Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ THI HKI MÔN NGỮ VĂN 9 (2010-2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.26 KB, 3 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
CÀNG LONG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian chép đề)
NỘI DUNG ĐỀ
Câu 1: Chép lại 4 dòng thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân trích trong
truyện Kiều của Nguyễn Du. Viết khoảng 5 câu nhận xét về nội dung và nghệ thuật
của đoạn thơ đó. (2 điểm)
Câu 2: Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy có nêu lên đạo lí “ Uống
nước nhớ nguồn; ân tình thủy chung”. Em hiểu vấn đề trên như thế nào? Hãy viết
một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu ) nêu lên suy nghĩ của mình.( 3 điểm )
Câu 3: Kể lại nội dung truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân bằng lời kể
của nhân vật ông Hai ( Đảm bảo được những sự kiện chính: ông Hai nhớ những
ngày chưa đi tản cư; ông Hai nghe đọc báo ở phòng thông tin; ông Hai nghe tin
làng chợ Dầu Việt gian; nỗi khổ tâm khi ông Hai nghe tin đó; niềm vui của ông khi
nghe tin làng được cải chính). ( 5 điểm)
----- Hết -----
------------------------------------------------------------------------------------------------------
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
CÀNG LONG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian chép đề)
NỘI DUNG ĐỀ
Câu 1: Chép lại 4 dòng thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân trích trong
truyện Kiều của Nguyễn Du. Viết khoảng 5 câu nhận xét về nội dung và nghệ thuật
của đoạn thơ đó. (2 điểm)
Câu 2: Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy có nêu lên đạo lí “ Uống


nước nhớ nguồn; ân tình thủy chung”. Em hiểu vấn đề trên như thế nào? Hãy viết
một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu ) nêu lên suy nghĩ của mình.( 3 điểm )
Câu 3: Kể lại nội dung truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân bằng lời kể
của nhân vật ông Hai ( Đảm bảo được những sự kiện chính: ông Hai nhớ những
ngày chưa đi tản cư; ông Hai nghe đọc báo ở phòng thông tin; ông Hai nghe tin
làng chợ Dầu Việt gian; nỗi khổ tâm khi ông Hai nghe tin đó; niềm vui của ông khi
nghe tin làng được cải chính).( 5 điểm)
----- Hết -----
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO CÀNG LONG
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM
KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN: NGỮ VĂN 9
I/ YÊU CẦU CHUNG:
- GV cần nắm được nội dung trong từng bài làm của HS để đánh giá được một
cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều
mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- HS có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu cơ
bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
II/ YÊU CẦU CỤ THỂ:
Câu 1: (2 điểm)
-HS chép chính xác 4 dòng thơ:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
- HS nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ:
+ Bức tranh mùa xuân được gợi lên bằng nhiều hình ảnh trong sáng: cỏ non,
chim én, cành hoa lê trắng là những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân.
+ Cảnh vật sinh động bằng những từ ngữ gợi hình: con én đưa thoi, cành lê
trắng điểm…

+ Cảnh sắc mùa Xuân gợi vẻ tinh khôi với vẻ đẹp thoáng đãng và tươi mát.
Câu 2: ( 3 điểm)
HS vận dụng kĩ năng lập luận vào đoạn văn để trình bày suy nghĩ và hiểu biết
của mình về đạo lí :Uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung để thấy cái hay của
bài thơ là gợi lên chân dung một con người thật với những trăn trở, suy tư; với sự thú
nhận của lương tri chớm vội quên quá khứ. Từ đó tự nhắc nhở mình cần có lối sống
tốt , sống đẹp.
* Tùy vào cách làm của HS mà GV cho điểm thích hợp.
Câu 3:(5 điểm)
* Yêu cầu:
Bài làm có thể có nhiều kết cấu khác nhau nhưng phải đúng yêu cầu thể loại tự
sự( kể chuyện), kể bằng lời của nhân vật ông Hai.
- Câu chuyện được kể với diễn biến hợp lí.( có gợi ý ở đề)
- Biết cách kết hợp giữa kể và tả để người đọc có thể hình dung ra nhân vật…
- Cần thể hiện rõ tình cảm của người kể qua miêu tả hành động, tâm trạng của
chính mình.
* Nội dung:
1. Mở bài: Nhân vật ông Hai xưng tôi kể lại truyện Làng.
2. Thân bài: Kể lại những sự việc chính đã nêu ở đề
+ Nhớ những ngày chưa đi tản cư.
+ Ra phòng thông tin nghe đọc báo.
+ Nghe tin làng theo giặc.
+ Nỗi khổ tâm.
+ Niềm vui sướng khi nghe tin làng được cải chính
3. Kết bài: Một đôi lời về câu chuyện đã kể hoặc những cảm nghĩ chung về
những sự việc đã xảy ra.
* Biểu điểm:
+ Điểm 45: Không sai bất kì lỗi diễn đạt nào, lời kể lưu loát, đúng đề tài, có
cảm xúc; Bố cục cân đối, chữ viết rõ ràng.
+ Điểm 2,53,5: Sai từ 1 đến 3 lỗi diễn đạt. Lời kể tương đối lưu loát, đúng đề

tài.
+ Điểm 1,52: Sai 3 đến 8 lỗi diễn đạt, lời kể rõ ràng, có cảm xúc.
+ Điểm 1: Lạc đề
+ Điểm 0: Giấy trắng.
• Chú ý: Nếu bài nào kể lại đủ các sự kiện trên mà không kể bằng lời của nhân
vật ông Hai thì chỉ được tối đa là 2 điểm.
----- HẾT -----

×