Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Nghiên cứu công tác quản lý chất lượng thi công bê tông mặt đê công trình tuyến đê hữu sông Lam từ cầu bến Thủy đến đê Hội Thống, Nghi Xuân, Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ
PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

LƯU NGỌC HIẾU

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THI CƠNG BÊ TƠNG MẶT ĐÊ CƠNG TRÌNH TUYẾN
ĐÊ HỮU SÔNG LAM TỪ CẦU BẾN THỦY ĐẾN ĐÊ HỘI
THỐNG, NGHI XUÂN, HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – 2015


LƯU NGỌC HIẾU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

LƯU NGỌC HIẾU


NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THI CƠNG BÊ TƠNG MẶT ĐÊ CƠNG TRÌNH TUYẾN
ĐÊ HỮU SÔNG LAM TỪ CẦU BẾN THỦY ĐẾN ĐÊ
HỘI THỐNG, NGHI XUÂN, HÀ TĨNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY
DỰNG MÃ SỐ: 60 – 58 - 0302

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. MỴ DUY THÀNH
TS. HỒ NGỌC KHOA

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng
dẫn tận tình của TS Mỵ Duy Thành,TS Hồ Ngọc Khoa và những ý kiến về chuyên môn
quý báu của các thầy cơ giáo trong khoa Cơng trình, khoa Kinh tế và Quản lý - Trường
Đại học Thủy lợi cũng như sự giúp đỡ của Ban QLDA và đơn vị thi công cơng trình
”Tuyến đê hữu sơng Lam từ cầu Bến Thủy đến đê Hội Thống, Nghi Xuân, Hà Tĩnh”.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trường Đại học Thủy lợi đã chỉ
bảo và hướng dẫn khoa học và Cơ quan cung cấp số liệu trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên Luận
văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của quý độc giả.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Lưu Ngọc Hiếu


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân
tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hồn tồn trung thực và chưa được ai cơng
bố trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn

Lưu Ngọc Hiếu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài:............................................................................................. 1
2. Mục đích của đề tài..................................................................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:............................................................................. 3
5. Kết quả dự kiến đạt được............................................................................................3
6. Nội dung của luận văn:............................................................................................... 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG MẶT ĐÊ BÊ
TÔNG CỐT THÉP....................................................................................................... 4

1.1. Tổng quan về chất lượng cơng trình bê tơng........................................................... 4
1.1.1. Khái qt về bê tông.............................................................................................4
1.1.2. Đặc điểm và ứng dụng của bê tông cho kết cấu mái đê........................................5
1.1.3. Chất lượng cơng trình mái đê bê tông..................................................................6
1.2. Tổng quan về công nghệ thi công bê tông mái đê.................................................. 12
1.2.1. Công nghệ thi công bê tông tồn khối................................................................12
1.2.2. Cơng nghệ thi cơng bê tơng đầm lăn..................................................................12
1.2.3. Công nghệ thi công bê tông dự ứng lực..............................................................13
1.2.4. Công nghệ thi công bê tông tự lèn......................................................................14
1.2.5. Công nghệ thi công bê tông lắp ghép.................................................................15
1.3. Chất lượng và công tác quản lý chất lượng thi công bê tông của công trình thủy lợi
tại Việt Nam hiện nay................................................................................................... 16
1.3.1. Tổng quan về chất lượng và quản lý chất lượng................................................16


1.3.2. Công tác quản lý chất lượng thi công bê tơng của cơng trình thủy lợi tại Việt
Nam hiện nay................................................................................................................ 23
Kết luận chương 1........................................................................................................ 24
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG BÊ TÔNG MẶT ĐÊ................................................................................... 26
2.1. Cơ sở pháp luật về công tác thi công bê tông mặt đê............................................. 26
2.2. Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu bê tông mặt đê......................................26
2.2.1. Yêu cầu kỹ thuật thi công bê tông mặt đê..........................................................26
2.2.2. Yêu cầu nghiệm thu bê tông mặt đê....................................................................32
2.3. Đặc điểm và quy trình quản lý chất lượng thi cơng bê tông mặt đê.......................37
2.3.1. Đặc điểm thi công bê tông mặt đê......................................................................37
2.3.2. Quy trình quản lý chất lượng thi cơng bê tơng mặt đê.......................................41
2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng khi thi công bê tông mặt đê ở Nghi Xuân, Hà
Tĩnh............................................................................................................................. 43
2.4.1. Vị trí địa lý..........................................................................................................43

2.4.2. Yếu tố con người.................................................................................................44
2.4.3. Yếu tố địa hình, địa chất.....................................................................................45
2.4.4. Quy trình đổ bê tông...........................................................................................45
Kết luận chương 2........................................................................................................ 46
CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CƠNG BÊ TƠNG MẶT ĐÊ CƠNG
TRÌNH “TUYẾN ĐÊ HỮU SÔNG LAM TỪ CẦU BẾN THỦY ĐẾN ĐÊ HỘI
THỐNG, NGHI XN, HÀ TĨNH”...............................................................................47
3.1. Giới thiệu cơng trình, vai trị của các bên tham gia tại cơng trình “Tuyến đê hữu
sơng Lam từ cầu Bến Thủy đến đê Hội Thống, Nghi Xn, Hà Tĩnh”.........................47
3.1.1. Vị trí, quy mơ và nhiệm vụ..................................................................................47


3.1.2. Vai trò và thành phần của các bên tham gia......................................................47
3.2. Đặc điểm và quy trình quản lý chất lượng thi cơng bê tơng mặt đê tại cơng trình .48
3.2.1. Đặc điểm công tác quản lý chất lượng thi công bê tơng mặt đê tại cơng trình...48
3.2.2. Quy trình quản lý chất lượng thi công bê tông mặt đê tại cơng trình.................55
3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới q trình quản lý thi cơng bê tơng và chất
lượng bê tông mặt đê.................................................................................................... 58
3.3.1. Yếu tố tự nhiên....................................................................................................58
3.3.2. Thành phần cấp phối, độ sụt..............................................................................62
3.3.3. Biện pháp thi công..............................................................................................64
3.3.4. Trách nhiệm của các bên liên quan....................................................................69
3.4. Một số đề xuất nâng cao chất lượng thi công bê tông mặt đê tại đơn vị thực hiện
cơng trình..................................................................................................................... 73
3.4.1. Đánh giá thực trạng chất lượng thi công bê tông mặt đê tại cơng trình, ngun
nhân các vấn đề tồn tại.................................................................................................73
3.4.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng thi công bê tơng mặt đê tại cơng
trình….......................................................................................................................... 77
Kết luận chương 3........................................................................................................ 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 93

1. Kết luận.................................................................................................................... 93
2. Kiến nghị.................................................................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 96


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Đê biển Hải Hậu, áp dụng kết cấu mái lát dạng khối chữ nhật khoét lõm để
giảm tác dụng sóng leo...................................................................................................6
Hình 1.2. Hệ thống đê biển Quảng Ninh........................................................................7
Hình 1.3. Mái kè đê biển ở Nam Định............................................................................7
Hình 1.4. Cốp pha không đảm bảo, bê tông bị thấm, nứt...............................................8
Hình 1.5. Xử lý khe thi cơng khơng đảm bảo kỹ thuật, nước thấm qua khe....................9
Hình 1.6. Nền mái đê trước khi đổ bê tơng chưa được đầm chặt...................................9
Hình 1.7. Thi cơng bê tơng mái đê khơng có cốp pha...................................................10
Hình 1.8. Bê tông bị xốp do không được đầm chặt trong khn...................................10
Hình 1.9. Kè đê sơng Mã bị sạt lở, sụt lún, nứt nẻ........................................................11
Hình 1.10 Mặt đê xuống cấp sau một thời gian đưa và sử dụng...................................11
Hình 1.11: Sự tiến triển của cá phương thức quản lý chất lượng.................................23
Hình 2.1. Quy trình quản lý chất lượng thi cơng bê tơng mặt đê..................................42
Hình 3.1. Quy trình quản lý chất lượng thi cơng bê tơng mặt đê tại cơng trình...........56


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Sai số cho phép khi trộn vật liệu so với thiết kế...........................................28
Bảng 2.2. Nội dung và tần suất kiểm tra chất lượng hỗn hợp bê tông..........................29
Bảng 2.3. Nội dung và tần suất kiểm tra đối với vật liệu..............................................33
Bảng 2.4. Nội dung, phương pháp và tần suất kiểm tra chất lượng mặt đường BT trong
quá trình thi công.........................................................................................................36

Bảng 2.5. Các chỉ tiêu áp dụng cho việc nghiệm thu mặt đường..................................37
Bảng 3.1: Cách nhận biết thép.....................................................................................49
Bảng 3.2: Thành phần hạt cát dùng để chế tạo bê tông...............................................79
Bảng 3.3: Giới hạn hàm lượng tạp chất trong cát........................................................79
Bảng 3.4: Đá dăm dùng để chế tạo bê tông..................................................................80
Bảng 3.5: Giới hạn hàm lượng tạp chất trong đá dăm.................................................81
Bảng 3.6: Yêu cầu kỹ thuật đối với nước dùng để chế tạo bê tông...............................82
Bảng 3.7: Đơn vị thực hiện, kiểm tra, giám sát q trình thi cơng bê tơng…..............85


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

XDCT:

Xây dựng cơng trình

QLCLCTXD:

Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng

QLCL:

Quản lý chất lượng

CLCT:

Chất lượng cơng trình

BT:


Bê tơng

BTCT:

Bê tơng cốt thép

QLDA:

Quản lý dự án

BQLDA:

Ban quản lý dự án

DA:

Dự án


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
- Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ phát triển và hội nhập khu vực, tồn cầu
hóa trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơng trình. Trong cơng
cuộc hiện đại hóa đất nước, nhiều cơng trình xây dựng lớn có kết cấu mới đã, đang
được thiết kế và thi công xây dựng, đặc biệt là các công trình thủy lợi, thủy điện.
- Cơng trình xây dựng thủy lợi có nhiều dạng kết cấu có khả năng chịu lực lớn,
mật độ cốt thép dày dẫn đến công tác thi cơng bê tơng rất khó đảm bảo chất lượng
cũng như các tiêu chí về kỹ thuật thi cơng. Cơng tác thi công bê tông nếu không được

đảm bảo đúng về yêu cầu kỹ thuật, quy trình thì sẽ dẫn đến việc làm rỗng, rỗ cấu kiện,
làm cường độ bê tông không đảm bảo và độ bền cấu kiện bị giảm đáng kể.
- Cho đến nay vấn đề quản lý chất lượng thi cơng bê tơng cơng trình xây dựng nói
chung, cơng trình thủy lợi nói riêng có rất nhiều Cơ quan, Tổ chức, Cá nhân nghiên
cứu nhưng kết quả chỉ ở khái niệm chung chung chưa đi vào cụ thể cho từng loại cơng
trình. Quản lý chất lượng thi công bê tông là một trong những vấn đề quan trọng nhằm
nâng cao chất lượng của cơng trình mà trong q trình thi cơng khơng tránh khỏi
những sai sót về kỹ thuật, như chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu, và đặc
thù của từng vùng, từng miền nơi xây dựng cơng trình, mặt khác cơng trình thủy lợi
yêu cầu phải ổn định, bền lâu, an toàn tuyệt đối trong q trình quản lý khai thác sử
dụng, chính vì thế cơng tác quản lý chất lượng thi cơng bê tơng trong các cơng trình
thủy lợi được đặt lên hàng đầu.
- Gói thầu ĐHSL – 01: Xây dựng đê và đường nối liên đê từ Km0+00 đến
Km0+641.15 thuộc công trình “Tuyến đê hữu sơng Lam từ cầu Bến Thủy đến đê
Hội Thống, Nghi Xuân, Hà Tĩnh” được xây dựng nhằm mục đích ngăn lũ bảo vệ cho
người và đất canh tác, nuôi trồng thủy sản. Bảo vệ các khu di tích lịch sử văn hóa đồng
thời tạo cảnh quan môi trường sinh thái cho các khu đô thị mới, nối liền giao thông từ


cầu Bến Thủyđến đê Hội Thống. Bềrộng mặt đê là 22.5 m, mặtđê được cứng hóa
bằng bê tơng cốt thép M250 dày 25 cm. Cơng trình đã được Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng cơ bản huyện Nghi Xuân xây dựng vào tháng 9 năm 2012. Nhận thức được
tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng thi cơng bê tơng đối với cơng trình, đề
tài “Nghiên cứu công tác quản lý chất lượng thi công bê tơng mặt đê cơng trình
tuyến đê hữu sơng Lam từ cầu Bến Thủy đến đê Hội Thống, Nghi Xuân, Hà Tĩnh”
được chọn để đánh giá những mặt đã đạt được, những hạn chế đồng thời sẽ chỉ ra
những khó khăn, thuận lợi trong việc quản lý chất lượng thi công bê tơng cơng trình
hiện nay nói chung, cơng trình: “Tuyến đê hữu sông Lam từ cầu Bến Thủy đến đê
Hội Thống, Nghi Xuân, Hà Tĩnh” nói riêng. Từ đó đánh giá và đưa ra những đề xuất
hợp lý cho công tác quản lý chất lượng thi công bê tông công trình, tránh đươc những

tổn thất về chi phí, sự cố cơng trình đáng tiếc khơng đáng xẩy ra, đưa cơng trình vào sử
dụng hiệu quả, ổn định, phát huy được hết cơng năng sử dụng cho các cơng trình xây
dựng trong tương lai là rất cần thiết.
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu phân tích cơng tác quản lý chất lượng thi cơng bê tơng mặt đê tại
cơng trình: “Tuyến đê hữu sông Lam từ cầu Bến Thủy đến đê Hội Thống, Nghi
Xuân, Hà Tĩnh”. Nghiên cứu đánh giá và đưa ra các đề xuất vào công tác quản lý chất
lượng thi cơng bê tơng xây dựng cơng trình nhằm đảm bảo chất lượng thi công bê tông
và giảm thiểu các ảnh hưởng tác động tới q trình thi cơng bê tông, phù hợp với điều
kiện của khu vực.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp so sánh và một số phương pháp kết hợp khác.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý chất lượng thi công bê tông
mặt đê.
b. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu trong phạm vi quản lý của nhà thầu thi công dự án
Tuyến đê hữu sông Lam từ cầu Bến Thủy đến đê Hội Thống, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
4. Kết quả dự kiến đạt được
- Nắm bắt được hệ thống quản lý chất lượng thi cơng cơng trình bê tơng.
- Nắm bắt được quy trình và cơng tác tổ chức thi cơng bê tông để đảm bảo được
chất lượng.
- Đưa ra được danh sách các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thi cơng bê tơng
mặt đê tại cơng trình “Tuyến đê hữu sông Lam từ cầu Bến Thủy đến đê Hội Thống,

Nghi Xuân, Hà Tĩnh”.
- Đề xuất giải pháp hạn chế yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công bê tơng mặt
đê tại cơng trình tương tự.
6. Nội dung của luận văn:
- Nghiên cứu các tài liệu, số liệu, thực trạng về: chất lượng cơng trình bê tơng;
quản lý chất lượng cơng trình xây dựng nói chung, cơng trình giao thơng nói riêng.
- Nghiên cứu hệ thống văn bản pháp lý quy định về công tác quản lý chất lượng
thi công đối với nhà thầu thi công;
- Nghiên cứu yêu cầu kỹ thuật, đặc điểm và quy trình thi cơng bê tơng;
- Nghiên cứu quy trình kiểm tra, kiểm sốt chất lượng q trình thi cơng bê tơng;
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công bê tông cống ở dự án
Tuyến đê hữu sông Lam từ cầu Bến Thủy đến đê Hội Thống, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG MẶT ĐÊ BÊ
TƠNG CỐT THÉP
1.1. Tổng quan về chất lượng cơng trình bê tơng
1.1.1. Khái qt về bê tơng
+ Khái niệm: Bê tông (gốc từ béton trong tiếng Pháp) là một loại đá nhân tạo, được
hình thành bởi việc trộn các thành phần: Cốt liệu thô, cốt liệu mịn, chất kết dính,... theo
một tỷ lệ nhất định (được gọi là cấp phối bê tơng).
+ Phân loại: có các loại bê tơng phổ biến là:
- Bê tông tươi
- Bê tông nhựa
- Bê tông Asphalt
- Bê tông polime
- Các loại bê tông đặc biệt khác
+ Lịch sử phát triển của bê tông [8]:
Cuối năm 1849: phát minh ra bê tông cốt thép.
Từ năm 1855, vật liệu bê tông cốt sắt được dùng phổ biến. Cốt thép được đặt cảm

tính ở giữa chiều cao tiết diện.
Sau năm 1880: bắt đầu tiến hành nghiên cứu về cường độ bê tơng, cốt thép và lực
dính của bê tông, cốt thép→ đặt cốt sắt vào vùng bê tông chịu kéo và đến năm 1886 đã
kiến nghị phương pháp tính tốn cấu kiện BTCT.
Đầu thế kỷ XX bắt đầu xây dựng lý thuyết tính tốn kết cấu BTCT theo ứng suất
cho phép.
Năm 1939: giáo sư Loleit người Nga cùng với nhiều người khác đã nghiên cứu
tính khơng đồng nhất và đẳng hướng, tính biến dạng đàn hồi dẻo của bê tơng và kiến
nghị phương pháp tính tốn theo giai đoạn phá hoại.


Năm 1955: bắt đầu tính tốn theo phương pháp mới có tên gọi là phương pháp tính
theo trạng thái giới hạn.
Ở Việt Nam, công nghệ thi công bê tông cũng đã có mặt từ rất sớm. Cùng với sự
phát triển của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật, công nghệ thi công bê tông ngày càng
được áp dụng rộng rãi và nghiên cứu để phát triển phù hợp với công nghệ thi công hiện
đại.
1.1.2. Đặc điểm và ứng dụng của bê tông cho kết cấu mái đê
+ Đặc điểm của bê tông:
- Về sức bền vật lý, bê tông chịu lực nén khá tốt nhưng khả năng chịu lực kéo
khơng tốt lắm. Vì vậy, trong xây dựng các cơng trình, các vật liệu chịu lực kéo tốt (ví
dụ thép) được sắp xếp để đưa vào trong lòng khối bê tơng, đóng vai trị là bộ khung
chịu lực nhằm cải thiện khả năng chịu kéo của bê tông. Loại bê tơng có phần lõi thép
này được gọi là bê tơng cốt thép. Các tác động khác như đóng băng hay nước ngấm
vào trong bê tơng cũng có thể gây ra hư hại cho loại vật liệu này.
- Bê tông thực chất là loại vật liệu rỗng, được đặc trưng bởi kích thước của lỗ rỗng
và cách nối giữa những lỗ này theo dạng nào, bởi sự không liên tục trong vi cấu trúc
như các liên kết thành các hạt, bởi sự kết tinh tự nhiên của các hydrate. Những lỗ rỗng
này làm cho độ thấm nước của bê tông tăng dẫn đến sự trương nở, sự nứt nẻ và điều đó
cũng làm cho cốt thép bị gỉ. Tuổi thọ của bê tơng chịu ảnh hưởng của lượng thấm nước

và khí qua kết cấu bê tơng , của tính thấm hồxi măng và có thểcủa ngay cảcốt liệu
nữa.
+ Ứng dụng của bê tông:
- Bê tông được sử dụng rộng rãi trong xây dựng các cơng trình kiến trúc, móng,
gạch khơng nung hay gạch block.
- Mặt lát của vỉa hè, cầu và cầu vượt, đường lộ, đường băng.
- Các cấu trúc trong bãi đỗ xe, đập, hồ chứa/bể chứa nước, ống cống.


- Chân cột cho các cổng, hàng rào, cột điện và thậm chí là thuyền.
1.1.3. Chất lượng cơng trình mái đê bê tông
Khi công nghệ thi công bê tông được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực xây dựng,
việc đảm bảo chất lượng thi cơng các cơng trình bê tơng là hết sức cần thiết. Một cơng
trình bê tơng đảm bảo chất lượng cần đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật thi công bê
tông và yêu cầu kỹ thuật nghiệm thu bê tông.
Hiện nay, với việc áp dụng công nghệ thi công tiến bộ kết hợp với sự nghiên cứu kỹ
càng các công tác trước thi công, việc thi cơng mái đê bê tơng đã có nhiều tiến bộ.
Nhiều cơng trình thực hiện vừa đảm bảo tính kỹ thuật vừa đảm bảo được thẩm mỹ và
nhiệm vụ cơng trình.

Hình 1.1. Đê biển Hải Hậu, áp dụng kết cấu mái lát dạng khối chữ nhật khoét lõm để
giảm tác dụng sóng leo


Hình 1.2. Hệ thống đê biển Quảng Ninh

Hình 1.3. Mái kè đê biển ở Nam Định


Bên cạnh các cơng trình có chất lượng tốt, cũng cịn một sốcơng trình, hạng mục

cơng trình, chất lượng chưa đạt yêu cầu kỹ thuật, gây lún, sạt lở, thấm; có cơng trình
phải xử lý gây tốn kém kinh phí, kéo dài tiến độ, có cơng trình khi đưa vào khai thác sử
dụng bị xuống cấp nhanh.

Hình 1.4. Cốp pha không đảm bảo, bê tông bị thấm, nứt


Hình 1.5. Xử lý khe thi cơng khơng đảm bảo kỹ thuật, nước thấm qua khe

Hình 1.6. Nền mái đê trước khi đổ bê tông chưa được đầm chặt


Hình 1.7. Thi cơng bê tơng mái đê khơng có cốp pha

Hình 1.8. Bê tơng bị xốp do khơng được đầm chặt trong khuôn


Hình 1.9. Kè đê sơng Mã bị sạt lở, sụt lún, nứt nẻ

Hình 1.10 Mặt đê xuống cấp sau một thời gian đưa và sử dụng


1.2. Tổng quan về công nghệ thi công bê tông mái đê
1.2.1. Cơng nghệ thi cơng bê tơng tồn khối
* Đĩnh nghĩa: bê tơng tồn khối là các cấu kiện bê tơng được đổ trực tiếp tại các vị
trí trên cơng trình.
* Ứng dụng: ứng dụng với các cơng trình đổ bê tơng khối lớn, mặt sàn rộng, có cấu
kết bất kỳ phụ thuộc vào cấu trúc cơng trình. Được áp dụng rộng rãi trong các cơng
trình dân dụng, thủy lợi, cơng nghiệp; các cơng trình đặc biệt như xi lơ, ống khói.
* Ưu điểm:

- Kết cấu có độ cứng lớn, chịu lực động tốt.
- Có thể đúc được các kết cấu có hình dạng kích thước bất kỳ tùy theo yêu cầu kiến
trúc.
- Cốt liệu để chế tạo bê tơng như đá, sỏi, cát có sẵn tại các địa phương cần xây
dựng.
- Có thể chế tạo được từ nhiều loại bê tơng có những đặc tính khác nhau như: bê
tơng chống thấm, bê tơng chịu ăn mịn, bê tơng cách nhiệt, cách âm…
- Có thể cơ giới hóa trong khi thi công.
- Giá thành thấp hơn so với các kết cấu khác.
* Nhược điểm:
- Thời gian chờ để kết cấu chịu được lực là khá lâu.
- Việc thi công phụ thuộc nhiều và điều kiện thời tiết.
- Các kết cấu có hình dáng to, trọng lượng nặng.
- Tốn kém các vật liệu để làm ván khuôn, cột chống.
1.2.2. Công nghệ thi công bê tông đầm lăn
* Đĩnh nghĩa: Bê tông đầm lăn (BTĐL) là loại bê tông sử dụng các nguyên vật liệu
tương tự như bê tông thường. Khác với bê tông thường được đầm chặt bằng thiết bị


rung đưa vào trong lòng khối đổ, BTĐL được làm chặt bằng thiết bịrung lèn từmặt
ngoài (lu rung).
* Ứng dụng: Cơng nghệ này thích hợp cho các cơng trình bê tơng khối tích lớn, hình
dáng khơng phức tạp như đập, mặt đường. Việc đầm lèn bê tông bằng lu rung cho phép
sử dụng hỗn hợp bê tơng khơ, ít chất kết dính hơn so với bê tơng thường nhờ vậy đối
với một số đập và đường bê tông, thi công bằng công nghệ này nhanh hơn và rẻhơn so
với dùng công nghệ đổ bê tông truyền thống. Công nghệ BTĐL thường được áp dụng
thích hợp cho thi cơng đập bê tông trọng lực và mặt đường, sân bãi.
* Ưu điểm:
- Phương pháp thi công không phức tạp, lượng dùng xi măng thấp.
- Thi công nhanh

- Giá thành hạ
- Giảm chi phí cho các kết cấu phụ trợ
- Giảm chi phí cho các biện pháp thi công.
* Nhược điểm:
- Lưu ý chất lượng bám dính giữa các lớp.
- Do BTĐL được thi công thành những lớp nên các khe tiếp giáp giữa các lớp có
thể gây nên vấn đề thấm trong thi công.
- Sự phân ly hỗn hợp bê tông là một trong những vẫn đề bất lợi nhất có thể xảy ra
trong q trình sản xuất và đổ BTĐL.
1.2.3. Cơng nghệ thi công bê tông dự ứng lực
* Định nghĩa: kết cấu bê tông ứng lực là dạng kết cấu bê tơng có sử dụng các sợi cáp
bằng thép cường độ cao đặt trong lịng các cấu kiện bê tơng theo một cách phù hợp sao
cho khi các sợi cáp này được kéo căng thì sức căng trong các sợi cáp đó sẽ trở thành
các lực có xu hướng chống lại các tác động của tải trọng tác dụng vào cấu kiện.
* Ứng dụng:


- Trong xây dựng các cơng trình cầu. Hơn 50% cơng trình cầu hiện nayđược xây
dựng bằng cơng nghệ bê tơng dự ứng lực.
- Các nhà đỗ xe có mơi trường ăn mịn cao.
- Xây dựng sàn trong các cơng trình xây dựng.
- Các bể chứa.
- Các tháp cao và mảnh cho truyền hình, vi ba hay truyền thanh.
- Kết cấu giàn khoan khai thác dầu khí.
- cáp dịch chuyển ra ngồi khi bị kéo căng chứ khơng thể dịch chuyển vào trong.
* Ưu điểm:
- Giảm thời gian thi công và tiết kiệm tiền bạc.
- Phù hợp với những công trình nhà cao tầng, cầu với nhịp và khẩu độ lớn.
- Chịu được tải trọng lớn hơn so với kết cấu bình thường
- Ứng dụng trong thi cơng sàn sẽ giúp giảm chiều cao tầng, giảm chi phí BTCT,

giảm chi phí móng tạo sàn phẳng cấu trúc đẹp, khơng gian linh hoạt, giảm chi phí.
* Nhược điểm: cơng nghệ thi cơng bê tơng ứng lực địi hỏi cần có trình độkỹ thuật cao
và giám sát chất lượng chặt chẽ. Do vậy, nếu yếu tố thiết kế và thi công không đảm bảo
chất lượng, quản lý nguyên vật liệu không tốt, chưa có hệ thống tiêu chuẩn áp dụng
phù hợp sẽ không tạo nên hiệu quả của công nghệ thi công này.
1.2.4. Công nghệ thi công bê tông tự lèn
* Đĩnh nghĩa: Bê tông tự lèn (BTTL) là một loại bê tơng mà hỗn hợp mới trộn xong
của nó có khả năng tự điền đầy các khuôn đổ, kể cả những kết cấu dầy đặc cốt thép,
bằng chính trọng lượng bản thân, không cần bất kỳ một tác động cơ học nào từ bên
ngồi. Nói cách khác bê tơng tự lèn là bê tơng mà hỗn hợp của nó khi đổ không cần
đầm nhưng sau khi đông cứng, kết cấu bê tông vẫn đảm bảo độ đồng nhất, độ đặc chắc
và các tính chất cơ lý như bê tơng thường cùng mác.


×