Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Sử dụng bê tông cốt sợi polymer dùng cho kết cấu cánh cống lấy nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

DIỆP THANH HÙNG

KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN CHO HỆ THỐNG CẤP
NƯỚC TẬP TRUNG XÃ THẠNH AN - THẠNH THẮNG THẠNH LỢI HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

DIỆP THANH HÙNG

KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN CHO HỆ THỐNG CẤP
NƯỚC TẬP TRUNG XÃ THẠNH AN - THẠNH THẮNG THẠNH LỢI HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ ANH TUẤN



Năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới TS. Võ Anh Tuấn – Trưởng Khoa
Kỹ thuật Hạ tầng Đô thị trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh thầy
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu
và thực hiện luận văn “Kế hoạch cấp nước an toàn cho hệ thống cấp nước tập
trung xã Thạnh An – Thạnh Thắng – Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố
Cần Thơ”. Thầy đã hưỡng dẫn, giúp đỡ tôi tiếp cận được với những kiến thức
khoa học mới trong xã hội có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của mình.
Tơi xin chân thành gửi lời cám ơn đến Ban giám hiệu, Bộ mơn cấp thốt nước
và các thầy cơ Trường Đại học Thủy Lợi đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều
kiện cho tôi học tập và nghiên cứu trong thời gian qua.
Do thời gian thực hiện luận văn khơng nhiều nên khơng tránh khỏi những sai
sót, vì vậy tơi rất mong được sự đóng góp ý kiến từ quý Thầy, Cô, bạn bè và các
chuyên gia trong lĩnh vực để luận văn được hoàn thiện hơn, mang tính thực tiễn
cao hơn. Qua đó sẽ giúp ích cho việc quản lý các hệ thống cấp nước nông thôn
được hiệu quả hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Tp.HCM, tháng ..... năm 2019
Học viên thực hiện

Diệp Thanh Hùng

i


LỜI CAM ĐOAN

Họ và tên: Diệp Thanh Hùng.
Ngày sinh: 01/01/1990.
Đơn vị công tác: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thành
phố Cần Thơ.
Tên đề tài: Kế hoạch cấp nước an toàn cho hệ thống cấp nước tập trung xã
Thạnh An – Thạnh Thắng – Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.
Học viên lớp: 25CTN21-CS2.
Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng.
Mã số học viên: 172806037.
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS.Võ Anh Tuấn. Cơng trình chưa được cơng bố và nội dung tham
khảo các nguồn tài liệu đều được trích dẫn đầy đủ và đúng quy định.
Học viên thực hiện

Diệp Thanh Hùng

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................. vii
DANH SÁCH HÌNH .................................................................................................. viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................ix
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1
2.Mục đích của Đề tài. ...................................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ...........................................................................2
4. Kết quả dự kiến..........................................................................................................2
5. Cách tiếp cận và phương pháp thực hiện. ............................................................... 2
5.1.Cách tiếp cận. ........................................................................................................2
5.2. Phương pháp thực hiện......................................................................................... 3
5.2.1. Phương pháp đánh giá hiện trạng trạm cấp nước tập trung xã Thạnh An –
Thạnh Thắng – Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. ........................ 3
5.2.2 Phương pháp thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn cho trạm cấp nước tập
trung xã Thạnh An – Thạnh Thắng – Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần
Thơ. ............................................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ......................................................................................... 5
1.1 Tổng quan về quản lý hệ thống cấp nước trên thế giới và ở Việt Nam. ...............5
1.1.1 Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 5
1.1.2 Quản lý và áp dụng kế hoạch cấp nước an toàn trên Thế giới. .......................... 9
1.1.3 Quản lý và áp dụng kế hoạch cấp nước an toàn ở Việt Nam. .......................... 10
1.1.4 Các công cụ về thể chế trong quản lý hệ thống cấp nước ở Việt Nam. ...........15
1.2 Khái quát hiện trạng khu vực cấp nước của trạm cấp nước tập trung xã Thạnh
An, Thạnh Thắng, Thạnh Lợi - huyện Vĩnh Thạnh - Thành phố Cần Thơ .............16
1.2.1 Vị trí và điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu...................................................16
iii


1.2.2 Đặc điểm thủy văn ........................................................................................... 18
1.2.3 Phân tích, đánh giá diễn biến nguồn nước khai thác trước và sau khi có cơng
trình ........................................................................................................................... 20
1.2.4 Đánh giá diễn biến tổng lượng bùn cát năm, mùa lũ, mùa cạn. ....................... 20
1.3 Hiện trạng về quản lý hệ thống cấp nước trên địa bàn nông thôn thành phố Cần
Thơ. ........................................................................................................................... 21
1.3.1 Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn thành phố Cần Thơ. ........................................................................................... 21

1.3.2 Quy mơ xử lý nước tại hộ gia đình. .................................................................23
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT -

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN KẾ

HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN. .............................................................................24
2.1 Cơ sở lý thuyết. ...................................................................................................24
2.1.1 Tìm hiểu về kế hoạch cấp nước an tồn. .......................................................... 24
2.1.2 Cơ sở lựa chọn vùng nghiên cứu thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn. .........24
2.2 Phương pháp đánh giá hiện trạng trạm cấp nước tập trung xã Thạnh An - Thạnh
Thắng - Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. ..................................29
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................................. 29
2.2.2 Phương pháp tổng hợp số liệu ..........................................................................31
2.3 Phương pháp thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn cho trạm cấp nước tập trung
xã Thạnh An – Thạnh Thắng – Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.
...................................................................................................................................31
2.3.1 Phương pháp xác định tần suất xuất hiện các mối nguy hại ............................ 31
2.3.1.1 Thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp phỏng vấn ............................ 31
2.3.2 Phương pháp lập bảng ma trận đánh giá mức độ rủi ro ...................................32
2.3.3 Phương pháp tìm hiểu mơ hình kế hoạch cấp nước an toàn để thực hiện .......33
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH CẤP
NƯỚC AN TOÀN CHO TRẠM CẤP NƯỚC TẬP TRUNG XÃ THẠNH AN –
THẠNH THẮNG – THẠNH LỢI, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN
THƠ .............................................................................................................................. 35
3.1 Đánh giá hiện trạng về trạm cấp nước .....................................................................35
3.2 Đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn. ..................................37
iv


3.2.1 Bước 1: Thành lập ban cấp nước an toàn ......................................................... 37

3.2.2 Bước 2: Mô tả trạm cấp nước tập trung xã Thạnh An – Thạnh Thắng – Thạnh
Lợi, huyện Vĩnh Thạnh. ............................................................................................ 38
3.2.2.1 Nguồn nước thô. ....................................................................................... 38
3.2.3.2 Công nghệ xử lý của hệ thống cấp nước ..................................................39
3.2.3 Bước 3: Nhận diện các mối nguy hại và các biện pháp ứng phó. ....................39
3.2.3.1 Nguồn nước thơ ........................................................................................ 39
3.2.3.2 Trạm bơm cấp 1 ........................................................................................ 41
3.2.3.3 Bể trộn và bể phản ứng ............................................................................43
3.2.3.4 Bể lắng đứng ............................................................................................ 44
3.2.3.5 Bể lọc .......................................................................................................45
3.2.3.6 Bể chứa nước sạch ...................................................................................46
3.2.3.7 Hệ thống châm hóa chất ..........................................................................46
3.2.3.8 Trạm bơm cấp 2 ....................................................................................... 48
3.2.3.9 Mạng lưới phân phối ................................................................................49
3.2.3.10 Các yếu tố khác ...................................................................................... 51
3.2.3.11 Quy trình tiếp nhận và sử lý khi sự cố xảy ra ........................................52
3.2.3.12 Đánh giá mức độ tác động nguy hại theo thứ tự ưu tiên ........................ 53
3.2.4 Bước 4: Xây dựng và áp dụng kế hoạch cải thiện dần từng bước ...................57
3.2.4.1 Các biện pháp kiểm soát đối với mối nguy hại có mức tác động cao. ....57
3.2.4.2 Các biện pháp kiểm sốt đối với mối nguy hại có mức tác động trung bình
và thấp. ..................................................................................................................62
3.2.5 Bước 5: Giám sát các biện pháp kiểm soát và thẩm định hiệu quả của kế
hoạch cấp nước an tồn ............................................................................................. 66
3.2.5.1 Quy trình vận hành trong điều kiện bình thường......................................66
3.2.5.2 Theo dõi vận hành và kiểm soát chất lượng .............................................73
3.2.5.3 Kiểm chứng nội bộ do đơn vị thực hiện ...................................................73
3.2.5.4 Kiểm chứng nội bộ thực hiện ...................................................................73
3.2.5.5 Kiểm chứng độc lập. .................................................................................74
3.2.6 Bước 6: Lập văn bản, rà soát & cải tiến tất cả các khía cạnh của áp dụng kế
hoạch cấp nước an toàn ............................................................................................. 74

v


3.2.6.1 Văn bản quản lý trạm cấp nước liên quan đến cấp nước an tồn .............74
3.2.6.2 Văn bản rà sốt, cập nhật kế hoạch cấp nước an toàn .............................. 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 76
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 77

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Diễn biến mực nước triều qua các tháng tại trạm Cần Thơ ........................... 19
Bảng 1.2 Mực nước bình quân tháng trạm Cần Thơ và Tân Hiệp ................................ 19
Bảng 2.1 Ma trận đánh giá mức độ rủi ro theo mức độ thấp, trung bình, cao. .............33
Bảng 3.1 Ban cấp nước an toàn ..................................................................................... 37
Bảng 3.2 Mối nguy hại và biện pháp ứng phó đối với nguồn nước thô ........................ 40
Bảng 3.3 Mối nguy hại và biện pháp ứng phó đối với trạm bơm cấp 1 ........................ 41
Bảng 3.4 Mối nguy hại và biện pháp ứng phó đối với bể trộn và bể phản ứng ............43
Bảng 3.5 Mối nguy hại và biện pháp ứng phó đối với bể lắng đứng ............................ 44
Bảng 3.6 Mối nguy hại và biện pháp ứng phó đối với bể lọc .......................................45
Bảng 3.7 Mối nguy hại và biện pháp ứng phó đối với bể chứa nước sạch ...................46
Bảng 3.8 Mối nguy hại và biện pháp ứng phó đối với hệ thống châm hóa chất ...........46
Bảng 3.9 Mối nguy hại và biện pháp ứng phó đối với trạm bơm cấp 2 ........................ 48
Bảng 3.10 Mối nguy hại và biện pháp ứng phó đối với mạng lưới phân phối ..............50
Bảng 3.11 Mối nguy hại và biện pháp ứng phó đối với các yếu tố khác ...................... 52
Bảng 3.12 Mức độ tác động của các mối nguy hại ....................................................... 53
Bảng 3.13 Các biện pháp kiểm sốt, phịng ngừa, khắc phục bổ sung đối với mối nguy

hại có mức tác động cao ................................................................................................ 57
Bảng 3.14 Các biện pháp kiểm sốt, phịng ngừa, khắc phục bổ sung đối với mối nguy
hại trung bình và thấp ....................................................................................................62
Bảng 3.15 Các quy trình vận hành cơ bản trong điều kiện bình thường ....................... 66
Bảng 3.16 Văn bản quản lý liên quan đến cấp nước an tồn ........................................74
Bảng 3.17 Văn bản rà sốt, cập nhật KHCNAT ........................................................... 75

vii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1.1 Sơ đồ hệ thống của kế hoạch cấp nước an tồn ................................................8
Hình 1.2 Vị trí vùng nghiên cứu ....................................................................................17
Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức Trung tâm Nước sạch và VSMT nơng thơn TP Cần Thơ .......21
Hình 2.1 Vị trí xây dựng trạm cấp nước........................................................................30
Hình 2.2. Sơ đồ mơ hình kế hoạch cấp nước an tồn cho vùng nghiên cứu .................31
Hình 2.3 Mơ hình KHCNAT ......................................................................................... 34
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý của trạm cấp nước tập trung xã Thạnh An, Thạnh
Thắng, Thạnh Lợi - huyện Vĩnh Thạnh - Tp. Cần Thơ, ................................................39
Q = 2.600 m3/ngày.đêm .................................................................................................39
Hình 3.2 Quy trình khắc phục sự cố nhỏ .......................................................................53
Hình 3.3 Quy trình khắc phục sự cố lớn........................................................................53

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục


:

Tiếng Anh

Tiếng Việt

BĐKH

:

Climate Change

Biến đổi khí hậu

CNAT

:

Safe water supply

Cấp nước an tồn

ĐBSCL

:

Mekong Delta

Đồng bằng sơng Cửu Long


KHCNAT

:

Water Safety Plan (WSP)

Kế hoạch cấp nước an toàn

NNPTNT

:

Agriculture Rural Development

NCERWASS

:

Nông nghiệp Phát triền Nông
thôn

National Centre for Rural

Trung tâm quốc gia nước sạch

Water Supply and

và vệ sinh môi trường nông

Environmental Sanitation


thôn

Center For Rural Water Supply

Trung tâm nước sạch và vệ sinh

And Sanitation Province

môi trường nông thôn

PCERWASS

:

QCVN

:

Vietnam Standards

Quy chuẩn Việt Nam

TW

:

Center

Trung ương


UBND

:

People's Committee

Uỷ ban nhân dân

UNICEF

:

United Nations Children's Fund

Quỹ nhi đổng liên hợp quốc

USEPA

:

VSMTNT

:

Country Enviroment sanitation

Vệ sinh môi trường nông thôn

WHO


:

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới

World bank

Ngân hàng thế giới

WB

U.S. Environmental Protection
Agency

ix

Ban bảo vệ môi trường Hoa Kỳ


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là một tài nguyên quan trọng, là thành phần của sự sống và môi trường, quyết
định sự tồn tại, phát triển bền vững của từng quốc gia cũng như của cả nhân loại.Việc
cung cấp đủ nước sạch và an toàn để ăn uống, sinh hoạt, sản xuất thực phẩm hoặc các
mục đích giải trí có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Cải thiện việc
cấp nước, vệ sinh môi trường và quản lý các nguồn tài nguyên nước tốt, có thể thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia và đóng góp đáng kể vào việc xóa đói, giảm nghèo
(WHO, 2015).

Tình trạng ơ nhiễm nước mặt và nước dưới đất ngày càng gia tăng (Lê Quốc Tuấn,
2009). Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước do do môi trường nước bị ô nhiễm vi
trùng, vi khuẩn và các chất ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm kim loại nặng (Asen, Cadimi,
thủy ngân,...) và ơ nhiễm các hóa chất độc hại từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp, bệnh viện…được cấp trực tiếp vào môi trường mà không
qua bất kỳ một khâu xử lý nào hoặc xử lý chưa đạt qui chuẩn (Lê Thị Thanh Tâm,
2013). Nhằm từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống của người dân ở
khu vực nông thôn, nơi chiếm đại bộ phận dân số toàn quốc (75% dân số cả nước) và
là bộ phận quan trọng nhất đóng góp cho nền kinh tế quốc dân.Vì vậy Thủ tướng chính
phủ đã ký quyết định phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai
đoạn 2016-2025 (Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09/8/2016).
Một trong những mục tiêu chính của cấp nước và vệ sinh là nhằm ngăn ngừa và giảm
thiểu nguy cơ mắc các bệnh tật liên quan đến nước, bảo vệ sức khoẻ và nâng cao chất
lượng cuộc sống của cộng đồng. Do đó, xu hướng hiện nay trong cấp nước đã sử dụng
một cách tiếp cận mới về quản lý rủi ro từng khâu cấp nước để phòng ngừa các rủi ro,
các nguy cơ nhiễm bẩn nước bằng cách sử dụng nhiều biện pháp kiểm soát rủi ro để
đảm bảo an toàn nước từ nguồn nước cho tới nơi tiêu thụ, đây chính là áp dụng kế
hoạch cấp nước an tồn (Lê Văn Cát, 2017).Vì vậy, việc chọn đề tài: “Kế hoạch cấp
nước an toàn cho hệ thống cấp nước tập trung xã Thạnh An – Thạnh Thắng –
1


Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp
với mong muốn vận dụng những kiến thức đã được học ở trường, thực tế ở địa phương
để nghiên cứu áp dụng hiệu quả kế hoạch bảo đảm cấp nước an toàn vào các trạm cấp
nước nông thôn mà đơn vị đang quản lý, vận hành bảo đảm cấp nước liên tục, đủ
lượng nước, duy trì đủ áp lực, chất lượng nước đạt qui định góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe con người.
2.Mục đích của Đề tài.
Đánh giá tồn diện hiện trạng trạm cấp nước tập trung xã Thạnh An – Thạnh Thắng –

Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.
Xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn cho Hệ thống cấp nước tập trung xã Thạnh An –
Thạnh Thắng – Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống xử lý nước mặt.
Phạm vi nghiên cứu: trên địa bàn xã Thạnh An, xã Thạnh Thắng, xã Thạnh Lợi,
huyện Vĩnh Thạnh.
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 06/2018 đến tháng 3/2019.
4. Kết quả dự kiến.
Đánh giá hiện trạng trạm cấp nước tập trung xã Thạnh An – Thạnh Thắng – Thạnh
Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.
Đề xuất thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn cho hệ thống cấp nước tập trung xã
Thạnh An – Thạnh Thắng – Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.
5. Cách tiếp cận và phương pháp thực hiện.
5.1.Cách tiếp cận.
Tiếp cận trực tiếp: Trực tiếp đi khảo sát, nghiên cứu, thu thập số liệu. Từ đó đề xuất
các giải pháp áp dụng kế hoạch cấp nước an toàn vào hệ thống cấp nước một cách có
hiệu quả.

2


5.2. Phương pháp thực hiện.
5.2.1. Phương pháp tổng hợp kế thừa
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Trực tiếp đến vị trí xây dựng trạm cấp nước để
khảo sát. Tham khảo báo cáo thuyết minh dự án đầu tư xây dựng của Trung tâm Nước
sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Cần Thơ kết hợp đi thực tế tại trạm
cấp nước. Xác định được sơ đồ công nghệ xử lý nước mặt và mô tả được chi tiết các
thành phần cấu tạo nên trạm cấp nước. Thu thập báo cáo kết quả hoạt động và báo cáo
đánh giá chất lượng nước đầu vào và chất lượng nước sau xử lý năm 2018 của Trung

tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Cần Thơ, nhật ký vận hành
của trạm cấp nước năm 2018. Các số liệu điều tra thu thập được tổng hợp để đánh giá
tình hình hoạt động của trạm cấp nước và đưa ra các biện pháp hợp lý để tiếp tục nâng
cao hiệu quả cung cấp nước, mở rộng thêm địa bàn phục vụ cho trạm cấp nước.
5.2.2 Phương pháp thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn cho trạm cấp nước tập
trung xã Thạnh An – Thạnh Thắng – Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố
Cần Thơ.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn để nhận diện được tần suất xuất hiện các mối nguy
hại xảy ra tại trạm cấp nước để đánh giá mức tác động của các mối nguy hại gây ảnh
hưởng đến hoạt động và chất lượng của trạm cấp nước. Căn cứ vào sổ nhật ký vận
hành trạm cấp nước năm 2018, sổ quản lý sự cố của trạm cấp nước năm 2018, kinh
nghiệm thực tế của những người có trình độ chun mơn trong quản lý vận hành trạm
cấp nước nông thôn tại Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thành
phố Cần Thơ và hiện trạng nhân sự đang quản lý vận hành tại trạm cấp nước để xác
định các nội dung cần phỏng vấn và số lượng mẫu phỏng vấn.
Áp dụng phương pháp phân tích rủi ro bán định lượng (ma trận rủi ro), để xác định
mức độ rủi ro cho từng mối nguy cơ. Dựa vào kết quả phỏng vấn ở bước phương pháp
xác định tần suất xuất hiện các mối nguy hại kết hợp mức độ nguy hiểm của các mối
nguy hại để xác định mức độ rủi ro.
Tham khảo tài liệu Sổ tay hướng dẫn của WHO về kế hoạch cấp nước an toàn về
hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn và áp dụng kế hoạch cấp nước an toàn
3


ở các hệ thống cấp nước nông thôn.Tham khảo kế hoạch cấp nước an tồn của Cơng ty
Cấp Nước Sài Gịn, Cơng ty cấp nước Huế để xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn cho
trạm cấp nước tập trung xã Thạnh An – Thạnh Thắng – Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh

4



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về quản lý hệ thống cấp nước trên thế giới và ở Việt Nam.
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
Đánh giá rủi ro trong kế hoạch cấp nước an toàn là việc đánh giá mức độ nguy hiểm
của các nguy cơ, từ đó đưa ra biện pháp xử lý cần thiết đảm bảo cấp nước an toàn.
Việc đánh giá rủi ro các mối nguy hại nhằm xác định mức độ nguy hiểm của các nguy
cơ tác động lên hệ thống cấp nước. Từ đó xác định thứ tự ưu tiên của các mối nguy hại
theo mức độ rủi ro và xây dựng, lập kế hoạch thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện các
biện pháp xử lý các mối nguy hại theo thứ tự ưu tiên, nhằm giảm thiểu rủi ro cho hệ
thống cấp nước
Các mối nguy hại được xác định dựa vào tài liệu ghi chép thực tế các sự cố của hệ
thống cấp nước do đơn vị quản lý vận hành ghi lại và dự đốn các mối nguy hại có thể
xảy ra trên cơ sở khoa học biện chứng.
Trong đề tài này, các mối nguy hại được đưa ra dựa trên tổng hợp tất cả các sự cố liên
quan đến trạm cấp nước và kinh nghiệm vận hành tại các trạm cấp nước nông thôn trên
địa bàn thành phố Cần Thơ trong quá khứ và kết quả mô phỏng chất lượng nước bằng
mơ hình ở những kịch bản ơ nhiễm khác nhau. Các mối nguy hại dự kiến được phân
nhóm như sau: P (physical) Vật lý; M (microbiology) Vi sinh; C (chemical) Hóa học;
O (others) khác.
- Nguy hại vi sinh (M): Là vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng trong nước có thể gây hại
cho người dân. Vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta: trong đất,
trong nước, trong khơng khí; trên các loại động thực vật trong môi trường xung quanh,
trên các bề mặt của dụng cụ; và cả trên tóc, trên da tay, trong hốc mắt, hốc mũi, kẽ
móng tay, móng chân, trên các vết mưng mủ, xây xát trên da tay của chính chúng ta.
Nguy hại hóa học (C): Mối nguy hóa học có sẵn trong nước (do đặc tính địa chất, thổ
nhưỡng…của khu vực khai thác nước). Mối nguy hóa học do con người vơ tình đưa
vào có thể bắt nguồn từ các hoạt động nông nghiệp như: sử dụng thuôc bảo vệ thực vật
5



khơng đúng cách hoặc dùng thuốc ngồi danh mục sẽ gây nên vấn đề dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật ngấm vào nguồn nước.
Mối nguy hóa học phát sinh trong quá trình bơm, xử lý nước tại trạm xử lý, đặc biệt là
việc sử dụng Clo để khử trùng nước, nếu hàm lượng ở mức cho phép thì các chất này
đóng vai trị là có ích nhưng nếu hàm lượng quá cao thì sẽ là mối nguy đối với sức
khỏe của người dân. Nếu có hàm lượng clo vượt quá tiêu chuẩn 0.5 mg/lít, uống vào
có thể bị ngộ độc, tiếp xúc lâu dài sẽ gây tổn thương đường hô hấp, giác mạc…
Mối nguy hại lý học (P): Ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng, làm cho nước
mất an toàn, làm giảm hiệu quả của việc xử lý đặc biệt làm giảm hiệu quả khử trùng
hoặc làm cho người sử dụng thấy nước đục, không chịu sử dụng mà tìm tới những
nguồn nước khác trơng có vẻ trong, nhưng thật sự những nguồn nước đó đã bị nhiễm
bẩn. Mối nguy vật lý phổ biến là cặn lắng trong hệ thống cấp nước. Cặn lắng và tạp
chất rắn lơ lửng bao gồm cả vật liệu làm đường ống, các mảnh sơn lót đường ống, bùn
lắng hoặc màng nhầy sinh học, màng sắt hay màng mangan. Tạp chất rắn lơ lửng có
thể chứa các chất độc hoặc vi sinh vật gây bệnh và có thể trở thành vật mang trung
gian cho các mối nguy xâm nhập vào nước.
Nguy hại khác (O): Các tác nhân gây ngừng quá trình xử lý nước hoặc cấp nước hoặc
dừng hoạt động của thiết bị.
Các thông số chất lượng nước thô giới hạn để kiểm sốt Cấp nước an tồn cung cấp
cho các hệ thống xử lý nước phải tuân thủ các Quy chuẩn Kỹ thuật chuyên ngành do
Nhà nước ban hành.
Đối với nước thô khai thác từ nguồn nước mặt: Tuân thủ chặt chẽ Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2015/BTNMT.
Kế hoạch Cấp nước An toàn (KHCNAT) là một chương trình do Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) khởi xướng với mục tiêu nhằm quản lý rủi ro, ngăn ngừa các nguy cơ từ
nước sạch đảm bảo mục tiêu sức khỏe cho cộng đồng.
Tại Việt Nam, từ năm 2007, WHO kết hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Hội Cấp Thoát
nước Việt Nam đề xuất và hỗ trợ tổ chức, thực thi KHCNAT cho các công ty cấp
6



nước. Đến năm 2008, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ-BXD về
Quy chế đảm bảo an toàn cấp nước. Đây là cơ sở pháp lý để điều chỉnh và hướng dẫn
các đơn vị cấp nước và các bên liên quan triển khai thực hiện, giám sát thực hiện cấp
nước an toàn.
Ngày 21 tháng 11 năm 2012, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 08/2012/TT-BXD
hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn. Theo Điều 2 – Thơng tư 08/2012/TTBXD, khái niệm cấp nước an tồn được hiểu như sau:
Cấp nước an toàn là việc cung cấp nước ổn định, duy trì đủ áp lực, liên tục, đủ lượng
nước, đảm bảo chất lượng nước theo quy chuẩn quy định.
Bảo đảm cấp nước an toàn là những hoạt động nhằm giảm thiểu, loại bỏ, phòng ngừa
các nguy cơ, rủi ro gây mất an toàn cấp nước từ nguồn nước qua các công đoạn thu
nước, xử lý, dự trữ và phân phối đến khách hàng sử dụng nước.
Kế hoạch cấp nước an toàn là các nội dung cụ thể để triển khai thực hiện việc bảo đảm
cấp nước an toàn.
Mối nguy hại: Là những nguy cơ trực tiếp hoặc gián tiếp, hiện hữu hoặc tiềm ẩn, đe
dọa đến an toàn của hệ thống cấp nước và hoạt động cấp nước. Các mối nguy hại có
thể xuất hiện tại bất kỳ cơng đoạn nào trong q trình khai thác, sản xuất và cung cấp
nước từ nguồn nước đến công trình xử lý và hệ thống truyền tải - phân phối nước.
Đánh giá rủi ro: Là việc đánh giá mức độ nguy hiểm của các nguy cơ dựa trên các tiêu
chuẩn đánh giá (theo mức độ tác động và tần suất xảy ra rủi ro), từ đó đưa ra biện pháp
xử lý cần thiết đảm bảo cấp nước an toàn.
Sự cố: Là những hư hỏng hoặc hoạt động khơng bình thường của các thiết bị, cơng
trình, thành phần thuộc hệ thống cấp nước, xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con
người, có thể dẫn đến làm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động của hệ thống cấp
nước.

7



Thành lập Ban
Nhóm cấp nước an tồn
Phản hồi

Rà sốt
định kỳ sự
cố, xem xét
KHCNAT

Kế hoạch
và định kỳ
rà sốt
KHCNAT

Đánh giá hệ thống
-

-

Mơ tả hệ thống
Nhận dạng mối nguy và đánh
giá rủi ro
Xác định và kiểm chứng các
biện pháp kiểm soát, đánh giá
lại và xếp ưu tiên các rủi ro
Phát triển, áp dụng và duy trì
Kế hoạch cải thiện/ nâng cấp

Nâng cấp
đầu tư


Giám sát vận hành
-

Giám sát Theo dõi quá trình
quá trình kiểm soát

-

Kiểm tra, xác nhận (thẩm
định) hiệu quả thực hiện
KHCNAT

Quản lý và truyền thơng
Giải quyết
khẩn cấp

-

Soạn thảo quy trình quản lý
Xây dựng các chương trình
hỗ trợ

Hình 1.1 Sơ đồ hệ thống của kế hoạch cấp nước an tồn
Biện pháp kiểm sốt (BPKS): Là cách thức, phương thức tiến hành nhằm phòng ngừa,
ngăn chặn mối nguy, các sự cố và xử lý giải quyết chúng trong quá trình sản xuất và
cung cấp nước.
Kế hoạch cải thiện nâng cấp: Là kế hoạch để thực hiện các hành động để cải tiến, nâng
cấp (đối với quy trình cơng nghệ, cơng trình, máy móc thiết bị, con người, phương
thức quản lý…) nhằm phát huy những ưu điểm và hạn chế, khắc phục, sửa đổi những

khuyết điểm; đào tạo nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng của nhân viên…

8


Kiểm chứng: Là việc cung cấp bằng chứng về tất cả các hoạt động của hệ thống cấp
nước, chứng thực cho hiệu quả thực hiện KHCNAT, các phản hồi của khách hàng, ...
Quy trình vận hành trong điều kiện bình thường: Là các bước vận hành hệ thống cấp
nước theo trình tự trong điều kiện tất cả các thiết bị, tất cả các khâu đều hoạt động bình
thường, đúng chức năng, nhiệm vụ. Đây là công việc thực hiện thường xun, có tính
lặp đi lặp lại trong thời gian dài.
Quy trình xử lý sự cố: Là quy trình xử lý áp dụng khi xảy ra một sự cố nào đó trong hệ
thống cấp nước (từ nguồn nước, hệ thống xử lý nước, mạng lưới cấp nước cho đến
đồng hồ khách hàng), trong đó chỉ rõ cách thức xác định sự cố, giải quyết, ứng phó
trong trường hợp xảy ra sự cố; cách khắc phục để đưa hệ thống trở lại vận hành bình
thường.
Quy trình quản lý: Là quy trình cần thực hiện để đảm bảo hoạt động của tất cả các
khâu trong dây chuyền được vận hành đồng bộ, thông suốt, khoa học, đảm bảo cân đối
mọi nguồn lực cho sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển.
Chương trình hỗ trợ: Là các chương trình nhằm nâng cao năng lực quản lý, vận hành
hệ thống cấp nước, nâng cao nhận thức về KHCNAT, nhận thức của cộng đồng về
nước sạch và mơi trường.
Rà sốt kế hoạch: Là q trình theo dõi, kiểm tra việc thực hiện KHCNAT trong toàn
bộ các bước nhằm tìm ra những điểm thiếu sót hoặc sai lầm để tiến hành điều chỉnh,
bổ sung đảm bảo cho KHCNAT được thực hiện đúng theo mục tiêu ban đầu.
Cập nhật định kỳ Kế hoạch Cấp nước an toàn: Là hành động điều chỉnh, bổ sung kế
hoạch cũng như phương pháp triển khai thực hiện KHCNAT nhằm thay đổi phù hợp
với điều kiện thực tế của hệ thống cấp nước đồng thời khắc phục những khuyết điểm,
phát huy những ưu điểm đã được xác nhận trong quá trình rà soát, đánh giá.
1.1.2 Quản lý và áp dụng kế hoạch cấp nước an toàn trên Thế giới.

Quản lý chất lượng nước trên thế giới liên quan đến các đạo luật, pháp quy và các
chương trình ứng dụng, tiện ích. Ở Mỹ đạo luật Safe Drinking Water Act
Amendments, 1996 (luật sửa đổi về nước ăn uống an tồn) có những điều khoản về
9


bảo vệ nguồn nước và ủng hộ các nhà quản lý chất lượng nguồn nước. Luật của các
bang, địa phương có thể có những điều khoản riêng để bảo vệ nguồn nước trước những
tạp chất đặc thù. Đạo luật “The Clean Water Act” (Nước sạch) điều chỉnh hành vi xả
cấp vào các nguồn nước.
Từ năm 2004 đến nay, với sự hỗ trợ của WHO rất nhiều nước trên thế giới đã và đang
triển khai thành công các dự án về KHCNAT, bao gồm một số nước sau:
Tháng 12 năm 2005, Trung Quốc đã triển khai KHCNAT tại năm địa điểm: Beijing,
Tianijin, Yinchuan, Shenzhen và Shekou. Cũng vào năm 2005 tại Bồ Đào Nha,
KHCNAT được ứng dụng đối với hệ thống cấp nước đô thị cho công ty cấp nước
Aguas Do Cavado. Năm 2005, dự án “Đánh giá tác động nước hợp vệ sinh đối với sức
khỏe đối với các nước thuộc khu vự Asian” do Tổ chức hỗ trợ phát triển Australia và
WHO triển khai với sự tham gia của các nước như Việt Nam, Lào, Trung Quốc,
Campuchia… Nhật Bản ứng dụng KHCNAT cho hệ thống cấp nước thành phố Osaka
giai đoạn 2005-2007. Bên cạnh việc triển khai và ứng dụng KHCNAT một vài nơi còn
tổ chức các cuộc họp cũng như khóa tập huấn về KHCNAT.
1.1.3 Quản lý và áp dụng kế hoạch cấp nước an toàn ở Việt Nam.
a) Khu vực đô thị.

Về cơ cấu tổ chức quản lý cấp nước đô thị: Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương có Sở Xây dựng, Sở Giao thơng cơng chính thực hiện quản lý nhà nước về cấp
nước tại địa phương. Nhưng nhìn chung các tổ chức này chưa phát huy hết được yêu
cầu nhiệm vụ. Trong cơ cấu tổ chức của Sở khơng có bộ phận chun quản. Về tổ
chức phải có một bộ phận chun mơn để thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước của Sở
đưa ra. Có như vậy mới phát huy vai trị quản lý nhà nước về cấp nước thành hệ thống

từ trung ương đến địa phương. Sở còn giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về khai thác
và sử dụng, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu giá cả và giúp tỉnh quản
lý các doanh nghiệp cấp nước.
Hiện nay, 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều thành lập công ty cấp nước
hoặc công ty cấp thốt nước, giao cho các Sở Giao thơng cơng chính quản lý đối với
thành phố trực thuộc trung ương (trừ TP. Hà Nội) và các Sở Xây dựng quản lý đối với
10


các tỉnh. Trình độ quản lý của các cơng ty cấp nước chưa đáp ứng được yêu cầu trong
tình hình đổi mới. Các công ty cấp nước thiếu đội ngũ cán bộ, cơng nhân được đào tạo
đúng chun mơn, trình độ quản lý và vận hành kĩ thuật. Việc chỉ đạo, nghiên cứu ứng
dụng khoa học công nghệ, quản lý và thông tin kinh tế kỹ thuật chuyên ngành cũng
như việc chỉ đạo phối hợp đào tạo cán bộ, công nhân ngành nước cịn chưa hồn chỉnh.
Hệ thống dịch vụ cấp nước cịn mang tính độc quyền. Sự phối hợp với chính quyền địa
phương trong cơng tác quản lý cấp nước còn nhiều hạn chế. Sự hiểu biết của cán bộ
làm việc trong các phịng ban chun mơn tại địa phương về công tác quản lý cấp
nước, cũng như việc phổ biến các văn bản quản lý cấp nước chưa được lĩnh hội thường
xuyên và đầy đủ. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác đầu tư, quản lý và cung
cấp dịch vụ chưa được huy động đầy đủ. Hiện nay, nhà nước đang có chủ trương xã
hội hóa trong lĩnh vực cấp nước. Một số nhà đầu tư tư nhân đã tham gia đầu tư vào
lĩnh vực cấp nước bằng nhiều hình thức: bán nước sạch qua đồng hồ tổng cho các công
ty cấp nước theo giá bán buôn, bán nước sạch đến từng khách hàng nhỏ lẻ theo giá bán
lẻ do UBND cho phép.
Hội cấp thoát nước Việt nam với sự trợ giúp của WHO đã phổ biến KHCNAT cho các
công ty cấp nước đô thị ở Việt Nam, đến nay đã đạt được kết quả sau: Đã mở các lớp
tập huấn về KHCNAT cho toàn bộ 68 Công ty cấp nước đô thị; Đã xây dựng được 7
mơ hình thí điểm áp dụng KHCNAT; Cơng ty cấp nước Huế đã cơng bố cấp nước an
tồn trên tồn bộ khu vực cấp nước của Cơng ty từ năm 2009 tới nay. Sáu Cơng ty mơ
hình thí điểm còn lại đặc biệt là Hải Phòng, Nha trang, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng thu

được những kết quả nổi bật như chất lượng nước được cải thiện và tỷ lệ thất thoát
nước giảm rõ rệt; Đã soạn thảo được “Sổ tay quốc gia hướng dẫn áp dụng KHCNAT”
cho các công ty cấp nước đô thị của Việt Nam; Một số Công ty cấp nước đô thị (Hà
Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương,…) sau khi được tập huấn đã tiến hành
xây dựng và áp dụng KHCNAT.
b) Khu vực nơng thơn

Ở nước ta hiện nay các cơng trình cấp nước đã có nhiều mơ hình về quản lý khai thác
dịch vụ cấp nước sạch như: Tổ dịch vụ nước sạch của hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác

11


xã dịch vụ nước sạch, doanh nghiệp tư nhân, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi
trường nông thôn tỉnh trực tiếp quản lý khai thác cơng trình.
Mơ hình tư nhân quản lý, vận hành: Mơ hình này đơn giản, quy mơ cơng trình rất nhỏ
(cơng suất <50m3/ngày đêm) và vừa (công suất từ 50-300 m3/ngày đêm), công nghệ
cấp nước đơn giản chủ yếu áp dụng cho một xóm, thơn. Khả năng quản lý, vận hành
cơng trình thấp hoặc trung bình. Mơ hình này đã được áp dụng ở một số tỉnh và đã
đem lại hiệu quả đáng kể như sau: Tại tỉnh Tiền Giang, mơ hình này được áp dụng
đem lại hiệu quả: dân có nước sạch, người đầu tư có hiệu quả kinh tế. Tại tỉnh Bình
Thuận, một số hộ dân ở Mũi Né đã tự đầu tư khoan giếng, xử lý thủ công rồi cấp cho
nhân dân xung quanh. Mơ hình này cũng đã xuất hiện ở Phú Hài, Hàm Đức. Mơ hình
tư nhân quản lý, vận hành là một mơ hình đơn giản có thể áp dụng cho diện tích nhỏ
phù hợp với những nơi mà các hệ thống cấp nước chưa đến được. Đồng thời nâng cao
được ý thức sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch của người dân với công nghệ cấp nước
đơn giản, có khả năng cơ động cao đến được những nơi vùng sâu, vùng xa và những
nơi lũ lụt kéo dài. Tuy nhiên, mơ hình này do tư nhân quản lý, vận hành khơng có sự
tham gia của Nhà nước nên Nhà nước khó quản lý, dễ gây ra tình trạng cạn kiệt nguồn
nước và nhiễm mặn nguồn nước, chất lượng nước khơng đảm bảo và giá nước khơng

có sự quản lý của Nhà nước nên có thể xảy ra tình trạng giá nước quá cao vượt quá qui
định, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới an ninh xã hội.
Mơ hình hợp tác xã quản lý, vận hành: Quy mơ cơng trình nhỏ (cơng suất từ 50 -300
m3/ngày đêm), và trung bình (cơng suất từ 300 – 500 m3/ngày đêm). Phạm vi cấp nước
cho một thôn hoặc liên thôn, xã, áp dụng phù hợp cho vùng đồng bằng dân cư tập
trung. Khả năng quản lý vận hành cơng trình thuộc loại trung bình hoặc cao. Mơ hình
này hiện đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều địa phương trong cả nước, điển hình như
tỉnh Nam Định, đó là cấp nước sạch theo mơ hình liên xã. Và ở tỉnh Quảng Trị, cơng
trình nước sạch Hưng- An, một trong số 4 cơng trình cấp nước hiện có ở xã Hải Hòa,
huyện Hải Lăng, nhiều năm liền được đánh giá là quản lý có hiệu quả, phù hợp với
tình hình thực tế ở địa bàn nơng thơn. Mơ hình này có sự phối hợp quản lý giữa Nhà
nước và các hợp tác xã nên giá nước khá ổn định và phù hợp với khả năng chi trả của
người dân, có sự gắn kết giữa Ban quản trị hợp tác xã với người dân cho nên chất
12


lượng nước được đảm bảo. Tuy nhiên, mơ hình cần có nguồn vốn đầu tư lớn do hệ
thống cấp nước dàn trải và cịn gặp khó khăn trong việc triển khai cấp nước đến từng
hộ dân khi mật độ dân cư phân bố khơng đều, việc quản lý cịn lỏng lẻo mà ý thức của
người dân trong việc bảo vệ cơ sở vật chất cịn hạn chế.
Mơ hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, vận hành: Quy mô cơng trình trung bình
(cơng suất từ 300 – 500 m3/ngày đêm) và quy mô lớn (công suất >500 m3/ngày đêm).
Phạm vi cấp nước cho liên thôn (đồng bằng), liên bản (miền núi), xã liên xã. Trình độ,
năng lực quản lý, vận hành cơng trình thuộc loại trung bình hoặc cao. Mơ hình tổ chức
gồm: Giám đốc, các phó giám đốc và các phòng nghiệp vụ (phòng quản lý cấp nước,
phòng tổ chức – hành chính, phịng kỹ thuật, phịng kế hoạch – tài chính…) và trạm
cấp nước. Giám đốc chịu trách nhiệm chung trực tiếp quản lý phòng tổ chức – hành
chính, kế hoạch – tài chính; Các phó giám đốc phụ trách các phịng chun mơn và các
tổ chức quản lý vận hành; Các phòng ban giúp việc cho giám đốc theo chuyên môn,
nhiệm vụ được giao.

Tại tỉnh Đắk Nơng, vận dụng mơ hình quản lý này và thu được những kết quả đáng
khích lệ như Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn Đắk Nơng.
Mơ hình này đảm bảo cung cấp nước có chất lượng mà giá thành phù hợp với người
dân. Mơ hình cũng nhận được nhiều nguồn tài trợ từ các tổ chức trong nước và ngồi
nước, do đó cải thiện được kỹ thuật, áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong quá
trình xử lý nước đồng thời quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường và an ninh – xã hội.
Tuy nhiên, mơ hình này cũng cần nguồn vốn đầu tư lớn, việc quản lý và bảo dưỡng
còn gặp nhiều khó khăn, ý thức bảo vệ cơ sở vật chất của người dân cịn yếu kém.
Mơ hình doanh nghiệp quản lý, vận hành: Quy mơ cơng trình trung bình (công suất từ
300 – 500 m3/ngày đêm) và quy mô lớn (công suất từ > 500 m3/ngày đêm). Phạm vi
cấp nước cho liên thôn, liên bản, xã, liên xã, huyện; áp dụng phù hợp cho vùng dân cư
tập trung. Trình độ, năng lực quản lý vận hành cơng trình thuộc loại trung bình hoặc
cao. Cơ cấu tổ chức của mơ hình gồm: Giám đốc và các phịng ban giúp việc, ban
kiểm sốt, trạm cấp nước, cán bộ, cơng nhân vận hành duy tu bảo dưỡng cơng trình
được tuyển dụng theo đúng nghiệp vụ, chuyên môn về quản lý, công nghệ kỹ thuật cấp
nước, được đào tạo, có bằng cấp chuyên mơn. Thực hiện chế độ tài chính quy định của
13


Nhà nước; Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý điều hành các hoạt động của cơng ty,
các phịng ban giúp việc cho Giám đốc theo từng nghiệp vụ chuyên môn, chức năng
nhiệm vụ được giao, ban kiểm sốt có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh
doanh của công ty, trạm cấp nước trực tiếp quản lý, vận hành cơng trình, thực hiện bảo
trì, bảo dưỡng thường xun, sửa chữa những hư hỏng, đọc đồng hồ và ghi chép số
lượng nước sử dụng của các hộ dùng nước, thu tiền nước của người sử dụng và nộp
lên bộ phận kế toán.
Tại tỉnh Tiền Giang đã hỗ trợ cấp nước sinh hoạt cho 4.000 hộ dân nông thôn ở vùng
sâu, vùng xa đang gặp khó khăn nghiêm trọng về nguồn nước sạch đặc biệt trong mùa
khô hạn 2010, với tổng kinh phí đầu tư 400.000 USD. Cơng ty TNHH có chức năng
cung cấp nước sạch cho hộ dân nơng thôn, với yêu cầu của cam kết tài trợ là các doanh

nghiệp, đơn vị cấp nước làm toàn bộ thủ tục, thi công và cấp nước đến tận hộ dân. Tại
tỉnh Phú Thọ, Công ty Cổ phần cấp nước Phú Thọ đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất
kinh doanh sau chuyển đổi. Mơ hình này đã quan tâm tới vấn đề xử lý nước cấp, góp
phần giảm thiểu ơ nhiễm môi trường, đồng thời chú trọng đến cải tiến kỹ thuật, thường
xuyên tu sửa và bảo dưỡng hệ thống cấp nước. Song, mơ hình vẫn có giá thành sản
xuất đầu vào lớn dẫn đến giá nước cao và hiệu quả sử dụng nước sau đầu tư ở khu vực
nông thôn, miền núi, khu vực ven thành thị không cao.
Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn (NCERWASS)
được sự hỗ trợ của quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF), Ngân hàng thế giới (WB)
và tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng đã phổ biến KHCNAT cho một số công ty cấp
nước tập trung ở khu vực nông thôn và các cán bộ Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh
Môi trường Nông thôn ở nhiều tỉnh thành của Việt Nam, đến nay đã đạt được kết quả
sau: Đã tổ chức một số lớp tập huấn về KHCNAT cho các công ty cấp nước tập trung
ở nông thôn ở một số tỉnh thành; đã xây dựng được 2 mơ hình thí điểm áp dụng
KHCNAT: Lộc Bình - Huế và Tân Lập - Đồng Tháp; đã biên soạn “Sổ tay hướng dẫn
áp dụng KHCNAT cho hệ thống cấp nước nông thôn” - 2013 (WHO tài trợ) và “Sổ tay
hướng dẫn tập huấn xây dựng và thực hiện KHCNAT” - 2010 (Unicef tài trợ); Năm
2015-2016, đã tổ chức được 9 lớp tập huấn về công nghệ xử lý nước và kế hoạch cấp
nước an toàn cho 8 tỉnh vùng Đồng bằng sơng Hồng: Hà Nội, Hà Nam, Thanh Hóa,
14


×