Tải bản đầy đủ (.docx) (153 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Nghiên cứu đánh giá khả năng tuần hoàn nước và đề xuất giải pháp điều chỉnh hệ thống tuần hoàn nước đối với hệ thống hồ sinh thái khu đô thị Ecopark tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

LÊ NGỌC TIẾN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TUẦN HOÀN NƯỚC
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH HỆ THỐNG
TUẦN HOÀN NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG HỒ SINH THÁI
KHU ĐÔ THỊ ECOPARK TỈNH HƯNG YÊN

CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG
MÃ SỐ: 60580210

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN CAO ĐƠN
PGS.TS ĐOÀN THU HÀ

Hà Nội - 2015


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn tận tình của
PGS.TS. Nguyễn Cao Đơn và PGS.TS Đoàn Thu Hà, được sự ủng hộ động viên của
gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tác giả đã
hoàn thành đề tài: “Nghiên cứu đánh giá khả năng tuần hoàn nước và đề xuất
giải pháp điều chỉnh hệ thống tuần hoàn nước đối với hệ thống hồ sinh thái khu


đơ thị Ecopark tỉnh Hưng n”
Trong q trình làm luận văn, tác giả đã có cơhội học hỏi và tích lũy thêm
được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu phục vụ cho cơng việc của mình.
Tuy nhiên do thời gian có hạn, trình độ cịn hạn chế, số liệu và công tác xử lý
số liệu với khối lượng lớn nên những thiếu sót của Luận văn là khơng thể tránh
khỏi. Do đó, tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy cơ
giáo cũng như những ý kiến đóng góp của bạn bè và đồng nghiệp.
Qua đây tác giả xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS
Nguyễn Cao Đơn và PGS.TS Đoàn Thu Hà, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ và cung cấp những tài liệu, những thông tin cần thiết cho tác giả hoàn thành
Luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi, các thầy giáo, cô
giáo Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước, các thầy cô giáo các bộ môn đã truyền đạt
những kiến thức chuyên môn trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ và khích lệ tác giả trong suốt q trình học tập và
hồn thành Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2015
Tác giả

Lê Ngọc Tiến


BẢN CAM KẾT

Tên tác giả

: Lê Ngọc Tiến


Học viên cao học

: 21CTN21

Người hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Cao Đơn
PGS.TS Đoàn Thu Hà
Tên đề tài Luận văn: “Nghiên cứu đánh giá khả năng tuần hoàn nước và đề
xuất giải pháp điều chỉnh hệ thống tuần hoàn nước đối với hệ thống hồ sinh thái
khu đô thị Ecopark tỉnh Hưng Yên”
Tôi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày …. Tháng …. năm 2015
Tác giả

Lê Ngọc Tiến


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................1
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................3
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................4
IV. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................4
CHƯƠNG I TỔNG QUAN.............................................................................. 5
1.1. Tổng quan về tiêu thoát nước đơ thị........................................ 5
1.1.1. Vấn đề tiêu thốt nước đơ thị trên thế giới........................5
1.1.2. Vấn đề tiêu thốt nước đơ thị ở Việt Nam.........................9
1.1.3. Thốt nước đơ thị bền vững – SUDS............................... 13

1.2.Tổng quan khu vực nghiên cứu................................................. 16
1.2.1. Vị trí và đặc điểm điều kiện tự nhiên...............................16
1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất.................................................... 20
CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TUẦN HOÀN NƯỚC
CỦA HỆ THỐNG HỒ SINH THÁI....................................................................29
2.1. XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG TUẦN HOÀN NƯỚC........29
2.1.1. Quan điểm đánh giá hệ thống mặt nước trong khu đô thị Ecopark .29
2.1.2. Xác định các chỉ tiêu tuần hoàn nước cần đạt được........................ 29
2.1.3. Xác định các độ sâu cần thiết của hồ và kênh trong hệ thống tuần
hoàn nước
30
2.2. LỰA CHỌN MƠ HÌNH THỦY LỰC..........................................................................30
2.2.1. Mơ hình thủy lực MIKE 11.............................................................. 30
2.2.2. Mơ hình thủy lực HEC – RAS.......................................................... 32
2.2.3. Mơ hình thủy lực SWMM................................................................. 33
2.3. GIỚI THIỆU MƠ HÌNH THỦY LỰC SWMM............................................ 34
2.3.1. Giới thiệu chung.............................................................................. 34
2.3.2.Các khả năng của mơ hình SWMM.................................................. 35
2.3.3. Các ứng dụng điển hình của SWMM............................................... 37
2.4. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA SWMM.............................................................. 37
2.4.1. Tính tốn lượng mưa hiệu quả........................................................ 37


2.4.2. Tính tốn thấm................................................................................ 38
2.4.3. Tính tốn dịng chảy mặt................................................................. 40
2.4.4. Tính tốn dịng chảy trong hệ thống................................................ 41
2.4.5. Tính tốn dịng chảy qua cơng trình................................................ 46
2.5. MƠ PHỎNG ÁP DỤNG CHO KHU VỰC NGHIÊN CỨU.............................................48
2.5.1. Sơ đồ bố trí...................................................................................... 48
2.5.2. Mặt cắt ngang................................................................................. 50

2.5.3. Thiết lập mơ hình............................................................................. 54
2.5.4. Hiệu chỉnh và kiểm định mơ hình.................................................... 58
2.5.5. Kết quả tính tốn mơ hình............................................................... 61
CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TUẦN HOÀN NƯỚC VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH HỆ THỐNG TUẦN HỒN NƯỚC CỦA
HỒ SINH THÁI KHU ĐƠ THỊ ECOPARK TỈNH HƯNG YÊN......................67
3.1. ĐÁNH GIẢ KHẢ NĂNG TUẦN HOÀN NƯỚC CỦA HỆ THỐNG HỒ SINH THÁI .67
3.1.1. Các kết quả thu được và đánh giá kết quả....................................... 67
3.1.2. Kết luận........................................................................................... 76
3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH HỆ THỐNG TUẦN HOÀN NƯỚC CỦA HỒ
SINH THÁI...........................................................................................................................................76
3.2.1. Về độ sâu tối thiểu của kênh hồ....................................................... 76
3.2.2. Về cốt đáy kênh, hồ.......................................................................... 76
3.2.3. Về lưu lượng bơm tuần hoàn........................................................... 76
3.2.4. Về lưu lượng bơm bổ cập nước từ sông Bắc Hưng Hải...................77
3.2.5. Về giải pháp cơng trình................................................................... 78
3.2.6. Về xử lý nước mưa đầu trận và nước mặt có chứa dầu mỡ.............78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 81
PHỤ LỤC TÍNH TỐN................................................................................. 82


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Hệ thống thốt nước được xây dựng sâu 50 m dưới một sân bóng đá
và cơng viên ở ngoại ơ Tokyo. Cơng trình khởi cơng năm 1992, hồn thiện năm
2009.
..................................................................................................................................
7
Hình 1.2. Phân bố nước thải đô thị và khu công nghiệp xả vào nguông tiếp nhận
...................................................................................................................................12

Hình 1.3. Xử lý nước thải tại các khu cơng nghiệp tập trung tính đến năm 2004
...................................................................................................................................13
Hình1.4. Triết lý của Hệ thống tiêu thốt nước đơ thị bền vững - SUDS........14
Hình 1.5. Vị trí dự án........................................................................................16
Hình 1.6. Hệ thống tưới tiêu và xả nước huyện Văn Giang..............................21
Hình 1.7. Hiện trạng một số cơng trình tưới tiêu và thốt lũ............................23
Hình 2.1. Phương trình đường cong thấm Horton............................................39
Hình 2.3. Sơ đồ tổng qt diễn tóan dịng chảy qua hồ chứa............................46
Hình 2.4. Sơ đồ tuần hồn nước theo phương án đã được duyệt......................48
Hình 2.5. Cao trình mực nước thiết kế theo phương án đã được duyệt............50
Hình 2.6. Mặt cắt điển hình (MC100)..............................................................51
Hình 2.7. Mặt cắt điển hình (MC11).................................................................51
Hình 2.8. Mặt cắt điển hình (MC141)..............................................................52
Hình 2.9. Mặt cắt điển hình (MC15)................................................................52
Hình 2.10. Mặt cắt điển hình (MC36)..............................................................53
Hình 2.11. Mặt cắt điển hình (MC37)...............................................................53
Hình 2.12. Hệ thống 4 hồ.................................................................................54
Hình 2.13. Sơ đồ tính tốn................................................................................55
Hình 2.14. Giao diện mơ hình chính.................................................................56
Hình 2.15. Đường mực nước tại một số vị trí dọc kênh dẫn tại thời điểm........61
Hình 2.16. Đường mực nước tại một số vị trí dọc kênh hồ tại thời điểm..........62
T = 18:08:00 ngày 24/08/2015.........................................................................62


Hình 2.17. Đường mực nước tại Wetland.........................................................64
Hình 2.18. Quá trình lưu lượng tại một số vị trí hồ..........................................66
Hình 3.2. Khu hồ 2...........................................................................................68
Hình 3.3. Khu hồ 3...........................................................................................68
Hình 3.4. Khu hồ 4...........................................................................................69
Hình 3.5. Các hệ số tham khảo về các hằng số.................................................70

Hình 3.6. Lưu lượng dịng chất thải..................................................................71
Hình 3.7. Biểu đồ q trình BOD.....................................................................72
Hình 3.8. Biểu đồ quá trình COD.....................................................................72
Hình 3.9. Biểu đồ quá trình Nito......................................................................73
Hình 4.0. Biểu đồ quá trình Cu.........................................................................73
Hình 4.1. Biểu đồ quá trình Photpho................................................................74
Hình 4.2. Biểu đồ quá trình Zn.........................................................................74
Hình 4.2. Biểu đồ quá trình TSS......................................................................75
Hình 3.5. Mặt cắt điển hình của hồ..............................................................................76


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Đỉnh lũ cao nhất của sông Hồng đo tại trạm thủy văn Hưng Yên....17
Bảng 1.2. Mực nước lớn nhất năm tại các vị trí trên sông Bắc Hưng Hải........18
Bảng 1.3. Bảng hiện trạng sử dụng đất khu vực phía Nam sơng Bắc Hưng Hải
...................................................................................................................................21
Bảng 2.1. So sánh giá trị đo và giá trị tính tốn ngày 24/08/2014....................60
Bảng 2.2. So sánh giá trị đo và giá trị tính tốn ngày 25/08/2014....................60
Bảng 2.3. Mực nước tại một số vị trí dọc các kênh dẫn....................................61
Bảng 2.4. Mực nước tại một số vị trí hồ..........................................................63
Bảng 2.5. Mực nước tại Wetland.....................................................................64
Bảng 2.6. Lưu lượng và vận tốc tại một số vị trí hồ.........................................66
Bảng 3.1. Các giá trị nồng độ tham khảo..........................................................70
Bảng 3.2. Kết quả q trình nồng độ chất ơ nhiễm...........................................71
Bảng 3.6. Lưu lượng và vận tốc tại một số vị trí hồ.........................................77


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu


Tiếng Anh

Tiếng Việt

QLĐH

Quản lý điều hành

TXLNT

Trạm xử lý nước thải

SUDS

Sustainable Urban Drainage Hệ thống tiêu thốt nước đơ thị
System

bền vững

KTST

Kỹ thuật sinh thái

BHH

Bắc Hưng Hải

VSMT

Vệ sinh môi trường



10
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Thốt nước và xử lý nước thải, vệ sinh môi trường là những nội dung quan trọng
trong quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị. Tại các khu vực đang đối mặt với tình
trạng hạ tầng thấp kém, mơi trường bị ô nhiễm, bệnh tật lây lan, úng ngập hay lụt
lội, người ta lại càng thấy tầm quan trọng của lĩnh vực này.
Đối với các khu đô thị, điểm dân cư mới, chất lượng hệ thống hạ tầng kỹ thuật,
trong đó có thốt nước mưa, nước thải, góp phần quyết định tính hấp dẫn đối với
khách hàng, cũng như sự phát triển bền vững của khu đơ thị đó về lâu dài.
Ở Việt Nam, cho đến nay, đã có khoảng 760 đô thị. Tỷ lệ các hộ đấu nối vào
mạng lưới thốt nước đơ thị nhiều nơi cịn rất thấp. Các tuyến cống được xây dựng
và bổ sung chắp vá, có tổng chiều dài ngắn hơn nhiều so với chiều dài đường phố,
ngõ xóm. Nhiều tuyến cống có độ dốc kém, bùn cặn lắng nhiều, không ngăn được
mùi hôi thối. Nhiều tuyến cống lại khơng đủ tiết diện thốt nước hay bị phá hỏng,
xây dựng lấn chiếm, gây úng ngập cục bộ. Úng ngập thường xuyên xảy ra nhiều nơi
về mùa mưa. Nước thải nhà vệ sinh phần lớn chảy qua bể tự hoại rồi xả ra hệ thống
thoát nước chung tới kênh, mương, ao hồ tự nhiên hay thấm vào đất. Nước xám và
nước mưa chảy trực tiếp ra nguồn tiếp nhận. Mới chỉ có gần 10% nước thải đơ thị
được xử lý.
Hiện nay Hà Nội có 4 con sơng thốt nước chính là sơng Tơ Lịch, sơng Lừ, sơng
Sét và sông Kim Ngưu, với sự phát triển đô thị hóa mạnh mẽ thì các vấn đề mơi
trường cũng ngày càng trầm trọng hơn. Với mật độ dân số ngày càng cao, ý thức
của người dân đang còn thấp nên hàng ngày có một lượng lớn rác thải vứt bừa bãi
xuống các sơng, hồ và tình trạng san lắp các con sông, lấn chiếm đất đã làm cho các
sông này ngày càng nông và nhỏ hẹp gây ảnh hưởng đến dịng chảy. Do đó về mùa
mưa lượng nước khơng kịp chảy ra sơng Nhuệ gây tình trạng ngập úng ở thành phố
Hà Nội. Theo quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội thì vùng thủ đơ Hà Nội là một vùng

đơ thị lấy thành phố Hà Nội làm đô thị trung tâm và các thành phố, thị xã của các
tỉnh lân cận Hà Nội làm đô thị vệ tinh. Không gian quy hoạch của vùng thủ đô Hà


Nội bao trùm thành phố Hà Nội và 9 tỉnh là Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc
Giang, Bắc Ninh, Hưng n, Hải Dương, Hà Nam và Hịa Bình với diện tích tự
nhiên khoảng 24.314,7 km².
Với sự phát triển đơ thị hóa thì vần đề cần quan tâm chính là vần đề tiêu thốt
nước và ơ nhiễm mơi trường. Q trình đơ thị hóa đã gây những tác động xấu đến
q trình thốt nước tự nhiên dịng chảy tự nhiên bị thay đổi, q trình lưu giữ tự
nhiên dịng chảy bằng các thảm thực vật và đất bị mất đi, và thay vào đó là những
bề mặt phủ khơng thấm nước như mái nhà, bê tông, đường nhựa, làm tăng lưu
lượng dòng chảy bề mặt. Những dòng chảy này thường bị ô nhiễm do rác, bùn đất
và các chất bẩn khác rửa trôi từ mặt đường. Lượng nước và cườngđộ dịng chảy
tăng tạo nên sự xói mịn và lắng bùn cặn. Tất cả những yếu tố này gây những tác
động xấu đến môi trường, úng ngập, ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước.
Các hệ thống thoát nước truyền thống thường được thiết kế để vận chuyển nước
mưa ra khỏi nơi phát sinh càng nhanh càng tốt. Chi phí cho xây dựng và vận hành,
bảo dưỡng các đường cống thoát nước thường rất lớn, trong khi công suất của
chúng lại chỉ có giới hạn và khơng dễ nâng cấp. Cách làm này dẫn đến nguy cơ
ngập lụt, xói mịn đất và ô nhiễm ở vùng hạ lưu tăng. Việc dẫn dòng chảy bề mặt đi
xa và thải còn làm mất khả năng bổ cập tại chỗ cho các tầng nước ngầm quý giá.
Phát hiện và khắc phục những tồn tại trên, gần đây, người ta đã nghiên cứu và áp
dụng các giải pháp kỹ thuật thay thế, theo phương thức tiếp cận mới hướng tới việc
duy trì những đặc thù tự nhiên của dòng chảy về dung lượng, cường độ và chất
lượng; kiểm sốt tối đa dịng chảy từ nguồn, giảm thiểu tối đa những khu vực tiêu
thoát nước trực tiếp, lưu giữ nước tại chỗ và cho thấm xuống đất, đồng thời kiểm
sốt ơ nhiễm. Tổ chức thốt nước mưa, kết hợp các biện pháp khác nhau một cách
đồng bộ, sao cho dòng chảy được tập trung chậm. Sử dụng các hồ điều hịa trên
diện tích thu gom và truyền dẫn nước mưa để lưu giữ nước là một cách làm phổ

biến. Bên cạnh đó, sử dụng bản thân diện tích bề mặt của thành phố, tăng cường
việc cho nước mưa thấm tự nhiên xuống đất qua các thảm cỏ xanh, đồng thời cải
tạo cảnh quan và điều hòa tiểu khí hậu.


Ở nhiều khu đô thị mới, mặc dù nước thải sinh hoạt đã được tách ra khỏi nước
mưa từ ngay trong cơng trình, nhưng do sự phát triển khơng đồng bộ và sự gắn kết
kém với hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh, nên khi ra đến bên ngoài, các loại
nước thải này chưa được xử lý, lại đấu vào một tuyến cống chung, gây ơ nhiễm và
lãng phí. Ngồi ra, cốt san nền của nhiều khu đơ thị, đường giao thông và các khu
vực lân cận không được quản lý thống nhất, nên gây tác động tiêu cực, ảnh hưởng
lẫn nhau. Phí thốt nước hay phí bảo vệ môi trường do nước thải quá thấp, không
đủ trang trải chi phí quản lý.
Khu đơ thị thương mại và du lịch Văn Giang (khu đơ thị Ecopark) nằm ở phía
Đơng Nam TP. Hà Nội, ở phía Bắc của tỉnh Hưng Yên và thuộc địa giới các xã
Xuân Quan, xã Cửu Cao, xã Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Khu
đơ thị Eco-Park có tổng diện tích 500 ha, là một trong những khu đô thị sinh thái
lớn nhất Việt Nam đang được khẩn trương xây dựng. Eco-Park dành tới gần 30%
diện tích cho cây xanh, mặt nước. Hệ thống thốt nước được thiết kế riêng hồn
tồn. Nước thải được thu gom và xử lý riêng. Nước mưa, trước khi được tập trung
và chảy ra nguồn tiếp nhận, được thu gom qua hệ thống kênh dẫn có dung lượng
chứa lớn ở trong khu đơ thị. Dịng chảy len lỏi giữa các khu phố hình các ngón tay,
được thiết kế như các con kênh tự nhiên, ln ở trạng thái dịng chảy động, để cải
tạo cảnh quan và tăng cường khả năng tự làm sạch. Để có thể thực hiện được quản
lý nước thải, thoát nước bền vững cho các khu đô thị, tạo cảnh quan môi trường
sinh thái tránh ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, mơi
trường sinh thái thì cần thiết phải có một giải pháp tuần hoàn nước tổng thể của hệ
thống hồ sinh thái.
Xuất phát từ các vấn đề cấp thiết trên, tác giả chọn đề tài:“ Nghiên cứu
đánh giá khả năng tuần hoàn nước và đề xuất giải pháp điều chỉnh hệ thống

tuần hoàn nước đối với hệ thống hồ sinh thái khu đô thị Ecopark tỉnh Hưng
Yên”.
II. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá khả năng tuần hoàn nước của hệ thống hồ sinh thái khu đô thị Ecopark
tỉnh Hưng Yên.


- Đề xuất giải pháp điều chỉnh hệ thống tuần hồn nước của hệ thống hồ sinh thái
khu đơ thị Ecopark tỉnh Hưng Yên.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống hồ sinh thái.
* Phạm vi nghiên cứu
- Hệ thống hồ sinh thái khu đô thị Ecopark tỉnh Hưng Yên.
IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận thực tế: đi khảo sát, nghiên cứu, thu thập các số liệu quy hoạch, thiết
kế.
- Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận, tìm hiểu, phân tích hệ thống từ tổng thể đến chi
tiết, đầy đủ và hệ thống.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa;
- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp phân tích, thống kê;
- Phương pháp ứng dụng mơ hình tốn.


CHƯƠNG I
TỔNG

QUAN
1.1. Tổng quan về tiêu thốt nước đơ thị
1.1.1. Vấn đề tiêu thốt nước đơ thị trên thế giới
Đơ thị hoá là sự chuyển dịch từ các hoạt động nông nghiệp phân tán sang hoạt
động phi nông nghiệp tập trung trên một số khu vực thích hợp gọi là đơ thị.
Đơ thị hóa là một qui luật tất yếu khách quan trong q trình phát triển của xã
hội lồi người. Tuy nhiên, đơ thị hóa ngồi mặt tích cực cũng dần dần bộc lộ những
ảnh hưởng theo chiều hướng có hại cho mơi trường sống đơ thị. Một trong những
hậu quả nghiêm trọng dễ nhận thấy là tình hình ngập úng đơ thị.
Ngập úng đơ thị có thể gây tác hại cho hệ môi trường sinh thái, làm thiệt hại về
người và của như: Cản trở các hoạt động bình thường của xã hội (như đi lại, sản
xuất, thương mại, dịch vụ); phá hoại các cơng trình (như nhà cửa, bến bãi, đường
xá); gây ô nhiễm môi trường và tạo môi trường thuận lợi phát sinh bệnh dịch; phá
hủy hệ sinh thái cũ và thay thế bởi hệ sinh thái mới có xu hướng tiêu cực hơn...
Hiện tượng này có xu thế phát triển ngày càng trầm trọng theo không gian và thời
gian, gây tác động xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội của đô thị và khu vực.
Theo số liệu thống kê của Mỹ, một nước có mức độ đơ thị hóa cao cho thấy:
tính trung bình cho thế kỷ 20, thiệt hại do lũ và ngập úng đô thị mỗi năm tăng 4%.
Nhưng nếu chỉ tính riêng cho các năm từ thập kỷ 70 trở lại đây thì mức độ thiệt hại
tăng 6 - 7%/năm. Dự báo đến những năm đầu thế kỷ 21, mức độ thiệt hại hàng năm
lên tới 4,3 tỷ đô la mặc dù có các biện pháp phịng chống ngập lụt, cải tiến phương
pháp quản lí. Theo ước tính nếu khơng có các biện pháp cơng trình và QLĐH tốt thì
mức độ thiệt hại có thể xấp xỉ 6 tỷ đơ la.
Theo thống kê của Liên hợp quốc, số đô thị bị ngập úng đe dọa tăng rất nhanh
chóng trong khoảng từ thập kỷ 60 trở lại đây. Nếu trong những năm 60 chỉ có
khoảng 5 triệu dân đơ thị bị nạn ngập úng đe dọa thì con số này tăng gấp 3 lần vào
những năm 70 và gấp 6 lần trong những năm 80. Ở Châu Á, hàng năm mức thiệt
hại do ngập úng đơ thị ước tính trung bình khoảng 3 tỷ đô la.



Vì vậy, nghiên cứu tính tốn xây dựng các cơng trình và QLĐH hệ thống thốt
nước nhằm chống úng ngập giảm thiểu ô nhiễm đô thị đã được nhiều nước trên Thế
giới đặt ra từ lâu và đang có bước tiến bộ vượt bậc cả về chất và lượng. Một trong
những vấn đề nổi bật là tiêu nước mưa, nước thải chống ngập úng, giải quyết ô
nhiễm môi trường sao cho phù hợp cả với hiện tại và tương lai. Thốt nước đơ thị
hiện tại đang là vấn đề hết sức quan trọng nhưng tốn kém, vì khơng chỉ là xây dựng
các cơng trình thốt nước mà cần thiết phải có giải pháp QLĐH hệ thống thốt nước
một cách hiệu quả mới hy vọng giảm thiểu tối đa tác hại của úng ngập với các đơ
thị.
Tại các nước có nền kinh tế, khoa học công nghệ phát triển, hệ thống thoát
nước được qui hoạch, xây dựng và vận hành đồng bộ với qui hoạch phát triển đơ
thị. Do đó, mặc dù nhiều hệ thống thoát nước được xây dựng từ hàng trăm năm
trước nhưng đến nay vẫn khai thác sử dụng tốt.
1.1.1.1. Tiêu thoát nước và xử lý nước thải ở Nhật Bản
Nhật Bản có hệ thống thốt nước được xây dựng từ những năm 1583 -1890.
Nhưng hiện tại nhiều hệ thống thoát nước và trạm xử lý nước thải vẫn được sử
dụng. Tỷ lệ người dân được sử dụng hệ thống thoát nước tại các thành phố này lên
tới 99%. Hệ thống thốt nước trong các đơ thị chủ yếu là hệ thống cống chung. Các
cơng trình chính của hệ thống bao gồm tuyến cống từ hộ gia đình ra tuyến cống
đường phố, trạm bơm, bể chứa nước mưa ngầm dưới đất. Nhiều cơng trình thốt
nước có qui mơ lớn, với giải pháp táo bạo, đường kính cống thốt nước có nhiều
nơi lên đến 3-6m, độ sâu đặt cống tới 40m. Đặc biệt có những dự án thiết kế các
sơng ngầm đường kính 7-10m sâu 25-40m, trong đó dự án lớn nhất là thốt
nước cho thành phố Hiroshima có đường kính cống 60m, sâu 50m. Trạm bơm
cơng suất 200m3/s - 330m3/s, các cửa điều tiết, hồ điều hồ có dung tích lớn được
xây dựng ngay dưới cơng viên, vườn hoa, đảm bảo chống úng ngập hiệu quả cao
cho thành phố. Hệ thống tiêu thốt nước của các đơ thị Nhật Bản thường bố trí
ngầm dưới thành phố, qui mơ lớn, bền vững theo qui hoạch.



Hình 1.1. Hệ thống thốt nước được xây dựng sâu 50 m dưới một sân bóng đá và
cơng viên ở ngoại ơ Tokyo. Cơng trình khởi cơng năm 1992, hồn thiện năm 2009.
(Nguồn: />1.1.1.2. Tiêu thoát nước và xử lý nước thải ở Nga
Nước Nga có hệ thống hạ tầng phát triển đồng bộ, hệ thống thoát nước đã bắt
đầu được trang bị từ những năm 1840-1898, nhưng còn đơn sơ. Từ sau cách mạng
tháng 10 đến nay, Nước Nga đã có tới 1100 đơ thị được xây dựng hệ thống cấp
thốt nước. Hiện tại có 65% đơ thị sử dụng cống chung, cịn lại hệ thống riêng và
nửa riêng. Có nhiều cơng trình xử lý nước thải cơng suất lớn trên 1 triệu
m3/ngàyđêm. Giải pháp thu gom và xử lý tập trung giữa các điểm dân cư và công
nghiệp trong vùng, hệ thống thoát nước liên vùng đã được áp dụng phổ biến khơng
những ở Nga mà cịn ở thành phố Mei – Lokd và Model (Anh). Ở Nga, tốc độ xây
dựng hệ thống tiêu thoát nước rất nhanh, qui hoạch xây dựng hệ thống tiêu thoát
nước đồng bộ với qui hoạch xây dựng không những chỉ riêng cho đô thị đó mà cịn
liên kết với các vùng, đơ thị xung quanh.


1.1.1.3. Tiêu thoát nước và xử lý nước thải ở Thành phố Hamburg của Đức
Thành phố Hamburg của Đức nằm trong vùng ảnh hưởng của thuỷ triều. Thành
phố có hệ thống cơng trình thốt nước đã bắt đầu được xây dựng từ những năm
1840 với hệ thống cống chung. Sau này xây dựng hệ thống cống riêng cho khu vực
mới phát triển. Hệ thống thoát nước được xây dựng đồng bộ với chiều dài 4400km,
có 5 trạm xử lý nước thải, 87 trạm bơm, 12 km cống đúc, 72 km cống áp lực, 52 hồ
điều hoà. Nước thải được xử lý sinh học theo kiểu phân tán. Đây là một trong
những hệ thống cơng trình tiêu thốt nước hiện đại họat động có hiệu quả.
1.1.1.4. Thủ đơ Bangkok ở Thái Lan
Thủ đô Bangkok ở Thái Lan nằm ở đồng bằng sông Chao Praya và kéo dài tới
Vịnh Thái Lan với tổng diện tích 1.569 km2. Năm 1999 số dân Bangkok là 7,5 triệu
người. Hệ thống thoát nước của thành phố này được quy hoạch và thiết kế trên cơ
sở hệ thống kênh đào. Các con kênh dẫn nước ra sông Chao Praya. Bangkok có
1.145 kênh với tổng chiều dài xấp xỉ 2.316 km. Kênh có chiều rộng 3-50m, trong đó

có 54 kênh có chiều rộng lớn hơn 20m. Do có địa hình thấp nên nhiều khu vực của
Bangkok dễ bị ngập lụt. Bangkok có 7 nhà máy xử lý nước thải tập trung với tổng
công suất 992.000 m3/ngày trên tổng diện tích lưu vực 191,7 km 2. Tồn thành phố
có khoảng 1.000 km đường cống. Hệ thống cấp thoát nước của Thủ đô Bangkok
được xây dựng và phát triển mạnh mẽ nhất là sau năm 1975 do đầu tư của Mỹ, các
nước Tây Âu và Nhật Bản. Vì vậy cơng nghệ cấp thốt nước thải cũng là cơng nghệ
của Mỹ, Nhât...
1.1.1.5. Tiêu thoát nước và xử lý nước thải ở Trung Quốc
Trước năm 1949, Trung Quốc đã xây dựng hệ thống thoát nước tại các thành
phố như Thượng Hải, Hồng Kơng, Ma Cao theo kiểu hệ thống thốt nước thải của
Châu Âu, còn các thành phố Bắc kinh, Nam Kinh, Vũ Hán, Giang Châu, Nam
Ninh... chỉ có hệ thống thốt nước chung, chủ yếu thoát nước mưa.
Sau năm 1949, nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa thành lập thì các thành phố
được xây dựng hệ thống thoát nước theo kiểu Liên Xô cũ (các thành phố Hồng
Kông, Ma Cao vẫn theo cơng nghệ Châu Âu, cịn Đài Loan xây dựng theo công


nghệ Mỹ). Các tiêu chuẩn, tài liệu về thiết kế hệ thống thốt nước theo kiểu của
Liên Xơ.
Hiện nay, các thành phố, các vùng trọng điểm kinh tế của Trung Quốc có quy
mơ dân số khoảng 20 – 30 triệu người đã xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý
nước thải tương đối hồn chỉnh.
Thốt nước vùng Thủ đơ Bắc Kinh – đây là vùng khan hiếm nguồn nước,
hướng thốt nước của vùng này là lưu vực sơng Hải Hà. Để đáp ứng các tiêu chí về
phát triển bền vững Trung Quốc đã xây dựng các TXLNT ở Bắc Kinh theo mơ hình
thí điểm sử dụng lại nước thải đã được xử lý để tưới cây xanh thành phố nhằm mục
đích tiết kiệm nước.
1.1.2. Vấn đề tiêu thốt nước đơ thị ở Việt Nam
1.1.2.1. Tình hình chung
Nước ta thuộc vùng khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, độ ẩm lớn, nhiệt độ và độ

bức xạ cao. Sự phân bố không đều về lượng mưa, độ ẩm, độ bức xạ... theo không
gian và thời gian sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thốt nước và chất lượng mơi trường
nước trong các đơ thị. Mỗi năm có khoảng 8 - 10 cơn bão, gây thiệt hại trung bình 2
- 3% thu nhập quốc dân và ảnh hưởng rất lớn tới thốt nước đơ thị.
Vị trí địa lý và điều kiện địa hình ảnh hưởng rất lớn đến thốt nước tự chảy của
các đơ thị. Nét đặc trưng của đô thị nước ta là sự phát triển gắn liền với việc khai
thác và sử dụng các nguồn nước mặt (sơng, biển...). Hệ thống thốt nước đô thị
cũng liên quan mật thiết đến chế độ thuỷ văn của hệ thống sông, hồ. Thông thường
về mặt tự nhiên, các sông, hồ thường kết với nhau thành dạng chuỗi thơng qua các
kênh mương thốt nước hở, tạo thành các trục tiêu thốt nước chính. Cả nước có tới
2.360 con sông với chiều dài hơn 10.000 km, trong đó có 9 hệ thống sơng lớn có
diện tích lưu vực trên 10.000 km2. Lưu vực dịng chảy các sơng về mùa mưa rất lớn
chiếm đến 70 - 90% tổng lượng nước cả năm.
Những năm gần đây, việc đầu tư vào hệ thống thốt nước đơ thị được cải thiện
đáng kể. Một số dự án đã và đang được triển khai bằng nguồn vốn vay ODA tại các
thành phố như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng, Vinh,... Nguồn vốn


đầu tư này tuy đã lên tới tỉ USD, tuy nhiên nó cũng chỉ đáp ứng tỷ lệ nhỏ (khoảng
1/6) so với yêu cầu hiện nay.
Hầu hết các đô thị đã có quy hoạch phát triển tổng thể đến năm 2020, nhưng
quy hoạch chuyên ngành, hạ tầng cơ sở chưa được thực thi đầy đủ, đồng bộ nhất là
đối với ngành cấp thốt nước đơ thị.
Các quy hoạch về mơi trường, quản lý chất thải rắn, cấp thoát nước thường là
các mảng nhỏ trong quy hoạch tổng thể, do vậy, chỉ có thể có các thơng tin quy
hoạch cơ bản. Một vấn đề khá quan trọng trong công tác quy hoạch là các tiêu chí
chung để phối hợp thực hiện đầu tư đồng bộ các cơng trình hạ tầng đơ thị chưa
được đề ra đầy đủ.
1.1.2.2. Hiện trạng về hệ thống thu gom nước thải
Hiện nay, hệ thống thoát nước phổ biến nhất ở các đô thị của Việt Nam là hệ

thống thoát nước chung. Phần lớn những hệ thống này được xây dựng cách đây
khoảng 100 năm, chủ yếu để thốt nước mưa, ít khi được sửa chữa, duy tu, bảo
dưỡng nên đã xuống cấp nhiều; việc xây dựng bổ sung được thực hiện một cách
chắp vá, không theo quy hoạch lâu dài, không đáp ứng được yêu cầu phát triển đơ
thị. Các khu dự án thốt nước đơ thị sử dụng vốn ODA (cho khoảng 10 đô thị) đã và
đang được triển khai thực hiện thường áp dụng kiểu hệ thống chung trên cơ sở cải
tạo nâng cấp hệ thống hiện có. Tuy nhiên, cá biệt như thành phố Huế áp dụng hệ
thống thốt nước riêng hồn tồn.
Đối với các khu công nghiệp, được xây dựng từ 1994 đến nay, việc tổ chức hệ
thống thoát nước theo dạng phổ biến trên thế giới. Thơng thường có hai hoặc ba hệ
thống thoát nước riêng biệt:
- Trường hợp ba hệ thống cho ba loại nước thải: nước mưa, nước thải sản xuất, nước
thải sinh hoạt.
- Trường hợp hai hệ thống: nước mưa thốt riêng, cịn nước thải sản xuất sau khi đã
xử lý sơ bộ trong từng nhà máy thì thoát chung và xử lý kết hợp với nước thải
sinh hoạt.


Để đánh giá khả năng thoát nước, người ta thường lấy tiêu chuẩn chiều dài bình
quân cống trên đầu người. Các đơ thị trên thế giới tỷ lệ trung bình là 2m/người, ở
nước ta tỷ lệ này tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng là 0,2 đến
0,25m/ng, còn lại chỉ đạt từ 0,05 đến 0,08m/người. Mặt khác trong từng đơ thị, mật
độ cống thốt nước khác nhau, khu trung tâm đặc biệt là các khu phố cũ, mật độ
cống thoát nước thường cao hơn các khu vực mới xây dựng. Ngồi ra, nhiều đơ thị
gần như chưa có hệ thống thốt nước, nhất là các thị xã tỉnh lỵ vừa được tách tỉnh.
Theo thống kế sơ bộ của các công ty tư vấn và từ những báo cáo của các sở xây
dựng, một số đơ thị có hệ thống thoát nước hết sức yếu kém như: Tuy Hồ (Phú
n). Hệ thống thốt nước mới phục vụ cho khoảng 5% diện tích đơ thị, các thành
phố Quy Nhơn (Bình Định) 10%, Ban Mê Thuột (Đắc Lắc) 15%, Cao Bằng 20%...
Các đơ thị có hệ thống thốt nước tốt nhất như Hà Nội, Hải Phịng, thành phố Hồ

Chí Minh và một số đô thị nhỏ như Lào Cai, Thái Bình cũng chỉ phục vụ khoảng
60%.
Theo đánh giá của các cơng ty thốt nước, cơng ty mơi trường đơ thị tại các địa
phương và các cơng ty tư vấn, thì có trên 50% các tuyến cống đã bị hư hỏng
nghiêm trọng cần phải sửa chữa, 30% các tuyến cống đã xuống cấp, chỉ khoảng
20% vừa được xây dựng là còn tốt.
Các kênh rạch thoát nước chủ yếu là sử dụng kênh rạch tự nhiên, nền và thành
bằng đất do vậy thường khơng ổn định. Các cống, ống thốt nước được xây dựng
bằng bê tông hoặc xây gạch, tiết diện cống thường có hình trịn, hình chữ nhật, có
một số tuyến cống hình trứng. Ngồi ra tại các đơ thị tồn tại nhiều mương đậy nắp
đan hoặc mương hở, các mương này thường có kích thước nhỏ, có nhiệm vụ thu
nước mưa và nước bẩn ở các cụm dân cư. Các hố ga thu nước mưa và các giếng
thăm trên mạng lưới bị hư hỏng nhiều ít được quan tâm sửa chữa gây khó khăn cho
cơng tác quản lý. Theo báo cáo của các cơng ty thốt nước và cơng ty môi trường
đô thị, tất cả các thành phố, thị xã của cả nước đều bị ngập úng cục bộ trong mùa
mưa. Có đơ thị 60% đường phố bị ngập úng như Bn Mê Thuột của Đắc Lắc. TP
Hồ Chí Minh (trên 100 điểm ngập), Hà Nội (trên 30 điểm), Đà Nẵng, Hải Phòng


cũng có rất nhiều điểm bị ngập úng. Thời gian ngập kéo dài từ 2 giờ đến 2 ngày, độ
ngập sâu lớn nhất là 1m. Ngoài các điểm ngập do mưa, tại một số đơ thị cịn có tình
trạng ngập cục bộ do nước thải sinh hoạt và công nghiệp (Ban Mê Thuột, Cà Mau).
Ngập úng gây ra tình trạng ách tắc giao thông, nhiều cơ sở sản xuất dịch vụ ngừng
hoạt động, du lịch bị ngừng trệ, hàng hoá không thể lưu thông. Hàng năm thiệt hại
do ngập úng theo tính tốn sơ bộ lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
1.1.2.3. Hiện trạng về xử lý nước thải
Trong khu vực đơ thị và khu cơng nghiệp tính đến đầu năm 2005, mỗi ngày có
khoảng 3.110.000 m3 nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất từ các khu công
nghiệp xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận.


Níc th¶i s¶n
xt, 980000,
32%
Níc th¶i sinh
hoạt,
2010000, 64%

Nớc thải
bệnh viện,
120000, 4%

Hỡnh 1.2. Phõn b nc thi đô thị và khu công nghiệp xả vào nguông tiếp nhận
Cả nước hiện có 12 thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hạ Long,
Huế, Bn Mê Thuột, Đà Lạt, Thái Nguyên, Vũng Tàu, Cần Thơ, Bắc Ninh, Hải
Dương và Vinh có các dự án có trạm xử lý nước thải đô thị công suất trên 5000
m3/ngày đêm đang trong giai đoạn qui hoạch và xây dựng.
Trên tổng số 76 khu cơng nghiệp và chế xuất chỉ có 16 trạm xử lý nước thải tập
trung, hoạt động với tổng công suất là 41.800 m3/ ngày đêm. Công nghệ chủ yếu là
sinh học hoặc hoá học kết hợp với sinh học. Nước thải sau xử lý đạt yêu cầu loại A
hoặc loại B theo tiêu chuẩn xả nước thải công nghiệp vào nguồn nước mặt TCVN
5945 - 2005 - Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải. Biểu đồ tổng hợp về xử lý
nước thải các khu công nghiệp tập trung năm 2004 giới thiệu ở hình dưới đây


1200000
1000000
800000
m

600000

3
/

400000
n
g
200000

0 Tổng lợng nớc thải
khu công
nghiệp

Tổng công suất
thiết kế trạm
XLNT

Tổng công suất hoạt
dộng của các trạm
XLNT

Hỡnh 1.3. X lý nc thải tại các khu cơng nghiệp tập trung tính đến năm 2004
1.1.3. Thốt nước đơ thị bền vững – SUDS.
Hệ thống tiêu thốt nước (mưa) đơ thị bền vững – SUDS: Từ những năm 70
của thế kỷ trước, trên thế giới, trong lĩnh vực quản lý môi trường đô thị đã hình
thành và ngày một hồn thiện khái niệm về “Hệ thống tiêu thốt nước đơ thị bền
vững – Sustainable Urban Drainage System (SUDS)”. Hệ thống SUDS vận dụng
triệt để các nguyên lý và chức năng của hê sinh thái tự nhiên nhằm xây dựng hệ
thống thoát nước với một ngun lý hồn tồn khác với các ngun lý thốt nươc
mưa truyền thống lâu nay. Đó là thay vì đẩy/thốt thật nhanh nước mưa ra khỏi đô
thị bằng các hệ thống kênh thẳng, sâu hoặc hệ thống cống ngầm thì SUDS làm

chậm lại các quá trình nêu trên và đưa nước mưa phục vụ cộng đồng với những giải
pháp kỹ thuật mà trong đó sử dụng triệt để các khả năng lưu giữ và làm sạch của hệ
sinh thái tự nhiên vào việc cải thiện chất lượng nước, bổ cập nguồn nước ngầm
cộng với việc làm hài hoà cảnh quan thiên nhiên bảo vệ các nhóm lồi sinh vậtqua
việc giữ gìn và tạo nơi cư trú cho chúng; trong đó, xử lý ô nhiễm do nguồn thải
phân tán và chống ngập là những vấn đề chủ yếu và cấp bách.
Tại Hội nghị quốc tế về Trái đất Rio - 1992, khái niệm về SUDS đã nhận được
sự đồng thuận của quốc tế như một phần của Chiến lược phát triển bền vững vì giải


pháp SUDS đáp ứng cho mục tiêu phát triển bền vững khi cân bằng được các yếu tố
như phát triển kinh tế, cộng đồng và an tồn cho mơi trường; chúng phải được áp
dụng cho các qui hoạch mới cũng như các khu vực sẽ chỉnh trang (Craig Carr –
WW 534). Khái niệm SUDS được đưa ra nhằm khuyến khích một cách tiếp cận
hoàn toàn mới về hệ thống tiêu thốt nước đơ thị khi tích hợp cả ba vấn đề trong
một hệ thống thốt nước, đó là: chất lượng nước, số lượng nước và tính hài hịa,
thích hợp cho cuộc sống con người cũng như cho sinh vật hoang dã (xem hình 1.4).
Hệ thống SUDS với các giải pháp Kỹ thuật sinh thái (KTST) đã được thể
nghiệm thành công ở nhiều nước phát triển. Tokyo là thủ đô đạt thành tựu rực rỡ
trong lĩnh vực này. SUDS có mặt trên khắp các thành phố ở Vương quốc Anh, cho
đến năm 2002 riêng tại Scotland đã có 1.300 khu đơ thị Ecopark SUDS được thực
hiện (CIRIA, -2002).

CHẤT
LƯỢNG

SỐ
LƯỢNG

SUDS


TIỆN ÍCH
CHO SỰ SỐNG

Hình1.4. Triết lý của Hệ thống tiêu thốt nước đơ thị bền vững - SUDS
Tại Anh, Mỹ, Thụy Điển v.v.. có nhiều công ty lớn chuyên về thiết kế cảnh
quan đô thị với việc áp dụng Kỹ thuật sinh thái (KTST) đã và đang họat động rất
hiệu quả không những ở trong nước, mà còn thực hiện tư vấn, thiết kế cho nước


ngoài; giải pháp này đặc biệt sẽ rất hiệu quả khi được đưa ngay từ đầu vào quy
hoạch chỉnh trang hoặc xây dựng mới đô thị. Kỹ thuật sinh thái là hệ thống công cụ
của việc triển khai các triết lý của SUDS vào thực tiển. Chúng là giải pháp kỹ thuật
hổ trợ rất hiệu quả cho hệ thống cống thoát nước chưa đủ năng lực giảm ngập. Một
số KTST chính và tính tương thích của chúng cho từng cấp kiểm sốt được tóm tắt
như sau:
• Giải pháp kiểm sốt tại nguồn (sources control)
- Sử dụng các hệ thống lưu trữ và tái sử dụng nước mưa tại mỗi gia đình.
- Giảm tối đa kết nối trực tiếp nước mưa và vùng không thấm.
- Đưa ra điều luật bắt buộc trong xây dựng để giảm tối đa bề mặt không thấm.
• Giải pháp kiểm sốt trên khu vực (site control): Áp dụng trên diện tích mặt
bằng trong khoảng 2 – 5 ha:
- Chắn lọc sinh học: Là lớp chắn thực vật được thiết kế xử lý dòng chảy tràn
trên bề mặt, lớp thực vật này có chức năng làm giảm tốc độ của dịng
chảy, cho phép lắng trầm tích và các loại ơ nhiễm khác. Nước mưa có thể
thấm qua lớp lọc phía bên dưới, khơng những cung cấp khả năng xử lý ơ
nhiễm phân tán cao, mà cịn là khoảng không gian xanh và tươi mát cho cộng
đồng dân cư.
- Kênh phủ thực vật: Là kênh chảy chậm, được phủ lớp thực vật 2 bên bờ
cũng như dưới đáy, được thiết kế để loại bỏ ô nhiễm như chất rắn lơ lững,

kim loại, tăng khả năng thấm, giảm tốc độ dịng chảy tràn, có thể thay thế
cho một hệ thống vận chuyển nước mưa.
- Mương thấm lọc thực vật: Là mương đào cạn, được lắp đầy bởi đá, sỏi để
tạo kho chứa có độ rỗng cao bên dưới. Dịng chảy tràn sẽ được lọc qua lớp
sỏi, đá trong kênh và có thể thấm vào đất qua đáy và bờ kênh.
- Lớp bề mặt thấm: Thường được lắp đặt tại các vỉa hè, bãi đỗ xe…và cả trên
mặt xa lộ. Chúng bao gồm lớp bề mặt thấm có độ bền cao kết hợp với lớp
thấm bên dưới, cung cấp kho chứa nước tạm thời và cho nước thấm qua và
thoát đi.
- Ao lưu nước tạm thời: Giống như trũng thực vật, hầu như là khơ, nhưng sẽ
tích nước khi mưa, được sử dụng để làm giảm tối đa tốc độ dòng chảy tràn
bề mặt.


• Giải pháp kiểm sốt trên tồn vùng (regional control): với diện tích >10ha:
- Khu vực đất ngập nước: Được xây dựng như một vùng đầm lầy nơng, có
chức năng xử lý ơ nhiễm cũng như kiểm sốt thể tích nước chảy tràn.
- Ao lưu nước tạm thời.
- Ao thấm lọc thực vật.
- Hồ điều hòa, hồ cảnh quan kết hợp với xử lý nước mưa chảy tràn.
1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.2.1. Vị trí và đặc điểm điều kiện tự nhiên
Khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang (khu đơ thị Ecopark) có tổng diện
tích khoảng 500ha, nằm ở phía Đơng Nam TP. Hà Nội, ở phía Bắc của tỉnh Hưng
Yên và thuộc địa giới các xã Xuân Quan, xã Cửu Cao, xã Phụng Công, huyện Văn
Giang, tỉnh Hưng Yên. Khu đất nằm dọc 2 bên tuyến đường liên tỉnh Hà Nội –
Hưng Yên đoạn từ xã Xuân Quan đến thị trấn Văn Giang – huyện Văn Giang.

Hình 1.5. Vị trí dự án



×