Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Giải pháp tăng cường công tác quản lý hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.77 KB, 120 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Dương Thanh Lượng,
người đã dành nhiều tâm huyết, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tác giả trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ của phòng Đào tạo
Đại học và Sau Đại học, Khoa Kinh tế và Quản lý trường Đại học thuỷ lợi,
cùng các thầy, cô giáo trường Đại học Thủy lợi đã tạo điều kiện cho tác giả có
cơ hội được học tập, trau dồi nâng cao kiến thức trong suốt thời gian vừa qua.
Sau cùng là cảm ơn các bạn đồng nghiệp và các thành viên trong gia đình đã
có những đóng góp quý báu, động viên về vật chất và tinh thần để tác giả
hoàn thành luận văn này.
Với thời gian và trình độ cịn hạn chế, luận văn khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các
thầy cô giáo, các Quý vị quan tâm và bạn bè đồng nghiệp.
Luận văn Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Quản lý tài nguyên và Môi trường với
đề tài: “Giải pháp tăng cường công tác quản lý hệ thống đê điều trên địa
bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020” được hoàn thành tại Khoa Kinh tế và
Quản lý , Trường Đại học Thủy lợi.
Hà Nội, tháng 03 năm 2015
Tác giả

Đoàn Quang Chiến


LỜI CAM ĐOAN
Tên tơi là Đồn Quang Chiến, học viên cao học lớp 21KT21 trường Đại Học
Thủy Lợi, tác giả luận văn xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Những nội dung và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là
trung thực và chưa được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.
Tác giả


Đoàn Quang Chiến


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Hình 1.1: Tuyến đê n Phụ tả sơng Hồng.......................................................7
Hình 1.2: Tuyến đê biển được cứng hóa ở Quảng Ninh....................................8
Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý đê điều ở Việt Nam.........................14
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý đê điều ở Nam Định.......................47


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.6. Thống kê vi phạm cơng trình đê điều trên địa bàn Nam Định...........51


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
QLĐĐ

: Quản lý đê điều

PCLB

: Phòng chống lụt bão

UBND

: Ủy ban nhân dân

CB

: Cán bộ


CC

: Cơng chức

ĐT

: Đào tạo

BD

: Bồi dưỡng

XHH

: Xã hội hóa

HVCH

: Học viên cao học

NN

: Nông nghiệp

PTNT

: Phát triển nông thôn

TMDT


: Tổng mức đầu tư

0XD

: Xây dựng

TKCN

: Tìm kiếm cứu nạn

QLĐ

: Quản lý đê

BOT

: Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao

TKCNCH

: Tìm kiếm cứu nạn cứu hộ

CCB

: Cựu chiến binh

CHQS

: Chỉ huy quân sự



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÊ ĐIỀU VÀ QUẢN
LÝ HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU................................................................................. 1
1.1. Một số khái niệm...................................................................................1
1.1.1. Khái niệm về đê điều........................................................................1
1.1.2. Phân loại hệ thống đê điều............................................................... 1
1.1.3. Khái niệm về quản lý đê điều...........................................................2
1.1.4. Vai trò của hệ thống đê điều............................................................. 2
1.2. Nội dung của công tác quản lý đê điều................................................3
1.3. Quá trình phát triển đê điều ở một số quốc gia và Việt Nam...........3
1.3.1. Tình hình phát triển đê điều ở một số quốc gia................................3
1.3.2. Tình hình phát triển hệ thống đê điều ở Việt Nam........................... 6
1.4. Tiêu chí đánh giá kết quả cơng tác quản lý đê điều.........................11
1.5. Công tác quản lý đê điều ở Việt Nam đến năm 2014.......................13
1.5.1. Tổ chức bộ máy quản lý đê điều ở Việt Nam.................................13
1.5.2. Hệ thống các chính sách về quản lý đê điều của Việt Nam............14
1.5.3. Tình hình khiếu kiện và vi phạm về đê điều.................................. 16
1.5.4. Các sự cố đê điều xảy ra.................................................................16
1.5.5. Tình hình đầu tư cho xây dựng và quản lý đê điều........................ 20
1.5.6. Đánh giá chung về công tác quản lý đê điều ở nước ta..................23
1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý đê điều
...................................................................................................................... 25
1.6.1. Những nhân tố khách quan.............................................................25
1.6.2. Những nhân tố chủ quan.................................................................26
1.7. Những bài học kinh nghiệm về quản lý đê điều...............................29



Kết luận chương I..............................................................................................32
CHƯƠNG 2: CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÊ
ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2014..................33
2.1. Giới thiệu khái quát về khu vực tỉnh Nam Định..............................33
2.1.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................33
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội................................................................. 37
2.2. Hiện trạng hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh Nam Định..............40
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống đê điều ở Nam Định. 40
2.2.2. Hiện trạng hệ thống đê điều trên địa bàn Nam Định......................42
2.2.3. Vai trò phòng chống thiên tai của hệ thống đê điều trên địa bàn....46
2.3. Thực trạng công tác quản lý đê điều ở Nam Định...........................46
2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý đê điều ở Nam Định................................46
2.3.2. Tình hình quản lý hệ thống đê điều ở Nam Định...........................47
2.3.3. Đánh giá công tác quản lý đê điều theo các tiêu chí...................... 54
2.4. Đánh giá chung về tổ chức và hoạt động của công tác quản lý đê
điều ở Nam Định đến năm 2014............................................................... 59
2.4.1. Những kết quả đạt được................................................................. 59
2.4.2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân............................................63
Kết luận chương 2..............................................................................................67
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020..........................................68
3.1. Định hướng phát triển của tỉnh Nam Định đến năm 2020..............68
3.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội......................................... 68
3.1.2. Phương hướng phát triển hệ thống đê điều.................................... 70
3.2.Những nguyên tắc trong việc đề xuất giải pháp quản lý hệ thống đê
điều.71
3.2.1. Nguyên tắc tuân thủ các quy định của hệ thống pháp luật.............71



3.2.2. Nguyên tắc khoa học...................................................................... 74
3.2.3. Nguyên tắc khả thi..........................................................................75
3.2.4. Nguyên tắc hiệu quả và bền vững.................................................. 77
3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý hệ thống đê điều trên
địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020.............................................................79
3.3.1. Rà sốt bổ sung hồn thiện cơng tác quy hoạch hệ thống đê điều. 80
3.3.2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức làm công tác quản lý về đê điều.......81
3.3.3. Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý đê điều
.82 3.3.4. Hoàn thiện cơ chế và chính sách đầu tư................................... 85
3.3.5. Tăng cường cơng tác giám sát và đánh giá công tác quản lý đê điều.87
3.3.6. Tăng cường cơng tác xã hội hóa trong quản lý đê điều trên địa bàn
.................................................................................................................. 88
3.4. Kiến nghị các giải pháp hỗ trợ...........................................................91
Kết luận chương 3..............................................................................................95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................98


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đê điều là loại cơng trình cơ sở hạ tầng đóng vai trị vơ cùng quan
trọng trong việc phịng chống thiên tai lũ lụt bảo vệ an sinh kinh tế cho các
quốc gia, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức
tạp và gia tăng bất lợi. Việt Nam là 1 trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất của biến đổi khí hậu từ đó vai trị của cơng tác quản lý đê điều ngày càng
được quan tâm và là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng chống thiên tai
hiện nay, đặc biệt là ở Nam Định nơi có nhiều hệ thống đê biển, đê sông trọng
yếu. Đây là một trong những công việc được Nhà nước hết sức quan tâm ban
hành nhiều chủ trương, chính sách và đầu tư nguồn vốn rất lớn cho công tác
xây dựng, bảo vệ và quản lý hệ thống đê điều trên cả nước trong đó có tỉnh

Nam Định.
Trên thực tế, công tác quản lý đê điều là một nhiệm vụ có tầm quan
trọng to lớn trong việc phịng chống và giảm nhẹ thiên tai. Từ nhiều năm nay
công tác quản lý đê điều được quan tâm đặc biệt ở Nam Định do Nam Định là
tỉnh có đường bờ biển dài và có nhiều hệ thống sơng lớn chảy qua. Tuy vậy,
trên thực tế công tác quản lý đê điều cũng cịn nhiều vấn đề khó khăn thách
thức. Trong đó đặc biệt là tình trạng đê điều bị xâm phạm do nhiều mục đích
khác nhau. Phân cấp quản lý còn chồng chéo, chưa rõ ràng, đặc biệt là trong
trong việc xử lý các vi phạm dẫn đến nhiều hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh
Nam Định đang bị xâm phạm, hư hại ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống đê
điều đe dọa đến sự an toàn của cộng đồng và các hoạt động kinh tế trong khu
vực vào các mùa mưa bão. Chính vì lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài luận
văn với tên gọi “Giải pháp tăng cường công tác quản lý hệ thống đê điều
trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020” với mong muốn nghiên cứu


những giải pháp nhằm góp phần tăng cường cơng tác quản lý hệ thống đê điều
một cách có hiệu quả .
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý hệ thống đê
điều luận văn nghiên cứu lựa chọn những mơ hình, và đề xuất các giải pháp
tổ chức, quản lý nhằm tăng cường chất lượng và thành quả của công tác quản
lý hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các công tác quản lý hệ thống đê
điều, những nhân tố ảnh hưởng và các giải pháp nhằm tăng cường trong công
tác quản lý hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh Nam Định.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: là mơ hình tổ chức, nội dung, phương

thức hoạt động quản lý đê điều trên địa bàn tỉnh Nam Định;
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Hệ thống quản lý đê điều trên địa
bàn của tỉnh Nam Định;
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Luận văn nghiên cứu phân tích các số
liệu thu thập được cho đến năm 2014 và đề xuất giải pháp cho thời gian
tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nội dung, nhiệm vụ của đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp hệ thống hóa; Phương pháp
điều tra thu thập, thống kê, phân tích số liệu; Phương pháp phân tích so sánh;
Phương pháp đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy; Phương pháp chuyên
gia;


5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về đê điều và
công tác xây dựng, quản lý hệ thống đê điều phòng chống thiên tai. Những kết
quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hồn thiện hơn các giải pháp quản
lý, xây dựng và bảo vệ các hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh Nam Định nói
riêng, trên địa bàn cả nước nói chung ngày một hiệu quả và bền vững.
b. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Các nghiên cứu phân tích lựa chọn giải pháp tổ chức quản lý và những
giải pháp đề xuất của luận văn là những gợi ý giúp cho các cơ quan quản lý đê
điều của tỉnh Nam Định trong công tác quản lý xây dựng và phát triển bền
vững các hệ thống đê điều góp phần vào việc đối phó với các thiên tai có thể
xảy ra.
6. Kết quả dự kiến đạt được
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đê điều và công tác quản lý
hệ thống đê điều, nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý

hệ thống đê điều và tổng quan những cơng trình nghiên cứu có liên quan;
- Phân tích đánh giá hiện trạng hệ thống đê điều và thực trạng công tác
quản lý hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh Nam Định trong thời gian vừa qua,
qua đó đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục;
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn
trong việc tăng cường chất lượng và hiệu quả công tác quản lý đê điều trên
địa bàn tỉnh Nam Định nhằm góp phần phịng chống thiên tai lũ lụt gây ra đối
với đời sống và phát triển kinh tế trong khu vực.


7. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm có 3 chương
nội dung chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đê điều và quản lý hệ thống đê điều
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đê điều trên địa bàn tỉnh Nam Định
Chương 3: Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác
quản lý hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020


1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÊ ĐIỀU VÀ
QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về đê điều
Đê điều là công trình ngăn nước lũ của sơng hoặc ngăn nước biển, được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân loại, phân cấp theo quy định của pháp
luật.
1.1.2. Phân loại hệ thống đê điều
1.1.2.1. Phân loại theo nhiệm vụ của đê điều

Hệ thống đê điều hiện nay được chia làm nhiều loại tương ứng với từng
nhiệm vụ ở từng khu vực khác nhau như:
a. Đê điều là hệ thống cơng trình bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê
và công trình phụ trợ [5].
b. Đê sơng là đê ngăn nước lũ của sông [5].
c. Đê biển là đê ngăn nước biển [5].
d. Đê cửa sông là đê chuyển tiếp giữa đê sông với đê biển hoặc bờ biển
[5].
e. Đê bao là đê bảo vệ cho một khu vực riêng biệt [5].
f. Đê bối là đê bảo vệ cho một khu vực nằm ở phía sơng của đê sơng [5].
g. Đê chuyên dùng là đê bảo vệ cho một loại đối tượng riêng biệt [5].
1.1.2.2. Phân loại đê điều theo cấp đê
Theo cấp, đê được phân thành 6 cấp là: cấp đặc biệt; cấp I; cấp II; cấp
III; cấp IV; và cấp V theo mức độ quan trọng từ cao đến thấp [5].
Việc phân cấp đê do Chính phủ quy định dựa theo các tiêu chí sau: (1)
Số dân được đê bảo vệ; (2) Tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế xã hội; (3) Đặc điểm lũ, bão của từng vùng; (4) Diện tích và phạm vi địa giới


hành chính; (5) Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước
lũ thiết kế; và (6) Lưu lượng lũ thiết kế [5].
1.1.3. Khái niệm về quản lý đê điều
Quản lý đê điều là việc tổ chức bộ máy quản lý đê điều ở các cấp để
nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các cơng tác quy hoạch, đầu tư xây
dựng đê và các công trình thuộc hệ thống đê điều, vận hành hoạt động, duy tu
sửa chữa, cải tạo nâng cấp, kiên cố hóa, xử lý các sự cố, quản lý bảo vệ
thường xuyên, hộ đê trong những trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo cho
tuyến đê hoạt động an toàn, đáp ững được các mục tiêu nhiệm vụ được đặt ra
về bảo vệ đời sống dân sinh, phát triển kinh tế và giữ gìn mơi trường [5].
1.1.4. Vai trị của hệ thống đê điều
Hệ thống đê ở nước ta đóng vai trị quan trọng trong việc bảo vệ tài sản,

mùa màng và tính mạng của người dân. Việt Nam có lượng mưa và dịng
chảy khá phong phú. Lượng mưa bình qn hằng năm của cả nước đạt gần
2000 mm. Việt Nam có mật độ sơng ngịi cao, có 2360 sơng với chiều dài từ
10 km trở lên và hầu hết sơng ngịi đều chảy ra biển Đơng. Tổng lượng dịng
chảy bình qn vào khoảng 830 tỷ m3/năm, trong đó có 62% là từ lãnh thổ
bên ngồi. Phân bố mưa và dịng chảy trong năm khơng đều, 75% lượng mưa
và dịng chảy tập trung vào 3 - 4 tháng mùa mưa. Mùa mưa lại trùng với mùa
bão nên Việt Nam luôn phải đối mặt với nhiều thiên tai về nước, đặc biệt là lũ
lụt.Việt Nam với đặc thù là nước có đường bờ biển dài hơn 2000 km vì thế
tầm quan trọng của các hệ thống đê sơng và đê biển là cực kì quan trọng.
Hàng năm Việt Nam đón nhận hơn 10 cơn bão từ Biển Đông, cùng với các
hiện tượng thời thiết khác về mùa mưa bão khiến mực nước các sông thường
dâng lên rất nhanh. Bão vào Việt Nam ngày càng mạnh sóng vào từ các cơn
bão thường là rất cao vì thế đối với nước ta hệ thống đê điều là cực kì quan
trọng để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân và của nhà nước.


1.2. Nội dung của cơng tác quản lý đê điều
Có nhiều nội dung liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa
phương về công tác quản lý đê điều, nhưng tựu chung lại có thể nhóm thành
những nội dung chính sau đây:
- Tổ chức bộ máy quản lý đê điều [5]
- Xây dựng, ban hành hệ thống các chính sách về quản lý đê điều [5]
- Quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, kiên cố hóa hệ
thống đê điều [5]
- Tổ chức bảo vệ và quản lý sử dụng đê điều [5]
- Tổ chức tốt điều kiện tài chính, nhân lực, cơng tác hộ đê [5]
- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật và hợp tác trong quản lý đê điều [5]
- Xử lý các vi phạm về đê điều [5]
- Giám sát hoạt động trong quản lý đê điều [5]

1.3. Quá trình phát triển đê điều ở một số quốc gia và Việt Nam
1.3.1. Tình hình phát triển đê điều ở một số quốc gia
1.3.1.1. Tình hình phát triển đê điều ở Hà Lan
Trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay thì các hệ thống đê điều ngày
càng được đầu tư phát triển nhằm ứng phó với nguy cơ nước dâng. Tiêu biểu
cho các cơng trình đê điều là các cơng trình đê biển ở Hà Lan. Nằm ở phía
Tây Bắc của Châu Âu, Hà Lan được biết đến là một đất nước với hơn 60%
diện tích đất nằm thấp hơn so với mực nước biển. Hà Lan đã xây dựng hệ
thống các công trình đê biển, kè biển, cửa cống và cửa chắn nhằm bảo vệ các
khu vực đất đai rộng lớn khu vực phía Tây - Nam chiếm 27% lãnh thổ của
quốc gia này nằm dưới mực nước biển ở độ sâu 6,74m. Đê biển Afsluitdijk là
một trong những minh chứng điển hình với tổng chiều dài hơn 32km, rộng
90m, và độ cao ban đầu 7,25m trên mực nước biển trung bình. Cơng trình này
chạy dài từ mũi Den Oever thuộc tỉnh Noord Holland lên đến mũi Zurich


thuộc tỉnh Friesland được xây dựng từ 1927 đến 1933 đê biển Afsluitdijk
đóng vai trị quyết định trong quy hoạch tổng thể điều phối thuỷ văn, chống
lụt, rửa mặn, và tưới tiêu lớn nhất Hà Lan trong thế kỷ 20. Mục đích chính
của dự án là nhằm giúp Hà Lan giảm thiểu tối đa tác động của biển Bắc đến
hoạt động thuỷ sản và nông nghiệp khu vực các tỉnh phía Bắc.
Giờ đây, hệ thống đê biển ở Hà Lan đã trở thành một bức trường thành
ngăn chặn các thảm họa của biến đổi khí hậu. Người ta có thể vượt trên các
con đê, kè biển với tốc độ hơn 100km/giờ. ở một số đoạn của con đê, người ta
còn xây dựng các nhà hầm, khách sạn và bảo tàng phục vụ du khách từ các
nơi đến tham quan và nghiên cứu kinh nghiệm của Hà Lan.
Mức đảm bảo chống lũ hiện tại của hệ thống đê của Hà Lan cao hơn
của nước ta rất nhiều, tới đây mức đảm bảo chống lũ ở một số khu vực của Hà
Lan sẽ được nâng lên gấp 10 lần so với hiện nay, có nơi đưa lên tới tần suất
10.000 năm xuất hiện một lần, còn ở Việt Nam, đa số ở mức 50-100 năm xuất

hiện một lần, riêng sông Hồng sau khi hồ Sơn La vào hoạt động thì đạt mức
đảm bảo chống lũ 500 năm xuất hiện một lần. Hệ thống đê của Hà Lan luôn
được kết hợp làm hệ thống đường giao thông hiện đại vừa tiết kiệm đầu tư,
vừa tiết kiệm đất và thuận lợi cho quản lý khai thác. Quan điểm xây dựng đê
thân thiện với môi trường, với hình thức đê này, kết hợp với việc trồng rừng
ngập mặn và cỏ bảo vệ đê sẽ tạo ra một số ưu điểm như: Độ an toàn cao; gần
gũi với thiên nhiên; bố trí giao thơng thuận lợi; có thể tiếp tục sản xuất nơng
nghiệp; có thể kết hợp bố trí du lịch, vui chơi giải trí, hoạt động văn hóa và đơ
thị hóa.
1.3.1.2. Tình hình phát triển đê điều ở Hàn Quốc và Indonesia
Cơng trình đê biển dài nhất thế giới của Hàn Quốc dài 33.9 Km. Đê
Saemangeum cách thành phố Seoul khoảng 200 km về phía nam. Nó có một
xa lộ ở phía trên. Đê chắn biển mang tên Saemangeum bao quanh một vùng


biển có diện tích 401 km2 - bằng khoảng 2/3 diện tích thành phố Seoul. Với
chiều dài 33,9 km, nó nằm giữa biển Hồng Hải và cửa sơng Saemangeum.
Đê chắn biển Saemangeum sẽ biến những bãi lầy và nước thủy triều thành
những ngành cơng nghiệp sạch. Nó cũng sẽ tạo nên nhiều tác động tích cực
đối với du lịch, nơng nghiệp và môi trường và biến một vùng đất hoang rộng
lớn thành đất trồng trọt. Chính phủ Hàn Quốc sẽ xây một thành phố mới để
phát triển các ngành công nghiệp, vận tải, du lịch, giải trí và trồng hoa. Ngoài
ra vùng đất được khai hoang và thành phố cảng Gunsan sẽ cùng sở hữu một
khu phức hợp kinh tế quốc tế, được gọi là Khu vực tự do kinh tế Saemangeum
- Gunsan. Khu phức hợp này sẽ được xây xong vào năm 2020.
Indonesia một trong năm nước trên thế giới được dự báo sẽ bị tác động
nặng nề nhất do nước biển dâng cao vì thế họ dự định xây dựng một con đê
khổng lồ sẽ bảo vệ thủ đơ Jakarta trước tình trạng biến đổi khí hậu bảo vệ và
cải thiện tình hình ngập lụt ở khu vực Bắc Jakarta, cũng như đối phó với nguy
cơ nước biển dâng trong những thập kỷ tới. Với kinh phí 5 tỉ USD vay của Hà

Lan và được thanh toán chủ yếu bằng tiền huy động từ nguồn vốn tư nhân, dự
khiến con đê khổng lồ này sẽ dài 60 km, từ Tangerang, Jakarta đến Bekasi ở
phía bắc thủ đơ.
Ngồi việc ngăn nước biển, theo tỉnh trưởng Jakarta, Fauzi Bowo, con
đê này sẽ tạo ra một đập nước khổng lồ đa chức năng, trong đó có việc cung
cấp nước sạch cho thành phố. Dự kiến bắt đầu vào cuối tháng 11/2012, và
việc mở thầu cho các dự án liên quan sẽ được tiến hành vào năm 2014 tại Hà
Lan, để có thể bắt đầu khởi cơng vào năm 2015 và hồn thành sau 10 năm xây
dựng.
1.3.1.3. Một số bài học cho Việt Nam trong phát triển hệ thống đê điều
Hiện nay ở Việt Nam hệ thống đê điều đã được quan tâm đầu tư nhưng
hầu hết những quy hoạch hiện nay mới chỉ tập trung và phát triển những hệ


thống đê hiện có mà chưa tập trung nghiên cứu quy hoạch phát triển những hệ
thống đê điều ở những khu vực chưa có đê như đồng bằng sơng Cửu Long, tất
nhiên ở khu vực này việc làm đê kiên cố là khơng khả thi nhưng chúng ta có
thể phát triển các hệ thống đê di động như một số nước như Đức, Hà Lan.
Trong tình hình thực tế hiện nay việc phát triển hệ thống đê điều cần tính đến
những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu mà trong phương hướng phát triển
cũng cần phải tính đến. Trong điều kiện của Việt Nam thì việc áp dụng để xây
dựng những hệ thống đê kiểu như ngăn biển ở Hàn Quốc sẽ rất tốn kém
nhưng chúng ta học ở đây là học những công nghệ vật liệu, công nghệ thi
công tiên tiến giúp việc xây dựng và thi công đơn giản và tiết kiệm hơn.
1.3.2. Tình hình phát triển hệ thống đê điều ở Việt Nam
1.3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống đê điều ở nước ta
Việt Nam với địa hình đặc biệt có bờ biển dài dọc theo lãnh thổ, sơng
suối rất nhiều, trong đó có những con sông quốc tế đến Việt Nam là điểm hạ
lưu cuối cùng như sông Hồng, sông Đà, sông Cửu Long,... nên việc phải xây
dựng đê để ngăn nước ngập lụt là điều tất yếu và đương nhiên cũng phải bền

vững, quy mô hơn so với đê của các nước trên thế giới. Hệ thống đê điều của
Việt Nam đã có lịch sử xây dựng và hình thành hàng ngàn năm. Đê Cơ Xá là
con đê đầu tiên được vua Lý Nhân Tông (1072-1127) cho xây dựng vào tháng
3 năm Mậu Tý (tức năm 1108) để bảo vệ kinh thành Thăng Long, ngoài ra
nhà vua cũng đã ra lệnh đắp tuyến đê trên sông Như Nguyệt (Sông Cầu) dài
30 km [4]. Thiết lập đê biển được ghi trong lịch sử đầu tiên là vào cuối nhà
Trần, khi mà Hồ Quý Ly cải tổ lại điền địa. Đến thời Vua Lê Thánh Tông
(1460-1497) đặt ra quan “Hà Đê” để lo đê điều và quan

Khuyến Nông để

phát triển nông nghiệp. Dưới triều Lê sơ (1428-1527) những con đê lớn hơn
được đắp mới, và tân tạo hệ thống đê cũ trên hai bờ sông Nhị Hà (sông Hồng)
bằng đá vửng chắc [4]. Do chiến tranh thường xuyên xảy ra trong thời Lê,


Mạc, Trịnh Nguyễn phân tranh, nên hệ thống đê điều của chúng ta bị hư hại
nhiều, mãi tới thời Vua Gia Long (1802-1820), vua truyền cho các quan ở các
trấn phải “xoi đào sơng ngịi và các cửa bể, và nhất là ở Bắc Thành phải giữ
gìn đê điều cho cẩn thận: chỗ nào khơng có thì đắp thêm, chỗ nào hư hỏng
thì phải sửa chửa lại”. 30 năm đầu triều Nguyễn đã đắp 580km đê mới [8].
Hệ thống đê sông và đê biển của nước ta thực sự được quan tâm hồn chỉnh
thêm kể từ ngày hịa bình lập lại đến nay.
1.3.2.2. Hiện trạng hệ thống đê điều ở nước ta
Trong những năm vừa qua hệ thống đê điều đã được nhà nước quan
tâm đầu tư với nguồn vốn lớn để tập trung kiên cố hóa, xây mới nhiều đoạn
nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Các hệ thống đê điều đang từng bước
được kiên cố hóa như năm 2006 hệ thống đê sông Hồng được nâng cấp tương
đối hoàn chỉnh 37,709 km thuộc địa phận Hà Nội (đê cấp đặc biệt) và một
đoạn ngắn liền kề với tỉnh Hà Tây (đê cấp 1). Dự án này thực hiện từ năm

1996 kết thúc năm 2002 nhờ nguồn vốn vay của ngân hàng ADB. Một số
đoạn đê khác đã có đường hành lang hai bên thân đê, mặt đê được cứng hóa
bằng nhựa hoặc bê tơng.

Hình 1.1: Tuyến đê Yên Phụ tả sông Hồng


Hệ thống đê biển của Việt Nam trong những năm vừa qua đã được
quan tâm đầu tư và củng cố, tuy nhiên những tuyến đê mới chỉ chống được
bão cấp 9 và mực nước triều tần suất 5%. Hiện nay bão thường là mạnh
thường là cấp 12 đổ bộ vào nước ta vì thế Việt Nam đã hết sức quan tâm đầu
tư các dự án như dự án đầu tư nâng cấp thơng qua dự án PAM 5325 và kinh
phí tu bổ hằng năm của Nhà nước đã bảo đảm chống được gió bão cấp 9 với
mức triều tần suất 5% nâng cấp đê biển các tỉnh miền Bắc.
Hiện chúng ta đã xây dựng và củng cố được 5.700 km đê sông, 3.000
km đê biển, 23.000 km bờ bao và hàng ngàn cống dưới đê, hàng trăm km kè.
Hệ thống đê biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã được nâng cấp, chống đỡ bão
cấp 9 ứng với mức triều trung bình. Đã hình thành 3000km đê biển chống
được thuỷ triều (3,5m). Hệ thống đê bao, bờ ngăn lũ ở đồng bằng sông Cửu
Long chủ yếu bảo vệ lúa hè thu, chống lũ đầu mùa tháng.
Theo báo cáo của Bộ NN và PTNT, hiện trạng Hệ thống đê của các tỉnh
từ Hà Tĩnh trở ra có chiều dài 6.169km trong đó có 2.372km đê từ cấp III đến
cấp đặc biệt, 3.973km đê biển và đê dưới cấp 3. Đê được chi làm 4 hệ thống
chính:

Hình 1.2: Tuyến đê biển được cứng hóa ở Quảng Ninh


a. Hệ thống đê sơng Hồng: Có tổng chiều dài là 1.314 km, trong đó:
- Đê cấp đặc biệt (đê nội thành Hà Nội)


: 37,09km

- Đê cấp I

: 388,2 km

- Đê cấp II

: 376,9 km

- Đê cấp III

: 510, 9 km

b. Hệ thống đê sơng Thái Bình: Có tổng chiều dài là 698 km, trong đó:
- Đê cấp I

: 73,9 km

- Đê cấp II

: 148,0 km

- Đê cấp III

: 475,3 km

c. Hệ thống đê sơng Mã, sơng Cả: Có tổng chiều dài là 381,47km, trong đó
chiều dài đê thuộc hệ thống sông Mã, sông Chu là 316,1km; chiều dài đê

thuộc hệ thống sông Cả, sông La là 65,4km.
d. Hệ thống đê biển của các tỉnh Bắc Bộ: Có tổng chiều dài là 312km, trong
đó Hải Phịng là 49,4km; Thái Bình là 137,3km, Nam định là 91,3km và
Quảng Ninh là 34km.
Ngoài ra có trên hệ thống đê cịn có gần 600 kè các loại và gần 1.600
cống dưới đê.
1.3.2.3. Định hướng phát triển hệ thống đê điều ở nước ta
Hiện nay nhiều tuyến đê biển chưa được nâng cấp, nhất là các tuyến do
địa phương quản lý mới bảo đảm chống đỡ được gió cấp 8 khi triều ở mức
bình thường. Chính phủ đã phê duyệt hai Chương trình nâng cấp đê biển các
tỉnh ven biển, bao gồm Chương trình nâng cấp đê biển từ Quảng Ninh đến
Quảng Nam từ năm 2006; Chương trình nâng cấp đê biển từ Quảng Ngãi đến
Kiên Giang từ năm 2009 đến năm 2020 với tổng mức đầu tư là 19.481 tỷ
đồng để nâng cấp đê biển đi qua 15 tỉnh, thành từ miền Trung và đồng bằng
sơng Cửu Long, gồm có xây dựng bờ kè, mở rộng trải nhựa mặt đê kết hợp
với làm đường giao thơng, trồng rừng chắn sóng,…


Trong Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam đến năm 2020 đã ghi rõ
định hướng xây dựng và củng cố hệ thống đê điều ở nước ta như sau:
- Củng cố các tuyến đê sơng Hồng thuộc tỉnh Hồ Bình, Phú Thọ để
chống được lũ có mực nước tương ứng +13,1 m tại Hà Nội, các tuyến đê sông
Thái Bình thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang chống được lũ có mức
nước tương ứng +7,20 mét tại Phả lại.
- Thực hiện các chương trình cứng hố mặt đê bằng bêtơng, trồng tre
chắn sóng và cỏ vetiver chống xói mịn, cải tạo nâng cấp và xây dựng mới
cống dưới đê, xử lý nền đê yếu, hỗ trợ cứng hoá mặt đê bối, xây dựng tràn sự
cố đề phòng lũ cực hạn,...
- Thực hiện các chương trình nâng cấp hệ thống đê biển, xây dựng cơng
trình phịng chống xói lở bờ sơng bờ biển, khắc phục tình hình biển tiến ở

vùng Hải Hậu (Nam Định),... Củng cố đê biển Quảng Ninh đến Kiên Giang
chống được mực nước triều tần suất 5% ứng với gió bão cấp 9 (2010) và gió
bão cấp 10 (năm 2020). Hoàn chỉnh và nâng cấp hệ thống đê biển, đê cửa
sông, gồm tôn cao đỉnh, ổn định mái và chân đê, trồng cây chống sóng theo 2
chương trình: (l) đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam; và (2) Đê biển ở
Duyên hải Nam trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo số liệu của Bộ NN và PTNT, Kế hoạch đầu tư công trung hạn về
đê điều giai đoạn 2016-2020 của chúng ta như sau:
1. Đối với các Chương trình củng cố, nâng cấp đê sơng, đê biển:
Dự kiến, bố trí kinh phí cho kế hoạch 5 năm 2016-2020 là 32.946 tỷ
đồng, trong đó Chương trình 58 là 6.088 tỷ đồng; Chương trình 667 là 26.856
tỷ đồng; Chương trình củng cố, nâng cấp đê sơng là 26.245 tỷ đồng.
2. Đối với công tác Tu bổ và Duy tu bảo dưỡng đê điều:


Để chủ động trong công tác tu bổ đê điều thường xuyên và duy tu bảo
dưỡng đê điều các năm 2016-2020 bố trí kinh phí đầu tư mỗi năm khoảng 550
tỷ đồng/năm.
1.4. Tiêu chí đánh giá kết quả cơng tác quản lý đê điều
Để đánh giá chất lượng và thành quả của công tác quản lý hệ thống đê
điều, chúng ta có thể dựa vào các tiêu chí sau
1. Mức độ hoàn thiện về tổ chức bộ máy quản lý đê điều
Tổ chức bộ máy quản lý đê điều được đánh giá là hoàn thiện, đáp ứng
yêu cầu khi đủ về số lượng đội ngũ, hợp lý về mặt cơ cấu nhân sự và chuyên
môn, chất lượng đội ngũ đảm bảo theo yêu cầu công việc, phân công và phối
hợp cơng việc trong tổ chức hợp lý, nhịp nhàng. Có kế hoạch cơng tác cụ thể,
rõ ràng, có quy trình làm việc chặt chẽ, có quy chế hoạt động rõ ràng.
2. Có quy hoạch hệ thống đê điều được phê duyệt và làm tốt công tác quản lý
đê điều theo quy hoạch
Đê điều là cơng tình hạ tầng kỹ thuật quan trọng, có tính hệ thống, là

loại cơng trình có tính an ninh quốc gia được ưu tiên và coi trọng, vì vậy quy
hoạch đê điều phải ln được coi trọng và nghiêm chỉnh thực hiện, vì vậy một
trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cơng tác quản lý đê điều của mỗi địa
phương chính là bản quy hoạch được phê duyệt và quản lý thực hiện tốt
3. Mức độ hoàn thiện của kế hoạch đầu tư XD và củng cố nâng cấp đê điều
Kế hoạch đầu tư, ưu tiên kinh phí cho việc xây dựng, củng cố nâng cấp,
duy tu đê và các cơng trình trên hệ thống đê điều và việc tổ chức triển khai
thực hiện tốt kế hoạch là một trong những tiêu chí quan trọng, thể hiện sự
quan tâm của các cấp các ngành và cơ quan quản lý đến sự an toàn và bền
vững của hệ thống đê điều. Các kế hoạch nâng cấp đê điều cần phải được
hoàn thành trước mùa mưa bão, nhưng đồng thời chất lượng cơng trình cần


được đặc biệt coi trọng vì hiện nay các hiện tượng thời tiết ngày càng khó
lường vì vậy chất lượng của cơng trình tốt sẽ giảm được các sự cố xảy ra.
4. Sự chuẩn bị sẵn sàng về nhân vật lực và các phương án hộ đê
Mưa lũ, lũ báo và các yếu tố bất thường của thiên tai là những yếu tố
bất thường rất khó dự đốn, vì vậy việc chuẩn bị tốt mọi yếu tố như “4 tại
chỗ” và “3 sẵn sàng” và các phương án xử lý trước mọi tình huống là cách tốt
nhất trong việc ứng phó giảm nhẹ những tổn thất và sự cố của thiên tai đối với
cộng đồng.
5. Giảm thiểu các sự cố về đê điều trong mùa mưa lũ
Số lượng các sự ố về đê điều như vỡ đê, nước tràn đỉnh đê, mối thân đê,
mạch đùn, mạch sủi do thấm qua thân, nền đê, lún, nức gẫy, trượt sạt đê, hư
hỏng các cơng trình kè, cống trong hệ thống đê,... là những chỉ tiêu phản ánh
chất lượng công tác quản lý đê điều.
6. Giảm thiểu và xử lý kịp thời các vi phạm và khiếu nại
Số vụ vi phạm luật đê điều, những khiếu lại tố cáo còn tồn đọng là
những thông tin thể hiện chất lượng công tác quản lý đê điều của đơn vị quản
lý và của một địa phương. Hiện nay do tình hình phát triển mạnh mẽ của các

hoạt động kinh tế xã hội, nên các vi phạm và khiếu kiện trong quản lý đê điều
có xu hướng gia tăng.
7. Hoàn thiện cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, theo
dõi đê điều.
Để quản lý tốt đê điều, ngoài ý thức trách nhiệm và kế hoạch hồn thiện
thì cần thiết phải có đầy đủ cơng cụ cho quản lý, đó là các trang thiết bị phục
vụ cho cơng tác này. Vì vậy, cơ sở vật chất, trang thiết bị trong quản lý là tiêu
chí hỗ trợ quan trọng để đánh giá chất lượng cơng tác quản lý đê điều.
8. Tình hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong xây dựng và quản lý đê điều


Với tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ, thì việc
xây dựng, tu bổ sửa chữa, nâng cấp và quản lý đê điều ngày càng có những
đổi mới theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, hiện đại và bền vững vì hầu hết các
cơng trình về đê điều có nguồn vốn rất lớn việc áp dụng những tiến bộ này sẽ
giúp ích rất nhiều khơng chỉ ở việc tiết kiệm về chi phí mà cịn ở nâng cao
chất lượng và hiệu quả của đầu tư, chất lượng của cơng trình đê điều. Vì vậy
mức độ nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào lĩnh vực quản lý đê
điều là hết sức quan trọng và được đánh giá cao.
9. Mức độ huy động nguồn lực trong xây dựng quản lý và bảo vệ đê điều
Huy động các nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng, sửa chữa, bảo
vệ và quản lý đê điều không chỉ làm tăng thêm sức mạnh của quốc gia, mà
còn giảm nhẹ gánh nặng đầu tư cho Nhà nước vì hiện nay mức độ huy động
từ cộng đồng các tổ chức các nhân còn thấp, hiện nay hầu như nguồn lực cho
xây dựng quản lý đê điều là từ nguồn vốn nhà nước vì thế việc huy động các
nguồn từ bên ngồi cần được đẩy mạnh. Ngồi ra, thơng qua việc đống góp và
tham gia, chúng ta đã nâng cao thêm nhận thức và tinh thần trách nhiệm của
công đồng trong xây dựng, bảo vệ và quản lý đê điều.
1.5. Công tác quản lý đê điều ở Việt Nam đến năm 2014
1.5.1. Tổ chức bộ máy quản lý đê điều ở Việt Nam

Hệ thống sơng ngịi, bờ biển ở Việt Nam trải dài khắp cả nước vì thế hầu
như tỉnh thành phố nào cũng có hệ thống đê điều. Vì thế mà bộ máy tổ chức
bộ máy quản lý đê điều được hình thành tương đối hồn chỉnh và đồng bộ từ
trung ương đến địa phương gồm Bộ NN và PTNT, tổng cục thủy lợi, các chi
cục ở các tỉnh với nhiều phòng ban và hệ thống các hạt ở địa phương từ nhiều
năm qua với hệ thống tổ chức bộ máy ngày càng đầy đủ về nhân lực, hình
thành nhiều phịng chức năng riêng theo mơ hình như hình dưới đây.


×