2015

4,1
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới)

Qua số liệu trên cho thấy, công tác lựa chọn nhà thầu của Việt Nam luôn nhận đƣợc
nhiều quan tâm, hỗ trợ và giám sát của WB.
- WB đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để giúp cho các bộ ngành, địa phƣơng, các chủ đầu
tƣ, các cá nhân làm công tác đấu thầu ở Việt Nam tiếp cận đƣợc những kinh nghiệm
thực tế đáng kể về thủ tục và quy trình mua sắm tiên tiến, hiện đại của WB thông qua
các buổi hội thảo, tập huấn. Nhờ vậy, năng lực của các cá nhân trực tiếp tham gia công
tác lựa chọn nhà thầu đƣợc nâng cao.
- Các bộ ngành, địa phƣơng luôn quan tâm đến công tác bồi dƣỡng, nâng cao năng lực
cho các cán bộ làm công tác đấu thầu. Đa số các cán bộ đấu thầu đều đƣợc tham gia
các khóa đào tạo ngắn hạn, các lớp bồi dƣỡng về công tác đấu thầu. Nhờ những khóa
đào tạo này và đặc biệt là những kinh nghiệm quý báu của các cán bộ đấu thầu có
đƣợc thơng qua hoạt động đấu thầu thực tế, đã góp phần nâng cao năng lực về đấu
thầu của Việt Nam.
- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và các thơng tƣ hƣớng dẫn
có hiệu lực thi hành từ năm 2014, có nhiều điểm mới, nổi bật. Những quy định mới
này sẽ làm tăng tính chuyên nghiệp trong hoạt động mua sắm, nâng cao hiệu quả, rút

ngắn thời gian và chi phí, tiết kiệm cho ngân sách nhà nƣớc, tăng cƣờng mục tiêu của
công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Đồng thời,
những quy định mới này cũng hài hịa hóa với các quy định của WB, giúp các đơn vị
thực hiện dự án, chủ dự án thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện các dự án sử dụng
vốn của WB.

14


1.2.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, cơng tác lựa chọn nhà thầu nói chung và lựa chọn
nhà thầu xây lắp nói riêng các dự án sử dụng vốn của WB có những khó khăn, làm ảnh
hƣởng đến tiến độ thực hiện các dự án sử dụng vốn của WB. Theo Bộ Kế hoạch và
Đầu tƣ, tiến độ chung của các dự án ODA đang thực hiện thƣờng chậm hơn 3 năm so
với kế hoạch ban đầu đã thống nhất khi đàm phán với các nhà tài trợ, tỷ lệ giải ngân
của các dự án tại Việt Nam cũng thuộc diện thấp nhất trong khu vực. Trong đó, đấu
thầu vẫn là điểm gây tắc nhất trong quá trình thực hiện dự án ODA, trong đó có các dự
án sử dụng vốn của WB. Nguyên nhân của những khó khăn đó là:
- Trong giai đoạn đầu (từ 1993 đến 1996) khi mới nối lại quan hệ với WB, Việt Nam
chƣa có quy chế đấu thầu cạnh tranh rộng rãi và toàn diện, hiểu biết về đấu thầu cạnh
tranh của các bộ ngành, địa phƣơng còn hạn chế, các cá nhân tham gia công tác lựa
chọn nhà thầu đều thiếu kinh nghiệm thực tiễn về đấu thầu cạnh canh. Do vậy, trong
giai đoạn này, khi thực hiện đấu thầu theo quy định của WB gặp nhiều khó khăn, vừa
thực hiện vừa rút kinh nghiệm.
- Các quy định về đấu thầu của WB chỉ ban hành theo kiểu sổ tay hƣớng dẫn, khơng
quy định rõ trình tự, cách thức thực hiện, các biện pháp xử lý tình huống cụ thể trong
đấu thầu,… Do vậy, gây khó khăn trong q trình triển khai, áp dụng thực hiện.
- Đối với các dự án có sử dụng vốn ODA cần phải thực hiện vừa phù hợp với luật
trong nƣớc và vừa phù hợp với quy định của nhà tài trợ. Thế nhƣng trong thực tế, có
những điểm khác biệt giữa các quy định trong đấu thầu trong nƣớc và thủ tục đấu thầu

của WB. Mặc dù, Khoản 3 Điều 3 của Luật Đấu thầu 2013 quy định “Đối với việc lựa
chọn nhà thầu, nhà đấu tƣ thuộc dự án có sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA), vốn vay ƣu đãi phát sinh từ điều ƣớc quốc tế, thỏa thuận quốc tế giữa Việt
Nam với nhà tài trợ việc thì áp dụng theo quy định của điều ƣớc quốc tế, thỏa thuận
quốc tế đó”. Tuy nhiên, các đơn vị thực hiện dự án và chủ dự án, vẫn do dự, lúng túng
khi tuân thủ các quy định trong hiệp định pháp lý với các nhà tài trợ mà không trái với
các quy định trong nƣớc. Chính vì ngun nhân nhân này đã gây chậm trễ trong quá
trình thực hiện, xem xét, thẩm định và phê duyệt đấu thầu. Có thể nêu ra một số khác

15


×