Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Nghiên cứu đề xuất lựa chọn mô hình xử lý nước sinh hoạt phù hợp cho huyện mường khương tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

NGÔ MINH ĐỨC

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, LỰA CHỌN MƠ HÌNH XỬ LÝ
NƯỚC SINH HOẠT PHÙ HỢP CHO HUYỆN MƯỜNG
KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

NGÔ MINH ĐỨC

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, LỰA CHỌN MƠ HÌNH XỬ LÝ
NƯỚC SINH HOẠT PHÙ HỢP CHO HUYỆN MƯỜNG
KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI

Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 844-03-01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Phạm Thị Ngọc Lan
2. TS. Ngô Anh Quân


HÀ NỘI, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là

: Ngô Minh Đức

Mã số học viên

: 172800041

Lớp

: 25KHMT21

Chun ngành

: Khoa học mơi trường

Mã số

: 844-03-01

Khóa học

: K25

Tơi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Phạm Thị Ngọc Lan và TS. Ngô Anh Quân với đề tài nghiên cứu trong luận

văn: “Nghiên cứu đề xuất, lựa chọn mơ hình xử lý nước sinh hoạt phù hợp cho huyện
Mường Khương, tỉnh Lào Cai”.
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước đây,
do đó khơng có sự sao chép của bất kỳ luận văn nào. Nội dung của luận văn được thể
hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong luận
văn đều được trính dẫn nguồn.
Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung ln văn này, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm
theo quy định.
NGƯỜI LÀM ĐƠN

Ngô Minh Đức

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình thạc sĩ và luận văn tốt nghiệp này, tôi nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của q thầy cô trường đại học Thủy Lợi.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Thị Ngọc Lan, TS Ngô
Anh Quân đã dành rất nhiều thời gian tâm huyết hướng dẫn, đóng góp ý kiến giúp tơi
hồn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tồn thể các thầy
cơ giáo Khoa Hóa và Mơi trường Trường Đại Học Thủy Lợi những người đã cho tôi
kiến thức và kinh nghiệm trong suốt q trình tơi được học tập tại trường để tơi có thể
hồn thành được luận văn tốt nghiệp này.
Tơi xin cảm ơn lãnh đạo Phịng Mơi trường, Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường.
Cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ trung tâm PIM thuộc Viện Khoa học thủy lợi Việt
Nam, cán bộ của Trung tâm nước sạch tỉnh Lào cai, Chi cục Thủy lợi tỉnh Lào Cai, ủy
ban nhân dân huyện, phịng tài ngun, phịng nơng nghiệp, trung tâm y tế dự phòng
huyện Mường Khương; ủy ban nhân dân, trạm y tế các xã, thị trấn của huyện Mường
Khương…. Đã tạo điều kiện cho tôi khảo sát và thu thập tài liệu để có dữ liệu phục vụ

cho luận văn.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã ln bên tơi, cổ vũ
động viên tơi những lúc khó khăn để có thể vượt qua và hồn thành tốt luận văn này.
Mặc dù tơi đã cố gắng hoàn thành luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và nặng lực của
mình, tuy nhiên khơng thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tơi mong nhận được sự
đóng góp của thầy cơ và các bạn để tơi hồn thiện luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, tháng

năm 2019

Học Viên

Ngô Minh Đức

ii


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................4
1.1.Tổng quan về nước sinh hoạt và công nghệ thu trữ nước vùng nông thôn miền núi ........ 4
1.1.1 Tổng quan về nước sinh hoạt vùng núi ..................................................................4
1.1.2 Tổng quan về công nghệ thu trữ nước cho vùng núi ............................................10
1.2. Công nghệ xử lý nước sinh hoạt cho vùng núi .................................................................. 17
1.2.1. Công nghệ xử lý nước sinh hoạt cho vùng núi trên thế giới ...............................17

1.2.2. Công nghệ xử lý nước sinh hoạt cho vùng núi Việt Nam ...................................20
1.3. Tổng quan về mơ hình tổ chức quản lý cơng trình xử lý nước sinh hoạt cho vùng núi . 22
1.3.1. Tổ chức quản lý Nhà nước phục vụ cấp nước sinh hoạt .....................................22
1.3.2. Tổ chức quản lý khai thác cơng trình cấp nước sinh hoạt ...................................23
1.4. Nhận xét đánh giá ................................................................................................................. 28
1.4.1. Về giải pháp thu, trữ nước ...................................................................................28
1.4.2. Về quản lý, vận hành cơng trình ..........................................................................29
1.4.3. Về cơng nghệ xử lý. .............................................................................................30
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỀ NƯỚC SINH
HOẠT HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI .............................................32
2.1. Giới thiệu vùng nghiên cứu.................................................................................................. 32
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................32
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................35
2.1.3. Cơ sở hạ tầng, quốc phòng an ninh .....................................................................37
2.1.4. Đặc điểm phân bố dân cư khu vực nghiên cứu ...................................................37
2.1.5. Các nguồn tài nguyên của huyện Mường Khương ..............................................37
2.1.6. Hiện trạng vệ sinh môi trường .............................................................................39
2.2. Khảo sát, điều tra đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt ....................................................... 42

iii


2.2.1. Thiết kế phiếu điều tra khảo sát .......................................................................... 42
2.2.2. Kết quả điều tra ................................................................................................... 44
2.2.3.Đánh giá hiện trạng nguồn nước ....................................................................................... 45
2.2.4. Đánh giá hiện trạng giải pháp thu trữ nước......................................................... 54
2.2.5. Đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý nước ......................................................... 62
2.2.6. Đánh giá hiện trạng mơ hình quản lý cơng trình cấp nước sinh hoạt. ................ 65
2.3. Dụ báo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt............................................................................. 69
2.3.1. Dự báo dân số ...................................................................................................... 69

2.3.2. Dự báo nhu cầu nước sinh hoạt cho vùng nghiên cứu ........................................ 70
2.4. Kết Luận ................................................................................................................................ 73
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH XỬ LÝ VÀ CẤP NƯỚC SINH
HOẠT CHO HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG ........................................................................... 74
3.1. Lựa chọn các mơ hình xử lý nước sinh hoạt phù hợp cho các vùng của huyện Mường
Khương.......................................................................................................................................... 74
3.2. Xây dựng mơ hình xử lý nước sinh hoạt cho vùng núi ..................................................... 76
3.2.1. Mơ hình cấp nước cho cụm dân cư ..................................................................... 76
3.2.2. Mơ hình cấp nước cho hộ gia đình ...................................................................... 95
3.2.3. Mơ hình quản lý vận hành cơng trình cấp nước ................................................ 103
3.3. Đánh giá về các mơ hình và khả năng nhân rộng mơ hình cho miền núi phía Bắc ..... 105
3.3.1. Đánh giá hiệu quả mang lại của các cơng trình ................................................ 105
3.3.2. Ưu nhược điểm của các cơng trình cấp nước .................................................... 106
3.3.3. Khả năng nhân rộng mơ hình cho miền núi Tây Bắc ........................................ 108
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 112
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 114

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Hiện trạng cấp nước nông thơn vùng Tây Bắc ...............................................6
Bảng 1.2. Những khu vực khó khăn về nước của vùng Tây Bắc ....................................7
Bảng 1.3. Tổ chức quản lý khai thác cấp nước sinh hoạt tại một số tỉnh Tây Bắc .......23
Bảng 1.4. Mức độ bền vững của các cơng trình [19] ....................................................29
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu phân tích.................................................................................47
Bảng 2.2. Kết quả phân tích nước sinh hoạt từ nước mặt theo 3 đợt quan trắc ............48
Bảng 2.3. Bảng kết quả phân tích nước sinh hoạt từ nguồn nước ngầm theo 3 đợt quan
trắc. ................................................................................................................................50

Bảng 2.4. Bảng kết quả phân tích chất lượng nước sinh hoạt có nguồn gốc từ nước
mưa trong 3 đợt quan trắc ..............................................................................................52
Bảng 2.5. Tổng hợp CTCN sinh hoạt tập trung tại huyện Mường Khương..................55
Bảng 2.6 Tổng hợp tình hình cấp nước cho trạm Y tế và Trường học .........................57
Bảng 2.7. Tổng hợp hình thức xử lý nước mặt tại huyện Mường Khương ...................62
Bảng 2.8. Các mơ hình quản lý cấp nước sinh hoạt tại huyện Mường Khương ...........65
Bảng 2.9. Dự báo dân số huyện Mường Khương ..........................................................69
Bảng 2.10. Lượng nước cần theo dự báo ......................................................................71
Bảng 3.1. Danh sách các vị trí xây dựng mơ hình cấp nước phân tán nhỏ lẻ cho vùng
khó khăn về nguồn nước................................................................................................74
Bảng 3.2. Danh sách các vị trí xây dựng cơng trình cấp nước tập trung (liên cụm bản)
.......................................................................................................................................75
Bảng 3.3. Xác định lưu lượng tính tốn theo số lượng người sử dụng nước ................78
Bảng 3.4. Các thông số thiết kế bể lọc tự rửa không van ..............................................92
Bảng 3.5. Ưu nhược điểm các dạng cơng trình trữ nước hộ gia đình ...........................96
Bảng 3.6. Ưu nhược điểm các biện pháp khử trùng nước mưa đề xuất ..................... 100

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Thu trữ nước dạng hình thoi .......................................................................... 12
Hình 1.2. Bờ đồng mức bằng đá ở Kenya ..................................................................... 13
Hình 1.3. Bể trữ có tường xây bằng gạch ở Srilanca .................................................... 14
Hình 1.4. Ao trữ nước bằng đất sét ở Ethiopia ............................................................ 14
Hình 1.5. Ao trữ nước lót đáy bằng HDPE ở Ethiopia và Kenya ................................. 15
Hình 1.6. Mái hứng nước bằng HDPE [6]. ................................................................... 15
Hình 1.7. Sơ đồ công nghệ của tổ chức Tổ chức TCED ............................................... 18
Hình 1.8. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước mặt tập trung ................................................... 20
Hình 1.9. Sơ đồ xử lý nước mặt bằng hình thức tự chảy khơng lọc ............................. 21

Hình 1.10. Sơ đồ cấp nước tự chảy có lọc thơ đầu nguồn ............................................ 21
Hình 1.11. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước mặt hộ gia đình............................................. 21
Hình 1.12. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước mưa................................................................ 22
Hình 1.13. Tỉ lệ các loại hình tổ chức quản lý cơng trình CNSH vùng Tây Bắc .......... 23
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai ............................. 33
Hình 2.2. Khu nuôi nhốt gia súc tại thôn Sà Khái Tủng, xã Tả Ngải Chồ làm gần nhà
....................................................................................................................................... 40
Hình.2.3. Lị đốt rác tại trạm y tễ xã Tả Gia Khâu ........................................................ 41
Hình 2.4. Người dân xã Thanh Bình, huyện Mường Khương xây dựng các lị chứa vỏ
chai, lọ vật tư nơng nghiệp sau sử dụng. ....................................................................... 41
Hình 2.5. Quan sát chất lượng nước tại thôn La Hờ, xã Tả Gia Khâu .......................... 46
Hình 2.6. Sơ đồ thu nước mặt trên suối và cấp nước tự chảy ....................................... 58
Hình 2.7. Sơ đồ thu nước mặt trên suối và cấp nước bằng động lực ............................ 59
Hình 2.8. Sơ đồ cấp nước tự chảy từ mạch lộ ............................................................... 60
Hình 2.9. Sơ đồ cấp nước bằng động lực ...................................................................... 60
Hình 2.10. Sơ đồ thu nước mưa hộ gia đình ................................................................. 61
Hình 2.11. Sơ đồ cấp nước ngầm .................................................................................. 62
Hình 2.12. Cụm cấp nước sinh hoạt thơn Na lin - xã Ban Xen..................................... 64
Hình 2.13. Loại hình tổ chức và khả năng năng hoạt động của các cơng trình ............ 66
Hình 3.1. Sơ đồ cấp nước cho vùng khan hiếm ............................................................ 80
Hình 3.2. Sơ đồ bố trí các hào, rãnh thu nước............................................................... 81
Hình 3.3. Mặt bằng bố trí cơng trình thu nước sườn đồi, mái dốc ................................ 81

vi


Hình 3.4. Mặt bằng cắt dọc cơng trình thu nước sườn đồi, mái dốc dùng băng thu nước
.......................................................................................................................................82
Hình 3.5. Mặt bằng, mặt cắt thiết kế bể chứa nước sạch 10m3 .....................................82
Hình 3.6. Sơ đồ cơng nghệ thu chứa nước vùng có nguồn nước ..................................83

Hình 3.7. Mặt bằng bố trí đập ngầm trên suối dùng bằng thu nước ..............................84
Hình 3.8. Mặt cắt dọc cơng trình thu nước lịng suối dùng băng thu nước ...................84
Hình 3.9. Mặt cắt ngang thiết kế hồ chứa nước 100 m3 ................................................85
Hình 3.10. Cấu tạo băng và cơ cấu thu nước.................................................................87
Hình 3.11. Mặt bằng bố trí hệ thống khử trùng và chi tiết hộp kỹ thuật .......................88
Hình 3.12. Sơ đồ cấp nước sinh hoạt tập trung .............................................................89
Hình 3.13. Đập dâng nước và hố thu nước trước đập ...................................................90
Hình 3.14. Cắt dọc đập dâng và hố thu nước bên vai đập .............................................91
Hình. 3.15. Sơ đồ cấu tạo bể lọc tự rửa khơng van .......................................................94
Hình 3.16. Sơ đồ dây chuyền cơng nghệ cấp nước hộ gia đình ....................................95
Hình 3.17. Kết cấu bể chứa bằng bê tơng......................................................................97
Hình 3.18. Chi tiết xả tràn và tấm nắp bi.......................................................................98
Hình 3.19. Kết cấu bi chứa nước cải tiến ......................................................................99
Hình.3.20. Bể chứa nước nửa nổi nửa chìm dung tích 20 – 30 m3 ...............................99
Hình 3.21. Mơ hình xử lý nước hộ gia đình tự chế táo .............................................. 102
Hình 3.22. Cấu tạo thiết bị khử trùng riêng biệt ......................................................... 103
Hình 3.23. Mơ hình Tổ hợp tác quản lý các cơng trình cấp nước phân tán ............... 105

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các ký tự viết tắt

Các chữ viết đầy đủ

BTCT

: Bê tông cốt thép


BYT

: Bộ y tế

CNTTMN

: Cấp nước tập trung miền núi

CNTT

: Cấp nước tập trung

CTCNTT

: Cơng trình cấp nước tập trung

CK

: Cùng kỳ

HTX

: Hợp tác xã

HVS

: Hợp vệ sinh

KH


: Kế hoạch

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

NĐ-CP

: Nghị định – Chỉnh phủ

NS&VSMTNT

: Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

NTM

: Nông thôn mới

QĐ-UBND

: Quyết định ủy ban nhân dân

QĐ-TTg

: Quyết định thủ tướng chính phủ

PTNT

: Phát triển nông thôn


TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

THCS

: Trung học cở sở

THPT

: Trung học phổ thông

TNHH MTV

: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TT

: Thị trấn

TTLT-BNNPTNT-

: Thông tư liên tịch Bộ Nơng nghiệp và Phát triển

BTC-BKHĐT

nơng

thơn - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch đầu tư


UBND

: Ủy ban nhân dân

VSMT

: Vệ sinh môi trường

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lào Cai nói chung và huyện Mường Khương nói riêng là khu vực miền núi có nhiều
đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, những năm qua, địa phương luôn nỗ lực vượt qua
những khó khăn để đưa nước sạch về những vùng thiếu nước. Việc đưa nước sạch về
với đồng bào không chỉ giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt, mà còn từng bước
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân đảm
bảo tình hình trật tự, an ninh và xã hội. Tuy nhiên, việc đưa nước sạch về với người
dân vùng nơng thơn Lào Cai hiện nay cịn khơng ít những khó khăn. Các cơng trình
cung cấp nước sạch chủ yếu quy mô nhỏ lẻ, phân tán, tự phát do người dân lấy nước từ
các suối, khe, từ hệ thống thủy lợi nên khả năng cung cấp nước cho mùa khô hạn chế,
chất lượng nước so với quy chuẩn không được đảm bảo cho sinh hoạt. Một số các
cơng trình được hỗ trợ xây dựng thành mơ hình tập trung thơng qua các nghiên cứu,
chương trình hỗ trợ của Nhà nước, tổ chức quốc tế nhưng do không xây dựng cơ chế,
tổ chức quản lý nên nhiều cơng trình hoạt động kém hiệu quả hoặc ngừng hoạt động.
Các nghiên cứu trước đây thường tập trung vào giải pháp cơng trình trữ nước phục vụ
sản xuất, chưa quan tâm đến vấn đề xử lý nước. Các nghiên cứu về cấp nước sinh hoạt
thì chi phí đầu tư xây dựng lớn nên ít có khả năng nhân rộng. Các nghiên cứu cũng
chưa quan tâm đến các đối tượng dùng nước khác nhau như: quy mơ hộ gia đình, quy

mơ trường học hay trạm y tế. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào giải pháp cơng
trình, chưa chú trọng đến yếu tố phi cơng trình. Cơng tác quản lý Nhà nước về cấp
nước sạch tại các địa phương rất phân tán, công tác quản lý Nhà nước chỉ đến cấp
huyện (phịng Nơng nghiệp huyện), tuy nhiên hầu hết các Phịng cũng khơng có cán bộ
chuyên trách về cấp nước sinh hoạt. Công tác quản lý vận hành các cơng trình cấp
nước tập trung hầu như khơng có, các cơng trình sau khi được đầu tư được giao cho tổ
chức ở cấp thôn, bản quản lý, trông nom. Tuy nhiên, sau một thời gian khơng có kinh
phí để hoạt động nên cũng tan rã, ảnh hưởng đến hoạt động của cơng trình cấp nước.
Các nghiên cứu chưa đưa ra được giải pháp đồng bộ về thu, trữ nước và xử lý nước để
phục vụ sinh hoạt cho các đối tượng sử dụng khác nhau. Các công nghệ xử lý nước đối

1


với quy mô tập trung và quy mô hộ hiện nay ở vùng cao tương đối thô sơ, không đảm
bảo theo quy chuẩn nước sinh hoạt. Kết quả thu thập dữ liệu chất lượng nước sinh hoạt
năm 2016 tại Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Lào Cai và tại
một số tỉnh thuộc vùng Tây Bắc cho thấy nguồn nước sinh hoạt có các chỉ tiêu vượt
quá giới hạn cho phép quy định tại QCVN 02:2009/BYT gồm: pH, đặc biệt chỉ tiêu độ
đục và Coliform.
Từ những phân tích trên, nhận thấy cần có giải pháp đồng bộ giữa công nghệ thu trữ,
xử lý, quản lý nguồn nước cho từng đối tượng sử dụng nước khác nhau như: hộ gia
đình, cụm dân cư, các tổ chức trường học, trạm y tế. Đồng thời, nghiên cứu đề xuất
các mơ hình quản lý các hệ thống cấp nước theo hướng bền vững, luận văn “Nghiên
cứu đề xuất, lựa chọn mơ hình xử lý nước sinh hoạt phù hợp cho huyện Mường
Khương, tỉnh Lào Cai” là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
2. Mục tiêu nghiên cứu
(1) Đánh giá được hiện trạng thu trữ, quản lý và công nghệ xử lý nước sinh hoạt huyện
miền núi Mường Khương, Lào Cai.
(2) Xây dựng được mơ hình xử lý nước sinh hoạt phù hợp với điều kiện địa phương

phục vụ dân sinh miền núi. Đánh giá ưu nhược điểm và đề x́t giải pháp nhân rộng
mơ hình.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cách tiếp cận vấn đề:
- Tiếp cận từ thực tế: Thu thập, cập nhật thông tin, đo đạc, quan sát, đánh giá thực tế
về khả năng thu trữ nước, các cơng trình thu trữ nước, biện pháp xử lý nguồn nước
phục vụ sinh hoạt và nhu cầu dùng nước của các hộ sử dụng nước.
- Tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu tổng quan tài liệu trong và ngồi nước về các lĩnh vực
có liên quan đến công nghệ thu trữ, xử lý nước cho sinh hoạt vùng núi. Nghiên cứu, học
hỏi các mô hình cộng đồng quản lý, mơ hình dịch vụ cấp nước thành cơng, từ đó kế thừa
và đưa ra các giải pháp cơ chế, chính sách và mơ hình quản lý bền vững cho vùng
Mường Khương nói riêng và Tây Bắc nói chung.

2


3.2. Các phương pháp nghiên cứu
(1) Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp thống kế để xử lý,
phân tích các số liệu điều tra.
(2) Phương pháp phân tích, tổng hợp hệ thống: Phân tích hệ thống hóa các nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả cơng trình.
(3) Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu từ đề tài, dự án liên quan.
(4) Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA): Sử dụng các kỹ thuật PRA
như phiếu điều tra, phỏng vấn lãnh đạo địa phương, người dân để điều tra đánh giá
hiện trạng và nhu cầu các dịch vụ về nước, hình thức tổ chức quản lý cơng trình.
(5) Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia có kinh nghiệm trong
lĩnh vực nghiên cứu. Trao đổi kết quả với chun gia thơng qua các buổi làm việc
nhóm, hội thảo để lấy ý kiến góp ý, hồn thiện các kết quả nghiên cứu.
4. Pham vi và đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:

-

Nghiên cứu giải pháp thu, trữ nước sinh hoạt

-

Nghiên cứu công nghệ xử lý nước sinh hoạt

Phạm vi nghiên cứu
-

Vùng núi huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

5. Kết quả dự kiến đạt được
- Đánh giá được hiện trạng công nghệ xử lý và thu trữ nước sinh hoạt tại huyện
Mường Khương, Lào Cai;
- Đề xuất được mơ hình xử lý nước sinh hoạt phù hợp vùng cho huyện Mường
Khương;
- Đánh giá được ưu nhược điểm và đề x́t nhân rộng mơ hình cho vùng nơng thơn
Tây Bắc.

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về nước sinh hoạt và công nghệ thu trữ nước vùng nông thôn
miền núi
1.1.1 Tổng quan về nước sinh hoạt vùng núi
1.1.1.1.


Tổng quan về nước sinh hoạt vùng núi một số nước trên thế giới

Trên bề mặt trái đất núi chiếm 25% diện tích và là nơi sinh sống của 12% dân số thế
giới. Lượng nước bắt nguồn từ núi cung cấp nước ngọt cho một nửa dân số trên thế
giới sử dụng vào mục đích sinh hoạt, thủy lợi, công nghiệp và thủy điện. Vùng bán
khô và khô cằn hơn 70% đến 90 % dịng chảy của sơng đến từ núi. Vùng ôn đới, 30%
đến 60% nước ngọt có thể đến từ các lưu vực sơng cao [1]. Ví dụ, trong lưu vực sơng
Rhine, dãy Alps cung cấp 31% lưu lượng hàng năm - vào mùa hè hơn 50% - mặc dù
chúng chỉ chiếm 11% diện tích đất của lưu vực. Trên thực tế, tất cả các con sông lớn
trên thế giới - từ Rio Grande đến sông Nile - đều có đầu nguồn trên núi và con người
phụ thuộc vào nước núi bằng cách này hay cách khác: để uống, như một nguồn năng
lượng hoặc thu nhập, để trồng thực phẩm. Biến đổi khí hậu là mối đe dọa nghiêm
trọng đối với chế độ nước ngọt tự nhiên của vùng núi, điều này sẽ ảnh hưởng đến nước
và các hàng hóa và dịch vụ hệ sinh thái khác đối với hàng triệu người ở hạ lưu - sau đó
làm suy yếu an ninh nước, năng lượng và lương thực và nơng nghiệp nói chung. Các
kiểu mưa, đặc biệt là phân bố theo mùa, nhiều hơn lượng mưa hàng năm, ở vùng núi
dự kiến sẽ thay đổi mạnh mẽ, phá vỡ sự cân bằng giữa cung và cầu nước.
Tại Ấn Độ dãy Himalayas là nơi bắt nguồn của mười con sống lớn nhất cung cấp nước
cho hơn 1,35 tỷ người (chiếm 20% dân số toàn cầu). Nước tù núi giúp phục hồi cải tạo
các vùng đất khô cằn. Ví dụ bờ biển Thái Bình Dương khơ cằn của Peru đã trở thành
một điểm nóng nơng nghiệp và cơng nghiệp khu vực nhờ dịng chảy từ Andes gần đó
và Lima, thành phố sa mạc lớn thứ hai trên thế giới, phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn
nước từ sườn núi Andes. Ở Đông Phi, núi Kenya là nguồn nước ngọt duy nhất cho hơn
7 triệu người [1].
Những thay đổi về nguồn nước do biến đổi khí hậu đang diễn ra tại thời điểm nhu cầu
về tài nguyên nước đang tăng lên. Diện tích tưới và nhu cầu thủy điện tiếp tục tăng

4



trong khi các thành phố tiếp tục phát triển. Ở Ấn Độ và Trung Quốc, các kế hoạch liên
lưu vực lớn được lên kế hoạch tưới cho các khu vực khô cằn, điều này sẽ làm tăng số
người phụ thuộc vào nguồn nước từ khu vực Hindu Kush Himalaya lên hơn hai tỷ. Khi
nhu cầu tăng lên, khả năng xung đột về việc sử dụng nước núi tăng lên cả trong và
giữa các quốc gia. Ví dụ, chỉ riêng năm 1995, việc phân phối nước từ các vùng núi là
một yếu tố góp phần vào 14 cuộc xung đột quốc tế, cộng với vô số tranh chấp trong
biên giới quốc gia. Do sự khan hiếm tài nguyên nước trên toàn thế giới, việc quản lý
tổng hợp và hợp lý tài nguyên nước trên núi sẽ trở thành ưu tiên toàn cầu. Thực hành
quản lý nước cần phải thích nghi với các vùng khí hậu khác nhau, sử dụng các kỹ thuật
quản lý nước và đất thích nghi tại địa phương. Quản lý cũng nên xem xét mối liên kết
và lợi ích giữa núi và khu vực thấp hơn. Với sự khan hiếm nước đang gia tăng trong
nhiều lĩnh vực, các hành động cải thiện hiệu quả sử dụng nước và hệ thống phân phối
công bằng là rất cần thiết. Nước là một trong những nguồn sản xuất năng lượng chính
ở vùng núi. Ở Mỹ Latinh, 85% năng lượng thủy điện được tạo ra từ nước đến từ các
ngọn núi. Thủy điện cũng ngày càng quan trọng ở châu Á và châu Phi. Tuy nhiên, cần
có các biện pháp bảo vệ xã hội và môi trường đầy đủ khi phát triển các giải pháp năng
lượng bền vững.
Tại vùng nông thôn Nepal, ước tính có khoảng 25 000 bánh xe nước và hơn 900 tuabin
thủy điện siêu nhỏ - một công nghệ gần đầy hơn - cung cấp nguồn năng lượng quan
trọng cho cư dân trong khu vực. Khi những con suối trên khắp Nepal ảm đạm và thiếu
nước, 13 triệu người sống ở vùng đồi núi của Nepal phải đối mặt với gánh nặng về
cuộc khủng hoảng nước chưa từng có trong lịch sử. Hàng tháng, phụ nữ thuộc Tổ chức
Phụ nữ Thumka tìm kiếm sự thay đổi ở Bidur ở huyện Nuwakot tập hợp cho cuộc họp
hàng tháng của họ gần Chautara - một không gian nghỉ ngơi mở trên một ngọn đồi.
Trong số các chủ đề được thảo luận trong các cuộc họp này, tình trạng thiếu nước tiếp
tục là nỗi lo lớn nhất. Theo một bài báo được nghiên cứu rộng rãi bởi Durga D. Poudel
và Timothy W. Duex, xuất bản trong số báo tháng 2/2017 của Mountain Research and
Development, gần 80% trong số 13 triệu người sống ở vùng đồi núi Nepal dựa vào
nguồn nước suối. Mặc dù có sự tồn tại của các nguồn tài nguyên rộng lớn, hầu hết các
làng mạc và thị trấn ở Nepal đang trải qua tình trạng thiếu nước nghiêm trọng [2].

Trong năm 2017, mặc dù gió mùa lạnh mạnh đã kết thúc muộn, ngay cả khi nguồn
nước nằm bên cạnh rừng cộng đồng bị cạn kiệt. Hạn hán và thiếu nước khơng phải là
điều gì mới mẻ ở dãy Himalaya. Nhưng những người nông dân ở Kavre, những người
5


phụ thuộc vào nông nghiệp đã phải đi xa hơn mỗi ngày để lấy nước. Chỉ có 15 trong
số 65 suối tự nhiên trong làng vẫn có nước. Như được nói đến trong tờ Thời báo
Nepali, xây dựng đường sá và mở rộng đơ thị diễn ra nhanh chóng cũng ảnh hưởng
đến các điểm bổ sung nước ngầm tự nhiên. Narayan Khanal, người làm việc với các
hội đồng người sử dụng nước uống khác nhau ở Nuwakot và hiện đang thúc đẩy kiểm
tra chất lượng nguồn nước cho rằng cuộc khủng hoảng nước đã trở nên tồi tệ hơn vì
nhiều lý do. "Chúng ta đã thất bại trong việc xem xét nguồn nước thay thế trước đây,
vì vậy sự nóng lên toàn cầu hiện nay đã làm cho vấn đề càng tồi tệ hơn” - Narayan
Khanal nhấn mạnh [2].
1.1.1.2.

Tổng quan về nước sinh hoạt vùng núi tại Việt Nam

Miền núi Việt Nam là địa bàn sinh sống của trên 11,6 triệu người thuộc hơn 30 dân tộc
anh em, trong đó khoảng 63% là đồng bào các dân tộc thiểu số. Địa bàn sinh sống chủ
yếu của người dân ở các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, các khu vực cịn khó khăn
về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khó khăn trong phát triển kinh tế và khoa
học kỹ thuật, tốc độ phát triển kinh tế của vùng là chậm nhưng tỉ lệ tăng dân số lại ở
mức cao. GDP bình quân đầu người mới đạt 8,5 triệu đồng/người.năm, bằng 46,55%
bình quân đầu người cả nước, nói chung đây là 1 trong những vùng có đời sống vật
chất và tinh thần thấp nhất cả nước. Đến năm 2017, số dân nông thôn được cung cấp
nước hợp vệ sinh toàn vùng đạt 6,03 triệu người, chiếm 79,8% tổng số dân nơng thơn.
Trong đó, tỉnh đạt tỷ lệ cấp nước cao trên 90% là Bắc Kạn (93%); các tỉnh còn lại đạt
từ 69%-86%. Số người được cấp nước sạch theo QCVN 02:2009/BYT toàn vùng là

2,76 triệu người, chiếm 36,6% tổng số dân nông thôn.
Bảng 1.1. Hiện trạng cấp nước nông thôn vùng Tây Bắc
TT
Tên tỉnh

Dân số

Số người được

Tỷ lệ cấp

Tỷ lệ đạt

khu vực

sử dụng nước

nước

QCVN

nông thôn

HVS

HVS (%)

02:2009 (%)

1. Lào Cai


535.650

460.659

86,0

34,0

2. Yên Bái

641.265

525.837

82,0

40,3

3. Lai Châu

369.480

269.720

73,0

25,1

6



TT
Tên tỉnh

4. Điện Biên

Dân số

Số người được

Tỷ lệ cấp

Tỷ lệ đạt

khu vực

sử dụng nước

nước

QCVN

nơng thơn

HVS

HVS (%)

02:2009 (%)


481.372

332.147

69,0

1.058.720

804.627

76,0

6. Hồ Bình

714.975

586.280

82,0

7. Hà Giang

708.444

488.826

69,0

8. Cao Bằng


411.202

349.522

85,0

9. Bắc Kạn

262.549

249.422

93,0

23,2

10. Lạng Sơn

624.251

518.128

83,0

44,5

1.130.422

972.163


86,0

39,8

667.214

480.394

72,0

49,7

79,7

36,3

5. Sơn La

11. Phú Thọ
12. Tuyên Quang
Trung bình

34,0

(Trung tâm nước sạch và vệ sinh mơi trường các tỉnh năm 2017)
a. Vùng khó khăn về nước ở khu vực miền núi
Qua kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu giải pháp công trình trữ, cấp
nước cho sản xuất và dân sinh một số vùng khan hiếm nước ở 8 tỉnh miền núi Bắc Bộ”
[3], [4] các vùng khó khăn về nước trên địa bàn của 12 tỉnh vùng núi như sau:

Bảng 1.2. Những khu vực khó khăn về nước của vùng Tây Bắc
STT
1

Tên Tỉnh
Hà Giang

Vùng khó khăn về nước
- Quản Bạ: Vùng khan hiếm nước gồm 7 xã vùng cao núi
đá: Bát Đại Sơn, Cán Tỷ, Thái An, Nghĩa Thuận, Cao
Mã Pờ, Tả Ván, Thanh Vân.

7


STT

Tên Tỉnh

Vùng khó khăn về nước
- Yên Minh: Vùng khan hiếm nước gồm 6 xã vùng cao
núi đá: Phù Lũng, Thắng Mố, Sủng Thài, Sủng Tráng,
Na Khê, Bạch Đích.
- Mèo Vạc: Vùng khan hiếm nước gồm hầu hết các xã
ngoại trừ 3 xã ở vùng núi đất: Nậm Ban, Niêm Sơn, Tát
Ngà.
- Đồng Văn: Vùng khan hiếm nước gồm hầu hết các xã,
ngoại trừ 3 xã ở vùng núi đất: Má Lé, Lũng Cú, Lũng
Táo.


2

Lào Cai

- Huyện Mường Khương: Các xã Dìn Chin, Tả Gia
Khâu, Pha Long.
- Huyện Bắc Hà: Các xã Lùng Cải, Hoàng Tung Phố, Tả
Van Trư, Bản Già.
- Huyện Si Ma Cai:Vùng KHN gồm các xã : Sán Chải,
Thào Chư Phìn, Cán Cấu, Lùng Xui, Quan Thần Sán.

3

Yên Bái

- Huyện Mù Cang Chải: Gồm 2 xã Nậm Có, Cao Phạ.
- Huyện Trạm Tấu: Gồm 2 xã Trạm Tấu, Pá Lau.

4

Lai Châu

Huyện Phong Thổ: Vùng khan hiếm nước gồm 3 xã
Vàng Ma Chải, Mù Sang, Sờ Lờ Lầu.
- Huyện Sìn Hồ: Gồm 7 xã Nậm Ban, Pa Tần, Pìn Hồ,
Hồng Thu, Tả Phìn, Ma Quai, Phăng Sơ Lin.

5

Điện Biên


- Huyện Điện Biên Đông: gồm 3 xã: Mường Luân, Keo
Lôm, Na Son
- Huyện Tuần Giáo: gồm 3 xã: Mùn Chung, Chiềng Sinh,
Quài Nưa

8


STT

Tên Tỉnh

Vùng khó khăn về nước
- Huyện Mường Chà: gồm 3 xã: Na Sang, Sa Lông,
Mường Mươn

6

Sơn La

- Huyện Thuận Châu: gồm 13 xã Phổng Lái, Chiềng Ly,
Chiềng Ngàm, Mường Khiêng, Bó Mười và Chiềng La,
Mường É, Chiềng Pha, Phổng Lập, Phổng Lăng, Co Mạ,
Chiềng Bơm, Long Hẹ.

7

Hồ Bình


- Huyện Mai Châu: Vùng khan hiếm nước gồm2 xã Hang
Kia, Pà Cò.
- Huyện Tân Lạc: Gồm 7 xã Phú Vinh, Phú Cường,
Quyết Chiến, Bắc Sơn, Nam Sơn, Lũng Văn và Ngó
Lng.
Huyện Đà Bắc: Gồm 4 xã Mường Tuổng, Yên Hoà, Toàn
Sơn và Tu Lý.

8

Cao Bằng

- Huyện Hà Quảng: Vùng khan hiếm nước gồm 12 xã
vùng cao trên nền đá vôi: Kéo Yên, Lũng Nặm, Vân An,
Cải Viên, Nội Thôn, Thượng Thôn, Hồng Sỹ, Tổng Cọt,
Sỹ Hai, Hạ Thôn, Mã Ba, Vần Dính.
- Huyện Bảo Lạc: Vùng khan hiếm nước gồm 5 xã:
Khánh Xuân, Xuân Trường, Hồng An, Cô Ba, Thượng
Hà.
- Huyện Bảo Lâm: Vùng khan hiếm nước gồm 2 xã: Đức
Hạnh, Lý Bơn.

9

Bắc Kạn

- Huyện Na Rì: xã Văn Học, Hảo Nghĩa, Côn Minh
- Huyện Ngân Sơn: xã Thượng Ân, Đức Vân
- Huyện Chợ Mới: Xã Quảng Chu, Thanh Vận


9


STT
10

Tên Tỉnh
Lạng Sơn

Vùng khó khăn về nước
- Huyện Hữu Lũng: vùng khan hiếm nước gồm 7 xã vùng
núi đá vôi: Hữu Liên, n Bình, Hồ Bình, Tân Lập,
n Vượng, Nhật Tiến và Minh Tiến.
- Huyện Chi Lăng: Gồm 8 xã Y Tịch, Vạn Ninh, Bằng
Mạc, Bằng Hữu, Hồ Bình,Thượng Cường, Lý Nhân và
Hữu Kiên.
- Huyện Văn Quan: Gồm 8 xã Tri Lễ, Lương Năng, Hữu
Lễ, Tú Xuyên, Tân Đoàn, Tràng Phái, Song Giang và
Văn An.

11

Phú Thọ

Huyện Thanh Sơn: Gồm các xã: Giáp Lai, Địch Quả, Võ
Miếu
- Huyện Cẩm Khê: xã Tùng Khê

12


Tun Quang

Huyện Chiêm Hóa: Xã Tân Mỹ, Phú Bình

Trong 12 tỉnh Tây Bắc thì 4 huyện vùng cao núi đá Hà Giang là vùng khan hiếm nước
trầm trọng nhất. Tuy đã được đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau nhưng cịn tồn tại
nhiều bất cập trong cơng tác quản lý, vận hành, địa hình phức tạp, đời sống nhân dân
cịn nhiều khó khăn. Tại Lào Cai, 3 xã của huyện Mường khương là Tả Giả Khâu, Dìn
Chin, Pha Long cũng được mệnh danh là “Trường Sa cạn” vì vấn đề khan hiếm nước
đặc biệt vào mùa khô. Do địa hình đồi núi giao thơng đi lại khó khăn, địa chất phức
tạp chủ yếu là đá axit khơng có ao hồ tích trữ được nước khi mưa xuống. Nguồn nước
chủ yếu là nước mưa được tích trữ lại trong các thiết bị trữ, tuy nhiên vẫn không đủ
cung cấp cho sinh hoạt.
1.1.2 Tổng quan về công nghệ thu trữ nước cho vùng núi
1.1.2.1. Tổng quan về công nghệ thu trữ nước một số nước trên thế giới
Thu trữ nước là một hình thức dùng biện pháp cơng trình điều tiết lại dịng chảy tự
nhiên cho nó phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nhiều tổ chức chính phủ, tư nhân, các
trường đại học, viện nghiên cứu đã tiến hành các nghiên cứu đầu tiên của mình trên

10


những vùng đất khô hạn và bán khô hạn. Các nghiên cứu đã tập trung vào việc phát
triển các loại hình thu trữ nước, các biện pháp thu trữ mới và vật liệu mới áp dụng
trong thiết kế, thi công và quản lý vận hành với mục tiêu là suất đầu tư thấp nhất mà
vẫn đảm bảo được nhu cầu nước.
a. Theo hình thức cơng trình: Các biện pháp kỹ thuật thu trữ nước phổ biến trên thế
giới bao gồm: Thu trữ nước có cơng trình trữ (bể chứa, đập); Thu trữ nước khơng có
cơng trình trữ (thu trữ nước bằng luống, thu trữ nước lưu vực).
a.1)Thu trữ nước có cơng trình trữ: Đây là kỹ thuật được áp dụng chủ yếu để điều

tiết theo thời gian. Hệ thống thu trữ gồm các kênh, rãnh thu nước rồi dẫn nước vào ao
trữ nước dưới mặt đất. Trước khi nước dẫn vào cơng trình trữ cần qua bể lắng để giảm
bớt lượng bùn cát trong nước, tránh bồi lắng bể trữ. Các giải pháp thu trữ nước có thể
khác nhau về hình thức, loại vật liệu sử dụng nhưng cơ bản giống nhau về nguyên lý.
Theo đó, hệ thống thường là một bể chứa đặt ở vị trí có địa hình thấp khống chế một
diện tích lưu vực đủ lớn để đảm bảo lượng nước mưa hoặc hồi quy hứng được, tính
đến cuối thời đoạn thu, có thể chứa đầy bể. Đối với những vùng địa chất có tính thấm
lớn người ta thường sử dụng các loại vật liệu có khả năng chống thấm để làm giảm
lượng nước tổn thất, trong đó các loại vật liệu được sử dụng phổ biến là vải chống
thấm HDPE, bê tông, gạch xây hoặc đất sét [5]. Lưu vực hứng nước có thể là mặt đất
tự nhiên, cũng có thể phải được xử lý bằng vật liệu chống thấm để tạo dòng chảy đối
với những vùng có lượng mưa nhỏ mà hệ số thấm lớn. Đối với những vùng có dịng
chảy mặt thì có thể bố trí hệ thống rãnh, kênh thu nước rồi dẫn nước vào ao trữ nước
chìm dưới mặt đất. Trước khi nước dẫn vào cơng trình trữ cần qua bể lắng để giảm bớt
lượng bùn cát trong nước, tránh bồi lắng bể trữ. Bộ phận trữ nước được coi là quan
trọng nhất trong sơ đồ cơng nghệ này, nó quyết định đến khả năng giữ nước lại trong
bể trữ.
a.2)Thu trữ nước khơng có cơng trình trữ: Là hình thức thu dịng chảy mặt và
chuyển trực tiếp sang vùng sử dụng nước. Kỹ thuật này chính là việc phân bố lại dịng
chảy theo khơng gian. Khi nước mưa đã làm bão hịa đất thì sau đó sẽ tạo thành dịng
chảy trên bề mặt và bằng cách xây dựng các cơng trình như đập dâng, mương thu có
thể giữ được một lượng nước đáng kể. Đặc điểm quan trọng của kỹ thuật này là không
11


có cơng trình trữ nước mà đất sẽ đóng vai trị đó, do đó tuỳ thuộc vào lượng mưa, nhu
cầu sử dụng nước sinh hoạt mà có thể thiết kệ hệ thống thu trữ nước theo nhiều cách
khác nhau.
 Tiểu lưu vực dạng hình thoi: Lưu vực có dạng hình thoi được đắp bằng các bờ đất
nhỏ và bố trí một vùng thấm ở vị trí góc thấp nhất của lưu vực. Nước mưa được thu

trong phạm vi lưu vực và trữ vào vùng thấm. Ngoài việc thu trữ nước kỹ thuật này cịn
có tác dụng chống xói mịn đất khá hiệu quả và được áp dụng tương đối rộng rãi vì đặc
điểm nổi bật là dễ làm.
Đường đồng mức

Ống
Cây
thu
Luống

Hình 1.1. Thu trữ nước dạng hình thoi
a.3)Thu trữ nước lưu vực lớn: Đó là hình thức thu trữ nước khi lưu vực hứng nước có
diện tích khoảng 1ha trở lên, phạm vi tác dụng của thu trữ nước cho một khu vực rộng
lớn và cho nhiều người hưởng lợi. Có thể kể đến một số loại hình sau:
 Bờ hình thang: Bờ hình thang được xây dựng bao quanh một diện tích khá rộng
(xấp xỉ 1ha) để ngăn một lượng nước lớn chảy từ bên ngoài vào hoặc dọc theo sườn
dốc của lưu vực. Hình thức xây dựng bờ hình thang là tạo ra 3 cạnh, một cạnh nằm
ngang phía dưới, 2 đầu của cạnh này có 2 cạnh vươn lên trên sườn đồi và tạo với cạnh
nằm ngang một góc khoảng 135o. Dịng nước chảy theo 2 cạnh bên và xuống dưới.
Kỹ thuật này được áp dụng ở nhiều khu vực thuộc Châu Phi. Về cơ bản kỹ thuật này
cũng giống với kỹ thuật bờ bán nguyệt, tuy nhiên được triển khai trên diện tích lớn
hơn, với 3 mặt được bao kín cịn 1 mặt phía trên để hở tạo điều kiện thu được dòng

12


chảy mặt. Với kỹ thuật đơn giản trong xây dựng và quản lý vận hành nên kỹ thuật này
được áp dụng rất nhiều, đặc biệt là ở huyện Turkana – phía bắc Kenya [6].
 Bờ đồng mức bằng đá: Đây là loại hình được xây dựng nhằm làm giảm dịng chảy
mặt và vì thế sẽ tăng được lượng nước thấm xuống đất và giữ lại phần lớn hàm lượng

các chất bồi lắng. Xây dựng các bờ hoặc tường bằng đá là các biện pháp truyền thống
ở nhiều vùng thuộc Sahelian phía Tây Châu Phi và được cải tiến, nhân rộng tại
Burkina Faso. Việc cải tiến kỹ thuật bằng cách xây dựng nhiều bờ dài dọc theo đường
đồng mức đã cho thấy hiệu quả thu trữ nước hơn hẳn. Lợi ích lớn nhất của kỹ thuật
này là không phải xây dựng đập tràn do nước có thể chảy qua các bờ đá, ngồi ra bờ
đá cịn có tác dụng phân đều dịng chảy, chống xói mịn và khơng tốn cơng để quản lý
vận hành [6].

Hình 1.2. Bờ đồng mức bằng đá ở Kenya
b) Theo chủng loại vật liệu xây dựng: dựa trên tiêu chí phân loại này, các giải pháp trữ
nước thường có tên gọi trùng với loại vật liệu được lựa chọn để xây dựng. Đôi khi,
một loại vật liệu xây dựng nhưng lại có nhiều cơng nghệ xây dựng khác nhau thì tên
gọi có thể là một danh từ ghép giữa loại vật liệu và công nghệ xây dựng, chẳng hạn ta
có bể bê tơng lưới thép vỏ mỏng là một ví dụ. Đối với những vùng địa chất có tính
thấm lớn người ta thường sử dụng các loại vật liệu có khả năng chống thấm để làm
giảm lượng nước tổn thất, trong đó các loại vật liệu được sử dụng phổ biến là vải
chống thấm HDPE, bê tông, gạch xây và có thể là đất sét.

13


b.1) Trữ nước bằng bể gạch xây: Ở Srilanca người ta đã thí nghiệm xây dựng bể
gạch xây chìm dưới mặt đất với nhiều kích thước khác nhau [7]. Kỹ thuật của biện
pháp này là thu dòng chảy mặt từ mặt đất tự nhiên bằng một hệ thống kênh đất dọc
theo đường đồng mức. Nước được dồn từ phía trên sườn đồi xuống các kênh đất và tập
trung về bể trữ nước bằng gạch xây. Tùy theo như cầu sử dụng nước mà có thể bố trí
hệ thống kênh đất và bể trữ nước ở giữa sườn đồi hoặc gần trên đỉnh đổi (nếu vẫn đủ
khả năng thu nước). Trước khi nước chảy vào bể trữ sẽ đi qua một hệ thống lắng để
lắng cặn và ngăn rác.


Hình 1.3. Bể trữ có tường xây bằng gạch ở Srilanca
b.2) Ao trữ nước gia cố bằng đất sét: Ở một số khu vực thuộc Ethiopia người ta sử
dụng đất sét để gia cố bờ ao trữ nước để tránh mất nước do thấm [8].

Hình 1.4. Ao trữ nước bằng đất sét ở Ethiopia
14


b.3) Bể trữ nước lót đáy bằng màng nhựa chống thấm: Sử dụng màng chống thấm
lót đáy là một ý tưởng ban đầu được người dân Alamata - Ethiopian hưởng ứng mạnh
vì giá thành rẻ mà lại giữ được một lượng nước rất lớn do nước không bị mất bởi thấm
vào đất. Tuy nhiên màng nhựa khơng thích hợp với đất nền có những viên đá nhỏ và
sắc sẽ rất dễ bị thủng màng dưới tác dụng của trọng lực, khi đó khả năng giữ nước của
màng chống thấm sẽ khơng cịn tác dụng. Trong khi xử lý các lỗ thủng là vấn đề cịn
nằm ngồi khả năng của đa số người dân [8].

Hình 1.5. Ao trữ nước lót đáy bằng HDPE ở Ethiopia và Kenya
Lưu vực hứng nước có gia cố: Nhằm làm tăng lượng dòng chảy mặt cần phải có biện
pháp gia cố bề mặt lưu vực hứng nước để hạn chế lượng nước thấm. Vật liệu sử dụng
có thể là xi măng, đất sét đầm nện, vải HDPE, hoặc thậm chí là tận dụng những mái
hứng sẵn có như mái nhà, v.v. Ưu điểm của biện pháp này là có thể thu được một
lượng nước lớn thậm chí với những trận mưa nhỏ. Hạn chế của kỹ thuật này là giá
thành cao, một số vật liệu bị lão hố dễ hư hỏng.

Hình 1.6. Mái hứng nước bằng HDPE [6].
15


×